Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.22 KB, 14 trang )

đ ạ i h ọ c q u ố c gi a hà nộ i
k ho a lu ậ t

Đặng Văn Đ-ợc

pháp luật về hoạt động
môi giới bất động sản ở Việt nam
chuyên ngành: luật kinh Tế
mã số: 60105

luận văn thạc sỹ luật học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm hữu Nghị


Hµ néi-n¨m 2005


Mục lục

Lời mở đầu

4

Ch-ơng 1: những vấn đề chung về hoạt động môi giới trong thị

8

tr-ờng bất động sản

1.1. Khái quát chung về thị tr-ờng bất động sản



8

1.11. Sự ra đời của thị tr-ờng bất động sản

8

1.1.2. Pháp luật về thị tr-ờng bất động sản

21

1.2. Hoạt động môi giới trong thị tr-ờng bất động sản

26

1.2.1. Sự ra đời của hoạt động môi giới bất động sản

26

1.2.2. Đặc tr-ng pháp lý của hoạt động môi giới bất động sản

29

1.2.3. Vai trò của hoạt động môi giới bất động sản đối với việc phát triển
thị tr-ờng bất động sản

31

Ch-ơng 2: pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản và Thực


35

trạng hoạt động môi giới bất động sản ở Việt Nam hiện nay

2.1. Pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản ở Việt
Nam hiện nay

35

2.1.1. Chủ thể hoạt động môi giới bất động sản

35

2.1.2. Hợp đồng môi giới bất động sản

42

2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới bất động sản

46

2.1.4. Quản lý nhà n-ớc đối với hoạt động môi giới bất động sản

57

2.2. Thực trạng hoạt động môi giới bất động sản ở Việt Nam
hiện nay

58


2.2.1. Hoạt động môi giới bất động sản ở Việt Nam hiện nay và những vấn

58


đề pháp lý đặt ra
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng hoạt động môi giới bất động sản ở Việt
Nam hiện nay

69

2.2.3. Đánh giá chung

74

Ch-ơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi

78

giới bất động sản ở Việt Nam hiện nay

3.1. Sự cần thiết và ph-ơng h-ớng hoàn thiện

78

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về môi giới bất
động sản

79


3.2.1. Về điều kiện đối với chủ thể hoạt động môi giới bất động sản

79

3.2.2. Về chế độ pháp lý đối với chủ thể hoạt động môi giới bất động sản

82

3.2.3. Về nội dung của hoạt động môi giới bất động sản

83

3.2.4. Về chế độ thù lao và chi phí trong môi giới bất động sản

84

3.2.5. Về quy định về sàn giao dịch bất động sản

87

3.2.6. Về quản lý nhà n-ớc đối với hoạt động môi giới bất động sản

88

3.3. Giải pháp hỗ trợ hoạt động môi giới bất động sản

89

3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện các thể chế hỗ trợ hoạt động môi giới bất
động sản


90

3.3.2. Phát triển và tạo lập bất động sản cho thị tr-ờng

92

3.3.3. Đổi mới sự quản lý của nhà n-ớc đối với thị tr-ờng bất động sản

94

Kết luận

96

Tài liệu tham khảo

98


Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình thành và phát triển các loại thị tr-ờng là hệ quả tất yếu của việc phát triển
nền kinh tế theo cơ chế thị tr-ờng, đồng thời là điều kiện làm cho phân công lao động xã
hội ngày càng sâu sắc. Thực hiện đ-ờng lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà n-ớc,
trong những năm qua, nền kinh tế n-ớc ta đang dần chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp
sang cơ chế thị tr-ờng. Cùng với nó là một hệ thống các thị tr-ờng đã đ-ợc hình thành và
phát triển, trong đó có thị tr-ờng bất động sản.
Theo các chuyên gia kinh tế -ớc tính thì tài sản là bất động sản chiếm khoảng 1/2

tài sản quốc gia đối với các n-ớc phát triển và chiếm khoảng 2/3 tài sản quốc gia đối với
các n-ớc đang phát triển nh- Việt Nam. Nh- vậy, có thể nói phát triển thị tr-ờng bất động
sản chính là phát huy sức mạnh nội lực một cách hiệu quả nhất cho việc phát triển kinh
tế- xã hội. Trong những năm qua thị tr-ờng bất động sản ở n-ớc ta cũng đã có những
chuyển biến tích cực góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của
đất n-ớc với nhịp độ t-ơng đối cao. Nhiều dự án trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch
vụ đã phát huy các nguồn vốn trong xã hội, từng b-ớc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, mức sống của nhân dân và làm thay đổi bộ mặt đô thị, nông thôn góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo h-ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này chứng tỏ thị
tr-ờng bất động sản đang dần trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các
loại thị tr-ờng của nền kinh tế n-ớc ta.
Cùng với việc hình thành và phát triển của thị tr-ờng bất động sản, trong xã hội
Việt Nam cũng đã xuất hiện một lớp ng-ời chuyên đứng ra làm trung gian môi giới đối
với các giao dịch bất động sản. Đội ngũ này đã góp phần tích cực vào sự sôi động của thị
tr-ờng bất động sản. Tuy nhiên, hoạt động môi giới trong thị tr-ờng bất động sản n-ớc ta


trong thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Đó là việc các tổ chức, cá nhân
hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp; do hàng hoá bất động sản chủ
yếu ch-a đ-ợc cấp chứng nhận về chất l-ợng, hệ thống thông tin về bất động sản không
đầy đủ và thiếu hệ thống; công tác quản lý nhà n-ớc đối với lĩnh vực này còn yếu kém
nên hoạt động môi giới còn chứa đựng nhiều rủi ro cho ng-ời sử dụng dịch vụ. Thêm vào
đó, những quy định của pháp luật về thị tr-ờng bất động sản còn chứa đựng nhiều mâu
thuẫn, chồng chéo, thậm chí không phù hợp với thực tế và xu h-ớng phát triển. Trong khi
các chủ thể môi giới hoạt động một cách tự phát thì các nhà hoạch định chính sách còn
đang mò mẫm tìm hiểu để nhận dạng thị tr-ờng, hoặc chỉ loay hoay với một số công cụ
hành chính nhằm hạn chế sự ảnh h-ởng tiêu cực của hoạt động này đối với thị tr-ờng bất
động sản... Tất cả những nguyên nhân trên đã góp phần tạo ra những cơn sốt đất, nhà ở và
mặt bằng sản xuất trong thời gian vừa qua mà Nhà n-ớc không có những biện pháp hữu
hiệu để xử lý triệt để.

Theo -ớc tính hiện nay có khoảng 500 văn bản quy phạm pháp luật đã đ-ợc ban
hành để điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến bất động sản, nh-ng cũng có đến 70%
các giao dịch về bất động sản nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà n-ớc[20]. Điều này phần
nào ảnh h-ởng tiêu cực đến việc phát triển một thị tr-ờng bất động sản hoạt động lành
mạnh, minh bạch.
Có thể nói hoạt động môi giới bất động sản ở n-ớc ta trong thời gian qua ch-a
đúng với bản chất, vai trò và ý nghĩa của nó. Một trong những nguyên nhân đó là khung
pháp luật về thị tr-ờng bất động sản nói chung và pháp luật về hoạt động môi giới bất
động sản nói riêng còn thiếu, chồng chéo, lạc hậu, tản mạn... Hình thành một môi tr-ờng
pháp lý để các tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản hoạt động là việc làm cần thiết, là
một nhu cầu tất yếu khách quan và là một trong những nhân tố thúc đẩy thị tr-ờng bất
động sản phát triển một cách công khai, minh bạch, có tổ chức. Đối với n-ớc ta hiện nay
đây là một công việc đầy khó khăn và phức tạp.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề Pháp luật về hoạt động môi
giới bất động sản ở Việt Nam làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu và xây dựng một thị tr-ờng bất động sản với các thể chế của nó
đối với các n-ớc có nền kinh tế thị tr-ờng phát triển không còn là vấn đề mới. Song ở Việt


Nam do thị tr-ờng bất động sản hình thành còn sơ khai nên công việc này mới chỉ đ-ợc
quan tâm nghiên cứu chủ yếu ở mức độ lý luận trong một số công trình nghiên cứu, hội
thảo, hội nghị có liên quan nh-:
- Dự án VIE/97/016 về Đề án phát triển thị tr-ờng bất động sản do Viện nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung -ơng thực hiện d-ới sự bảo trợ của Ch-ơng trình phát triển
Liên hiệp quốc (UNDP).
- Thị tr-ờng bất động sản- lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của PGS.TS Thái Bá
Cẩn và Th.s Trần Nguyên Nam do Nhà xuất bản Tài chính phát hành năm 2003.
Tuy nhiên, nội dung của các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập những vấn

đề chung về thị tr-ờng bất động sản. Chính vì vậy nhiều vấn đề có liên quan đến việc tổ
chức và hoạt động của thị tr-ờng nh- môi giới bất động sản và vai trò của nó đối với sự
phát triển của thị tr-ờng bất động sản, đặc biệt d-ới góc độ pháp lý ch-a đ-ợc đề cập,
xem xét đầy đủ, toàn diện đòi hỏi phải đ-ợc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mang tính
lý luận và thực tiễn về hoạt động môi giới bất động sản d-ới góc độ pháp lý và vai trò của
nó đối với sự phát triển của thị tr-ờng bất động sản n-ớc ta hiện nay, góp phần hoàn thiện
pháp luật về thị tr-ờng bất động sản, đồng thời làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho đối
t-ợng quan tâm.
Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ luật học, tác giả không đặt vấn đề nghiên cứu
tất cả những vấn đề có liên quan đến hoạt động môi giới bất động sản mà chỉ tập trung
làm rõ một số nội dung sau:
- Khẳng định việc ra đời và hoạt động môi giới trong thị tr-ờng bất động sản tại
Việt Nam hiện nay là một tất yếu khách quan.
- Phân tích các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam có liên quan đến hoạt
động môi giới bất động sản.
- Đ-a ra nhận xét ban đầu về các quy định của pháp luật Việt nam đối hoạt động
môi giới bất động sản và đề xuất một số giải pháp cụ thể từ thực tiễn hoạt động môi giới
bất động sản nhằm góp phần xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt động môi
giới bất động sản, giúp cho thị tr-ờng bất động sản Việt Nam phát triển và hoạt động có
hiệu quả, đúng h-ớng.


4. Ph-ơng pháp nghiên cứu đ-ợc sử dụng
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lê nin làm cơ sở
ph-ơng pháp luận cho việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử
dụng một số ph-ơng pháp sau:
-Ph-ơng pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện t-ợng pháp lý
đơn lẻ và tổng hợp những kinh nghiệm về hoạt động môi giới bất động sản phát sinh trong

cuộc sống.
-Ph-ơng pháp phân tích quy phạm: Phân tích các quy phạm pháp luật thực định
làm sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế cũng nh- mối quan hệ với các quy định khác
trong hệ thống pháp luật Việt nam có liên quan đến hoạt động môi giới bất động sản.
-Ph-ơng pháp so sánh pháp luật: so sánh pháp luật của pháp luật Việt Nam với
một số n-ớc có đặc điểm t-ơng đồng.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đ-ợc chia làm
ba ch-ơng: ch-ơng thứ nhất trình bày những vấn đề chung về hoạt động môi giới trong thị
tr-ờng bất động sản, pháp luật về thị tr-ờng bất động sản; sự ra đời, đặc tr-ng và vai trò
của hoạt động môi giới đối với việc phát triển của thị tr-ờng bất động sản; ch-ơng thứ hai
trình bày thực trạng pháp luật và thực tiễn về hoạt động môi giới bất động sản ở Việt
Nam; ch-ơng thứ ba lập luận về sự cần thiết, yêu cầu và một số giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật và giải pháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động môi giới bất động sản ở Việt Nam
hiện nay.





Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp ý
kiến, nhiệt tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cho dù đã rất cố gắng, dành tâm huyết, song nh- đã trình bày, vấn đề về môi giới
bất động sản còn rất mới mẻ đối với Việt Nam và do thời gian có hạn nên luận văn sẽ
không tránh khỏi những những khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận đ-ợc sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những ng-ời quan tâm đến vấn đề
này.


Ch-ơng 1

Những vấn đề chung về hoạt động
môi giới trong thị tr-ờng bất động sản

1.1. Khái quát chung về thị tr-ờng bất động sản
1.1.1. Sự ra đời của thị tr-ờng bất động sản
1.1.1.1. Khái niệm về bất động sản
Tài sản cho dù thuộc sở hữu t- nhân hay thuộc sở hữu nhà n-ớc tại bất cứ quốc gia
nào trên thế giới, đều là nguồn lực tiềm năng để phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó.
Nó bao gồm các tài sản do thiên nhiên ban tặng và tài sản do con ng-ời tạo ra qua nhiều
thế hệ. Xuất phát từ yêu cầu quản lý và sử dụng những tài sản đó, trong từng lĩnh vực có
sự phân loại theo những tiêu chí khác nhau.
Trong khoa học pháp lý, có nhiều cách phân loại tài sản, nh-ng ng-ời ta th-ờng
dựa trên đặc điểm, tính chất vật lý của nó. Theo cách này, tài sản đ-ợc phân thành bất
động sản và động sản. Cách phân loại này đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại và ngày nay
nó đ-ợc sử dụng rộng rãi và đ-ợc ghi nhận thành một chế định ở hầu hết các Bộ luật Dân
sự của các n-ớc theo hệ thống pháp luật thành văn. Thậm chí ở một số n-ớc do ý thức
đ-ợc vai trò quan trọng của bất động sản đối với nền kinh tế và xã hội nh- Anh, Mỹ, Thái
lan, Malaysia, chế định bất động sản còn đ-ợc thể chế hoá thành một đạo luật riêng: Luật
Bất động sản. Nói chung trong pháp luật của các n-ớc, khi quy định về bất động sản đều
có sự thống nhất ở chỗ nó là tài sản không thể di, dời đ-ợc. Tuy nhiên, trong một chừng
mực nhất định khi xác định cấu thành bất động sản pháp luật giữa các n-ớc còn có sự
khác nhau, song không nhiều.
ở Việt nam tr-ớc năm 1995, trong hệ thống pháp luật chúng ta ch-a có sự thống
nhất trong việc sử dụng khái niệm bất động sản và tài sản cố định. Chỉ khi Bộ luật Dân sự
ra đời thì khái niệm bất động sản mới đ-ợc sử dụng nhất quán. Theo thông lệ và tập quán
quốc tế, cũng nh- trên cơ sở thuộc tính tự nhiên của các tài sản và các tài sản có di, dời
đ-ợc hay không, tại khoản 1 Điều 181 Bộ luật Dân sự 1995 quy định khái niệm về bất
động sản nh- sau: Bất động sản là các tài sản không di, dời đ-ợc bao gồm:



- Đất đai;
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà
ở, công trình xây dựng đó;
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
- Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Quy định này về bất động sản đã đ-ợc Bộ luật dân sự 2005 kế thừa và quy định tại
Điều 174. Nh- vậy, Bộ luật dân sự Việt Nam cũng có quy định phân biệt bất động sản và
động sản dựa trên đặc điểm vật lý của tài sản đó. Với quy định này cho thấy chỉ những tài
sản nào đ-ợc pháp luật thừa nhận mới đ-ợc coi là bất động sản. So với động sản thì danh
sách bất động sản phải do luật thiết lập và có giới hạn.
Đặc điểm cơ bản dễ nhận thấy nhất của bất động sản để phân biệt với động sản là
nó có vị trí cố định không thể di, dời đ-ợc. Đặc điểm này xuất phát từ đất đai và các bất
động sản khác luôn gắn liền với đất đai, nên cố định về vị trí, về địa điểm và không có
khả năng chuyển dịch. Chính vì vậy, bất động sản tr-ớc hết phải là đất đai, sau đó là các
tài sản gắn liền với đất đai nh- nhà ở, công trình xây dựng... Nh- vậy, đất đai là yếu tố
ban đầu, là yếu tố không thể thiếu đ-ợc của bất kỳ bất động sản nào. Cho nên vấn đề vị trí
của bất động sản cũng sẽ là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với giá trị của nó trong
thị tr-ờng bất động sản.
Do điều kiện kinh tế, chính trị -xã hội nên pháp luật mỗi n-ớc lại có những quy
định cụ thể khác nhau về bất động sản. Riêng với bất động sản là đất đai, tại Điều 17
Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Điều này có nghĩa
pháp luật không thừa nhận quyền sở hữu của các chủ thể nào khác đối với đất đai. Và do
đó đất đai sẽ không thể là đối t-ợng để trao đổi, giao dịch trên thị tr-ờng bất động sản,
nghĩa là không thể trở thành hàng hoá. Nh-ng Luật Đất đai 1993 đã tách quyền sử dụng
đất ra khỏi quyền sở hữu toàn dân và trao cho ng-ời sử dụng đất thông qua việc cho thuê,
giao quyền sử dụng đất và cho phép tổ chức, cá nhân đ-ợc chuyển quyền sử dụng đất.
Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý để quyền sử dụng đất đ-ợc tham gia giao dịch hợp
pháp. Nh-ng một vấn đề vừa mang tính pháp lý vừa mang tính thực tiễn đặt ra hiện nay ở
n-ớc ta là quyền sử dụng đất có đ-ợc coi là bất động sản hay không? Xét đến cùng, cách
phân loại tài sản theo Điều 181 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 174 Bộ luật dân sự 2005 cho



thấy tất cả các loại tài sản tồn tại hiện nay không phải là bất động sản, sẽ là động sản.
Điều 188 Bộ luật Dân sự 1995 v Điều 181 Bộ luật Dân sự 2005 quy định quyền ti sn
là quyền trị giá đ-ợc bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao l-u dân sự, kể cả quyền
sở hữu trí tuệ. Rõ rng quy định ny cho thấy quyền đối với ti sn cũng được coi l ti
sản. Sự thừa nhận của pháp luật về tính chất tài sản của những quyền trị giá đ-ợc bằng
tiền mà gắn với nhân thân ng-ời có quyền hoặc chỉ đ-ợc l-u thông khi có điều kiện nhất
định, cho phép suy đoán quyền đó chỉ có thể là động sản hoặc bất động sản[28,tr30-31] .
T-ơng tự, đoạn 2 Điều 118 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 108 Bộ luật Dân sự 2005 khẳng
định quyền sử dụng đất cũng đ-ợc coi là tài sản chung của hộ. Xét d-ới góc độ khoa học
pháp lý, theo cách phân loại tài sản quy định tại Điều 181 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều
174 Bộ luật dân sự 2005 thì quyền mà trị giá đ-ợc bằng tiền cũng sẽ đ-ợc coi là động sản
hay bất động sản tuỳ theo tính chất của đối t-ợng phát sinh quyền đó là động sản hay bất
động sản. Quyền sử dụng đất là quyền đ-ợc thực hiện trên một vật hữu hình là đất đai, mà
đất đai đ-ợc coi là bất động sản, do vậy quyền sử dụng đất cũng đ-ợc coi là một loại bất
động sản. Các quy định khác của Bộ luật Dân sự có liên quan đến quyền sử dụng đất cũng
khẳng định điều này. Chẳng hạn nh- tài sản đ-ợc dùng vào việc thế chấp theo Bộ luật
Dân sự 1995 chỉ có thể là bất động sản. Điều 346 Bộ luật Dân sự 1995 quy định quyền sử
dụng đất cũng đ-ợc dùng làm tài sản thế chấp. Do vậy, quyền sử dụng đất cũng đ-ợc coi
là một bất động sản.
tài liệu tham khảo

I- Văn bản pháp luật (xếp theo thứ tự hiệu lực từ cao xuống thấp)
1. Hiến pháp n-ớc CHXHCN Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
2. Bộ luật Dân sự n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1995, 2005.
3. Luật Doanh nghiệp 1999.
4. Luật Đất đai 1988, 1993, 2003.
5. Luật Th-ơng mại 1997.
6. Luật Th-ơng mại 2005.

7. Luật Xây dựng 2003.
8. Luật Hợp tác xã 2003.


9. Luật Hợp đồng của n-ớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 1999 (Tài liệu theo bản dịch
của Tổ chức hợp tác quốc tế JICA của Nhật bản tại Hà nội cung cấp).
10. Nghị quyết số 06/2004/NQ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ về một số giải pháp
phát triển lành mạnh thị tr-ờng bất động sản.
11. Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
12. Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ h-ớng dẫn thi hành một
số điều của Luật Doanh nghiệp.
13. Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
14. Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 h-ớng dẫn thi hành một
số điều của Luật Doanh nghiệp.
15. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ h-ớng dẫn thi hành
Luật Đất đai.
16. Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/112/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng
đất.
17. Thông t- số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi tr-ờng
h-ớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
của Chính phủ h-ớng dẫn thi hành Luật Đất đai.
II- Các công trình nghiên cứu, bài báo (xếp theo thứ tự a, b, c... tên tác giả)
18. Lan Anh, Môi giới nhà đất h-ớng tới chuyên nghiệp, Báo Th-ơng mại, ngày
29/3/2005.
19. Nhật Anh, Lừa đảo mua bán nhà đất ở Hà Nội: một vụ chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng,
Báo Th-ơng mại, ngày 1/2/2005.
20. Th.s Vũ Anh, Một số vấn đề pháp luật về thị tr-ờng bất động sản ở Việt Nam, Tạp chí
Nhà n-ớc và Pháp luật, tháng 2/2004.
21. Bộ Tài nguyên và Môi tr-ờng, Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai 19932003, tháng 4/2003.

22. Bộ Xây dựng (2002), Các báo cáo tham luận tại Hội nghị Nhà ở toàn quốc lần thứ
III, Hà Nội.
23. Bộ Xây dựng (2002), Báo cáo về tình hình phát triển nhà ở 10 năm (1991-2000)
ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn trong giai đoạn 1001-2010, Hà Nội.


24. Bộ Xây dựng, Quy chế quản lý hoạt động dịch vụ môi giới bất động sản là nhà ở và
công trình xây dựng (Dự thảo 11)
25. TS. Nguyễn Đình Bồng, Pháp Luật Đất đai và bất động sản, Tạp chí Tài nguyên và
Môi tr-ờng tháng 5/2004.
26. PGS.TS Thái Bá Cẩn, Th.s Trần Nguyên Nam (2003), Thị tr-ờng bất động sản những
vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
27. Yên Dung, Ra mắt Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo Kinh tế
Sài Gòn số 6/2005.
28. TS. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự Việt Nam,
Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
29. Duyên Hà, Quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt, Tạp chí Địa chính số 4/2003.
30. Phạm Hà, Cần một thị tr-ờng bất động sản vững chắc và lành mạnh, Báo Pháp luật số
ra ngày 9/9/2003.
31. Hiếu Hạnh, Cần hoàn thiện khung pháp lý về giao dịch bảo đảm, Báo Pháp luật
27/11/2003.
32. Hữu Hạnh, Sớm tìm ra một thị tr-ờng bất động sản hoạt động đúng h-ớng, Báo Nhân
dân số ra ngày 14/5/2004.
33. Gia Hoàng, Đăng ký giao dịch bảo đảm: v-ớng mắc do quy định ch-a thống nhất, Báo
Pháp luật 30/11/2003.
34. Đặng Huyền, Những ông vua đất cuội, Báo An ninh Thế giới số 424, ngày 26/1/2005.
35. TS. Phạm Sỹ Liêm, Xây dựng thể chế cho thị tr-ờng bất động sản, Tạp chí Kinh doanh
và Cuộc sống, tháng 11/2003.
36. Từ L-ơng, Môi giới nhà đất hay lừa đảo? nhận diện một loại tội phạm mới, Thời báo
Kinh tế Việt Nam số 191, ngày 17/11/2004.

37. CM: Cảnh cáo Chánh văn phòng Quận uỷ Tây Hồ, Báo Tiền phong số 122, ngày
21/6/2005.
38. Ngân hàng thế giới (2002), Báo cáo phát triển thế giới năm 2002 xây dựng thể chế hỗ
trợ thị tr-ờng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. TS. Phạm Duy Nghĩa (2000), Tìm hiểu Luật Th-ơng mại Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà nội.
40. Nhóm PV Điều tra, Một cò đất làm khổ nhiều ng-ời, Báo Pháp luật Việt Nam số 136,
ngày 8/6/2005.


41. Đức Sơn, Nghĩ cách nắm thị tr-ờng bất động sản, Báo Pháp luật, ngày 23 và
25/9/2003.
42. Trần Minh Sơn, Thị tr-ờng bất động sản sẽ đ-ợc kiểm soát?, Báo Pháp luật Việt Nam
số 75, ngày 29/3/2005.
43. M.T, Phát hiện thêm một vụ mua bán đất bất th-ờng tại khu Mỹ Đình 2, Báo Tiền
phong số 55, ngày 18/3/2005.
44. PGS.TS Nguyễn Văn Thạo- TS. Nguyễn Hữu Đạt (2004), Một số vấn đề về sở hữu ở
n-ớc ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. GS.TSKH Lê Đình Thắng, Một số giải pháp góp phần ổn định thị tr-ờng bất động sản
ở Việt Nam, Tạp chí Tài nguyên và Môi tr-ờng, tháng 5/2004.
46. Trịnh Huy Thục, Thị tr-ờng bất động sản Việt Nam những khó khăn và triển vọng.
Tài liệu Hội thảo phát triển thị tr-ờng bất động sản do Bộ Xây dựng tổ chức ngày
24/3/2005.
47. Tr-ơng Anh Tuấn, Hoạt động môi giới- t- vấn nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh:
thực trạng và xu h-ớng phát triển. Tài liệu Hội thảo phát triển thị tr-ờng bất động sản
do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 24/3/2005.
48. Tr-ờng Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình nguyên lý thị tr-ờng nhà đất,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Tr-ờng Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình quản lý nhà n-ớc về đất đai và
nhà ở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Hoàng Việt (1999), Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. T-ờng Vy, Tiền ít làm sao mua đất rộng? Những bất cập của Quyết định 97, Thời báo
Kinh tế Việt Nam số 211, ngày 15/12/2004.
52. Gail Lyons, Hệ thống môi giới bất động sản Mỹ và hoạt động của nó (The U.S.
brokerage system and its operations). Tài liệu Hội thảo phát triển thị tr-ờng bất động
sản do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 24/3/2005.



×