Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Skkn ứng dụng cụng nghệ thụng tin thiết kế bản đồ khái niệm dạy học phần 2 sinh học tế bào – sinh học 10 cơ bản nhằm nõng cao kết quả học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.74 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

LỜI NÓI ĐẦU
Làm thế nào để đổi mới một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện. Đặc biệt cần chú ý đổi mới
mạnh mẽ phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học là những trăng trở của người làm giáo dục.
Qua nghiên cứu, thực nghiệm trong công tác giảng dạy của bản thân.
Tôi nhận thấy được việc đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói
chung và bộ môn sinh học phổ thông nói riêng đều có sự góp phần không
nhỏ của khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin. Không
nghi ngờ gì nữa bởi ngày nay quá nhiều sản phẩm, giáo án điện tử được
thiết kế, soạn thảo bằng công nghệ rất công phu, hiện đại nhằm phục vụ
cho công tác dạy học. Trên cơ sở đó “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết
kế bản đồ khái niệm dạy học phần 2: Sinh học tế bào – Sinh học 10 cơ
bản nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh” ra đời nhằm phục vụ
trước hết là bản thân tác giả trong công tác giảng dạy sau là tài liệu dành
cho học sinh tự học, giáo viên bộ môn sinh, bạn đọc tham khảo.
“Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bản đồ khái niệm dạy
học phần 2: Sinh học tế bào – Sinh học 10 cơ bản nhằm nâng cao kết
quả học tập của học sinh” được ứng dụng các phần mềm (Imindmap,
Xmindmap, PowerPoint, Violet,...) để thiết kế bản đồ khái niệm sinh học
thuộc phần 2: sinh học tế bào của sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản, do
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập phần
sinh học tế bào.
Để cho sáng kiến này ngày càng hoàn thiện hơn, người viết sáng
kiến mong nhận được góp ý từ quý thầy cô giáo và các em học sinh.


Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

1


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Luật giáo dục, điều 28.2 có ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dương phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, trách nhiệm
học tập của học sinh”
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ.
Yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
những thách thức bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH đòi hỏi các Nhà
trường phải đào tạo nên những con người lao động mới: thông minh, sáng
tạo.
Các yêu cầu trên đòi hỏi dạy học tích cực, kích thích học sinh chủ
động tìm tòi, tự nghiên cứu để có thể khai thác các tài liệu sách báo, khai
thác Internet một cách có hiệu quả.
Với khối lượng tri thức nhân loại rất lớn, thời gian có hạn, nhà
trường không thể cung cấp đủ cho học sinh. Do vậy dạy học nhằm rèn
luyện cho học sinh các kĩ năng học, phương pháp học tập để học sinh có
thể tự học suốt đời. Biến quá trình đào tạo trong trường học thành quá trình

tự đào tạo trong suốt cuộc đời học sinh.
Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc
THPT, sách GK phân ban mới, Bộ GD - ĐT chỉ rõ:
"Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo
thuận lợi cho giáo viên giảng dạy ...”.
Trích:SGV SH Ban KHXH&NV Bộ sách thứ nhất-NXBGD - 2003.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

2


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

"Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó
chặt chẽ với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các
phương tiện trực quan như mô hình, tranh vẽ...".
Trích: SGV SH Ban KH TN Bộ sách thứ hai - NXBGD - 2003.
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học
đó là tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
2. Cơ sở thực tiễn:
Các trường THPT nói chung và trường THPT Đinh Tiên Hoàng,
Krông Pa, Gia Lai. Nơi tôi đang công tác nói riêng đã và đang từng bước
được tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các phòng học với sự
trợ giúp của công nghệ thông tin. Bởi vậy, việc thiết kế các bài giảng với sự
trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đang
được rất nhiều giáo viên quan tâm.
Trường đóng trên địa bàn có vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, xã hội

kém phát triển vì vậy việc học sinh tự tiếp cận thông tin mới, công nghệ
mới rất khó khăn.
Chương trình Sinh học 10 cơ bản, phần hai: Sinh học tế bào. Nghiên
cứu thế giới vi mô mà học sinh không thể quan sát bằng mắt thường mà
chủ yếu quan sát qua tranh vẽ, ảnh chụp hoặc qua kính hiển vi. Vì vậy dạy
các kỹ năng khái quát hóa, sơ đồ hóa kiến thức có một vị thế quan trọng.
Nó là tiền đề cho sự sáng tạo và phát triển tư duy.
Với những yêu cầu đổi mới trên, để đảm bảo nâng cao chất lượng
dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học
tập môn sinh học nói chung và phần “sinh học tế bào” nói riêng tôi nghiên
cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bản đồ khái niệm
dạy học phần 2: Sinh học tế bào – Sinh học 10 cơ bản nhằm nâng cao
kết quả học tập của học sinh”
II. Mục đích nghiên cứu:

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

3


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

Việc “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bản đồ khái niệm
dạy học phần 2: Sinh học tế bào – Sinh học 10 cơ bản nhằm nâng cao
kết quả học tập của học sinh” tăng hiệu quả dạy học, giúp học sinh tích
cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, từ đó phát triển tư duy người học.
III. Đối tượng nghiên cứu – Thời gian nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và

sử dụng Bản đồ khái niệm dạy học phần II: Sinh học tế bào – sinh học 10
cơ bản.
2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013.
IV. Phương pháp nghiên cứu: qua thực nghiệm giảng dạy môn
sinh học 10 cơ bản trên lớp.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

4


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

PHẦN B: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận hình thành bản đồ khái niệm (BĐKN):
1. Lịch sử ra đời BĐKN
BĐKN ra đời từ cuối năm 1960 do Tony – Buzan đề xướng và ngày
nay được hàng triệu người sử dụng. Bản thân các sự kiện, hiện tượng trong
thực tế không cô lập mà nằm trong mối quan hệ tương hỗ với nhau được
hình thành trong mối quan hệ với những khái niệm khác, tạo thành hệ
thống. Việc đưa khái niệm vào hệ thống có thể tiến hành ngay khi dẫn tới
khái niệm mới bằng một trình tự trình bày hợp lí, hoặc ngay khi nắm được
khái nhiệm mới bằng cách so sánh với các khái có quan hệ lệ thuộc, ngang
hàng hoặc trái ngược nhau. Đối với nhóm nhiều khái nhiệm có liên quan
với nhau, việc hệ thống hóa có thể tiến hành vào cuối chương dưới dạng
bài tập về nhà hoặc trong giờ ôn tập trên lớp. Các khái niệm đưa ra có mối
quan hệ với nhau tạo thành một mạng lưới và tạo thành một bức tranh toàn
cảnh của bài học, môn học.

Trong dạy và học ở bất kỳ bộ môn khoa học nào đi nữa các khái
niệm không tồn tại ở dạng đơn lẻ. Một BĐKN có thể mô tả được mối quan
hệ giữa các khái niệm thành một thể thống nhất.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin như vũ bảo. Các
phần mềm thiết kế hình vẽ, sơ đồ, bản đồ phong phú đa dạng tạo điều kiện
thuận lợi cho người sử dụng, rất dễ dàng tìm cho mình một phần mềm thích
hợp nhất để thiết kế BĐKN.
2. Vai trò của BĐKN:
2.1. Vai trò của BĐKN trong việc dạy của giáo viên
Trong những năm qua, phần lớn giáo viên vẫn dạy theo phương pháp
thuyết trình là chủ yếu, nhiều tiết dạy chay không có thí nghiệm hoặc có
nhưng không sử dụng. Bài dạy nặng về lý thuyết áp đặt, ít gắn với thực tế,
học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học nhàm chán, buồn tẻ.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

5


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

Khi sử dụng phương pháp BĐKN trong giảng dạy một cách có hiệu
quả, giáo viên sẽ kích thích khả năng tư duy cho học sinh, sẽ tạo ra “một
bức tranh toàn cảnh”, rõ ràng về bài học, môn học đó. Ưu thế của BĐKN
thể hiện ở chỗ:
- Ngôn ngữ của sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, lại vừa có tính khái quát,
trừu tượng và hệ thống cao. Sơ đồ cho phép tiếp cận nội dung kiến thức
bằng con đường lôgic: tổng hợp, phân tích, tổng hợp.

- Ngoài ý nghĩa dạy học to lớn, sơ đồ hóa còn là hình thức biểu diễn
nội dung dạy học - một hình thức dạy học có hình ảnh trực quan. Và quan
trọng hơn cả là đánh giá được mức độ thông hiểu nội dung khoa học của
học sinh.
- Trong dạy học, BĐKN còn có thêm ưu việt hết sức quan trọng:
Giúp tiết kiệm thời gian, cung cấp thông tin trên lớp, tổ chức cho học sinh
chuyển hóa các hình thức diễn đạt nội dung sách giáo khoa. Đó là cách
khắc phục học vẹt, làm cho ngôn ngữ diễn đạt của các em chứa đựng ý
tưởng chính của mình khi nghiên cứu một nội dung sinh học nói chung và
sinh học tế bào nói riêng.
2.2. Vai trò của BĐKN trong việc dạy của học sinh
- Góp phần xây dựng nhu cầu nhận thức, nâng cao tinh thần trách
nhiệm của học sinh trong học tập. Trong quá trình học, học sinh phải đào
sâu suy nghĩ, tìm tòi, phát huy đến mức cao nhất khả năng tư duy của bản
thân.
- Rèn kĩ năng đọc sách, tài liệu, sách giáo khoa, phát triển năng lực
nhận thức và năng lực hoạt động cho học sinh. Trên cơ sở đó phát triển
năng lực nhận thức, năng lực chủ động và sáng tạo.
- Giúp học sinh nắm được cái chung, tổng quát, trừu tượng trước khi
nắm những cái cụ thể, riêng, phức tạp – đây là chiến lược dạy từ cái trừu
tượng đến cái cụ thể.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

6


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư


- Bằng phương pháp sơ đồ, tri thức mà học sinh lĩnh hội được không
phải ở dạng cung cấp sẵn mà trên cơ sở hoạt động với đối tượng, trên các
mối liên hệ bản chất giữa các sinh vật - hiện tượng. Vì thế, tri thức sâu,
chính xác, phản ánh đúng bản chất, kĩ năng, kĩ xảo.
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy khái quát, có khả năng
chuyển tải thông tin cao, chúng được hình thành trên cơ sở một môn học.
Nếu học sinh nắm vững chúng thì các em có thể sử dụng sang các môn học
khác.
- Vai trò có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất của BĐKN là ở
chỗ nó giúp cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực tự học,
sáng tạo, giúp học sinh có thể tự học suốt đời.
3. Các loại BĐKN
3.1. Phân loại theo ký hiệu sơ đồ
- Hình vẽ lược đồ
- Graph nội dung
3.2. Theo mức độ củng cố hoàn thiện kiến thức
- Bản đồ đầy đủ
- Bản đồ khuyết thiếu
- Bản đồ bất hợp lý
3.3. Phân loại theo kĩ năng rèn luyện các thao tác tư duy
- Bản đồ rèn kĩ năng so sánh
- Bản đồ rèn kĩ năng phân tích - tổng hợp
- Bản đồ rèn kĩ năng khái quát hóa
- Bản đồ rèn kĩ năng hệ thống hóa
4. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế BĐKH
Hiện nay đã có nhiều phần mềm chuyên nghiệp được sử dụng để vẽ
BĐKN duy trên máy tính như: Imindmap, Xmindmap, MindManager,
FreeMind, Mind Genius, isual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration,
Concept Draw Mindmap Pro v5.2.2,... Ngoài ra giáo viên vẫn có thể sử


Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

7


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

dụng các phần mềm quen thuộc như PowerPoint, Violet, Word, để thiết kế
BĐKN. Trong đề tài này tôi sử dụng 2 phần mềm: Concept Draw Mindmap
Pro v5.2.2, Word để thiết kế BĐKN. Bởi lí do là phần mềm được nhiều
người biết đến lại có tính chuyên nghiệp và dễ sử dụng.
II. Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng CNTT thiết kế BĐKN
1. Cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức phần II: Sinh học
Tế bào - Sinh học 10 cơ bản
1.1. Cấu trúc chương trình: Gồm 4 chương sau:
Chương I. Thành phần hoá học của tế bào
Chương II: Cấu trúc của tế bào
Chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
Chương IV: Phân bào
1.2. Thành phần kiến thức khoa học:
Kiến thức khái niệm
Kiến thức quy luật
Kiến thức ứng dụng
Kiến thức về phương pháp khoa học
2. Quy trình thiết kế BĐKN dạy học phần II: Sinh học tế bào Sinh học 10 cơ bản
Mục đích của việc thiết kế bản đồ
Nhắm rõ quy trình thiết kế BĐKH tóm tắt sau:

Tổ chức
đỉnh (KN)

Thiết lập mối
quan hệ

Hoàn thiện
BĐKN

Thu thập tư liệu về bài học.
Phân loại các bản đồ.
Chọn phần mềm thiết kế bản đồ thích hợp.
Tiến hành thiết kế (vẽ) bản đồ.
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

8


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

* Lưu ý: dù là vẽ Bản đồ nào đi nữa cũng phải thực hiện các bước
như sau:
Đọc nội dung kiến thức mới và tóm lược nội dung
Xây dựng từ khoá và hình ảnh trung tâm
Phát hiện các ý tưởng ứng các nhánh của Bản đồ
Đưa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ
3. Thiết kế BĐKN ở một số bài học cụ thể
Thiết kế BĐKN dạng đầy đủ dạy học bài 6: Axit nuclêic (Sách giáo

khoa Sinh học 10 – Cơ bản) bằng phần mềm Microsoft Office Word và
Concept Draw Mindmap Pro v5.2.2 để phục vụ cho công tác giảng dạy của
giáo viên và ôn tập cho học sinh.
Dạng 1 (cơ bản)

ADN nhân
ADN
ADN tế bào chất

Axit nuclêic
ARN khuôn mẫu
ARN

mARN
ARN (phiên bản)

rARN
tARN

Dạng 2 (đầy đủ)

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

9


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng


Dương Văn Cư

10


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

Thiết kế BĐKN bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân
(Sách giáo khoa Sinh học 10 – Cơ bản) để phục vụ cho công tác giảng dạy
và ôn tập, củng cố kiến thức.
Dạng đúng (đầy đủ)

Dạng sai hình (Kì giữa, kì sau): giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện
điểm sai.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

11


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

Dạng sai kiến thức

Có nhiều cách để thiết kế BĐKH, tuy nhiên 2 loại BĐKN chính
hay được sử dụng trong giảng dạy, củng cố:

Bản đồ phân nhánh (hình cây)
Sinh học tế bào
Thành phần
hóa học

Cấu tạo

Chuyển hóa Phân chia

tế bào

vật chất và

tế bào

năng lượng

Bản đồ mạng lưới
Hô hấp tế bào

Lục lạp

ATP

Ti thể

Tế bào thực vật

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng


12


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

Trên đây là một số BĐKN được thiết kế nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học đối với phần tế bào học sinh học 10 cơ bản. Với các khái niệm
khác nhau, ta có thể lập được các loại BĐKN khác nhau tùy vào sự sắp xếp
của người học. Tuy nhiên, sau khi lập được BĐKN thì người học sẽ hình
dung dễ dàng và có một cái nhìn khái quát về môn học đó. Đó chính là kết
quả lớn nhất của BĐKN mang lại.
4. Quy trình sử dụng BĐKN dạy học phần II: Sinh học tế bào Sinh học 10 cơ bản
4.1. Bước 1. Sử dụng BĐKN khái quát toàn bộ nội dung học tập
Khi dạy bài đầu tiên ta sử dụng BĐKN quát toàn bộ nội dung học
tập. Từ BĐKN này học sinh có thể có cái nhìn chung về Tế bào học, biết
được các nội dung chính, từ đó định hướng học tập cho học sinh. Giúp các
em lập kế hoạch học tập các chương, các bài, các mục sao cho có hiệu quả
cao nhất.
4.2. Bước 2. Sử dụng BĐKN cho các bài học cụ thể
Khi thực hiện giảng dạy ở các bài cụ thể tuỳ nội dung kiến thức mà
giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau để tổ chức hoạt
động học tập cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng BĐKN do mình thiết
kế để thuyết trình hoặc có thể thiết kế các BĐKN chưa hoàn chỉnh và yêu
cầu học sinh vẽ tiếp cho hoàn chỉnh. Hoặc tổ chức cho học sinh vẽ BĐKN
cho bài học theo nhóm.
Với bài đầu tiên của một chương, Giáo viên cần thiết kế BĐKN cho
cả chương và giới thiệu toàn bộ nội dung của chương, điều đó giúp
học sinh hiểu logic của toàn bộ chương. Từ đó giúp các em định hướng

tư duy một cách có hệ thống.
4.3. Bước 3. Sử dụng BĐKN dạy bài ôn tập
Giáo viên sử dụng các BĐKN tổng hợp toàn bộ phần Sinh học tế bào
và BĐKN của các chương để ôn tập toàn bộ các kiến thức đã học. Bằng
cách cho học sinh làm việc theo nhóm tìm hiểu BĐKN rồi yêu cầu một đại

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

13


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

diện nhóm thuyết trình trước lớp. Và tiếp theo yêu cầu học sinh vẽ bản đồ
khái niệm của toàn bộ phần Tế bào học. Cuối cùng giáo viên nhận xét và
hoàn chỉnh.
5. Kĩ thuật sử dụng BĐKN trong các phương pháp dạy học phần
II: Sinh học tế bào - Sinh học 10 cơ bản
5.1. Phương pháp dạy học tổ chức hoạt động nhóm
Trước tiên là ta chia lớp học thành từng nhóm học sinh, mỗi nhóm
nên bao gồm 4 đến 6 học sinh. Khi tổ chức hoat động học tập của mỗi bài
học giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm, cho bài học mới hoặc
vẽ BĐKN cho một chương, bài học nào đó các em đã học với mục đích để
các em tích cực làm việc với nội dung mới hoặc ôn luyện các kiến thức đã
học; Phải đưa mục tiêu học tập rõ ràng cho mỗi nhóm; Phân chia nhiệm vụ
rõ ràng cho các thành viên của nhóm; Có sự phối hợp các nhiệm vụ.
5.2. Phương pháp dạy học trực quan
Phương pháp dạy học có sử dụng các phương tiện trực quan. Phương

tiện trực quan có thể là tranh, ảnh, phim, đồ thị, bảng biểu...các phương tiện
trực quan là các hình ảnh, nhờ quan sát tìm tòi, phân tích, tổng hợp mà học
sinh có được kiến thức.
Mỗi hình ảnh trực quan khi quan sát chỉ cung cấp cho học sinh một
hay một số kiến thức riêng lẻ nào đó. Vậy nên một yêu cầu tất nhiên để sử
dụng phương tiện trực quan hiệu quả là làm sao tập hợp được các hình ảnh
trực quan một cách có trật tự và thể hiện được logic của kiến thức. Chính
BĐKN sẽ giúp cho chúng ta thực hiện.
Giáo viên có thể sử dụng BĐKN do mình tự vẽ để thuyết trình hoặc sử
dụng BĐKN và yêu cầu học sinh quan sát sau đó diễn tả nội dung kiến thức
bằng lời, hoặc giáo viên vẽ BĐKN chỉ có kênh chữ và yêu cầu học
sinh bổ sung kênh hình hay ngược lại BĐKN chỉ có kênh hình yêu cầu học
sinh bổ sung kênh chữ.
IV. Kết quả:

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

14


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

Qua việc thực nghiệm đã khẳng định định tính đúng đắn của đề tài:
Nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Góp phần rèn luyện các năng lực tư duy cho học sinh, học sinh
lĩnh hội kiến thức sâu sắc và khả năng ghi nhớ cao thể hiện ở độ bền của
kiến thức sau khi học.
Trên cơ sở lĩnh hội kiến thức, thấy được ý nghĩa, kỹ thuật thiết

lập BĐKN. Học sinh tự tư duy, tự hệ thống kiến thức, tự thiết kế BĐKN
cho các bài học khác.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

15


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Sử dụng BĐKN trong dạy học là phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh.
Dạy học có sử dụng BĐKN giúp cho học sinh có được lối suy nghĩ lôgic
theo hướng phát triển vấn đề. Từ một chủ đề học sinh có thể thoải mái suy nghĩ
phát triển các ý, các ý liên quan tới chủ đề nhiều hay ít là tuỳ vào hiểu biết của
học sinh. Để rồi từ đó học sinh tổ chức các ý trong BĐKN. Vậy là học sinh có
sản phẩm của riêng mình và do là sản phẩm của mình nên học sinh ghi nhớ tốt
hơn rất nhiều. Kết hợp với hướng dẫn của giáo viên học sinh thu được kết quả
tốt trong quá trình dạy học.
Việc ứng dụng CNTT để thiết kế BĐKN trong dạy và học góp phần khá
quan trọng trong việc đổi mới PPDH của giáo viên cũng như PPHT của học
sinh. Và quan trọng hơn cả là chất lượng học tập của học sinh được nâng lên.
II. KHUYẾN NGHỊ
Phương pháp xây dựng BĐKN là một phương pháp dạy học sẽ mang
lại hiệu quả cao và hoàn toàn có thể áp dụng cho dạy Sinh học ở bậc THPT.
Vì thế, cần phải đổi mới hơn nữa phương pháp dạy học.

Với nội dung chương trình SGK hiện nay, lượng thông tin trong từng
tiết học mà người học phải tiếp thu là quá lớn. Vì vậy, việc sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực vào từng tiết học là rất cần thiết. Do đó cần
phải có phương tiện phù hợp với từng phương pháp dạy học tích cực, giúp
học sinh tự học, tiết kiệm thời gian, tăng cường hiệu suất làm việc.
Đề tài của tôi trên đây có thể còn mang màu sắc chủ quan, chưa hoàn
thiện do còn hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu của các thầy giáo,
cô giáo và các bạn đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn./.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

16


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 10 – Ban cơ bản.
2. Giới thiệu giáo án sinh học 10, Ngô Văn Hưng (chủ biên), NXB
Hà Nội, 2006.
3. Sinh học, Tập I + II, Phillips, W.D. – Chilton, I.I., NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1999.
4. “Phương pháp phân tích nội dung sách giáo khoa để thiết kế bài
giảng Sinh học”, Nguyễn Thế Hưng (2007), Tạp chí Giáo dục (160).
5. Bản đồ tư duy cho trẻ em (Bí quyết của trò giỏi)-Mind Maps

For Kids, Tony Buzan (2008), NXB Hồng Đức.
6. Lập Bản đồ Tư duy- How to mind map, Tony Buzan (2010),
NXB Lao động - Xã hội.
7. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Phan Trọng
Ngọ (2005), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
8. />9. />
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1. Bản đồ khái niệm ....................................BĐKN
2. Phương phát dạy học...............................PPDH
3. Phương phát học tập................................PPHT
4. Công nghệ thông tin................................CNTT
5. Chủ nghĩa xã hội.....................................CNXH

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

17


Sáng kiến kinh nghiệm 2014

Dương Văn Cư

6. Khái niệm......................................................KN
7. Sách giáo khoa.............................................SGK
SỞ GD&ĐT GIA LAI C CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

CẢI TẠO, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên đề tài cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm:....................................
..............................................................................................................
2. Người viết cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm:
Họ và tên:..................................................................................................
Chức vụ:.............................Đơn vị:..........................................................
Nhiệm vụ chính đang đảm nhận:..............................................................
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:...............................................................
3. Người đánh giá:
Họ và tên:..........................................................................học vị:.............
Chức vụ và đơn vị công tác:......................................................................
Nhiệm vụ được phân công trong HĐKH:.................................................
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Nội dung đánh giá
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Tính khoa học
Tính sáng tạo
Xếp loại chung

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

Nhận xét

Xếp loại

…………ngày…tháng…năm 20……

18




×