Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.57 KB, 11 trang )

Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Singapore thực trạng và
giải pháp
Phan Đặng Xuân Quý
2004
MỤC LỤC
Trang
Error! Bookmark not defined.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAMSINGAPORE ...............................................................................................7
1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Singapore ............................7
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế .....................................................7
1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia ..............14
1.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Singapore .......................15
1.2.1 Nhân tố bên ngoài. .............................................................................................15
1.2.2. Nhân tố bên trong..............................................................................................16
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA
VIỆT NAM................................................... 2Error! Bookmark not defined.
2.1. Quan hệ thƣơng mại Việt nam- Singapore ............ 2Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Kim ngạch trao đổi thương mại ..................... 2Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore .......................................25
2.1.3 Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore ............................................42
2.2. Nhận xét về quan hệ thƣơng mại Việt Nam -Singapore .....................................48
2.2.1. Đánh giá về xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore ......................................49


2.2.2. Đánh giá về nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore .5Error! Bookmark not defined.
2.3. Những tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore đối với
sụ phát triển kinh tế của Việt Nam.......................................................................54
2.3.1. Những chính sách thương mại ưu đãi của Singapore với Việt nam................. 54


2.3.2. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore trong việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam..................................................................56
2.3.3. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore đối với
chính trị ngoại giao và các mặt kinh tế xã hội khác ở Việt Nam............................58
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM-SINGAPORE
3.1.Triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt nam-Singapore
3.1.1. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore. ...... Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Phương hướng phát triển xuất khẩu .................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Phương hướng phát triển nhập khẩu ................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam - SingaporeError! Bookmark not
defined.
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu......... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Định hướng thị trường tiêu thụ ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá .......... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Tiếp cận phương thức mua bán mới ................. Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Chính sách tài chính tín dụng ưu đãi ................ Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Điều chỉnh chính sách thuế .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.8. Biện pháp phi quan thuế................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... Error! Bookmark not defined.


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN :


Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM:

Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

CNH:

Công nghiệp hoá

EU:

Liên minh châu Âu

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH:

Hiện đại hoá

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

XNK :

Xuất nhập khẩu


XN :

Xuất nhập

XK :
NK :

Xuất khẩu
Nhập khẩu


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu thế đa phương hoá, toàn cầu hoá thương mại đã và đang tác động sâu sắc
đến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Sự tồn tại và phát triển của các nền kinh tế đang
ngày càng trở nên lệ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trong những mối quan hệ thương mại đa phương
phức tạp. Để tránh nguy cơ tụt hậu và tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế
giới Việt Nam cũng phải mở rộng và đa dạng hoá các hình thức thương mại song phương và đa
phương. Thị trường hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được mở rộng tới trên 100 quốc gia trên
thế giới. Nước ta đã chính thức là thành viên của nhiều tổ chức và thể chế thương mại khu vực
và quốc tế quan trọng như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) và đang tích cực xúc
tiến gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) - là tổ chức quốc tế tạo dựng môi trường cạnh
tranh lành mạnh và công bằng để thuận lợi hoá các hoạt động thương mại giữa các thành viên.
Lợi ích của tham gia vào thương mại quốc tế là vô cùng to lớn. Nó là con đường duy nhất
để Việt Nam có thể thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh nhất. Song cái gì cũng có tính hai mặt của nó, hoạt động thương mại càng mở rộng và tự
do hoá bao nhiêu thì càng gây nhiều áp lực cho những nước có nền kinh tế yếu kém, chưa phát
triển như Việt Nam bấy nhiêu do chưa đủ sức để cạnh tranh trên thị trường. Việc lựa chọn một
thị trường quốc tế thích hợp để mở rộng quan hệ mua bán, kích thích xuất khẩu, phát triển sản

xuất và thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài không phải là một việc dễ dàng. Chính vì đòi hỏi
bức xúc này nên tôi chọn vấn đề: “Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore thực trạng và giai
phap “ làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore và đánh giá tác động đối
với sự phát triển kinh tế đất nước.
- Đề xuất các giải pháp hữu hiệu để phát triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam Singapore cả chiều rộng và chiều sâu, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu


- Vận dụng phương pháp khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị học, lấy phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm lý luận cơ bản.
- Kết hợp với các phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp, logíc, thống kê, so sánh... để
làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam –Singapore từ khi Việt
nam tiến hành đổi mới nền kinh tế đến nay.
5. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá lý thuyết, luận giải rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương
mại Việt Nam - Singapore.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore, luận văn sẽ
đưa ra những đánh giá về tác động của mối quan hệ này - cả những nhân tố tích cực và những
mặt hạn chế - tới tiến trình hội nhập và sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Phân tích những yếu tố tác động đến việc tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam Singapore từ đó dự báo triển vọng của mối quan hệ này, xác định rõ hơn quan điểm và đưa ra
những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy mối quan hệ này trong tương lai.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu thành 3 chương :
Chương 1: Cơ sở khoa học của quan hệ thương mại Việt nam-Singapore

Chương 2: Thực trạng Quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore và những tác động của nó
tới sự phát triển kinh tế của Việt nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore.


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM-SINGAPORE
1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Singapore
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thƣơng mại quốc tế
* Khái niệm.
Thương mại quốc tế chính là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua mua
bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau
về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, thương mại quốc tế có tính chất sống còn bởi nó không chỉ cho
phép khai thác lợi thế của nước xuất khẩu mà còn mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập
khẩu. Thực tế cho thấy là mỗi quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ
được. Thương mại quốc tế làm đa dạng hoá mặt hàng với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao
hơn vượt qua ranh giới khả năng sản xuất của mỗi quốc gia nếu chỉ thực hiện tự cung tự cấp,
không buôn bán với nước ngoài.
Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội. Với sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn con
người càng đa dạng, phong phú thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn.


Đối với nước ta cũng vậy, thương mại quốc tế sẽ cho phép giới thiệu, thúc đẩy, khai thác
tiềm năng và thế mạnh trong nước đối với nước ngoài một cách có lợi nhất. Theo đó, phân công
lao động ngày càng phát triển, mọi tiềm năng để sản xuất nhiều hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu sẽ
được khai thác một cách ngày càng hiệu quả hơn. Khi nói đến thương mại quốc tế, chúng ta cần
phải xem xét tới nguồn gốc và cơ sở lý luận về thương mại quốc tế.
* Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối được phát triển bởi các nhà kinh tế học cổ điển nhất là
Adam Smith (1723 - 1790). Lý thuyết này đã chỉ ra nguyên nhân của mối quan hệ mua buôn bán
giữa các quốc gia với nhau. Đó chính là sự khác nhau về các nguồn tài nguyên của nó. Các
nguồn lực đó là đội ngũ lao động có tay nghề cao và được đào tạo thích hợp, nguồn vốn, tiến bộ
công nghệ hoặc thậm chí cả truyền thống kinh doanh.
Theo quan niệm về lợi thế tuyệt đối, một nước chỉ sản xuất các hàng hoá mà nó cho phép
sử dụng tối ưu nhất các nguồn tài nguyên của nó. Đây chính là cách giải thích đơn giản nhất về
cách ứng xử trong buôn bán. Rõ ràng là việc tiến hành thương mại giữa các quốc gia phải đảm
bảo cho họ đều có lợi. Nếu một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị thiệt hại từ thương mại
thì họ từ chối ngay. Giả sử rằng thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quỗc gia chỉ sản xuất hai mặt
hàng giống nhau. Quốc gia thứ nhất có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá A so với
quốc gia thứ hai và quốc gia thứ hai có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá B so với
quốc gia thứ nhất. Nếu mỗi quốc gia tiến hành chuyên môn hoá trong việc sản xuất một mặt hàng
mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó trao đổi cho nhau, thì cả hai quốc gia đều có lợi. Trong quá
trình này, các nguồn lực sản xuất của cả thế giới sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả nhất, và
do đó, tổng sản phẩm của toàn thế giới sẽ gia tăng. Sự tăng thêm của các sản phẩm của cả thế
giới là nhờ vào sự chuyên môn hoá và sẽ được phân bổ giữa hai quốc gia theo tỷ lệ trao đổi thông qua
ngoại thương.
Như vậy Adam Smith đã có niềm tin rằng tất cả các quốc gia đều có lợi từ ngoại thương
và ông ủng hộ mạnh mẽ chính sách tự do kinh doanh. Ngoại thương tự do sẽ là nguyên nhân làm
cho các nguồn tài nguyên của thế giới được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và tất nhiên phúc
lợi của thế giới nói chung sẽ được tạo ra ở mức tối đa.


Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối giải thích được tại sao một nền kinh tế phải phụ thuộc vào
nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài như Nhật bản lại có thể phát triển thành một nền kinh tế
hùng mạnh trên thế giới.
Tuy nhiên tại sao một cường quốc như Mỹ, một nước đứng đầu ngành công nghiệp ô tô
thế giới với những tên tuổi lừng danh như General Motos, Ford, Chrysler ... lại nhập xe Nisan,
Toyota ... từ Nhật bản?

Lý thuyết về lợi thế so sánh (hay lợi thế tương đối) sẽ trả lời cho câu hỏi này.
* Lý thuyết về lợi thế sosánh
Năm 1817, nhà kinh tế học kinh tế nổi tiếng người Anh là Đavid Ricardo (1772 – 1823)
đã chứng minh rằng chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho tất cả các nước và ông gọi kết quả đó là
quy luật lợi thế tương đối. Quy luật này được nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi
đó là chìa khoá của các phương thức thương mại. Lý thuyết này đã khẳng định rằng: Nếu một
quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm,
thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho mình. Nghĩa là,
nếu quốc gia này tham gia vào thương mại quốc tế thì nó có thể thu được lợi ích không nhỏ.
Khi tham gia thương mại quốc tế, quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất tất cả các loại
hàng hoá sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít
bất lợi nhất (Đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc
sản xuất chúng bất lợi lớn nhất (Đó là loại hàng hoá không có lợi thế tương đối).
Để chứng minh lý thuyết của mình, David Ricardo đã đưa ra một mô hình giả định đơn giản
dựa trên các giả thiết như: Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai mặt hàng, mỗi quốc
gia có lợi thế về một mặt hàng, công nghệ sản xuất của hai nước là cố định, chi phí sản xuất cố
định, không có chi phí vận tải, lao động là yếu tố sản xuất duy nhất có thể di chuyển trong mỗi
nước nhưng không thể di chuyển giữa các nước và thương mại hoàn toàn tự do giữa hai nước.
Bảng 1: Lợi thế so sánh (Lợi thế tƣơng đối)
Sản phẩm
Thép (Kg / 1 giờ công)

Việt Nam

Singapore

1

6



Vải (m / 1 giờ công )

2

4

Từ bảng trên ta thấy rằng, Singapore có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam về cả hai loại
hàng hoá. Nhưng khi năng suất lao động ở ngành thép của Singapore gấp 6 lần của Việt Nam thì
năng suất lao động ở ngành dệt của Singapore chỉ gấp có hai lần. Như vậy giữa thép và vải, Việt
Nam có lợi thế tương đối trong sản xuất vải, còn Singapore có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả
hai loại hàng hoá so với Việt Nam nhưng chỉ có lợi thế tương đối trong sản xuất thép.
Theo quy luật lợi thế tương đối thì cả hai quốc gia sẽ đều có lợi nếu Singapore chuyên
môn hoá sản xuất thép còn Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất vải, sau đó tiến hành trao đổi một
phần thép lấy một phần vải cho nhau.
Qua bảng (1) minh hoạ giả định của Ricardo đã giải thích trong hoàn cảnh của một mô hình kinh
tế đơn giản, với nhiều giả định rằng dù một nước có năng suất lao động sản xuất các loại hàng
hoá cao hơn các nước khác nhưng thông qua thương mại quốc tế vẫn có lợi nếu chuyên môn hoá
vào sản xuất những mặt hàng mà nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn các nước khác để sản xuất
ra hàng hoá đó. Quan điểm này đã được phát triển một cách cụ thể và rõ ràng hơn bởi các nhà
kinh tế Tân cổ điển sau này.
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo giải thích một nguyên nhân quan trọng dẫn
đến sự hình thành, phát triển của thương mại quốc tế. Trong thực tế, nhiều quốc gia có thể cùng
sản xuất một mặt hàng, mỗi quốc gia có cách kết hợp sử dụng các nguồn lực khác nhau để sản
xuất hàng hoá đó dẫn đến chi phí cơ hội để sản xuất ra nó ở những nước khác nhau cũng rất khác
nhau. Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng những mặt hàng khác mà người ta phải từ bỏ
để sản xuất hoặc kinh doanh thêm một đơn vị mặt hàng đó. Tuy nhiên lý thuyết của Ricardo còn
nhiều vấn đề chưa được thoả đáng, đặc biệt là giả định về nguồn lực duy nhất có thể thay đổi
được đó là lao động.
Do đó mô hình Heckscher-Ohlin (hay còn gọi là Heckscher Ohlin Samuelson) với cách

nhìn thực tế hơn sẽ giải thích thoả đáng nguồn gốc của thương mại quốc tế vẫn trên cơ sở lý
thuyết lợi thế so sánh.
Trong nền kinh tế hiện đại, lao động chỉ là một trong ba nhóm yếu tố sản xuất cơ bản
(bao gồm đất đai, lao động và tư bản). Trong phạm vi một doanh nghiệp, đất đai có nghĩa là một
vị trí mà doanh nghiệp đó xây dựng nên nhà máy văn phòng của mình. Nhưng thực tế đất đai còn


bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên là nguyên vật liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất. Lao
động bao gồm lao động chân tay, lao động trí óc. Tư bản bao gồm tiền vốn và các máy móc trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế ba yếu tố
trên cũng có thể hiểu một cách tương tự. Và ở các góc độ khác nhau, ngắn hạn hay dài hạn, ba
yếu tố này đều có thể thay đổi được.
Định lý Heckscher-Ohlin phát biểu rằng, một nước sẽ xuất khẩu những loại hàng hoá mà
việc sản xuất chúng cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó, và nhập khẩu
những hàng hoá mà việc sản xuất chúng cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó.
Nói một cách vắn tắt, một nước tương đối giàu lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao
động và nhập khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn. Trong ví dụ trên Singapore sẽ gặp lợi thế so
sánh về thép còn Việt Nam về vải. Và chúng ta có thể kết luận Singapore sẽ xuất khẩu thép sang
Việt Nam để đổi lấy vải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Thương mại – Vụ Châu á - Thái bình dương: Chính sách phát triển thương mại của
Singapore.
2- Bộ Thương mại: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010.
3- Nguyễn Mạnh Cầm (4/ 2002): Việt Nam trên con đường đổi mới và phát triển. Bài phát biểu
tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam 2002.
4- Hà Châu: Quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam -Singapore không ngừng được củng cố và
phát triển. Tạp chí Thương mại số 5 /2001.
5- Nguyễn Thị Côi (CV Bộ Thương mại): Bài nói chuyện về quan hệ KT- TM Việt Nam Singapore tại ĐH Thương mại 10/2001.
6- Lưu Vĩnh Đoạn: Kinh tế châu á bước vào thế kỷ XXI. NXB Nông nghiệp Hà nội .
7- Nguyễn Thị Hiền: Singapore - Quốc gia đầu tàu trong hội nhập kinh tế khu vực ở Đông

Nam á. Tạp chí kinh tế châu á- TBD . số 2(31), 4/2001.
8- Nguyễn Thế Hiệp: Singapore Quốc đảo “ăn“ 100% rau quả nhập khẩu . Tạp chí diễn đàn
hội nhập (12/10/ 2001) .
9- Nguyễn Huy Hoàng: Tạo sức cạnh ranh - một đòi hỏi cấp bách của doanh nghiệp. Báo Hà
nội mới số 362 2/3/2002 .
10- Đào Duy Huân (1997): Kinh tế các nƣớc Đông Nam á. NXB Giáo dục Hà nội .
11- Trần Khánh: Cộng hoà Singapore 30 năm xây dựng và phát triển NXB KH&XH,1995 .


12 Võ Minh Lệ – Tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu tới Singapore, Tạp chí Những vần
đề kinh tế thế giới, số 5 (73) 2001.
13. Bùi Xuân Lưu (6 / 2001): Tiếp tục điều chỉnh chính sách thƣơng mại trong quá trình hội
nhập và tự do hoá thƣơng mại. Tạp chí Kinh tế châu á - TBD số 4(33) 8/2001.
14 . Nguyễn Duy Nghĩa: Làm gì để thực hiện mục tiêu xuất khẩu 2002 , Tạp chí thương mại
số 9/2002.
15 . Nguyễn Thị Hồng Nhung: Tự do hoá thƣơng mại ở các nƣớc ASEAN. Luận án TS. Viện
Kinh tế thế giới 2001 .
16. Nguyễn Trần Quế: Lựa chọn sản phẩm và thị trƣờng trong ngoại thƣơng thời kỳ CNH
của các nền kinh tế Đông á, NXBCTQG 1997.
17. Hoàng Sơn: XNK năm 2001: Vạn sự khởi đầu nan, Báo diễn đàn doanh nghiệp.
18 . Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy giảm tăng trƣởng kinh tế thế giới. Tạp chí kinh tế
châu á -TBD, số 4(33) 8/2001.
19- Phạm Đức Thành - Trương Duy Hoà (2002). Kinh tế các nƣớc Đông Nam á - Thực trạng
và triển vọng. NXB KHXH Hà nội .
20- Tổng Cục Hải quan: Báo cáo thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu từ 1996 -2002.
21 - Văn phòng Uỷ ban quốc gia về ASEAN: ASEAN và các nước thành viên.
Ngoài ra, luận văn còn tham khảo một số nguồn tài liệu sau:
-

Các trang Website của Thời báo kinh tế Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam (VCCI) - Hồ sơ thị trường Singapore.

-

Thông tin chuyên đề các lĩnh vực doanh nghiệp thương mại 2001-2002.

-

www.itpc.Hochiminhcity.Gov.vn/ttdnvn/ncuuttnn/Singapore/datainsin–Pros.htm .

-

www.itpc.Hochiminhcity.Gov.vn/ttdnvn/ncuuttnn/Singapore/data/Viet-Sing-1.htm.

-

www.itpc.Hochiminhcity.Gov.vn/ttdnvn/ncuuttnn/Singapore/data/Singapore-index.htm

-

Singapore International Chamber of commerce : www.sicc.com.sg

-

Singapore Trade Development Board : www.tdb.gov.sg



×