Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Nhiều năm nay Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã thực hiện việc thi theo hình
thức trắc nghiệm khách quan đối với 3 môn thi Vật Lý, Hóa Học và Sinh học.
Đối với học sinh hiện nay rất quen thuộc với câu hỏi trắc nghiệm, nó được sử
dụng trong các hoạt động kiểm tra đánh giá bỡi những ưu điểm cơ bản như độ
phủ rộng kiến thức, tính toàn diện, khách quan tăng cường độ nhanh nhạy
phán đoán tình huống. Qua kinh nghiệm giảng dạy chúng tôi thường áp dụng
câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức dược nhanh chóng và hiệu quả. Với
khả năng định hướng hoạt động tư duy, các câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng
hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian dạy học, rèn luyện khả năng suy nghĩ theo
nhiều hướng. Quá trình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm vào dạy học kiến thức
mới còn cho thấy được lập luận của học sinh, khắc phục nhược điểm của câu
hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dạy học
là một trong những hướng nhắm kích thích hứng thú học tập bộ môn, phát huy
tính tích cực, phát triển khả năng làm việc nhóm, tập dược cho học sinh
nghiên cứu sách giáo khoa theo định hướng theo của giáo viên. Sử dụng câu
hỏi trắc nghiệm vào việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực không
có sự đòi hỏi đặc biệt nào về phương tiện hỗ trợ cũng như không có quá nhiều
sự thay đổi so với các phương pháp dạy học truyền thống. Vì thế việc sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm vào dạy học dễ dàng được giáo viên chấp nhận và áp
dụng vào thực tiễn dạy học hơn các phương pháp mới khác.
Chương “Dòng điện trong các môi trường” liên quan đến những hiện
tượng rất gần gũi với đời sống hàng ngày xung quanh chúng ta. Nội dung chủ
yếu là những mô hình lý thuyết giải thích đặc tính dẫn điện của các môi
trường và các hiện tượng liên quan, đồng thời nêu lên một số ứng dụng thực
tiễn của các hiện tượng đó và những khái niệm này rất trừu tượng. Để học sinh
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
1
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
có thể hiểu biết kiến thức một cách sâu sắc, tránh được những sai lầm do nhận
biết bằng những kinh nghiệm cảm tính và qua đó có thể vận dụng kiến thức đã
học giải thích được các hiện tượng thực tế, chúng ta cần phải tổ chức các tiến
trình dạy học phù hợp sao cho học sinh có khả năng nghiên cứu tìm tòi giải
quyết vấn đề nhằm đáp ứng đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn và đảm
bảo rằng những kiến thức đã tiếp thu được là những kiến thức thực sự chất
lượng sâu sắc và vững chắc. Bên cạnh đó cau hỏi trắc cũng được dùng phổ
biến trong các chủ đề, chuyên đề dạy học để kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
Từ những lý do trên, cùng với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy
học Vật Lý ở trường phổ thông, tôi chọn đề tài: “Thiết kế bài tập trắc nghiệm
để nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức dạy một số bài của chương III:
“Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 THPT ban cơ bản”.
2. Cơ sở thực tiễn:
Chương “Dòng điện trong các môi trường” có một số kiến thức mang
tính trừu tượng, khó hiểu nhưng cũng có các khái niệm về bản chất dòng điện
trong mỗi môi trường là tương tự nhau. Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để
khai thác yếu tố tương tự chỉ dùng các lựa chọn đáp án như nhau.
3. Tính cần thiết và mục đích của đề tài:
Làm thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức thực sự có chất lượng, sâu
sắc và vững chắc luôn là mối quan tâm của nhiều giáo viên. Để thực hiện điều
đó giáo viên cần phải nghiên cứu tìm tòi các biện pháp hữu hiệu, thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học. Việc dạy học các môn khoa học ở nhà trường
không chỉ giúp cho học sinh có được một kiến thức nào đó mà trong quá trình
dạy học các tri thức đó, rèn luyện cho học sinh để khi ra trường họ có thể tiếp
tục tự học tập, có khả năng nghiên cứu tìm tòi sáng tạo, giải quyết các vấn đề,
đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn không ngừng
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
2
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
phát triển. Vì vậy, trong từng chương từng bài phải làm cho học sinh hứng thú
hiểu bài và nắm chắc kiến thức sẽ góp phần vào kết quả chung của việc giảng
dạy môn học.
Mục đích của đề tài này là xây dựng và đề xuất cách thức sử dụng câu
hỏi trắc nghiệm vào việc thiết kế phương án dạy học cho một số bài học trong
chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 THPT cơ bản nhằm cho
học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Dùng các câu hỏi trắc nghiệm
để kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập,
các sách tham khảo để xác định nội dung, cấu trúc logic của các kiến thức của
chương “Dòng điện trong các môi trường”, vật lý 11 THPT ban cơ bản mà học
sinh cần nắm vững.
Nghiên cứu các tài liệu về trắc nghiệm, tìm hiểu cách viết câu hỏi trắc
nghiệm có chất lượng và cách sử dụng câu hỏi trắc nghiệm vào dạy học sao
cho có hiệu quả.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài giới hạn một số bài của chương “Dòng điện trong các môi
trường” vật lý 11 THPT ban cơ bản.
6. Những đóng góp mới của đề tài:
Vận dụng các câu hỏi trắc nghiệm cho các bài học của chương “Dòng
điện trong các môi trường” Vật lý 11 THPT ban cơ bản và thiết kế phương án
dạy học có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để nâng cao tiếp thu kiến thức cho
học sinh.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
3
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Đặc điểm của trắc nghiệm khách quan và áp dụng vào tiến trình dạy 1
tiết học.
1. Đặc điểm của trắc nghiệm khách quan:
1.1. Các hình thức trắc nghiệm được sử dụng:
-Câu ghép đôi: Là những câu hỏi có hai dãy thông tin, dãy bên trái là phần
dẫn trình bày nội dung cần kiểm tra, dãy bên phải là phần trả lời, trình bày các
nội dung phù hợp với nội dung của phần dẫn; đòi hỏi học sinh phải ghép đúng
từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về ý nghĩa.
Câu hỏi loại này thích hợp với việc hỏi các sự kiện, khả năng nhận biết
các kiến thức hay thiết lập các mối tương quan và không thích hợp cho việc áp
dụng các kiến thức mang tính nguyên lý, quy luật và mức đo các khả năng trí
năng cao; thường sử dụng để củng cố kiến thức vừa học hay toàn bài.
- Câu hỏi điền khuyết: Có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hay là những
câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống. Căn cứ vào dữ liệu, thông tin đã
cho hoặc đã biết, học sinh phải điền vào bằng một từ hay một nhóm từ cần
thiết. Câu hỏi loại này sẽ giúp hạn chế khả năng đón mò, tăng khả năng sáng
tạo của học sinh. Có thể đánh giá mưc hiểu biết về các nguyên lý, giải thích sự
kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ của bản than đối với vấn đề đặt ra. Rất thích
hợp để kiểm tra kiến thức về định luật, công thức, các thí nghiệm…ở mức độ
hiểu.
-Câu trắc nghiệm đúng-sai: gồm 2 phần: Phần câu dẫn là những phát biểu,
nhận định buộc người học phải xác định đúng hay sai và phần trả lời gồm chữ
Đ và chữ S, người học bắt buộc phải lựa chọn một trong hai phương án này và
khoanh tròn lại. Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với
thời gian được ấn định, làm tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm nếu những
câu trắc nghiệm được soạn kỹ càng. Loại câu hỏi thích hợp với những kiến
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
4
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
thức mang tính lý thuyết như định nghĩa, công thức khái niệm; những kiến
thức mang tính sự kiện và có thể kiểm tra nhiều kiến thức trong thời gian
ngắn. Tuy nhiên, câu hỏi trắc nghiệm dạng này có khinh hướng trích nguyên
văn sách giáo khoa nên sẽ làm cho học sinh có thói quen học thuộc lòng hơn
là suy nghĩ, tìm tòi.
- Câu hỏi nhiều lựa chọn: bao gồm hai phần:
Phần mở đầu trình bày một vấn đề, một câu hỏi hay một câu chưa hoàn chỉnh;
phần trả lời gồm một câu trả lời hoặc mệnh đề để trả lời hoặc hoàn chỉnh phần
dẫn. Trong số các phương án trả lời chỉ có một phương án đáp ứng đúng yêu
cầu của phần dẫn, các phương án khác đưa vào có tác dụng gây nhiễu cho học
sinh. Các phương án nhiễu phải xây dựng sao cho điều có vẻ có lý và hấp dẫn
như phương án đúng.
1.2. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ nhận thức khác nhau.
Có thể chế tác câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá các mức trí năng từ thấp
đến cao.
- Biết: ở mức độ này cần đòi hỏi học sinh nhớ lại kiến thức đã thu nhận.
- Hiểu: Ở mức độ nay kiến thức về các sự kiện lý thuyết, quá trình…được xem
như đã biết và người ta muốn trắc nghiệm xem học inh hiểu kiến thức đó
không.
- Vận dụng: Đối với câu hỏi ở mức độ này phải xem là học sinh đã biết và
hiểu các kiến thức cần thiết làm cơ sở cho câu hỏi, cần trắc nghiệm xem học
sinh có thể áp dụng điều đã biết và hiểu đó hay không. Các câu hỏi yêu cầu
tính toán dựa trên công thức đã biết là phù hợp mức độ này.
2. Câu hỏi trắc nghiệm sử dụng trong các hoạt động của tiến trình một
tiết dạy:
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
5
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
Trong một tiết học có thể vận dụng câu hỏi trắc nghiệm trong các hoạt
động như: Kiểm tra bài cũ, Xây dựng bài mới, củng cố vận dụng kiến thức,
giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới ở nhà.
2.1. Kiểm tra bài cũ:
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra bài cũ nhằm rút ngắn thời gian kiểm
tra, kiểm tra được nhiều kiến thức hơn, rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử lý
tình huống nhanh nhạy. chúng ta có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong
toàn bộ các tiết dạy, tuy nhiên cần kết hợp và các câu hỏi lý thuyết và yêu cầu
học sinh giải thích cho lựa chọn của mình để đánh giá chính xác hơn mức độ
chuẩn bị bài cũ của học sinh. Đồng thời giáo viên soạn những câu hỏi trắc
nghiệm theo các yêu cầu kiến thức, về kỹ năng mà đề bài đặt ra, mỗi câu có
một giới hạn thời gian nhất định để phù hợp với thời gian làm bài trắc
nghiệm, hạn chế học sinh dừng lại quá lâu ở một câu trắc nghiệm.
2.2 Xây dựng bài mới.
- Đặt vấn đề: Giáo viên có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn,
trong đó có thể nhiều hơn một đáp án để học sinh lựa chọn. Đối với câu hỏi
trắc nghiệm loại này, giáo viên soạn thảo sao cho có từ hai đáp án trở lên,
những đáp án này chính là những giả thuyết học sinh đưa ra để giải quyết vấn
đề.
Chúng ta có thể hiểu câu hỏi đưa ra là một vấn đề, những lựa chọn là
những giả thuyết, học sinh lựa chọn tức là đưa ra những giả thuyết cho vấn đề.
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm như thế nào sẽ hạn chế những lệch lạc, lan man,
đồng thời gợi ý để học sinh đưa ra những giả thuyết có giá trị. Nhờ vậy giáo
viên và học sinh không phải mất nhiều thời gian để loại bỏ những giả thuyết
không có giá trị. Giáo viên cũng tổ chức học sinh giải thích lý do chọn, lý do
không chọn, từ đó loại bỏ những giả thuyết sai lầm, giữ lại những giả thuyết
có khả năng xảy ra để tiến hành kiểm chứng.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
6
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
- Giải quyết vấn đề: Trong giai đoạn giải quyết vấn đề, giáo viên có thể sử
dụng câu hỏi trắc nghiệm trong nhiều hình thức tổ chức. Chẳng hạn, giáo viên
có thể dùng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giống như hệ thống câu hỏi tìm
tòi, học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi và tìm ra kiến thức mới trong các câu
trả lời. Giáo viên sẽ là người nhận xét sửa chữa và hệ thống kiến thức cho học
sinh.
Giáo viên cũng có thể chia nhóm, giao cho học sinh những câu trắc
nghiệm, học sinh chuẩn bị sẵn ở nhà, khi đến lớp học sinh sẽ thuyết trình từng
nhóm. Các nhóm còn lại có thể chất vấn, góp ý kiến nhận xét đúng sai. Khi
trình bày học sinh cũng đưa ra những lập luận giải thích để bảo vệ quan điểm
của mình. Sau đó giáo viên nhận xét câu trả lời, phần trình bày, mức độ tích
cực chất vấn để đánh giá từng tổ.
- Giai đoạn vận dụng kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà: Ứng dụng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan trong vận dụng củng cố kiến thức được áp dụng hầu hết
trong các giáo án điện tử. Sau khi kết thúc phần giảng dạy, giáo viên đưa ra
một số câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra xem học sinh có thật sự nắm vững
kiến thức hay chưa đồng thời cũng đưa ra một số bài tập vận dụng đơn giản để
học sinh làm quen, có thể áp dụng bài tập về nhà. Giáo viên có thể sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm vừa liên quan kiến thức bài mới học vừa gắn kiến thức bài
tiếp theo. Học sinh có thể lựa chọn được đáp án đúng nhưng lại không thể giải
thích đầy đủ. Khi đó giáo viên sẽ xem đây là một vấn đề đặt ra để học sinh về
nhà tìm câu trả lời, từ đó kích thích học sinh chuẩn bị bài cũ, việc tiếp thu bài
mới sẽ thuận lợi hơn.
Như vậy, câu hỏi trắc nghiệm có thể vận dụng trong tiến trình dạy
học và vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Chúng ta phải thiết kế
giáo án sao cho kích thích học sinh tích cực, chủ động hăng hái hơn trong
học tập. Việc thiết kế giáo án lấy người học làm trung tâm đòi hỏi phải có
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
7
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
cải biến, kết hợp phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh. Trên cơ sở
đó, giáo viên có thể linh động hơn trong trong việc soạn giáo án nhằm
tăng cường tiếp thu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, câu trắc nghiệm
có ưu điểm và khuyết điểm, chúng ta phải cẩn thận trong soạn thảo nhằm
hạn chế những khuyết điểm, tận dụng ưu điểm để sử dụng chúng được
hiệu quả hơn. Đồng thời, chúng ta có thể sử dụng nhiều loại câu trắc
nghiệm, không chỉ dùng một loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn, sao cho phù
hợp với từng loại kiến thức.
II. Đặc điểm của chương III “Dòng điện trong các môi trường”:
Các định nghĩa dòng điện trong các môi trường: kim loại, chất điện
phân, không khí và bán dẫn có cấu trúc tương tự nhau nên có thể dùng
câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có các phương án giống nhau.
Giải thích các đặc điểm dẫn điện của các chất được nêu trong sách
giáo khoa khá rõ ràng nên áp dụng câu hỏi trắc nghiệm để học sinh
nghiên cứu sách giáo khoa cũng sẽ hiệu quả.
Những ứng dụng của dòng điện trong các môi trường trong thực tế
gần gũi với học sinh.
Trong bài dòng điện trong chất bán dẫn kiến thức có hơi trừu
tượng một chút. Những kiến thức khó đã được giảm tải.
Trong chương này không thể áp dụng được phương pháp thực
nghiệm, nội dung toàn lý thuyết nên cũng gây nhàm chán, khó hiểu cho
học sinh.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
8
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
Trình độ học sinh ở vùng xã còn thấp nên việc dạy các kiến thức
mang tính trừu tượng trong chương III này tương đối khó khăn đối với
giáo viên.
III. Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm áp dụng trong hoạt động của mỗi bài
học và trong kiểm tra đánh giá dạy học theo định hướng phát triển năng
lực:
Các câu hỏi thiết kế ở dưới đây phương án đúng là phương án được in
đậm. Các câu hỏi ở dưới ở các hoạt động vào bài, dạy kiến thức mới cũng có
thể có nhiều hơn 1 đáp án.
Bài 13: Dòng điện trong kim loại:
Hoạt động: Đặt vấn đề vào bài.
Câu 1: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Vậy
dòng điện trong kim loại là là do hạt nào chuyển động gây nên?
A. electron.
B. Ion dương.
C. Electron và Ion dương.
D. Tất cả đều sai.
Câu 2: Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
1. Người ta dùng kim loại làm dây dẫn điện vì nó không
có điện trở. (Sai)
2. Khi nhiệt độ tăng điện trở của kim loại cũng tăng.
(Sai)
3. Điện trở của nhôm ở nhiệt độ 1 K bằng không. (Đúng)
Áp dụng: Câu 1 học sinh dựa vào kinh nghiệm đã biết có thể chọn A
hoặc B, cũng có học sinh chọn C; phần đa số học sinh chọn A. Chúng ta đặt ra
câu hỏi để học sinh chú ý hướng đến một kết quả là “Dòng điện trong kim loại
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
9
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
là là do hạt nào chuyển động của electron gây nên” rồi tiếp tục tìm hiểu lý giải
trong bài học này. Câu 2 có nội dung liên quan đến mục II. Sự phụ thuộc của
điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ và III. Hiện tượng siêu dẫn trong bài
học.
Hoạt động: Củng cố, khắc sâu kiến thức:
Câu 1:
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời ………….của các
electron tự do dưới tác dụng của ………..
Câu 2:
(Có hướng – điện trường).
Đối với vật dẫn kim loại, nguyên nhân gây ra điện trở của vật dẫn
là:
A. do các ion dương va chạm với nhau.
B. do các electron dịch chuyển quá chậm.
C. do các nguyên tử kim loại va chạm mạnh với nhau.
D. do sự mất trật tự của mạng tinh thể kim loại cản trở chuyển động có
hướng của các electron tự do.
Câu 3:
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng
do:
A. Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.
B. Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.
C. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.
D. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
10
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
Câu 4:
Ghép nội dung cột bên trái với nội dung thích hợp ở cột bên phải.
1.Bản chất dòng điện trong kim loại được nêu rõ
trong một lý thuyết gọi là
a. Chất siêu dẫn
2.Các electron hóa trị sau khi tách khỏi nguyên tử,
trở thành
b. Cặp nhiệt điện
3.Chất có điện trở suất giảm đột ngột xuống giá
c. Electron tự do
trị bằng không khi nhiệt độ giảm thấp hơn nhiệt
d. Thuyết electron
độ tới hạn Tc của nó được gọi là
4.Bộ hai dây dẫn khác loại có hai đầu mối hàn nối
với nhau thành một mạch kín gọi là
Đáp án: 1-d, 2-c, 3-a, 4-b.
Hoạt động: Giao nhiệm vụ về nhà:
Câu 1: Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ có biểu thức:
A. R = ρ
B. R = R0(1 + αt)
C. Q = I2Rt
D. ρ = ρ0(1+αt)
Câu 2: Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở nhiệt độ 50 0C. Điện trở của sợi
dây đó ở 1000C là bao nhiêu biết α = 0,004K-1:
A. 66Ω
Câu 3:
B. 76Ω
C. 86Ω
D. 96Ω
Nối cặp nhiệt điện đồng - constantan với một milivôn kế thành
một mạch kín. Nhúng mối hàn thứ nhất vào nước đá đang tan và mối hàn thứ
hai vào hơi nước sôi, milivôn kế chỉ 4,25 mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp
nhiệt điện là :
A. 42,5 mV/K.
B. 4,25 mV/K.
C. 4,25 µV/K.
D. 42,5 µV/K.
Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân (tiết 1).
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
11
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
Hoạt động: Đặt vấn đề vào bài.
Câu 1: Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của?
A. Các chất tan trong dung dịch.
B. Các ion dương trong dung dịch.
C. Các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung
dịch.
D. Các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch.
Câu 2: Qui trình luyện nhôm, mạ điện là những ứng dụng của hiện tượng….
(điện phân).
Áp dụng: Giáo viên giới thiệu trong chất điện phân học sinh đã biết là
có 2 loại ion dương và ion âm; Vậy trong chất điện phân có hạt mang điện khi
ta đặt điện trường vào chất điện phân thì chúng sẽ dẫn điện. Tiếp theo giáo
viên đặt câu hỏi vào bài ở trên, học sinh có thể trả lời C hoặc D, sau đó chúng
ta tiến hành bài mới và quay lại xác nhận kết quả đúng là C.
Hoạt động: tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Câu hỏi: Bình điện phân: dung dịch CuSO4 với hai điện cực đều làm bằng Cu,
khi nối diện cực với nguồn điện thì các ion trong dung dịch:
A. Cu2+ chuyển động ngược chiều điện trường.
B. SO42- chuyển động cùng chiều điện trường.
C. Cu2+ chuyển động về cực âm.
D. SO42- chuyển động về cực dương
Hoạt động: Hiện tượng cực dương tan.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
12
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
Câu hỏi: Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với hai
điện cực đều làm bằng Cu, khi nối điện cực với nguồn điện thì các ion trong
dung dịch:
A. Không có thay đổi gì ở bình điện phân.
B. Anot bị ăn mòn.
C. Đồng bám vào catot.
D. Đồng chạy từ anot sang catot.
Áp dụng: Cho các tổ nghiên cứu sách giáo khoa và thảo luận nhóm từng
hoạt động bản chất dòng điện trong chất điện phân và hiện tương cục dương
tan. Cho 1 tổ lên trình bày, các tổ còn lại nhận xét sau đó giáo viên kết luận.
Hoạt động: Củng cố, khắc sâu kiến thức:
Câu 1:
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều
ngược nhau.
Câu 2:
Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không
xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc;
B. điện phân axit sunfuric với cực dương là đồng;
C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than
chì);
D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.
Câu 3: Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì
A. mật độ electron tự do nhỏ hơn trong kim loại.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
13
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
B. khối lượng và kích thước ion lớn hơn của electron.
C. môi trường dung dịch rất mất trật tự.
D. Cả 3 lý do trên.
Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân (tiết 2).
Hoạt động: Củng cố, khắc sâu kiến thức:
Câu 1:
A. đúc điện.
Câu 2:
Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
B. mạ điện.
C. sơn tĩnh điện. D. luyện nhôm.
Không thể tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực của một
bình điện phân xác định bằng cách nào trong các cách sau?
A. tăng khối lượng dung dịch chất điện phân.
B. tăng dòng điện chạy qua bình điện phân.
C. tăng thời gian điện phân.
D. tăng nhiệt độ dung dịch điện phân điện phân.
Câu 3: Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với
A. điện lượng chuyển qua bình.
B. thể tích của dung dịch trong bình.
C. khối lượng dung dịch trong bình.
D. khối lượng chất điện phân.
Câu 4:
Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối
lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để
trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là
A. 6,7 A.
B. 3,35 A.
C. 24124 A.
D. 108 A.
Hoạt động: Giao nhiệm vụ về nhà:
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
14
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
Câu 1: Điện phân dương cực tan một muối trong một bình điện phân có cực
âm ban đầu nặng 20 gam. Sau 1 h đầu hiệu điện thế giữa 2 cực là 10 V thì cực
âm nặng 25 gam. Sau 2 h tiếp theo hiệu điện thế giữa 2 cực là 20 V thì khối
lượng của cực âm là
A. 30 gam.
B. 35 gam.
C. 40 gam.
D. 45 gam.
Câu 2: Một tấm kim loại có diện tích 120cm2 đem mạ niken được làm catot
của bình điện phân dung dịch muối niken có anot làm bằng niken. Tính bề dày
của lớp niken được mạ biết dòng điện qua bình điện phân có cường độ 0,3A
chạy qua trong 5 giờ, niken có A = 58,7; n = 2; D = 8,8.103kg/m3:
A. 0,021mm
B. 0,0155mm
C. 0,012mm
D. 0,0321mm
Bài 15: Dòng điện trong chất khí.
Hoạt động: Đặt vấn đề vào bài.
Câu 1. Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì
A. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng.
B. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.
C. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện.
Câu 2: Làm cho không khí dẫn điện được bằng những cách nào?
A. Đốt nóng không khí.
B. Làm lạnh không khí.
C. Đặt vào điện trường mạnh.
D. Chiếu tia bức xạ.
Hoạt động: Củng cố, vận dụng kiến thức.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
15
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
Câu 1. Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì
A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.
B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.
C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.
D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng.
Câu 3. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương.
B. ion âm.
C. ion dương và ion âm.
D. ion dương, ion âm và electron tự do.
Câu 4. Nguyên nhân của hiện tượng nhân hạt tải điện là
A. do tác nhân dên ngoài.
B. do số hạt tải điện rất ít ban đầu được tăng tốc trong điện trường va
chạm vào các phân tử chất khí gây ion hóa.
C. lực điện trường bứt electron khỏi nguyên tử.
D. nguyên tử tự suy yếu và tách thành electron tự do và ion dương.
Câu 5. Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn
điện tự lực ở chất khí?
A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa;
B. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở
nhiệt độ thấp;
C. Catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron;
D. Đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích.
Câu 6. Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất
khí?
A. đánh lửa ở buzi;
B. sét;
C. hồ quang điện;
D. dòng điện chạy qua thủy ngân.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
16
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn.
Hoạt động: Củng cố, vận dụng kiến thức.
Câu 1. Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện
trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện
trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các
lỗ trống ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và
các electron ngược chiều điện trường.
Câu 2. Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn
A. mang điện âm và là bán dẫn loại n.
B. mang điện âm và là bán dẫn loại p.
C. mang điện dương và là bán dẫn loại n.
D. mang điện dương và là bán dẫn loại p.
Câu 3. Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?
A. bo;
B. nhôm;
C. gali;
D. phốt pho.
Câu 4. Lỗ trống là
A. một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện +e.
B. một ion dương có thể di chuyển tụ do trong bán dẫn.
C. một vị trí liên kết bị thếu electron nên mang điện dương.
D. một vị trí lỗ nhỏ trên bề mặt khối chất bán dẫn.
Câu 5. Pha tạp chất đonơ vào silic sẽ làm
A. mật độ electron dẫn trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ lỗ trống.
B. mật độ lỗ trống trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ electron dẫn.
C. các electron liên kết chặt chẽ hơn với hạt nhân.
D. các ion trong bán dẫn có thể dịch chuyển.
Câu 6. Trong các chất sau, tạp chất nhận là
A. nhôm.
B. phốt pho.
C. asen.
D. atimon.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
17
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n ?
A. là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n;
B. lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận;
C. lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua theo chiều từ bán dẫn n
sang bán dẫn p;
D. lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán
dẫn n.
Câu hỏi trắc nghiệm còn dùng để kiểm tra, đánh giá trong dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh được ví dụ trong chuyên đề của
chương III.
CHUYÊN ĐỀ: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
VẬT LÍ 11
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ, Nêu được hiện tượng
nhiệt điện là gì, Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì.
- Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân. Mô tả được hiện
tượng dương cực tan. Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết
được hệ thức của định luật này. Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng
điện phân.
- Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí. Nêu được điều kiện tạo ra
tia lửa điện. Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ
quang điện.
- Nêu được bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại p và bán dẫn loại n. Nêu
được cấu tạo của lớp chuyển tiếp p – n và tính chất chỉnh lưu của nó. Nêu
được cấu tạo, công dụng của điôt bán dẫn và của tranzito.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
18
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
1.2. Kĩ năng
- Vận dụng định luật Fa-ra-đây để giải được các bài tập đơn giản về hiện
tượng điện phân.
- Vận dụng công thức tính điện trở suất phụ thuộc nhiệt độ và suất điện
động nhiệt điện để giải một số bài tập đơn giản.
1.3. Thái độ
- Tích cực, chủ động tìm kiếm thông tin, hợp tác chặt chẽ với các bạn
khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ở nhà
- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
- Tích cực, chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với
giáo viên.
- Tự lực, tự giác học tập học tập tham gia xây dựng kiến thức.
1.4. Năng lực có thể phát triển
- Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề
Nhóm
năng
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện
trong chuyên đề
lực
Nhóm
K1: Trình bày được kiến thức Trình bày được sự hình thành hạt tải
NLTP
về các hiện tượng, đại lượng,
liên
định luật, nguyên lí vật lí cơ
quan
đến sử
dụng
kiến
bản, các phép đo, các hằng số
.điện trong các môi trường
Phát biểu được bản chất dòng điện
trong các môi trường
vật lí
K2: Trình bày được mối quan Chỉ ra được sự ảnh hưởng của các
hệ giữa các kiến thức vật lí
thức
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
yếu tố bên ngoài tới độ dẫn điện của
.các môi trường
19
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
K3: Sử dụng được kiến thức
Sử dụng được các kiên thức cũ để
vật lí để thực hiện các nhiệm
vận dụng vào bài mới
vụ học tập
Giải được các bài tập về suất nhiệt
.điện động
Giải được các bài tập về định luật
K4: Vận dụng (giải thích, dự
đoán, tính toán, đề ra giải
.Faraday
Chỉ ra và giải thích được một số :tính chất điện của kim loại
pháp, đánh giá giải pháp …)
Nguyên lý hoạt động của các dụng+
kiến thức vật lí vào các tình
cụ tỏa nhiệt (Bàn là, bóng đèn dậy
huống thực tiễn
(…tóc, ấm nước
.Nguyên tắc chế tạo điện trở mẫu+
Giải thích được hiện tượng dương -
vật lí
:cực tan
Nguyên tắc của mạ điện, đúc điện, +
.điều chế hóa chất, luyện kim
Giải thích được hiện tượng phóng điện trong chất khí ở điều kiện
:thường gắn liền với thực tiển
Tia lửa điện-hiện tượng sét+
Hồ quang điện-hàn điện+
Giải thích được sự hình thành của :lớp chuyển tiếp p-n
Đi ốt+
Nhóm
P1: Đặt ra những câu hỏi về
Tranzito+
Học sinh đặt ra được những câu hỏi
NLTP
một sự kiện vật lí
liên quan đến sự dẫn điện của các
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
20
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
về
.môi trường trong thực tế
phương P2: mô tả được các hiện
pháp tượng tự nhiên bằng ngôn
(tập
trung
vào
Mô tả được hiện tượng sét, hàn điện,
.dương cực tan
ngữ vật lí và chỉ ra các quy
luật vật lí trong hiện tượng đó
P3: Thu thập, đánh giá, lựa
Thu thập thông tin từ SGK, mạng
chọn và xử lí thông tin từ các
internet và các tài liệu khác để tìm
lực
nguồn khác nhau để giải
hiểu về sự hình thành các hạt tải
thực
quyết vấn đề trong học tập
điện, bản chất và ứng dụng của dòng
năng
nghiệm vật lí
P4: Vận dụng sự tương tự và
và
các mô hình để xây dựng
năng
kiến thức vật lí
lực mô
hình
(hóa
điện trong các môi trường
Vận dụng sự tương tự để xây dựng
các kiến thức về sự hình thành hạt tải
điện và bản chất dòng điện trong các
môi trường (Chất điện phân, chất
P5: Lựa chọn và sử dụng các
(khí, chất bán dẫn
Lựa chọn kiến thức tương quan về tỉ
công cụ toán học phù hợp
lệ thuận để xây dựng định luật
.trong học tập vật lí
P6: chỉ ra được điều kiện lí
Faraday
Ở điều kiện nhiệt độ không đổi dòng
tưởng của hiện tượng vật lí
điện trong kim loại, dòng điện trong
chất điện phân trường hợp có dương
cực tan tuân theo định luật Ôm
P7: đề xuất được giả thuyết;
suy ra các hệ quả có thể kiểm
.tra được
P8: xác định mục đích, đề
Đề xuất được phương án thí nghiệm
xuất phương án, lắp ráp, tiến
để chứng tỏ chất điện phân và chất
hành xử lí kết quả thí nghiệm
khí ở điều kiện thường có thể dẫn
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
21
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
.và rút ra nhận xét
điện
P9: Biện luận tính đúng đắn
của kết quả thí nghiệm và
tính đúng đắn các kết luận
được khái quát hóa từ kết quả
Nhóm
.thí nghiệm này
X1: trao đổi kiến thức và ứng Trao đổi kiến thức về ứng dụng của
NLTP
dụng vật lí bằng ngôn ngữ
trao
vật lí và các cách diễn tả đặc
đổi
thù của vật lí
X2: phân biệt được những
thông
tin
mô tả các hiện tượng tự nhiên
bằng ngôn ngữ đời sống và
ngôn ngữ vật lí (chuyên
(ngành
X3: lựa chọn, đánh giá được
các nguồn thông tin khác
,nhau
X4: mô tả được cấu tạo và
dòng điện trong các môi trường khác
nhau
Hiện tượng sét
Hồ quang điện- Hàn điện
Hiện tượng siêu dẫn
Hiện tượng nhiệt điện
Học sinh biết cách lựa chọn thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau
Mô tả được hoạt động của Đi ốt và
nguyên tắc hoạt động của các
Tranzitor
thiết bị kĩ thuật, công nghệ
X5: Ghi lại được các kết quả
Ghi chép các nội dung hoạt động của
từ các hoạt động học tập vật
nhóm, ghi chép lại các việc làm của
lí của mình (nghe giảng, tìm
cá nhân
kiếm thông tin, thí nghiệm,
(…làm việc nhóm
X6: trình bày các kết quả từ
Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm
các hoạt động học tập vật lí
dưới nhiều hình thức khác nhau
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
22
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
của mình (nghe giảng, tìm
kiếm thông tin, thí nghiệm,
làm việc nhóm…) một cách
phù hợp
X7: thảo luận được kết quả
Thảo luận đúng trọng tâm và việc
công việc của mình và những
dùng các ngôn ngữ khoa học và
vấn đề liên quan dưới góc
thông tin thu thập được liên quan đến
nhìn vật lí
X8: tham gia hoạt động
.góc nhìn vật lý
Tham gia tích cực các hoạt động
nhóm trong học tập vật lí
nhóm, nhóm trưởng phân công công
Nhóm
C1: Xác định được trình độ
việc hợp lý
Các thành viên trong nhóm tự đánh
NLTP
hiện có về kiến thức, kĩ
giá về kết quả thu thập thông tin của
liên
năng , thái độ của cá nhân
.từng cá nhân
quan
trong học tập vật lí
C2: Lập kế hoạch và thực
Lập kế hoạch và có sự cố gắng thực
hiện được kế hoạch, điều
hiện được kế hoạch nhằm hoàn thành
đến cá
nhân
chỉnh kế hoạch học tập vật lí
.nhiệm vụ được giao
nhằm nâng cao trình độ bản
.thân
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ
hội) và hạn chế của các quan
điểm vật lí đối trong các
trường hợp cụ thể trong môn
Vật lí và ngoài môn Vật lí
C4: So sánh và đánh giá được Nhờ biết về hiện tượng sét mà hiểu
- dưới khía cạnh vật lí- các
được nguyên tác chế tạo cột chống
giải pháp kĩ thuật khác nhau
về mặt kinh tế, xã hội và môi
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
sét
Biết được cách mạ điện, luyện kim,
23
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
trường
.điều chế hóa chất
Chế tạo các đèn led trong quảng cáo
.và đời sống
Phòng tránh các tác hại của sét
C5: Sử dụng được kiến thức
vật lí để đánh giá và cảnh báo Giáo dục sử dụng an toàn tiết kiệm
mức độ an toàn của thí
điện
nghiệm, của các vấn đề trong
Hạn chế tác hại do sự phóng điện
cuộc sống và của các công
.trong chất khí
nghệ hiện đại
C6: Nhận ra được ảnh hưởng
Nhận ra được vai trò của các dụng cụ
vật lí lên các mối quan hệ xã
bán dẫn ảnh hưởng đến sự phát triên
.hội và lịch sử
2. Tiến trình dạy học
của khoa học công nghệ
2.1. Nội dung 1: Cơ chế hình thành hạt tải điện và bản chất của dòng
điện trong kim loại (1 tiết)
2.2. Nội dung 2: Bản chất của dòng điện trong chất điện phân, chất
khí và chất bán dẫn
2.2.1. Hoạt động 1: Bản chất dòng điện trong chất điện phân và chất
khí:
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: Bộ thí nghiệm về dòng điện trong
chất điện phân, bộ thí nghiệm về tia lửa điện
- Mục tiêu hoạt động: Các năng lực có thể phát triển thông qua hoạt động
này: K1, K2, K3, P1, P3, P4, P8, X1, X3, X5, X6, X7, X8, C1, C2
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau):
STT
1
Bước
Chuyển giao nhiệm vụ
Nội dung
Học sinh hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu bản chất của dòng
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
24
Thiết kế bài tập trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả TTKT dạy chương: Dòng điện trong các môi trường
điện trong chất điện phân
+ Chất điện phân là gì?
+ Đề xuất phương án thí nghiệm chứng tỏ
chất điện phân dẫn điện?
+ Sự tạo thành hạt tải điện trong chất điện
phân?
+ Bản chất của dòng điện trong chất điện
phân?
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm
để đưa ra kết quả tối ưu nhất
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu bản chất của dòng
điện trong chất khí
+ Đề xuất phương án thí nghiệm chứng tỏ
trong một số trường hợp chất khí dẫn điện?
+ Sự tạo thành hạt tải điện trong chất khí?
+ Bản chất của dòng điện trong chất khí?
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm
để đưa ra kết quả tối ưu nhất
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc cá nhân ở nhà và trao đổi
kết quả với các thành viên trong nhóm ở nhà
thực hiện nhiệm vụ được giao
Thống nhất kết quả và phương án báo cáo
thảo luận ở nhà.
Báo cáo với giáo viên phương án tiến hành thí
nghiệm.
Bùi Văn Thắng-THPT Lê Hồng Phong
25