Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Du lịch biển và môi trường tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.81 KB, 34 trang )

Lời nói đầu
Phát triển du lịch biển là đòi hỏi tất yếu của ngành du lịch nước
ta (du lịch biển chiếm 70% doanh thu toàn ngành).. . Câu hỏi
được đặt ra là: Hiện nay, du lịch biển của nước ta đã phát triển như thế
nào? Liệu phát triển du lịch biển có ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên
không? Và nếu có thì làm thế nào để khắc phục? Do đó , đề án này được
làm với mục đích : phân tích thực trạng phát triển du lịch biển và nêu
những ảnh hưởng của nó tới môi trường tự nhiên , từ đó đề xuất ra một
số giải pháp.
Tuy nhiên , trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, em
rất mong nhận được sự góp ý và chỉnh sửa của cô .
Sinh viên
Vũ Thu Hải
1
Chương I.Cơ sở lý luận về du lịch biển và môi trường
tự nhiên
1. Khái niệm về du lịch biển
Trước khi đưa ra định nghĩa về du lịch biển thì chúng ta phải
hiểu rõ như thế nào là hoạt động du lịch. Có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về du lịch của nhiều tác giả.Mỗi một khái niệm xuất phát từ những
quan điểm khác nhau.
Định nghĩa về du lịch đầu tiên xuất hiện tại Anh vào năm 1811
coi sự giải trí là động cơ chính: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa
lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí.”
Hai người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch là giáo
sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf đưa ra định nghĩa như sau:
“Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các
cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc
lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt
động kiếm lời”. Như vậy, một người được coi là đi du lịch khi họ không
lưu trú tại nơi đến lâu dài và không tới vì mục đích kiếm tiền đồng thời


phải có các mối quan hệ phát sinh từ việc di chuyển và lưu trú với cư dân
địa phương đến. Định nghĩa đã được sử dụng làm cơ sỏ cho môn khoa
học du lịch. Ngày nay, nó vẫn dược dùng để giải thích từng mặt và cả
hiện tượng kinh tế du lịch bởi các nhà kinh tế. Mặc dù định nghĩa này đã
mở rộng và bao quát đầy đủ hơn hiện tượng du lịch nhưng nó chưa nêu
được đặc trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và của mối quan hệ du
lịch. Nó còn bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian, tổ
chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch.
2
Định nghĩa về du lịch của Michael Coltman lại nêu khá đầy đủ
về các thành phần liên quan tới hoạt động du lịch: “Du lịch là sự kết họp
và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao
gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính
quyền nơi đón khách du lịch.”
Tại Hội nghị quốc tế và thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn
ra vào tháng 6/1991, du lịch được định nghĩa là: “hoạt động của con
người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên
của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được
các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là
để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Định
nghĩa trên đây đã nêu rõ quy định về địa điểm, thời gian, mục đích của
hoạt động du lịch.
Dựa trên những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên
thế giới và ở Việt Nam gần đây, khoa Du lịch và Khách sạn (Trường Đại
học kinh tế Quốc dân Hà Nội) đã đưa ra một định nghĩa tổng hợp cả về
góc độ kinh tế và kinh doanh: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm
các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và
dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu
trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách

du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội
thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.”
Như vậy, du lịch là hoạt động gồm nhiều thành phần tham gia,
vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa
xã hội.
Từ việc tìm hiều khái niệm về du lịch, ta đưa ra định nghĩa khái
quát về du lịch biển như sau:
3
Du lịch biển là một loại hình du lịch gắn liền với việc sử dụng
tài nguyên biển.
Tài nguyên biển trong du lịch bao gồm: bãi biển, đảo, hang động
và loại sinh vật biển(như tôm, cua, cá, san hô…)v..v được sử dụng cho việc
thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch: giải trí, thăm quan, khám phá,ăn
uống…
Du lịch biển có rất nhiều hình thái.
Nếu phân loại theo mục đích chuyến đi biển thì du lịch biển
gồm các loại hình: du lịch nghỉ biển(chủ yếu để chữa bệnh), du lịch tắm
biển, du lịch ngắm cá voi (thường diễn ra ở Đông Bắc và Tây Nam Đại
Tây Dương, Đông Bắc và Tây Nam Thái Bình Dương, Tây Nam Ấn Độ),
du lịch câu cá…
Dựa vào loại phương tiện vận chuyển khách du lịch thì du lịch
biển có: du lịch tàu biển(các loại tàu cỡ lớn, sang trọng), du lịch thuyền
buồm,…
Dựa vào đối tượng khách, du lịch biển gồm: du ngoạn trên biển,
du lịch bãi biển, …
2.Điều kiện phát triển du lịch biển
Để phát triển du lịch thì mỗi vùng, mỗi đất nước phải có hệ
thống các điều kiện cần thiết. Đối với loại hình du lịch biển thì nó cũng
cần phải có những điều kiện như sau để phát triển: điều kiện tài nguyên
du lịch thiên nhiên, điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch.

2.1Điều kiện về tài nguyên du lịch
Không phải đất nước nào, địa phương nào cũng được thiên
nhiên ban cho những điều kiện tự nhiên giống nhau. Các điều kiện càng
đặc biệt thì càng thu hút khách nhiều hơn. Tuy nhiên, khả năng sáng tạo
4
của con người là vô hạn, con người cũng có thể tạo ra tài nguyên du lịch
độc đáo thu hút khách du lịch đến cho dù nơi họ ở không có những ưu thế
về điều kiện tự nhiên. Vì vậy tài nguyên du lịch gồm có hai loại : tài
nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
2.1.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự
nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai
thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết
cho sự tồn tại của xã hội loài người. Ví dụ như: đất, nước, không khí, …
Ở đây, tài nguyên thiên nhiên du lịch biển chính là toàn bộ các
giá trị vật chất có sẵn trong lòng biển, và có liên quan tới biển có thể khai
thác phục vụ cho du lịch. Cụ thể như: bãi biển, đảo, hang động và loại
sinh vật biển(như tôm, cua, cá, san hô…)v..v
Các điều kiện tự nhiên đóng vai trò là tài nguyên thiên nhiên về
du lịch biển là: khí hậu; động, thực vật; vị trí địa lý và địa hình. Mỗi điều
kiện này có những đặc trưng riêng để có thể phát triển du lịch biển.
Khí hậu
Những điều kiện khí hậu mà phù hợp cho việc phát triển loại
hình du lịch biển bao gồm:
Thứ nhất, số ngày mưa tương đối ít (5 – 8 ngày/tháng) vào thời
vụ du lịch. Vào mùa du lịch, tại đất nước hoặc địa phương du lịch phải ít
mưa tức là tương đối khô. Vào ngày mưa, thời tiết cản trở du khách đi
tắm biển hoặc đi tham quan biển, thực hiện các hoạt động giải trí ngoài
bãi biển. Và như vậy, một ngày đã bị hao phí trong chuyến du lịch.
Thứ hai, số giờ nắng trung bình trong ngày cao (9 – 11

tiếng/ngày). Trong du lịch biển, du khách rất thích nơi có nhiều ánh nắng
5
mặt trời bởi đó là điều kiện thuận lợi để đi du ngoạn biển và họ có thể
tắm nắng nhiều. Tắm nắng điều độ đem lại nhiều lợi ích: ánh nắng diệt
các vi khuẩn gây bệnh, làm tăng độ bền vững của cơ thể chống lại sự
nhiễm trùng tạo ra vitamin D cần thiết cho sự phát triển hệ xương (thiếu
vitamin D trẻ em dễ bị bệnh còi xương).
Thứ ba, nhiệt độ ngày không quá cao từ 24
0
C -32
0
C. Mặc dù du
khách luôn chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhưng nhiệt độ
quá cao cũng làm họ khó chịu, không cho phép họ thực hiện các hoạt
động vui chơi ngoài trời. Về đêm, khách du lịch yêu thích những nơi mát,
thuận lợi cho việc đi dạo mát, giải trí, nghỉ ngơi và ngủ được ngon giấc.
Thứ tư, nhiệt độ nước biển ôn hòa. Nhiệt độ nước biển từ 20
0
C
đến 30
0
C được coi là thích hợp nhất đối với khách du lịch tắm biển còn
dưới 20
0
C và trên 30
0
C là không thích hợp. Bởi khi nhiệt độ nước biển
thấp sẽ khiến du khách dễ bị nhiễm lạnh còn cao quá lại làm cho họ khó
chịu, có thể gây hại cho da vì một số chất có trong nước biển ở nhiệt độ
cao có thể xảy ra phản ứng hóa học gây kích ứng da.

6
Động thực vật đa dạng
Khi có hệ động thực vật đa dạng, điểm đến sẽ thu hút nhiều
khách đến thưởng thức, tìm hiểu khám phá những loại mà họ chưa từng
nhìn thấy. Nếu điểm đến chỉ có bãi biển đẹp, không có hệ sinh thái phong
phú sẽ ít hấp dẫn khách hơn. Ngày nay,việc đi tắm biển đã trở thành phổ
biến, bình thường, khách có xu hướng thích đi tắm biển kèm các dịch vụ
đi khám phá rặng san hô, lặn biển…
Vị trí địa lý
Đây cũng là một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch biển. Vị trí địa
lý ảnh hưởng tới quyết định của du khách tới một bãi biển cho dù nó đẹp
tới đâu. Nếu khoảng cách từ điểm du lịch đến nguồn gửi khách du lịch xa
sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, thời gian đi lại nhiều sẽ tạo
cho khách sự mệt mỏi. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học hiện đại
ngày nay, khoảng cách không còn là vấn đề lớn. Vận tải hàng không đã
góp phần rất lớn trong giải quyết khó khăn đi lại tới những vùng xa xôi.
7
Một điều khách còn lưu ý ở đây đó là vị trí của vùng biển đến
nằm tại khu vực vỏ Trái Đất ổn định hay không. Thảm hoạ Sóng thần Ấn
Độ Dương năm 2004, được biết đến trong cộng đồng khoa học như là
Cơn địa chấn Sumatra-Andaman, là một trận động đất xảy ra dưới đáy
biển lúc 00:58:53 UTC (07:58:53 giờ địa phương) ngày 26 tháng 12 năm
2004. Trận động đất kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần chết người lan
toả khắp Ấn Độ Dương, cướp sinh mạng một số lượng lớn cư dân và tàn
phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn
Độ, Thái Lan và những nơi khác. Sóng thần xảy ra thường xuyên hơn
trong vùng biển Thái Bình Dương do ảnh hưởng của các cơn địa chấn
thuộc “Vành đai lửa”- đây là khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất...
WTTC đã công bố những hậu quả thống kê được từ thảm họa sóng thần
tháng 12/2004 trong đó 3 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất: Maldives,

Sri Lanka và Thái Lan:
*Tại Maldives, xuất khẩu du lịch giảm 29,9 % trong năm 2005.
*Tại Sri Lanka, xuất khẩu du lịch giảm 21,4 % trong năm 2005.
*Tại Thái Lan, xuất khẩu du lịch giảm 22,8 %.
Địa hình
Địa hình của một địa phương là những đặc điểm về phần mặt
đất với các yếu tố trên bề mặt của nó như dáng đất, chất đất, thủy hệ, lớp
thực vật, đường giao thông, điểm dân cư, các địa vật...
Một địa phương được gọi là có địa hình phong phú khi địa
hình địa phương này có nhiều loại :sông hồ, rừng, biển, núi…Và du
khách có xu hướng tìm đến những nơi này nhiều hơn vì họ có thể khám
phá nhiều điều mới mẻ. Đối với du lịch biển, khách thường thích đến
8
những vùng biển có nhiều loại đảo, hang động hoặc núi.Một ví dụ về sự
đa dạng địa hình là vịnh Hạ Long:
Vịnh nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là
một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị
xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh
giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường
bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106
o
58' - 107
o
22' kinh độ Ðông và
20
o
45' - 20
o
50' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km
2

gồm 1969 hòn đảo
lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.
Ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng
Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long
chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên, khẳng định giá trị mang
tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Chính nhờ sự
công nhận này mà du khách quốc tế đến Quảng Ninh nhiều hơn trong
những năm qua. Lấy ví dụ về số liệu thống kê của tỉnh Quảng Ninh trong
tháng 5 năm 2005(web:easyvn.com ): Lượng khách du lịch đến Quảng
Ninh trong dịp 30/4 và 1/5/2005 đã tăng mạnh. Theo thống kê từ Sở Du
9
lịch Quảng Ninh, trong 4 ngày từ 30/4 - 3/5/2005, tổng khách du lịch đến
Quảng Ninh ước khoảng 80.000 lượt khách, trong đó khách đi thăm Vịnh
Hạ Long chiếm gần 40.000 lượt khách.
2.1.2Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên nhân văn là các giá trị về vật chất và tinh thần con
người tạo ra. Nó bao gồm: các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính
trị và kinh tế. Chúng có sức hút đặc biệt đối với du khách. Các giá trị lịch
sử và văn hóa thu hút những du khách có nhu cầu tham quan nghiên cứu.
Các phong tục tập quán cổ truyền (phong tục lâu đời, cổ lạ) luôn là tài
nguyên có sức thu hút cao với du khách. Đối với các thành tựu kinh tế thì
du khách có nhu cầu tìm hiểu,chứng kiến tận mặt, so sánh với kinh tế quê
hương.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, con người đang dần
tự tạo ra những bãi biển độc đáo không kém với các bãi biển thiên tạo.
Điển hình là khu nghỉ dưỡng Đảo cọ ở Dubai thuộc Các tiểu vương quốc
Ả-rập thống nhất. Dự án ''The Palm Islands'' - Đảo Cọ là kế hoạch xây
dựng nhóm hòn đảo nhân tạo hình cây cọ lớn nhất thế giới. Nó bao gồm 3
nhóm đảo nhỏ là Palm Jumeriah, Palm Jebel Ali và Palm Deira.Công
trình nhân tạo này được quảng cáo là có thể nhìn thấy từ mặt trăng. Đảo

có hình dáng của một cây cọ với 17 tán khổng lồ được dựng lên bởi
những tấm bảo vệ dài 12 km. Khi hoàn thành, khu nghỉ dưỡng sẽ có tới
2000 khu biệt thự, 50 khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm, rạp chiếu
phim và các công trình tiện nghi khác.
10
Hình ảnh đầu tiên được các phi hành gia chụp từ máy ảnh cầm
tay vào năm 2003 cho thấy đường viền bao quanh đảo cọ gần như sắp
hoàn tất. Cho tới nay, đảo đã sử dụng hơn 50 triệu tấn cát để có thể nổi
trên mặt biển. Đảo cọ là công trình cuối cùng trong 3 công trình mở rộng
được thiết kế để biến bờ biển Dubai trở thành thủ phủ vùng duyên hải và
điểm đến du lịch. Trong tương lai, đảo ước tính sẽ có khoảng 500,000 cư
dân sinh sống.
2.2Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch
Một bãi biển có đẹp tới đâu nhưng không có cơ sở vật chất hạ
tầng thì khách cũng không thể tới du lịch. Nói như vậy, vì:
Cơ sở vật chất hạ tầng: bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
và cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ nhà cửa và phương
tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách
du lịch như: khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá,… do cơ sở
du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của bản thân.
11
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là toàn bộ phương tiện
vật chất do xã hội xây lên để thỏa mãn nhu cầu khách du lịch . Nó cũng
bao gồm hệ thống điện nước, đường sá, sân bay, bến cảng, hệ thống thông
tin viễn thông, rạp chiếu phim, bảo tàng, …Trong số đó, hệ thống giao
thông vận tải(đường không, đường bộ,…) có tầm quan trọng nhất đối với
du lịch.
Muốn phát triển du lịch biển không chỉ dựa vào tài nguyên du
lịch mà còn phải xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện và thu hút

khách du lịch tới.
2.3Một số tình hình và sự kiện đặc biệt
Thông qua việc tổ chức các sự kiện đặc biệt, hình ảnh của vùng
biển sẽ được tuyên truyền quảng cáo miễn phí. Và nếu các sự kiện được
tổ chức vào những thời điểm ngoài mùa du lịch sẽ khắc phục được tính
thời vụ trong kinh doanh du lịch.
3.Khái niệm về môi trường tự nhiên
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ
thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng và
tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó
hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống
đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất,
điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà
chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra
trong chúng.
12
Từ này được sử dụng với ý nghĩa chuyên biệt trong các ngữ
cảnh khác nhau.Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là
tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác
động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì
thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao
gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. Ta cũng có
thể hiểu đây chính là môi trường tự nhiên.
4.Mối quan hệ giữa du lịch biển và môi trường tự nhiên
Như đã phân tích ở phần các điều kiện phát triển du lịch biển,
tự nhiên đóng vai trò khá lớn. Điều đó có nghĩa là tài nguyên thiên nhiên
tạo nên cơ sở để loại hinh du lịch biển phát triển. Nếu không có điều kiện
tự nhiên ban tặng thì đất nước hay vùng bất kỳ không thể nào phát triển

du lịch biển. Ví dụ như là một vùng hoang mạc thì không thể nào phát
triển du lịch biển. Do vậy, tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần để phát
triển du lịch biển của một vùng hay một đất nước.
13

×