Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường Nông Thôn Có Sự Tham Gia Của Cộng Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.77 KB, 19 trang )

CHƯƠNG 13
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG
TS. Nguyễn Thanh Lâm
Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Mở đầu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát
triển đất nước là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Tuy nhiên sự phát triển thiếu
quy hoạch và ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn chưa cao đã dẫn đến nhiều vấn
đề môi trường ở các khu vực dân cư ở Việt Nam như đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất
lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm
nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên
thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng
sinh học bị đe dọa nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở
nhiều nơi không bảo đảm (Nghị quyết 41/NQ-TƯ). Đặc biệt, thu nhập của đa số hộ gia
đình Việt nam còn thấp, nên người dân chỉ tập trung vào việc sản xuất để tăng thu nhập
đảm bảo cho đời sống mà bỏ qua vấn đề gây ô nhiễm. Hơn nữa, sự ban phát theo cơ chế
xin cho và làm thay cho người dân đã làm cho gia tăng tính ỷ lại và đối lập hoàn toàn với
sự phát triển. Cũng chính vì vậy mà công tác xử phạt hành chính ở các địa phương còn
gặp nhiều khó khăn, công tác xử phạt chưa kịp thời và triệt để do có sự nể nang trong mối
quan hệ họ hàng, làng xã.
Xã hội hóa môi trường và chủ trương khuyến khích và tăng cường mức độ tham gia của
người dân và các cộng đồng trong mọi hoạt động ở thành thị và nông thôn là một giải
pháp quan trọng, có tính chất quyết định cho quá trình phát triển cộng đồng cũng như
quản lý môi trường theo định hướng phát triển bền vững (Nghị quyết 41/NQ-TƯ). Mỗi
một con người cần nhận thức được rằng “sự phát triển” là một quá trình mà qua đó con
người học được cách điều khiển cuộc sống của mình và tham gia vào một cách chủ động,
tích cực vào giải quyết các vấn đề của riêng mình hoặc của cộng đồng (phường, xã).
Sự tham gia có tính chất xây dựng của nông dân là bản chất của sự phát triển. Đây là xu
thế phát triển trong thời gian gần đây thay thế dần cho quan điểm tiếp cận một chiều hoặc


từ trên đưa xuống. Cụ thể là người dân học cách lập kế hoạch (Quản lý môi trường, xử lý
chất thải, quản lý làng nghề), tìm ra phương thức giải quyết vấn đề của họ và của cộng
đồng, dạy và chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm và tổ chức việc làm cho người khác
cùng làm. Sự tham gia lập kế hoạch môi trường sẽ làm phát huy tính sáng tạo, sự thật thà,
tính năng động của mỗi người, sẽ giúp họ tiếp tục sự nghiệp cải tiến cuộc sống trong
cộng đồng và nâng cao chất lượng môi trường một cách hiệu quả. Nội dung trong chương
này sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức về vai trò của cộng đồng trong công tác
BVMT, một số công cụ tiếp cận có sự tham gia và quá trình xây dựng một kế hoạch môi
trường ở cộng đồng.
1. Vai trò của cộng đồng trong công tác BVMT
1.1 Khái niệm về cộng đồng

1


Khái niệm: Cộng đồng là một nhóm người sống chung trong một làng xã hoặc một nhóm
các hộ gia đình lân cận được tổ chức một thực thể cộng đồng hay xã hội. Cộng đồng
trong giai đoạn hiện nay có thể bao gồm nhiều giai cấp (công nhân, nông dân, tri thức,
doanh nhân, v.v) với các sở thích và nhu cầu khác nhau. Cộng đồng có thể tương đối
đồng nhất với những người dân thực thà, chất phác sống ở những vùng quê hẻo lánh. Như
vậy, tại một địa bàn xác định tồn tại đan xen cả các mục đích của cộng đồng, mục đích
giai cấp, mục đích của gia đình hay cá nhân (Lammerink & Wolffers, 2001).
Một cộng đồng bao gồm cả những hợp tác chia sẻ lợi ích và cạnh tranh trước những cơ
hội từ bên trong và bên ngoài cộng đồng. Ví dụ những hộ chăn nuôi gia súc có thể gây ra
mâu thuẫn với hộ không chăn nuôi do nguồn nước bị ô nhiễm; hộ khai thác rừng có thể
mâu thuẫn với hộ bảo vệ rừng; những ông chủ lò gạch và người nông dân. Những xung
đột có thể phát sinh giữa những người địa phương và người từ nơi khác đến liên quan đến
cạnh tranh trong tiếp cận các nguồn tài nguyên và khả năng gây tác động đến môi trường.
Những quyền lợi nào phải được ưu tiên và bằng cách nào để có thể huy động được tất cả
nguồn lực của cộng đồng giải quyết vấn đề cho cộng đồng? Các ưu tiên được xuất phát từ

chính quyền hay xuất phát từ người dân, dành cho những người giàu hay nghèo, cho
những người địa phương hay cho người bên ngoài? Như vậy bất cứ bản kế hoạch môi
trường đều có mức độ ảnh hưởng hay tác động khác nhau đến các tầng lớp xã hội, những
sở thích trong cộng đồng. Đồng thời, để các bản kế hoạch môi trường triển khai được
thành công cần có các hoạt động khơi dậy sự đoàn kết của các tầng lớp trong xã hội và
thỏa mãn được các yêu cầu bức xúc nhất của cộng đồng.
1.2 Khái niệm về sự tham dự cộng đồng
Sự tham dự của cộng đồng được đánh giá là cách tiếp cận mới so với cách tiếp cận từ trên
xuống ở thời kỳ quan liêu bao cấp. Tuy nhiên, mức độ tham gia của cộng đồng phụ thuộc
vào yêu cầu của công việc và nguồn kinh phí thực hiện. Oakley (1989) đã phân biệt sự đa
dạng của quá trình tham gia của cộng đồng bao gồm:
(i)
Quá trình tham dự là quá trình tạo ra khả năng nhạy cảm của quần chúng và
nâng cao năng lực tiếp thu các cái mới và khích lệ các sang kiến mới ở địa
phương.
(ii)
Liên quan đến vấn đề phát triển, tham dự bao hàm việc thu hút quần chúng
vào quá trình ra quyết định, thực hiện các chương trình lập kế hoạch phát
triển, phân chia lợi ích trong các chương trình phát triển và lôi cuốn họ vào
việc đánh giá và đề xuất các chương trình này.
(iii)
Quá trình tham dự hướng tới những nỗ lực có tổ chức nhằm tăng cường kiểm
soát các nguồn lực và các tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh xã hội
nhất định, kiểm soát các nhóm và các phong trào.
1.3 Lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng
Hiện nay, rất nhiều hình thức lập kế hoạch có sự tham gia khác nhau liên quan đến hình
thức và mức độ tham gia của cộng đồng. Lập kế hoạch có thể do cộng đồng khởi xướng
dựa trên nội lực cộng đồng hoặc kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài (tiếp cận ngang); hoặc
bản kế hoạch do cơ quan nghiên cứu đề xuất và ký hợp đồng với dân để triển khai (tiếp


2


cận dọc). Dựa trên các hình thức tham gia, 4 hình thức (Ashby và ctv, 1987) sau có thể
được chia ra như sau:
(i) Hình thức hợp đồng: cơ quan nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ hợp đồng với
nông dân để cung cấp các dịch vụ. Các hình thức giao đất, giao rừng và ký hợp đồng cam
kết trồng rừng đã được thực hiện nhiều nơi ở Việt Nam.
(ii) Hình thức tư vấn: Các nhà khoa học, các chuyên gia hỏi ý kiến về các trở ngại của
cộng đồng và đưa ra giải pháp.
(iii)
Hình thức hợp tác: các cơ quan, các nhà chuyên môn hợp tác với nhau như là
các thành viên cùng tham gia lập kế hoạch môi trường.
(iv)Hình thức hiệp hội: các cơ quan, tổ chức liên kết với hội nông dân, hội phụ nữ, v.v.,
lập kế hoạch triển khai tại địa phương.
Các nhà quản lý ở địa phương, nhân viên thực hiện dự án và năng lực của các đại diện
cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công của quá trình lập kế
hoạch có sự tham gia. Hình thức tiếp cận hợp tác hoặc hiệp hội tương phản rõ ràng so với
hình thức hợp đồng thông thường (Lammerink & Wolffers, 2001). Người dân trở thành
các đối tượng thụ động trong các hình thức hợp đồng và chỉ có một số ít người dân có cơ
hội tham gia dự án. Trong khi đó, người dân hoặc các tổ chức dân sự xã hội trong cộng
đồng tích cực tham gia hoạt động lập kế hoạch từ phác thảo đề cương và xác định các vấn
đề môi trường của cộng đồng đến các hoạt động triển khai cụ thể trên hiện trường.
Hiện nay, khái niệm và tham gia hay tham dự vào các dự án hoặc lập kế hoạch ngay từ
giai đoạn ban đầu. Nhưng để hiểu thực sự mức độ tham dự của cộng đồng vào trong cả
quá trình lập kế hoạch, người ta thường đặt ra câu hỏi: những ai tham dự lập kế hoạch?
Tại sao họ lại tham dự? Khả năng tham dự và đưa ra các ý kiến đóng góp vào bản kế
hoạch như thế nào? Trong các cuộc tranh luận, không phải tất cả mọi người đều đưa ra ý
kiến chính xác và một số người rất ngại phát biểu ý kiến do yếu tố văn hóa, trình độ hoặc
ít có sự giao tiếp với bên ngoài. Người dân tại nhiều vùng nông thôn ở nước ta còn có tư

tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Các nhà quản lý cần phải đặt ra câu
hỏi làm thế nào để khuyến khích mọi tầng lớp tham gia công tác bảo vệ môi trường, lập
kế hoạch môi trường? Mục 1.4 giới thiệu tóm tắt phương pháp đánh giá nông thôn có sự
tham gia (PRA) nhằm khuyến khích sự tham gia của người dân.
1.4 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia-PRA (Participatory Rural
Appraisal)
Khái niệm: PRA là một quá trình đánh giá có người dân tham gia với mục đích là cung
cấp cho cộng đồng về thực trạng nguồn tài nguyên, hiện trạng môi trường, tiềm năng,
thuận lợi, khó khăn của cộng đồng, làm cơ sở cho mỗi người dân và cộng đồng thảo luận
tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm phát triển cho chính họ và cộng đồng họ.
Một số đặc điểm của PRA có thể khái quát như sau:
• Bản chất của PRA là một phương pháp tiếp cận nông dân, là công cụ quan trọng
và có hiệu quả để phát huy vai trò tham gia một cách tích cực và xây dựng của
nông dân trong phát triển nông thôn và quản lý môi trường.

3







Kế hoạch phát triển cộng đồng và kế hoạch quản lý môi trường được lập ra bằng
phương pháp PRA sẽ là kế hoạch của chính người dân trong cộng đồng với sự hỗ
trợ của Nhà nước và các tổ chức khác sẽ là một kế hoạch có tính khả thi cao.
PRA được đánh giá là phương pháp đảm bảo tính bình đẳng, tính phát triển và
bền vững cao trong phát triển Nông thôn.
PRA là một quá trình đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, là một
quá trình thông tin hai chiều được thực hiện và giải quyết ngay trên hiện trường

thôn bản/phường/xã.
PRA là một quá trình trao đổi học hỏi lẫn nhau một cách linh hoạt có hiệu quả
giữa người dân và người dân ở thôn, bản và người từ nơi khác đến (cán bộ và
người ngoài cộng đông tham gia vào quá trình). Cán bộ nghiên cứu có thể học
được tri thức địa phương và có thể đúc kết các kinh nghiệm đó giới thiệu cho các
địa phương có điều kiện tương tự.

Lợi ích của PRA:
(i)
Nâng cao tính xác thực, tính ổn định, bền vững của phát triển với kết quả
được xây dựng trực tiếp từ hiện trường và cộng đồng.
(ii)
Tạo ra được sự công bằng xã hội trong việc tham gia vào quá trình phát triển
(iii)
Giảm bớt được sự phụ thuộc vào nguồn lực của Nhà nước vì phát huy được
trách nhiệm người dân của cộng đồng và tính sang tạo của mọi tầng lớp xã
hội, phù hợp với chủ trương xã hội hóa môi trường.
(iv)
Kết quả của PRA sẽ được người dân chấp nhận thuận lợi hơn vì sự phát triển
cộng đồng với bản kế hoạch hành động của chính họ.
Nguyên tắc của PRA:
(i)
Phải khuyến khích người dân tham gia vào mọi công cụ của PRA
(ii)
Số liệu mang tính chất định tính hơn định lượng, với kết quả là xác định các
xu thế diễn biến và phương hướng giải quyết của vấn đề.
(iii)
Bảo đảm nguyên tắc kiểm tra chéo trong việc thực hiện các công cụ của PRA
giữa các đối tượng cung cấp thông tin.
(iv)

Vận dụng linh hoạt, đơn giản, dễ hiểu các công cụ gần gũi với cộng đồng để
khuyến khích, thu hút người dân tham gia.
(v)
Mọi hành động đều lấy người dân làm trung tâm, lấy phát triển làm điểm xuất
phát.
Quá trình tiến hành (thực hiện các công cụ PRA)
a) Chọn điểm: Cần nêu tiêu chuẩn chọn điểm theo mục đích
b) Thống nhất với các cấp địa phương
c) Họp dân toàn cộng đồng (giới thiệu mục đích, thảo luận các biện pháp thực hiện
PRA)
d) Đào tạo và chuyển giao công cụ cho nhóm đại diện cộng đồng (Do cộng đồng đề
xuất)
e) Tổ công tác cùng nhóm đại diện “đi dạo quanh làng, dạo quanh phố phường”
f) Cùng người dân tìm hiểu lịch sử và khuynh hướng phát triển (sử dụng đất, làng nghề,
các sự kiện môi trường đã xảy ra)

4


g) Hướng dẫn người dân đắp Sa bàn thôn, bản và vẽ lên giấy sơ đồ canh tác, kênh thoát
nước, vị trí các khu vực sản xuất, hướng gió.
h) Người dân đánh giá và phân loại hộ về kinh tế và vẽ bản đồ xã hội và môi trường.
i) Cùng người dân đi “Lát cắt” để thảo luận mô tả đánh giá các phương thức canh tác và
sử dụng đất.
j) Hướng dẫn người dân lập biểu đồ mùa vụ, xây dựng cây vấn đề và cây mục tiêu, xác
định các vấn đề ưu tiên thông qua đánh giá bằng cho điểm
k) Phân tích tổ chức hiện tại, đề xuất tổ chức và mối quan tâm trong tương lai (sử dụng
sơ đồ VENN, SWOT)
l) Tổng hợp tài liệu, họp dân thảo luận xây dựng kế hoạch sơ độ và bầu nhóm Quản lý
và triển khai kế hoạch.

2. Các bước lập kế hoạch quản lý môi trường có sự tham gia
2.1 Lập đề cương có sự tham gia
Tiến trình lập kế hoạch môi trường ở cộng đồng bao gồm xác định vấn đề môi trường của
cộng đồng (Ô nhiễm đất, nước, không khí, suy giảm đa dạng sinh học, v.v), chỉ định
người triệu tập bao gồm cán bộ địa phương, lãnh đạo cộng đồng và những người dân có
uy tín, xây dựng nhóm làm việc xây dựng đề cương, xây dựng sự nhất trí thông qua các
cuộc họp dân, chính quyền và doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn, đồng thời xây dựng
mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó xây dựng bản kế hoạch theo các mục tiêu đã
đề xuất (Hình 1).

Hình 1. Thứ tự các bước thực hiện lập kế hoạch môi trường tại cộng đồng
(Nguồn: Trần Đức Viên và ctv, 2011)

5


Để công việc lập kế hoạch môi trường diễn ra được trôi chảy, một số lưu ý khi lập và
thực hiện dự án về quản lý môi trường có sự tham gia:
• Nhóm lập kế hoạch môi trường phải thuyết phục và lôi cuốn tất các bên liên quan
trong tiến trình phân tích vấn đề và lập kế hoạch. Mỗi một cá nhân trong cộng
đồng đều có thể đóng góp những ý kiến có lợi cho ý tưởng hình thành kế hoạch
hoặc dự án.
• Sử dụng tiến trình Khung logic để đưa ra thảo luận trong tâm của vấn đề và các
giải pháp tình thế theo từng lộ trình. Một vấn đề có thể có nhiều hướng giải quyết
và mỗi vấn đề có cây mục tiêu, mục đích cụ thể. Cộng đồng có thể thảo luận và
đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất.
• Lập kế hoạch nên được thực hiện ngay tại địa điểm dự kiến xây dựng dự án/hoạt
động nhằm đảm bảo yếu tố khả thi và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng theo
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
• Giám sát tiến độ có sự tham gia của tất cả các bên hoặc cơ quan giám sát phải

thực hiện cam kết, trao đổi với chính quyền địa phương và thông báo cho dân.
Ví dụ 1: Chu trình lập kế hoạch xây dựng dự án quản lý lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
được tiến hành theo các bước: nghiên cứu địa điểm có lâm sản ngoài gỗ và chẩn đoán
sơ bộ, thu thập số liệu thứ cấp có liên quan, đánh giá của người dân theo PRA, đánh
giá của nhà kỹ thuật hàng năm, điều hòa ý kiến của người dân và nhà kỹ thuật được
thực hiện 2-3 năm/lần (Hình 2). Chu trình này dựa trên kế hoạch của nhóm nghiên
cứu và lập kế hoạch tiếp xúc cộng đồng và người dân là các chuyên gia. Các bước
được đề cập hoàn toàn phù hợp với quy trình lập kế hoạch đề cập ở trên (Hình 1).

Nghiên cứu địa điểm có LSNG
Chẩn đoán sơ bộ
Thu thập số liệu thứ cấp
Có liên quan

Thực hiện 2-3 năm/lần

Đánh giá của người dân
(sử dụng các công cụ PRA)

Đánh giá của nhà kỹ thuật
Tính khả thi của những đề nghị
từ người dân
Chuyên đề nghiên cứu

Điều hoà giữa ý kiến người dân
và nhà kỹ thuật
Lập kế hoạch
Thực thi

Thực hiện hàng năm

6


Hình 2: Chu trình lập kế hoạch xây dựng dự án quản lý lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
(Nguồn: Nguyễn Quốc Bình. 2006)
Mặc dù dự án lập kế hoạch quản lý lâm sản ngoài gỗ đã được xây dựng theo các bước
khá chi tiết theo hộp thoại 1, nhưng khi thảo luận với dân người ta thường dùng sơ đồ và
hình vẽ trên giấy Ao. Các bước lập kế hoạch dự án định hướng theo mục tiêu được trình
bày ở Hình 3.
Hộp 1. Các bước trong lập kế hoạch của dự án LSNG















Điều tra đánh giá hiện trạng và việc sử dụng
Xác định và phân tích các bên liên quan
Xác định các vấn đề (issues)
Phân tích mục tiêu và chiến lược quản lý
Xếp thứ tự ưu tiên cho các giải pháp

Lập ma trận kế hoạch
Lập kế hoạch thực hiện Điều tra đánh giá LSNG
Thực trạng về số lượng và chất lượng.
Ước tính giá trị.
Vùng rừng có LSNG cần bảo vệ.
Khả năng tái sinh, cường độ khai thác.
Giám sát những điều kiện rừng (sinh thái) và đánh giá da dạng sinh học
Lôi cuốn người dân vào việc đánh giá
Đánh giá nguồn LSNG có sự tham gia
(Nguồn: Nguyễn Quốc Bình. 2006)

Lập kế hoạch dự án định hướng theo mục tiêu
Các bản kế hoạch đều phải có mục đích, chỉ tiêu và lộ trình thực hiện theo thời gian. Dựa
vào bản kế hoạch, những người tham gia công tác bảo vệ môi trường sẽ nhận thức được
họ đang ở vị trí nào trong quy trình và kết quả thực hiện sẽ được so sánh với bản kế
hoạch vạch ra. Một bản kế hoạch mang tính logic cao khi nó kết hợp cả các phương pháp
thực hiện gắn với mục tiêu và thời gian. Đồng thời bản kế hoạch phải được thực hiện theo
chu trình vòng xoắn, để người thực hiện kế hoạch có thể kiểm tra và nhắc lại từng bước
của quy trình kế hoạch. Hình 3 mô tả quy trình lập kế hoạch dự án định hướng theo mục
tiêu nhằm quản lý lâm sản ngoài gỗ. Tương tự, trong lĩnh vực quản lý môi trường, nhà
lập kế hoạch phải xác định được nguồn gây ô nhiễm (nguồn điểm hoặc nguồn diện),
lượng chất ô nhiễm và khả năng tiếp nhận chất thải của các hệ thống khác nhau. Dựa trên
những kết quả ban đầu trên (xác định và nhận diện vấn đề), mục tiêu, phương pháp và
quy trình thực hiện được thiết kế và xây dựng. Người dân được mời tham gia để xác định
vị trí thuận lợi của các thiết bị xử lý và quản lý công trình.

7


Bắt đầu đa phương

lựa chọn vấn đề
Phân tích nguyên nhân của
vấn đề: SWOT, 5 Whys,
Cây vấn đề,…

Tổng hợp
vấn đề từ PRA

Các sơ đồ cây

Các
Cácbên
bên
liên
quan
liên quan

Vấn đề ưu tiên

Hệ thống các nguyên
nhân của vấn đề

Phân tích
khung logic

Phân tích các bên liên
quan, Venn, SWOT

Mối
Mối quan

quan
tâm
tâm

chung
chung

Lựa chọn mục đích
kết quả dự án
Kế hoạch dự án
định hướng theo
mục tiêu

Hình 3. Lập kế hoạch dự án định hướng theo mục tiêu
(Nguồn: Nguyễn Quốc Bình. 2006)
Những lưu ý trong quá trình phân tích xác định mục đích và đầu ra:
• Mục đích phải có tính thực tiễn, khả thi (có khả năng thực hiện, kinh phí, chấp
nhận của xã hội) nhưng đồng thời cũng phải bao quát để thực hiện tầm nhìn của
cộng đồng và các bên liên quan.
• Mục tiêu phải cụ thể; đo đếm được; có thể đạt được, thực tiễn, có giới hạn thời
gian để đạt được kết quả. Mục tiêu phải được xây dựng trên nền tảng thực tế của
nguồn thải, lưu lượng, khả năng của nguồn tiếp nhận, v.v.
• Kết quả phải được trình bày rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của dự án.
2.2 Khung logic chương trình/dự án
Trước khi xây dựng kế hoạch hoạt động, khung logic của chương trình hoặc dự án được
xây dựng nhằm đưa ra mục đích, mục tiêu, nội dung hoạt động, kết quả dự kiến và thời
gian thực hiện. Bảng 1 trình bày ví dụ về khung logic chương trình thu gom rác thải sinh
hoạt tại nguồn có sự tham gia.

8



Bảng 1. Khung logic chương trình thu gom rác thải sinh hoạt tại nguồn có sự tham
gia
Mục đích
Mục tiêu
Hoạt động/ nội
Kết quả dự Thời gian thực
dung
kiến
hiện
Phát động
90% hộ được
Xác định nội dung
Nội dung
T3-T5, 2010
phong trào thu tập huấn về thu Chuẩn bị tài liệu
tài liệu tập
gom rác thải
gom rác thải
Họp dân xác định
huấn
sinh hoạt tại
sinh hoạt
nhu cầu
nguồn
Tổ chức lớp tập
90% đại
T6, 2010
huấn

diện các hộ
tham gia
Thành lập mô Thành lập nhóm
Ban quản lý T6, 2010
hình tổ dân phố nòng cốt (Ban quản
tự quản vệ sinh lý)
môi trường
Xây dựng nội quy, Bản nội
T7, 2010
quy chế
quy, quy
chế do cộng
đồng đề
xuất
Thực hiện chế độ
Báo cáo
T7-T11, 2010
giám sát
Tổ chức cuộc thi
Phân loại
T12, 2010
nhận thức về tu
mô hình
gom rác thải sinh
theo thứ
hoạt tại nguồn
hạng
2.3 Xây dựng kế hoạch hoạt động
Thông thường, bảng kế hoạch thực hiện được treo ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Phường, Thị
trấn hoặc tại trụ sở cơ quan. Bảng kế hoạch hoạt động bao gồm các hoạt động, thời gian,

phương tiện, tài chính, vật tư, nguồn nhân lực và người chịu trách nhiệm chính. Bảng 2
đưa ra ví dụ minh họa:
Bảng 2: Kế hoạch hoạt động của chương trình thu gom rác thải sinh hoạt tại nguồn
có sự tham gia
Hoạt động
Thời gian
Tài chính,
Nguồn nhân
Chịu trách
phương
lực
nhiệm chính
tiện/vật tư
Xác định nội
T3-T5, 2010 Văn phòng
Mời chuyên gia Phương
dung
phẩm và vật tư Cán bộ nghiên
Chuẩn bị tài liệu
để họp dân
cứu: Phương,
Họp dân xác định
Dương
nhu cầu
Cán bộ địa
phương: Tuấn
Tổ chức lớp tập
T6, 2010
Mượn hội
Dương, Hoa

Dương
huấn
trường, máy
chiếu, loa
phóng thanh

9


Hoạt động

Thời gian

Thành lập nhóm
nòng cốt (Ban
quản lý)
Xây dựng nội
quy, quy chế
Thực hiện chế độ
giám sát
Tổ chức cuộc thi
nhận thức về tu
gom rác thải sinh
hoạt tại nguồn

T6, 2010

Tài chính,
phương
tiện/vật tư


T7, 2010

Phòng họp

T7-T11,
2010
T12, 2010

Xe máy
Mượn sân ủy
ban

Nguồn nhân
lực

Chịu trách
nhiệm chính

Dương,
Phương, Tuấn

Dương

Dương,
Phương, Tuấn
Dương,
Phương, Tuấn
UBND Xã
Đoàn thanh

niên
Hội phụ nữ
Hội sinh viên

Phương
Tuấn
UBND Xã

2.4 Thực hiện kế hoạch
Sau khi bàn kế hoạch được xây dựng, ban quản lý phải chuẩn bị và làm việc trực tiếp với
người dân địa phương để điều chỉnh kế hoạch sao cho hợp lý và phù hợp với nguyện
vọng của dân. Về mặt nguyên tắc, thực hiện kế hoạch bao gồm 3 bước từ khâu chuẩn bị,
triển khai lập kế hoạch tại địa phương và khâu giám sát đánh giá (Nguyễn Quốc Bình.
2006).
(1) Chuẩn bị,
• Nhân lực, thời gian, nguyên vật dụng, tài chính,
• Địa điểm, các thủ tục hành chính,…
(2) Lập kế hoạch tại địa phương
• Tạo cơ hội cho người dân hiểu và cùng thực hiện,
• Dựa trên tiềm lực của địa phương
(3) Giám sát và đánh giá
• Tiêu chí đánh giá,
• Thời gian đánh giá
• Nhân lực đánh giá
Bộ công cụ trong PRA được trình bày tại hình 4 cho thấy tính đa dạng của bộ công cụ và
chức năng của từng phương pháp thu thập thông tin. Độc giả có thể tham khảo thêm các
hướng dẫn áp dụng phương pháp tại cuốn sổ tay lập kế hoạch và quản lý môi trường
(TOTEPAM) và chuyên đề về một số phương pháp xác định vấn đề môi trường trong
tuyển tập này.


10


Dòng
lịch sử
Sơ đồ
Phác thảo

Lịch
thời vụ

Lát cắt

Phỏng vấn
cấu trúc

Ma trận

Nghỉ
Qua đêm

Quan sát

Chụp ảnh

SWOT

Xếp hạng
mức sống
Phỏng vấn

bán cấu
trúc

Liệt kê
tự do

Xếp hạng
điều kiện
môi
trường

Sơ đồ
Venn

Nhập cuộc

La cà

Hình 4. Bộ công cụ của PRA
(Nguồn: Nguyễn Quốc Bình. 2006)
2.5 Phân tích tầm quan trọng và mức độ tham gia
Như đã đề cập ở các mục trên, mức độ tham gia của cộng đồng phụ thuộc vào nội dung,
mục đích yêu cầu của dự án hay chương trình. Người ta thường sử dụng bộ công cụ
SWOT (phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức), sơ đồ Venn, hoặc ma trận để
xác định tầm quan trọng và đối tượng tham gia. Hình 5 trình bày ví dụ xác định các đối
tượng tham gia thu gom rác thải sinh hoạt tại nguồn. Như vậy thu gom rác thải sinh hoạt
tại nguồn được thực hiện chủ yếu bởi các hộ gia đình, được sự ủng hộ của hội phụ nữ và
các đoàn thể. Công ty môi trường đô thị, UBND Xã và tư thương cần phải thể hiện sự
quan tâm hơn trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại nguồn.


11


Cao

Tưthương
thương

Đoàn
Đoànthanh
thanhniên
niên

Cộng
Cộngđồng
đồng

Hội phụ nữ
Hộ gia đình

Tầm
quan
trọng

UBND Xã

Hội cựu
chiến binh
gia đình


Thấp

Môi
Môitrường
trườngđô
đôthị
thị

Mức độ tham gia

Cao

Hình 5: Xác định các đối tượng tham gia thu gom rác thải sinh hoạt tại nguồn
(Nguồn: phỏng theo Nguyễn Quốc Bình. 2006)
2.6 Xác định hoạt động cần ưu tiên
Một trong những nội dung quan trọng trong lập kế hoạch là họp cộng đồng và thảo luận
các hoạt động cần ưu tiên giải quyết để lên kế hoạch. Tại nhiều địa phương, các vấn đề
bức xúc về môi trường rất đa dạng, nhưng nguồn kinh phí triển khai giải quyết vấn đề
thường xuyên không đủ. Do vậy, cộng đồng thảo luận cùng với sự tham gia của cán bộ
dự án hoặc cộng đồng tự thảo luận dưới sự điều hành của ban quản lý xã, phường để xác
định việc nào lên làm trước để lên kế hoạch. Bảng 3 trình bày ví dụ về ma trận so sánh
cặp giữa các lĩnh vực môi trường tại vùng nông thôn phía Bắc Việt Nam. Các cặp lĩnh
vực môi trường sẽ được so sánh hơn kém trong bảng ma trận với các chỉ tiêu theo hàng
dọc và hàng ngang. Tất cả chỉ tiêu theo hàng ngang sẽ so sánh trực tiếp theo hàng dọc.
Bảng ma trận có đặc thù đối xứng các kết quả theo đường chéo của bảng do vậy người ta
chỉ sử dụng một nửa bảng số liệu theo đường chéo để điền số liệu theo kết quả thảo luận
của nhóm hoặc cộng đồng. Nếu nước sạch nông thôn (NSNT) quan trọng hơn Quản lý
chất thải chăn nuôi thì chữ ở ô tương ứng sẽ là Nước sạch nông thôn (NSNT). Kết quả
thảo luận được trình bày ở bảng 3 cho thấy “Nước sạch nông thôn” cần được giải quyết
đầu tiên, sau đó đến hệ thống thoát nước của địa phương.

Bảng 3. Ma trận xác định các hoạt động cần ưu tiên
Lĩnh vực
môi trường
Nước sạch
nông thôn

Nước sạch
nông thôn

Quản lý chất
thải chăn
nuôi

Quản lý hóa
chất bảo vệ
thực vật

An toàn
thực phẩm

Hệ thống
thoát nước

NSNT

NSNT

NSNT

NSNT


12

Điểm xếp
hạng
4


(NSNT)
Quản lý
chất thải
chăn nuôi
(QLCN)
Quản lý
hóa chất
bảo vệ thực
vật
(HCBVTV)
An toàn
thực phẩm
(ATTP)
Hệ thống
thoát nước
(Kênh)

QLCN

QLCN

Kênh mương


2

ATTP

Kênh mương

0

Kênh mương

1
3

2.7 Xác định vấn đề
Cây vấn đề được sử dụng để xác định và chia sẻ giữa các bên liên quan về nguyên nhân
gây ra các vấn đề môi trường. Hình 6 trình bày ví dụ một số nguyên nhân quản lý rác thải
kém hiệu quả tại một địa bàn A. Nguyên nhân do cộng đồng xác định ban đầu có thể là
do nhận thức của dân, xử lý chưa nghiêm, địa bàn rộng và nhân lực mỏng. Tuy nhiên, các
chuyên gia có thể thấy một số nguyên nhân trong hình 6 chưa được đề cập tới và hình 6
cần được điều chỉnh lại với nguyên nhân bổ sung như: mật độ dân số quá cao, địa hình
phức tạp, đa dạng các loại hình sản xuất, v.v. Người dân sẽ xem và góp ý cho sơ đồ được
điều chỉnh. Với cách làm như vậy, toàn bộ bức tranh về các nguyên nhân quản lý rác thải
kém hiệu quả được xác định. Từ cây vấn đề (hình 6), người ta xây dựng cây mục tiêu
nhằm quản lý rác thải hiệu quả hơn với các hành động nhằm giảm thiểu các nguyên nhân
đã xác định: (i) đào tạo nâng cao nhận thức; (ii) đào tạo nâng cao năng lực; (iii) phát huy
sự tham gia của người dân; (iv) xây dựng hương ước, nội quy bảo vệ môi trường của địa
phương; (v) xây dựng phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

13



Quản lý rác thải
kém hiệu quả

Nhân lực
mỏng

Địa bàn rộng

Biên chế thu
gom rác ít

Không huy
động người dân
tại chỗ

Không có
chuyên môn

Xử lý chưa nghiêm

Luật chưa cụ thể

Người dân chưa có ý thức,
nhận thức còn hạn chế

Thực hiện luật
chưa nghiêm


Năng lực yếu

Chủ trương
chưa có

Nghiệp vụ yếu

Chưa được đào
tạo

Hình 6. Nguyên nhân quản lý rác thải kém hiệu quả tại địa bàn A.
Ví dụ 2: Lập kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Nha xá, Duy Tiên, Hà
Nam (Trần Xuân Đoàn, 2009)
Nha Xá là một làng nghề truyền thống tại tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, Nha Xá nằm trong
quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
“Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” (Hộp 2). Chi
cục BVMT Hà Nam đã phối hợp với người dân thành lập Ban quản lý dự án. Ban này có
trách nhiệm lập kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Nha Xá với nguồn kinh
phí do Đại Sứ quán Đan Mạch tài trợ và kinh phí do người dân đóng góp.
Hộp 2. Làng nghề Nha Xá và các vấn đề môi trường
Giới thiệu làng nghề Nha xá
Nha Xá là một làng nghề dệt lụa truyền thống thuộc xã Mộc Nam, Duy Tiên, Hà
Nam. Tổng diện tích làng Nha Xá: 51,11 ha. Dân số của làng nghề Nha Xá khoảng
787 người; 250 hộ trong đó có 26 - 28 hộ làm nghề dệt nhuộm, tỷ lệ hộ nghèo: 4,8%,
thu nhập bình quân đầu người: 4,8 triệu đồng/người. Ngành nghề chính tại Nha Xá là
nghề Dệt nhuộm và sản xuất nông nghiệp. Số máy dệt 282 máy dệt các loại (máy
hàng hoa, đầu cò, kiếm và máy trơn), lưu lượng nước thải khoảng 1.110 m3/tháng
Mô tả dự án
• Nha Xá nằm trong quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng”
• Nước thải sản xuất của làng nghề Nha Xá gây ô nhiễm môi trường nước ao, hồ
(có nơi nồng độ COD tăng 12 lần, nồng độ Pb tăng 1,8 lần, nông độ Cd tăng 1,65
lần so với tiêu chuẩn cho phép.
• Nha Xá chưa có hệ thống cống rãnh thoát nước trong thôn, mô hình xử lý nước
thải không hiệu quả.

14


• Kinh phí thực hiện dự án: 1.000.000.000 đồng.
Vấn đề môi trường
• Toàn bộ hệ thống ao chứa nước thải dệt nhuộm của làng Nha Xá bị ô nhiễm.
• Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp & chất lượng nước sinh hoạt của người dân
ở trong làng.
(Nguồn: Trần Xuân Đoàn (2009), chi cục bảo vệ môi trường Hà Nam)
Ban quản lý dự án tiến hành họp dân để sang lọc các tác động và lựa chọn theo thứ tự ưu
tiên (Bảng 4). Như vậy, nước thải từ quá trình dệt nhuộm cần được tập trung xử lý đồng
hành với các xử lý về chất thải rắn và tiếng ồn. Tuy nhiên Ban quản lý đặt ra hướng giải
quyết xử lý nước thải tập trung và quy hoạch một khu sản xuất riêng nhằm hạn chế ảnh
hưởng tới sinh hoạt của người dân.
Bảng 4. Sàng lọc quy mô và mức độ tác động ứng với kế hoạch giảm thiểu tại Nha
Xá, Hà Nam
Nguồn gây
Quy mô và mức độ tác động
Các vấn đề liên quan trong
tác động
kế hoạch giảm thiểu
Nước thải


Tiếng ồn
Chất thải rắn

Chứa nhiều hoá chất (phẩm
nhuộm, chất hoạt động bề mặt...)
Độ màu, chất rắn lơ lửng lớn.
COD lớn từ 80 -18.000mg/l...
Người dân phàn nàn về tiếng ồn
do máy móc tạo ra
Mức độ ảnh hưởng không lớn
nhưng cũng cần có biện pháp
kịp thời xử lý

Nước thải dệt nhuộm có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường
nước rất lớn
Môi trường không khí
Gây mất cảnh quan, ảnh hưởng
môi trường đất, nước

Nguồn: Trần Xuân Đoàn, 2009
Tham khảo ý kiến cộng đồng và các bên có liên quan
Mỗi phương pháp tham khảo ý kiến cộng đồng đều có sở trường và sở đoản như: không
phải tất cả mọi người đến đọc yết thị (thông báo) ở UBND xã hay nhà văn hóa thôn; một
số người không có mặt ở địa phương để nghe phát thanh; điều tra phỏng vấn sẽ gây ra tốn
kém về thời gian và công sức; một số người sẽ vắng không đi họp hoặc sẽ không tham
gia phát biểu mặc dù có đi họp cộng đồng. Ban Quản Lý dự án tại Nha Xá đã sử dụng rất
nhiều phương pháp áp dụng để xin ý kiến của cộng đồng để nâng cao độ tin cậy (Bảng
5).
Bảng 5. Tham khảo ý kiến cộng đồng Nha Xá và các bên có liên quan

Phương pháp

Triển khai thực hiện

Yết thị cho nhân dân

Dán yết thị tại UBND xã, nhà văn hoá thôn

Thông báo trên
đài phát thanh

Trong các buổi phát thanh của thôn, xã, huyện

15


Phương pháp

Triển khai thực hiện

Điều tra

Cán bộ chuẩn bị bảng hỏi:
+ Hỏi trực tiếp hộ gia đình: hộ không sản xuất và có
sản xuất
+ Phỏng vấn trực tiếp cán bộ xã
+ Gửi bảng hỏi cho các tổ chức của thôn, xã
+ Tổ chức các buổi họp tại nhà văn hoá thôn mời
người dân và đại diện cho các hội (cựu chiến binh,
phụ nữ, đoàn thanh niên...)

Nguồn: Trần Xuân Đoàn. 2009

Họp cộng đồng

Lấy mẫu phân tích và kế hoạch giảm thiểu
Dưới sự tư vấn của chi cục BVMT Hà Nam, Ban Quản Lý dự án đã yêu cầu Trung tâm
Quan trắc, phân tích Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu nước, không khí phân tích và xử
lý số liệu: pH: 9 -12; COD: 1000-3000mg/l; Độ mầu: 10.000Pt-Co; Căn lơ lủng: 2000
mg/l; chỉ tiêu về tiếng ồn vượt mức quy định. Căn cứ từ các số liệu phân tích, phân tích
thông tin điều tra từ nhân dân và nguồn ngân sách, Ban Quản lý dự án liệt kê các biện
pháp xử lý và chọn lựa chọn biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất.
Hương ước
Tuy trong hương ước của làng, bảo vệ môi trường là một điểm qui định, vệ sinh môi
trường là một tiêu chí đánh giá công nhận làng văn hóa sức khỏe, nhưng với công nghệ
sản xuất lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ bé, tự phát, xưởng sản xuất nằm xen kẽ với khu dân
cư như hiện nay, người dân có muốn cũng không thể thực hiện được hương ước.
Khả năng tiếp cận các hệ thống xử lý
Mặc dù Ban quản lý dự án đã lập kế hoạch quản lý môi trường làng nghề Nha Xá (Hộp
3), nhưng trước tình hình chưa thể xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, biện pháp tạm
thời của xã Mộc Nam là yêu cầu các hộ khi tẩy phải có bể lọc thấm. Nhưng chỉ được một
thời gian, bể lọc không còn tác dụng nữa. Mặc dù vào năm 2001, xã Mộc Nam đã xây
dựng 2 trạm xử lý (dành cho nhóm hộ gia đình) nhưng không phát huy được hiệu quả bởi
chi phí cho việc xử lý nước thải khiến chi phí sản xuất bị đội lên (trong khi thu nhập tại
làng chỉ từ 500.000-700.000 đồng).
Hộp 3. Lập đề án/Kế hoạch Quản lý môi trường làng nghề Nha Xá







Bước 1: Tổ chức Họp dân: Đại diện những hộ làm nghề dệt nhuộm, đại diện chính
quyền xã, chi cục bảo vệ môi trường và xây dựng lộ trình, kế hoạch di dời.
Bước 2: Thực hiện theo chiến lược/đề án và kết quả họp dân: (i) Hạn chế sản xuất;
(ii) Quy hoạch một khu xử lý chất thải dệt nhuộm tập trunǵ
Bước 3: Từng bước di dờị các hộ vào khu quy hoạcḥ.
Bước 4: Tiến hành xử lý môi trường tại địa bàn dân cư.
Bước 5: Thực hiện việc giám sát và quan trắc môi trường tại khu quy hoạch và nơi
dân cư.
Nguồn: Trần Xuân Đoàn. 2009
16


Một số giải pháp xử lý chất thải tại Nha Xá
Do tình hình môi trường tại Nha Xá đang diễn ra tương đối nghiêm trọng (ô nhiễm nguồn
nước), chi cục BVMT Hà Nam từng bước áp dụng một số giải pháp cấp bách sau:
- Bắt buộc áp dụng việc xây dựng hệ thống xử lý:
+ Di dời các hộ sản xuất tẩy chuội và nhuộm ra nơi tập trung.
+ Nhà nước hỗ trợ xây dựng HT xử lý nước thải tập trung,
+ Khuyến khích áp dụng giải pháp xử lý cục bộ khí thải, nước thải, chất thải rắn.
- Tuyên truyền:
+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý môi trường.
+ Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của người dân.
- Các giải pháp khuyến khích:
+ Khuyến khích sản xuất sạch hơn, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý các
chất thải làng nghề;
+ Khuyến khích xã hội hoá công tác BVMT làng nghề: Lồng ghép nội dung BVMT vào
hương ước làng xã;
+ Khuyến khích tăng cường đầu tư tài chính:
 Xây dựng cơ sở hạ tầng (xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, hệ thống xử lý

nước thải tập trung…);
 Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, ứng dụng sản xuất sạch hơn;
 Cho vay ưu đãi, giảm thuế đối với các cơ sở đầu xử lý nước thải, khí thải;
 Hỗ trợ kinh phí hoạt động quan trắc môi trường;
+ Đa dạng hoá nguồn đầu tư: Nguồn ngân sách nhà nước, tự đầu tư của cơ sở sản xuất,
vốn ODA, Quỹ BVMT, phí BVMT, tài trợ của tổ chức quốc tế…
Kế hoạch giám sát-quan trắc
Một bản kế hoạch giám sát và quan trắc đã được xây dựng tại Nha Xá như sau:
- Quan trắc nước thải, không khí trong xưởng sản xuất, môi trường khí xung quanh và
nước mặt
- Các thông số quan trắc môi trường nước: BOD,COD, Chất rắn lơ lửng, độ đục, độ
mầu, tổng N, tổng P, Kim loại nặng
- Thời gian và tần suất quan trắc:04 lần/năm
- Dự trù kinh phí cho quan trắc môi trường
Tổ chức thực hiện
Bản kế hoạch nào cũng có phần tổ chức thực hiện nếu rõ trách nhiệm của từng thành
viên, tổ chức tham dự. Tại Nha Xá, trách nhiệm được phân công như sau:
- Trách nhiệm của các nhà quản lý:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ UBND huyện Duy Tiên (Phòng Tài nguyên và Môi trường) .
+ UBND xã Mộc Nam .
- Trách nhiệm của các hộ gia đình: Hộ dệt nhuộm và hộ không dệt nhuộm.
- Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng các công trình xử lý giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.

17


Kết luận
Xã hội hóa môi trường là việc làm cần thiết, nhưng mức độ tham gia của cộng đồng còn

phụ thuộc vào dạng dự án, kinh phí và nhu cầu thực tiễn. Các giải pháp, trình tự các bước
thực hiện phải theo logic hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo sự hài hòa với quy hoạch kinh
tế-xã hội tổng thể và nhu cầu của địa phương. Thông thường một chu trình lập kế hoạch
môi trường có sự tham gia của cộng đồng nên thực hiện theo các bước sau: (i) xác định
vấn đề và nhu cầu của địa phương có sự tham gia; (ii) xác định các tổ chức và cá nhân
liên quan; (iii) họp và trao đổi với cộng đồng tạo ra sự nhất trí; (iv) đề ra mục tiêu của kế
hoạch môi trường và (v) triển khai thực hiện kế hoạch. Như vậy, bản kế hoạch môi
trường chỉ đạt được sự thành công khi nó có sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng và của
tất cả các đối tượng liên quan đến địa bàn hoặc đơn vị cần lập kế hoạch quản lý môi
trường.
Tài liệu tham khảo
Ashby, J.A., Quiros, C.A., Riversa Y.M. (1987). Tham dự của nông dân trong các cố
gắng. Hành chính nông nghiệp. (Nghiên cứu và triển khai) Network discussion paper
22.ODI, London.
Nguyễn Quốc Bình (2006). Lập kế hoạch tổ chức quản lý lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng
đồng. Bộ môn Nông Lâm Kế Hợp và Lâm nghiệp Xã Hội, khoa Lâm nghiệp, trường Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Trần Xuân Đoàn (2009). Bài giảng lập kế hoạch quản lý môi trường Hà Nam. Chi Cục
BVMT Hà Nam.
Marc P. Lammerink & Ivan Wolffers (2001). Một số ví dụ chọn lọc về nghiên cứu tham
dự. Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (VNRP); tài liệu dịch.
Nghị quyết số 41-NQ/T.Ư Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày 6.11.2006.
SREM
(2006).
Cách
xây
dựng
dự
án

theo
khung
/>
“logic”.

Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Văn Song (2011). Sổ tay lập kế hoạch và
quản lý môi trường. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Câu hỏi ôn tập
Hãy nêu vai trò của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam?
Cộng đồng là ai? Vì sao cần có sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch môi
trường?
Các trường hợp có sự tham gia trong công tác bảo vệ môi trường?
Chu trình lập kế hoạch có sự tham gia gồm những bước nào?
Những lưu ý trong quá trình lập kế hoạch?
Phân biệt sự khác biệt các hành động của dự án liên quan đến giảm thiểu, ngăn ngừa,
khắc phục và bảo tồn?
PRA được áp dụng trong các trường hợp nào?
18


8. Các bước thực hiện PRA?

9. Kế hoạch họp dân sẽ được xây dựng và phát triển theo các bước nào?
10. Xây dựng sơ đồ cây vấn đề và cây mục tiêu giảm thiểu hiện tượng xâm thực mặn ven
biển miền trung?
11. Thiết kế ma trận lựa chọn theo thứ tự ưu tiên?
12. Đặc thù của kế hoạch giám sát và quan trắc là gì?

19



×