Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Các dạng bài về dẫn xuất halogen ancol phenol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.18 KB, 4 trang )

DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL
I.
Đồng đẳng – đồng phân – danh pháp.
Câu 1: Viết và gọi tên các đồng phân của C4H9Cl, C4H8O, C4H10O.
Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân C5H12O bị oxi hóa bằng CuO tạo andehit. Viết CTCT và gọi
tên.
Câu 3: Cho các ancol propan – 1 – ol, propan – 2 – ol, Butan – 1 – ol, Butan – 2 – ol,
3,3- dimetylbutan – 1 – ol, Glixerol. Propan – 1,3 – diol, Etilenglicol. Ancol nào tách H2O cho 1
olefin.
Câu 4 (A- 2008): Khi phân tích thành phần một Ancol đơn chức X thì thu được kết quả: Tổng
khối lượng của Cacbon và hidro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Xác định số đồng phân ứng với
công thức phân tử của X.
Câu 5 (B - 2009): Cho các hợp chất sau: Etilen glycol, propan – 1,2,3 – triol, Etanol, propan –
1,3- diol, Propan – 1,2 – diol, Etyl metyl ete. Xác định các chất cùng tác dụng Na và Cu(OH)2.
Câu 6 (A- 2010): Cho sơ đồ chuyển hóa:
dd Br
O ,xt
NaOH
CH OH , t c , xt
CuO, t c
→ X 
→ Y 
→ T 
C3H6 

→ Z 
→ E (este đa chức)
Xác định tên gọi của Y.
A. Propan – 1,3 – diol
B. Propan – 1,2 – diol
C. Propan – 2 – ol.


D. Glixerol
II.
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn.
Câu 1: Đốt cháy một lượng ancol A cần vừa đủ 26,88 lít O 2 ở đktc, thu được 39,6 gam CO 2 và
21,6 gam H2O. A có công thức phân tử là
A. C2H6O.
B. C3H8O.
C. C3H8O2.
D. C4H10O.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol lần lượt là 3: 4. Thể
tích O2 cần dùng bằng 1,5 lần V CO2. Xác định công thức X.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol ancol no mạch hở cần vừa đủ 17,92 lit O 2 (đktc). Mặt khác
nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ m g Cu(OH) 2 thì tạo dd màu xanh lam. Xác định m và tên
gọi Anol.
A. Glixerol, 4,9g.
C. Propan – 1,2 – diol, 4,9g.
B. Propan – 1,3 – diol, 4,9g.
D. Propan – 1,2 – diol, 9,8g.
Câu 4 (B-2007). X là ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam
oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Xác định công thức của X.
III. Xác định công thức ancol liên tiếp.
Câu 1 (A - 2009): Khi đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức mạch hở thu V lit
khí CO2 (đktc) và a g H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a, V
Câu 2 (A- 2010): Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng
đẳng, thu được 3,308 lit khí CO2 (đktc) và 5,4 g H2O. Xác định m.
Câu 3 (A - 07). Cho 15,6 g hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác
dụng hết với Na, thu 24,5 g chất rắn. Xác định công thức 2 ancol.
2

0


2

3

0


Câu 4 (A- 09). Cho hỗn hợp 2 ancol đa chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 3:4. Xác định CT ancol.
Câu 5. Cho hỗn hợp 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng H 2O thu 2 ancol Z. Đốt cháy
hoàn toàn 1,06g hỗn hợp Z. Cho sản phẩm qua 2 lit dd NaOH 0,1 M thu được dung dịch T có
nồng độ NaOH 0.05 M. Xác định CT 2 ancol.
Câu 6 (B-2010). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch
hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O 2, thu được 11,2 lít khí CO 2 va 12,6 gam H2O
(các thể tích khí đo ở đktc). Tính giá trị của V.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của
nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng
với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là
A. C3H6O, C4H8O. B. C2H6O, C3H8O. C. C2H6O2, C3H8O2.
D. C2H6O, CH4O.
Câu 8: (A-2010) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng
đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là
A. 4,72
B. 5,42
C. 7,42
D. 5,72.
Câu 9: (B -2010) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức,
mạch hở, có cùng số nhóm – OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít CO2 và H2O (các
thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là:

A. 14,56
B. 15,68
C. 11,2
D. 4,48.
Câu 10: (B – 2010)Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 ancol (đơn chức, thuộc cùng
dãy đồng đẳng), thu được 8,96 lít CO 2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam
X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là:
A. 7,85 gam
B. 7,4 gam
C. 6,50 gam
D. 5,6 gam
IV. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
Câu 1 (A-2010). Oxi hoá hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8
gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3,
thu được 23,76 gam Ag. Xác định công thức phân tử của hai ancol.
Câu 2 (B-07). Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức qua bình đựng CuO (dư), nung nóng.
Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu
được có tỉ khối so với hiđro là 15,5. Tính giá trị của m.
Câu 3: Cho m g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong CuO (dư), đun nóng
thu được hỗn hợp chất rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (d Y/H2 = 13,75). Cho Y tác dụng với
AgNO3/NH3 sinh ra 64,8g Ag. Xác định m.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol no đơn chức A, cho 7,6g X tác dụng với Na dư
thu 1.68 lit H2 (đktc). Mặt khác oxi hóa hoàn toàn 7,6 g CuO nung nóng rồi cho toàn bộ sản
phẩm tác dụng với AgNO3/NH3 thu 21,6 g kết tủa. Xác định CT A.


DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL (tiếp)
V.
Phản ứng Ancol + Ancol – Phản ứng tách H2O.
Câu 1 (B-2010). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng

dãy đồng đẳng), thu được 8,96 lít khí CO 2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m
gam X với H2SO4 đặc thì thu được x gam hỗn hợp các ete. Tính giá trị của x.
Câu 2 (B-08). Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều
kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Xác định
công thức phân tử của X.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được 4,4 gam CO 2 và 3,6 gam H2O. Nếu
cho lượng X ở trên tách nước tạo ete (h=100%) thì số gam ete thu được là bao nhiêu?
Câu 4. Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Nếu cho 15,6 gam X tách nước
tạo ete (h = 100%) thì số gam ete thu được là bao nhiêu?
VI. Bài toán độ rượu – H phản ứng.
Câu 1 (CĐ-2010). Cho 10 ml dung dịch ancol etylic 46 0 phản ứng hết với kim lại Na (dư), thu
được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Tính
giá trị của V.
Câu 2: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra trong
quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất
của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là
A. 30.
B. 58.
C. 60.
D. 48.
Câu 3: Cho mg tinh bột lên men thành Ancol etylic với Hpư = 81%. Toàn bộ lượng CO2
sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu 550g kết tủa và dd X. Đun dd X thu 100g
kết tủa. Xác định m.
Câu 4: Oxi hóa 1,2 g CH3OH bằng CuO đun nóng thu hỗn hợp X (HCHO, H2O, CH3OH
dư). Cho toàn bộ X tác dụng AgNO3/NH3 thu được 12,96 g Ag. Xác định Hpư.
Câu 5: Xác định khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo 5 lit rượu ancol
etylic 460 (H pư = 72%). Khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml.
Câu 6: Từ 180g glucozơ, bằng pp lên men rượu thu ag ancol etylic (H pư = 80 %). Oxi hóa
hoàn toàn 0,1 a g bằng pp lên men giấm thu hỗn hợp X. Để trung hòa hh X cần 720 ml dd

NaOH 0,2 M. Tính H pư lên men rượu.
Câu 7: Cho 7,872 lit C2H4 (270C, 1 atm) hấp thu H2O có H = 80% thu rượu X. Hòa tan hoàn
toàn X vào H2O thành 245,3 ml dd Y. Khối lượng riêng C2H5OH 0,8 g/ml. Xác định độ rượu.
Câu 8: Oxi hóa 4 g ancol đơn chức Z bằng oxi thu 5,6 g hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và
nước. Tên Z và Hpư.
A. Metanol, 75%
B. Etanol 75%
C. Metanol, 80%
D. Etanol 80%
Câu 9: Tính khối lượng axit axetic chứa trong giấm ăn thu được khi lên men 100 ml ancol
C2H5OH 8,50 thành giấm ăn.


Câu 10: Dẫn 240 ml hơi etanol 96% (d= 0,8g/ml) qua xúc tác thích hợp được divinyl (H= 90%)
dùng để tổng hợp cao su Buna. Phản ứng trùng hợp có Hpư = 90%. Xác định khối lượng cao su.
VII. Bài toán Dẫn xuất Halogen – Phenol.
Câu 1: ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua pư:
A. dd NaOH
B. Na kim loại
C. Nước Br2
D. H2 (Ni, đun nóng)
Câu 2: Cho X là hợp chất thơm, a mol X phản ứng hết a lit dd NaOH 1M. Nếu cho a mol X
phản ứng với Na dư thì thu được 22,4 a lit H2 (đktc). Xác định X.
A. HO-CH2-C6H4-OH
B. HO-C6H4-COOCH3
C. HO-C6H4-COOH
D. CH3-C6H3(OH)2
Câu 3: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
A. Stiren, clobenzen, isopren, but -1-en.
B. 1,1,2,2- tetrafloeten, propilen, stiren, vinylclorua

C. 1,2 diclopropan, vinylaxetilen, vinylbenzen, toluene
D. Buta – 1,3- dien, cumen, etilen, trans – but – 2- en.
Câu 4: Tìm câu đúng trong các phát biểu sau:
A. Phenol tan ít trong nước, tan nhiều trong HCl.
B. Phenol có tính axit, không làm đổi màu quỳ tím.
C. Phenol dung để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
D. Phenol tham gia pư thế Br2, thế nitro dễ hơn benzen.
Câu 5: Một hỗn hợp gồm rượu metylic, rượu etylic và phenol có khối lượng 28,9g. Chia hỗn hợp
thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản ứng hoàn toàn với Na cho 2,806(l) H2 (ở 270C, 750mm
Hg). Phần 2 cho phản ứng vừa hết với 100ml dung dịch NaOH 1M
a/Viết các phản ứng xảy ra
b/Tính thành phần % các chất trong hỗn hợp?
Câu 6: a/ Axit picric(tức 2,4,6_trinỉtophenol) được điều chế bằng cách cho phenol tác dụng vời hỗn
hợp gồm axit nitric đặc và axit sunfuric đặc(làm chất xúc tác). Viết phương trình phản ứng
b/ Cho 47g phenol tác dụng với hỗn hợp gồm 200g HNO3 68% và 250g H2SO4 96%. Gỉa sử
phản ứng xảy ra hoàn toàn, hãy tính: Khối lượng axit picric sinh ra và nồng độ % HNO3 còn dư sau
khi đã tách hết axit picric ra khỏi hỗn hợp?
Câu 7: Tìm CTPT và CTCT các chất trong mỗi trường hợp sau:
a/0,54g một đồng đẳng của phenol (đơn chức) trung hòa vừa đủ bởi 10ml NaOH 0,5M
b/Đốt cháy hoàn toàn 1,22g một rượu thơm đơn chức thu được 3,52 g CO2
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,324g hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O). Sản phẩm cháy được dẫn qua
bình chứa 380ml dung dịch Ba(OH)2 0,05ml ta thấy kết tủa bị tan một phần đồng thời khối lượng
bình tăng lên 1,14g. Còn nếu sản phẩm cháy dẫn qua 220ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì kết tủa cực
đại. Tìm CTPT của X biết rằng tỉ khối hơi của X so với He là 27
Câu 9: Hỗn hợp gồm axit benzoic và phenol làm mất màu vừa đủ 1,5kg nước Brom 3,2%. Để trung
hòa các chất sau thí nghiệm phải dùng 180,2ml dung dịch NaOH 10% (D=1,11 g/ml). Xác định
thành phần hỗn hợp.




×