Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.7 KB, 19 trang )

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀO GIẢI PHÁP
2011-2015
I.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
1. THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG
 Năm 2011 là một năm đầy biến động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ của
Việt Nam.
- Quy định trần lãi suất 14%/năm khiến các NHTM gặp khó về thanh
khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Cá
biệt, có những giao dịch lãi suất lên tới mức 30-40%/năm với kỳ hạn 1
tháng.
- Từ tháng 9, lãi suất tái cấp vốn tăng lên 15%/năm và lãi suất cho vay
qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng lên 16%/năm. Mặc
dù trong tháng 10, lãi suất thị trường liên ngân hàng có áp lực tăng,
nhưng tính đến ngày 14/12, lãi suất kỳ hạn qua đêm ở mức 14 14,5%/năm; 1 tuần ở mức 15 - 16%/năm; 2 tuần ở mức 16 - 17%/năm; 1
tháng ở mức 18 - 19%/năm.
 Trong năm 2012, tình hình kinh tế - tài chính toàn cầu khó khăn, đã tác
động sâu sắc đến kinh tế Việt Nam nói chung, trong đó có hoạt động của
ngành Ngân hàng nói riêng
- Trong năm 2012 lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm mạnh từ
10 - 11 %/năm.


Lãi suất qua đêm tuy có giảm nhưng vẫn luôn ở mức cao nhất(4,59,8%).lãi suất 2 tuần ỏ vị trí thứ hai,1 tuần ở vị trí thứ ba, thấp nhất
là lãi suất theo tháng(1,9-6%)
 Trong năm 2013
- Tính đến ngày 20/12, tổng doanh số giao dịch bằng VND là 5.129.020
tỷ đồng (giảm 1.559.290 tỷ đồng so với năm 2012); giao dịch bình
quân/ngày bằng VND là 16.013 tỷ đồng (giảm 6.290 tỷ đồng so với năm


ngoái).
- Ngân hàng Nhà nước đã giảm 2%/năm các mức lãi suất điều hành;
giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các
lĩnh vực ưu tiên; giảm 1%/năm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi
bằng VND, từ cuối tháng 6, các ngân hàng thương mại được tự ấn định
lãi suất tiền gửi VND có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Mặt bằng lãi suất cho
vay giảm 2-5%/năm trong 2013. Đến cuối 2013, đối với các ngân hàng
thương mại Nhà nước, lãi suất cho vay thương mại trung bình trong
ngắn hạn là 9,75/năm và trong trung & dài hạn là 13%/năm; lãi suất cho
vay trong các lĩnh vực ưu tiên trung bình trong ngắn hạn là 8%/năm và


trong trung & dài hạn là 9,5%/năm. Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm
năm 2013 là 2,83%/năm, giảm 3,83% so với năm 2012.

 Năm 2014 lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm trong tuần ở mức
2,14%/năm, tăng 0,38%/năm so với tuần từ 9 - 13/6/2014, các kỳ hạn
dưới 3 tháng còn lại, lãi suất bình quân dao động trong khoảng 2,5% 4,52%/năm.






- Các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (chiếm 38%
tổng doanh số VND), 1 tuần (chiếm 29%) và 2 tuần (chiếm 11%).
-Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất bao gồm kỳ
hạn, qua đêm, 1 tuần và 2 tuần với tỷ trọng lần lượt chiếm 56%, 17% và
10% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
Năm 2015, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng sôi động, khối lượng

giao dịch, doanh số giao dịch bình quân/1 ngày, lãi suất và doanh số giao
dịch bình quân ở các kỳ hạn ngắn đều tăng so với năm 2014 cho thấy
thanh khoản hệ thống ngân hàng không còn ở trạng thái dư thừa như các
năm trước đây. Trong năm 2015, tổng khối lượng giao dịch trên thị
trường liên ngân hàng ước trên 5,2 triệu tỷ đồng, giao dịch bình quân 1
ngày là 21.145 tỷ đồng.


Tổng khối lượng giao dịch năm 2015 tăng trên 2 tỷ đồng sao vs năm
2014,doanh số giao dịch bình quân/1 ngày tăng 643 tỷ đồng so vs năm
2014.
2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
 Năm 2011 CP ban hành nghị quyết 11,tăng tỷ giá lên 9,3%. Ngày
11/2/2011, NHNN tăng tỷ giá USD/VND từ 18.932 lên 20.693 và thu
hẹp biên độ giao dịch từ ± 3% xuống ±1%. Tuy nhiên, sau đó, tỷ giá
ngoài thị trường tự do đã có biến động mạnh, một số thời điểm tỷ giá lên
mức 22.000 VND/USD
- Sau cú "sốc" này, áp lực tỷ giá USD/VND đã giảm hẳn, thị trường ngoại
hối tỏ ra ổn định và không gây ra những biến động lớn. Nhiều thời điểm,
tỷ giá thị trường tự do giảm thấp hơn so với thị trường chính thức, tỷ giá
liên ngân hàng cũng liên tục giảm. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011 mức
tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đạt xấp xỉ 19% và tiền gửi tăng khoảng 8%
so với đầu năm, cho thấy tình trạng đô la hóa vẫn còn cơn sốt vàng.
Trong năm 2011, giá vàng đã tăng khoảng 25% và mức tăng cao nhất đạt
40% khi giá vàng đạt đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng vào ngày 23/8. Khoảng
cách giữa giá vàng trong nước với thế giới xấp xỉ 2 triệu đồng/lượng và


được gọi là "ngày thứ Hai điên rồ". Trước hiện tượng này, NHNN cho
nhập khẩu 5 tấn vàng nhưng không làm giá vàng giảm mạnh, thậm chí

đến cuối tháng 9, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới gần
4 triệu đồng/lượng.
- Giá vàng tăng mạnh tiếp tục đẩy nhu cầu mua lên cao, phần nào tạo áp
lực khiến NHNN phải cho phép SJC và 5 NHTM là Sacombank, ACB,
Techcombank, DongABank và Eximbank được bán vàng bình ổn, với
lượng vàng bán ra đạt trên 10 tấn trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, những
ngày cuối năm, một vài ngân hàng bán vàng bình ổn đã từ chối bán vàng
cho dân với lý do hết vàng.
- Tuần cuối cùng của năm 2011, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá
vàng thế giới trên 2 triệu đồng/lượng.
 Năm 2012, Trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ giá VND/USD có xu hướng
tăng nhẹ, còn 6 tháng cuối năm giảm, tính chung cả năm tỷ giá giảm gần
0,88%.


Trong 6 tháng đầu năm diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra ổn định với
chiều hướng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
(BQLNH) tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/1 USD. Tỷ giá giao
dịch của ngân hàng thương mại (NHTM) sau một thời gian duy trì ở
mức kịch trần biên độđãđược các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ởmức
20.860 - 20.920 VND/USD vào thời điểm cuối tháng 6/2012

Từ tháng 7 - 12/2012, tỷ giá giảm dần. Xu hướng biến động tỷ giá
VND/USD duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần. Tháng 8/2012, tỷ giá
giao dịch trên thị trường tự do có tăng nhẹ và kéo dài khoảng cách chênh
lệch với tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức gần 70 VND/1USD,
nhưng sang tháng 9 bắt đầu xu hướng giảm dần đều cho tới cuối năm
2012 khi xoay quanh mức 20.850 – 20.870/VND/1USD. Tỷ giá BQLNH
vẫn được duy trì một đường kẻ thẳng kể từ ngày 24/11/2011 cho đến
nay.

 Bước sang năm 2013, thị trường ngoại tệ 8 tháng đầu năm giữ được sự
ổn định, tỉ giá dao động trong biên độ cho phép


• Trong 6 tháng đầu tỷ giá USD trên thị trường LNH được giữ ổn định ở
mức 20.828 VND/1USD.Từ 28/6 đến nay , NHNN điều chỉnh tỷ giá
tăng lên 21.036 VND/1USD
• 9/10/2013, tỷ giá giao dịch USD của NHTM : 21.08021.140VND/1USD
• Tính đến cuối tháng 5/2013 huy động tiền gửi bằng ngoại tệ tăng nhẹ
dưới 1%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm,tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm
11.82% (giảm so với mức 12,36% vào cuối năm 2012 và 15,84% vào
thời điểm cuối năm 2011).
- Giá vàng trong nước trong tháng lên cao nhất tại mức 38,85 triệu đồng/
lượng ngày 28/8, thấp nhất tại 37,42 triệu đồng/ lượng ngày 8/8.
 Năm 2014, Theo đánh giá của giới chuyên gia, năm 2014 được xem là
năm khá ổn định của cặp tỷ giá USD/VND. Dẫu vậy, từ đầu năm đến
nay, tỷ giá USD/VND có 3 đợt “tăng nóng” bất thường.
- Tính tới ngày 30/6/2014, tỷ giá trung bình của 23 ngân hàng thương mại
đạt 21.251 VND/USD, tăng 0,8% so với mức tỷ giá của đầu tháng
01/2014 và tăng 1,04% so với cùng thời điểm năm 2013;
- tỷ giá tự do ngày 30/6/2014 là 21.305 VND/USD, tăng 0,6% so với tỷ
giá tự do thời điểm đầu năm và tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm
2013, xác lập mức tỷ giá tăng cao nhất trong tháng 6.
- Từ 1/10, tỷ giá đã biến động, có ngân hàng đã điều chỉnh tăng thêm 10
VND/USD.
- Vào ngày 18/11, khi tỷ giá USD/VND biến động mạnh, có thời điểm đạt
mức 21.420 đồng/1 USD. Mức tăng tới 50 VND chỉ trong vòng 1 giờ
đầu ngày - gây bất ngờ vì mức tăng quá đặc biệt, vì sự mạnh bạo đó
thường chỉ có ở những thời điểm xáo trộn từ 2011 trở về trước.
 Năm 2015 , được coi là một năm đầy biến động, tính chung trong năm

2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và nới biên độ thêm
2% từ mức +/-1% lên +/-3%./


- Giá vàng trong năm nay cũng có những biến động mạnh,điển hình vào
tháng 7/2015 giá vàng ở mức thấp nhất trong lịch sử 5 năm trở lại đây,
giá vàng trong nước đang đứng tại mốc 33,00 triệu đồng/lượng chiều
mua vào – 33,30 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
3. THỊ TRƯỜNG MỞ
 Năm 2011, thống kê từ đầu năm nay đến hết tháng 3/2011, NHNN đã
bơm ra thị trường mở 1.285.146 tỷ đồng, trong khi hút về 1.202.214,1 tỷ
đồng, trong tháng 4/2011, NHNN cũng đã bơm ra thị trường mở
519.695,7 tỷ đồng và hút về 453.002,7 tỷ đồng. Trong tháng 5/2011,
NHNN đã hút ròng khoảng 71.757,6 tỷ đồng. Trong 6 tháng cuối năm,
NHTW tiếp tục bơm, hút tiền vào lưu thông, nhưng lượng tiền cung ra
vẫn lớn hơn lượng tiền hút về.trong quý III lượng tiền cung ứng ròng đạt
18.945 tỷ đồng, và đến hết quý IV con số này lên đến 28.628 tỷ đồng.
Trong 2 tuần đầu tháng 4/2011 (từ 4/4 đến 15/4), sau khi nâng lãi suất thị
trường mở từ 12% lên 13%, NHNN liên tục bơm tiền qua thị trường này
nhưng với khối lượng dè chừng. Nhu cầu vay trên thị trường mở vẫn lớn
khi tỷ lệ đăng kí/ chào thầu ở mức gần 230%.. Lãi suất trên thị trường
mở cũng có nhiều biến động. Trong tháng 1/2011, lãi suất mua có kỳ hạn
7 ngày đã tăng lên 10%/năm, từ ngày 22/2, tăng lên 12%, 1/4 là 13%,
ngày 4/5, đã được đẩy lên mức 14%/năm, không dừng ở đó, ngày 17/5,
NHNN đã nâng lãi suất trên thị trường mở lên 15%. Lãi suất NVTTM
(hay lãi suất OMO) tính đến hết tháng 6/2011, vẫn được giữ nguyên ở
mức 15%/năm.Từ ngày 4/7/2011, lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở
đã giảm nhẹ xuống 14%/năm..
 Năm 2012, từ ngày 4/7/2011 đến ngày 6/1/2012, lãi suất OMO luôn ở
mức 14%.theo số liệu thống kê về nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá năm

2012, NHNN đã bơm ra thị trường 341.704,96 tỷ đồng, trong khi hút
vào 394.001,365 tỷ đồng,như vậy trong năm 2012 NHNN đã hút ròng
52.296,405 tỷ đồng. năm 2012 , NHNN đã tiến hành hút về 172.418 tỷ
đồng thông qua phát hành tín phiếu các kỳ hạn 28 ngày, 56 ngày, 91


ngày, 182 ngày.lãi suất trúng thầu tín phiếu luôn thay đổi trong năm
2012,cuối tháng 3 đầu tháng 4 lãi suất trúng thầu tín phiếu ở các kỳ hạn
tương đối ổn định nhưng từ giữa tháng 4 đến tháng 10 lãi suất trúng thầu
tín phiếu có sự biến động mạnh(giảm mạnh) đặc biệt là tín phiếu kỳ hạn
28 ngày lãi suất giảm từ 11,5% xuống còn 3,8%, còn khoảng thời gian từ
cuối tháng 10 đến hết năm 2012 thì lãi suất tín phiếu các loại kỳ hạn ít
biến động và ở mức tương đối thấp.
 Năm 2013, chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm NHNN đã tiến hành hút về
84672 tỷ đồng thông qua phát hành tín phiếu( trong đó 38832 tỷ đồng tín
phiếu kỳ hạn 182 ngày chiếm 45,9%; 35010 tỷ tín phiếu kỳ hạn 91 ngày
chiếm 41,3%; 1300 tỷ tín phiếu kỳ hạn 56 ngày chiếm 1,5%; 9530 tỷ tín
phiếu kỳ hạn 28 ngày chiếm 11,3%).
-Lãi suất tín phiếu phát hành quý I ít biến động, lãi suất trên thị trường
mở được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh giảm
hạ lãi suất thị trường mở (OMO) từ 6% xuống 5.5% với hiệu lực từ ngày
19/07 nhằm hỗ trợ cho vay.
-Đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn, tổng khối lượng trúng thầu trong quý III
là 49.450 tỷ đồng.
-Đối với nghiệp vụ bán tín phiếu, tổng khối lượng tín phiếu trúng thầu
trong quý III là 77.596 9 5đồng
-Tính đến cuối tháng 12/2013 NHNN đã bơm ròng qua thị trường OMO
là 2758 tỷ đồng
 Năm 2014, trong 9 tháng đầu năm 2014 NHNN tiếp tục hút tiền thông
qua thị trường mở



Trong 9 tháng đầu năm trừ tháng 1 lượng bán ra muôn lớn hơn
lượng mua vào.tháng 8 lượng bán ra giảm mạnh.
Nguyên nhân:-tháng 1 là tháng tết nhu cầu tiền trong lưu thông
cao,do đó để đảm bảo lượng cung tiền cân bằng NHTW đã mua
vào 1 lượng lớn
-NHNN đã mua 1 lượng lớn ngoại tệ góp phần tăng
dự trữ ngoại hối,để trung hòa lượng tiền đã bỏ ra mua ngoại tệ từ
NHTM,NHNN tăng cường phát hành tín phiếu.
-Tính đến hết tháng 9/2014, lợi suất của tín phiếu 7 ngày khi cho vay
qua giao dịch repo(mua kỳ hạn) ở ngưỡng 5%/năm, giảm 0,5 điểm phần
trăm so với đầu năm.
- Lợi suất của tín phiếu 28 ngày, 56 ngày và 91 ngày giảm lần lượt 140,
20 và 108 điểm cơ bản so với thời điểm đầu năm, về mức 2,6%, 3% và
3,42%/năm tương ứng.


-Lợi suất trúng thầu trên thị trường trái phiếu giảm mạnh kể từ cuối năm
ngoái, tạo đà cho lợi suất của tín phiếu 28 ngày, 56 ngày và 91 ngày phát
hành trên thị trường mở giảm theo.
-Tính đến hết năm 2014, NHNN đã hút qua thị trường OMO là 132,605
tỷ đồng thông qua cả 2 nghiệp vụ bán tín phiếu và mua kỳ hạn(repo)
 Năm 2015, NHNN tiếp tục hút tiền qua thị trường mở (OMO) nhằm
kiềm chế lạm phát. .

Tính đến cuối năm 2015, dư nợ tín phiếu NHNN đã bằng 0 và NHNN
đang điều hành bơm hút tiền qua OMO chỉ thông qua nghiệp vụ Mua kỳ
hạn (Reverse Repo). Tính chung trong năm 2015, tổng lượng tiền
NHNN hút qua OMO là hơn 78.000 tỷ đồng đối với cả hai nghiệp vụ

mua kỳ hạn và Bán tín phiếu
II. THỊ TRƯỜNG VỐN
1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
 Năm 2011, Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị
trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới .
-Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%,
VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới
mệnh giá.


-Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch của cả
2 sàn trong nhiều phiên dưới mức 1.000 tỷ đồng.
-Giá trị và khối lượng giao dịch bình quân 1 phiên tính chung cả HNX
và HSX (theo phương thức khớp lệnh) trong năm 2011 là 790,72 tỷ đồng
và 53,25 triệu cổ phiếu giảm 65% và 30% so với năm trước.
-Năm 2011, tổng vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán đạt 37.609 tỷ
đồng, giảm 4% so với cuối năm 2010. Tổng tài sản của các công ty
chứng khoán là 82.515 tỷ đồng giảm 23% so với năm 2010. Sự sụt giảm
này là do những bất ổn của kinh tế vĩ mô năm 2011 làm cho cả index và
thanh khoản của thị trường đều suy giảm kéo dài, công ty chứng khoán
phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời doanh thu môi giới giảm
mạnh (giảm 70%) so với năm 2010.
-Lợi nhuận của các công ty chứng khoán giảm 221% so với năm 2010,
61/105 công ty thua lỗ với tổng số lỗ lên tới 3.500 tỷ đồng.
 Năm 2012, Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 biến
động khá mạnh.

-Cả hai chỉ số giá tổng hợp VN-Index và HNX-Index đều đi lên mạnh
mẽ trong 4 tháng đầu năm và quay đầu giảm điểm trong suốt thời gian
còn lại.

-Tính thanh khoản của thị trường biến động cùng chiều với chỉ số.


-Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên cả hai sàn đều tăng mạnh
trong 4 tháng đầu năm và sụt giảm mạnh trong suốt thời gian từ tháng 5
đến tháng 11 cho thấy tình trạng ảm đạm kéo dài của thị trường.
-> Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng năm 2012 vẫn có một kết thúc khá
đẹp khi phiên cuối cùng của năm (28/12/2012) khép lại với sắc xanh trên
cả 2 sàn giao dịch.
-VN Index chốt năm ở 413,73 điểm, tăng 3,76 điểm (tương đương
0,92%), tổng khối lượng giao dịch phiên này đạt 84.321.540 đơn vị,
tương ứng giá trị 1.157,572 tỷ đồng;
- HNX Index chốt năm ở 57,09 điểm, tăng 0,94 điểm (tương đương
1,67%), tổng khối lượng giao dịch đạt 74.725.130 đơn vị, tương ứng giá
trị 473.465 tỷ đồng.
-Tính chung cả năm 2012, VN Index tăng tổng cộng 62,18 điểm, HNX
Index giảm 1,65 điểm so với cuối năm 2011.
 Năm 2013, ngày 5/3/2013, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu thí
điểm giao dịch thêm buổi chiều, thời gian từ 13h đến 14h15'.
-Sang tháng 6, KLGD bình quân 1 phiên của sàn HOSE chỉ đạt hơn 67,3
triệu cổ phiếu, tuy nhiên giá trị giao dịch vẫn ở mức cao, đạt 1.196 tỷ
đồng/phiên do giá các cổ phiếu đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
2013.
-Vốn hóa thị trường trên hai sàn HNX và HSX đều tăng mạnh trong 6
tháng đầu năm 2013. Tính chung vốn hóa hai sàn tại thời điểm
30/6/2013 đạt hơn 900.166 tỷ đồng, tương đương 42,86 tỷ USD, tăng 6,8
tỷ USD so với đầu năm.
-Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành
cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ trong 6
tháng đầu năm 2013 đạt 114.840 tỷ đồng (tăng 37% so với cùng kỳ năm

2012).
-Thị trường trái phiếu sơ cấp đã sôi động trở lại Tổng khối lượng giao
dịch thông thường đạt hơn 95,9 triệu trái phiếu, tương đương hơn 10.496
tỷ đồng;
-Tháng 9/2013, đã huy động được 10720 tỷ đồng trái phiếu chính phủ,
trong đó kho bạc nhà nước huy động được 7780 tỷ đồng,ngân hàng phát






triển việt nam huy động 1.940 tỷ đồng, kho bạc nhà nước hà nội huy
động thành công 1000 tỷ đồng
Năm 2014, TTCK Việt Nam năm 2014 có diễn biến rất khả quan xét về
các phương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng giao
dịch và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh
tế.
-Tính đến ngày 8-12-2014, chỉ số VN-Index đạt 571,68 điểm tăng 13,3%
so với cuối năm 2013, còn chỉ số HNX-Index đạt 87,17 điểm tăng 28,5%
so với cuối năm 2013.
-Tính đến ngày 8-12-2014, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt
1.164 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2013; giá trị giao dịch bình
quân mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so
với năm 2013.
- Mức vốn hóa thị trường tính đến ngày 8-12-2014 đạt khoảng 1.156
nghìn tỷ đồng, tăng 21,77% so với năm 2013 và tương đương 32,24%
GDP.
-Tính đến ngày 8-12-2014, toàn bộ thị trường đã có 1.240 loại chứng

khoán niêm yết, trong đó bao gồm 671 doanh nghiệp (DN) niêm yết,
một chứng chỉ quỹ đóng niêm yết, một chứng chỉ quỹ ETF và 567 trái
phiếu niêm yết. Tổng giá trị niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là 425
nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013; trong đó giá trị niêm yết trên
Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh chiếm 78,19%.
-Tổng giá trị huy động vốn qua TTCK năm 2014 ước đạt 237 nghìn tỷ
đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 27,1% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội, trong đó tổng giá trị huy động qua phát hành trái
phiếu Chính phủ ước đạt 214 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90% tổng
giá trị vốn huy động và gần tương đương với mức huy động vốn kỷ lục
trong năm 2013.
-Chỉ số VN-Index đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 (ngày 3-9) sau gần
sáu năm đạt được, trong khi chỉ số HNX-Index cũng đã lập đỉnh tại mức
điểm 92,99 (ngày 24-3) sau đúng ba năm.
Năm 2015


-Thị trường chứng khoán 2015 đạt mức tăng trưởng VN-Index chỉ
khoảng 5%, chỉ bằng một nửa mức tăng 2014 và chưa bằng 1/5 mức
tăng năm 2013.
-Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 4.964 tỷ đồng, trong đó,
giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ bình quân đạt 2.495 tỷ đồng/phiên,
giao dịch trái phiếu đạt 2.470 tỷ đồng/phiên.
-Trên TTCK, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,5 triệu tài
khoản, tăng hơn 105 nghìn tài khoản (tương đương 7%) so với cuối năm
2014. Giá trị danh mục tính đến cuối tháng 10 đạt 15,15 tỷ USD (tăng
12,5% so với cuối năm 2014).
-Tính đến tháng 12/2015, trên 2 sàn có 682 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 528 nghìn tỷ đồng, tăng 24%
so với năm 2014 và 571 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 709

nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2014.
III.
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
1. NGUYÊN NHÂN
 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
-Các văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường chưa đồng bộ .
-Trình độ cán bộ còn yếu, chưa có các khóa học đào tạo các nghiệp vụ
chuyên sâu để nâng cao chất lượng cán bộ.
- Thiếu các nhà tạo lập thị trường =>khi chủ sở hữu cần vốn không biết
bán chỗ nào
 THỊ TRƯỜNG VỐN
-Tình trạng đầu cơ cổ phiếu diễn ra mạnh làm cho cổ phiếu không đúng
mức giá của nó và tất cả sự lên xuống cổ phiếu chỉ do 1 số ít người chơi
quyết định
- Những nhà đầu tư chưa có kiến thức về chứng khoán
-Những công ty CK chưa có báo cáo trung thực về tình hình công ty dẫn
đến các nhà đầu tư có quyết định sai lầm
2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
- Chuẩn hóa các công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ
+Tăng cường phát hành giấy tờ có giá dưới dạng chứng chỉ


+giấy tờ có giá phải không ghi danh và có thể chuyển nhựơng, chiết
khấu , thanh toán 1 cách dễ dàng.
+đa dạng thời hạn của các giấy tờ có giá
-Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ
+Rà soát và hoàn thiện các quy định hiện hành về phát hành các công cụ
trên thị trường sơ cấp
+Xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan tới các nghiệp vụ của

thị trường tiền tệ
-Đẩy mạnh tái cơ cấu các NHTM
+ Củng cố các NHTM yếu kém
+Mở rộng quy mô, năng lực tài chính NHTM hoạt động tốt
+Xử lý nợ xấu
-Tăng cường công tác quản lý, điều hành, thanh tra , giám sát của
NHNN với TTTT
+Tăng cường công tác quản lý, dự báo vốn khả dụng của hệ thống
NHTM
+Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho hoạt động của TTTT
+đẩy mạnh hoạt động giám sát của ủy ban giám sát tài chính quốc gia,
bộ tài chính với TTTT
Năm 2011
+Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ chặt chẽ.
+Hội nghị Trung Ương 3 đã ban hành nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế,
trong đó có tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần và các
tổ chức tài chính
Năm 2014
+ Tiếp tục triển khai các giải pháp nêu tại “Đề án Cơ cấu lại hệ thống
các TCTD giai đoạn 2011-2015” được ban hành theo Quyết định số
254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ; “Đề án Xử lý
nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.
+ Đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động
ngân hàng. Cụ thể, ban hành chuẩn mực an toàn vốn phù hợp với Basel
II; Sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập;


Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật

Phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố; Hoàn thiện các quy định về cấp
phép thành lập TCTD; Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các TCTD
phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế; Đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 2459/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Năm 2012
+Đối với nghiệp vụ quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ngày
03/04/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong
đó quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và
nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
 THỊ TRƯỜNG VỐN
-Hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK hoạt động
-Hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, chế độ kế
toán, kiểm toán, chế độ quản lý ngoại hối đối với hoạt động của các nhà
đầu tư nước ngoài theo hướng thông thoáng nhằm khuyến khích các chủ
thể tích cực tham gia thị trường.
-Phát triển mạng lưới kinh doanh chứng khoán, đa dạng hóa các hình
thức nhận lệnh để đảm bảo cho nhà đầu tư ở mọi nơi đều có thể tham gia
thị trường một cách thuận lợi với chi phí giao dịch thấp
-Tạo điều kiện và khuyến khích thành lập quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ
đầu tư được thành lập không chỉ tạo “cầu nối” để huy động các nguồn
vốn tiết kiệm nhỏ lẻ trong công chúng mà còn có vai trò lớn trong việc
giúp đỡ những nhà đầu tư, tạo thói quen đầu tư cho họ
-Tăng cường công tác quản lý, giám sát TTCK. Tăng cường công tác
nhỏ thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có
vấn đề về an toàn tài chính, thanh khoản; vi phạm các quy định về giao
dịch, bảo vệ tài sản của nhà đầu tư.





×