Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.27 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ

ĐỖ KIM CHI

NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ

ĐỖ KIM CHI

NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị XHCN
Mã số: 5.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng

HÀ NỘI, 2004


MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu, đồ thị


Danh mục chữ viết tắt
Mở đầu
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chung về cạnh tranh
và năng lực cạnh tranh xuất khẩu
1.1. Tổng quan chung về lý thuyết cạnh tranh
1.1.1. Khái lược về các lý thuyết cạnh tranh
1.1.2. Năng lực cạnh tranh – các cấp độ nghiên cứu và yếu tố ảnh
hưởng
1.2. Cạnh tranh xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Vai trò của cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.3. Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao năng lực cạnh tranh
xuất khẩu
1.3.1. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
1.3.2. Xác định quy mô và độ mở cửa phù hợp
1.3.3. Cải thiện môi trường kinh doanh
1.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt
Nam
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của
Việt Nam thời kỳ 1991 – 2001
2.1.1. Môi trường đầu tư
2.1.2. Chính sách thương mại và cơ chế khuyến khích xuất khẩu
2.1.3. Cải cách doanh nghiệp Nhà nước
2.1.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu
2.1.5. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam
2.2.1. Lợi thế so sánh

2.2.2. Chi phí sản xuất
2.2.3. Tính tương thích trên thị trường xuất khẩu
2.2.4. Khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài
2.2.5. Năng lực cạnh tranh phản ảnh qua tỷ giá hối đoái thực

1
2
3
7
7
7
9
14
14
17
22
25
25
27
29
32
35
35
35
39
42
43
45
49
50

52
53
55
57


2.2.6. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.3. Tác động của năng lực cạnh tranh tới hiệu quả xuất khẩu của
Việt Nam thời kỳ 1991 – 2003
2.3.1. Tăng trưởng xuất khẩu
2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu
2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh xuất khẩu của Việt Nam
3.1. Những bối cảnh mới và yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu của Việt
Nam
3.1.1. Những xu hướng phát triển chủ yếu của kinh tế thế giới và khu
vực trong những năm tới
3.1.2. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những yêu
cầu đặt ra cho xuất khẩu
3.1.3. Định hướng phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ tới
3.2. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt
Nam
3.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu dựa trên những lợi thế
của đất nước
3.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu dựa trên các lợi thế
cạnh tranh mới
3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh gắn liền với lộ trình hội nhập kinh
tế quốc tế
3.2.4. Xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường nhằm tạo

môi trường thuận lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu của Việt Nam
3.3.1. Tạo dựng môi trường thể chế cho cạnh tranh
3.3.2. Hoàn thiện chính sách đầu tư
3.3.3. Hoàn thiện chính sách thương mại và khuyến khích xuất khẩu
3.3.4. Cải thiện khu vực tài chính, ngân hàng
3.3.5. Phát triển khoa học và công nghệ
3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho xuất khẩu
3.3.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3.3.8. Phát triển nguồn nhân lực
3.3.9. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
Kết luận
Tài liệu tham khảo

58
60
60
61
67
74
74
74
76
78
79
79
81
82
83

85
85
86
88
90
91
93
93
95
97
99
102


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng biểu
Bảng 2.1. Tỷ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng
kim ngạch xuất khẩu

38

Bảng 2.2.Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế

39

Bảng 2.3. Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị của Việt Nam

51

Bảng 2.4. Chi phí cơ sở hạ tầng của Việt Nam


52

Bảng 2.5. Chỉ số tương thích thương mại của Việt Nam

54

Bảng 2.6. Tỷ giá danh nghĩa và thực tế của Việt Nam

57

Bảng 2.7. Độ co giãn của cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt
Nam theo giá cạnh tranh và thu nhập

58

Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

61

Bảng 2.9. Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời
kỳ 1985 – 2000

65

Bảng 2.10. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 1995 - 2002

68

Đồ thị

Đồ thị1. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo cách tính của
Tổng cục Thống kê

62

Đồ thị 2. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo mức độ chế biến

64

Đồ thị 3 . Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1994 -2002:
Một cách nhìn mới

67


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh:
ADB – ( Asian Development Bank) Ngân hàng phát triển châu Á
ASEAN – (Association of South East Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
FDI – (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCI - (Growth Competitiveness Index) Chỉ số Năng lực cạnh tranh tăng trưởng
CCI - (Current Competitiveness Index) Chỉ số Năng lực cạnh tranh hiện hành
IMF – (International Monetary Fund) Quỹ tiền tệ quốc tế
R&D – (Research & Development) Nghiên cứu và phát triển
WB – (World Bank) Ngân hàng Thế giới
WEF – (World Economic Forum) Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO – (World Trade Organisation) Tổ chức thương mại thế giới
Tiếng Việt:
DNNN - Doanh nghiệp Nhà nước

DNVVN – Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐTNN - Đầu tư nước ngoài
KHCN – Khoa học công nghệ
NHTMQD – Ngân hàng thương mại quốc doanh
NSNN – Ngân sách Nhà nước


TLSX – Tư liệu sản xuất

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài:
Phát triển xuất khẩu là định hướng chiến lược quan trọng của Đảng và Chính
phủ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những
chính sách đổi mới, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 1991 - 2002 đạt mức bình quân 23%/năm,
đóng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ những năm cuối
thập niên 90 tới nay đã giảm đi so với đầu thời kỳ đổi mới, một phần do những
thay đổi bất lợi trên thị trường thế giới, một phần do những yếu kém nội tại của
nền kinh tế Việt Nam .
Độ mở cửa lớn hơn của Việt Nam đã khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương
hơn trước những thay đổi của thị trường quốc tế và nâng cao tầm quan trọng của
năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Các cam kết phải thực hiện trong lộ trình hội nhập
kinh tế quốc tế càng làm tăng sức ép cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu Việt Nam.
Sự điều chỉnh chậm trễ cơ cấu xuất khẩu trước những biến động của thị trường thế
giới, việc thiếu một khu vực tư nhân rộng lớn và sự kém hiệu quả của các doanh
nghiệp Nhà nước đang làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên nhiều thị
trường xuất khẩu chính và ảnh hưởng đến tính bền vững trong tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam .
Trong khi đó, nhiều đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đã liên tục cải thiện

chế độ thương mại, tự do hoá môi trường đầu tư, lành mạnh hoá khu vực tài chính
và cải thiện khu vực dịch vụ cơ sở hạ tầng…cũng như ký kết các Hiệp định ưu đãi
thương mại song phương, thực hiện các chương trình xúc tiến xuất khẩu quy mô
nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Tất cả những
điều đó đã làm năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm tương đối trên thị trường
quốc tế. Những ưu thế Trung Quốc có được khi gia nhập WTO cùng với những lợi
thế sẵn có trong cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc càng làm tăng áp lực cạnh
tranh đối với Việt Nam.


Trong những năm tới, Việt Nam sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới với việc thực thi các cam kết AFTA và
các cam kết thương mại đa phương và song phương khác cũng như tiếp tục đàm
phán để gia nhập WTO. Để hội nhập hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là nâng cao
năng lực cạnh tranh xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh xuất khẩu của Việt Nam và tìm ra những giải pháp cần thiết để nâng cao
năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết để
đạt mục tiêu đề ra cho tăng trưởng xuất khẩu của Chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 2001 - 2010.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu năng lực cạnh
tranh về một số loại hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam trước những thay đổi trong
thị trường trong nước và quốc tế, trong đó phải kể đến: “Tính cạnh tranh: quan
niệm về các khung khổ phân tích’’ (Võ Trí Thành, 1999); Khảo sát sức cạnh tranh
của hàng hoá“ (Vụ kế hoạch, Bộ Thương mại, 1999); “Nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam“ (Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế
quốc tế, 2002); “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia“ (Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương, 2002)...Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó tập trung
vào phân tích năng lực cạnh tranh của các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong trạng

thái tĩnh, chủ yếu là đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của từng nhóm hàng
riêng biệt dựa trên lợi thế so sánh.
Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu tiếp tục, có tính khái quát về năng lực
cạnh tranh xuất khẩu chung của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
từ đó tạo cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của hàng xuất
khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là phân tích năng lực cạnh tranh xuất
khẩu của Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của hàng
xuất khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục đích đó,
nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Hệ thống hoá lý luận về cạnh tranh và cạnh tranh xuất khẩu;


- Phân tích kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
và rút ra những bài học cho Việt Nam;
- Phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam, làm rõ tác động của các yếu
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế và đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của
Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh xuất khẩu của
hàng hoá Việt Nam nói chung và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
này. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong
thời gian từ 1991 - 2003, tập trung vào xuất khẩu các hàng hoá hữu hình .
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để giải quyết nội dung của đề tài, trong quá trình nghiên cứu luận văn sử
dụng phương pháp nghiên cứu phổ biến được áp dụng trong nghiên cứu khoa học

kinh tế: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Với đối tượng nghiên
cứu của đề tài, luận văn đặc biệt lưu tâm đến các phương pháp cụ thể như áp dụng
phương pháp đối chiếu so sánh để nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên
thế giới nhằm phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề đặt ra cũng như phân tích
cơ sở lý luận của các lý thuyết cạnh tranh, từ đó tiếp cận với nội dung nghiên cứu
của luận văn trong bối cạnh hội nhập kinh tế và các điều kiện của Việt Nam.
6. Những đóng góp mơí của luận văn:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chủ yếu về cạnh tranh và cạnh tranh
xuất khẩu;
- Đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trên cơ
sở phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng tới
năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2002 .
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn:
Luận văn được kết cấu thành 3 chương (ngoài phần mở đầu và kết luận):


- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chung về cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh xuất khẩu.
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
xuất khẩu của Việt Nam.


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUNG
VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU
1.1. Tổng quan chung về lý thuyết cạnh tranh
1.1.1. Khái lƣợc về các lý thuyết cạnh tranh:

Trong kinh tế, hiện tượng cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và
phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế
giới, khái niệm cạnh tranh được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Những người theo trường phái Trọng nông - trường phái kinh tế học cổ điển
đầu tiên - đã phát hiện ý nghĩa của cạnh tranh thông qua sự biến động giá cả. Theo
quan điểm của họ thì "giá tự nhiên" bao hàm lao động chứa trong sản phẩm và địa
tô. Một khi trên thị trường xuất hiện một đột biến nào đó thì giá cả thị trường có
thể chênh lệch với "giá tự nhiên" ít nhất là trong ngắn hạn. Khi đó, cạnh tranh sẽ
đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh lượng cung cầu và làm cho giá thị
trường trở lại mức của "giá tự nhiên".
Cùng với quá trình phát triển của tư duy kinh tế, lý thuyết cạnh tranh cũng
ngày càng được hoàn thiện hơn như một nhân tố quan trọng đem lại sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế. Adam Smith là người đầu tiên đưa ra những lý thuyết tương
đối hoàn chỉnh về cạnh tranh. Luận thuyết của ông dựa trên ý tưởng về vai trò của
"bàn tay vô hình" qua sự điều chỉnh biến động của giá thị trường và được thể hiện
rõ nét qua mô hình cạnh tranh hoàn hảo. Trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo,
mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và của người tiêu dùng là tối đa
hoá tiện ích của mình, trên cơ sở đó thị trường sẽ phân bổ tối ưu các nguồn lực
khan hiếm. A.Smith cũng đề cao vai trò của cạnh tranh trong ngoại thương, cho
rằng “điều có lợi chủ yếu trong việc tự do phát triển ngoại thương là có thể xuất
khẩu sản phẩm dư thừa trong nước và nhập khẩu nguyên liệu cần thiết, từ đó có thể
mở rộng sản xuất và hoàn thiện phân công lao động” [1,68].


Lý thuyết cạnh tranh hiện đại bắt nguồn từ lý thuyết về lợi thế so sánh. Lý
thuyết này dựa vào sự khác nhau về các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tài
nguyên giữa các quốc gia và một quốc gia sẽ có lợi thế cạnh tranh trong những
ngành sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó tương đối dồi dào. Lý thuyết
này cho thấy các quốc gia có thể xác định những ngành, những sản phẩm mà quốc
gia có lợi thế để phân bổ hiệu quả các nguồn lực và nâng cao lợi ích từ hoạt động

ngoại thương. Tuy nhiên, lý thuyết này không đủ để giải thích tại sao các doanh
nghiệp, các ngành lại thành công trên thị trường quốc tế với sự khác biệt về sản
phẩm, về công nghệ và lợi thế nhờ quy mô trong kinh tế thị trường hiện đại.
Đầu những năm 1940, lý thuyết “cạnh tranh hiệu quả” được xây dựng trên
cơ sở luận điểm của nhà kinh tế Mỹ J. M. Clack : những nhân tố không hoàn hảo
trên thị trường có thể được sửa chữa bằng những nhân tố không hoàn hảo khác.
Chẳng hạn, tính không hoàn hảo của thị trường do có ít người cung ứng sẽ được
cải thiện phần nào nhờ nhân tố không hoàn hảo khác như sự thiếu tường minh của
thị trường và tính đa dạng của hàng hoá, bởi vì chính tính không hoàn hảo này sẽ
làm giảm sự phụ thuộc lẫn nhau trong chính sách giá giữa các hãng ở thị trường tập
quyền, tạo điều kiện cho các hoạt động cạnh tranh mang lại kết quả. Clack đã tiếp
thu luận điểm của Schumpeter - cạnh tranh phải bằng sản phẩm mới, bằng kỹ thuật
mới, bằng nguồn cung ứng mới và bằng hình thức tổ chức mới - để xây dựng lý
thuyết cạnh tranh hiệu quả. Theo đó, siêu lợi nhuận mà các doanh nghiệp tiên
phong đạt được trên cơ sở lợi thế nhất thời vừa là hệ quả, vừa là tiền đề của cạnh
tranh. Lợi nhuận này không nên xoá bỏ ngay lập tức mà chỉ nên giảm dần để doanh
nghiệp có thể có điều kiện thời gian tạo ra một sự đổi mới, cải tiến khác. Ông cho
rằng tính hiệu quả của cạnh tranh được đo bằng sự giảm giá, tăng chất lượng hàng
hoá cũng như hợp lý hoá trong quy trình sản xuất [1,117].
Một trong những lý thuyết cạnh tranh được biết đến nhiều nhất trong những
năm 80 tới nay là lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của M.Porter. M. Porter đã nghiên
cứu cạnh tranh dưới nhiều giác độ - năng lực cạnh tranh quốc gia, chiến lược cạnh
tranh ngành, lợi thế cạnh tranh của các chuỗi giá trị, cạnh tranh trong nước và cạnh
tranh quốc tế. Lý thuyết của Porter về lợi thế cạnh tranh giải thích hiện tượng
thương mại quốc tế ở góc độ doanh nghiệp tham gia cạnh tranh quốc tế và qua đó
đã khắc phục được những thiếu sót trong lý thuyết lợi thế so sánh của trường phái
cổ điển. Khác với các lý thuyết cạnh tranh trước đây chủ yếu chỉ thiên về nghiên
cứu điều kiện kinh tế vĩ mô, lý thuyết của Porter nêu bật vai trò của doanh nghiệp
trong cạnh tranh quốc tế và ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới môi trường cạnh



tranh của doanh nghiệp. M Porter cũng phân biệt khái niệm lợi thế cạnh tranh và
khái niệm lợi thế so sánh, theo đó “lợi thế so sánh là một khái niệm kinh tế học,
còn lợi thế cạnh tranh là khái niệm của khoa học quản lý. Lợi thế so sánh có liên
quan tới cơ chế giá cả thị trường còn lợi thế cạnh tranh liên quan đến doanh
nghiệp/ ngành, nhấn mạnh đến cạnh tranh phi giá cả. Lý luận về lợi thế so sánh sử
dụng phương pháp cân bằng tổng quát và cân bằng tĩnh trong khi lợi thế cạnh tranh
phân tích ở trạng thái động. Xét ở góc độ phân công quốc tế, lợi thế so sánh có tác
dụng quyết định, xét ở góc độ cạnh tranh ngành thì lợi thế so sánh và lợi thế cạnh
tranh ngành cùng quyết định vị thế quốc tế và xu thế phát triển của các ngành.
Theo M.Porter, sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của
các ngành trong nền kinh tế. Sức cạnh tranh của một ngành lại xúat phát từ năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản
phẩm, cung cách quản lý của ngành và môi trường kinh doanh. Các đầu vào quan
trọng đối với hoạt động sản xuất của nền kinh tế không đơn thuần chỉ là lao động,
vốn, tài nguyên thiên nhiên mà còn là những đầu vào do chính doanh nghiệp hoặc
Chính phủ tạo ra.
Nhìn chung, sự phát triển của lý thuyết cạnh tranh gắn liền với quá trình
phát triển của nền kinh tế thị trường, thể hiện quá trình nhận thức về cạnh tranh
theo sự phát triển của các hình thái thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, quá
trình cạnh tranh cũng luôn được thúc đẩy phát triển bởi các đối tượng tham gia
cạnh tranh luôn tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước các đối thủ
khác nhằm đạt được vị thế cao hơn trên thị trường.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh - các cấp độ nghiên cứu và yếu tố ảnh hƣởng
Trong thực tế, tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh
được xem xét từ các góc độ khác nhau. Có thể phân biệt năng lực cạnh tranh của
quốc gia với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản
phẩm, dịch vụ.
* Năng lực cạnh tranh quốc gia:
Có nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Theo lý thuyết

lợi thế tuyệt đối của Ricardo, một quốc gia có năng lực cạnh tranh hơn các quốc
gia khác bởi sự trội hơn về một hay một vài yếu tố. Ông cho rằng, năng lực cạnh
tranh của một nước là một hệ thống gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau, có tác
động qua lại và bổ sung cho nhau. Các yếu tố này là nền móng, chỗ dựa cho các


công ty, tạo nên lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể mà nước đó có lợi thế
về tài nguyên.
M Porter lại đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của một quốc gia dựa
trên năng suất lao động. Porter cho rằng "Khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực
cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động. Năng suất sản xuất phụ thuộc vào
môi trường cạnh tranh của mỗi nước. Theo Porter, trong nền kinh tế ngày càng
toàn cầu hoá thì giá trị bản thân các yếu tố thiên phú của các yếu tố sản xuất ngày
càng giảm và muốn đạt được năng suất cao thì phải tạo ra môi trường kinh doanh
cho doanh nghiệp và các thể chế đồng bộ để có thể sử dụng hiệu quả các yếu tố sản
xuất. [22,21-28].
Theo khái niệm hiện đại của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic
Forum-WEF), năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực của một nền kinh
tế có thể tạo ra tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của
thị trường thế giới.
Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF là phương
pháp nghiên cứu năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Cho đến
năm 1999, WEF đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia theo 8 nhóm tiêu chí:
Nhóm 1: Độ mở cửa nền kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu như thuế quan và các
hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái;
Nhóm 2: Vai trò và hoạt động của Chính phủ, bao gồm: mức độ can thiệp
của Nhà nước, năng lực của Chính phủ, quy mô của Chính phủ, thuế và mức độ
trốn thuế, chính sách tài khoá;
Nhóm 3: Các yếu tố về tài chính, bao gồm khả năng thực hiện các hoạt động
trung gian tài chính, hiệu quả cạnh tranh, rủi ro tài chính, đầu tư và tiết kiệm;

Nhóm 4: Các yếu tố về công nghệ bao gồm chỉ số về năng lực phát triển
công nghệ trong nước, khai thác công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài,
hoặc phát triển công nghệ thông qua các kênh chuyển giao khác;
Nhóm 5: Các yếu tố về kết cấu hạ tầng bao gồm bưu chính viễn thông, giao
thông, cơ sở hạ tầng khác;
Nhóm 6: Quản trị bao gồm các chỉ số về quản lý nguồn nhân lực và quản trị
không liên quan đến nguồn nhân lực;


Nhóm 7: Các yếu tố về lao động, bao gồm các chỉ số về trình độ tay nghề và
năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệu quả của các chương
trình xã hội;
Nhóm 8: Các yếu tố về thể chế gồm các chỉ số về chất lượng các thể chế
pháp lý, các luật và các văn bản pháp quy khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.

Bạch Thụ Cƣờng (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà
Nội.

2.

Bộ Ngoại giao (2001), Xu hướng phát triển của thế giới đầu thế kỷ XXI
(2020) và chính sách đối ngoại của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu đặc biệt, Hà
Nội.

3.


Bộ Thƣơng mại (1999), Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Cơ hội và
thách thức với các doanh nghiệp, Hà Nội.

4.

Lƣu Lực (2002), Toàn cầu hoá kinh tế, lối thoát của Trung Quốc là ở đâu,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5.

Montague Lord (2002), Khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam: liên
kết giữa chính sách thương mại và chính sách kinh tế vĩ mô, Dự án Khuyến
khích xuất khẩu của Ngân hàng thế giới, Hà Nội.

6.

Ngân hàng thế giới (2001), Việt Nam đẩy mạnh đổi mới để tăng trưởng xuất
khẩu, Hà Nội.

7.

Phạm Văn Thuyết, Nguyễn Thanh Hà (2002). Việt Nam: môi trường quy
chế và dịch vụ hỗ trợ phát triển xuất khẩu, Dự án Khuyến khích xuất khẩu của
Ngân hàng thế giới, Hà Nội.

8.

Prema-chandra Athukorala (2002), Đầu tư nước ngoài trực tiếp và xuất
khẩu hàng công nghiệp chế tạo: Cơ hội và chiến lược, Dự án Khuyến khích
xuất khẩu của Ngân hàng thế giới, Hà Nội


9.

Thời báo kinh tế Việt Nam (2004), Kinh tế Việt Nam và thế giới 2003 –
2004, Hà Nội.


10. Tổng cục thống kê (2003), Niên giám thống kê hàng năm, NXB Thống kê,
Hà Nội.
11. Trần Đình Thiên (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, phác
thảo lộ trình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
12. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2001), Cơ hội và thách thức
(hay những điểm được và mất) của Việt Nam khi gia nhập WTO, Hà Nội.
13. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2002), Nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam, Đề án quốc gia, Hà Nội.
14. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2002), Nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, Dự án VIE 01/025.
15. Vụ Hợp tác kinh tế đa phƣơng, Bộ Ngoại giao (1999-2000), Các báo cáo
tham luận tại “Bàn tròn về Toàn cầu hoá và hệ quả đối với Việt Nam”, Dự án
phối hợp với Quỹ châu Á do Vụ Hợp tác kinh tế đa phương thực hiện từ tháng
9/1999 đến tháng 5/2000.
Tài liệu tiếng Anh
16. Bhide, S., (1997), Impact of Trade Liberalization in Vietnam: An Assessment
Using a SAM Based Macroeconomic Model, ESCAP, Bangkok, December
17. Central Institute for Economic Management (2001), Exchange Rate in
Vietnam: Arrangement, Information Content and Policy Options, Statistic
Publishing House, Hanoi, February.
18. Daniel H. Rosen (1998), Behind the Open Door- Foreign Enterprises in the
Chinese Marketplace
19. Fukase, E. and W., Martin (1999a), Evaluating the Implications of

Vietnam’s Accession to the ASEAN Free Trade Area (AFTA): A Quantitative
Evaluation, Development Research Group, World Bank, Washington D.C,
August.
20. Fukase, E. and W., Martin (1999b), The Effects of the United States
Granting MFN Status to Vietnam, Development Research Group, World
Bank, Washington D.C, August.
21. Garett Fitzgerald (2002), The Celtic Tiger: Why Irelands Recent Growth
Rate has been three times higher than in the rest of Europe


22. Porter, M.E. (1998), The Compatitive Advantage of Nation, Macmilian
Business
23. Siggel, E. and Cockburn, J. (1995), The Sources of International
Competitiveness: A Method of Development Policy Analysis, Discussion
Paper Series DP 9517, Department of Economics, Concordia University.
24. World Economic Forum (WEF) (various issues), Global Competitiveness
Report, Oxford University Press, Geneva.



×