Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Ứng Dụng Kỹ Thuật Công Nghệ Gieo Sạ Hàng Giống Lúa Ngắn Ngày Bằng Giàn Kéo Tay Và Xây Dựng Mô Hình Nuôi Thâm Canh Bán Công Nghiệp Cá Rô Phi Lai Xa Thương Phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.4 KB, 32 trang )

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
Ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới gieo sạ hàng giống lúa ngắn
ngày bằng giàn kéo tay và xây dựng mô hình nuôi thâm canh bán công
nghiệp cá rô phi lai xa thương phẩm ở vùng chuyển đổi tập trung.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Bùi Ngọc Hùng
Năm sinh: 10/12/1951
Trú quán: Hưng Hà
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Kỹ sư Nông nghiệp
Chức vụ: Trưởng phòng Nông nghiệp
Cơ quan công tác: Phòng Nông nghiệp PTNT Hưng Hà
Điện thoại: 0915.086.145
KS. Bùi Ngọc Hùng
3. Đặt vấn đề
Trong sản xuất hiện nay, chi phí sản xuất rất cao, năng lao động thấp.
Bởi vậy, ứng dụng gieo sạ hàng giống lúa xuân ngắn ngày bằng giàn kéo tay
giúp tiết kiệm chi phí, đưa nhanh cơ giới vào sản xuất, thúc đẩy quá trình
tích tụ ruộng đất, thực hiện tốt việc quy vùng sản xuất hàng hoá tập trung,
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hưng Hà có diện tích nuôi trồng thuỷ sản hơn 1650 ha, những năm
qua, các hộ nông dân thường nuôi chủ yếu cá là truyền thống. Từ năm 2004
Hưng Hà đã nuôi cá rô phi đơn tính dòng ghép song năng suất, hiệu quả kinh
tế còn thấp.
4. Nội dung
Ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới gieo sạ hàng giống lúa ngắn
ngày bằng giàn kéo tay: Giàn kéo tay để gieo thẳng lúa là công cụ gieo
thẳng hàng gọn nhẹ, dễ sử dụng, hiệu quả cao. Chọn ruộng ở địa hình từ vàn


trở lên, chủ động tưới, tiêu nước, bừa kỹ, trang phẳng ruộng, để lắng bùn rồi
vét rãnh xung quanh, giữ nước đến khi gieo. Khi làm chú ý đến khâu ngâm ủ
hạt và thời vụ gieo.
Cách gieo như sau: Tháo cạn nước, có thể tạo rãnh thoát nước, trang
phẳng mặt ruộng, giàn gieo có 6 trống để đựng hạt, mỗi trống có 2 cặp hàng
lỗ, cách nhau 20 cm, mở nắp trống, chia đều lượng hạt giống cho các trống,
đóng nắp lại, kéo thẳng giàn gieo theo chiều mũi tên trên nắp trống, khi tới
bờ nắp giàn gieo lên, quay ngược trở lại 1800, đặt một bánh ở lần kéo sau
trùng với rãnh bánh lần kéo trước rồi tiếp tục kéo.
Mô hình nuôi thâm canh bán công nghiệp cá rô phi lai xa thương
phẩm ở vùng chuyển đổi tập trung: Cải tạo ao nuôi, tát ao bắt hết cá tạp,
vét bùn đáy ao, đảm bảo độ bùn đáy ao từ 0,15 - 0,20 m, vệ sinh xung quanh
bờ ao, củng cố bờ ao không dò rỉ rồi san phẳng đáy ao, rắc vôi bột khử
trùng, phơi đáy ao, rải đều phân chuồng ủ hoai, mục lẫn với vôi bột xuống
1


ao, lọc nước vào ao theo độ sâu hợp lí, thả cá xuống ao, kiểm tra thường
xuyên để điều chỉnh thức ăn, nước, xác định bệnh kịp thời để xử lí.
5. Tính mới, sáng tạo
Gieo sạ hàng bằng giàn kéo tay là giải pháp lần đầu tiên được thực
hiện tại đồng ruộng Hưng Hà - Thái Bình.
Nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đem lại hiệu quả cao,
xử lí và tránh được một số bệnh thường gây chết hàng loạt ở cá.
6. Khả năng áp dụng
Giải pháp có thể áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
7.1 Hiệu quả kinh tế
Gieo sạ:
Gieo sạ hàng bằng giàn kéo tay

Gieo mạ non cấy
đ
- Thóc giống: 1,2kg x13.000 /kg = - Thóc giống: 2 kg x 13.000
15.600đ
đ/kg=26.000 đ
- Không phải thực hiện gieo mạ
- Công gieo mạ, tiền nilong che:
- Công gieo sạ/sào:15.000 đ
25.000đ
- Làm đất trang phẳng mặt ruộng: - Công cấy: 90.000 đ/sào
20.000đ/sào
- Tổng chi phí 3 khâu: 141.000 đ/sào
- Tổng chi phí 3 khâu: 50.600 đ/sào
Bình quân 1 sào: Thóc giống đến gieo cấy xong đã tiết kiệm 90.400 đ/sào, 1
ha tiết kiệm chi phí ban đầu: 2.511.000đ
Nuôi cá: Năng suất dự kiến 12 tấn/ha = 12 tấn x 1,63 ha + 19.560
19.560 kg x 18.000 đ = 352.080.000 đ
352.080.000 đ - 237.000.000 = 250.132.000đ
(Phần chi thức ăn tinh và giống cá: 237.000.000 đ, lãi 250.132.000 đ. Nếu tính
một đơn vị diện tích ha lãi 70.601.000 đồng/ha/năm, so với cấy lúa gấp 3,5 lần)
7.2 Hiệu quả xã hội
Ứng dụng ứng dụng quy trình mới “gieo sạ hàng giống lúa ngắn ngày
bằng giàn kéo tay” giải quyết tình trạng thiếu lao động trong lúc thời vụ, đưa
nhanh cơ giới vào sản xuất, thực hiện tốt việc quy vùng sản xuất hàng hoá
tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“Mô hình nuôi thâm canh bán công nghiệp cá rô phi lai xa thương phẩm
ở vùng chuyển đổi tập trung” mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều hộ nông dân
và giúp nông dân tiếp thu được khoa học kỹ thuật tiên tiến, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống dân sinh, ổn định trật tự xã hội.
8. Kết luận

Lúa gieo bằng giàn kéo tay theo hàng được thâm canh đúng kỹ thuật
không chỉ giảm cơ bản sức lao động, giảm chi phí mà còn tăng năng suất từ
8 – 10 %, tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Năm 2009, Đề tài “Mô hình nuôi thâm canh bán công nghiệp cá rô phi
lai xa thương phẩm ở vùng chuyển đổi tập trung” tiếp tục được thực hiện ở
vùng chuyển đổi tập trung ở 3 xã: Tân Lễ, Canh Tân, Hùng Dũng (Hưng Hà)
với diện tích là 2,5 ha. Đây là giải pháp tiên tiến nhằm chuyển đổi diện tích
2


nuôi trồng thuỷ sản kém hiệu qủa, nâng cao năng suất, đem lại hiệu quả kinh
tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân Thái Bình.
HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
Giải pháp tận dụng nhiệt thải chân ống khói lò nung TUYNEL để
sấy nóng không khí cung cấp cho hệ thống vòi đốt áp lực nhằm giảm
thiểu tiêu hao nhiên liệu trong sản xuất gốm sứ.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Đặng Đình Tích
Quê quán: Tiền Hải – Thái Bình
Năm sinh: 1977
Trú quán: Tiền Hải – Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Kỹ sư công nghệ vật liệu Silicat
Chức vụ: Phó Giám đốc
KS. Đặng Đình Tích
Cơ quan công tác: Công ty CP Gạch men sứ Long Hầu
Điện thoại: 0363.782.388

*Fax: 0363.782.399
Email:
Đồng tác giả: Lương Ngọc Hùng
3. Đặt vấn đề
Hiện nay các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tiền Hải đang
đứng trước tình trạng thiếu khí mỏ trầm trọng. Công ty gạch men sứ Long
Hầu sử dụng lò nung Tuynel đều đã tận dụng triệt để khí nóng thải ra ở lò
nung dẫn đi sấy mộc, sấy khuôn và sấy nóng môi trường, thậm chí còn làm
giàn sấy mộc trên nóc lò khu Zôn nung để tận dụng không khí nóng bức xạ
qua nóc lò và thành lò để tiết kiệm nhiên liệu sấy mộc và khuôn sản phẩm.
Tuy nhiên, mức tiêu hao vẫn lớn. Vấn đề đặt ra là làm sao để giảm được tiêu
hao nhiên liệu đem đốt trực tiếp cho vòi đốt (zon nung) trong khi lượng khí
mỏ đang cạn kiệt và không ổn định về áp suất cấp, chất lượng khí như hiện
nay. Công ty đã nghiên cứu thay hệ thống vòi đốt cũ tự hút không khí ngoài
vào để trộn với nhiên liệu bằng vòi đốt cấp không khí cưỡng bức qua quạt
cao áp. Phương pháp này dễ dàng điều chỉnh lượng không khí cấp vào cùng
nhiên liệu và đặc biệt khi có phối liệu gas hoá lỏng vào. Để tiếp tục giảm
được lượng nhiên liệu trong khi vẫn đạt nhiệt độ nung, chế độ nung sản
phẩm, giải pháp đã nghiên cứu lý thuyết về tính chất truyền nhiệt, dẫn nhiệt

3


về sự cháy của nhiên liệu, các loại vòi đốt, kết hợp với một số đối tác tư vấn
để đưa ra giải pháp sấy nóng không khí cấp cho vòi đốt áp lực.
4. Nội dung giải pháp
Giải pháp lựa chọn ống dẫn không khí là ống Inox, dày 3 mm, đường
kính 30 cm (chiều dài ống chạy trong buồng thu hồi nhiệt phụ thuộc vào khả
năng lấy nhiệt của không khí ra tới vòi đốt bằng cách đến khi nào hạ được
nhiệt độ khói lò từ 500 o C xuống 200 0C), chọn quạt cao áp có lưu lượng >

810 m3 không khí/giờ. Thay đổi vòi đốt từ vòi (injektor) tự cấp không khí
cháy sang vòi đốt áp lực (cấp không khí cưỡng bức bằng quạt cao áp), sấy
nóng không khí tự nhiên cấp cho hệ thống vòi đốt.
5. Tính mới, sáng tạo
Tận dụng được lượng nhiệt theo khí thải ra ống khói, không phải
mất năng lượng dưới dạng nhiệt để sấy nóng không khí cấp vào vòi đốt
từ 35 oC - 95 oC. Tận dụng được nhiệt thải ra của lò để sấy nóng không
khí tự nhiên cấp cho hệ thống vòi đốt, lấy nhiệt thải từ ống khói để sấy
nóng không khí mà không ảnh hưởng đến trở lực của ống khói, khí động
học, chế độ nung của lò.
6. Khả năng áp dụng
Hiện nay, giải pháp đang được áp dụng trong sản xuất tại Công ty
CP Gạch men sứ Long Hầu. Giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong
sản xuất gạch men sứ cả nước.
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
7.1 Hiệu quả kinh tế
Sau khi giải pháp đưa vào vận hành ổn định trong 3 tháng, theo dõi
lượng tiêu hao nhiên liệu đối với lò nung Tuylen tại công ty chỉ còn 75 m3
khí mỏ /giờ so với trước kia 92 m3 khí mỏ/giờ. Hàng năm, công ty đã tiết
kiệm nhiên liệu là 90 – 75 = 15 m3 khí mỏ/giờ, 118.800 m3 khí mỏ/năm
(tương đương 356.400.000 đồng/ năm).
7.2 Hiệu quả xã hội
Tận dụng nhiệt thải chân ống khói lò nung TUYNEL để sấy nóng
không khí cung cấp cho hệ thống vòi đốt áp lực là giải pháp tiên tiến hiện
nay trong sản xuất gạch men sứ, góp phần tạo việc làm ổn định cho 250 lao
động với mức lương trung bình 1.600.000 đ/tháng, giảm giá thành sản phẩm,
tăng sức cạnh tranh trên thị trường, khắc phục tình trạng thiếu hụt khí mỏ
hiện nay, góp phần tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
8. Kết luận

Nghiên cứu tận dụng nhiệt thải chân ống khói đầu vào lò nung
Tuynel để sấy nóng không khí cung cấp cho hệ thống vòi đốt áp lực là giải
4


pháp khoa học, góp phần giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng hiệu quả sử dụng
nhiệt của lò trong quá trình sản xuất, đem lại lợi ích kinh tế cho doanh
nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
Giải pháp kho câu hỏi và kiểm tra thông minh.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Phạm Xuân Thuỳ
Quê quán: Quỳnh Phụ – Thái Bình
Năm sinh: 17/3/1977
Trú quán: Quỳnh Phụ – Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Kỹ sư tin học
Chức vụ: Giáo viên tin
KS. Phạm Xuân Thuỳ
Cơ quan công tác: THPT Quỳnh Thọ – Thái Bình
Điện thoại: 0983.031.798
3. Đặt vấn đề
Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục, tin học đã góp phần thay đổi
việc quản lí, soạn giáo án điện tử và các công cụ hỗ trợ giảng dạy. Ứng
dụng công nghệ thông tin để tạo ra một kho có thể lưu trữ hàng vạn câu
hỏi dạng trắc nghiệm giúp giáo viên có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm là

một biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong
các trường phổ thông.
4. Nội dung
Giải pháp tạo ra một kho có thể lưu trữ hàng vạn câu hỏi dạng trắc
nghiệm. Mỗi một câu hỏi đều gắn với một chủ đề kiến thức trong sách giáo
khoa. Mỗi một chủ đề kiến thức lại gắn với một tiết học cụ thể theo phân
phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thuận tiện khi ra đề kiểm tra,
để giáo viên có thể cùng chia sẻ, dùng chung các câu hỏi hay, ra đề nhanh,
theo một mẫu đề kiểm tra có sẵn với những yêu cầu khắt khe về số lượng
câu hỏi cho từng chủ đề, số lượng câu hỏi khó, máy tính sẽ tự động chấm
điểm gửi kết quả về máy của giáo viên, thông báo các câu sai và đáp án để

5


thí sinh biết. Đặc biệt, giải pháp còn có thể thống kê được các câu hỏi có
trong kho số lượng câu hỏi khó, dễ, những câu nào học sinh hay làm đúng,
học sinh hay bị sai.
5. Tính mới, sáng tạo
Xây dựng một hệ thống lưu trữ thông tin, cho phép giáo viên có
thể dùng chung chia sẻ thông tin với nhau, có thể lưu trữ lại nội dung
của câu hỏi để sử dụng trong lần kiểm tra sau. Từ kho câu hỏi có sẵn có
thể ra đề kiểm tra trắc nghiệm bất cứ lúc nào theo mẫu ta đã thiết kế từ
trước. Từ đề kiểm tra trắc nghiệm đã tạo, ta có thể cho học sinh kiểm tra
trắc nghiệm trực tiếp trên máy vi tính. Chương trình tự động chấm điểm
và gửi điểm về cho giáo viên.
6. Khả năng áp dụng
Giải pháp ứng dụng tin học Kho câu hỏi thông minh được sử dụng
rộng rãi cho tất cả các bộ môn, đặc biệt bộ môn tin học, cho các giáo viên từ
năm học 2008 - 2009. Giải pháp “Kho câu hỏi thông minh” có thể ứng dụng

rộng rãi trong tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT, đặc biệt là đối với bộ
môn tin học, ngoại ngữ, các môn thi trắc nghiệm...
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Qua một năm hoạt động, phần mềm này đã tỏ ra hiệu quả, trở thành
một công cụ không thể thiếu của giáo viên, đặc biệt trong bộ môn tin học,
ngoại ngữ... tiết kiệm thời gian làm đề, chấm bài cho giáo viên, tiết kiệm chi
phí in, phô tô đề kiểm tra, tính bảo mật đề kiểm tra cao, c hấm bài thi với tốc
độ nhanh, chính xác, không mất thời gian chữa đề vì hệ thống phần mềm tự
động thông báo câu sai và đáp án đúng cho từng thí sinh ngay sau giờ kiểm
tra.
8. Kết luận
“Kho câu hỏi và kiểm tra thông minh” là giải pháp lưu trữ thông tin
tiên tiến, có thể dễ dàng áp dụng trong các trường học tại Thái Bình. Ứng
dụng giải pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và
học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

6


HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế sơ đồ và hình ảnh
minh hoạ dạy triết học.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Phạm Thị Anh
Quê quán: Thái Bình
Năm sinh: 27/1/1968
Trú quán: Tiền Hải – Thái Bình

Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Thạc sĩ triết học
Chức vụ: Giảng viên
Cơ quan công tác: Trường chính trị Thái Bình
Ths. Phạm Thị Anh
Điện thoại: 0906.072.625
Email:
Đồng tác giả: Hoàng Trọng Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Thuỷ, Ngô Minh
Thuận, Phùng Thị Hương Huệ, Nguyễn Xuân Đĩnh
3. Đặt vấn đề
Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy và học nói chung,
đổi mới phương pháp dạy và học môn triết nói riêng ở Trường Chính trị Thái
Bình, đáp ứng thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm khai thác, phát
huy nguồn lực con người, đồng thời tạo hứng thú nơi người học, đưa những
khái niệm khó, khô ở triết đến với người học thông qua hệ thống sơ đồ, hình
ảnh sinh động dễ hiểu, nâng cao chất lượng giảng dạy.
4. Nội dung
Giải pháp đề cập tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế sơ
đồ của môn triết học, tạo hiệu ứng nhanh, đẹp, mầu sắc, có minh hoạ bằng

7


phim, hình ảnh mang tính thực tiễn thời sự và thiết thực với từng đối tượng
một cách hiệu quả, truyền tải được lượng lớn thông tin đến với người học,
kích thích tính chủ động sáng tạo trong quá trình nghiên cứu bài giảng thay
đổi phương pháp giảng dạy của thầy và cách học của trò.
5. Tính mới, sáng tạo
Âm thanh, màu sắc, hình ảnh sống động được thay đổi thường xuyên
phù hợp với đối tượng, đảm bảo tính thời sự do cập nhật thông tin thường

xuyên qua mạng Iterrnet để lí giải những kiến thức triết học trừu tượng. Giải
pháp giúp sắp xếp lại bài giảng một cách dễ dàng, tìm và tải dữ liệu về các
bài thuyết trình cho mọi người qua mạng Internet, có khả năng thực hành
một kỹ năng cho đến khi nắm vững những kiến thức cơ bản của bài một
cách dễ dàng và có khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn công
tác của bản thân.
6. Khả năng áp dụng
Giải pháp được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy môn triết học ở các
trường đại học, cao đẳng, chính trị trong cả nước
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Tiết kiệm chi phí cho việc trình chiếu phim trong khi trình bày những
kiến thức thực tiễn không mang tính, tiết kiệm chi phí bảo quản trang thiết bị
và việc tổ chức tham quan những mô hìn thực tế.
Nâng cao khă năng tiếp thu của người học do kết hợp cả nói, trình
diễn và minh hoạ bằng hình ảnh sống động mang tính thực tiễn thiết thực, và
thời sự, nâng cao chất lượng dạy của thầy cô giáo, tạo không khí thi đua học
tập sôi nổi trong nhà trường, thúc đẩy quá trình nghiên cứu sáng tạo ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
8. Kết luận
Giải pháp đã mở ra hướng dạy và học mới cho bộ môn triết học vẫn
được xem là khó, và khô xưa nay, từ đó góp phần thúc đẩy sự tìm tòi, sáng
tạo trong phương pháp nghiên cứu giảng dạy ở bộ môn triết học nói riêng,
các bộ môn khoa học xã hội nói chung trong các trường tại Thái Bình.

8


HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH


1. Tên giải pháp
Nghiên cứu trạng thái căng thẳng chức năng hệ tim- mạch và cảm
xúc ở một nhóm sinh viên Y3 Đại học Y Thái Bình.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Nguyễn Thị Hiên
Quê quán: Thái Bình
Năm sinh: 30/6/1971
Trú quán: Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Giảng viên Sinh lí học
Chức vụ: Giảng viên
Tác giả Nguyễn Thị Hiên
Cơ quan công tác: Trường Đại học Y Thái Bình
Điện thoại: 0983.300.771
Đồng tác giả: Vương Thị Hoà
3. Đặt vấn đề
Sự căng thẳng trong học tập, cùng với các yếu tố tâm lý khác và sự ô
nhiễm môi trường ngày càng tăng là gánh nặng ảnh hưởng tới sức khỏe của
sinh viên với các biểu hiện thường gặp như: lo lắng, căng thẳng, dễ cáu giận,
bực tức, lơ đãng, thiếu tập trung, lo âu... Những cá nhân mà khả năng trí óc
hay thể lực không theo kịp tiến trình của nó, không có phương pháp và tâm
lý lao động tốt sẽ mệt mỏi cả về thể chất lẫn tâm hồn. Trong nhiều trường
hợp, các yếu tố của môi trường sống có thể gây cho cơ thể một trạng thái đặc
biệt, được Serlyes gọi là trạng thái stress. Stress một mặt tạo điều kiện để
duy trì trạng thái cân bằng nội môi trong cơ thể, mặt khác gây ra phản ứng
thích nghi chung và đồng thời là nguyên nhân phát sinh các bệnh tim, mạch,
9


tiêu hoá, thần kinh và tâm thần… Do đó, công tác phòng chữa các tác hại về

sức khỏe do stress tâm lý xã hội và nghề nghiệp gây ra được xác định là một
trong những nội dung quan trọng.
4. Nội dung
Giải pháp nhằm xác định trạng thái căng thẳng chức năng hệ tim
mạch và cảm xúc, nghiên cứu trạng thái stress ở sinh viên thông qua
phương pháp đánh giá như sau:
* Đánh giá chức năng hệ tim mạch và trạng thái thần kinh thực vật
bằng phương pháp thống kê toán học nhịp tim (Baevxki.R.M.và cs.,
1984) vào hai thời điểm như sau:
- Đo các chỉ số ở trạng thái bình thường (trạng thái tĩnh).
- Đo các chỉ số ở trạng thái căng thẳng: cụ thể là ngay sau các buổi
thi test nội khoa). Bất cứ sinh viên nào trong danh sách đã chọn ra khỏi
phòng thi, tiến hành ghi ngay điện tâm đồ tại địa điểm sát phòng thi
test. Mỗi đợt làm 10 đối tượng. Duy trì mức độ căng thẳng bằng test tư
duy.
Phương pháp ghi: Ghi điện tâm đồ ở đạo trình DII gồm 100 khoảng RR
liên tiếp ở tư thế nằm nghỉ thoải mái.
* Phương pháp nghiên cứu mức độ căng thẳng cảm xúc theo
Sipelberger. Sipelberger là một bảng gồm 40 câu, đánh giá tâm trạng
của đối tượng ở thời điểm hiện tại qua 4 mức độ: trạng thái đó không
có, hình như có, trạng thái đó có, trạng thái đó có rất rõ, sau đó lại đánh
giá tâm trạng thường xuyên của đối tượng qua 4 mức độ: hầu như
không khi nào gặp, đôi lúc, thường xuyên, hầu như lúc nào cũng vậy
5. Tính mới, sáng tạo
Giải pháp đã nghiên cứu, giúp phòng, chữa các tác hại về sức
khỏe do stress tâm lý xã hội và nghề nghiệp gây ra trong sinh viên nói
chung, sinh viên Đại học Y Thái Bình nói riêng.
6. Khả năng áp dụng
Giải pháp được nghiên cứu trên một nhóm sinh viên Y3 - Đại Học
Y Thái Bình từ 4/2008 – 8/2008. Có thể sử dụng các chỉ số của giải

pháp này để đánh giá ảnh hưởng của môi trường lao động đối với các
bệnh nghề nghiệp trong xã hội.
7. Hiệu quả xã hội
Góp phần lí giải trạng thái tâm lí căng thẳng thường gặp ở sinh
viên, giúp sinh viên tự nhận thức được sự thay đổi tâm lí của mình, tự
cân bằng tâm lí yên tâm học tập, giúp các trường đại học, cao đẳng
nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa, xã hội, giải trí với sự phát
triển của sinh viên, đồng thời nhận thức được mức độ quá tải dung
lượng bài học với sinh viên để điều chỉnh hợp lí. Giải pháp có ý nghĩa
trong việc nghiên cứu gánh nặng trong lao động, học tập, đánh giá các
trạng thái stress của cơ thể.

10


8. Kết luận
Giải pháp góp phần phòng chữa các tác hại về sức khỏe do street
tâm lí xã hội và nghề nghiệp trong sinh viên nói riêng, cộng đồng dân
cư nói chung trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm thực hiện tốt công cuộc chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng của toàn ngành Y tế hiện nay.

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
Áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giải phẫu học.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Nguyễn Văn Minh
Quê quán: Tiền Phong - Thái Bình
Năm sinh: 2/7/1964

Trú quán: Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Bác sĩ Giải phẫu học
Chức vụ: Giảng viên
BS. Nguyễn Văn Minh
Cơ quan công tác: Trường Đại học Y Thái Bình
Điện thoại: 0913.081.367
Đồng tác giả: Trần Văn Cường, Phạm Thị Loan, Phan Văn Luyện,
Nguyễn Văn Ngẫu, Phạm Văn Cường
3. Đặt vấn đề
Giải phẫu học là môn học hình thái, những hình ảnh của cơ quan,
bộ phận trong cơ thể đã được thể hiện bằng tranh vẽ, mô hình, trên tiêu
bản, trên xác. Hiện nay, hình ảnh không gian 3 chiều, chụp cắt lớp vi
11


tính… đã hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác giảng dạy cũng như việc học
tập của sinh viên. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra
bài giảng hiệu quả, gây hứng thú cho người học là vấn đề cần thiết.
4. Nội dung
Giải pháp đã sử dụng mạng internet để tìm kiếm thêm hình ảnh
giải phẫu bình thường trên phim X - quang, film chụp cắt lớp vi tính,
cộng hưởng từ hạt nhân, tải về để bổ sung cho bài giảng. Sau đó giải
pháp dùng phần mềm Help and manual nhập toàn bộ dữ liệu, dùng trình
đơn Compile help file để tạo ra file dữ liệu chứa hình ảnh và nội dung
theo dạng cây thư mục dựa trên bảng thiết kế danh mục bài giảng cho môn
học giải phẫu, file này có phần đuôi mở rộng “.chm” chạy trực tiếp trên các
hệ điều hành như Win 98, Win 2000, Win XP với dung lượng file nhỏ. File
còn cung cấp cho người dùng một chế độ tìm kiếm đơn giản là gõ từ khoá
cần tìm để truy cập tới phần bài giảng đó bằng cách kích chuột vào menu

saerch và gõ từ cần tìm vào hộp văn bản bằng fonts chữ Vn.time.
5. Tính mới, sáng tạo
Giải pháp mang tính bảo mật cao, người sử dụng có bản hướng dẫn cụ
thể song không thể thay đổi được nội dung cũng như cấu trúc bài giảng, muốn
thay đổi bắt buộc phải truy cập vào tệp nguồn của tác giả mới có thể thay đổi
được. Sau khi fie này được tạo ra nó sẽ lưu trữ được một khối lượng thông
tin lớn về hình ảnh các cơ quan, bộ phận, dung lượng file nhỏ tiện cho việc
sao chép, có thể lên mạng nội bộ và chia sẻ cho các máy trạm giúp sinh viên
truy cập dễ dàng, có thể phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên trên máy
tính tương thích với nhiều hệ điều hành.
6. Khả năng áp dụng
Giải pháp có thể được áp dụng ở tất cả mọi cấp học với sự điều chỉnh hợp
lí.
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Chỉ cần một bộ nhớ với dung lượng không lớn nhưng chứa được
những nội dung vô cùng phong phú đáp ứng được nhu cầu tự học cho sinh
viên, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện, nhanh
chóng, có thể thay đổi nội dung bài giảng một cách thuận tiện phù hợp với yêu
cầu hiện tại.
8. Kết luận
Áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giải phẫu học là giải
pháp khoa học hiện nay, cung cấp cho sinh viên kiến thức về môn giải phẫu
với một khối lượng thông tin lớn, gọn nhẹ, kết hợp được giữa các cơ quan
của cơ thể người với phần nội dung bài giảng, giúp sinh viên, giảng viên có
thể dễ dàng tiếp cận bài giảng thuận tiện trên máy vi tính.

12


HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009

GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
“Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp dinh dưỡng và luyện
tập dự phòng giảm mật độ xương cho phụ nữ từ 40-65 tuổi tại Thái Bình” .
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Ninh Thị Nhung
Quê quán: Tiền Hải
Năm sinh: 22/5/1964
Trú quán: Tiền Hải – Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Tiến sĩ y khoa
Chức vụ: Giảng viên
TS. Ninh Thị Nhung
Cơ quan công tác: Trường Đại học Y Thái Bình
13


Điện thoại: 0912850028
Email: nhungntytb @yahoo.com
Đồng tác giả: PGS.TS. Phạm Ngọc Khái, ThS. Đinh Thi Phượng, ThS. Tạ
Thuý Loan, ThS. Phạm Thị Dung.
3. Đặt vấn đề
Loãng xương và hậu quả của loãng xương đã trở thành một vấn đề
sức khoẻ cộng đồng ngày càng được quan tâm. Bệnh nhân khi đã chẩn
đoán loãng xương thì giải pháp điều trị dùng thuốc khá tốn kém, thời
gian điều trị kéo dài. Phát hiện sớm sự mất xương ở giai đoạn giảm mật
độ xương sẽ có ý nghĩa quan trọng để áp dụng kịp thời các biện pháp dự
phòng tích cực. Nghiên cứu tình trạng loãng xương, giảm mật độ xương,
đề xuất các biện pháp khả thi dự phòng cho những đối tượng giảm mật

độ xương là một trong các vấn đề thiết thực chăm sóc sức khỏe phụ nữ .
4. Nội dung
Giải pháp nghiên cứu đặc điểm giảm mật độ xương, loãng xương,
xác định một số yếu tố liên quan tới loãng xương từ đó đánh giá hiệu quả
của một số biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng giảm mật độ xương
cho phụ nữ tuổi từ 40-65 tuổi. Giải pháp dùng phương pháp nghiên cứu
cắt ngang mô tả phối hợp với nghiên cứu bệnh – chứng xác định mật độ
xương, nghiên cứu can thiệp đánh giá hiệu quả một số biện pháp dự
phòng cấp 1 tình trạng loãng xương tại cộng đồng trong 12 tháng, sử
dụng kỹ thuật siêu âm trên máy ALOKA , nhân trắc dinh dưỡng, khám
lâm sàng, phỏng vấn trực tiếp đối tượng và điều tra tập tính dinh dưỡng,
tần suất thức ăn tiêu thụ trong tuần, tháng… của đối tượng.
5. Tính mới, sáng tạo
Ở Thái Bình, đây là giải pháp đầu tiên trong lĩnh vực y tế nghiên cứu
về tình trạng loãng xương ở phụ nữ tuổi 45 - 60. Giải pháp đã dùng phương
pháp nghiên cứu dịch tễ học một cách hệ thống, sử dụng phương pháp thống
nhất đánh giá tình trạng loãng xương ở Việt Nam, nhằm đề xuất những biện
pháp dự phòng bệnh một cách kịp thời cho cộng đồng.
6. Khả năng áp dụng
Giải pháp thực hiện tại 6 cụm dân cư thuộc 4 xã: xã Quang Bình và
xã Nam Bình thuộc huyện Kiến Xương, Xã Đông Minh và xã Đông Hoàng
thuộc huyện Tiền Hải và 2 phường (phường Lê Hồng Phong và phường Kỳ
Bá) của tỉnh Thái Bình.
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Giải pháp giúp xác định nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ tuổi
45 – 60, từ đó có biện pháp can thiệp hiệu quả, góp phần trấn an tâm lí, bảo
vệ sức khoẻ phụ nữ trong cộng đồng, đưa tới các biện pháp hiệu quả dự

14



phòng loãng xương cho phụ nữ, tăng tỷ lệ phục hồi, giảm tỷ lệ xương thoái
hoá, phát hiện sớm bệnh loãng xương sẽ giúp người bệnh phòng, ngừa, giảm
chi phí trong khi điều trị.
8. Kết luận
Giải pháp nhằm phát hiện sớm, để có thể đưa ra biện pháp điều
trị kịp thời tình trạng loãng xương, gẫy xương góp phần nâng cao sức
khoẻ cho người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi 45 – 60 khi sức đề
kháng của cơ thể đã giảm sút nhiều.

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
Nghiên cứu đặc điểm chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u não
tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình năm 2005 – 2008.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Nguyễn Đức Thái
Quê quán: Kỳ Bá - Thái Bình

15


Năm sinh: 18/01/1966
Trú quán: Tổ 31 Kỳ Bá -Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Thạc sĩ y khoa
Ths. Nguyễn Đức Thái
Cơ quan công tác: Bệnh viện Đa khoa Thái Bình
Điện thoại: 0363.841.472 – 0363.841. 743

Di động: 0912.178.906
Đồng tác giả: Vũ Thị Xuân
3. Đặt vấn đề
Các triệu chứng lâm sàng của u não thường không rõ ràng, chính vì
thế việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Để giúp thầy thuốc có quyết định
chính xác trước khi phẫu thuật cần phải có sự trợ giúp của các loại máy móc
như: máy chụp C.T. Scanner, chụp cộng hưởng từ…Tuy vậy, vẫn cần thiết
phải có sự nghiên cứu phù hợp để đối chiếu giữa hình ảnh của C.T. Scanner
vị trí khối u với một số triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân u não
để nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
4. Nội dung
Giải pháp tiến hành nghiên cứu trên 180 bệnh nhân chụp CLVT với
phương pháp mô tả, cắt ngang. Kết quả cho thấy u não hay gặp nhất ở lứa
tuổi 30 – 60 (64.4%), u ở vị trí hố sau thường gây hội chứng tiểu não, u ở
đường giữa thường là u tuyến yên, u sọ hầu, u não trên lều thường co giật,
hội chứng tăng áp lực nội sọ gặp trong tất cả các vị trí của u não, hình ảnh
CLVT cho thấy u ở vị trí bán cầu hay gặp nhất, chủ yếu khối nằm ở trán,
thái dương, đỉnh, ít gặp ở thuỳ chẩm, phần lớn u não khi được phát hiện
thường có kích thước từ 2 cm trở lên (83 %), hay gặp khối có tỷ trọng hỗn
hợp, khối u có ranh giới rõ ràng, quanh các khối thông thường là có quầng
phù não, mức độ đè đẩy đương giữa đánh giá sự phát triển của khối đồng
thời tiên lượng tình trạng bệnh thường là đè ép từ 5 mm trở lên, hay gặp
ngấm thuốc mạnh của khối u.
5. Tính mới, sáng tạo
Giải pháp lần đầu tiên thực hiện ở Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa Thái
Bình là đơn vị tiên phong ứng dụng giải pháp này.
6. Khả năng áp dụng
Giải pháp được áp dụng tại bệnh viện từ năm 2003, đến nay số lượng
b bệnh nhân chẩn đoán bệnh đã tăng từ 100 - 750 BN/tháng. Giải pháp có
khả năng áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện, các cơ sở y tế có máy chụp cắt

lớp và cán bộ thực hiện được kỹ thuật.
7. Hiệu quả kinh tế xã hội
7.1 Hiệu quả kinh tế

16


Giải pháp giúp giảm 30% các chuyến xe cấp cứu chuyển bệnh nhân
lên điều trị ở tuyến trên, tiết kiệm đáng kể tiền viện phí cho bệnh nhân. Nếu
tính số BN chẩn đoán các triệu chứng thường rõ nguyên nhân nghĩ đến u não
trong 3 năm nghiên cứu 500 BN, số được chẩn đoán là 180 nên số kinh phí
tiết kiệm được là: 180 ca u não x 1. 000.000 = 180.000.000 đ
320 ca không u não x 3.500.000 = 1.120.000.000 đ
7.2 Hiệu quả xã hội
Giải pháp giúp giảm tỷ lệ tử vong, giảm di chứng thần kinh cho bệnh
nhân, nâng cao trình độ chẩn đoán của ngành y tế Thái Bình về lĩnh vực
chuyên sâu, định hướng cho bác sĩ các hướng giải quyết mới. Giải pháp giúp
giảm chi phí cho bệnh nhân khi phải chuyển lên tuyến trên.
8. Kết luận
Nghiên cứu chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u não là kỹ thuật mới
,một phương pháp hiện đại mà tất cả người dân Thái Bình đều được hưởng
thụ từ dịch vụ y tế cao kể cả người dân nghèo, góp phần vào việc nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh ở Thái Bình.

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
17



Nghiên cứu đánh giá thực trạng mắc bệnh động kinh, đề xuất mô
hình quản lí chăm sóc điều trị BN tại 2 huyện Qùynh Phụ, Đông Hưng
tỉnh Thái Bình.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Dương Huy Hoàng
Quê quán: TP.Thái Bình
Năm sinh: 24/11/1971
Trú quán: 373 phố Lý Bôn – Kỳ Bá- Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Tiến sĩ chuyên ngành thần kinh
Chức vụ: Giảng viên
TS. Dương Huy Hoàng
Cơ quan công tác: Trường Đại học y Thái Bình
Điện thoại: 0363.838.545 – 0363.847. 509 – 0363.848.861
Đồng tác giả: Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Quang Lịch
3. Đặt vấn đề
Động kinh gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi địa vị, mọi đẳng cấp xã
hội. Tỷ lệ mắc bệnh cao, tính chất bệnh lí nặng nề có thể nguy hiểm đến tính
mạng người bệnh nên việc chẩn đoán sớm để có phác đồ điều trị kịp thời,
giúp họ tái hoà nhập cộng đồng là vấn đề cần thiết trong chăm sóc sức khỏe
người bệnh.
4. Nội dung
Giải pháp nhằm xác định tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng bệnh động
kinh để từ đó có sự theo dõi, đánh giá sự tuân thủ y lệnh điều trị của bệnh
nhân, đề xuất mô hình quản lí và điều trị động kinh tại cộng đồng bằng
phương pháp hồi cứu, điều trị cắt ngang, tiến cứu một năm từ 6/2007 5/2008. Tỷ lệ mắc động kinh trong năm điều tra tại 02 huyện là 5,4‰ (nam:
6,5‰, nữ: 4,4‰) lứa tuổi dưới 10 mắc động kinh nhiều nhất 7,8‰, thời gian
mang bệnh cao nhất từ 1 - 5 năm, chấn thương sọ não là yếu tố cao nhất gây
bệnh. Hiện nay việc quản lí, điều trị bệnh nhân mắc bệnh phụ thuộc vào

mạng lưới y tế, sự quan tâm của chính quyền địa phương. Ngoài các biện
pháp như việc đơn trị liệu, đa trị liệu, tuân thủ y lệnh, các bác sĩ còn sử dụng
một số loại thuốc sau: Phenobacbital, Phenytoin, Valproat, Cacbamezenpin..
để chữa bệnh cho bệnh nhân.
5. Tính mới, sáng tạo

18


Giải pháp đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng bệnh động kinh để đưa
ra mô hình điều trị hợp lí.
6. Khả năng áp dụng
Từ nghiên cứu thực trạng mắc bệnh động kinh, các cơ sở y tế cần phối
hợp với chính quyền địa phương trong quản lí và điều trị bệnh nhân động
kinh có hiệu quả.
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Sau 1 năm triển khai giải pháp đã đưa lại kết quả khả quan: 37,8 % cắt
cơn, 35,6 % hạn chế được cơn (23,3 % không có tác dụng), góp phần giúp
bệnh nhân tái hoà nhập cộng đồng, giảm gánh nặng cho xã hội.
8. Kết luận
Nghiên cứu đánh giá thực trạng mắc bệnh động kinh, đề xuất mô hình
quản lí chăm sóc điều trị BN tại Thái Bình hiện nay là giải pháp có ý nghĩa
quan trọng góp phần phát hiện trị kịp thời các dấu hiệu động kinh ở bệnh
nhân, từ đó tạo điều kiện cho các bác sĩ chăm sóc, điều trị bệnh kịp thời,
giúp bệnh nhân ổn định tâm lí, sớm hoà nhập với cộng đồng, giảm bớt gánh
nặng cho gia đình và xã hội.

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009

19



GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
Nghiên cứu, đánh giá kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển
xương đùi người cao tuổi bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít tại
Bệnh viện Đa khoa Thái Bình năm 2007 – 2008.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Hoàng Thanh Bình
Quê quán: Thái Bình
Năm sinh: 1955
Trú quán: Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: BSCK II
Chức vụ: Trưởng khoa chấn thương
BSCK II. Hoàng Thanh
Bình
Cơ quan công tác: BV Đa khoa Thái Bình
Điện thoại: 0363.830.616 *DĐ: 0913.006.429
Đồng tác giả: Nguyễn Như Chiến, Nguyễn Anh Tuấn.
3. Đặt vấn đề
Gãy mấu vùng chuyển xương đùi thường gặp ở người cao tuổi do cấu
trúc xương ở vùng này thay đổi theo lứa tuổi, rối loạn chuyển hoá gây thưa
xương. Với những trường hợp như vậy, kết hợp điều trị gãy xương bằng nẹp
vít là phương pháp tối ưu, thích hợp với xương gãy đã ở trong tình trạng
thoái hoá mô rõ, ổ gãy không vững và tình trạng người bệnh già yếu.
Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giá thành thấp, phù hợp với khả năng
kinh tế của nhiều bệnh nhân, thích hợp với đối tượng bệnh nhân cao tuổi
không thể nằm lâu. Ở Thái Bình, phương pháp này đã được áp dụng từ 2005.

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả phẫu thuật cho những
bệnh nhân cao tuổi.
4. Nội dung giải pháp
Qua nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả can thiệp lâm sàng, giải
pháp tập trung đánh giá kết quả theo 4 mức độ: rất tốt, tốt, trung bình, kém.
Kết quả thu được như sau: Tuổi 60 – 69 chiếm 32%, tuổi 70 - 79 chiếm
44%, trên 80 chiếm 24%, tỷ lệ nam/nữ là 48/53%, gãy loại A2&A3 là 64%,
loại A1 là 36 %, rất tốt: 14,6%, tốt: 54,1%, trung bình: 27,1%, kém: 4,2 %,
biến chứng viêm tiết dịch tại chỗ gặp 6,7 %, viêm phổi 1/75 chiếm 1,3 %.
Không có bệnh nhân tử vong nội viện.
5. Tính mới, sáng tạo
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp
xương nẹp vít cho những bệnh nhân cao tuổi.
6. Khả năng áp dụng

20


Phương pháp kết xương gãy mấu vùng chuyển xương đùi bộc lộ ổ gãy
tối thiểu, sang chấn phẫu thuật ít, bảo vệ được các thành phần nuôi dưỡng
xương giúp cho ổ gãy mau liền xương phù hợp với bệnh nhân cao tuổi có
thưa xương, loãng xương. Kỹ thuật của phương pháp không quá khó, thời
gian phẫu thuật ngắn, chi phí điều trị không nhiều có thể triển khai tốt ở các
bệnh viện tuyến tỉnh không có trang thiết bị hiện đại, dụng cụ kết hợp xương
không đa dạng.
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Phương pháp này giúp cho người bệnh ngồi dậy tập vận động sớm,
tránh được các biến chứng toàn thân do nằm lâu và sự bùng phát của các
bệnh nội khoa. Phẫu thuật các bệnh nhân cao tuổi gãy vùng mấu chuyển
xương đùi sẽ cứu sống được nhiều bệnh nhân mà các phương pháp điều trị

bảo tồn đều thất bại, kéo dài tuổi thọ, giảm đáng kể thời gian chăm sóc do
nằm lâu, giảm đáng kể chi phi điều trị cho gia đình bệnh nhân và giảm
gánh nặng cho toàn xã hội, góp phần làm giảm sự qúa tải cho bệnh viện
trung ương.
8. Kết luận
Đánh giá kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển xương đùi người cao
tuổi bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít là biện pháp tích cực hiện nay
nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả việc triển khai, áp dụng kỹ thuật tiên
tiến trong điều trị bệnh của Bệnh viện Đa khoa Thái Bình nói riêng và chiến
lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân của toàn ngành y tế Thái Bình nói chung.

21


HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
Đánh giá tác dụng của bài thuốc "bán hạ bạch truật thiên ma
thang" trong điều trị rối loạn lipid máu ở hội chứng chuyển hoá.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Bùi Thị Nguyệt
Quê quán: Thái Bình
Năm sinh: 8/8/1954
Trú quán: Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: BSCK II
Chức vụ: Trưởng Bộ môn YHCT
Cơ quan công tác: Trường Đại học y Thái Bình
BSCK II. Bùi Thị Nguyệt

Điện thoại: 0915.443.498
Đồng tác giả: BSCKII. Bùi Thị Kim Dung, Lê Thị Hải Vân, Nguyễn Huy
Gia, Nguyễn Văn Hoan.
3. Đặt vấn đề
Hội chứng rối loạn Lipid máu( RLLPM) được coi là một nguy cơ
quan trọng cho sự hình thành, phát triển của bệnh xơ vữa động mạch(
XVĐM). Nó gây ra các biến chứng và hậu quả như: nhồi máu cơ tim, tai
biến mạch máu não, tăng huyết áp… dẫn đến tàn phế hoặc tử vong nhanh
chóng.
Bệnh xơ vữa động mạch ở Việt Nam trong những năm gần đây có
chiều hướng gia tăng. Hội chứng rối loạn Lipid máu đang là vấn đề thời sự
thu hút sư quan tâm của các nhà y dược học trên toàn thế giới. Có nhiều loại
thuốc tân dược đã được dùng để điều trị nhưng vẫn có tác dụng không mong
muốn. Chính vì vậy, nghiên cứu và sử dụng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên
để điều trị bệnh đang trở thành xu hướng hiện nay.
4. Nội dung
Đánh giá tác dụng của bài thuốc "Bán hạ, bạch truật, thiên ma thang"
trong điều trị hội chứng rối loạn Lipid máu thông qua một số chỉ số lâm sàng
và cận lâm sàng, theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm
sàng và một số chỉ số cận lâm sàng trong điều trị chứng đàm thấp. Kết quả
22


cho thấy, bài thuốc “Bán hạ bạch truật thiên ma thang” có tác dụng thay đối
các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đối với bệnh nhân tăng mỡ máu
do rối loạn chuyển hoá, thay đối các triệu chứng lâm sàng theo y học cổ
truyền, kiện tỳ, trừ đàm thấp, tức phong, giáng hoả, nên có tác dụng trên các
triệu chứng lâm sàng qua vọng chẩn, vấn chẩn, thiết chẩn...
5. Tính mới, sáng tạo
Giải pháp đã đánh giá toàn diện, cụ thể về bài thuốc “Bán hạ,

bạch truật, thiên ma thang” theo cả 2 phương pháp y học cổ truyền và y
học hiện đại.
6. Khả năng áp dụng
Bài thuốc “Bán hạ bạch truật thiên ma thang” chủ yếu là các vị thuốc
nam có thể áp dụng được tại cộng đồng, thuốc dễ sử dụng, ở nhiều dạng
khác nhau, không có tác dụng phụ nên không làm thay đổi các triệu chứng
sinh hoá, huyết học. Giải pháp đang được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y
Thái Bình và đem lại hiệu quả cao.
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Giải pháp đã góp phần hạn chế sử dụng thuốc tây y trong điều trị rối
loạn Lipid máu, xơ vữa động mạch, góp phần của y học cổ truyền Việt Nam
trong điều trị và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
8. Kết luận
Giải pháp đã góp phần làm sáng tỏ hiệu quả điều trị bệnh xơ vữa động
mạch của bài thuốc “Bán hạ, bạch truật thiên ma thang” trong việc điều trị
bệnh xơ vữa động mạch ở bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và
chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong dùng thuốc đông y.

23


HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÁI BÌNH NĂM 2008 - 2009
GIẢI KHUYẾN KHÍCH

1. Tên giải pháp
Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp đo âm phát ốc tai kích thích
để phát hiện giảm thính lực và các yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Thái
Bình.
2. Giới thiệu tác giả
Họ và tên: Phạm Thị Tỉnh

Quê quán: TP. Thái Bình
Năm sinh: 20/10/1965
Trú quán: Kỳ Bá - Thái Bình
Văn hoá: 12/12
Chuyên môn: Thạc sĩ Y khoa
Chức vụ: Giảng viên bộ môn Phục hồi chức năng Ths. Phạm Thị
Tỉnh
Cơ quan công tác: Trường Đại học Y Thái Bình
Điện thoại: 0912.141.880
Đồng tác giả: Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Thuỷ
3. Đặt vấn đề
Giảm thính lực và khiếm thính là một trong những nguyên nhân quan
trọng gây tàn tật ở trẻ. Giảm thính lực ở trẻ em nếu không được phát hiện
kịp thời trẻ sẽ có nguy cơ tàn tật vĩnh viễn. Tại Việt Nam, hầu hết trẻ khiếm
thính được phát hiện rất muộn (thường vào lứa tuổi đi học) nên đã làm hạn
chế rất nhiều hiệu quả của chương trình can thiệp cho trẻ. Mặt khác, việc
phát hiện giảm thính lực và khiếm thính chủ yếu dựa vào các phương pháp
dụng cụ đơn giản như dùng đồ chơi phát ra âm thanh, chuông trống, thanh
la…nên tỷ lệ trẻ khiếm thính còn hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp
dụng một công cụ đơn giản, dễ thực hiện nhưng đảm bảo độ nhạy cao để
24


phát hiện sớm giảm thính lực là một nhu cầu cấp bách, đặc biệt đối với điều
kiện như Việt Nam.
4. Nội dung
Đo âm phát ốc tai kích thích hoạt động theo cơ chế: nếu có một âm
thanh (một tiếng động ngắn, dứt khoát) phát ra sẽ tạo nên một kích thích
bằng âm thanh lên tế bào lông ngoài của ốc tai và tế bào lông ngoài sẽ lập
tức tái tạo một âm thanh như thế (giống như tiếng vọng) quay ngược trở lại

tai giữa. Đây chính là sự phản hồi âm thanh của ốc tai. Có 2 loại âm phát ốc
tai là âm phát ốc tai tự phát (ta có thể ghi lại được khi không có kích thích
âm thanh từ bên ngoài vào) và âm phát ốc tai kích thích (ta ghi lại được khi
có nguồn kích thích âm thanh từ bên ngoài). Giải pháp dựa vào nguyên lí
hoạt động của máy đo (khi máy hoạt động, ở đầu dò được lắp khít vào ống
tai sẽ tạo ra một loạt các âm click ngắn, dứt khoát, cường độ dưới 30 db..
Âm này truyền qua ống tai ngoài, màng nhĩ, chuỗi xương con vào trong tai
gây chuyển động các tế bào lông ngoài. Sự chuyển động của các tế bào lông
ngoài sẽ gây nên một phản hồi âm thanh truyền ngược ra ống tai ngoài và
được máy thu âm ghi lại, phân tích) giúp xác định sớm các trường hợp trẻ
giảm thính lực để có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời
5. Tính mới, sáng tạo
Hiện tại ở Thái Bình chưa có giải pháp nào nghiên cứu cụ thể về hiện
tượng giảm thính lực ở trẻ sơ sinh. Giải pháp đã chỉ ra được những ưu điểm
của phương pháp đo OAE: kỹ thuật tự động, có độ nhạy cao với mọi mức độ
giảm thính lực ở trẻ, không đòi hỏi sự phối hợp nào từ phía trẻ, thực hiện
được ở trẻ sơ sinh, không đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu về thính lực học,
thời gian đo nhanh, cho kết quả ngay, kết quả không bị nhiễu bởi điện vật lí,
không bị ảnh hưởng do bị bất thường về thần kinh, an toàn tuyệt đối với trẻ,
giá thành thấp.
6. Khả năng áp dụng
Đây là một nghiên cứu lần đầu tiên áp dụng phương pháp đo âm phát
ốc tai kích thích để xác định tỷ lệ giảm thính lực ở trẻ sơ sinh tại Thái Bình.
Giải pháp có thể phát triển nhân rộng trong phạm vi cả nước.
7. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Giải pháp giúp phát hiện sớm, can thiệp sớm những trường hợp trẻ
giảm thính lực để các em có cơ hội phát triển ngôn ngữ, học tập như trẻ bình
thường. Các kết quả nghiên cứu của giải pháp sẽ góp phần giúp các nhà
hoạch định chính sách, các bác sĩ và những người làm công tác y tế… xây
dựng kế hoạch can thiệp sớm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho

trẻ khiếm thính, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Giải pháp góp phần
thúc đẩy công tác sàng lọc sơ sinh – một biện pháp được coi là chiến lược
cho sức khỏe cộng đồng thế kỉ XXI, tuyên truyền cho cộng đồng về tầm

25


×