Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực HữuLũng - tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.6 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
********

Phạm Quang Tuấn

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI
NGÀY VÀ CÂY ĂN QUẢ KHU VỰC HỮU LŨNG - TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên
Mã số: 1.07.14
LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Më ®Çu


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông thôn, việc xây dựng một nền
nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền là cần thiết. Quản lý và sử
dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là một trong những vấn đề đ-ợc nhiều ng-ời quan
tâm.
Hữu Lũng là một khu vực nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, với tổng diện tích tự
nhiên là 80.466 ha. Đây là địa bàn chung sống của 23 dân tộc với số dân khoảng 101.232
ng-ời (1999), trong đó dân tộc ít ng-ời chiếm trên 58%. Hữu Lũng có 1 thị trấn và 26 xã,
là một vùng có tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hầu
hết các hộ ở đây đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, nhân lực... để phát triển nông,
lâm nghiệp. Huyện cũng đã có định h-ớng cho việc mở rộng diện tích trồng cây dài ngày
(trong đó có cây ăn quả) và coi đó là chiến l-ợc phát triển của Hữu Lũng. Tuy nhiên, do
việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhất là tổ chức không gian sản xuất còn


thiếu cơ sở khoa học, nên một số cây trồng dài ngày trong những năm gần đây chỉ đ-ợc
mở rộng về diện tích, nh-ng năng suất và chất l-ợng ch-a cao. Ngoài ra, do công tác quy
hoạch trồng cây dài ngày ch-a đ-ợc tiến hành một cách đồng bộ nên ở đây ch-a hình
thành những vùng chuyên canh mang tính chất sản xuất hàng hóa. Thực trạng nêu trên
không những làm cho kinh tế của khu vực phát triển chậm, mà còn gây khó khăn trong
việc xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến theo quan điểm sinh thái cho chiến l-ợc công
nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái cảnh quan phục
vụ cho định h-ớng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nhằm sử dụng hợp
lý lãnh thổ trở nên vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay và lâu dài.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nói trên và với lòng mong muốn đ-ợc góp
phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở một khu vực thuộc vành đai trung du Bắc
Bộ đã thúc đẩy Nghiên cứu sinh chọn đề tài: Nghiên cứu, đánh giá điều kiện
sinh thái cảnh quan phục vụ định h-ớng phát triển cây công nghiệp dài ngày và
cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn ".
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài


* Mục tiêu của đề tài
Để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc
ở khu vực Hữu Lũng thì không thể có cách nào khác là phải đẩy mạnh sản xuất
nông, lâm nghiệp. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của luận án là: Xây dựng luận cứ
khoa học phục vụ cho định h-ớng phát triển cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè)
và cây ăn quả (vải, na và nhãn) của lãnh thổ Hữu Lũng một cách hợp lý trên cơ sở
nghiên cứu cảnh quan, đánh giá kinh tế sinh thái.
* Nhiệm vụ của đề tài.
Nhằm đạt đ-ợc mục tiêu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu đặc điểm, sự phân hoá các điều kiện sinh thái và cảnh quan khu
vực Hữu Lũng.
- Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây công nghiệp dài ngày (cà phê

chè) và cây ăn quả (vải, na, nhãn) đối với các dạng cảnh quan.
- Phân tích hiệu quả kinh tế và tính bền vững môi tr-ờng, xã hội của việc phát
triển các cây trồng nói trên ở địa bàn nghiên cứu.
- Định h-ớng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ phát triển nhóm cây
công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn không gian: khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi huyện Hữu
Lũng - tỉnh Lạng Sơn, có diện tích không lớn nh-ng phân hoá phức tạp, đa dạng về
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Phạm vi nghiên cứu: Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, luận án chỉ giới
hạn nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề sau:
- Tập trung nghiên cứu, phân tích cấu trúc, sự phân hoá các điều kiện sinh
thái và cảnh quan khu vực Hữu Lũng.
- Đánh giá kinh tế sinh thái của các dạng cảnh quan đối với nhóm cây công
nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na và nhãn).


- Xây dựng định h-ớng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với nhóm cây
công nghiệp dài ngày và cây ăn quả theo quan điểm sinh thái cảnh quan, ở mức độ
khái quát theo từng đơn vị cảnh quan.
4. Những điểm mới của luận án

- Xác định vai trò của các nhân tố hình thành cảnh quan, phân tích đặc điểm phân
hoá lãnh thổ thể hiện qua bản đồ cảnh quan khu vực Hữu Lũng tỷ lệ 1:50.000.

- Xác lập h-ớng đánh giá tổng hợp - đánh giá kinh tế sinh thái của các đơn vị
cảnh quan đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
- Định h-ớng phân bố hợp lý các cây trồng theo không gian lãnh thổ trên cơ
sở khoa học của ph-ơng pháp đánh giá tổng hợp cảnh quan.

5. Các luận điểm bảo vệ

- Luận điểm 1: Nằm trong phụ lớp cảnh quan núi thấp, Hữu Lũng có diện
tích lãnh thổ không lớn thuộc kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới m-a mùa có mùa đông
lạnh và khô trung bình nh-ng do nền tảng rắn phức tạp đã phân hoá cảnh quan lãnh
thổ thành 2 phụ kiểu, 9 hạng với 66 dạng cảnh quan. Trong đó phụ kiểu 1 có cấu
trúc phức tạp nhất gồm 5 hạng, 16 nhóm dạng với 47 dạng cảnh quan; còn phụ kiểu
2 có cấu trúc đơn giản hơn chỉ gồm 4 hạng, 9 nhóm dạng và 19 dạng cảnh quan.
Dạng cảnh quan đ-ợc chọn là đơn vị cơ sở cho đánh giá kinh tế sinh thái phục vụ
định h-ớng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng.
- Luận điểm 2: Đánh giá kinh tế sinh thái các dạng cảnh quan từ đánh giá
thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, tính bền vững môi tr-ờng và phân tích ảnh
h-ởng xã hội cho phép xác lập cơ sở khoa học phục vụ định h-ớng khai thác sử
dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng. Dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp đã xác định
đ-ợc: trong phụ kiểu 1 có 10 dạng cảnh quan -u tiên phát triển trồng vải, 3 dạng
cảnh quan -u tiên trồng nhãn, 3 dạng cảnh quan thuận lợi cho trồng cà phê chè.
Trong phụ kiểu 2 đã xác định đ-ợc 5 dạng cảnh quan -u tiên phát triển trồng na.
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của luận án đã làm sáng tỏ cơ chế
của sự phân hoá lãnh thổ để tạo nên các đơn vị cảnh quan ở một khu vực thuộc vành


đai trung du Bắc Bộ, đồng thời góp phần hoàn thiện ph-ơng pháp luận nghiên cứu
cảnh quan học ứng dụng phục vụ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
- ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án là các t- liệu khoa học
quan trọng đối với việc tổ chức và quản lý lãnh thổ cho mục đích phát triển nhóm
cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.
7. cơ sở tài liệu


Nguồn tài liệu đ-ợc sử dụng cho luận án chủ yếu là những tài liệu nghiên cứu
của Nghiên cứu sinh tham gia và chủ trì theo các đề tài khoa học cấp tr-ờng, cấp
Đại học Quốc gia, các tài liệu nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án từ năm
1997 đến 2002 và nhiều tài liệu khác. Bao gồm:
- Tài liệu từ quá trình thực hiện các đề tài như: Nghiên cứu đánh giá điều
kiện sinh thái cảnh phục vụ phát triển một số cây trồng cạn ngắn ngày ở huyện Hữu
Lũng do Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện năm 1986-1987, Đề tài cấp Đại học
Quốc gia mã số QT.99.14 do Nghiên cứu sinh chủ trì đã tiến hành trong 2 năm từ
1999 đến 2001, Đề tài cấp tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên mã số TN-02-23 do
Nghiên cứu sinh chủ trì tiến hành thực hiện trong năm 2002, Kết quả nghiên cứu
của Nghiên cứu sinh thuộc phạm vi lãnh thổ Hữu Lũng đã đ-ợc công bố trên các
tạp chí chuyên ngành.
- Kết quả điều tra thu thập qua các đợt khảo sát thực địa về các điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội: đào trên 140 phẫu diện đất với 85 mẫu phân tích các chỉ
tiêu lý hoá của đất và 250 phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình cùng các dữ liệu khác.
- Tài liệu thu thập đ-ợc trong quá trình thực hiện chỉnh lý, bổ xung và hoàn
thiện bản đồ thổ nh-ỡng huyện Hữu Lũng từ hệ thống phân loại đất theo phát sinh
của miền Bắc Việt Nam năm 1984, do Nghiên cứu sinh thực hiện năm 2001.
- Ngoài ra trong luận án còn sử dụng các kết quả nghiên cứu của các đề tài
khoa học khác, các báo cáo và tài liệu thống kê có liên quan đến lãnh thổ nghiên
cứu.


8. Ph-ơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài luận án đã áp dụng tổng hợp các
ph-ơng pháp truyền thống và hiện đại trong nghiên cứu địa lý nh- ph-ơng pháp
điều tra tổng hợp, ph-ơng pháp thống kê, ph-ơng pháp đánh giá nhanh nông thôn,
ph-ơng pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS), ph-ơng pháp phân tích kinh tế.
9. cấu trúc của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận án đ-ợc trình bày trong 4 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận và ph-ơng pháp nghiên cứu cảnh quan phục vụ định h-ớng
phát triển nông nghiệp khu vực Hữu Lũng.

Ch-ơng 2: Nghiên cứu đặc điểm các nhân tố hình thành và sự phân hoá cảnh
quan khu vực Hữu Lũng.
Ch-ơng 3: Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các dạng
cảnh quan khu vực Hữu Lũng đối với cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây
ăn quả (vải, na, nhãn).
Ch-ơng 4: Đề xuất định h-ớng sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng đối với cây
cà phê chè, vải, na và nhãn.
Toàn bộ luận án đ-ợc trình bày trong 175 trang đánh máy vi tính, trong đó có 27
bảng số liệu, 32 hình - sơ đồ - bản đồ, kèm theo danh mục 97 tài liệu tham khảo, .24 bảng
phụ lục và 4 ảnh minh hoạ.


tài liệu tham khảo

A Tiếng Việt
1.

Ph. Anghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ t- hữu và của Nhà n-ớc,
NXB Sự thật, Hà Nội.

2.

Phạm Quang Anh (1997), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định
h-ớng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam, Luận án PTS Địa lý - Địa chất, Hà Nội.


3.

Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh (1997), Kinh tế hộ - Lịch sử và triển vọng phát
triển, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4.

Armand. D.L (1983), Khoa học về cảnh quan, NXB KHKT, Hà Nội.

5.

Lê Thái Bạt (1995), Đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và PT lâu
bền vùng Tây Bắc, Hội thảo Quốc gia về đánh giá và QH sử dụng đất trên quan điểm sinh
thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội (trang 60 - 63).

6.

Đào Đình Bắc (2000), Địa mạo đại c-ơng, NXB ĐHQG Hà Nội.

7.

Vũ Thị Bình (1995), Đánh giá đất đai phục vụ định h-ớng QH nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp khu vực Gia Lâm vùng đồng bằng Sông Hồng, Luận án PTS
Nông nghiệp, Hà Nội.

8.

Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi tr-ờng (1987), Đánh giá điều kiện sinh thái
cảnh phục vụ phát triển cây lạc ở xã Yên Bình, khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

(Báo cáo tổng kết đề tài), Hà Nội.

9.

Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi tr-ờng (1987), Đánh giá điều kiện sinh thái
cảnh phục vụ phát triển cây thuốc lá cụm Vân Nham, khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn (Báo cáo tổng kết đề tài), Hà Nội.


10. Nguyễn Can (1994), Phân kiểu sinh khí hậu lãnh thổ Việt Nam, Tuyển tập các công trình
nghiên cứu Địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (trang 133 - 140).
11. Lê Trọng Cúc (1988), Nông Lâm kết hợp ở các n-ớc đang phát triển và thực tiễn ở
Việt Nam, Hà Nội.
12. Lê Trọng Cúc, A.Terry Rambo (1995), Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt
Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Tôn Thất Chiểu (1995), Tổng quan điều tra phân loại đất, Hội thảo Quốc gia về
đánh giá và QH sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, (trang 25 - 30).
14. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1993), Sử dụng tốt TN đất để PT và bảo vệ MT, Tạp
chí khoa học đất Việt Nam, số 2, Hà Nội.
15. Ch-ơng trình tiến bộ Khoa học Kỹ thuật cấp Nhà n-ớc 42A (1989), Số liệu khí
t-ợng, thủy văn Việt Nam, Hà Nội.
16. Nguyễn Điền và nnk. (1993), Kinh tế trang trại trên thế giới và châu á, NXB Thống
kê, Hà Nội.
17. Fridland. V. M (1973), Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm (Lê Thành Bá dịch), NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
18. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Th-ợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh
quan học của việc sử dụng hợp lý TN thiên nhiên, bảo vệ MT lãnh thổ Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Hội khoa học đất Việt Nam, Nhóm biên tập bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 (1996), Đất
Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (1994), Sử dụng đất dốc bền vững
(Kinh tế hộ gia đình ở miền núi - ch-ơng trình 327), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Nguyễn Cao Huần (1992), Phân tích cấu trúc chức năng các địa tổng thể nhiệt đới
cho mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ thiên nhiên, Luận án PTS Địa lý, Đại học
Tổng Hợp Kiev, Ucraina.


24. Nguyễn Cao Huần, Đặng Trung Thuận, Phạm Quang Tuấn (2000), Tiếp cận kinh tế
sinh thái trong đánh giá quy hoạch cảnh quan cây công nghiệp dài ngày. Tạp chí
khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr-ờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội
(trang 175 - 181).
25. Ixatsenco. A. G (1965), Cơ sở cảnh quan học và phận vùng Địa lý tự nhiên, NXB Đại
học Matxcơva.
26. Ixatsenco. A. G (1985), Cảnh quan học ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
27. Kalexnik. X. V (1972), Những quy luật địa lý chung của trái đất, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Kính (1994), Sổ tay kỹ thuật làm VAC, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Kuznexov. G. A. (1976), Địa lý và QH các vùng sản xuất nông nghiệp, Hà Nội.
30. Nguyễn Khang, Phạm D-ơng Ưng (1995), Kết quả b-ớc đầu đánh giá TN đất đai
Việt Nam (Hội thảo Quốc gia về đánh giá và QH sử dụng đất trên quan điểm sinh
thái và PT lâu bền), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, (trang 1 - 5).
31. Lê Văn Khoa (1993), Vấn đề sử dụng đất và bảo vệ MT ở vùng trung du phía Bắc
Việt Nam, Tạp chí khoa học đất số 3, Hà Nội.
32. Lê Văn Khoa và NNK (1999), Nông nghiệp và môi tr-ờng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
33. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.

34. Vũ Tự Lập và nnk. (1995), Địa lý tự nhiên Việt Nam (phần đại c-ơng), NXB Tr-ờng
Đại học S- phạm Hà Nội I, Hà Nội.
35. Vũ Tự Lập và NNK (1996), Địa lý địa ph-ơng tỉnh Lạng Sơn, Tập báo cáo, Hà Nội.
36. Liên đoàn Bản đồ địa chất Việt Nam: Sơ đồ địa chất tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/200.000.
37. Nguyễn Tiến Mạnh, D-ơng Ngọc Thí (1996), Phát triển nông nghiệp theo h-ớng sản
xuất hàng hóa ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
38. Mollison. B (1994), Đại c-ơng về nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.


39. Nguyễn Quang Mỹ (1986), ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nghiên cứu biện pháp
chống xói mòn cho đất khai hoang phục hóa, Báo cáo tổng kết đề tài mã số
02.15.03.05, Hà Nội.
40. Nguyễn Sỹ Nghị và nnk (1996), Cây cà phê Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
41. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1988), TN khí hậu Việt Nam, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
42. Oderman. L. R & Freze. N (1986), Nghiên cứu khí hậu nông nghiệp nhiệt đới Đông Nam á
(Bản dịch của Hoàng Văn Đức), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
43. René Coste, Cây cà phê (Bản dịch), NXB G. - P.Maisonneuve & Larose 11 phố
Victor - Cousin, 11 Paris (Ve).
44. Trần An Phong và nnk. (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở n-ớc ta theo quan
điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
45. Phòng thống kê khu vực Hữu Lũng (2000), Số liệu thống kê (tài liệu đánh máy).
46. Nguyễn Viết Phổ và nnk. (1994), Phân vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, Tập
báo cáo, Hà Nội.
47. Nguyễn Xuân Quát (1994), Sử dụng đất dốc bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
48. Sở Địa chính tỉnh Lạng Sơn (1999), Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất của khu vực
Hữu Lũng đến năm 2010. Lạng Sơn.

49. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
50. Nguyễn Minh Tâm (chủ biên) (2000), QH phát triển và xây dựng hạ tầng kỹ thuật
các khu dân c- nông thôn, NXB Xây dựng, Hà Nội.
51. Trần Công Tấu và NNK (1986), Thổ nh-ỡng học (Tập I, II), NXB Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội.
52. Lê Bá Thảo (1990), Thiên nhiên Việt Nam, NXB khoa khọc và Kỹ Thuật, Hà Nội.
53. Lê Văn Thăng (1995), Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ
trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài
ngày, Luận án PTS Địa lý - Địa chất, Hà Nội.
54. Lê Thị Vinh Thí (1993), Kinh tế hộ gia đình và vấn đề giáo dục phụ nữ nông dân,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.


55. Trịnh Văn Thịnh (1995), Làm giàu từ kinh tế v-ờn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
56. Nguyễn Thế Thôn (1993), Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc QH và PT
kinh tế, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
57. Mai Trọng Thông, Nguyễn Trọng Tiến, Huỳnh Nhung (1994), ứng dụng ph-ơng
pháp đánh giá tổng hợp các đơn vị tự nhiên trong công tác QH và tổ chức sản xuất
lãnh thổ, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, (trang 124 - 133).
58. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
59. Đặng Trung Thuận, Tr-ơng Quang Hải (1999), Mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ
PT nông thôn bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
60. Lê Duy Th-ớc (1992), Tiến tới một chế độ canh tác hợp lý trên đất dốc n-ơng rẫy ở
vùng đồi núi Việt Nam, Tạp chí khoa học đất số 2, Hà Nội.
61. Nguyễn Trọng Tiến (1996), Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan phục vụ cho việc bố trí
hợp lý cây trồng nông - lâm nghiệp miền núi Lào Cai, Luận án PTS khoa học Địa lý
- Địa chất, Hà Nội.
62. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1974), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.

63. Bùi Quang Toản (1986), Một số kết quả nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất, Kết
quả nghiên cứu khoa học 1981 - 1985, Viện QH & Thiết kế nông nghiệp, Hà Nội.
64. Bùi Quang Toản (4/1992), Về QH sử dụng đất nông nghiệp ổn định ở vùng trung du,
miền núi n-ớc ta, Hội thảo khoa học sử dụng tốt TN đất để phát triển và bảo vệ MT,
Hội khoa học đất Việt Nam, Hà Nội.
65. Tổng cục Địa chính (1998), Dự án khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài
nguyên đất, Hà Nội.
66. Tổng cục Địa chính (1998), Hội nghị tập huấn công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai (Tài liệu tập huấn), Hà Nội.
67. Trần Văn Trị (chủ biên) và NNK (1977), Địa chất Việt Nam (phần Miền Bắc kèm theo
bản đồ địa chất tỷ lệ 1/1.000.000), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
68. Lê Trọng (1994), Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế thị tr-ờng, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.


69. Nguyễn Trần Trọng (1996), Những mô hình kinh tế hộ nông dân miền núi đi lên sản
xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
70. Trung -ơng đại hội VACVINA (1996), Kinh tế VAC trong quá trình PT nông nghiệp
nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
71. Thái Văn Trừng (1970), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
72. Nguyễn Văn Tr-ơng, Nguyễn Pháp (1993), Vấn đề kinh tế sinh thái ở Việt Nam,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
73. Đào Thế Tuấn (1977), Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
74. Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
75. Phạm Quang Tuấn (2000), Xây dựng cơ sở định l-ợng phục vụ thành lập bản đồ đơn vị
đất đai khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,
Tr-ờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội (trang 297 - 302).

76. Phạm Quang Tuấn, Tr-ơng Quang Hải, Phạm Hồng Phong (2002), Đánh gíá mức độ
thích nghi sinh thái và hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả
khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Thông báo khoa học các Tr-ờng Đại học, Hà Nội
(trang 94 - 101).
77. Vũ Ngọc Tuyên (1994), Bảo vệ MT đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
78. UBND khu vực Hữu Lũng (1998), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu
vực Hữu Lũng thời kỳ 1998 - 2010, Hữu Lũng.
79. Phạm Văn Vang (1981), Một số vấn đề ph-ơng thức sản xuất kết hợp nông - lâm
nghiệp trên đồi núi Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
80. Viện điều tra QH rừng (1995), Công trình khoa học - kỹ thuật điều tra QH rừng
1991 - 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
81. Viện khoa học Việt Nam (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỉ lệ
trên lãnh thổ Việt Nam, Hà Nội.


82. Viện khoa học Việt Nam (1993), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió
mùa Việt Nam phục vụ cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ MT, Hà
Nội.
83. Viện QH & Thiết kế Nông nghiệp (1967), Bản đồ thổ nh-ỡng khu vực Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn.
84. Viện QH & Thiết kế Nông nghiệp (1993), Đánh giá đất vì sự phát triển - FAO 1986,
Tài liệu dịch và in ấn l-u hành nội bộ, Hà Nội.
85. Viện QH & Thiết kế Nông nghiệp (1993), Nông nghiệp trung du miền núi, hiện
trạng và triển vọng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
86. Chu Văn Vũ (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
87. Xpiriđônôv. A. I (1982), Ph-ơng pháp nghiên cứu và thành lập bản đồ địa mạo,
(Ng-ời dịch Đào Trọng Năng, Phí Công Việt), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
B. Tiếng anh

88. Beek. K.J and Bennema. J (1972), Land evaluation for agricultural land use
planning, Agric University Wagenigen.
89. Beek. K.J (1978), Land evaluation for agricultural development, ILRI, Wagenigen.
90. Conseption (1994), Land degradation and problem of soil in Philipine. The
collection and analysis of land degradation date, RAPA Publication, Bangkok
91. Dent. D and Young. A (1988), Soil survey and land evaluation, George Allen and
Unwin, London.
92. Davidsow. D.A (1980), Soil survey and land use planning, London, Longman.
93. FAO (1976), A framework for land evaluation, FAO Soil Bulletin N0 32, Rome.
94. FAO (1985), Land evaluation for development, ILRI, Wagenigen.
95. FAO (1984), Land evaluation for rainfed agriculture, Soil Bulletin N 0 52, FAO,
Rome.
96. FAO (1994), Land evaluation and farming systems analysis for land use planning,
Working document.


97. Mitchell. B (1984), Geography and resource analysis, Longman - London and New
York, Second impession, (399p).



×