Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo và Kiến nghị của Chủ tịch Ngân hàng lên Ban Giám đốc Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.96 KB, 34 trang )

Báo cáo và Kiến nghị của Chủ tịch Ngân hàng lên
Ban Giám đốc Ngân hàng

Số hiệu dự án: 42080-01
Tháng 12, 2009

Khoản vay đề xuất
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Dự án Tăng cường Quản lý Thủy lợi và
Cải tạo các Hệ thống Thủy nông

Ngân hàng Phát triển Châu Á


TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
(Ngày 27 tháng 11 năm 2009)
Đồng tiền quy đổi



Đồng Việt Nam (VND)

VND 1,00
$ 1,00

=
=

$ 0,0000541
VND 17.875,5


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB
AFD
AP
APC
BHH
CPO
DMF
DONRE
DPC
EA
EIRR
EMP
EMU
FIRR
FMA
FS
GDP
GOV
HH
IDMC
IDP
IE
IEE
IMC
IOL
ISF
LIDF
M&E
MARD

MASSCOTE

=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=

=
=

MDG
MOET
MONRE
MPI
O&M
PAP
PMU
PPC
PPP
PPTA
PSA
RAMP

=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Cơ quan Phát triển Pháp
Người bị ảnh hưởng
Hợp tác xã nông nghiệp
Bắc Hưng Hải (Hệ thống Thủy lợi)
Ban quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (Bộ NN&PTNT
Khung thiết kế và giám sát
Sở Tài nguyên Môi trường
Ủy ban Nhân dân huyện
Cơ quan chủ quản
Hệ số nội hoàn kinh tế
Kế hoạch quản lý môi trường
Đơn vị Quản lý Môi trường
Hệ số Nội hoàn Tài chính
Đánh giá quản lý tài chính
Nghiên cứu khả thi
Tổng sản phẩm quốc nội
Chính phủ Việt nam
Hộ gia đình
Công ty Khai thác và Quản lý CTTL
Các đối tác phát triển quốc tế
Xí nghiệp Thủy nông
Kiểm tra môi trường ban đầu
Công ty khai thác thủy nông
Thống kê thiệt hại
Thủy lợi phí
Quỹ Phát triển hạ tầng cơ sở địa phương
Theo dõi và đánh giá
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sơ đồ hóa hệ thống và dịch vụ để áp dụng các kỹ thuật vận hành
kênh

Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Tài nguyên Môi trường
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Vận hành và bảo dưỡng
Người bị ảnh hưởng bởi dự án
Ban Quản lý Dự án
Ủy ban Nhân dân tỉnh
Đối tác Nhà nước và Tư nhân
Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án
Đánh giá xã hội và đói nghèo
Kế hoạch Đánh giá và Quản lý Rủi ro


RAP
RP
SBV
SIEE
SPRSS
TA
ToR
VAT
VN
VND
WRU
WTP
WUA
WUG

=

=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=

Kế hoạch Hành động Tái định cư
Kế hoạch tái định cư
Ngân hành Nhà nước Việt Nam
Tóm tắt kiểm tra môi trường ban đầu
Tóm tắt Chiến lược Xã hội và Giảm đói nghèo
Hỗ trợ kỹ thuật
Đề cương tham chiếu
Thuế giá trị gia tăng
Việt Nam
Đồng Việt Nam
Trường Đại học Thủy lợi
Khả năng thanh toán
Hội người dùng nước
Nhóm người dùng nước
GHI CHÚ


(i)
(ii)

Năm tài chính của Chính phủ Việt Nam kết thúc vào ngày 31/12.
Trong báo cáo này, đồng "$" có nghĩa là đồng Đô la Mỹ.

Phó chủ tịch Ngân hàng
Tổng Giám đốc
Giám đốc
Giám đốc Quốc gia

C. Lawrence Greenwood, Jr., Phụ trách Chương trình 2
A. Thapan, Vụ Đông Nam Á (SERD)
C. Wensley (OIC), Phòng Nông nghiệp, Môi trường và Tài
nguyên, SERD
A. Konishi, Phái đoàn Thường trực tại Việt Nam (VRM), SERD

Đội trưởng

Dennis Ellingson

Thành viên

Bùi Minh Giáp, Chuyên gia Kinh tế Phát triển Nông thôn,
SERD
S.Kawazu, Luật sư, Văn phòng Luật sư
Hồ Lê Phong, Cán bộ thực hiện Dự án cao cấp, VRM

Khi lập bất cứ một chương trình hay chiến lược quốc gia nào, cấp vốn cho bất cứ dự án
nào, hoặc đưa ra bất cứ chỉ định nào, hoặc liên quan đến một lãnh thổ cụ thể hoặc một khu

vực địa lý nào trong báo cáo này, Ngân hàng Phát triển Châu Á không có ý định đưa ra bất
kỳ phán quyết nào liên quan đến luật pháp hoặc tình trạng khác của lãnh thổ hoặc vùng địa
lý đó.


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ KHOẢN VAY
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ DỰ ÁN

i
vii

I. ĐỀ XUẤT............................................................................................................................. 1
II. CƠ SỞ DỰ ÁN: TÌNH HÌNH NGÀNH, CÁC KHÓ KHĂN VÀ CÁC CƠ HỘI......................1
A. Các chỉ số thực hiện và phân tích..........................................................................1
B. Phân tích các vấn đề và các cơ hội chính..............................................................3
III. DỰ ÁN ĐỀ XUẤT..............................................................................................................6
A. Tác động và kết quả ..............................................................................................6
B. Các kết quả đầu ra.................................................................................................6
C. Các đặc điểm quan trọng.......................................................................................7
D. Kế hoạch đầu tư dự án..........................................................................................8
Bảng 1: Kế hoạch đầu tư dự án.................................................................................9
($ triệu)...................................................................................................................... 9
Hạng mục.................................................................................................................. 9
Giá trịa....................................................................................................................... 9
A.
9
Giá cơ sởb.................................................................................................................9
1.

9
Cơ sở đào tạo mới của Trường Đại học Thủy lợi......................................................9
93,2 9
2.
9
Tăng cường năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ trong hệ thống BHH............9
1,8
9
3.
9
Thi công và nâng cấp cơ sở hạ tầng tưới tiêu BHH...................................................9
64,9 9
4.
9
Quản lý và Thực hiện dự án......................................................................................9
6,5
9
Tổng (A)..................................................................................................................... 9
166,4 9
B.
9
Dự phòngc................................................................................................................. 9
1. Khối lượng.......................................................................................................... 9
6,1
9
2. Giá...................................................................................................................... 9
7,6
9
Tổng (B)..............................................................................................................9
13,7 9

C.
9
Phí tài chính trong quá trình thực hiệnd ....................................................................9
3,6
9
9
Tổng (A+B+C).......................................................................................................... 9
183,7 9
E. Kế hoạch tài chính..................................................................................................9
F. Tổ chức thực hiện.................................................................................................10
IV. HỖ TRỢ KỸ THUẬT.......................................................................................................13


2
V. HIỆU ÍCH, TÁC ĐỘNG, GIẢ THIẾT VÀ RỦI RO CỦA DỰ ÁN........................................14
A. Người hưởng lợi...................................................................................................14
B. Các vấn đề xã hội.................................................................................................14
C. Tác động môi trường............................................................................................15
D. Tác động Kinh tế..................................................................................................16
E. Rủi ro.................................................................................................................... 17
VI. CÁC ĐẢM BẢO.............................................................................................................. 18
A. Các đảm bảo cụ thể.............................................................................................18
B. Những điều kiện để Khoản vay có hiệu lực.........................................................19
C. Những điều kiện giải ngân...................................................................................20
VII. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 20

CÁC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3

Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
Phụ lục 7
Phụ lục 8
Phụ lục 9
Phụ lục 10
Phụ lục 11
Phụ lục 12
Phụ lục 13
Phụ lục 14

Khung thiết kế và Theo dõi
Phân tích ngành
Phối hợp triển khai
Dự toán chi tiết
Tổ chức dự án và dòng vốn
Kế hoạch thực hiện
Tóm tắt Kế hoạch đấu thầu
Tóm tắt Đề cương tham chiếu của tư vấn
Đề cương Hệ thống giám sát và thực hiện dự án
Tóm tắt Hỗ trợ kỹ thuật
Tóm tắt chiến lược xã hội và giảm nghèo
Khung tái định cư và Tóm tắt kế hoạch tái định cư
Tóm tắt Kiểm tra môi trường ban đầu
Tóm tắt phân tích kinh tế

CÁC PHỤ LỤC BỔ SUNG (sẽ cung cấp khi có yêu cầu)
Phụ lục A
Phụ lục B

Phụ lục C
Phụ lục D
Phụ lục E
Phụ lục F
Phụ lục G
Phụ lục H
Phụ lục I
Phụ lục J
Phụ lục K
Phụ lục L
Phụ lục M
Phụ lục N
Phụ lục O
Phụ lục P

Chiến lược Trường ĐHTL và Phát triển Chương trình Đào tạo
Thiết lập thể chế và các Hội Dùng nước
Triển khai cơ sở mới Trường ĐHTL
Cơ sở hạ tầng BHH
Dự toán chi tiết và Kế hoạch tài trợ
Kế hoạch đấu thầu và phụ lục NCB
Đề cương tham chiếu của tư vấn
Tài liệu hỗ trợ kỹ thuật
Đói nghèo, Giới, Đánh giá xã hội và Kế hoạch hành động giới
Kế hoạch hành động giới
Khung tái định cư
Các kế hoạch Tái định cư
Đánh giá môi trường
Phân tích Kinh tế và tài chính
Kế hoạch Đánh giá Quản lý Tài chính và Quản lý Rủi ro

Nghiên cứu các điều kiện biên BHH


3


i
TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ KHOẢN VAY
Nước vay vốn

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Phân loại

Phân loại mục tiêu dự án: Dự án tổng hợp
Lĩnh vực (ngành): Nông nghiệp, Tài nguyên nước; Đào tạo (tưới,
tiêu, chống lũ; giáo dục đại học và cao hơn)
Các mục tiêu, mục đích: tăng trưởng kinh tế, phát triển năng lực
và quản lý (mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và các cơ hội
kinh tế, quản lý kinh tế và tài chính, phát triển thể chế)
Khu vực tác động: nông thôn (tác động nhiều), đô thị (tác động ít),
tác động cấp quốc gia (tác động trung bình)
Đối tác: Cơ quan phát triển Pháp (AFD)

Phân loại môi trường

Loại B
Kiểm tra môi trường ban đầu đã được thực hiện.

Mô tả dự án


Dự án được thiết kế để giải quyết hai hạn chế liên quan với nhau
đã góp phần gây ra vấn đề chính của ngành về chất lượng thấp
và khả năng cung cấp dịch vụ liên quan đến nước. Các mặt hạn
chế này gồm: hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu năng lực. Dự án sẽ
giải quyết các hạn chế này thông qua việc cung cấp vốn xây dựng
cơ sở đào tạo kỹ sư thủy lợi để đáp ứng các nhu cầu tăng cao
của một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh. Dự án cũng sẽ giải
quyết các yêu cầu của hệ thống hạ tầng cơ sở tưới tiêu đang bị
xuống cấp nghiêm trọng thông qua cung cấp nguồn vốn để cải tạo
các hạng mục công trình quan trọng, và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật
để hiện đại hóa công tác quản lý các hệ thống kênh tưới. Dự án
sẽ giúp Chính phủ tăng số lượng kỹ sư có trình độ về quản lý
nước trong nông nghiệp, tăng cường quản trị và quản lý các hệ
thống tưới, tăng cường sản xuất nông nghiệp, và tăng năng suất
ở các vùng dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân nghèo.


ii
Sự cần thiết đầu tư

Nông nghiệp được tưới là lĩnh vực sử dụng nước lớn nhất ở Việt
Nam. Lúa là cây trồng chiếm ưu thế, chiếm hơn 80% tổng diện
tích được tưới. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa đã giảm trong
những năm gần đây do việc đa dạng hóa nông nghiệp và các cây
trồng khác, và do sự tăng trưởng kinh tế của các khu vực phi
nông nghiệp; đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tăng các
nhu cầu có nguồn nước và phân bổ lại các nguồn nước này. Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lúa gạo và đảm bảo an ninh
lương thực, cần tăng năng suất và hiệu quả các đầu vào sản xuất

– đặc biệt là nước.
Việt Nam có khoảng 100 hệ thống công trình thủy lợi qui mô vừa
và lớn phục vụ tưới và tiêu. Một trong những hệ thống lớn nhất và
lâu đời nhất là hệ thống tưới tiêu Bắc Hưng Hải xây dựng cách
đây 50 năm, nằm ở Lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. Do
tầm quan trọng của hệ thống này đối với nền kinh tế, phúc lợi xã
hội, và an ninh lương thực, và do hệ thống này đã lâu không
được sửa chữa, việc khôi phục hệ thống này là một trong những
ưu tiên đầu tư hàng đầu của Chính phủ.
Trường Đại học Thủy lợi là một trường công lập được thành lập
năm 1959. Đây là trường duy nhất ở Việt Nam có chương trình
đào tạo đầy đủ các môn học liên quan và cần thiết để đào tạo các
kỹ sư thủy lợi. Trong hơn 50 năm hoạt động Trường đã đào tạo
hơn 18.000 kỹ sư về các lĩnh vực liên quan tới thủy lợi – trong đó
rất nhiều lĩnh vực liên quan tới tưới và tiêu. Cơ sở hiện tại của
Trường được xây dựng để phục vụ 3000 sinh viên; hiện tại xấp xỉ
9.500 sinh viên được tuyển sinh và Trường không thể đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về cung cấp chuyên gia và kỹ sư thủy lợi
có trình độ. Trường dự định tăng lượng tuyển sinh ở các giai
đoạn với mức tăng 13.400 sinh viên năm 2012 và 17.500 sinh
viên năm 2020. Tuy nhiên, trường không thể đạt được các mục
tiêu này nếu như cơ sở vật chất của trường không được nâng
cấp để tăng cường năng lực đào tạo của Trường.

Tác động và kết quả

Bằng việc nâng cao chất lượng các dịch vụ liên quan tới nước
thông qua nâng cấp cơ sở đào tạo, cơ sở hạ tầng tưới và các kỹ
thuật quản lý, kết quả của dự án sẽ là tăng cường năng lực cho
ngành thủy lợi và chất lượng dịch vụ có liên quan tới nước. Kết

quả này sẽ mang lại tác động quản lý bền vững nguồn nước.

Kế hoạch đầu tư dự án

Tổng kinh phí dự án, bao gồm dự phòng phí, thuế, và các loại phí,
được ước tính là 183.7 triệu US$, bao gồm cả thuế và các loại
phí trị giá 14,2 triệu US$.


iii
Kế hoạch tài chính

ADB sẽ cung cấp một khoản vay trị giá 100 triệu đô la Mỹ tương
đương với các quyền rút vốn đặc biệt từ các nguồn vốn đặc biệt
của Ngân hàng, để tài trợ 55% tổng chi phí dự án, bao gồm cơ sở
hạ tầng cho Trường ĐHTL và BHH, các chi phí tăng cường năng
lực và quản lý dự án. AFD sẽ cung cấp một khoản vay không
vượt quá 28,1 triệu Ero để tài trợ 15% tổng chi phí dự án, theo
nguyên tắc đồng tài trợ hợp tác trực tiếp và gia tăng giá trị (DVA).
AFD sẽ tài trợ các công trình cơ sở hạ tầng lựa chọn của BHH, cụ
thể là các ưu tiên được các bên tham gia xác định ở vùng thí
điểm huyện Gia Bình. Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp 55,6 triệu
đô la Mỹ để tài trợ các khoản thuế và phí, thiết kế chi tiết, các dịch
vụ tư vấn khác, thu hồi đất tái định cư, và chi phí quản lý, ước
tính 30% tổng chi phí dự án. Phần tài trợ của ADB sẽ có thời hạn
tối đa là 32 năm với thời gian ân hạn là 8 năm, lãi suất của mỗi
một năm ân hạn là 1% và lãi suất của các năm tiếp theo là 1,5%.
Tùy vào thông tin và các đàm phán tiếp theo, Khoản vay của AFD
sẽ có thời hạn là 17 năm, với thời gian ân hạn là 6 năm và lãi suất
là +/- 2%. Chính phủ sẽ chịu các rủi ro về tỷ giá hối đoái. Lãi của

các khoản vay này sẽ được vốn hóa.

Thời gian sử dụng vốn
vay
Ngày dự kiến kết thúc dự
án

Đến ngày 31/12/2016

Cơ quan Chủ quản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD)

30/6/2016


iv

Tổ chức thực hiện

Bộ NN&PTNT (MARD) sẽ uỷ quyền của cơ quan chủ quản dự án
cho một Ban Quản lý dự án cấp trung ương (CPMU) thuộc CPO,
Bộ NN&PTNT. CPMU sẽ (i) quản lý và điều phối chung Dự án, (ii)
liên hệ với các cơ quan thực hiện dự án để nâng cấp các công
trình của trường ĐHTL và hệ thống quản lý thuỷ nông Bắc Hưng
Hải, (iii) thực hiện hệ thống quản lý thực hiện dự án (PPMS), (iv)
đấu thầu các dịch vụ tư vấn, (v) phối hợp với các cơ quan thực
hiện dự án đấu thầu hàng hoá và dịch vụ, (vi) lập kế hoạch trao
hợp đồng và giải ngân và tổ chức kiểm toán tài khoản dự án, (vii)
lập các báo cáo chính về toàn dự án, và (viii) lập báo cáo hoàn

thành dự án. Năm ban Quản lý Tiểu dự án sẽ được thành lập.
Mỗi tỉnh sẽ chỉ thành lập một PMU để tận dụng tối đa hiệu quả
các nguồn lực và đảm bảo điều phối tốt giữa các hạng mục của
dự án. Các tư vấn thực hiện dự án sẽ hỗ trợ PMU trong công tác
thực hiện dự án để (i) thi công các hạng mục công trình mới của
trường ĐHTL; (ii) tăng cường các hệ thống quản lý thuỷ nông; (iii)
thi công các công trình hạ tầng tưới mới; (iv) khôi phục các công
trình tưới hiện có; (v) đấu thầu hàng hoá và dịch vụ; (vi) thực hiện
hệ thống quản lý thực hiện dự án (PPMS), và (vii) thực hiện các
kế hoạch tái định cư (RP), các kế hoạch quản lý môi trường
(EMP) và kế hoạch hành động giới (GAP).

Đấu thầu

Toàn bộ phần đấu thầu do ADB tài trợ sẽ phải thực hiện theo
đúng Hướng dẫn đấu thầu của ADB. Sẽ áp dụng hình thức đấu
thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) cho việc thi công các công trình của
trường ĐHTL và các gói thầu xây lắp lớn của hệ thống Bắc Hưng
Hải. Đối với hợp phần hạ tầng của hệ thống Bắc Hưng Hải, ít nhất
một trạm bơm sẽ được đấu thầu theo phương pháp hợp đồng
chìa khóa trao tay trong đó phần xây lắp, cung ứng và lắp đặt
thiết bị được thực hiện trong một hợp đồng. Các thiết kế chi tiết
và giám sát hợp đồng chìa khóa trao tay này sẽ được cung cấp
theo các hợp đồng riêng. Hợp đồng chìa khóa trao tay và các hợp
đồng xây lắp ước tính chi phí lớn hơn 2 triệu USD sẽ đấu thầu
ICB. Các hợp đồng xây lắp ước tính chi phí bằng và nhỏ hơn 2
triệu USD sẽ đấu thầu NCB (đấu thầu cạnh tranh trong nước).
Đấu thầu ICB sẽ áp dụng đối với gói cung cấp hàng hoá có chi
phí lớn hơn 1 triệu USD, và áp dụng đấu thầu NCB đối với gói có
chi phí từ 100.000 USD tới 1 triệu USD/gói, và chỉ áp dụng hình

thức mua sắm nếu chi phí ít hơn 100.000 USD.


v
Dịch vụ tư vấn

Hiệu ích dự án và người
hưởng lợi

Tư vấn sẽ được lựa chọn và tuyển dụng theo Hướng dẫn về Sử
dụng Tư vấn của ADB (2007, theo điều chỉnh của từng thời điểm)
để hỗ trợ việc thực hiện dự án và tăng cường năng lực của các
PMU cũng như các cơ quan thực hiện. Dự án sẽ cần 1.710 tháng
công chuyên gia trong nước và 119 tháng công chuyên gia quốc
tế. Áp dụng phương pháp lựa chọn tư vấn dựa trên chất lượng và
chi phí (QCBS), một hãng tư vấn quốc tế sẽ được thuê thực hiện
dịch vụ tăng cường năng lực trong nước và hỗ trợ thực hiện dự
án. Các tư vấn trong nước cũng sẽ được thuê thông qua phương
pháp QCBS để hoàn thiện thiết kế chi tiết và giám sát thi công.
Tất cả các gói thầu tư vấn sẽ được Bộ NN&PTNT quảng cáo trên
cổng thông tin điện tử (Website) của ADB bằng hình thức Thông
báo Tuyển dụng Dịch vụ Tư vấn.

Tổng số 560.000 người ở khu vực Bắc Hưng Hải sẽ được hưởng
lợi từ việc tăng thu nhập nông hộ nhờ cải thiện điều kiện tưới. Nó
cho phép các hộ đa dạng hóa và thâm canh sản xuất nông nghiệp
và nhờ đó tăng thu nhập. Khoản 1,9 triệu người ở vùng BHH sẽ
được hưởng lợi nhờ cải thiện điều kiện tưới tiêu và giảm rủi ro
úng ngập. Những người hưởng lợi gián tiếp của hợp phần BHH là
2,8 triệu ngườisống trong 4 tỉnh của vùng dự án, bao gồm toàn bộ

hoặc một phần của các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và
Hà Nội. Các lợi ích trực tiếp sẽ gồm (i) nâng cao năng suất nông
nghiệp thông qua nâng cấp các công trình thủy lợi và thiết bị để
kiểm soát thời gian và phân bổ nước tưới, cải thiện các điều kiện
tiêu phục vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp; (ii) tiết kiệm nước
tưới để có thể phân bổ cho các nhu cầu sinh kế khác của cộng
đồng; (iv) tăng cường bố trí thể chế nhằm khuyến khích sự tham
gia của người sử dụng nước vào quản lý các hệ thống tưới tiêu,
và (v) bảo vệ người dân và các tài sản của họ tốt hơn trước rủi ro
lũ lụt trên toàn hệ thống
Tổng số 13.400 sinh viên tương lai và 800 cán bộ các khoa sẽ
được hưởng lợi từ việc nâng cao chất lượng giáo dục và nâng
cấp cơ sở đào tạo và sinh hoạt. Các lợi ích của Hợp phần Trường
ĐHTL sẽ gồm (i) nâng cấp cơ sở giảng dạy và học tập cho cán bộ
các khoa và sinh viên; (ii) ký túc xá cho từ 30 tới 50% sinh viên
trong đó có đủ diện tích phục vụ sinh viên nữ để khuyến khích các
sinh viên này nghiên cứu ở cơ sở mới, và (iii) học bổng và ký túc
xá cho sinh viên người dân tộc và các nhóm thiệt thòi khác. Bên
cạnh đó, sự có mặt của các sinh viên và giảng viên sẽ tạo công
ăn việc làm mới cũng như các cơ hội tạo thu nhập cho người dân
huyện Chương Mỹ, nơi xây dựng cơ sở mới của Trường. Khoảng
37.777 người sống ở các làng xung quanh cơ sở mới này sẽ
được ưu tiên làm việc trong cơ sở mới. Huyện Chương Mỹ có
tổng dân số 290.449 người, họ sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ
các cơ hội tạo thu nhập mà cộng đồng trường ĐHTL tạo ra trong
khu vực này. Những người này cũng sẽ được hưởng lợi từ các
cơ hội đào tạo giành cho con em họ.

Các rủi ro và giả thiết


Các chậm trễ trong thực hiện mà nguyên nhân chủ yếu là chậm
tuyển dụng tư vấn và phân công các cán bộ quản lý dự án thích


vi
hợp ở cấp trung ương và cấp tỉnh có thể dẫn tới sự phản đối từ
phía các nhóm người có chung một quyền lợi trước các thay đổi
về cơ cấu tổ chức trong các công ty cung cấp dịch vụ, các thủ tục
hành chính cồng kềnh phức tạp liên quan đến việc trao hợp đồng,
và giải quyết không thích đáng tái định cư. Việc tái định cư và đền
bù người dân bị ảnh hưởng bởi các công trình xây dựng là khâu
then chốt vì điều kiện để trao hợp đồng xây lắp là hoàn thành tái
định cư và đền bù. Tư vấn dự án sẽ hỗ trợ các chính quyền tỉnh
hoàn thành lấy đất và tái định cư đúng tiến độ.Bộ NN&PTNT đã
có kinh nghiệm và hiểu rõ các yêu cầu về tái định cư của Chính
phủ và ADB.
Vẫn còn các mối quan ngại về hiện tượng giảm mực nước trên
sông Hồng, mà nguyên nhân có thể là do vận hành các hồ ở
thượng lưu, thay đổi về sử dụng nước và các thay đổi về mặt
hình thái đang diễn ra ở đồng bằng sông Hồng. Một đánh giá thực
hiện trong quá trình chuẩn bị dự án đã chỉ ra rằng ở một số vị trí,
đáy sông bị sói lở tới 2m. Sự sụt giảm này chủ yếu là do các thay
đổi về hình thái sông mà nguyên nhân chính là sự khai thác cát
và bồi lắng ở các hồ phía thượng lưu, phá vỡ sự cân bằng động
học trong hệ thống sông. Một kết luận quan trọng đã được đưa ra
là các hồ thượng lưu phải xả nhiều nước hơn để duy trì mực
nước thiết kế ở cống lấy nước hệ thống chính. Việc này đòi hỏi
điều chỉnh cơ bản các qui chế vận hành liên hồ hiện đang được
sử dụng và thực hiện một cách nghiêm túc qui chế này. Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã qui định về phối hợp quản lý nguồn

nước lưu vực sông sẽ tiến hành trao đổi để sửa đổi các Nguyên
tắc Vận hành Liên hồ nhằm duy trì mực nước thích hợp trên sông
Hồng trong mùa khô khi các hoạt động nông nghiệp và làm đất
được thực hiện ở khu vực Bắc Hưng Hải.
Mặc dù Bộ NN&PTNT và các cơ quan của tỉnh đã có kinh nghiệm
trong thực hiện các công trình xây dựng nhưng họ lại có ít kinh
nghiệm trong phương pháp tiếp cận tổng hợp có sự tham gia cần
thiết cho dự án. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở
cấp trung ương và các cơ quan cấp tỉnh có liên quan sẽ là rất cần
thiết để đạt được các thay đổi thể chế đặt ra đối với các chiến
lược, các qui định và hướng dẫn có liên quan tới cung cấp dịch
vụ tưới.


vii
Hỗ trợ kỹ thuật

Một hỗ trợ kỹ thuật liên quan do AFD tài trợ riêng nhằm hỗ trợ
việc hiện đại hóa công tác quản lý hệ thống BHH đã được thiết kế
theo cách có sự tham gia và phối hợp với người dân, các công ty
quản lý và khai thác CTTL, và của các bên có liên quan khác
nhằm xác định các ưu tiên cần thiết để cải thiện việc cung cấp
các dịch vụ tưới và tiêu, và đảm bảo những người hưởng lợi là
nông dân nghèo sẽ nhận được các hiệu ích từ việc đầu tư vào hạ
tầng cơ sở thủy lợi. Theo phương pháp Sơ đồ hóa hệ thống và
dịch vụ để áp dụng các kỹ thuật vận hành kênh (MASSCOTE), sẽ
thiết kế và thực hiện một phân tích chuyên sâu từng bước để có
thể đưa ra một tầm nhìn vững chắc về tương lai của hệ thống
thủy lợi BHH và một kế hoạch hiện đại hóa từng bước công tác

quản lý thủy nông và vận hành hệ thống kênh. Hỗ trợ kỹ thuật này
sẽ được lập kế hoạch và thực hiện trong khuôn khổ một hợp
đồng TA được tài trợ bởi một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá
500.000 Euro từ Quỹ Phát triển Pháp AFD. Khoản viện trợ không
hoàn lại này sẽ đáp ứng các chi phí của đội Tư vấn TA, thiết bị và
các hoạt động ban đầu, bao gồm đào tạo, khuyến nông, quản lý
sâu bệnh tổng hợp, v.v. Việc tuyển chọn tư vấn sẽ thuân thủ các
qui định của Chính phủ, nhưng sẽ áp dụng thủ tục tuyển chọn tư
vấn theo hồ sơ năng lực của ADB (CQS). TA thuộc viện trợ này
sẽ do CPMU và PMU Bắc Ninh quản lý. TA này sẽ được cung
cấp cùng với hợp đồng hỗ trợ thực hiện và quản lý dự án thuộc
khoản vay ADB, sẽ được cung cấp theo một hợp đồng dịch vụ tư
vấn riêng.


viii
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ DỰ ÁN


1
I.

ĐỀ XUẤT

1
Tôi xin được đệ trình bản báo cáo và kiến nghị về vốn vay đề xuất cho Dự án Tăng
cường Quản lý Thủy lợi và Khôi phục hệ thống thủy nông lên Chính phủ Việt Nam để được
xem xét thông qua. Báo cáo này cũng mô tả Hỗ trợ kỹ thuật về Tăng cường Năng lực thể
chế của các Cơ quan cung cấp dịch vụ có liên quan tới nước trong Hệ thống BHH, và nếu
Ban Giám đốc Ngân hàng phê duyệt khoản vay đề xuất này, tôi, thực hiện dưới sự ủy quyền

của Ban Giám đốc Ngân hàng, sẽ phê duyệt TA. Khung Thiết kế và Giám sát của dự án
được trình bày trong Phụ lục 1.
CƠ SỞ DỰ ÁN: TÌNH HÌNH NGÀNH, CÁC KHÓ KHĂN VÀ CÁC CƠ HỘI 1

II.
A.

Các chỉ số thực hiện và phân tích
1.

Bối cảnh nền kinh tế vĩ mô

2
Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh trong hai thập kỷ qua. Tổng sản phẩm nội
địa (GDP) thực tế tăng với mức bình quân năm là 7,4% trong giai đoạn từ 1988-2007. Tiếp
sau sự suy giảm trung bình trong giai đoạn 1998-1999 do khủng hoảng tài chính Châu Á, sự
tăng trưởng của GDP thực tế tăng đều đặn trong giai đoạn 2000-2007, từ 4,8% năm 1999
tới 8,5% năm 2007.
3
Tuy nhiên, quốc gia này trải qua các khó khăn nghiêm trọng trong nền kinh tế vĩ mô
từ năm 2008. Lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại đã xảy ra trong nửa đầu năm
2008. Sự mất cân đối trong nền kinh tế vĩ mô tích tụ trong vài năm và thể hiện ở áp lực lạm
phát và các thâm hụt thương mại liên miên còn trầm trọng hơn bởi các cú sốc từ phía cung
ứng trong nước (như dịch cúm gia cầm). Việc tăng giá hàng hóa thế giới cũng góp phần làm
tăng tình trạng lạm phát. Chính phủ đã ứng phó bằng việc thắt chặt các chính sách tài chính
và tiền tệ đồng thời áp dụng các biện pháp ổn định nền kinh tế vĩ mô.
4
Trong sáu tháng cuối năm 2008, lạm phát đã giảm mạnh mẽ và thâm hụt thương mại
cũng thu hẹp hơn, một phần là nhờ các biện pháp ổn định của Chính phủ trong 6 tháng đầu
năm 2008. việc giảm giá hàng hóa thế giới đã giúp giảm lạm phát. Đồng thời hoạt động kinh

tế đã giảm đáng kể do nhu cầu bên ngoài đã yếu đi. Tiếp đó, Chính phủ đã bắt đầu nới lỏng
các chính sách tài chính và tiền tệ. Tuy nhiên, GDP vẫn giảm xuống 6,2% năm 2008 từ mức
hơn 8,0% trong 3 năm trước.
5
Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm chậm tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam và góp phần giảm dòng vốn đầu tư chảy vào trong nước.
Điều này có các tác động tiêu cực tới Việt nam năm 2009. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng này
đã kìm hãm xuất khẩu. Nó làm giảm doanh thu từ du lịch quốc tế và các dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Xuất khẩu giảm 10,2%, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam giảm 22,1% và tổng FDI giảm 22,5% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009
so với cùng kỳ năm trước. Do đó, tăng trưởng GDP giảm xuống 3,9% trong 6 tháng đầu
năm 2009 từ mức 6,5% trong 6 tháng đầu năm 2008. Với việc GDP gần như giảm dưới
mức có thể, lạm phát đã giảm 2% trong tháng 8 năm 2009 từ mức 28,3% trong tháng 8 năm
2008
6
Khoảng 77% dân số và 90% người nghèo hiện đang sống ở các vùng nông thôn và
70% thu nhập của người nông thôn là từ các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu kinh
tế đang thay đổi nhanh chóng, ới mức tăng ổn định trong thị phần công nghiệp và dịch vụ và
mức giảm ổn định trong thị phần nông nghiệp (kể cả thủy sản và lâm nghiệp) trong GDP.
Nông nghệp đã tạo ra 22% GDP trong năm 2008, tăng nhẹ so với các năm trước đó. Nông
1

TA 7107-VIE: Hỗ trợ Kỹ thuật chuẩn bị dự án Tăng cường Năng lực Quản lý Thủy lợi và Khôi phục các Hệ
thống Thủy nông đã được tài trợ từ Quỹ Đặc biện Nhật Bản (1.000.000 USD), được phê duyệt ngày 28/7/2008.
Thư phê duyệt TA đã được ký ngày 26/9/2008; và tư vấn chuẩn bị dự án đã được huy động ngày 6/4/2009.


2
nghiệp chiếm 48% thị phần trong tổng số công ăn việc làm và tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm.
Năng suất lao động nông nghiệp cần tăng nếu thu nhập thực tế của những người làm nông

nghiệp muốn theo kịp các mức trung bình của quốc gia. Nhiều lao động nông nghiệp sẽ tìm
việc có mức lương cao hơn trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Những công việc này là ở
đô thị, và như vậy sẽ có sự chuyển dịch dần từ nông thôn sang thành thị.
7.
Đồng bằng sông Hồng là một trong trung tâm kinh tế chính của Việt Nam nhưng hiện
tại vùng này đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế nghiêm trọng. Năm 2008, thất
nghiệp ở khu vực này cao hơn các khu vực khác trong cả nước là 5,35% so với mức bình
quân cả nước là 4,65%. Do mật độ dân số cao, khoảng 1.250 người/km2 và đất thuê thì nhỏ
(phần lớn là 0,2ha), người dân ở đây ngày càng phụ thuộc vào dịch vụ và công nghiệp để
tăng trưởng kinh tế và do đó tăng nhu cầu nguồn nước để đáp ứng các mục đích tổng hợp
này. Phân tích ngành được trình bày trong Phụ lục 2.
2.

Chính sách ngành thủy lợi

8.
Chính sách của Chính phủ Việt nam là ưu tiên cho các ngành chủ chốt như hiện đại
hóa thủy nông, an toàn đập và cải thiện quản lý nguồn nước. Kế hoạch Phát triển kinh tế xã
hội 5 năm từ 2006-2010 đã nêu rõ mục tiêu đẩy mạnh phát triển bền vững và tăng chất
lượng và hiệu quả tăng trưởng. Một trong những mục tiêu chính là đẩy mạnh công nghiệp
hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn,
phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Hiện đại hóa các hệ
thống thủy nông sẽ mang lại dịch vụ cấp nước tin cậy, hiệu quả và công bằng hơn. Đây là
vấn đề không thể thiếu được đối với hiện đại hóa nông nghiệp.
9.
Trong Chiến lược phát triển thủy lợi quốc gia (NWRS)2 của mình, Chính phủ đã xác
định các mục tiêu chính của ngành thủy lợi trong 15 năm tới 2020 là bảo vệ, khôi phục hiệu
quả và phát triển bền vững nguồn nước trên cơ sở quản lý tổng hợp và thống nhất nguồn
nước. Sự phát triển và cải tiến thể chế, vận hành và các trường đại học không ngừng trong
lĩnh vực thủy lợi là một ưu tiên của NWRS, một điều kiện cần thiết cho việc tăng cường

năng lực để phát triển nguồn nhân lực. Với việc tăng trưởng kinh tế nhanh. Nhu cầu về các
kỹ sư thủy lợi ở Việt Nam cũng đang gia tăng ở mức 4%/năm, vượt quá khả năng của các
trường đại học hiện tại trong việc đào tạo đủ số lượng các kỹ sư có trình độ để quản lý hiệu
quả nguồn nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tưới tiêu do tầm quan trọng của nó trong ngành
thủy lợi3.
3.

Đào tạo các cán bộ chuyên ngành nước

10.
Trường Đại học Thủy lợi là một trường công, được thành lập năm 1959. Cơ sở
chính của Trường đặt tại Hà nội với 9 khoa; cơ sở hai đặt ở thành phố Hồ Chí Minh, và một
số trung tâm nghiên cứu khác ở một số vùng trên cả nước. Đây là trường duy nhất ở Việt
Nam có chương trình đào tạo đầy đủ các môn học liên quan và cần thiết để đào tạo các kỹ
sư thủy lợi. Trong hơn 50 năm hoạt động Trường đã đào tạo hơn 18.000 kỹ sư về các lĩnh
vực liên quan tới thủy lợi – trong đó rất nhiều lĩnh vực liên quan tới tưới và tiêu. Cơ sở hiện
tại của Trường được xây dựng để phục vụ 3000 sinh viên; hiện tại gần 9.500 sinh viên được
tuyển sinh và Trường không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cung cấp chuyên gia
và kỹ sư thủy lợi có trình độ4. Chiến lược phát triển hai giai đoạn của Trường đã đưa vào
mục tiêu đào tạo 17.500 kỹ sư thủy lợi năm 2020 với mức tuyển sinh 13.400 sinh viên vào
cuối Giai đoạn 1, trong năm 2012 5. Tuy nhiên, trường không thể đạt được các mục tiêu này
2
3

4

5

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 81/QD-TTg, 14/4/2006, phê duyệt NWRS – tới năm 2020.
Việt nam có 110 công ty quản lý thủy nông với hơn 22.500 nhân viên và nhiều người trong số họ là các kỹ sư

đã qua đào tạo về các lĩnh vực có liên quan tới nước.
Có một số trường đại học ở Việt nam đào tạo kiến thức cơ bản về ngành nước nhưng Trường ĐHTL là
trường duy nhất được Bộ Giáo dục ủy quyền đào tạo về tưới, thủy văn, và thủy công, bên cạnh các môn học
khác.
Các con số dự kiến về lượng tuyển sinh được tính toán trên cơ sở các điều tra nhu cầu về chuyên gia ngành
nước của các Bộ, tỉnh, các tập đoàn lớn và các công ty liên quan đã được thực hiện năm 2005-2006. Số liệu


3
nếu như cơ sở vật chất và năng lực của trường không được nâng cấp Đánh giá toàn diện
về Chiến lược và Phát triển Chương trình Giảng dạy của trường ĐH Thủy lợi đã được thực
hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án và trình bày trong Phụ lục bổ sung A.
B.

Phân tích các vấn đề và các cơ hội chính
4.

Hiệu quả tưới

11.
Các cản trở chính và không tách rời trong lĩnh vực thủy lợi có liên quan đến phương
pháp quản lý lạc hậu và thiếu năng lực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ
quan trung ương khác tham gia vào quản lý và sử dụng nước sử dụng biện pháp tiếp cận kỹ
thuật ngành trong phát triển nguồn nước và đã áp dụng hoàn toàn biện pháp tiếp cận quản
lý nước tổng hợp trong các chiến lược mang tính qui hoạch cũng như thực tiễn công việc
của họ. Các cơ quan của tỉnh có quyền nhất định trong việc ra các quyết định quan trọng về
phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng thủy lợi, nhưng năng lực của họ đối với mục tiêu giảm
nghèo trong các dự án thủy lợi và trong phối hợp quản lý tài nguyên liên ngành vẫn còn hạn
chế. Các công ty quản lý thủy nông – cơ quan hoạt động công ích do nhà nước sở hữu
chịu trách nhiệm vận hành và duy tu các hệ thống thủy nông lớn tỏ ra không hướng nhiều

tới dịch vụ và có năng lực không đạt yêu cầu trong quản lý tưới một cách bền vững. Duy tu
thường bị bỏ qua do hoạt động này được sự tài trợ của Nhà nước theo định kỳ. Ở hệ thống
cấp 3, những người sử dụng nước chưa có đầy đủ quyền hạn để ra quyết định về quản lý
nước – trong khi điều này có ảnh hưởng đến sinh kế của chính họ.
12.
Tuy nhiên, Việt Nam có một số thế mạnh để có thể cải thiện được ngành thủy nông.
Việt Nam đã có những nỗ lực cải cách ở cấp vĩ mô nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi.
Một ưu điểm khác là sự tồn tại chính thức của các công ty IMC. Việc chính thức tách
(chuyển đổi) cơ quan cung cấp dịch vụ (các công ty quản lý và khai thác CTTL) ra khỏi cơ
quan quản lý chuyên ngành (Bộ NN&PTNT/Sở NN&PTNT) là một dấu hiệu quan trọng của
một nền kinh tế trưởng thành trong lĩnh vực tài nguyên nước. Một số mối quan hệ quan
trọng, như giữa các công ty thủy nông và các xã, được chi phối bởi các mối ràng buộc
chính thức, hơn là sự thỏa thuận không chính thức. Điều này tạo nên một cơ sở tốt để cải
thiện tiểu ngành thủy nông trong tương lai.
13.
Năm 2004, với sự hỗ trợ về tài chính của Ngân hàng Thế giới, Bộ Nông nghiệp và
PTNT đã khởi công thực hiện Dự án Hỗ trợ Thủy lợi Việt nam (VWRAP) 6. Đây là một
chương trình quốc gia về khôi phục 6 hệ thống thủy lợi và thiết lập biện pháp tiếp cận theo
hướng dịch vụ, mà theo đó các cơ quan tỉnh và đối tượng sử dụng nước được trao quyền
để cùng quản lý hệ thống thủy nông. Bằng cách này, Bộ Nông nghiệp nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả phân phối nước, khai thác tiềm năng từ việc đầu tư. Cũng trong năm đó, Bộ
NN&PTNT đã phê duyệt và ban hành các hướng dẫn 7 thiết lập, tăng cường và phát triển
các tổ chức dùng nước (WUO), tạo điều kiện thực hiện một số dự án quản lý tưới có sự
tham gia (PIM) bằng vốn tài trợ quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đã thiết lập một
chương trình tăng cường thực hiện PIM với mục tiêu chuyển giao trách nhiệm vận hành và
bảo dưỡng sang người nông dân. Chương trình này cùng với một số các chương trình khác
đang được thí điểm trong Dự án Ngành Lưu vực sông Hồng giai đoạn hai8.
14.
Trước đây Việt Nam đã áp dụng một hệ thống thủy lợi phí cho các dịch vụ tưới và
tiêu theo vùng và phụ thuộc vào hệ thống cấp nước (tự chảy, bơm, hay cả hai). Tuy nhiên,

tháng 11/2008, quy định về thủy lợi phí đã được chỉnh sửa với một số miễn giảm , và chính

6

7
8

điều tra đã được công bố tại các hội thảo chính thức ở Trường ĐHTL với sự tham gia của các bộ liên quan,
các tỉnh, các công ty và chuyên gia tư vấn quốc tế. Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành
nước đã được chính thức trình lên Bộ NN&PTNT và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt
chương trình này trong Chiến lược Phát triển Trường ĐHTL giai đoạn 2006-2020.
Ngân hàng Thế giới. Dự án Hỗ trợ Thủy lợi Việt Nam, trị giá 158,7 triệu USD đã được thông qua trong năm
2004.
Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004.
ADB, Khoản vay 1855: Dự án Lưu vực sông hồng giai đoạn 2 trị giá 156,2 triệu đô được phê duyệt 3/11/2001.


4
sách miễn thủy lợi phí bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2009 9. Thay vì thanh toán thủy lợi phí cho
các IMC, người dân ký hợp đồng với các nhóm sử dụng nước hoặc hợp tác xã, các WUG
hoặc hợp tác xã này sau đó sẽ ký hợp đồng với các IMC để cung cấp dịch vụ tưới theo xã.
Trên cơ sở cung cấp dịch vụ tưới theo hợp đồng, Chính phủ thanh toán trợ cấp cho IMC để
thực hiện đơn đặt hàng đã xác định trong hợp đồng. Các IDMC trung ương hiện được trợ
cấp từ Ngân sách nhà nước còn các công ty thủy nông của tỉnh sẽ được nhận kinh phí từ
tỉnh để bù vào khoản thủy lợi phí không thu đó. Bộ Tài chính là cơ quan đứng đầu trong hệ
thống trợ cấp sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong thực hiện. Để giám sát và
đánh giá một cách chặt chẽ các biện pháp này, Chính phủ đã đề xuất giải quyết việc áp
dụng chính sách miễn thủy lợi phí mà cần xác định chính xác tác động cơ bản của chính
sách miễn thủy lợi phí. Bố trí thể chế này được mô tả kỹ hơn ở Phụ lục bổ sung B.
5.


Chiến lược của ADB đối với các dự án ngành nước

15.
Trọng tâm của Chiến lược và chương trình quốc gia cho Việt nam (2007–2010)10 là
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thương mại, vì người nghèo và bền vững. Giải pháp dựa trên kết
quả thực hiện được áp dụng mà nó gắn kết trực tiếp với việc hỗ trợ các kết quả mục tiêu
của kế hoạch phát triển KTXH. Dịch vụ hành chính công yếu kém và việc quản lý của các
công ty do nhà nước làm chủ chưa tốt là các hạn chế chính trong việc huy động và hiệu quả
kém của đầu tư công, điều này gây trở ngại tới việc phân phối các dịch vụ công một cách
hiệu quả. Dự án này phù hợp với chiến lược nói trên và sẽ góp phần cải thiện sự quản lý và
tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt nam. Nó cũng phù hợp với nhiệm vụ và tầm nhìn mà
ADB đặt ra trong khung chiến lược dài hạn 2008-2020 (Chiến lược 2020), mà chủ yếu tập
trung vào sự phát triển tổng thể và phát triển bền vững về môi trường trong khi vẫn duy trì
mục tiêu giảm nghèo.
6.

Hợp tác phát triển

16.
Kể cả ADB, 5 đối tác phát triển quốc tế (IDPs) tham gia tích cực hỗ trợ lĩnh vực thủy
lợi và tưới tiêu ở Việt Nam là: Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB), Cơ quan hợp tác và phát triển Nhật Bản (JICA); Đại xứ quán Hà lan (RNE); và Ngân
hàng Thế giới (WB). Hợp tác phát triển trong lĩnh vực thủy lợi và tưới tiêu được trình bày ở
Phụ lục 3.
17.
ADB đi đầu và phối hợp các sáng kiến phát triển thể chế về phát triển pháp lý và
chính sách, và tăng cường năng lực phục vụ quản lý nguồn nước bền vững và quản lý các
đóng góp của IDPs về TA như TA3892: (Phần A) Phát triển thể chế của Dự án Lưu vực
sông Hồng Giai đoạn 2; và TA 4903: Đánh giá ngành nước và Chương trình Mục tiêu quốc

gia về phát triển ngành nước. ADB cũng đã thuyết phục các IDP hỗ trợ Chính phủ bảo vệ
nguồn nước thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng tưới tiêu bằng việc cung cấp các hỗ trợ kỹ
thuật và tài chính cho (i) Khoản vay 1259: Dự án Phòng lũ và Cải tạo Tưới (95,6 triệu $ năm
1993); (ii) Khoản vay 1344: Dự án Thủy lợi ĐB Sông Hồng (75 triệu $ năm 1994); (iii) TA
2871: Phát triển O&M trong lĩnh vực thủy lợi (150.000$ năm 2001); (iv) Khoản vay 2025: Dự
án thủy lợi tổng hợp Phước Hòa (3,7 triệu $ năm 1997); (v) Khoản vay 1855: Dự án lưu vực
sông Hồng Giai đoạn 2 (156,2 triệu $ năm 2001); (iv) Khoản vay 2025: Dự án thủy lợi
Phước Hòa (164,6 triệu $ năm 2003); (vii) Khoản vay 2223: Dự án Thủy lợi Miền Trung
(74,3 triệu $ năm 2005).
18.
Một trong những bài học từ các sáng kiến này là: (i) nhu cầu cấp thiết về tăng cường
năng lực để phát triển hơn nữa ngành thủy lợi nhằm đảm bảo sự thành công của các đầu tư
trong tương lai; tăng cường năng lực thông qua đào tạo chính thức và đào tạo tại chỗ về hỗ
trợ hiệu quả từ cấp trung ương; (iii) qui hoạc dự án trên cơ sở phương pháp tiếp cận phát
triển lưu vực, được thực hiện trong bối cảnh chung của hệ thống và giải quyết các trở ngại
9
10

Nghị định 154 tháng 10/2007 và được khẳng định bằng Nghị định 115 ban hành tháng 11/2008
ADB. 2006. Chiến lược và Chương trình quốc gia (2007–2010): Việt Nam. Manila.


5
chính theo một phương pháp tổng hợp; (iv) phương pháp tiếp cận tổng thể trong công tác
nâng cấp và phát triển hệ thống tưới với việc xác định các nhu cầu ở cấp thấp hơn ngay từ
ban đầu và một chương trình giải quyết các trở ngại quan trọng nhất; và (v) nhu cầu áp
dụng phương pháp tổng hợp và có sự tham gia của các bên vào thiết kế dự án thông qua
hình thức tham vấn rộng rãi với các bên tham gia chính, đặc biệt là xác định các ưu tiên đầu
tư vào các hệ thống tưới tiêu cấp 2 và cấp 3, như tuyến kênh, cấp kênh, cống tiêu, vị trí các
công trình quan trọng, và nơi chất vật liệu đào. Các yếu tố có liên quan tới thành công của

các dự án tăng cường năng lực là chuẩn bị dự án chu đáo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan tài trợ, và công tác quản trị của văn phòng đại diện.
7.

Sự cần thiết đầu tư dự án

19.
Trong tổng dân số hơn 86 triệu người ở Việt nam, dân số nông thôn chiếm ưu thế
với khoảng 63 triệu người (khoảng 73% tổng dân số), sinh kế và các nhu cầu cơ bản của họ
phụ thuộc vào nông nghiệp. Việt nam là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất
của Châu Á trong 20 năm qua và đóng góp của nông, lâm, thủy sản vào GDP vẫn chiếm
khoảng 20%, và đây là ngành dẫn đầu về tạo công ăn việc làm. Việt Nam là nước xuất khẩu
lương thực và hiện đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, sau Thái Lan. Tuy nhiên,
với sự tăng trưởng dân số ở mức 1,4%/năm và nâng cao mức sống, tiêu thụ lúa gạo đang
tăng ở mức cao. Thặng dư lúa gạo hiện tại, hiện được xuất khẩu, sẽ sớm là yêu cầu yêu thụ
trong nước nếu không tăng sản xuất. Nếu các xu hướng này tiếp tục diễn ra Việt nam sẽ
cần nhập khẩu một số yêu cầu lương thực vốn là mặt hàng chủ lực của mình.
20.
Nông nghiệp được tưới là lĩnh vực sử dụng nước lớn nhất ở Việt Nam, hơn 65,5 tỷ
m3/năm (khoảng 80% tổng lượng nước sử dụng). Lúa là cây trồng chiếm ưu thế, chiếm hơn
80% tổng diện tích được tưới. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa đã giảm trong những năm
gần đây do việc đa dạng hóa nông nghiệp và các cây trồng khác, và do sự tăng trưởng kinh
tế của các khu vực phi nông nghiệp; đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tăng các nhu
cầu có nguồn nước và phân bổ lại các nguồn nước này. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về lúa gạo và đảm bảo an ninh lương thực, cần tăng năng suất và hiệu quả các đầu
vào sản xuất – đặc biệt là nước.
21.
Hiện tại, cấp nước tưới ở quốc gia này vẫn còn thiếu; cơ sở hạ tầng đã cũ, hư hỏng,
và phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cũng như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nhằm
duy trì vận hành các hệ thống. Chính xác miễn thủy lợi phí của Chính phủ đã làm trầm trọng

thêm tình hình này, bởi nó chuyển hoàn toàn trách nhiệm tài trợ O&M các hệ thống tưới
chính sang ngân sách Chính phủ11. Để đảm bảo an ninh lương thực về lâu dài, Chính phủ
cần theo đuổi các cải cách nhằm tạo ra một tiểu ngành tưới tiêu tiên tiến và hiện đại.
22.
Việt Nam có khoảng 100 hệ thống công trình thủy lợi qui mô vừa và lớn phục vụ tưới
và tiêu. Một trong những hệ thống lớn nhất và lâu đời nhất là hệ thống tưới tiêu Bắc Hưng
Hải xây dựng cách đây 50 năm, nằm ở Lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. Tổng diện
tích của hệ thống là 192.045ha trong đó, 146.756ha (76% tổng diện tích) được sử dụng cho
các mục đích nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa. Tổng dân số các tỉnh và huyện trong vùng
phục vụ là 2,8 triệu người, trong đó có khoảng 2,2 triệu người làm nghề nông. Do tầm quan
trọng của hệ thống này đối với nền kinh tế, phúc lợi xã hội, và an ninh lương thực, và do hệ
thống này đã lâu không được sửa chữa, việc khôi phục hệ thống là một trong những ưu tiên
đầu tư hàng đầu của Chính phủ.

11

Tài trợ O&M các công trình cấp thấp hơn, từ kênh lấy nước tới mặt ruộng vẫn thuộc trách nhiệm của người
dân.


6
23.
Trọng tâm của các đầu tư dự án trong hệ thống BHH sẽ là nâng cao hiệu quả nguồn
nước hiện tại trong hệ thống đáp ứng nhu cầu tăng năng suất nông nghiệp và duy trì sản
xuất trong vùng. Điều này sẽ được thực hiện một phần thông qua phát triển thể chế với việc
áp dụng các phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong hiện đại hóa quản lý hệ thống
BHH. Các phương pháp tiếp cận có sự tham gia sẽ gồm các biện pháp nhằm tăng sự có
mặt của phụ nữ trong các nhóm sử dụng nước. Hiệu quả tưới cũng sẽ được giải quyết
thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng tưới tiêu quan trọng, đây cũng là một biện pháp giúp hệ
thống BHH thích nghi với việc thay đổi tình trạng sử dụng đất trong khu vực.

24.
Các phân tích trong các dự án của ADB trong lĩnh vực này đều cho thấy rằng một
biện pháp tiếp cận rộng rãi cho các hệ thống cần phải được áp dụng để xác định các khó
khăn và giải pháp khắc phục. Một biện pháp như thế sẽ thu hút các nhà lập kế hoạch phát
triển, những người thực hiện, vận hành và sử dụng cùng hợp tác với nhau để thiết kế dự án
và quản lý hệ thống tốt hơn. Ở những vùng dễ bị ảnh hưởng, việc cải tiến hiệu ích hoạt
động còn phụ thuộc vào việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Như vậy để khai thác
được hết tiềm năng, cần các biện pháp thực tiễn và mang tính tổng thể để (i) xây dựng năng
lực cho các cơ quan liên quan chủ chốt ở tất cả các cấp, bao gồm việc áp dụng các biện
pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng và theo nhu cầu, chẳng hạn như PIM; (ii) nâng cấp.xây
dựng công trình để vận hành hệ thống hiệu quả; và (iii) hỗ trợ quản lý dự án.
III.
A.

DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

Tác động và kết quả

25.
Mục tiêu chính của Dự án là giúp Chính phủ tăng số lượng kỹ sư có trình độ về quản
lý nước trong nông nghiệp, cải tiến công tác quản trị và quản lý các hệ thống tưới, duy trì
sản xuất nông nghiệp, và nâng cao năng suất trong các vùng dự án nhằm tăng thu nhập
cho người dân. Dự án kết hợp hai hợp phần chính, trong đó một hợp phần thuộc lĩnh giáo
dục và một hợp phần thuộc lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên. Dự án được thiết kế một
cách rất chặt chẽ, đảm bảo tính hợp lý và đưa ra các cơ hội thành công tốt hơn là thiết kế
thành các dự án riêng lẻ. Tác động dự kiến của Dự án là góp phần quản lý bền vững nguồn
nước. Kết quả của Dự án sẽ là tăng cường các dịch vụ liên quan tới nước. Dự án sẽ giải
quyết vấn đề giám sát kỹ thuật cũng như năng lực quản lý của các bên tham gia cung cấp
dịch vụ tưới tiêu ở hệ thống thủy lợi BHH, kể cả người hưởng lợi. Dự án cũng sẽ tăng
cường hiệu quả vận hành các hệ thống tưới tiêu. Kết quả này sẽ bị ảnh hưởng bởi đối thoại

mang tính chính sách với Chính phủ trong thời gian thực hiện dự án, bao gồm các nhu cầu
khẩn cấp về phát triển năng lực đảm b ảo thực hiện dự án một cách hiệu quả và cải cách
thể chế để hợp thức hóa các quá trình và tăng cường IWRM. Dự án sẽ giải quyết các vấn
đề vận hành và bảo dưỡng (O&M), kể cả việc áp dụng chính sách miễn thủy lợi phí của
Chính phủ, ban hành 10 năm 20071.
B.

Các kết quả đầu ra

26.
Dự án được thiết kế để giải quyết hai hạn chế liên quan với nhau đã góp phần gây ra
vấn đề chính của ngành về chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ liên quan đến nước.
Các mặt hạn chế này gồm: hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu năng lực. Dự án sẽ giải quyết
các hạn chế này thông qua việc cung cấp vốn xây dựng cơ sở đào tạo kỹ sư thủy lợi để đáp
ứng các nhu cầu tăng cao của một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh. Dự án cũng sẽ giải
quyết các yêu cầu của hệ thống hạ tầng cơ sở tưới tiêu đang bị xuống cấp nghiêm trọng
thông qua cung cấp nguồn vốn để cải tạo các hạng mục công trình quan trọng, và cung cấp
hỗ trợ kỹ thuật để hiện đại hóa công tác quản lý các hệ thống kênh tưới. Dự án sẽ giúp
Chính phủ tăng số lượng kỹ sư có trình độ về quản lý nước trong nông nghiệp, tăng cường
quản trị và quản lý các hệ thống tưới, tăng cường sản xuất nông nghiệp, và tăng năng suất
1

Nghị định 115, 11/2007


7
ở các vùng dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân nghèo. Các đầu ra của dự án liên
quan tới 3 hợp phần.
1.


Xây dựng cơ sở đào tạo mới cho Trường Đại học Thủy lợi

27.
Dự án sẽ tài trợ xây dựng một phần chính trong giai đoạn một về thiết lập cơ sở mới
cho Trường Đại học Thủy lợi ở huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội gồm một quần thể các công
trình chức năng hài hòa như cơ sở đào tạo đủ phục vụ 13.400 sinh viên và ký túc xá cho từ
30% tới 50% sinh viên năm 2015. Cơ sở đào tạo tiêu chuẩn cao phục vụ đào tạo chuyên gia
thủy lợi sẽ được xây dựng cho 7 khoa, bao gồm (i) phòng học, phòng thí nghiệm, giảng
đường, thư viện khoa, phòng giáo viên và phòng quản trị; (ii) ký túc xá phục vụ 4.022 sinh
viên, trong đó 50% diện tích giành cho nữ sinh viên; (iii) các tòa nhà thí nghiệm (3.246m2);
và (iv) bãi đỗ xe ngoài trời phục vụ 125 xe. Các đầu tư này sẽ cho phép một số lượng lớn
các cử nhân và thạc sĩ tốt nghiệp từ Trường ĐHTL, chuyên ngành quản lý nước trong nông
nghiệp tăng lên 135% và 340% tương ứng vào cuối giai đoạn qui hoạch phát triển hiện tại,
năm 2020. Tiểu dự án Trường ĐHTL được mô tả trong Phụ lục bổ sung C.
2.
Hợp phần 2. Tăng cường năng lực cho các đơn vị cung
cấp dịch vụ tưới tiêu trong hệ thống Bắc Hưng Hải
28.
Dự án sẽ tăng cường năng lực cho các tổ chức quản lý nước trên toàn bộ hệ thống
Bắc Hưng Hải, bao gồm tăng cường năng lực và thiết lập một hệ thống SCADA giai đoạn 1.
Trên cơ sở thực hiện thí điểm ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, một TA viện trợ không hoàn
lại có liên quan tới hợp phần này sẽ tạo điều kiện áp dụng phương pháp tiếp cận có sự
tham gia cho các bên liên quan trong việc xác định các ưu tiên đầu tư về tăng cường quản
lý nước cấp cơ sở; và nâng cấp cơ sở hạ tầng kênh cấp 2 và 3 ở khu vực thí điểm. Công
tác tăng cường năng lực quản lý ở khu vực thí điểm sẽ được thực heienj thông qua các
phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng và hướng tới nhu cầu, bao gồm PIM. Các sáng
kiến phát triển thể chế sẽ tạo điều kiện tăng cường các IMC và IME thông qua việc cung cấp
các kỹ thuật và thiết bị quản lý hiện đại, và đào tạo để vận hành và bảo dưỡng các công cụ
cũng như công nghệ đã được áp dụng.
3.

Hợp phần 3. Thi công và khôi phục cơ sở hạ tầng tưới
tiêu trong hệ thống BHH
29.
Dự án sẽ tài trợ xây dựng 8 trạm bơm mới và khôi phục 2 trạm bơm cũ trong hệ
thống BHH phục vụ các mục đích tưới, tiêu, hoặc cả hai trong hệ thống BHH. Các đầu tư
này sẽ làm tăng năng lực tưới lên 13,2 m 3/giây phục vụ khoảng 11.220 ha cho vùng Gia
Thuận tỉnh Bắc Ninh; và tăng năng lực tiêu và tưới lên 135,2 m3/giây, đáp ứng yêu cầu ngày
một gia tăng tới năm 2015, và phục vụ gần 35.000 ha. Thông qua các đầu tư này, nhu cầu
tưới sẽ được cải thiện ở mức 18% trong khu vực nông nghiệp BHH; và năng lực tiêu sẽ
được cải thiện 50%. Nhờ đó, năng suất lúa sẽ tăng 9%/ha và mật độ canh tác tăng từ 209%
năm 2008 lên 224% vào cuối giai đoạn thực hiện dự án, năm 2016. Phần mô tả tiểu dự án
BHH dược trình bày trong phụ lục bổ sung D.
C.

Các đặc điểm quan trọng

1.
Tham gia và tham vấn của bên tham gia
30.
Một biện pháp tiếp cận được áp dụng trong thiết kế cải thiện quản lý hệ thống thủy
nông của Dự án là MASSCOTE (Mapping Systems and Services for Canal Operation
Techniques – Sơ đồ hóa hệ thống và dịch vụ để áp dụng các kỹ thuật vận hành kênh 2). Đây
là một phương pháp luận về hiện đại hóa các hệ thống kênh tưới và cải thiện hiệu suất cấp
nước cho nhiều đối tượng. Tổ chức Nông Lương LHQ đã giới thiệu phương pháp này ở
2

Hiện đại hóa quản lý tưới – Phương pháp tiếp cận MASSCOTE, Tài liệu Tưới Tiêu FAO số 63, Rome (2007)


8

Trung Quốc và Thái Lan, và ở đó nó đã chứng minh được là một công cụ hiệu quả và phổ
biến. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, một khóa MASSCOTE 2 tuần đã được thực hiện, với
sự tham gia của 24 kỹ sư và chuyên gia thủy nông, trong đó có 9 người là các nhà quản lý
của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. Các buổi hội thảo và các cuộc phỏng vấn lấy thông
tin với các bên có liên quan đến dự án, bao gồm các cán bộ trung ương và tỉnh cũng được
thực hiện trong quá trình thiết kế dự án. Ngoài ra, các buổi thảo luận nhóm cũng được tổ
chức với đại diện của các bên hưởng lợi trong hệ thống BHH (Hợp tác xã), Lãnh đạo thôn)
ở một số huyện/xã được lựa chọn.
2.

Nâng cấp quan trắc và hiện đại hóa việc kiểm soát nước

31.
Một nghiên cứu hệ thống về các khả năng nâng cấp công tác quan trắc mực
nước và lưu lượng và hiện đại hóa việc kiểm soát nước đã được thực hiện trong khuôn khổ
dự án HTKT này. Trước hết, việc vận hành các cửa cống tại các công trình điều tiết trên các
kênh chính và tại các vị trí thích hợp của cống lấy nước đầu kênh cấp 1 sẽ được cơ giới
hóa. Tuy nhiên, việc tự động hóa cao hơn bằng cách sử dụng thiết bị giám sát điều kiển tại
chỗ có thể lập trình hóa (PLC) cũng được nghiên cứu trong PPTA. Tất cả các cống điều tiết
và cống lấy nước lớn sẽ được cơ giới hóa (đóng mở bằng máy), và tại các vị trí thích hợp,
sẽ được trang bị các thiết bị điều kiện tự động tại chỗ. Các cống lấy nước đầu kênh có thể
sẽ được lắp các cửa cống truyền thống, kết nối với một thiết bị đo dòng chảy. Mục đích cuối
cùng là việc vận hành của các hệ thống kênh trục sẽ được cải thiện bằng cách lắp đặt một
hệ thống Giám sát điều khiển và Thu thập số liệu SCADA, cho phép thực hiện giám sát và
điều khiển từ xa. Hệ thống SCADA cũng sẽ được sử dụng để giám sát từ xa có thể áp dụng
cho tất cả các công trình lấy nước tưới chính (tự chảy và bơm), tất cả các trạm bơm và
cống tiêu, các cống điều tiết và cống lấy nước chính.
3.

Thay đổi thể chế

32.
Một khung điều tiết hiện đang được thiết lập ở Việt nam cho phép các IMC tự
chủ về tài chính và chuyển giao quyền sở hữu về sử dụng và quản lý các công trình tưới
tiêu cho các IMC và WUG. Nghị định 95/2005 của Chính phủ là cơ sở để IMC có thể chuyển
đổi sang mô hình các công ty TNHH một thành viên để có thể linh hoạt hơn trong quản lý,
cụ thể là được ủy quyền trong các nhiệm vụ có liên quan tới nhân sự, mua sắm và tài chính.
Các cấp chính quyền hết lòng ủng hộ việc cải thiện tình hình tưới tiêu trong hệ thống BHH
thông qua hiện đại hóa công tác quản lý và cho phép phân cấp thực hiện triệt để hơn và có
sự tham gia của các bên có liên quan. Điều này mang lại cho dự án một cơ hội góp phần
tạo nên sự thay đổi quan trọng về thể chế có thể áp dụng rộng rãi ở cả trung ương cũng
như ở tỉnh và các cấp thấp hơn, đặc biệt là ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức và vận hành của
các công ty thủy nông và – đặc biệt – là các quan hệ của các công ty này với khách hàng là các đối tượng sử dụng nước. Nó sẽ mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp từ việc cải
cách các doanh nghiệp nhà nước - mà hiện đang được thực hiện một cách rất có hiệu quả
trong các ngành công nghiệp hóa. Trong một số trường hợp, Dự án có thể giúp tạo ra cơ sở
cho việc tư nhân hóa các tổ chức quản lý nước trong hệ thống BHH. Cùng với sự hỗ trợ
mạnh mẽ của PIM, điều này sẽ đặt dự án lên hàng đầu trong các vấn đề cải cách của Chính
phủ trong ngành nông nghiệp có tưới. Việc chuyển đổi các tài sản công sang Hội sử dụng
nước và Nhóm sử dụng nước sẽ trao quyền cho những người dùng nước, cả nam giới và
phụ nữ, được tham gia vào việc ra quyết định – để từ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của họ và tăng sự bền vững của hệ thống.
D.

Kế hoạch đầu tư dự án

33.
Tổng kinh phí dự án, bao gồm cả phí dự phòng và các loại thuế, ước tính
khoảng 183,7 triệu USD, trong đó thuế và phí 14,2 triệu USD. Tổng chi phí dự án theo hợp
phần được trình bày tóm tắt trong kế hoạch đầu tư dự án (Bảng 1). Các ước tính chi phí chi



9
tiết được trình bày trong Phụ lục 4 và các chi tiết sâu hơn được trình bày trong Phụ lục bổ
sung E.
Bảng 1: Kế hoạch đầu tư dự án
($ triệu)
Hạng
mục
A.

Giá trịa
Giá cơ sởb
1.

Cơ sở đào tạo mới của Trường Đại học Thủy lợi

2.

Tăng cường năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ trong
hệ thống BHH

3.

Thi công và nâng cấp cơ sở hạ tầng tưới tiêu BHH

4.

Quản lý và Thực hiện dự án
Tổng (A)

B.


1,8
64,9
6,5
166,4

Dự phòngc
1.

Khối lượng

6,1

2.

Giá

7,6

Tổng (B)
C.

93,2

13,7

Phí tài chính trong quá trình thực hiệnd
Tổng (A+B+C)

3,6

183,7

a

Bao gồm thuế và phí 14,2 triệu USD.
Giá giữa năm 2009.
c
Dự phòng công trình được tính với mức 5% cho tất cả các hạng mục chi phí. Dự phòng giá được tính ở mức
1,5% (2010), 0,7% (2011), 0% (2012), và 0,5% cho các năm tiếp theo cho chi phí đồng ngoại tệ và 6% kể từ năm
2010 trở đi cho cácchi phí đồng nội tệ; bao gồm dự phòng thay đổi tỷ giá dưới mức giả thiết tỷ giá ngang sức
mua.
d
Bao gồm cả phí lãi suất
Nguồn: Ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á
b

E.

Kế hoạch tài chính

34.
ADB sẽ cung cấp một khoản vay trị giá 100 triệu đô la Mỹ tương đương với các
quyền rút vốn đặc biệt từ các nguồn vốn đặc biệt của Ngân hàng, để tài trợ 55% tổng chi phí
dự án, bao gồm cơ sở hạ tầng cho Trường ĐHTL và BHH, các chi phí tăng cường năng lực
và quản lý dự án. AFD sẽ cung cấp một khoản vay không vượt quá 28,1 triệu Ero để tài trợ
15% tổng chi phí dự án, theo nguyên tắc đồng tài trợ hợp tác trực tiếp và gia tăng giá trị
(DVA), trong đó ADB sẽ tham gia vào các bố trí cụ thể chính thức của dự án với AFD để
tăng giá trị cho Dự án thông qua các bố trí và hài hòa phối hợp cải tiến. AFD sẽ quản lý
khoản vay của họ và tài trợ các tiểu dự án cơ sở hạ tầng BHH ở Hải Dương và Bắc Ninh 3,
cụ thể là các ưu tiên được các bên tham gia xác định ở vùng thí điểm huyện Gia Bình.

3

AFD sẽ tài trợ các tiểu dự án Kênh Vàng 2, Phú Mỹ và Nhất Trai ở tỉnh Bắc Ninh, và Cầu Dừa, Đoan Thường
và cơ khí tiểu dự án Cổ Nghựa ở tỉnh Hải Dương.


10
Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp 55,6 triệu đô la Mỹ để tài trợ các khoản thuế và phí, thiết
kế chi tiết, thu hồi đất tái định cư, và chi phí vận hành, ước tính 30% tổng chi phí dự án.
Phần tài trợ của ADB sẽ có thời hạn tối đa là 32 năm với thời gian ân hạn là 8 năm, lãi suất
của mỗi một năm ân hạn là 1% và lãi suất của các năm tiếp theo là 1,5%. Tùy vào thông tin
và các đàm phán tiếp theo, Khoản vay của AFD sẽ có thời hạn là 17 năm, với thời gian ân
hạn là 6 năm và lãi suất là +/- 2%. Chính phủ sẽ chịu các rủi ro về tỷ giá hối đoái. Lãi của
các khoản vay này sẽ được vốn hóa.
Bảng 2: Kế hoạch tài trợ
(triệu đô la)
Nguồn
Ngân hàng phát triển Châu Á
Cơ quan phát triển Pháp
Chính phủ Việt Nam
Tổng

F.

Tổng

Phần trăm

100.0
28.1

55.6
183,7

55,0
15,0
30,0
100.0

Tổ chức thực hiện
1. Quản lý dự án

35.
Bộ NN&PTNT (MARD) sẽ uỷ quyền của cơ quan chủ quản dự án cho Ban Quản lý
dự án cấp trung ương (CPMU) thuộc CPO. Ban này sẽ do một Giám đốc dự án với toàn bộ
trách nhiệm ra quyết định theo uỷ quyền làm trưởng Ban. CPMU sẽ gồm các cán bộ có
năng lực, kinh nghiệm và chuyên trách của CPO, cùng với một số cán bộ kỹ thuật chuyên
môn. Các cơ quan thực hiện dự án (IA) gồm có Trường ĐHTL, Công ty QLTN Bắc Hưng
Hải, UBND các tỉnh và các Sở NN&PTNT trong các tỉnh thuộc BHH, Bắc Ninh, Hưng Yên và
Hải Dương. CPMU sẽ (i) quản lý và điều phối chung trong Dự án, (ii) liên hệ với các cơ
quan thực hiện dự án để tăng cường các công trình của trường ĐHTL và hệ thống quản lý
thuỷ nông Bắc Hưng Hải, (iii) thực hiện hệ thống quản lý thực hiện dự án (PPMS), (iv) đấu
thầu các dịch vụ tư vấn, (v) phối hợp với các cơ quan thực hiện dự án đấu thầu hàng hoá và
dịch vụ, (vi) lập kế hoạch trao hợp đồng và giải ngân và tổ chức kiểm toán tài khoản dự án,
(vii) lập các báo cáo chính về toàn dự án, và (viii) lập báo cáo hoàn thành dự án. Các tư vấn
thực hiện dự án sẽ hỗ trợ CPMU những nhiệm vụ này. Sơ đồ minh họa tổ chức dự án và
các dòng vốn được trình bày trong Phụ lục 5.
36.
Sẽ thành lập 5 Ban quản lý tiểu dự án (PMU) dưới sự quản lý trực tiếp của Trường
ĐHTL, Công ty QLTN Bắc Hưng Hải và Sở NN&PTNT của 3 tỉnh. Mỗi tỉnh sẽ chỉ thành lập
một PMU để tận dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực và đảm bảo điều phối tốt giữa các hạng

mục của dự án. Mỗi PMU sẽ do một giám đốc có năng lực đáp ứng yêu cầu của ADB và
AFD lãnh đạo. Các tư vấn thực hiện dự án sẽ hỗ trợ PMU trong công tác thực hiện dự án để
(i) thi công các hạng mục công trình mới của trường ĐHTL; (ii) tăng cường các hệ thống
quản lý thuỷ nông; (iii) thi công các công trình hạ tầng tưới mới; (iv) khôi phục các công trình
tưới hiện có; (v) đấu thầu hàng hoá và dịch vụ; (vi) thực hiện hệ thống quản lý thực hiện dự
án (PPMS), và (vii) thực hiện các kế hoạch tái định cư (RP), các kế hoạch quản lý môi
trường (EMP) và kế hoạch hành động giới (GAP). Tăng cường năng lực và củng cố tổ chức
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tư vấn. Mỗi tỉnh sẽ có một đội tư vấn trong nước
nhằm mục đích tăng cường các tổ chức quản lý nước cấp thấp hơn và để đào tạo cho tỉnh.
37.
CPO có năng lực tốt và có kinh nghiệm trong quản lý và thực hiện các dự án vốn
ODA trong lĩnh vực thủy lợi, thường là với sự hỗ trợ của Tư vấn thực hiện dự án. Tuy nhiên,
các PMU sẽ được thành lập và trao quyền quản lý tài chính và đấu thầu có ít kinh nghiệm
nên sẽ cần có sự giám sát chặt chẽ và hỗ trợ của CPO và tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án.


11
2.

Thời gian thực hiện

38.
Dự án sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian hơn 6 năm bắt đầu từ giữa năm
2010. Kế hoạch thực hiện dự án được trình bày trong Phụ lục 6.
3.

Đấu thầu

39.
Toàn bộ phần đấu thầu do ADB tài trợ sẽ phải thực hiện theo đúng Hướng dẫn đấu

thầu của ADB. Sẽ áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) cho việc thi công
các công trình của trường ĐHTL và các gói thầu xây lắp lớn của hệ thống Bắc Hưng Hải.
Đối với hợp phần hạ tầng của hệ thống Bắc Hưng Hải, ít nhất một trạm bơm sẽ được đấu
thầu theo phương pháp hợp đồng chìa khóa trao tay trong đó phần xây lắp, cung ứng và lắp
đặt thiết bị được thực hiện trong một hợp đồng. Các thiết kế chi tiết và giám sát hợp đồng
chìa khóa trao tay này sẽ được cung cấp theo các hợp đồng riêng. Hợp đồng chìa khóa trao
tay và các hợp đồng xây lắp ước tính chi phí lớn hơn 2 triệu USD sẽ đấu thầu ICB. Các hợp
đồng xây lắp ước tính chi phí bằng và nhỏ hơn 2 triệu USD sẽ đấu thầu NCB (đấu thầu
cạnh tranh trong nước). Đấu thầu ICB sẽ áp dụng đối với gói cung cấp hàng hoá có chi phí
lớn hơn 1 triệu USD và áp dụng đấu thầu NCB đối với gói có chi phí từ 100.000 USD tới 1
triệu USD/gói. Đối với việc mua các chi tiết dưới 100.000 USD, EA có thể mua trực tiếp từ
nhà cung cấp. Tóm tắt Kế hoạch đấu thầu được trình bày trong Phụ lục 7. Kế hoạch đấu
thầu tổng thể và phụ lục NCB sẽ được trình bày trong Phụ lục bổ sung F.
4.

Dịch vụ tư vấn

40.
7 gói thầu tư vấn dự kiến gồm: (i) một gói TA viện trợ không hoàn lại của AFD; và (ii)
6 gói thuộc khoản vay ADB về a) hỗ trợ thực hiện và quản lý dự án 982 tháng công chuyên
gia quốc tế và 537 tháng công chuyên gia trong nước), b) Tăng cường thể chế tỉnh (303
tháng công chuyên gia trong nước), c) thiết kế chi tiết/đảm bảo chất lượng và HSMT –
Trường ĐHTL (22 tháng công chuyên gia quốc tế và 141 tháng công chuyên gia trong
nước), d) giám sát thi công công trình Trường ĐHTL (15 tháng công chuyên gia quốc tế và
282 tháng công chuyên gia trong nước), e) thiết kế chi tiết/đảm bảo chất lượng và HSMT –
BHH (500 tháng công chuyên gia trong nước), f) giám sát thi công công trình BHH (305
tháng công chuyên gia trong nước),
41.
Tư vấn khoản vay ADB sẽ được tuyển dụng theo quy định trong Hướng dẫn sử dụng
tư vấn của ADB (2007, được sửa đổi bổ sung) nhằm hỗ trợ việc thực hiện Dự án và nâng

cao năng lực của PMU và các IA. Ngoài dịch vụ tư vấn TA do AFD tài trợ không hoàn lại để
lập kế hoạch và thực hiện dự án thí điểm ở huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, Dự án sẽ cần
tổng cộng 1.710 tháng công chuyên gia trong nước và 119 tháng công chuyên gia quốc tế.
Một hãng tư vấn quốc tế sẽ được tuyển chọn theo phương pháp QCBS nhằm tăng cường
năng lực trong nước và hỗ trợ thực hiện dự án. Các tư vấn sẽ hỗ trợ CPMU và các PMU
tăng cường năng lực cho Bộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT, bao gồm nâng cao nhận thức về
giới, để có thể (i) lập và duy trì hoạt động hệ thống PPMS qua hệ thống thông tin địa lý
(GIS), (ii) điều phối và giám sát thực hiện dự án; và (iii) lập và duy trì hoạt động hệ thống
SCADA và các công tác khác. Các chuyên gia tư vấn trong nước cũng sẽ được tuyển chọn
bằng phương pháp QCBS để hoàn thiện thiết kế chi tiết và giám sát thi công. Tất cả các gói
thầu tư vấn sẽ được Bộ NN&PTNT quảng cáo trên website của ADB dưới hình thức Thông
báo Tuyển chọn Tư vấn. Đề cương tham chiếu tóm tắt của tư vấn được trình bày trong Phụ
lục 8. Đề cương tham chiếu chi tiết của tư vấn được trình bày trong Phụ lục bổ sung G.
42.
Sẽ hợp đồng và huy động các tư vấn thiết kế chi tiết trong nước và một công ty tư
vấn thực hiện dự án quốc tế để thực hiện trước khi khoản vay có hiệu lực nhằm đẩy nhanh
công tác thực hiện dự án, bao gồm công tác lập và thẩm định thiết kế chi tiết, thực hiện các
dịch vụ tư vấn môi trường và tái định cư cần thiết để cập nhật các đánh giá môi trường và
kế hoạch tái định cư theo thiết kế chi tiết. Đối với những thiết kế chi tiết của công trình hạ


×