Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Skkn sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit sunfuric đặc hóa 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.57 KB, 28 trang )

Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản

Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Đối với môn hóa học, bài tập đóng vai trò quan trọng trong việc củng
cố, khắc sâu kiến thức đã học. Nội dung môn hóa ở trường phổ thông rất
phong phú, đa dạng và đối với học sinh thì môn hóa là một môn học khó. Vì
thế các em rất e ngại khi giải bài tập, kĩ năng giải bài tập của các em còn yếu
do thời gian học tập trên lớp còn hạn chế ( 02 tiết/tuần đối với ban cơ bản),
chủ yếu thiên về lí thuyết. Do đó, nếu học sinh nắm vững các dạng bài tập,
biết cách giải chúng thì việc học môn hóa trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng để
nâng cao chất lượng dạy và học. Bài tập hóa học có ý nghĩa tác dụng to lớn về
nhiều mặt như:
- Ý nghĩa trí dục:
+ Ôn tập hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất.
+ Rèn luyện các kỹ năng hóa học như: tính toán, …
- Ý nghĩa phát triển: Phát triển ở học sinh ở năng lực tư duy logic, biện
chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo.
- Ý nghĩa giáo dục: Rèn luyện đức tính kiên nhẫn, trung thực và lòng
say mê khoa học hóa học.
Thực tiễn đã chứng minh cách tốt nhất để nhớ, hiểu và vận dụng kiến
thức đã học là giải bài tập. Để giúp các em có thể giải tốt hơn các bài tập về
axit sunfuric đặc tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài " Sử dụng phương pháp
bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit sunfuric đặc Hóa 10
ban cơ bản."
II. Mục đích nghiên cứu: tìm ra phương pháp giải toán nhanh giúp học sinh
dễ hiểu, khắc sâu kiến thức và hứng thú hơn với môn học.
III. Phạm vi nghiên cứu: Bài tập về axit sunfuric đặc - Hóa 10 ban cơ bản.
IV. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Phạm Văn Đồng.



Sáng kiến kinh nghiệm

1


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Tổng quan tài liệu, nghiên cứu chương trình, hồ sơ chuyên môn.
- Quan sát công việc dạy - học của giáo viên và học sinh.
- Thực nghiệm, thu thập và xử lí thông tin.

Sáng kiến kinh nghiệm

2


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản

Phần B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THPT Phạm Văn
Đồng tôi nhận thấy rằng khi giải bài tập liên quan đến axit sunfuric đặc, đa số
các em học sinh đều chọn cách viết phương trình phản ứng, cân bằng phương
trình rồi dựa vào các dữ kiện mà đề đã cho để tính toán, tìm ra đáp số của bài.
Với cách giải này thì chỉ có những em học sinh nào viết đúng phương trình,
cân bằng đúng phương trình mới tìm ra được đáp án đúng và cũng mất nhiều
thời gian để hoàn thành bài tập. Do vậy, khi giáo viên ra bài tập dạng này các

em rất ngại làm bài. Khi làm bài các em chỉ dừng lại ở phần viết phương trình
phản ứng vì các em lúng túng trong việc cân bằng đúng phản ứng oxi hóa khử. Để khắc phục tình trạng này, trong các tiết luyện tập các dạng bài tập
liên quan đến axit sunfuric đặc, tôi đã sử dụng phương pháp bảo toàn electron
để hướng dẫn học sinh, giúp học sinh giải bài tập nhanh hơn, chính xác hơn.

Sáng kiến kinh nghiệm

3


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Số oxi hóa
Quy tắc xác định số oxi hóa
- Đối với đơn chất: số oxi hóa của các nguyên tố trong các đơn chất
bằng không.
Ví dụ: Số oxi hóa của Mg, Cu, N2, Cl2, P... đều bằng không.
- Đối với hợp chất:
+ Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hiđro bằng +1 (trừ hiđrua
-1

-1

+2

kim loại: Na H ,Ca H 2 ...). Số oxi hóa của oxi bằng -2 (trừ hợp chất O F2 và
-1

-1


peoxit H 2 O 2 , Na 2 O 2 ...).
+ Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng không.
+1 +6 −2

Ví dụ: H 2 S O4 số oxi hóa của các nguyên tố = (+1).2 + (+6).1 + (-2).4 = 0
* Trong các hợp chất, kim loại có hóa trị bao nhiêu thì số oxi hóa tương
ứng là bấy nhiêu.
Ví dụ: Trong FeCl3, sắt có hóa trị III => số oxi hóa của Fe là +3.
- Đối với ion:
+ Số oxi hóa của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
Ví dụ: ion K + : số oxi hóa của K là +1
Ion O 2- : số oxi hóa của O là -2
+ Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện
tích của ion.
+
Ví dụ: ion NH : số oxi hóa của N + (4. số oxi hóa của H) = +1
4

x

+1

(N H) +4 ⇔ x.1 + 4.(+1) = + 1 => x = -3

Ion NO3- : số oxi hóa N + (3. số oxi hóa O) = -1
x -2

( N O )3- ⇔ x.1 + (-2).3 = -1 => x = +5


Sáng kiến kinh nghiệm

4


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
* Cách ghi số oxi hóa: số oxi hóa được đặt phía trên kí hiệu của nguyên tố.
Ghi dấu trước, số sau.
+5 -2

+4 -2

0

0

+1

+6 -2

Ví dụ: S O 2 , N O3- , H 2 , Fe, H 2 S O 4 ...
II. Phản ứng oxi hóa - khử
1. Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electrron hay là chất có số oxi
hóa tăng sau phản ứng.
2. Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron hay là chất có số oxi hóa
giảm sau phản ứng.
3. Sự oxi hóa (quá trình oxi hóa) một chất là làm cho chất đó nhường electron
hay làm tăng số oxi hóa của chất đó.
4. Sự khử (quá trình khử) một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm

giảm số oxi hóa của chất đó.
5. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển
electron giữa các chất phản ứng hay phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa
học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Muốn biết một phản ứng hóa học có phải là phản ứng oxi hóa - khử hay
không, trước hết ta phải xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương
trình hóa học đó, sau đó kiểm tra xem nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi
hóa, nếu thấy có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố thì phản ứng đó là
phản ứng oxi hóa - khử.
Ví dụ: Cho 2 phản ứng hóa học sau:
0

t
BaCO3 
→ BaO + CO 2 (1)
0

t
KMnO 4 
→ K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 (2)

Số oxi hóa được xác định như sau:
+2 +4 -2

0

+2 -2

+4 -2


t
Ba C O3 
→ Ba O + C O 2 (1)
+1

+7

-2

0

+1

+6

−2

+4

−2

0

t
K Mn O 4 
→ K 2 Mn O 4 + Mn O 2 + O 2 (2)

Sáng kiến kinh nghiệm

5



Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
Sau khi xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong 2 phương trình
trên, ta thấy:
+ Phản ứng (1) không phải là phản ứng oxi hóa - khử vì không có
nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi hóa.
+ Phản ứng (2) là phản ứng oxi hóa - khử vì ở phản ứng (2) có sự thay
đổi số oxi hóa của nguyên tố mangan trong KMnO 4 từ +7 xuống +6 trong
K2MnO4 và + 4 trong MnO2; oxi từ -2 trong KMnO4 tăng lên 0 trong O2.
III. Định luật bảo toàn electron
Trong các quá trình oxi hóa- khử thì tổng số mol electron do các chất
khử nhường bằng tổng số mol electron do các chất oxi hóa nhận.

∑n

e nhuong

=

∑n

e nhan

IV. Tính chất hóa học của axit sunfuric đặc.
Axit sunfuric đặc là axit mạnh, có tính oxi hóa mạnh và rất háo nước.
1. Tính axit mạnh
Trong dung dịch loãng, axit sunfuric phân li hoàn toàn thành cation
H + và anion HSO 4 .


- Dung dịch H2SO4 làm quỳ tím hóa đỏ.
- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối và nước
Ví dụ:

2NaOH + H2SO4 
→ Na2SO4 + H2O
→ CuSO4 + H2O
CuO + H2SO4 

- Tác dụng với muối của axit yếu hơn tạo muối sunfat và axit mới
Ví dụ:

→ Na2SO4 + CO2 + H2O
Na2CO3 + H2SO4 

Na2SO3 + H2SO4 
→ Na2SO4 + SO2 + H2O
2. Tính oxi hóa
Axit sunfuric đặc là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy
thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử mà H2SO4 đặc có thể bị
khử đến một số sản phẩm khác nhau của lưu huỳnh.

Sáng kiến kinh nghiệm

6


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản

2.1. Với kim loại
Trong dung dịch H2SO4 đặc, ion SO 2-4 có khả năng oxi hóa mạnh hơn
ion H + nên H2SO4 đặc oxi hóa được hầu hết các kim loại, kể cả các kim loại
có tính khử yếu như Cu, Ag...trừ Au, Pt. Khi đó, kim loại bị oxi hóa đến mức
oxi hóa cao nhất và tạo ra muối sunfat.
0

+6

Cu + 2H 2 S Ođ4 (
0

)

+6

2 Fe + 6H 2 S Ođ4 (

+2

0

+4

t


Cu SO +4 S O +22H O2

t

→Fe
) 
0

+3

SO
2(

+4

+) 3SO +26H O2

4 3

* Một số kim loại như Al, Fe, Cr...bị thụ động hóa trong dung dịch
H2SO4 đặc, nguội.
2.2. Với phi kim
Khi đun nóng, axit H2SO4 đặc có thể oxi hóa được nhiều phi kim như
C, S, P.... Khi đó các phi kim bị oxi hóa đến mức oxi hóa cao nhất, còn H 2SO4
bị khử đến SO2.
Ví dụ:

0

+6

0

+6


S + 2H 2 S Ođ4 (
C + 2H 2 S Ođ4 (

)

0

+4

t


3SO +22H O2
+4

t
→C O
) 
0

+4

+22 S O +22H O2

2.3. Với hợp chất
Khi đun nóng, axit sunfuric đặc có thể oxi hóa được nhiều hợp chất như
H2S, HI, FeO, muối sắt (II)…
Ví dụ:


-2

+6

+4

H 2 S + 3H 2 S O 4 (d) 
→ 4 S O 2 + 4H 2O
+2

+6

+3

+4

2 Fe O + 4H 2 S O 4(d) 
→ Fe 2 ( SO 4 ) 3 + S O 2 + 4H 2O

3. Tính háo nước
Axit sunfuric đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối hidrat hoặc chiếm các
nguyên tố H và O của nhiều hợp chất.
- Muối CuSO4.5H2O màu xanh tác dụng với H2SO4 đặc sẽ biến thành CuSO4
khan màu trắng.

Sáng kiến kinh nghiệm

7



Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
H SO (d)
CuSO4.5H2O 
→ CuSO4 + 5H2O
2

Màu xanh

4

màu trắng

- Hợp chất gluxit tác dụng với H2SO4 đặc bị biến thành cacbon ( than)
H SO (d)
→ 12C + 11H2O.
C12H22O11 
2

4

Da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng H 2SO4
đặc phải hết sức thận trọng.

Sáng kiến kinh nghiệm

8


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit

sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN AXIT SUNFURIC ĐẶC
Bài tập liên quan đến axit sunfuric đặc chủ yếu tập trung ở những dạng
sau:
I. Kim loại tác dụng với axit H2SO4 đặc.
Với dạng bài tập này ta có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: - Xác định hóa trị của kim loại tham gia phản ứng với H 2SO4 đặc.
Kim loại có hóa trị bao nhiêu sẽ nhường bấy nhiêu electron. Nếu kim loại
tham gia phản ứng với H2SO4 đặc chưa biết và chưa cho hóa trị thì có thể gọi
x là hóa trị của kim loại đã cho.
- Xác định sản phẩm khử của lưu huỳnh thông thường là SO 2, một số
trường hợp có thể là H2S hoặc S tùy vào tính khử của kim loại và yêu cầu của
đề bài.
Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa kim loại và khử lưu huỳnh +6 trong
H2SO4, cân bằng mỗi quá trình.
Ví dụ: cho Zn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được khí SO2 duy nhất.
+2

Zn có hóa trị II nên sẽ nhường 2 electron tạo Zn ; còn H2SO4 bị khử thành
+6

+4

SO2. S /H 2SO 4 bị khử thành S /SO 2 sẽ nhận (6-4 = 2) electron.
Ta viết như sau:
Quá trình oxi hóa
0

+2


Zn 
→ Zn + 2e

Quá trình khử
+6

+4

S + 2e 
→ S /SO 2

Bước 3: đưa dữ kiện mà đề đã cho vào các quá trình oxi hóa, quá trình khử để
suy ra số mol e nhường, số mol e nhận. Nếu có nhiều quá trình khử thì ta tính
tổng số mol e nhận của các quá trình khử đó lại với nhau.
Áp dụng định luật bảo toàn electron: số mol electron do các chất khử
nhường luôn bằng số mol electron do các chất oxi hóa nhận. Từ đó ta có thể
suy ra dữ kiện cần tìm.
Sáng kiến kinh nghiệm

9


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
Ta có: n H2SO4 (pu) =
Hay

1
n e nhuong + n S/SO2 + n S/S + n S/H 2S

2

n H SO = 4nS + 2.n SO + 5n H S
2 4
2
2

m muôi sunfat = m

KL pöù

+ n e nhuong(nhan) .

96
2

=m

KL pöù

+ (3.n + n
+ 4n
).96
S SO
H S
2
2

I.1. Ví dụ
Ví dụ 1: Cho 8,1 gam nhôm vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư. Sau

khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít SO 2 ( duy nhất ở điều kiện tiêu
chuẩn (đktc)). Tìm V và khối lượng H2SO4 đã phản ứng.
Hướng dẫn:
Al là chất khử, S/H2SO4 là chất oxi hóa. Ta có các quá trình oxi hóa khử sau:
Quá trình oxi hóa
+3

0


→ Al + 3e
Al
8,1
= 0,3 (mol)....> 3.0,3 = 0,9(mol)
27

số mol e nhường = 0,9 (mol)

Quá trình khử
+4

+6

S + 2e 
→ S /SO 2

2a (mol)<...a (mol)
( a là số mol SO2)
số mol e nhận = 2a(mol)


số mol e nhường = số mol e nhận < => 0,9 = 2 a => a =

0,9
= 0,45
2

VSO2 = 0,45.22,4 = 10,08 (lit)
1
m H2SO4 (pu) =( n e nhuong +n SO2 ).98 = 2n SO2 .98 = 2.0,45.98 = 88,2 gam
2

Ví dụ 2: Cho 13 gam Zn và 8,1 gam Al vào dung dịch H 2SO4 đặc
nóng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí SO 2 (duy
nhất ở đktc). Tìm giá trị của V, khối lượng muối và khối lượng H 2SO4 đã
phản ứng.

Hướng dẫn:
Quá trình oxi hóa
Sáng kiến kinh nghiệm

Quá trình khử
10


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
+2

0



→ Zn + 2e

Zn

S + 2e 
→ S /SO 2

13/65 = 0, 2 .............> 0,4
0

Al

+4

+6

2a (mol)<...a (mol)

+3


→ Al + 3e

8,1/27 = 0,3 (mol)...> 3.0,3 = 0,9(mol)

ne nhường = 0,4 +0,9 = 1,3 (mol)
ne nhận = 2a(mol)
số mol e nhường = số mol e nhận < => 1,3 = 2a => a = 1,3/2 = 0,65
VSO2 = 0,65.22,4 = 14,56 (lit)

1
1
n H2SO4 (pu) = n e nhuong + n SO 2 = .1,3 + 0,65 = 1,3(mol) =>
2
2
m H2SO4 (pu) = 1,3.98 = 127,4(gam)
m muoi = m kl +

1
1
n e nhuong .96 = 13 + 8,1 + .1,3.96 = 83,5(gam)
2
2

Ví dụ 3: Cho 15,15 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg vào dung dịch
H2SO4 đặc nóng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 16,24 lít
khí SO2 (duy nhất ở đktc). Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Hướng dẫn:
Quá trình oxi hóa
0

Mg

+2


→ Mg + 2e

a mol...................> 2a mol
0


Al

Quá trình khử
+6

+4

S + 2e 
→ S /SO 2

1,45 mol<.. 16,24/22,4 = 0, 725(mol)

+3


→ Al + 3e

b (mol).............> 3b(mol)
số mol e nhường = 2a +3b (mol)
số mol e nhận = 1,45(mol)
số mol e nhường = số mol e nhận < => 2a +3b = 1,45
mặt khác: mhh = mMg + mAl = 24a + 27b = 15,15
=> a = 0,35; b = 0,25
m Mg = 0,35.24 = 8,4 (gam); m Al = 0,25.27 = 6,75 (gam)

Ví dụ 4: Cho 5,76 gam kim loại Mg vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng,
dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí X (duy nhất ở
đktc). Tìm công thức của khí X.
Hướng dẫn:

Sáng kiến kinh nghiệm

11


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
Quá trình oxi hóa
0

Mg

+2


→ Mg + 2e

Quá trình khử
+6

S

x

+ (6-x)e 
→S

5,76
= 0,24(mol) ......> 0,48 (mol)
24


1,344

(6-x).0,06 <... 22,4 = 0,06(mol)
số mol e nhường = 0,48 (mol)
số mol e nhận = (6-x).0,06 (mol)
số mol e nhường = số mol e nhận < => 0,48 = (6-x).0,06
0,48

-2
=> x = 6 - 0,06 = -2 => Vậy khí X là H 2 S

Ví dụ 5: Cho 9,75 gam kim loại R (hóa trị II) vào dung dịch H 2SO4
đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,15 mol SO 2.
Tìm tên kim loại R.
Hướng dẫn:
Quá trình oxi hóa
0

R

+2


→ R + 2e

a(mol).................> 2 a(mol)
số mol e nhường = 2 a (mol)

Quá trình khử

+6

+4

S + 2e 
→ S /SO 2

0,3 (mol)<...0,15 (mol)
số mol e nhận = 0,3 (mol)

số mol e nhường = số mol e nhận < => 2 a = 0,3 => a =
MR =

0,3
= 0,15
2

mR
9,75
=
= 65 . Vậy R là Zn
nR
0,15

Ví dụ 6: Cho 7,2 gam kim loại R tác dụng hoàn toàn với dung dịch
H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít khí SO2 (duy nhất ở đktc). Tìm kim loại
R.
Hướng dẫn: R là kim loại chưa biết hóa trị nên gọi x là hóa trị của R.
Ta có các quá trình oxi hóa - khử sau:
Quá trình oxi hóa

0

+x


→ R + x.e
R
7,2
7,2
(mol).........>
x (mol)
MR
MR
7,2
số mol e nhường = M x (mol)
R

Sáng kiến kinh nghiệm

Quá trình khử
+6

+4

S + 2e 
→ S /SO 2
6,72
0,6 (mol)<... 22,4 = 0,3(mol)

số mol e nhận = 0,9 (mol)


12


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
7,2

7,2

số mol e nhường = số mol e nhận < => M x = 0,6 => M R = 0,6 .x =12x
R
Biện luận tìm hóa trị và MR
x
1
2
MR
12
24
Chỉ có Mg có hóa trị II và M = 24 là phù hợp nên R là Mg

3
36

I.2. Bài tập rèn luyện kĩ năng
1. Cho 23,6 gam kim loại R (hóa trị II) vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư .
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít SO2 (duy nhất ở đktc).
Tìm tên kim loại R.
A. Mg


B. Zn

C. Cu

D. Ni

2. Cho 17,55 gam kim loại Al vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,46 lít khí X (duy nhất ở đktc). Tìm
công thức của khí X.
A. SO

B. SO2

C. H2S

D. S

3. Cho m gam Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 0,045 mol SO2. Tìm giá trị của m.
A. 0,81 g

B. 1,215 g

C. 1,8225 g

D. 0,855 g

4. Cho 25,2 gam kim loại R tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc,
nóng dư thu được 15,12 lít khí SO2 (duy nhất ở đktc). Tìm kim loại R.
A. Al


B. Zn

C. Fe

D. Mg

5. Cho 29,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng,
dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,72 lít khí SO 2 (duy nhất ở
đktc). Tìm khối lượng Fe trong hỗn hợp X.
A. 19,6 g

B. 22,4 g

C. 9,6 g

D. 6,8 g

6. Cho 35,4 gam kim loại R vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư . Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,44 lít SO2 (duy nhất ở đktc). Sau phản ứng,
khối lượng muối thu được là
A. 46,5

Sáng kiến kinh nghiệm

B. 64,2

C. 58,8

D. 94,2


13


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
7. Cho 35,1 gam kim loại Al vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,92 lít khí X (duy nhất ở đktc). Khối lượng
H2SO4 đã phản ứng là
A. 382,200

B. 191,100

C. 429,975

D. 238,875

8. Cho m gam Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 0,045 mol SO2 (duy nhất ở đktc). Khối lượng muối thu
được là
A. 5,13

B. 0,81

C. 5,22

D. 4,41

9. Cho 75,6 gam kim loại R tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc,
nóng dư thu được 45,36 lít khí SO2 (duy nhất ở đktc). Kim loại R và khối

lượng H2SO4 đã phản ứng là
A. Al và 198,45

B. Zn và 270,0

C. Fe và 198,45

D. Mg và 270,0

10. Cho 58,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng,
dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 41,44 lít khí SO 2 (duy nhất ở
đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp X và khối lượng muối thu được là
A. 19,2 và 88,8

B. 39,2 và 236,0

C. 39,2 và 147,2

D. 19,2 và 147,2

11. Hoà tan hết 16,3g hỗn hợp kim loại gồm Fe, Al, Mg trong dung dịch
H2SO4 đặc, nóng thu được 0,55 mol SO 2. Cô cạn dd sau phản ứng, khối lượng
chất rắn khan thu được là
A. 69,1.

B. 96,1

C. 61,9

D. 91,6


12. Cho 11,9 gam hỗn hợp Al và Zn tác dụng vừa đủ với dd H 2SO4 đặc, nóng
thu được 3,92 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí H 2S và SO2 có tỷ khối so với H2 là
23,429. Khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 57,5

B. 49,5

C. 43,5

D. 46,9

13. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng axit H 2SO4
đậm đặc, nóng, dư, thu được V lít khí SO2 (duy nhất ở đktc) và dd Y ( chỉ
chứa hai muối và axit dư). Giá trị của V là
Sáng kiến kinh nghiệm

14


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
A. 3,36

B. 2,24

C. 5,60

D.4,48


14. Cho 6,72g Fe vào dd chứa 0,3 mol H 2SO4 đặc, nóng sinh ra SO2 là sản
phẩm khử duy nhất, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được:
A. 0,12 mol FeSO4
B. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4
C. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư
D. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4
II. Cho hỗn hợp gồm kim loại và oxit kim loại tác dụng với dung dịch
H2SO4 đặc.
- Nếu kim loại trong oxit không thay đổi số oxi hóa khi tác dụng với
H2SO4 đặc thì dạng bài tập này làm tương tự như dạng bài tập một kim loại
tác dụng với axit H2SO4 đặc vì chỉ có kim loại tác dụng với H2SO4 đặc tạo sản
phẩm khử của lưu huỳnh.
- Nếu kim loại trong oxit thay đổi số oxi hóa khi tác dụng với H 2SO4
đặc như FeO, Fe3O4... thì làm dạng bài tập này làm tương tự như dạng bài tập
hỗn hợp kim loại tác dụng với axit H2SO4 đặc.

II.1. Ví dụ
Ví dụ 1: Khi hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch
H2SO4 đặc lấy dư, thu được 6,72 lít khí SO2 (duy nhất ở đktc). Tìm khối
lượng CuO trong hỗn hợp và khối lượng H2SO4 đã phản ứng.
Hướng dẫn:
Quá trình oxi hóa
0

Cu

+2


→ Cu + 2e


x (mol)...............> 2x (mol)

Quá trình khử
+6

+4

S + 2e 
→ S /SO 2
6,72

0,6 (mol) <... 22,4 = 0,3 (mol)

n e nhường = 2x (mol)
n e nhận = 0,6 (mol)
n e nhường = n e nhận < => 2x = 0,6 (mol) => x = 0,3
mCu = 0,3.64 = 19,2 gam => mCuO = 30 – 19,2 = 10,8 (gam)
Sáng kiến kinh nghiệm

15


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
n H2SO4 (pu) = 2n SO 2 + n CuO = 2.0,3+

10,8
= 0,735(mol)
80


m H2SO4 (pu) = 98. 0,735 = 72,03 (gam)

Ví dụ 2: Hòa tan 70,4 gam hỗn hợp gồm Fe và FeO trong dung dịch
H2SO4 đặc, nóng dư thu được 13,44 lít SO 2 (duy nhất ở đktc). Tìm khối lượng
FeO trong hỗn hợp và khối lượng H2SO4 đã phản ứng.
Hướng dẫn: Hỗn hợp gồm Fe và FeO tan trong dung dịch H 2SO4 đặc,
nóng thì cả Fe và FeO đều tác dụng H2SO4 đặc giải phóng khí SO2.
Quá trình oxi hóa
0

Fe

+3


→ Fe + 3e

+4

S + 2e 
→ S /SO 2

x (mol)...............> 3x (mol)
+2

Quá trình khử
+6

13, 44


1,2(mol) <... 22,4 = 0,6 mol

+3

Fe /FeO 
→ Fe + 1e

y(mol)...................> y (mol)
n e nhường = 3x + y (mol)
n e nhận = 1,2 (mol)
n e nhường = n e nhận < => 3x + y = 1,2 (mol) (1)
mhh = mFe + mFeO = 56.x + 72.y = 70,4 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,1; y = 0,9 => mFeO = 0,9.72 = 64,8 (gam)
n H2SO4 (pu) = 2n SO 2 + n FeO = 2.0,6 + 0,9 = 2,1(mol)
m H2SO4 (pu) = 98. 2,1 = 205,8 (gam)

II.2. Bài tập rèn luyện kĩ năng
1. Cho 15,24 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, dư.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,904 lít SO 2(duy nhất ở đktc).
Tìm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp.
A. 12,76 g

B. 13,92 g

C. 14,4 g

D. 35,6 g

2. Cho 53,55 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO vào dung dịch H 2SO4 đặc dư. Sau

khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,08 lít SO 2 (duy nhất ở đktc) và
dung dịch X chỉ chứa một muối và axit dư. Tìm khối lượng ZnO trong hỗn
hợp và khối lượng muối sau phản ứng.
A. 29,25 g; 241,5 g
Sáng kiến kinh nghiệm

B. 24,3 g; 241,5 g
16


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
C. 24,3 g; 120,75 g

D. 29,25 g; 120,75 g

3. Cho 29,4 gam hỗn hợp gồm Al và CuO vào 90 gam dung dịch H 2SO4 98%
vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí SO 2 (duy nhất
ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72

B. 4,48

C. 8,96

D. 2,24

4. Cho 7,44 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe3O4 (có tỉ lệ mol 2:3) vào dung dịch
H2SO4 đặc, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít SO 2 (duy
nhất ở đktc). Giá trị của V là

A. 1,568

B. 0,784

C. 1,120

D. 0,896

5. Cho 35,7 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO vào dung dịch H 2SO4 đặc, dư. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít SO 2 (duy nhất ở đktc) và
dung dịch X chỉ chứa một muối và axit dư. Khối lượng H2SO4 đã phản ứng là
A. 49,0

B. 68,6

C. 78,4

D. 34,3

III. Đốt Fe trong không khí rồi cho sản phẩm vào dung dịch H2SO4 đặc.
Với dạng bài tập này, ta chỉ cần quan tâm đến giai đoạn đầu và giai
đoạn cuối, bỏ qua các giai đoạn trung gian. Fe là chất khử sẽ bị oxi hóa lên
mức oxi hóa +3, O2 và H2SO4 là các chất oxi hóa.
- mhh rắn = mFe + mO
- Tổng số mol e do Fe nhường = tổng số mol e do O và S nhận
III. 1. Ví dụ
Ví dụ 1: Lấy m gam Fe đem đốt trong oxi không khí thu được hỗn hợp
rắn X gồm 4 chất rắn, cân nặng 12 gam. Hỗn hợp rắn X đem hòa tan hoàn
toàn trong H2SO4 đặc dư, thu được 2,24 lít khí SO2 (duy nhất ở đktc). Tìm giá
trị của m.

Hướng dẫn:

m O = m hhX - m Fe => n O =

Quá trình oxi hóa
0

Fe

+3


→ Fe + 3e

Sáng kiến kinh nghiệm

m hhX -m Fe 12 - m
=
(mol)
16
16

Quá trình khử
0

O

+

-2


2e 
→ O
17


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
m
m
(mol) ...............> 3. (mol)
56
56

12 - m
12-m
(mol) ...>
(mol)
16
8
+4

+6

n e nhường = 3.

S + 2e 
→ S /SO 2
2,24
0,2(mol)<.... 22,4 = 0,1(mol)

12 - m
+ 0,2(mol)
n e nhận =
8

m
(mol)
56

n e nhường = n e nhận < =>

3m 12 - m
=
+ 0,2 => m = 9,52 (gam)
56
8

Ví dụ 2: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với oxi thu được m gam hỗn hợp X
gồm các oxit. Hòa tan hết X vào dung dịch H2SO4 đặc dư, thu được 1344 ml
khí SO2 (duy nhất ở đktc). Tìm giá trị của m.

Hướng dẫn:
Quá trình oxi hóa
0

Quá trình khử

+3

0


Fe

→ Fe + 3e
11, 2
= 0,2 (mol) ......>0,6 (mol)
56

-2

O
+
2e 
→ O
m − 11,2
m − 11,2
(mol) ...>
(mol)
16
8
+4

+6

n e nhường = 0,6 (mol)
n e nhường = n e nhận < => 0,6 =

S + 2e 
→ S /SO 2
1,344

0,12 mol<.... 22,4 = 0,06(mol)
m − 11,2
+ 0,12 (mol)
n e nhận =
8
m -11,2
+ 0,12=> m = 15,04 (gam)
8

Ví dụ 3: Cho 11,36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 phản ứng hết
với dung dịch H2SO4 đặc dư, thu được 2,016 lít khí SO 2 (duy nhất ở đktc) và
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan.
Hướng dẫn:
Quá trình oxi hóa
0

Fe

+3


→ Fe + 3e

Sáng kiến kinh nghiệm

Quá trình khử
0

O


+

-2

2e 
→ O

18


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
m
m
(mol) ...............> 3. (mol)
56
56

11,36 - m
11,36-m
(mol) ...>
(mol)
16
8
+4

+6

S + 2e 
→ S /SO 2

2, 016

0,18 mol<...... 22,4 = 0,09(mol)
n e nhường = 3.

m
(mol)
56

n e nhường = n e nhận < =>
mmuối = mFe + 96.

n e nhận =

11,36 - m
+ 0,18 (mol)
8

3m 11,36 - m
=
+ 0,18 => m = 8,96 (gam)
56
8

1
1 3.8,96
ne nhường = 8,96 + 96. .
= 32,0 (gam).
2
2

56

* Với dạng bài tập tìm khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt
và các oxit sắt tác dụng với axit H 2SO4 đặc, ta có thể dùng công thức tính
nhanh như sau:

m muoi =

400
(m hh +16n SO2 ) ;
160

n H SO
2

4

PÖÙ

=

3.m Fe
+ n S/SO
2
112

III.2. Bài tập rèn luyện kĩ năng
1. Để m gam bột sắt ngoài không khí một thời gian, thu được 11,8 gam hỗn
hợp gồm Fe và các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch
H2SO4 đặc, dư, thu được 3,36 lít khí SO2 (duy nhất ở đktc). Giá trị của m là

A. 9,94

B. 10,04

C. 15,12

D. 20,16

2. Nung 2,52 gam bột sắt trong oxi không khí, thu được m gam hỗn hợp rắn X
gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan hết X trong H2SO4 đặc dư, thu được 0,84 lít
khí SO2 (duy nhất ở đktc). Giá trị của m là
A. 2,62

B. 3,00

C. 3,02

D. 2,82

3. Cho 33,6 gam Fe tác dụng với oxi, thu được 45,12 gam hỗn hợp X gồm các
oxit. Hòa tan hết X vào H2SO4 đặc, dư, thu được V lít khí SO2 (duy nhất ở
đktc). Giá trị của V là
A. 4,032

Sáng kiến kinh nghiệm

B. 2,016

C. 1,792


D. 1,568

19


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
4. Cho 2,84 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch
H2SO4 đặc dư, thu được 0,504 lít khí SO 2 (duy nhất ở đktc) và dung dịch X.
Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 9,68

B. 8,00

C. 12,27

D. 8,59

5. Cho 39,76 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch
H2SO4 đặc dư, thu được V lít khí SO2 (duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô
cạn dung dịch X thu được 107,8 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 3,136

B. 4,704

C. 3,92

D. 5,488

6. Cho m gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch

H2SO4 đặc dư, thu được 6,72 lít khí NO (duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô
cạn dung dịch X thu được 154,0 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 51,12

B. 45,44

C. 56,8

D. 54,88

7. Để a gam Fe ngoài không khí sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp X
có khối lượng 75,2 gam gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 và Fe. Cho X tác dụng với
H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít khí SO 2 (duy nhất ở đktc). Giá trị của a

A. 28

B. 42

C. 50,4

D. 56

IV. Khử oxit Fe2O3 bằng CO thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hỗn hợp
rắn trong axit H2SO4 đặc.
Với dạng bài tập này, ta có một số biểu thức sau:
+ số mol O trong Fe2O3 phản ứng với CO = số mol CO phản ứng
+ số mol CO2 tạo thành = số mol CO phản ứng
+ m Fe O + mCO(pu) = mhhran + mCO (taothanh) hay m Fe O = m hhX + mO
2


3

2

2

3

+ số mol Fe trong Fe2O3 = số mol Fe trong hỗn hợp X = số mol Fe trong
muối.
+ tổng số mol e do CO nhường = tổng số mol e do axit nhận.
IV.1. Ví dụ

Sáng kiến kinh nghiệm

20


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
Ví dụ 1: Cho khí CO đi qua m gam oxit Fe 2O3 đốt nóng, ta được 13,92
gam hỗn hợp Y( gồm 4 chất rắn). Hòa tan hỗn hợp Y trong H 2SO4 đặc dư, thu
được 2,912 lít SO2 (duy nhất ở đktc). Tìm m.
Hướng dẫn:
Quá trình oxi hóa
+2

+4

Quá trình khử

+4

+6

C /CO 
→ C /CO 2 + 2e

a (mol)......> a(mol)....>2a (mol)

S + 2e 
→ S /SO 2
2,912
0,26 (mol)<... 22, 4 = 0,13 (mol)

n e nhường = 2a (mol)
n e nhận = 0,26 (mol)
n e nhường = n e nhận < => 2a = 0,26 => a = 0,13 (mol)
m Fe2O3 + m CO = m hh ran + m

CO 2

< => m + 0,13.28 = 13,92 + 0,13.44

=> m = 16 (gam)
Ví dụ 2: Cho khí CO đi qua Fe2O3 đốt nóng, ta được m gam hỗn hợp
rắn X gồm 4 chất. Hỗn hợp rắn X đem hòa vào H 2SO4 đặc, nóng, dư thu được
1,456 lít SO2 (duy nhất ở đktc) và 20,0 gam Fe2(SO4)3. Tìm giá trị của m.
Hướng dẫn:
n Fe2O3 = n Fe2 (SO4 )3 =


20,0
= 0,05 (mol) => m Fe2O3 (bd) = 0,05.160 = 8 (gam)
400

Quá trình oxi hóa
+2

+4

Quá trình khử
+4

+6

C /CO 
→ C /CO 2 + 2e

a (mol).....> a (mol).....>2a (mol)

S + 2e 
→ S /SO 2
1, 456
0,13 (mol)<.... 22, 4 =0,065 (mol)

n e nhường = 2a (mol)
n e nhận = 0,13 (mol)
n e nhường = n e nhận < => 2a = 0,13 => a = 0,065 (mol)
m Fe2O3 + m CO = m hh ran + m

CO 2


< => 8 + 0,065.28 = m + 0,065.44

=> m = 6,96 (gam)
IV.2. Bài tập rèn luyện kĩ năng
1. Cho khí CO đi qua ống chứa 10 gam Fe 2O3 đốt nóng, thu được m gam hỗn
hợp X gồm 3 oxit. Hòa tan hỗn hợp X trong H 2SO4 đặc, nóng, dư thu được
4,48 lít SO2 (duy nhất ở đktc). Giá trị của m là
A. 8,4
Sáng kiến kinh nghiệm

B. 7,2

C. 6,8

D. 5,6
21


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
2. Cho một luồng khí CO đi qua m gam bột Fe 2O3 đốt nóng, thu được 14 gam
hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch
H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 2,24 lít khí SO2 (duy nhất ở đktc). Giá trị của m

A. 16,4

B. 14,6

C. 8,2


D. 20,5

3. Cho khí CO đi qua ống chứa m gam Fe 2O3 đốt nóng thu được 6,69 gam
hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X vào H 2SO4 đặc,
nóng, thu được 0,065 mol SO2. Giá trị của m là
A. 10,2

B. 9,6

C. 8,0

D. 7,73

4. Cho khí CO đi qua Fe2O3 đốt nóng, ta được m gam hỗn hợp rắn X gồm 4
chất. Hỗn hợp rắn X đem hòa vào H 2SO4 đặc, nóng, dư thu được 3,64 lít SO 2
(duy nhất ở đktc) và 50,0 gam Fe2(SO4)3. Tìm giá trị của m.
A. 17,4

B. 20,0

C. 26,0

D. 14,2

5. Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp X gồm 4 chất rắn.
Chia X thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 cho tác dụng với HNO3 dư thu được 0,02 mol NO và 0,03 mol N2O.
- Phần 2 cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít khí SO2 (duy
nhất ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24

B. 3,36

C. 4,48

D. 6,72

6. Lấy 8 gam oxit Fe2O3 đốt nóng cho CO đi qua, ta nhận được m gam hỗn
hợp X gồm 3 oxit, hỗn hợp X đem hoà vào H 2SO4 đặc nóng dư, nhận được
0,672 lít SO2 (duy nhất ở đktc). Vậy m gam X có giá trị là
A. 8,9 g

B. 7,24 g

Sáng kiến kinh nghiệm

C. 7,52 g

D. 8,16 g

22


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Chủ đề oxi -lưu huỳnh Hóa 10 ban cơ bản gồm 12 tiết, trong đó có 06
tiết lý thuyết, 03 tiết luyện tập, 02 tiết thực hành và 01 tiết kiểm tra 45 phút.

Như vậy, thời gian để luyện tập, củng cố kiến thức của toàn chương là rất ít,
đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn những kiến thức trọng tâm, bài tập cơ bản để
củng cố cho học sinh. Bên cạnh các dạng bài tập nhận biết, hoàn thành sơ đồ
phản ứng, điều chế...thì dạng bài tập phản ứng oxi hóa- khử của axit H 2SO4
đặc cũng là một trong những dạng bài tập cơ bản của chủ đề.
Trong quá trình giảng dạy tính chất hóa học của axit H 2SO4 đặc, tôi đã
đưa ra nhiều phương trình phản ứng yêu cầu học sinh xác định sản phẩm của
phản ứng, vai trò của các chất tham gia phản ứng, cân bằng phương trình
phản ứng từ đó hướng dẫn các em áp dụng phương pháp bảo toàn electron để
giải bài tập.
Lúc đầu áp dụng phương pháp bảo toàn electron các em còn cảm thấy
lúng túng nhưng qua sự hướng dẫn của giáo viên dần dần các em đã hiểu ra
vấn đề và cảm thấy thích thú với phương pháp này bởi không cần viết đầy đủ
phương trình phản ứng, không cần mất thời gian cân bằng phương trình mà
vẫn tìm ra được đáp án của bài toán một cách nhanh chóng và chính xác.
Tuy nhiên, số lượng bài tập liên quan đến tính oxi hóa của axit H 2SO4
đặc còn hạn chế nên giáo viên phải biên soạn bài tập từ đơn giản đến phức
Sáng kiến kinh nghiệm

23


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
tạp, theo từng dạng khác nhau, với mỗi dạng có hướng dẫn giải cụ thể để học
sinh có thể tự rèn luyện thêm ở nhà. Giáo viên ra bài tập và yêu cầu học sinh
hoàn thành bài tập trong một thời gian nhất định rồi nộp lại cho giáo viên
kiểm tra.

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Việc vận dụng phương pháp bảo toàn electron để hướng dẫn học sinh
giải các bài tập liên quan đến axit H2SO4 đặc đã tạo ra một chuyển biến tích
cực trong tâm lý của học sinh, các em không còn ngại làm bài tập phần này
như trước nữa. Trước kia, khi giải bài tập phần này các em phải viết phương
trình phản ứng, cân bằng đúng phương trình thì mới giải ra đáp án đúng, nếu
cân bằng phương trình sai thì kết quả bài toán sẽ sai và thời gian các em cân
bằng xong phương trình thì đã hết giờ, không đủ thời gian để hoàn thành bài
tập.
Sau khi hướng dẫn học sinh giải bài tập bằng phương pháp bảo toàn
electron, giáo viên ra đề khảo sát việc áp dụng phương pháp bảo toàn electron
để giải bài tập axit H2SO4 đặc thu được kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

áp dụng phương pháp

phương pháp thông

bảo toàn electron

thường

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ


10A1

48

40

83,3%

8

16,7%

10A3

46

24

52,2%

22

47,8%

10A5

48

24


50,0%

24

50,0%

Cộng

142

88

61,8%

54

38,2%

Sáng kiến kinh nghiệm

24


Sử dụng phương pháp bảo toàn electron giúp học sinh giải tốt bài tập axit
sunfuric đặc Hóa 10 ban cơ bản
Trong số học sinh áp dụng phương pháp bảo toàn electron để giải bài
tập, số lượng học sinh giải bài tập cho đáp án đúng như sau:
Học sinh áp dụng phương


đáp án

pháp bảo toàn electron

đúng

10A1

40

35

87,5%

5

12,5%

10A3

24

19

79,2%

5

20,8%


10A5

24

19

79,2%

5

20,8%

Lớp

Tỉ lệ

Đáp án
sai

Tỉ lệ

Cộng
88
73
81,9%
15
18,1%
Như vậy, đa số các em rất hào hứng với việc vận dụng phương pháp
bảo toàn electron để giải các bài tập liên quan đến axit H2SO4 đặc. Một số học
sinh không áp dụng phương pháp bảo toàn electron là do các em có học lực

quá yếu, không xác định được vai trò các chất tham gia phản ứng nên không
viết được quá trình oxi hóa, quá trình khử nên không dám áp dụng phương
pháp bảo toàn electron mà vẫn sử dụng cách giải thông thường là viết các
phương trình phản ứng rồi cân bằng với hi vọng viết đúng phương trình thầy
cô vẫn chấm điểm. Một số học sinh áp dụng phương pháp bảo toàn electron
để giải bài tập phản ứng oxi hóa - khử nhưng đáp án lại sai do các em xác
định sai số oxi hóa. Vì vậy, để giải các bài tập liên quan đến axit H 2SO4 đặc
thì học sinh cần phải nắm được quy tắc xác định số oxi hóa, xác định được vai
trò các chất tham gia phản ứng, viết đúng các quá trình oxi hóa - khử thì mới
có thể áp dụng được định luật bảo toàn electron để giải các bài tập này một
cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Sáng kiến kinh nghiệm

25


×