Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐÁP án THI tìm HIỀU BLDS 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.96 KB, 6 trang )

ĐÁP ÁN CÂU HỎI CUỘC THI
TÌM HIỂU BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nhà nước ta đã
ban hành những Bộ luật dân sự nào? Những Bộ luật dân sự đó được Quốc hội
thông qua và có hiệu lực thi hành vào thời gian nào?
* Những Bộ luật dân sự được nhà nước ta ban hành từ năm 1945 đến nay:
- BLDS 1995;
- BLDS 2005;
- BLDS 2015.
* Thời gian thông qua và có hiệu lực thi hành các BLDS:
- BLDS 1995: được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28
tháng 10 năm 1995.
- BLDS 2005: được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14-62005. Bộ luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2006.
- BLDS 2015: được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày
24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2017.

Câu 2. Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005?
* BLDS 2015: được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày
24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2017.
* Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005:
Thí sinh trình bày được những điểm mới căn bản sau:
- Về những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự:
+ Quy định 5 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, ghi nhận tại Chương
II BLDS 2015.
- Bổ sung căn cứ pháp lý về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự;


- Hoàn thiện các cơ chế pháp lý bảo vệ tốt hơn quyền dân sự của người chưa


thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng
lực hành vi dân sự;
- Hoàn thiện các quy định quyền nhân thân của cá nhân;
- Về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự;
- Về tài sản và quyền sở hữu:
+ Bổ sung quy định về tài sản hình thành trong tương lai Điều 105;
+ Bổ sung quy định về quyền với bất động sản liền kề (Điều 245 đến Điều
256), quyền hưởng dụng (Điều 257 đến Điều 266), quyền bề mặt (Điều 267 đến
Điều 273).
+ Quy định về các hình thức sở hữu có sự thống nhất với Hiến pháp 2013.
- Về giao dịch dân sự:
+ Hình thức giao dịch dân sự quy định theo hướng linh hoạt hơn (Điều 119);
+ Cách thức giải quyết đối với giao dịch dân sự vô hiệu có những điểm sửa
đổi, bổ sung;
+ Bổ sung quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 125;
+ Quy định cụ thể hơn về hậu quả của giao dịch vô hiệu để bảo đảm tốt hơn
sự ổn định trong giao dịch dân sự tại Điều 131, 133.
- Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
+ Bổ sung thêm 2 biện pháp mới: cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu;
+ Về tài sản bảo đảm;
+ Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba;
+ Về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm: Điều 308.
+ Về xử lý tài sản bảo đảm : Bổ sung tại Điều 299, 303.
- Về hợp đồng dân sự:
+ Sử dụng thống nhất thuật ngữ “hợp đồng” thay cho “hợp đồng dân sự”
trong BLDS 2005;
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung của hợp đồng;
+ Bổ sung quy định về hiệu lực của hợp đồng;
+ Bổ sung quy định về điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng;
+ Bổ sung về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng…

- Về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:


+ Sửa đổi, bổ sung quy định về thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm: Điều 590, 591 BLDS 2015;
- Về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:
+ Xác định rõ các quy định trong phần này tập trung điều chỉnh vấn đề về
xác định và áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
+ Nêu rõ các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài…
* Thí sinh nêu và phân tích được ý nghĩa của những điểm sửa đổi, bổ sung
nêu trên.
Câu 3: Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của BLDS
2015 có điểm gì mới so với BLDS 2005? Những quy định này có tác động như
thế nào đến quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự như thế nào?
- Những điểm khác biệt cơ bản về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu theo
quy định của BLDS 2015 so với BLDS 2005: Nêu được những điểm khác biệt cơ
bản sau:
+ Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi xác lập, thực hiện;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức;
+ Bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba ngay tình.
(Phân tích rõ)
Câu 4: Chế định quyền dân sự của cá nhân được quy định như thế nào
trong BLDS 2015?
- Cơ sở của việc quy định chế định quyền dân sự của cá nhân;
- Các quy định về quyền dân sự của cá nhân:
+ Cá nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình nhưng không được
trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và không được vượt quá

giới hạn thực hiện quyền dân sự được quy định tại Bộ luật;
+ Cá nhân không được lạm dụng quyền dân sự để gây thiệt hại cho người
khác; vi phạm các nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của mình theo quy định của Bộ


luật này, luật khác có liên quan; hạn chế cạnh tranh hoặc để thực hiện mục đích
khác trái pháp luật;
+ Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm bảo vệ quyền dân sự
của cá nhân, pháp nhân;
+ Về quyền nhân thân;
+ Về quyền tài sản;
+ Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác;
(Phân tích rõ các nội dung, nêu được những điểm mới trong BLDS 2015)

1.
1.1.

1.2.
2.
3.

4.

Câu 5. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại
Bộ luật dân sự năm 2015? Việc nghiên cứu quy định này có ý nghĩa như thế
nào trong thực tiễn?
Khái niệm, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Khái niệm: (nêu đầy đủ, chính xác)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của pháp luật

dân sự nhằm buộc người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Điều kiện phát sinh: (phân tích)
Có thiệt hại xảy ra
Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
Có lỗi của người gây thiệt hại
Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Bồi thường toàn bộ thiệt hại
Bồi thường một phần thiệt hại
Thay đổi mức bồi thường thiệt hại
(Phân tích)
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Dẫn chiếu chính xác nội dung quy định tại Điều 586 BLDS 2015 và phân tích.
+ Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Dẫn chiếu chính xác nội dung quy định tại Điều 587 BLDS 2015 và phân tích.
Xác định thiệt hại


4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

5.
6.
-

-


1.
2.

Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm hại: Điều 589 BLDS 2015 và phân tích cụ
thể từng trường hợp.
Xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm: Điều 590 BLDS 2015 và phân tích
cụ thể.
Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Điều 591 BLDS 2015 và phân tích
cụ thể.
Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Điều 592 BLDS
2015
(Phân tích cụ thể)
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại
Phân tích cụ thể các trường hợp sau:
Thời hạn hưởng bồi thường của người bị thiệt hại
Thời hạn hưởng bồi thường của thân nhân người bị thiệt hại
Phương thức bồi thường thiệt hại: Phân tích 2 trường hợp cụ thể sau
Phương thức cấp dưỡng một lần
Phương thức cấp dưỡng định kỳ
Bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra: Nêu được các trường hợp
cơ bản sau: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng (Điều 594)
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết (Điều
595)
Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra (Điều 596)
Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Điều 597)
Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra (Điều 598)
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (Điều 602)
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (Điều 608).

Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra:
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601)
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 603)
Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra (Điều 604)
Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (Điều 605)
• Việc nghiên cứu quy định về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có ý nghĩa như thế nào với thực tiễn:
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể bị thiệt hại.
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh, đúng
phạm vi…




×