Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm cá đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cây chùm ngây, góp phần bổ sung vào danh sách cây trụ sống để trồng tiêu trên đất chư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.17 MB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA DÀNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2015-2016

Dự án
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM CÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CÂY CHÙM NGÂY (Moringa
oleifera Lam.), GÓP PHẦN BỔ SUNG VÀO DANH SÁCH CÂY TRỤ
SỐNG ĐỂ TRỒNG TIÊU TRÊN ĐẤT CHƯ SÊ

LĨNH VỰC: KHOA HỌC THỰC VẬT

TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN – LỚP 11A6
TRƯƠNG KIỀU DIỄM

– LỚP 11A7

ĐƠN VỊ DỰ THI: TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS ĐẶNG THỊ LAN HƯƠNG

Chư Sê, tháng 11 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã ân cần, tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu đề tài thí nghiệm, đặc biệt là cô Đặng Thị Lan Hương.
Cô luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp chúng em hoàn thành
tốt đề tài nghiên cứu. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Nhà trường
THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tổ Sinh-Kĩ thuật nông nghiệp đã đồng hành cùng chúng
em trong quá trình thực hiện đề tài khoa học này.


Hơn hết, chúng con xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới bố mẹ người luôn quan tâm, ủng hộ chúng con về mọi mặt giúp đề tài nghiên cứu được hoàn
thiện chu đáo. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các gia đình trồng hồ tiêu tại
Chư Sê đã chỉ bảo, cung cấp thông tin, kinh nghiệm trong quá trình trồng cây và ủ
phân cá.
Trong quá trình thực hiện đề tài, bài nghiên cứu với kiến thức và kinh nghiệm
còn nhiều hạn chế, chưa sâu nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng
em rất mong nhận được lời góp ý quý báu của quý Thầy, Cô để đề tài nghiên cứu thêm
hoàn thiện và sâu sắc.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy, Cô sức khỏe và ngày càng thành
công trong cuộc sống.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………… ................ ......................................................................... 1
NỘI DUNG..................................... ......................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.)................... 4
1.1.1. Phân loại ............................... ........................................................................ 4
1.1.2. Nguồn gốc và sự phân bố ..... ........................................................................ 4
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.).................. 4
1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.).................. ......6
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng ................ .......................................................................... 6
1.2.2. Giá trị sử dụng ...................... ......................................................................... 8
1.2.3. Giá trị y học .......................... ......................................................................... 8
1.2.4. Giá trị kinh tế ........................ ........................................................................ 9
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÙM NGÂY (Moringa
oleifera Lam.) ................................. ......................................................................... 9
1.4. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÙM NGÂY (Moringa

Oleifera Lam.).........................................................................................................10
1.4.1. Kỹ thuật gieo ươm giống ...... .........................................................................10
1.4.2. Kỹ thuật trồng cây Chùm ngây......................................................................10
1.4.3. Chăm sóc, bảo vệ .................. ........................................................................ 11
1.5. SÂU BỆNH TRÊN CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.)................11
1.6. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN......................................................................11
1.7. PHÂN CÁ (FISH FERTILIZER) .................................................................. 12
1.7.1. Giới thiệu chung về phân cá . ...................................................................... 12
1.7.2. Thực trạng chế biến phân cá hiện nay......................................................... 12
1.8. TIÊU CHUẨN CÂY LÀM TRỤ SỐNG TRỒNG HỒ TIÊU………………. 13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.....................

14

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .. ...................................................................... 14
2.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm cá đến đất trồng................................................... 14
2.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm cá đến các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và


phẩm chất của cây Chùm ngây (Moringa oleiferaLam.)….....................................14
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 14
2.3.1. Cơ sở vật chất thí nghiệm ..... ....................................................................... 14
2.3.2. Phương pháp thí nghiệm....... ..................................................................... 15
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, thu thập số liệu, xác định các chỉ tiêu nghiên cứu....17
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu phân tích ........................................................... 18
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................... 20

3.1. KHÍ HẬU, THỜI TIẾT TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM.......................20
3.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CHẾ PHẨM CÁ ĐÃ Ủ ............................20
3. 3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM CÁ ĐẾN ĐẤT TRỒNG........................ 21
3.3.1. Ảnh hưởng đến pH của đất ... ....................................................................... 21
3.3.2. Ảnh hưởng đến hàm lượng N, P, K của đất............................................... 21
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM CÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.)....................... 22
3.4.1. Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng cây Chùm ngây (Moringa oleifera L.).... 22
3.4.1.1. Số tầng lá trên cây ............. ...................................................................... 22
3.4.1.2. Diện tích tán lá ................... ....................................................................... 23
3.4.1.3. Chiều cao và đường kính thân cây........................................................... 24
3.4.1.4. Bộ rễ của cây Chùm Ngây…………………………………………….....26
3.4.2. Xác định các chỉ tiêu cấu thành năng suất cây Chùm ngây ........................ 27
3.4.2.1. Hàm lượng chất khô trong cành lá............................................................. 27
3.4.2.2. Hàm lượng diệp lục trong lá tươi Chùm ngây............................................28
3.4.3. Xác định các chỉ tiêu phẩm chất cây Chùm ngây (Moringa oleifera L.)…. 30
3.4.3.1. Hàm lượng NO3— .............. ....................................................................... 30
3.4.3.2. Sâu bệnh của cây Chùm ngây................................................................... 31
3.5. ỨNG DỤNG CÂY CHÙM NGÂY LÀM TRỤ SỐNG …………………….32
3.6. LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG CHẾ PHẨM CÁ LÀM PHÂN VÀ CÂY CHÙM
NGÂY LÀM TRỤ SỐNG ……………………………………………….............32
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............ ........................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............. .........................................................................36


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC: Đối chứng
CT1: Công thức 1

CT2: Công thức 2
CT3: Công thức 3
DANH MỤC HÌNH
Số hình
Hình 2.1

Tên hình
Chế phẩm men vi sinh TKS – Proti và Trioderma

Hình 2.1

Chế phẩm từ cá sau ủ 4 tháng

16

Hình 3. 1

Rễ cây Chùm ngây

27

Hình 3. 2

Ảnh cây Chùm ngây bị bọ nẹt, ốc sen bám

32

Ảnh 3.
cây2.Chùm
ngây

xuấtngây
hiệnbị
sâu
xanhsâu
và bị
Hình
Ảnh cây
chùm
nhiễm
ănbệnh
lá và
Hình 3. 3 bị
vàng

bệnh vàng lá

Trang
15

32

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Số tầng lá của cây ở các thời điểm nghiên cứu

23

Biểu đồ 3.2 Diện tích tán lá cây ở các thời điểm nghiên cứu

24


Biểu đồ 3.3 Chiều cao trung bình của cây ở các thời điểm nghiên
cứu

25

Biểu đồ 3.4 Đường kính trung bình của cây ở các thời điểm
nghiên cứu

26

Biểu đồ 3.5 Hàm lượng chất khô trong cành lá ở các thời điểm
nghiên cứu

28

Biểu đồ 3.6 Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá tươi

29

Biểu đồ 3.7 Hàm lượng diệp lục a trong lá tươi

29

Biểu đồ 3.8 Hàm lượng diệp lục b trong lá tươi

30


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng


Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Hàm lượng dinh dưỡng của Moringa Oleifera Lam.

7

Bảng 3.1

Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm của huyện
Chư Sê

20

Bảng 3.2.

Thành phần hóa học của chế phẩm cá ủ

21

Bảng 3.3

Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân chuồng
(đã ủ)

21


Bảng 3.4

Độ pH của đất trước trồng và sau trồng

21

Bảng 3.5

Hàm lượng N, P, K trong đất trước và sau trồng

22

Bảng 3.6

Số tầng lá ở các thời điểm nghiên cứu

22

Bảng 3.7

Diện tích tán lá cây ở các thời điểm nghiên cứu

23

Bảng 3.8

Chiều cao trung bình của cây ở các thời điểm nghiên
cứu


24

Bảng 3.9

Đường kính trung bình của cây ở các thời điểm
nghiên cứu

25

Bảng 3.10

Hàm lượng chất khô trong
27cành lá ở các thời điểm
nghiên cứu

27

Bảng 3.11

Hàm lượng diệp lục trong lá tươi ở các thời điểm
nghiên cứu

28

Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14

Hàm lượng nitrat (NO3-) ở các thời điểm nghiên cứu
Số cây bị sâu, bệnh

Chi phí cho các công thức bón phân

30
31
33


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cả thế giới đang phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, hệ sinh thái
suy thoái cũng như tình trạng khan hiếm nguồn nước ngầm… Tất cả đang khiến các
phương thức sản xuất lương thực hiện hành không còn bền vững. Trong khi, phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững là xu hướng mới của thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng.
Huyện Chư Sê, nơi em đang sống và học tập, bà con nông dân mưu sinh chủ yếu
nhờ trồng trọt, đặc biệt là trồng hồ tiêu. Hồ tiêu được trồng trên nhiều loại trụ khác nhau
như trụ gỗ, trụ gạch, trụ bê tông và các loại cây trụ sống như keo dậu, lồng mức,
vông,..v.v. Thực tế, ta thấy trồng tiêu trên cây trụ chết trong điều kiện không che bóng có
thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do ra hoa quả
quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu. Trồng tiêu
trên cây trụ sống là kiểu canh tác theo hướng bền vững, tạo nên điều kiện sinh thái phù
hợp cho phép kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh nguy hiểm và
có thể giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu.
Qua tìm hiểu, chúng em được biết: Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là
một loại cây thân gỗ có thể cao đến chục mét, sinh trưởng nhanh, sức chịu khô hạn tốt, có
nguồn gốc từ phía Bắc Ấn Độ (Ramachandran, 1980), đang được các nước trên thế giới
đưa vào trồng và sử dụng rộng rãi. Từ lâu, cây Chùm ngây đã được nghiên cứu nhiều ở
lĩnh vực khoa học y học. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định cây Chùm ngây chứa
hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm các loại vitamin, các khoáng chất, axit
amin…, với tác dụng chống viêm nhiễm, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều

trị ung thư, giúp ổn định huyết áp,… Ngày nay, chúng ta khai thác thêm giá trị sử dụng
cây Chùm ngây trên phương diện: cung cấp chất dinh dưỡng, kinh tế cũng như nhiều ứng
dụng khác trong cuộc sống.
Đặc biệt, trong cuộc sống thường nhật, qua quan sát cây Chùm ngây trồng tại
vườn nhà em thì thấy, cây không bón phân mà hàng ngày mẹ em chỉ tạt vào gốc cây các
chất thải của việc làm thức ăn từ cá, cua,.. không qua giai đoạn ủ. Kết quả cho thấy, cây
phát triển mạnh hơn so với cây không bón phân hoặc cây không dùng các chất thải này.
Và nhiều hộ dân trồng tiêu ở xung quanh gia đình em dùng phương thức phân cá tự ủ,
dưới dạng nước, có mùi thối để tưới cho cây. Phương pháp này gây ô nhiễm môi trường.
1


Từ đó, chúng em thiết nghĩ, tại sao người nông dân không sử dụng cây Chùm
ngây vừa trồng lấy lá, hoa, quả để khai thác giá trị về mặt dinh dưỡng, kinh tế vừa sử
dụng thân của chúng làm trụ sống cho cây tiêu phát triển. Đồng thời kết hợp với việc sử
dụng chế phẩm từ cá làm phân bón thay thế dần phân hóa học nhằm hạn chế ô nhiễm môi
trường. Và hơn hết, chúng ta hướng tới phát triển cây hồ tiêu theo hướng bền vững, hạn
chế việc khai thác rừng lấy gỗ làm trụ cho cây tiêu.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng em đã nảy ra ý tưởng nghiên cứu “Ảnh
hưởng của chế phẩm cá đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cây Chùm ngây
(Moringa oleifera Lam.), góp phần bổ sung vào danh sách cây trụ sống để trồng tiêu trên
đất Chư Sê”.
2. Mục tiêu
- Đưa ra phương pháp ủ chế phẩm cá mới giảm mùi thối, hạn chế ô nhiễm môi
trường.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm cá đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm
chất cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.)
- Sự phát triển của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) và chế phẩm cá còn giúp
cải tạo đất.
- Tận dụng các chế phẩm cá làm phân bón, mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí

mua phân bón hóa học.
- Khi cây phát triển đủ kích thước, người dân dùng làm trụ sống trồng tiêu.
3. Vấn đề nghiên cứu
- Ảnh hưởng của chế phẩm cá đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cây Chùm
ngây (Moringa oleifera Lam.).
- Ảnh hưởng của chế phẩm cá đến hàm lượng của N, P, K, độ pH của đất.
- Khi cây phát triển đủ kích thước, người dân dùng làm trụ sống trồng tiêu.
4. Giả thuyết nghiên cứu
4.1. Giả thuyết 1
- Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có thể sinh trưởng mạnh, cho năng suất
cao, phẩm chất cây tốt trong môi trường có bón chế phẩm cá.
- Hàm lượng của N, P, K và độ pH của đất tăng nhẹ sau một thời gian trồng.
4.2. Giả thuyết 2
- Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có thể sinh trưởng mạnh, cho năng suất
2


cao nhưng phẩm chất cây không tốt trong môi trường có bón chế phẩm cá.
- Hàm lượng của N, P, K và độ pH của đất giảm sau một thời gian trồng.
5. Đóng góp của đề tài
- Khoa học: Chứng minh được:
+ Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có thể sinh trưởng mạnh, cho năng suất
cao, phẩm chất tốt trong môi trường có bón chế phẩm cá.
+ Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trồng trên đất có chế phẩm cá có thể hạn
chế sự suy kiệt một số chất dinh dưỡng của đất.
- Thực tiễn:
+ Cung cấp thêm thực phẩm rau sạch, giàu dinh dưỡng và mang lại nguồn thu nhập
cho các hộ gia đình.
+ Tận dụng các chế phẩm từ cá để làm phân bón, giảm chi phí sử dụng phân hóa học,
thay thế cho phân chuồng không có sẵn trong thành phố.

+ Có thêm phương pháp ủ phân cá mới, giảm được mùi hôi thối, hạn chế gây ô
nhiễm môi trường xung quanh.
+ Bổ sung vào danh sách cây làm trụ sống để trồng tiêu, có thêm lựa chọn mới cho
người trồng tiêu.

3


NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.)
1.1.1. Phân loại
Cây Chùm ngây tên khoa học là Moringa oleifera Lam. hay M. Pterygosperma,
thuộc họ Moringaceae. Tên chi Moringa có lẽ do từ tên Mã Lai của cây là Murinna; tên
loài oleifera có nghĩa là chứa dầu [2].
Vị trí phân loại [24]
Giới

: Plantae

Ngành

: Magnoliophyta

Lớp

: Magnoliopsida

Bộ


: Brassicales

Họ

: Moringaceae

Chi

: Moringa

Loài

: Moringa oleifera Lam.

1.1.2. Nguồn gốc và sự phân bố
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, tên
Nhà Phật gọi là cây Độ Sinh (Tree of Life). Các nhà khoa học nghiên cứu thực vật học,
dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí được kiểm nghiệm, đã đặt tên
cho nó là cây Thần Diệu (Miracle Tree). Nó là loài cây phân bố địa lí rộng rãi nhất ở
dãy núi Himalayma phía tây bắc Ấn Độ và được trồng ở nhiều vùng của châu Phi, Ả
Rập, Đông Nam Á, Thái Bình Dương và quần đảo Caribbean và Nam Mỹ (George W.
Crosby, 2007).
Ở Việt Nam, từ lâu cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) mọc hoang dại tại
tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Nhưng vài chục năm trở lại đây người ta
nghiên cứu thấy nó có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập [18]. Hiện
nay, đang được triển khai nhân rộng ở khắp cả nước và Ninh Bình, Bình Thuận là hai
tỉnh có diện tích trồng chùm ngây lớn nhất nước.
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.)
1.1.3.1. Đặc điểm giải phẫu, hình thái
Cây Chùm ngây là cây gỗ nhỏ, cao từ 5-10m, ra hoa vào tháng 1–2. Lá kép

4


thường là 3 lần lông chim, có 6-9 đôi lá chét hình trứng, mọc đối. Hoa trắng có cuống,
hơi giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, mỗi một hoa là một tổ hợp gồm 5 cánh
hoa bằng nhau, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm, bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen 5 nhị lép. Quả
nang treo, có 3 cạnh, dài 25 - 30cm, hơi gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh dọc. Hạt màu
đen, to bằng hạt đậu Hà Lan, hình tròn có 3 cạnh và 3 cánh màu trắng dạng màng [1].
Quả dạng nang treo, dài 25-30 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên,
dọc theo quả có khía rãnh, khi khô mở thành 3 mảnh dày [22, 27]. Thân có vỏ màu
trắng xám, dày, mềm, sần sùi nứt nẻ, gỗ mềm và nhẹ. Hệ thống rễ phát triển mạnh nếu
được trồng từ hạt, phình to như củ màu trắng với những rễ bên thưa. Nếu trồng bằng
cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không được như vậy [13].
Cây Chùm ngây phát triển nhanh chóng ở những vùng có điều kiện thuận lợi, có
thể tăng trưởng chiều cao từ 1-2 m/năm trong vòng 3 đến 4 năm đầu. Tuy nhiên, trong
một thử nghiệm ở Tanzania, cây trồng từ hạt có thể đạt được chiều cao trung bình 4,1 m
trong năm đầu tiên. Trong điều kiện tự nhiên, không biết cây sống được bao lâu. Cây
bắt đầu cho quả từ thân và nhánh từ sau 6 đến 8 tháng trồng [13].
1.1.3.2. Sinh sản, tái sinh, nhân giống
Ở Việt Nam, cây trổ hoa vào tháng 1-2. Cây ra hoa rất sớm, thường ngay trong
năm đầu tiên, khoảng 6 tháng sau khi trồng. Cây khoảng 12 năm tuổi là cho hạt tốt nhất.
Quả chín, hạt giống phát tán khắp nơi theo gió và nước, hoặc được mang đi bởi những
loài động vật ăn hạt.
Khả năng nảy mầm của hạt còn mới là 60–90%. Tuy nhiên, khả năng này không
giữ được nếu hạt được lưu giữ ở điều kiện thường quá 2 tháng. Tỉ lệ nảy mầm giảm dần
từ 60%, 48% và 7,5% tương ứng với thời gian lưu trữ hạt là 1, 2 và 3 tháng (kết quả thử
nghiệm ở Ấn Độ) [16].
Cây có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách giâm cành: trồng bằng hạt là phương
pháp dễ dàng nhất. Cây trồng từ hạt có sức sống cao, tuy nhiên, trong giai đoạn còn
non, cây yếu nên cần được chăm sóc trong điều kiện bóng mát. Biện pháp giâm cành

cũng có thể thực hiện tuy nhiên hiệu quả không bằng gieo hạt, thường tiến hành giâm
cành vào mùa mưa, khi điều kiện không khí đạt được độ ẩm thích hợp [16].
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây Chùm ngây
(Morgina oleifera Lam.)
1.1.4.1. Ánh sáng
5


Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là loại cây thân gỗ lưu niên nên rất ưa ánh
sáng trực xạ. Nếu vườn trồng thông thoáng, mật độ trồng phù hợp (tùy theo mục đích sử
dụng chùm ngây) chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý thì cây sinh trưởng phát triển tốt,
cành khỏe, khả năng phân cành cấp 1-2 mạnh, bản lá to, xanh và dày. Trong điều kiện
ánh sáng yếu lá phát triển nhỏ, hẹp, phân cành kém, năng suất lá không cao và dễ phát
sinh sâu bệnh hại. Tuy nhiên, qua theo dõi nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng, phát triển
ở các thời kỳ khác nhau của cây chùm ngây thì ở thời kỳ phát triển lá mầm và thời kỳ cây
con nên điều chỉnh ánh sáng tán xạ thì cây phát triển tốt hơn, nhanh hơn. Vì vậy, với cây
con trong vườn ươm cần có biện pháp che nắng (có thể dùng lưới đen), sau khi trồng đại
trà 3-4 tháng nên để vườn thông thoáng sao cho cây nhận được ánh sáng trực xạ.
1.1.4.2. Nhiệt độ
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, phổ nhiệt
độ thích hợp để cây phát triển từ 22 – 34oC. Nhiệt độ thấp dưới hơn 13-150C, cây tạm
ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ. Trong thời kỳ cây con, cây đang
phát triển nếu nhiệt độ trên 35-37oC diễn ra trong thời gian 3-5 ngày lá Chùm ngây
thường bị vàng và mỏng, nếu thiếu và mất cân đối dinh dưỡng trong giai đoạn này cây rất
dễ mất sức sinh trưởng và khó phục hồi.
1.1.4.3. Độ ẩm và lượng mưa
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là cây ưa điều kiện “ẩm-ráo” nghĩa là
không chịu được úng, nếu đất thừa ẩm (thường xuyên bão hòa) thì cây phát triển kém,
hay bị bệnh vàng lá thối rễ. Tuy nhiên nếu đất thiếu ẩm cây còi cọc và chậm phát triển.
Lượng mưa trung bình/năm để cây Chùm ngây phát triển thuận lợi từ 12001700mm/năm. Nếu trồng ở vùng có điều kiện mưa nhiều cần thiết kế rãnh tiêu thoát nước

chủ động và áp dụng phương pháp trồng nổi, đắp ụ cao hơn so với bề mặt 20-30cm.
Cây Chùm ngây không nên trồng những nơi có gió to, nên thiết kế vành đai bảo
vệ, trồng cây chắn gió như keo, muồng, hồng bì…
1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.)
Chùm ngây được xem là một cây đa công dụng, rất hữu ích tại những quốc gia
nghèo thuộc “Thế giới thứ ba” nên đã được nghiên cứu khá nhiều về các hoạt tính dược
học, giá trị dinh dưỡng và sử dụng. Đa số các nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ,
Philippines và Phi Châu [12].
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng
6


Theo báo cáo ngày 17/7/1998 của Campden and Chorleywood Food Research
Association in Conjunction đã đưa ra bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng của quả, lá
tươi và bột khô của lá cây chùm ngây như sau:
Bảng 1.1. Hàm lượng dinh dưỡng của Moringa oleifera Lam.
Trái tươi

Lá tươi

Bột lá khô

86,9 %

75,0 %

7,5 %

02 Calories


26

92

205

03 Protein ( g )

2,5

6,7

27,1

04 Fat ( g ) ( chất béo )

0,1

1,7

2,3

05 Carbohydrate ( g )

3,7

13,4

38,2


06 Fiber ( g ) ( chất xơ )

4,8

0,9

19,2

07 Minerals ( g ) ( chất khoáng )

2,0

2,3

_

08 Ca ( mg )

30

440

2003

09 Mg ( mg )

24

25


368

10 P ( mg )

110

70

204

11 K ( mg )

259

259

1324

12 Cu ( mg )

3,1

1,1

0,054

13 Fe ( mg )

5,3


7,0

28,2

14 S ( g )

137

137

870

15 Oxalic acid ( mg )

10

101

1,6

16 Vitamin A - Beta Carotene ( mg )

0,11

6,8

1,6

17 Vitamin B - choline ( mg )


423

423

-

18 Vitamin B1 - thiamin ( mg )

0,05

0,21

2,64

19 Vitamin B2 - Riboflavin ( mg )

0,07

0,05

20,5

20 Vitamin B3 - nicotinic acid ( mg )

0,2

0,8

8,2


21 Vitamin C - ascorbic acid ( mg )

120

220

17,3

-

-

113

23 Arginine ( g/16gN )

3,66

6,0

1,33 %

24 Histidine ( g/16gN )

1,1

2,1

0,61%


25 Lysine ( g/16gN )

1,5

4,3

1,32%

STT

Thành phần dinh dưỡng/100gr

01 Water ( nước ) %

22 Vitamin E - tocopherol acetate

7


26 Tryptophan ( g/16gN )

0,8

1,9

0,43%

27 Phenylanaline ( g/16gN )

4,3


6,4

1,39 %

28 Methionine ( g/16gN )

1,4

2,0

0,35%

29 Threonine ( g/16gN )

3,9

4,9

1,19 %

30 Leucine ( g/16gN )

6,5

9,3

1,95%

31 Isoleucine ( g/16gN )


4,4

6,3

0,83%

32 Valine ( g/16gN )

5,4

7,1

1,06%

Ngoài ra, khi so sánh giá trị dinh dưỡng của nó với một số thực phẩm tự nhiên
thường dùng hàng ngày, cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá cây Chùm ngây cao hơn
nhiều. Lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp
4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt và hơn 3
lần potassium của chuối. Những số liệu này cũng được Tổ chức Y tế thế giới WHO xác
nhận [24].
1.2.2. Giá trị sử dụng
Lá cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng như: chất đạm, vitamins, betacarotene, acid amin và nhiều hợp chất khó gặp tại các cây khác như zeatin, nhóm hợp
chất flavonoid,.. [10]. Quả non được dùng như đậu ve. Rễ cây được dùng làm gia vị kích
thích tiêu hóa. Hoa phơi khô dùng để nấu nước uống, hạt dùng để ăn, dùng để lọc nước,
làm sạch nước và diệt vi khuẩn [8]. Hạt khô chứa 30-40% dầu béo nên làm dầu ăn, không
mùi, chống vị ôi, được dùng trong thực phẩm, mỹ phẩm và nhiên liệu sinh học.
Ở vùng nhiệt đới, lá cây còn được dùng làm thức ăn cho gia súc. Ở Mỹ nhập
nguyên liệu chùm ngây thô để làm sản xuất đồ uống, mỹ phẩm cao cấp, … Ở Jamaica,
nhựa cây được sử dụng làm thuốc nhuộm, bánh dầu dùng làm phân bón, làm chất khử

nước,…
1.2.3. Giá trị y học
Theo Y học cổ truyền nước ngoài thì các bộ phận của cây như rễ, lá, hoa, quả, hạt,
vỏ cây,…có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim, hệ tuần hoàn, có hoạt tính
chống ung bướu, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu,
bảo vệ gan, chống nấm,… Cây này đã được dùng điều trị nhiều bệnh trong Y học dân
gian tại nhiều nước tròng vùng Đông Nam Á [Phytotherapy Research, số 21, 2007].
1.2.4. Giá trị kinh tế
8


Ở nhiều nước trên thế giới, cây Chùm ngây rất được coi trọng. Chẳng hạn như ở
Philipin, Malaysia cây Chùm ngây được sử dụng để nấu cà ri, làm trà. Ở Ấn Ðộ, Chùm
ngây được chế xuất thành bột làm thực phẩm chức năng... Tuy nhiên, tại Việt Nam, cây
Chùm ngây còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường trong nước.[30]
Là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe nên cây Chùm ngây đang
là lựa chọn của nhiều người trồng rau. Trong những năm gần đây, loại cây này được sử
dụng làm thực phẩm hằng ngày và được bán với giá thành cao (60-80 ngàn đồng/kg).
Ngoài việc dùng làm rau ăn, nhiều người dân sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,
đặc biệt thức ăn cho gà nuôi lấy trứng.
Hiện nay, ý tưởng sản xuất ra các sản phẩm tinh chế chiết xuất từ Chùm ngây, kết
hợp với các loại thực phẩm khác để xuất khẩu ra nước ngoài đã hình thành ở một số nơi.
Khá nhiều doanh nghiệp đã tinh chế cây Chùm ngây tạo ra nước giải khát hay trà phục vụ
nhu cầu của con người dưới dạng chai nước giải khát, trà túi lọc,… Các dây chuyền công
nghệ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng từ Chùm ngây cũng ra đời.
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera
Lam.)
Đã từ lâu trên thế giới xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về Moringa
oleifera Lam. Riêng ở Việt Nam, những năm gần đây đang tìm hiểu nhiều về giá trị dinh
dưỡng, giá trị y học của Moringa oleifera.

1.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Năm 1980, Ramachandran C., Peter K.V, Gopalakrishnan P.K: Drumstik
(Moringa oleifera): A multipurpose Indian vegetable”. Economic botany
- Năm 2005, Jed W. Fahey: “Moringa oleifera: A Review of the Medical Evidence
for Its Nutritional, Therapeutic, and Prophylactic Properties. Part 1.”. Trees for Life
Journal.
- Năm 2006, National Research Counci: “Moringa”. Lost Crops of Africa: Volume
II: Vegetables. Lost Crops of Africa. National Academies Press.
- Năm 2007. Anwar F, Latif S, Ashraf M, Gilani AH,: “Moringa oleifera: a food
plant with multiple medicinal uses”. Phytother Res.
- Năm 2012, Roland A. Jansen: “Second Generation Biofuels and Biomass:
Essential Guide for Investors, Scientists and Decision Makers”
1.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
9


- Năm 2004, Nguyễn Hữu Thành, Sở khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh: “Dùng hạt M. oleifera để xử lý nước bẩn cho sinh hoạt ở nông thôn ngoại thành”.
- Năm 2009, Thạc sĩ sinh học Trần Quang Vinh, trường đại học khoa học tự nhiên
nghiên cứu “Sự thay đổi hàm lượng flavonoid trong lá của cây Chùm ngây (Moringa
oleifera) theo các giai đoạn phát triển”
- Năm 2013, Thạc sĩ sinh học Trần Văn Tiến, viện hàn lâm khoa học và công nghệ
Việt Nam, viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, đã nghiên cứu nhân nhanh giống cây
Chùm ngây (Moringa oleifera) chất lượng cao bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.
1.4. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera
Lam.)
1.4.1. Kỹ thuật gieo ươm giống
Xử lý hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước nóng ấm 2 sôi + 3 lạnh (gồm 2
ca nước sôi hòa đều với 3 ca nước lạnh) ngâm 12 giờ vớt ra cho vào túi vải, treo ráo nước
sau 4 giờ thì rửa chua một lần. Khoảng 24 giờ sau thì hạt nứt nanh, đưa cấy vô túi bầu

được chuẩn bị sẵn.
Túi bầu kích thước 9x12cm được đục 4 lổ xung quanh túi bầu, cách đáy túi bầu
khoảng 1,5 - 2cm. Thành phần ruột bầu gồm 60% đất pha cát, 30% xơ dừa hoặc tro trấu,
rơm mục, 10% phân hữu cơ.
Che bóng bằng lưới chuyên dùng hoặc lá dừa. Giai đoạn đầu từ 50-60% ánh nắng,
không chịu được nhiệt độ cao cây sẽ bị héo lá. Tưới nước: Ngày tưới 2 lần vào buổi sáng
8-9 giờ, buổi chiều 4-5 giờ, tưới vừa ướt túi bầu. Không tưới quá nhiều, cây sẽ bị thối rễ
và chết.
1.4.2. Kỹ thuật trồng cây Chùm ngây
Thời vụ trồng: Thông thường đầu mùa mưa từ tháng 6-8 hằng năm là kết thúc.
Không nên trồng quá trễ, mùa khô đến cây sẽ bị chết nhiều.
Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì để hạn chế sâu bệnh hại và thuận lợi cho đào
hố. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Đào trước 30 ngày, cho phân
vào hố trung bình 2-3 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.
Trồng cây: Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây
phải thẳng đứng, lấp hố ém đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng
nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.

10


Với mục đích trồng làm rau xanh cung cấp cho các cửa hàng siêu thị thì mật độ
trồng 1m x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m). Khi cây cao khoảng 0,6m thì
cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, ta sẽ
thu hoạch được lượng rau nhiều.
Với mục đích trồng làm dược liệu là chính thì nên trồng theo mật độ 3mx3m (hàng
cách hàng 3m, cây cách cây 3m). Trồng theo nanh sấu, các nội dung khác thực hiện như
trên. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 40 x 40 x 40cm đào trước 30 ngày, cho phân
vào hố trung bình 3 - 4 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.
Khi cây có nhiều lá thì tiến hành tuốt lá, còn lại cành cây cắt tỉa nên để lại ở độ

cao khoảng 0,6 – 1m, cây sẽ đâm tược theo cấp số nhân.
1.4.3. Chăm sóc, bảo vệ
Giai đoạn đầu, cấm không cho gia súc, gia cầm vô khu vực trồng cây vì cây đang
non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Cây được khoảng 1- 2 tháng tuổi thì tháo giàn
che, từ từ đưa cây ra nắng để thích nghi và mau hoá gỗ cứng cây trước khi đưa đi
trồng. Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 4-6 tháng mới đưa đi trồng.
Mùa khô, dọn sạch thực bì hạn chế bị cháy lan. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới
vun gốc và bón phân cho cây.
1.5. SÂU BỆNH TRÊN CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.)
Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp…, các loài bọ cánh cứng hại
lá cây non và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus
ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora
moringicola, Sphaceloma morindae, Pucinia moringae, Oidium sp, Palyporus gilvus [27].
1.6. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
1.6.1. Thu hoạch
Thu hoạch lá: Cây 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60cm bắt đầu cắt
ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, sau 6
tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã
có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng. Thời gian thu hoạch lá 3 – 5 năm từ khi trồng.
Thu quả và hạt: Cây trồng khoảng 6 tháng bắt đầu ra hoa. Mùa hoa bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch quả, hạt vào khoảng tháng 2 hằng năm.
Thu củ: Cây 5 năm tuổi sẽ có thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg củ lớn với
giá trị cao làm dược liệu.
11


1.6.2. Bảo quản
Lá: Lá tươi bỏ túi ni lông bảo quản giống rau xanh. Nếu muốn bảo quản lâu thì
phơi khô hoặc sấy khô hoặc làm thành bột khô.
Hạt: Sau khi thu hái về phải rải đều ra trên tấm bạt, phơi ngoài nắng nhẹ, khi thấy

trái đã có hiện tượng nứt thì đưa phơi trong bóng mát. Không phơi trực tiếp ngoài nắng vì
hạt có dầu nên sẽ giảm tỷ lệ nẩy mầm, sau khi hạt đã bung ra hết khỏi trái thì sàng loại bỏ
các tạp chất và thu hạt để đưa vô dụng cụ bảo quản. Tốt nhất là cho vào túi PE hàn kín để
bảo quản lạnh ở nhiệt độ trung bình 100C. Chỉ sử dụng trong năm thì tỷ lệ nẩy mầm cao
trên 75% nếu để sang năm sau tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 20-30%.
Quả già có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt rang ăn như lạc cũng rất tốt.
1.7. PHÂN CÁ (FISH FERTILIZER)
1.7.1. Giới thiệu chung về phân cá
Phân cá (fish fertilizer) là phân được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá tươi (fresh
fish). Trong phân cá (được ủ từ cá tươi và những phế phẩm ruột, xương, đầu, vây cá...) có
chứa các loại Vitamin, đạm, vi sinh vật hoạt tính cao, có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển
của cây. Đặc biệt, phân cá có khả năng cải tạo đất tốt, thân thiện với môi trường.
Đối với cây trồng: phân cá giúp bộ rễ phát triển nhanh, mạnh. Cây cứng cáp, tăng
khả năng đề kháng với sâu bệnh và ngoại cảnh. Ngoài ra, phân cá giúp kích thích cây ra
hoa, tăng khả năng đậu quả, hạn chế rụng quả.
Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, phân cá chứa 47,61% chất đạm, 5,92% chất
béo, 2,78% chất xơ, 39,08% chất khoáng và 3,08% muối khoáng. Phân cá có chứa thành
phần chất đạm và chất khoáng rất cao, đặc biệt là có chứa nhiều loại axít amin như
Lysine, Alanine, Arginine, Cystine, Glycine, Isoleucine, Proline, Threonine, Tryosine,
Histidine... Và đặc biệt, là hệ vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng.[23]
Phân cá được sử dụng phổ biến tại các vùng trồng rau sạch (đặc biệt là rau hữu cơ,
khi không được phép sử dụng phân bón hoá học). Phân cá không chỉ là nguồn đạm hữu
cơ thay thế cho các dạng phân bón hoá học (NPK - đạm, lân, kali) mà còn cung cấp cho
cây trồng các nguyên tố đa, trung và vi lượng thiết yếu.
1.7.2. Thực trạng chế biến phân cá hiện nay
Hiện nay, phân cá được chế biến theo hướng công nghiệp và phân phối trên thị
trường với nhiều nhãn mác khác nhau. Nổi bật hơn là phân cá của công ty Growmore và
VAC Tiền Giang. Tuy nhiên giá bán quá cao (82.000 – 95.000 đ/lít). Với giá bán như
12



vậy, ắt hẳn suất đầu tư đầu vào sẽ tăng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho sản
phẩm nông nghiệp.
Với giá thành khá cao, như vậy, đa số nông dân bắt đầu tự sản xuất phân cá bằng
cách: Mua cá, phế phẩm cá tươi từ các chợ, sau đó tiến hành ngâm (giống như ngâm cá
để sản xuất nước mắm). Sau một thời gian, phế phẩm này thối rữa, bà con đem ra tưới
cho cây trồng và được xem như phân cá tự chế, thay cho phân cá có bán trên thị trường.
Cách chế biến này không đem lại hiệu quả cao cho cây trồng. Bởi lẽ, protein trong
cá tươi là hợp chất cao năng, cây trồng rất khó hấp thu. Vi sinh có trong thiên nhiên làm
thối rữa cá nhưng chưa phân giải hết cá thành hợp chất dễ tiêu giúp cây trồng hấp thu
được. Mặc khác, cách ngâm như vậy tạo ra các chất mùi hôi thối rất khó chịu (như H2S,
NH3, CH4,…), gây ô nhiễm cho môi trường khi sử dụng, chưa kể đến khi sử dụng sẽ phát
sinh nấm gây bệnh.
Do vậy, một số chương trình khuyến nông trên truyền hình, trên đài, trên báo, các
trang mạng và một số trường Đại học trên cả nước đưa ra cho người nông dân những
phương pháp tự ủ cá làm phân. Hiện nay, trên địa bàn huyện huyện Chư Sê (tỉnh Gia
Lai), rất nhiều người dân đã tiến hành cách thức mua hàng trăm kilôgam cá tươi nguyên
con về tự ủ trong các bể chứa trong một thời gian khá dài, sau đó dùng tưới cho cây cà
phê, cây hồ tiêu.
1.8. TIÊU CHUẨN CÂY LÀM TRỤ SỐNG TRỒNG HỒ TIÊU
Cây dùng làm trụ sống cho cây Hồ tiêu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Cây lâu năm, sinh trưởng nhanh, khỏe, thân mọc thẳng và cứng, ít bị sâu bệnh, cây
ít phân cành hoặc có vị trí phân cành cao. Cây có vỏ tương đối nhám để tiêu dễ bám và
không bị bóc vỏ hàng năm. Bộ rễ ăn sâu để ít cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu ở lớp
đất mặt và để khỏi bị ngã đổ. Cây có bộ tán lá vừa phải để tránh cạnh tranh ánh sáng với
cây tiêu. Khi cần thiết cắt trụi lá cũng không chết, thân lá có thể làm phân xanh, lá nhỏ, ít
đỗ ngã, tuổi thọ cao hơn tiêu, đầu tư thấp. Nếu là cây bộ đậu càng tốt chúng còn bổ sung
được đạm cho đất [6].
Các loại cây thường dùng làm trụ sống: Cây Keo dậu, cây Lồng mức, cây Vông,
cây Chay, cây Mít, cây Xoan (Sầu đông), cây Muồng cườm…

Trong thực tế trồng tiêu của người nông tại Tây nguyên nhận thấy cây keo dậu có
ưu thế hơn các cây khác. Ngoài những ưu thế trên, trồng tiêu trên cây keo dậu có thể sản
suất được với quy mô lớn và đại trà, cành lá có thể làm thức ăn gia súc rất tốt.
13


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) tự ươm từ hạt sau đó đem trồng tại vườn
với chế phẩm cá tự ủ.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành thực nghiệm tại số nhà 84 đường 17/3, tổ dân phố 5, huyện
Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
- Địa điểm phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Phòng thí nghiệm của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, số 06, Phan Đình
Phùng, Chư Sê, Gia Lai.
+ Trung tâm phân tích và kiểm nghiệm tại số 173-174 Phan Bội Châu thành phố
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
+ Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP. Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Văn
Thủ, phường Đakao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 10 tháng ( từ tháng 2/2015 – 11/2015).
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm cá đến đất trồng
2.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm cá đến các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm
chất của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.).
2.2.2.1. Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng
2.2.2.2. Xác định các chỉ tiêu cấu thành năng suất
2.2.2.3. Xác định các chỉ tiêu phẩm chất

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Cơ sở vật chất thí nghiệm
- Dụng cụ thu thập xác cá: túi nilon, xô.
- Dụng cụ và nguyên vật liệu dùng để ủ cá: thùng xốp, xẻng (đảo xác cá), đất khô,
chế phẩm vi sinh (Tricoderma), chế phẩm men vi sinh TKS – Proti, vôi, phân lân, phân
vi lượng, phân NPK, phân bò đã ủ, bịch đất gieo ươm hạt Chùm ngây.
- Dụng cụ và nguyên vật liệu để trồng cây Chùm ngây: cuốc, xà beng, hạt giống.
14


- Dụng cụ đo chiều cao cây: thước dây, thước cuộn.
- Dụng cụ đo đường kính thân: thước kẹp.
- Mảnh vườn rộng: 250m2, chia ra 3 lô thí nghiệm, mỗi lô chia 4 ô thí nghiệm.
- Mỗi ô thí nghiệm đào hố có kích thước: 30 x 30 x 30cm, cây cách cây 1m và
hàng cách hàng 1m. Đào hố vào đầu tháng 6/2015.
2.3.2. Phương pháp thí nghiệm
2.3.2.1. Ủ chế phẩm cá
- Thời gian ủ: 4 tháng từ tháng 2/2015 – 6/2015
- Sử dụng chế phẩm Trichoderma: Tricoderma ngăn ngừa rất tốt các bệnh thối rễ,
lỡ cổ rễ, thối thân, … cho tất cả các loại cây trồng. Đặc biệt còn tăng cường các vi sinh
vật có ích và giảm thiểu các vi sinh vật gây hại như nấm: Rhizoctonia, Fusarium,
Phytophrota…ngoài ra tricoderma còn phân hủy nhanh các chất sơ thành các chất hữu cơ
cung cấp dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho cây trồng.

Hình 2.1 . Chế phẩm men vi sinh TKS – Proti và Trioderma
- Sử dụng chế phẩm men vi sinh TKS – Proti chứa các VSV tiết các loại enzyme
đặc hiệu để thủy phân Protein từ cơ thịt, cơ cá, bánh dầu, bã đậu... đồng thời chuyển hóa
thành nguồn đạm vô cơ và tách chiết các thành phần axit amin cần thiết cho cây trồng.
- Phương pháp ủ chế phẩm cá như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu chế phẩm cá, đất khô, phân lân, vôi, men

trioderma, TKS-proti với tỷ lệ là 10: 5: 0,5: 0,1: 0,1: 0,1.
+ Bước 2: Trộn đất khô và phân lân với tỷ lệ 1: 0,1.
+ Bước 3: Chuẩn bị các thùng xốp. Rắc đều một ít vôi bột vào 4 góc và đáy
thùng xốp.
+ Bước 4: Đổ đất trộn phân lân khoảng 1/4 thùng xốp.
15


+ Bước 5: Trải đều lớp chế phẩm cá trộn cùng men Trioderma vào thùng.
+ Bước 6: Dùng nắp đậy lại và để trong vòng 10 ngày.
+ Bước 7: Sau 10 ngày mở ra đảo lớp chế phẩm cùng với chế phẩm men vi
sinh TKS – Proti.
+ Bước 8: Đổ một lớp đất khô trộn phân lân lên trên mặt. Sau đó rắc nhẹ
một lớp vôi bột lên trên.
+ Bước 9: Đậy kín lại, bọc thùng ủ bằng nilon.
+ Bước 10: Đặt thùng ủ tại nơi thoáng, tránh bị nước mưa, vật nuôi vào cắn
thùng và ủ khoảng 3 - 4 tháng là có thể sử dụng được. Sau 3 - 4 tháng mở ra và
trộn đều lên được hỗn hợp phân, hạn chế mùi thối, không có giòi, chế phẩm cá
mềm nhũn, ẩm, sệt.

Hình 2.2 . Chế phẩm từ cá sau ủ 4 tháng
2.3.2.2. Bố trí thí nghiệm trồng cây Chùm ngây
Trên mảnh vườn thí nghiệm có tổng diện tích là 250m2 với nền đất canh tác như
nhau, có lưới che xung quanh. Tiến hành bố trí 3 lô thí nghiệm, mỗi lô thí nghiệm chia 4
ô tương ứng với 4 công thức. Mỗi công thức 15m2, đào các hố có kích thước
30x30x30cm, trồng cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1m. Cách bố trí thí nghiệm trong
mỗi lô và mỗi ô như sau:
Ô1

Ô2


Ô3

Ô4

Lô 1

ĐC

CT1

CT2

CT3

Lô 2

ĐC

CT1

CT2

CT3

Lô 3

ĐC

CT1


CT2

CT3

16


Các công thức thí nghiệm như sau:
Công thức đối chứng (ĐC): Ở công thức này cây được trồng trên đất không có
bón bất kỳ phân bón nào, tức là đất 100%.
Công thức 1 (CT1): Cây được trồng trên đất có bón lót phân bò ủ và phân hóa
học theo cách thức bón của người dân trồng hồ tiêu tại huyện Chư Sê, cụ thể: bón lót
trước trồng cây một tháng trên một hố trồng gồm 1kg phân bò ủ, 0,2kg lân, 0,1kg vôi.
Công thức 2 (CT2): Cây được trồng trên đất có bón lót chế phẩm cá ủ. Cứ một hố
bón lót trước trồng một tháng gồm 1kg chế phẩm cá ủ.
Công thức 3 (CT3): Cây được trồng trên đất có bón lót chế phẩm cá ủ. Cứ một hố
bón lót trước trồng một tháng gồm 2kg chế phẩm cá ủ.
Cây trồng sau 1 tháng tiến hành bón thúc. Ở công thức 1: bón thúc 0,1 kg phân vi
lượng và 0,1kg phân NPK. Ở công thức 2: bón thúc 0,1kg chế phẩm từ cá. Ở công thức 3:
bón thúc 0,1kg chế phẩm từ cá.
Các hố trồng được đào vào ngày 1/6/2015. Cây con được hạ xuống các hố trồng là
ngày 1/7/2015. Trước khi tiến hành bón lót và hạ cây, đất được kiểm tra độ pH, phân tích
hàm lượng N, P, K.
Chế độ chăm sóc: Cây mới trồng được tưới nước đều vào mỗi buổi sáng, 2-3 ngày
một lần. Khi cây bén rễ, hạn chế tưới nước, đặc biệt vào mùa mưa không tưới nước mà
tiến hành làm rãnh để nước mưa thoát đi, tránh ngập úng.
Mặc dù cây Chùm ngây chịu hạn rất tốt nhưng nắng hạn kéo dài có thể ảnh hưởng
đến năng suất của cây. Luôn giữ độ ẩm, tránh trường hợp cây bị mất nước. Tỉa bớt lá già,
lá sâu bệnh, theo dõi biểu hiện nhiễm sâu bệnh.

2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, thu thập số liệu và xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu
- Phương pháp lấy mẫu đất phân tích hàm lượng N, P, K, pH của đất: Dụng cụ lấy
mẫu, đựng mẫu đều vô trùng. Lấy mẫu đất ở độ sâu 30 - 40cm, sau đó cho vào hộp nhựa
hoặc túi nilon. Lấy mẫu theo quy tắc đường chéo, mỗi công thức lấy 5 mẫu, mỗi mẫu
100g, rồi trộn 5 mẫu đất lại thành một mẫu. Sau đó ghi lại địa điểm, thời gian, ô của công
thức lấy mẫu.
- Phương pháp lấy mẫu cành lá: Mẫu cành lá được lấy vào buổi sáng sớm, lấy
những cành lá xanh, không lấy cành lá già hoặc cành lá non, không lấy cành lá sâu, bệnh.
17


Lẫy mẫu cành lá cũng theo nguyên tắc đường chéo, mỗi công thức lấy 5 mẫu, mỗi mẫu
100g, rồi trộn vào thành một mẫu. Sau đó ghi lại địa điểm, thời gian, ô của công thức lấy
mẫu.
2.3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu và xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
- Xác định độ pH của đất, hàm lượng N, P, K của đất ở các thời điểm nghiên cứu,
thành phần hóa học của chế phẩm cá đã ủ: Được phân tích tại trung tâm phân tích và
kiểm nghiệm của Quy Nhơn và thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng
+ Số tầng lá
+ Diện tích tán lá
+ Đường kính
+ Chiều cao của cây
+ Kiểm tra bộ rễ
- Xác định các chỉ tiêu cấu thành năng suất
+ Hàm lượng chất khô
+ Hàm lượng diệp lục a, b, diệp lục tổng số trên mỗi công thức
- Xác định các chỉ tiêu phẩm chất
+ Hàm lượng NO3– của lá ở mỗi công thức

+ Kiểm tra tình trạng sâu, bệnh của cây chùm ngây
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu phân tích
n

- Công thức tính giá trị trung bình X (Mean) :

X 

X
i 1

n

i

(i  1,2,....n)

X : giá trị trung bình của đối tượng quan sát.

Xi : giá trị quan sát thứ i; n: số mẫu quan sát.
- Công thức tính độ lệch chuẩn  (Standard Deviation): đánh giá mức độ phân tán
n

trung bình mẫu X :

 

(X
i 1


i

( Nếu n < 30 )

n 1
n

 

 X )2

 (X
i 1

i

 X )2

n

( Nếu n  30 )
mX 

- Công thức sai số trung bình ( m X ):

18


n



- Hệ số biến động CV(%) (Coefficient of variation):
- Kiểm định t-Test (t):
Trong đó:

XA:

t

CV % 


X

.100

(X A  X B )

m m
2

2

A

B

giá trị trung bình nhóm A;

XB


: giá trị trung bình nhóm B.

mA: sai số trung bình của nhóm A; mB: sai số trung bình của nhóm B.

19


×