Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Kiến Thức Liên Môn: Trở Về Cội Nguồn Dân TộcTìm Giải Pháp Phát Triển Con Người Toàn Diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.83 KB, 18 trang )

Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên
Trường THPT Triệu Quang Phục
Địa chỉ: xã Yên Phú- huyện Yên Mỹ- tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 03213965015
Email:
Thông tin về nhóm:
1. Nguyễn Phương Nhung:
Ngày sinh:15-4-2000
2. Vũ Thị Thu Hiền
Ngày sinh:14-12-2000

§Ò tµi:
TRỞ VỀ CỘI NGUỒN DÂN TỘC
TÌM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN

Hưng Yên, tháng 01 năm 2016

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

1


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

Vũ Thị Thu Hiền học sinh lớp 10A2, Nguyễn Phương Nhung học sinh lớp 10D1
Trường THPT Triệu Quang Phục- Yên Mỹ - Hưng Yên



TRỞ VỀ CỘI NGUỒN DÂN TỘC
TÌM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
1/ TÊN TÌNH HUỐNG: NGHIỆN GAME, LƯỜI HỌC ...VÀ HẬU QUẢ
KHÔN LƯỜNG
Câu chuyện xảy ra ở lớp học…
Hôm ấy, tại phòng học lớp 10a2, sau củng cố kiến thức cô dặn: tuần sau
lớp có tiết kiểm tra Văn tập trung. Các em về nhà ôn tập phần văn học dân gian.
Bài kiểm tra sẽ đề cập câu hỏi với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
thấp và vận dụng cao…
Trước giờ kiểm tra môn Ngữ văn, trong khi tất cả các bạn đang chăm chú
ôn lại bài thì một nhóm bạn trong đó có Quang, Tuấn và Hùng đang ngồi đùa
nghịch, tán gẫu với nhau.

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

2


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

- Quang nói: giờ sau kiểm tra Văn mà tôi chẳng thể học vì chơi game
nhiều quá…
- Tuấn tiếp lời: Ôi dào, có mỗi bài văn mà các cậu căng thẳng thế? Tôi
chơi game suốt, vừa ra quán phô tô chỉ mất có 5.000 đồng…chỉ cần xem đề
xong là…có tất….
Hùng trố mắt nhìn: Chúng mày đúng là cổ lỗ sĩ! Tao cũng chơi game
nhưng thời đại nào rồi ai còn sử dụng thứ ấy? Phô tô đề không phong phú đâu.
Vừa nói, Hùng vừa chỉ vào chiếc điện thoại trên tay Tuấn. Giờ kiểm tra chỉ cần
cái này search hỏi ông Google..ok!

Thế rồi, 2 bạn cứ ung dung ngồi đó.
Vào giờ kiểm tra, tất cả các bạn đã chuẩn bị sẵn sàng. Các bạn khác với
thái độ làm bài nghiêm túc nên đã làm tốt bài kiểm tra văn. Quang vắt óc nghĩ
và làm bài trung thực để không bị điểm kém nhưng sao quá khó…! Tuấn và
Hùng thì cẩn thận giấu chiếc điện thoại trong túi để chép tài liệu. Giờ kiểm tra
Văn vừa đọc đề, các bạn loay hoay sử dụng tài liệu. Mấy phút đầu, 2 bạn cứ loáy
ngoáy mãi vì không làm được, sau đó lợi dụng lúc thầy giáo không chú ý, các
bạn liền mở ngay chiếc điện thoại iphone 5 có kết nối mạng ra để chép. Nhưng
các bạn không ngờ rằng, mới chép được vài dòng thì đã bị thầy giáo phát hiện
và đánh dấu bài cả 2 bạn, không những vậy, thầy giáo còn tịch thu chiếc điện
thoại và báo cáo chuyện này lên hội đồng nhà trường.
Sau giờ kiểm tra, 2 bạn ấm ức vì bị bắt bài, quá nóng giận quay sang đổ
lỗi cho nhau, Hùng quát to:
-Tất cả là tại mày, ai bảo đã chép phao lại còn chép ngu, không biết giấu
cho cẩn thận lại còn để thầy bắt được, lại còn bị báo cáo lên hội đồng trường có
mà hạnh kiểm yếu mất. Tuấn mặt đỏ bừng, cũng nói to:
-Mày tưởng tao dễ chịu lắm à, tao còn thiệt hơn mày. Tao còn bị thu mất
cái điện thoại kia kìa. Vòi mãi, mẹ tao mới mua cho. Bây giờ thế này, bố mẹ tao
mà biết thì chỉ còn nước xách dép ra ngoài đường mà ở.

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

3


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

Hai bạn cứ đôi co qua lại một hồi, không giữ được bình tĩnh, từ động khẩu
chuyển qua động thủ. Kết quả là hai bạn phải mời phụ huynh đến trường để gặp
cô giáo và ban giám hiệu vì tội coi cóp bài và đánh nhau.

Câu chuyện là thế đó. Chúng ta không thể thờ ơ với vấn đề lười tư duy,
sống ỷ lại, kỹ năng sống chưa được quan tâm. Thái độ nghiêm túc trong học tập,
rèn luyện bản thân, thi cử và nhất là hiện tượng bạo lực học đường đang gia
tăng. Những vụ thảm sát gia tăng cũng vì trẻ chưa được quan tâm giáo dục cần
thiết. Qua câu chuyện trên, chúng ta cũng sẽ hiểu được thêm về tầm quan trọng
và vai trò của văn học trong đời sống của con người. Đặc biệt là với học sinh,
văn học sẽ giúp chúng ta hình thành lối tư duy đúng đắn, nhân cách lành mạnh,
kỹ năng đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Vậy VHDG có ý nghĩa và tác động như nào đến cuộc sống của chúng ta?
Tại sao học sinh ngày nay thường không yêu thích VHDG? Từ đó, chúng ta nên
tìm ra những phương pháp để đưa VHDG vào học đường.
2/ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Thứ nhất:Trước hết, phải để cho Quang và Hùng hiểu được tác hại của
bạo lực, biết được tầm quan trọng của VHDG, từ đó yêu thích và thái độ học tập
Thứ hai: Nhằm hiểu sâu hơn về kiến thức các môn Lịch sử, Toán học,
Địa lí, Công nghệ thông tin và đặc biệt là hiểu rõ hơn về môn GDCD, Ngữ văn.
Thứ ba: Tạo thành cuộc tuyên truyền rộng lớn thông qua nhà trường và
các phương tiện thông tin đại chúng để giúp học sinh hiểu rõ hơn về VHDG
Việt Nam, tác hại của thói quen lười tư duy, đồng thời rèn nhiều kĩ năng sống,
nâng cao ý thức cho mỗi học sinh chúng ta về tác hại của bạo lực học đường…
3/ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
a/Thành lập nhóm nghiên cứu:
Gồm 02 thành viên: Nguyễn Thị Phương Nhung - học sinh lớp 10D1, Vũ
Thị Thu Hiền - học sinh lớp 10A2
b/ Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

4



Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua
sách báo, mạng xã hội
Đưa ra những hiểu biết về VHDG và vai trò của VHDG đối với đời sống
con người
- Thống kê: thống kê số lượng yêu thích và số lượng không yêu thích
VHDG, đồng thời xu hướng mà giới trẻ quan tâm ngày nay: chơi game kích
động, đọc truyện tranh không lành mạnh, internet…
- Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với
thực tế đời sống.
- Phân tích, đánh giá: phân tích cụ thể các tác động và vai trò của VHDG,
bày tỏ quan điểm về vấn đề.
c/Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp :
-Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống:
+ Môn Ngữ Văn: tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện rèn kĩ năng
sống, giải trí qua văn học dân gian, sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù
hợp cho bài văn.
+ Môn Giáo dục công dân: tìm hiểu tâm lí trẻ em, tâm lý tuổi vị thành
niên và quy định, điều lệ trường phổ thông.
+ Môn Lịch sử: Biết được nguồn gốc ra đời của VHDG. Kế thừa và phát
huy những giá trị to lớn mà ông cha ta để lại
+ Môn Toán: Số liệu thống kê về số lượng yêu thích và không yêu thích
VHDG, tình hình nghiện game, truyện tranh… và tác hại với tâm hồn trẻ thơ.
+ Môn Địa lí: vẽ biểu đồ tình hình nghiện game, sách,…
+ Môn Mĩ thuật, môn Âm nhạc: Một bức tranh, một bài hát một tiết mục
biểu diễn thời trang cũng có thể góp phần tuyên truyền, kêu gọi mọi người có
nhận thức vai trò của văn học dân gian trong đời sống góp phần giảm thiểu tệ

nạn xã hội đặc biệt bạo lực học đường.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm thông tin, vẽ biểu đồ, tìm kiếm
Google.

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

5


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

d/ Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình
huống
- Tình hình thực tế học sinh hiện nay:

Biẻu đồ: Tỉ lệ nghiện game theo các độ tuổi
Ngày nay, công nghệ thông tin vô cùng phát triển. Một số trò chơi vô
cùng hấp dẫn, tiện ích và rất rẻ tiền. Nhưng chúng ta không lường trước được
những hậu quả mà nó để lại, điển hình như các vấn đề về sức khỏe tâm lí như:
biến dạng ngón tay, hội chứng nintendo, wii và xbox hay là gây các cơn co giật,
tệ hơn nữa là gây nghiện, gây ra các hành vi bạo lực, ảnh hưởng đến thần kinh
hay cũng chính là hiện tượng ảo giác lâu ngày, ảnh hưởng đến thị lực và vô số
vấn đề về sức khỏe, thậm chí là dẫn đến tử vong. Hiện tượng bạo lực học đường
cũng bắt đầu từ games mà ra. Theo thống kê thì số vụ, tỉ lệ phần trăm bạo lực
học đường trong năm 2013 lên đến con số 70 %, thậm chí hai năm gần đây, số
vụ án thảm khốc do ảo giác từ trò chơi điện tử mà đối tượng vẫn còn là học sinh
đang trong độ tuổi cắp sách đến trường. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp
thời thì hậu quả để lại là rất lớn. Nếu như không nghiện game thì cũng là đọc
những cuốn sách không tốt, không phù hợp với lứa tuổi làm mất thời gian học
tập, lao động, làm suy thoái đạo đức, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như học

tập. Tại Việt Nam, thanh thiếu niên có độ tuổi từ 13-18 tuổi chiếm 60 % thì tỉ lệ
thích đọc truyện tranh hay các cuốn sách không lành mạnh chiếm 15 % , tỉ lệ
thích chơi game là 20%, còn lại tỉ lệ yêu thích ca dao tục ngữ chỉ chiếm 10 %.
Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

6


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

Ngày xưa, những tâm hồn trẻ thơ được nuôi dưỡng bằng những lời hát ru,
những câu ca dao và những câu truyện cổ tích. Nhưng ngày nay do nhịp sống
hiện đại, có nhiều thứ phải lo toan nên con người dần đánh mất những giá trị
truyền thống tốt đẹp. Những đứa trẻ ngày nay không còn yêu thích các tác phẩm
VHDG hay trên sân khấu, thay vì đó là các bộ phim hấp dẫn, các cuốn truyện
tranh hay các bài hát trên internet theo xu hướng ngày nay. Theo thống kê thì
năm 2015, từ khóa Vợ người ta được giới trẻ tìm kiếm nhiều nhất trên mạng
Việt Nam. Vì vậy khả năng diễn đạt cũng như kĩ năng sống của học sinh ngày
càng kém bởi câu từ không chuẩn xác, thậm chí là có phần lệch lạc, không phù
hợp với truyền thống của người Việt Nam.
Ngày xưa, khi chàng trai cô gái yêu nhau, họ luôn sẵn sàng bày tỏ với
nhau qua những lời hát đối, thách cưới, dù nghèo nhưng vẫn luôn lạc quan. Còn
học sinh ngày nay, tâm lí lúc nào cũng bị bó hẹp, lúc nào cũng tự ti, tự kỉ. Trẻ bị
tự kỉ một phần là do sự biến đổi gen hiếm gặp hoặc đột biến liên quan đến bệnh
tự kỉ và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ sau
này. Do đó, môi trường sống là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến
sự phát triển và hình thành nhân cách của mỗi con người. Nếu được sống trong
một môi trường tốt, gia đình và xã hội quan tâm, đặc biệt hơn, nếu được sống
một cuộc sống êm đềm, tuổi thơ gắn liền với các câu chuyện, bài thơ, câu đố thì
chắc chắn đó chính là một bước đệm thuận lợi cho bước đầu hình thành nhân

cách tốt và chuẩn mực của xã hội người công dân tốt cần phải có. Nhưng nếu
cuộc sống của chúng ta không mấy êm đềm và tốt đẹp, bị những ảnh hưởng
không tốt từ phía gia đình, ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội hoặc không vượt qua
được những cám dỗ: game, internet, truyện tranh, sách báo không lành mạnh thì
chúng ta rất dễ sa ngã vào con đường tội lỗi: ( nhẹ là nói dối bố mẹ, trộm cắp để
có tiền chơi game, sau là sa vào ma túy, ảo giác giết người…). Những hành động
ấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hình thành nhân cách, tương lai của học
sinh.
Không chỉ có vậy, một trong những vấn đề lớn mà xã hội ngày nay quan
tâm đó là việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ. Thay vì sử dụng ngôn ngữ thông
Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

7


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

thường, ngôn ngữ mẹ đẻ thì họ lại sử dụng những kí hiệu, những từ ngữ không
phù hợp với truyền thống của người Việt nam. Nhìn vào những dòng chữ mà họ
viết lên trên mạng( facebook) hay qua các tin nhắn với nhau, chúng ta sẽ không
nghĩ đó là một đoạn hội thoại. Với những chữ cái, những kí hiệu đó chỉ khiến
cho người đọc cảm thấy nhức mắt chứ không thể đọc hay hiểu nổi là họ đang
viết gì. Những vấn đề này cần được giải quyết càng sớm càng tốt vì nếu chậm
trễ, sẽ gây ra những tác động xấu cho xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng không tốt
đến hình ảnh của một đất nước truyền thống văn hóa, văn hiến lâu đời và đậm đà
bản sắc dân tộc như Việt Nam.

- Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường:

Biểu đồ: So sánh tình trạng bạo lực học đường


Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

8


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

Bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng hiện nay đã gây ra nhiều hậu
quả vô cùng đáng sợ. Nó không chỉ ảnh hưởng tới nạn nhân bạo lực học đường
mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của
người gây ra tình trạng bạo lực học đường.
* Đối với nạn nhân:
Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý, thể xác lẫn tinh thần với những
chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Người bị bạo lực phải
chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau khi bị đánh để tiến hành dưỡng
thương. Ngoài ra còn tạo tâm lí hoang mang, lo lắng đối với người thân, bạn bè
và tạo nên tính bất ổn, thiếu trật tự, kỉ cương trong xã hội.
* Đối với người gây ra bạo lực:
Con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách,
mất dần nhân tính. Bạo Lực học đường là mầm mống của tội phạm, là căn
nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội,... Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không phát
triển nhân cách lành mạnh, làm ảnh hưởng xấu tới học tập, gây nguy hại cho xã
hội. Người gây ra bạo lực bị cô lập vì mọi người xa lánh, căm ghét.
*Đối với xã hội:
Tình trạng bạo lực học đường cũng ảnh hưởng rất lớn tới xã hội. Nó tạo
thành một “trào lưu” mới: là bắt nạt bạn bè quay và tung lên mạng để được “nổi
tiếng” hoặc là dùng để “dằn mặt” đối phương, …Tình trạng này khiến cho trật tự
xã hội ít nhiều bị thay đổi… Quan trọng hơn là làm giảm sút học tập của học
sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường.

- Ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với đời sống của con người:
“Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm
hồn dân tộc Việt Nam". Và không ít những nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc
( Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Bội
Châu, Hồ Chí Minh,….) đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên
những tác phẩm văn chương ưu tú . Chúng ta nhận ra rằng dân gian trong mối
liên quan chặt chẽ với văn nghệ, văn hoá dân gian và đời sống thực tiễn đã giúp

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

9


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

đưa các yếu tố văn hoá khác như: (âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm
linh…) làm cho đời sống con người thêm phong phú và đậm đà bản sắc hơn.
Chính vì khả năng dễ đọc, dễ tiếp thu, ca dao đã đi vào đời sống của nhân
dân một cách rất tự nhiên và trong mọi hoàn cảnh. Trong mỗi chúng ta ai cũng
có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài
dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con
người. Qua ca dao dân ca những hình ảnh của miền quê như trở nên gần gũi
hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh. Khi nói đến dân ca, chúng ta
không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con,
những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió Lào cát
cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dạy con khôn
lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm
nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Vì lí do đó nên nhà
đại thi hào Macxingocki đã nhận định: "con người không thể sống mà không vui
sướng được. Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ

thích nhẩy múa". Bởi vậy, ca dao dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần
thiết đối với mỗi dân tộc, con người…là thần dược quí giá để con người biết
sống, biết trở về cội nguồn của chính mình. Đó chính là tài sản vô giá mà văn
học dân gian đã đem đến cho người Việt.
- Vai trò của hát ru đối với tâm lý nhân cách con người:
Các chuyên gia nói rằng: những người trong tuổi thơ không nghe hát ru, ít
thành công trong cuộc sống và có nhiều khả năng bị rối loạn tâm thần. Tâm lý
học đã tiến hành một nghiên cứu trong đó quan sát hai nhóm trẻ em: Trẻ em từ
các nhóm đầu tiên của các bà mẹ hát ru, nhóm trẻ em thứ hai, thay vì chỉ đơn
giản là những bài hát ru bao gồm âm nhạc yên tĩnh. Kết quả thật đáng ngạc
nhiên và ấn tượng. Trẻ em trong nhóm đầu tiên đã bình tĩnh hơn, biết vâng lời,
phát triển trí tuệ.
Hát ru là rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách
của con người. Từ những bài hát của mẹ, đứa trẻ có sức khỏe thể chất, ổn định
tâm lý...Ngoài ra, các bài hát ru mã hóa kiến thức của thế giới, những người
Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

10


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

được đánh thức trong bộ nhớ di truyền. Trẻ em có một bộ nhớ di truyền được
"đánh thức", nó là nhiều khó khăn để thích nghi với cuộc sống trong xã hội. Tác
giả của phát hiện này thuộc về Tiến sĩ Ngữ văn từ Tyumen Irina Karabulatovoy,
lâu đã nghiên cứu những bài hát ru dân tộc của Siberia. Bác sĩ người Đức, người
đã nghiên cứu các bài hát ru từ vị trí của họ, cho rằng nếu bệnh nhân trước khi
phẫu thuật để lắng nghe một bài hát ru, một liều thuốc cần thiết của gây mê là
giảm một nửa. Các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga y tế phát hiện
ra rằng những bà mẹ hát ru cho con cái, cải thiện cho con bú và sau đó thành lập

một mối quan hệ gần gũi hơn với con cái của họ. Nếu mẹ thường xuyên hát ru ,
con sinh non sẽ phát triển nhanh hơn nhiều đạt được sức mạnh. Các bà mẹ bắt
đầu hát những bài hát ru cho con cái của họ, ngay cả trước khi sinh sẽ tạo điều
kiện tốt trong quá trình mang thai.
Các dân Siberia, theo quan sát của Irina Karabulatovoy, nó đi qua các bài
hát ru, lý tưởng đạo đức từ một thế hệ này, sang thế hệ khác. Yếu tố khoa học
này giải thích các số liệu thống kê, theo đó con người say sưa trong giấc ngủ
nhờ các bài hát ru, và đến tuổi trưởng thành có nhiều thành công hơn so với
những người không được nghe những bài hát ru.
4/ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều giải pháp sâu rộng, toàn diện.
Nhóm chúng em xin được đề nghị một số giải pháp sau:
* Nhà trường:
- Nhà trường có thể tổ chức cho học sinh thi kiến thức dưới dạng câu hỏi trắc
nghiệm, câu hỏi nhanh, việc này vừa giúp thầy cô kiểm tra kiến thức của học sinh
vừa giúp học sinh rèn các kỹ năng nghe, phân tích câu hỏi thời gian ngắn, không
những vậy nó còn giúp các bạn rèn cho mình khả năng tư duy nhạy bén.

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

11


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

Thi kiến thức với nhiều dạng câu hỏi:
trắc nghiệm chọn đúng sai, điền khuyết, đuổi hình bắt chữ…
- Ngoài ra nhà trường cũng nên tạo điều kiện cho học sinh tham gia các
buổi ngoại khóa về hát múa, đối đáp ca dao dân ca, diễn kịch vừa có thể kiểm tra
kiến thức của học sinh cũng như tìm kiếm khơi nguồn tài năng định hướng cho

học sinh vừa có thể thúc đẩy các phong trào của Đoàn trường. Đặc biệt là các
bạn nữ, các bạn có thể hóa thân thành những người bà, người mẹ, hát lên những
lời ru hời giúp các bạn có sự trải nhiệm đầy thú vị cũng như khơi gợi lại những
kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp.

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

12


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây

Kịch: Xã Trưởng - Mẹ Đốp
- Phát động cuộc thi vẽ tranh theo cảm nhận về những nhân vật văn học
qua các tác phẩm dân gian như: hình ảnh An Dương Vương, Mị Châu, Trọng
Thủy, người con trai dẫn cưới, người con gái thách cưới…
- Đối với nhà trường, có thể thực hiện vận động những cuộc thi như sáng
tác ca dao theo chủ đề hoặc các mô tuýp quen thuộc như: Chiều chiều…, Trèo
lên…, Thân em…,.. Học sinh cũng có thể dựa cốt truyện cổ tích dựng tình
huống bám sát hiện thực mang tính thời sự.. Đối tượng không ai khác là các bạn
học sinh để giúp các bạn thêm hiểu và có hứng thú hơn với ca dao, tục ngữ,..
Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

13


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện


Việt Nam. Để làm được như vậy thì bước đầu chúng ta cần thực hiện tốt công
tác tuyên truyền, vận động, sau đó là cần hiểu được và nắm rõ nội dung cần phải
làm hay chính là bản thân chúng ta hiểu được vai trò của ca dao, tục ngữ đối với
đời sống của con người nói chung và học sinh nói riêng.
- Câu lạc bộ văn học sinh hoạt theo các chủ đề sẽ là bài toán hay, khoa
học hữu ích giúp thực hiện mơ ước của gia đình nhà trường: truyền đạt kiến
thức, phát triển tư duy, rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống,.. cho học sinh có
hiệu quả giúp chúng em có sân chơi lành mạnh tránh xa tệ nạn xã hội và giảm
đáng kể bạo lực học đường.
* Gia đình:
- Loại bỏ thói quen sử dụng nhạc sàn, nhạc chế với công xuất lớn kích
động và vô cùng có hại cho thính giác trẻ thơ từ khi nhỏ. Ngày nay, do sự bùng
nổ của các phương tiện thông tin, các loại hình giải trí, nghệ thuật, hát ru có
nguy cơ bị mai một trong đời sống hiện đại. Từ thành thị đến nông thôn, hình
ảnh người mẹ ẵm con, ầu ơ cất tiếng hát ru ngày một thiếu vắng. Thay vào đó, là
những ca khúc có nội dung ca từ không phù hợp trẻ thơ hoặc là những bài hát
được thu sẵn trong băng đĩa. Nhiều bà mẹ không biết hát ru hoặc không thuộc
dù chỉ một bài hát ru. Thậm chí, nhiều gia đình vợ chồng trẻ có xu hướng “hiện
đại”, ngay từ khi mang thai đến khi nuôi trẻ đã cho con nghe nhạc cổ điển, nhạc
không lời với quan điểm giúp trẻ phát triển trí não, thông minh hơn. Mặt khác,
trong cơ chế thị trường, do bận rộn công việc, nhiều ông bố, bà mẹ, không có
thời gian ru con, muốn con ngủ mau, không ít người tìm mọi cách rung, lắc,
hoặc quát tháo làm mất đi tình cảm thân thương, tình mẫu tử cao đẹp trong
truyền thống gia đình Việt Nam…
- Các bà, các mẹ hãy kể truyện cổ tích , hát ru cho con nghe mỗi tối trước
khi đi ngủ. Giai điệu các bài ru con thường êm êm, đều đều và man mác buồn,
có nội dung lời ru như vẽ ra các hình ảnh, sự việc sống động, kể một câu chuyện
hay, để cho các bé thả hồn mình vào đó và giai điệu hát miên man dần dần dẫn
em vào giấc ngủ lúc nào không hay. Nội dung lời các đồng dao và hát ru con
thực chất là loại hình văn học dân gian được truyền từ thế hệ này qua thế hệ

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

14


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

khác, là sáng tạo tập thể của nhân dân. Do vậy, nó mang trong mình những đặc
điểm của văn học, phản ánh thế giới xung quanh theo cảm nhận của trẻ thơ,
hướng các em biết nhận thực những điều tốt đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng
nhân cách và ngôn ngữ và tập tư duy, phát triển ngôn ngữ.
*Xã hội:
- Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho mọi người hiểu được ưu điểm của cội nguồn ca dao dân
ca đến với tâm hồn con người. Đồng thời, cho học sinh hiểu tác hại của bạo lực
học đường đến sức khoẻ và nhân cách con người.
- Đưa vấn đề sinh hoạt văn hóa dân gian vào các buổi hội họp của các tổ
chức đoàn thể thôn, xã.
-Vận động các hội đặc biệt hội phụ nữ đưa chương trình sinh hoạt, thi hát
ru trong những đợt sinh hoạt văn nghệ quần chúng.
5/ THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
*Sử dụng các tư liệu tham khảo sau:
1. Sách giáo khoa cấp THPT các môn: Toán, Ngữ Văn 10, GDCD10, 11,
12, Âm nhạc, Mỹ thuật …
2. Dương Viết Á (1986), Lòng mẹ qua tiếng hát ru, Báo nhân dân số
11791.
3. Lê Giang – Lư Nhất Vũ (2005), Hát ru Việt Nam, Nxb Trẻ.
4. Nguyễn Thụy Loan, Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Nxb Đại học Sư
phạm.
5. Bùi Huyền Nga (1996), Tìm hiểu hát ru dỗ ngủ người Việt, Luận văn

thạc sĩ Nghệ thuật học, Nhạc viện Hà Nội.
6. Tú Ngọc (1994), Dân ca người Việt, Nxb Âm nhạc
7. Các trang mạng xã hội: Face book, Google,…
*Các phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp trực quan (chụp hình ảnh hoạt động để tuyên truyền)
+ Phương pháp hợp tác: cùng nhau đoàn kết hợp tác, tìm kiếm chia sẻ
thực hiện,…
Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

15


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

+ Phương pháp đề nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyến, đề nghị nhà
trường, gia đình.
+ Phương pháp tuyên truyền: tuyên truyền trên mạng, tuyên truyền tại
trường lớp.
+ Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: soạn nội dung tuyên
truyền, sử dụng mạng internet để tuyên truyền, vẽ biểu đồ..
*Tiến trình thực hiện:
Tình huống Tuấn và Hùng coi cóp bài dẫn đến tình trạng đánh nhau giải
pháp đề nghị vượt ngoài khả năng của chúng em. Đồng thời mong muốn mang
tới cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực
tiễn, chúng em đã có ý tưởng giải quyết vấn đề xin được trình bày những việc
làm mang tính giải pháp phù hợp lứa tuổi và điều kiện hiện tại như sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của văn học dân gian
Hoạt động 2: Điều tra thực tế về nhận thức của mọi người về tác hại bạo lực.
Hoạt động 3: Đến nhà bạn Tuấn và Hùng cho gia đình bạn biết nguyên
nhân coi cóp bài dẫn đến tình trạng bị bắt điện thoại, đánh nhau làm ảnh hưởng

đến tình bạn và văn minh trường học.
Hoạt động 4: Vận động lớp về tuyên truyền với gia đình về tác hại của
bạo lực để gia đình giáo dục, xây dựng môi trường thân thiện.
Hoạt động 5: Vận động cả lớp trong giờ sinh hoạt sáng tác thơ văn, cổ
động tuyên truyền cho các bạn về lợi ích của học tập nói chung và học văn học
dân gian nói riêng và thấy được tác hại của bạo lực. Kêu gọi các bạn tham gia
sinh hoạt câu lạc bộ văn học định kỳ theo tháng…
Hoạt động 6: Tích cực tham gia sinh hoạt văn nghệ do Đoàn trường,
lớp tổ chức..
Hoạt động 7: Đề nghị hội đồng trường tạo điều kiện cho nhóm thực hiện
tuyên truyền ở các trường cấp 1, cấp 2 để các em nhỏ tuổi cũng biết về cái hay
cái đẹp của văn học dân gian - cội nguồn dân tộc và tác hại không lường của
đánh nhau- bạo lực học đường.

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

16


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

Hoạt động 8: Viết bài đưa tin lên mạng Face book cá nhân, Face book
của trường, trang webhttp:// Cổng thông tin điện tử Trường THPT Triệu Quang
Phục - Hưng Yên để lưu lại những hình ảnh, tuyên truyền quảng bá hoạt động
của trường, in đĩa VCD,…
6/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Bạo lực học đường, thiếu trung thực trong thi cử là những vấn đề nóng
bỏng, cấp thiết trong cuộc sống nhưng khó giải quyết tận gốc và cũng khó
thống kê được kết quả cụ thể. Tuy nhiên, khi thực hiện những giải pháp này,
chúng ta sẽ nâng cao ý thức của học sinh nhằm cải thiện chất lượng giáo dục,

góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, xây dựng gia đình và
xã hội văn minh.
Sau khi nhà trường, gia đình và xã hội giải quyết tình huống bằng các giải
pháp nêu trên thì học sinh sẽ hiểu và có những hoạt động trải nghiệm phong
phú, những chủ nhân tương lai sẽ thay đổi bản thân theo hướng tích cực.
Những hoạt đông này giúp tuổi trẻ có được một sân chơi giao lưu lành
mạnh bổ ích trong lớp, trong trường, trên trang mạng cộng đồng. Qua đó chúng
ta biết ứng dụng công nghệ thông tin mạng vào đời sống một cách thiết thực,
hiệu quả. Đồng thời giúp học sinh cũng có kĩ năng sống: tự lập, sáng tạo, hợp
tác, đoàn kết, trình bày, chia sẻ và trở thành những tuyên truyền viên giỏi, có
kinh nghiệm.
Qua việc sáng tác theo chủ đề rèn khả năng học văn bằng nhiều hình thức
không nhàm chán, phát huy khả năng về sáng tác thơ, văn, ca dao, kịch bản…
vào việc làm hữu ích. Việc làm này còn giúp học sinh, gia đình, nhà trừơng tìm
kiếm tài năng, tư vấn cho chúng em chọn trường phù hợp…
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán, Sử, Địa … vào bài thuyết
trình rất quan trọng, giúp cho bài thuyết trình bao quát, đầy đủ ý hơn và có sức
thuyết phục hơn. Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết những vấn đề thực tế
tạo điều kiện cho học sinh chủ động tìm hiểu vấn đề, phát huy được tính tích
cực, sáng tạo để giải quyết vấn đề. Ngoài ra còn:

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

17


Trở về cội nguồn dân tộc tìm giải pháp phát triển con người toàn diện

Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để
giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp,

khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh..
Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi
với hành";
Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra,
đánh giá chất lượng giáo dục, thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào
công tác giáo dục.
Không thể phủ nhận rằng: nền văn hóa chúng ta phong phú và đậm đà bản
sắc dân tộc. Kết quả không thể khẳng định được một sớm một chiều nhưng
không phủ nhận được: những năm tháng trong trường THPT không phải sống
hoài sống phí. Những trải nghiệm tuyệt vời là hành trang không thể thiếu của
con người thành đạt.
Vì tương lai của nền Văn học dân gian Việt nam, vì sự phát triển của
những chủ nhân tương lai của đất nước, mong rằng các bạn học sinh sẽ hiểu
được những vai trò to lớn của Văn học dân gian cũng như ngày càng yêu thích
Văn học dân gian hơn. Một môi trường năng động, học sinh có nhiều kỹ năng
tuyệt vời qua những sân chơi bổ ích sẽ hấp dẫn không chỉ hiện tại mà chắc chắn
sẽ thú vị trong cả tương lai. Các bạn ơi! Chúng ta sẽ học ở mọi lúc, mọi nơi!
Hãy khám phá bản thân mình ở nhiều góc độ! Chúng ta hãy cùng làm chủ cuộc
đời đầy tươi đẹp!

Tác giả: Nguyễn Phương Nhung – Vũ Thị Thu Hiền – Trường THPT Triệu Quang Phục

18



×