Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bai thu hoach BDTX noi dung 3 - Copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.11 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIẾT
Họ và tên: Nguyễn Đức Huân

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3
-----oOo---MODUNL 3: GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁ BIỆT
Câu 1: Anh(chị ) hãy trình bày thế nào là học sinh cá biệt. Hãy nêu một số phương pháp
giáo dục học sinh cá biệt.
- Học sinh có những thái độ, hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống
của tập thể, không thực hiện tròn nhiệm vụ và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu
văn hóa, đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người, đồng thời không có động cơ học nên
kết quả học tập yếu, kém… được lặp lại thường xuyên và trở thành có hệ thống được
1han1à học sinh cá biệt.
- Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt là:
+ Phương pháp nêu gương.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời.
+ Phương pháp quan sát sư phạm
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp trách phạt
I.

Câu 2: Theo Anh (chị) học sinh của lớp (trường) mình có học sinh cá biệt không? Nếu
có biểu hiện cụ thể ra sao? Anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp thích hợp để dần xóa
đi các hiện tượng học sinh cá biệt đó.
- Theo tôi ở lớp nói riêng và toàn trường nói chung, đa số học sinh ngoan, chăm học.
Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh cá biệt, có biểu hiện như: Chưa thực hiện tốt nhiệm vụ
và trách nhiệm của học sinh, không có động cơ học tập, vô lễ với thầy cô, vi phạm nhiều
lần, …
- Một số giải pháp để xóa dần đi các hiện tượng học sinh cá biệt:
+ Giáo viên cần phải tiếp cận học sinh và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, 1han


thiện với các em. Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản
thân.
+ Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay
đổi thói quen hành vi cũ: giáo viên kết hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức nếu
cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm tổn thương, cản trở sự phát
triển chung… Giáo viên và tập thể học sinh cần hỗ trợ các em trong quá trình thay đổi hành
vi. Đây là quá trình khó khăn đòi hỏi sự kiên trì của học sinh cá biệt và sự khuyến khích, hỗ
trợ của giáo viên, gia đình, bạn bè và xã hội.
+ Giáo viên cần phải quan tâm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu
cầu chính đáng của học sinh cá biệt. Tránh sử dụng củng cố tiêu cực: muốn thay đổi hành vi
của học sinh một cách có hiệu quả, người lớn cần có sự hợp tác của học sinh. Học sinh cần
cảm thấy được khích lệ để có tự tin và động cơ hoạt động.
+ Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để có cách ứng xử
phù hợp. Lập kế hoạch phát triển cá nhân, khơi dậy hoài bão và ý thức tự giáo dục của học
sinh, nhằm để cải thiện những suy nghĩ chưa hợp lí của học sinh cá biệt.


BÀI THU HOẠCH
MODULE 10: RÀO CẢN HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về rào cản. Các loại rào cản học tập của các đối
tượng học sinh THCS? Nguyên nhân hình thành rào cản, ảnh hưởng của rào cản tới kết
quả học tập của học sinh. Nêu một số phương pháp , kỹ thuật phát hiện rào cản.
- Rào cản tâm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những thách thức, trở ngại
ở mức độ lớn, làm giảm động lực hoạt động của con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả
của hoạt động.
- Rào cản tâm lí trong học tập là những khó khăn tâm lí trong học tập nhưng ở mức độ cao,
có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học tập ở học sinh và có ảnh hưởng đến
kết quả học tập của các em.
- Xã hội ngày càng phát triển, nội dung học tập của học sinh ngày càng trở nên đa dạng,
phong phú, phức tạp và nhiều chiều tác động. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học và giáo

dục học sinh còn nhiều bất cập đặc biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng tâm lí,
thể chất của học sinh. Mặt khác, từ phía học sinh, hiểu biết của các em về bản thân còn hạn
chế nên ngày càng có nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng, trong
việc tìm tòi và định hướng giá trị cho bản thân mình cũng như trong các mối quan hệ với bạn
bè, với cha mẹ và với các thầy cô giáo. Học sinh THCS với những đặc điểm đặc trưng nổi
trội trong sự phát triển tâm lí lứa tuổi thì việc gặp phải những khó khăn tâm lí là tất yếu. Một
số khó khăn tâm lí ở một mức độ nào đó nó có thể trở thành động lực cho hoạt động của học
sinh, làm cho các em phấn chấn hơn, cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập, trong cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn tâm lí ở mức độ cao, phức tạp và nhiều chiều có thể gây
cho học sinh cảm thấy nản chí, không muốn vượt qua, làm giảm động lực tiến hành mọi hoạt
động của mình- lúc đó, những khó khăn tâm lí này thực sự trở thành thách thức, trở ngại với
các em- tức là các em đang phải đối mặt với những rào cản tâm lí.
Nguyên nhân hình thành rào cản : có hai nhóm
1) Nguyên nhân chủ quan là do:
- Chưa biết cách làm quen với cách học tập mới ở THCS.
- Phương pháp giáo dục của thầy, cô chưa thu hút, lôi cuốn các em.
- Thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập.
- Bản thân chưa tích cực chủ động, không tự tin vào bản thân.
- Bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí, không hứng thú học tập.
- Có cảm giác thiếu sự quan tâm của gia đình, nên chểnh mảng học tập.
- Kiến thức lớp dưới học chưa chắc.
2) Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường học tập và tính chất học tập ở trường THCS khác Tiểu học.
- Lượng tri thức phải tiếp thu ở THCS nhiều và khó hơn so với ở Tiểu học.
- Bố trí thời gian học trên lớp và ở nhà cho các môn học chưa hợp lí.
- Điều kiện vật chất, phương tiện liên quan đến hoạt động học tập còn khó khăn.
- Phương pháp giảng dạy của GV ở trường THCS khác ở tiểu học.
- Thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Chưa biết tổ chức hoạt động học tập.
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Thiếu thời gian học tập, áp lực, kì vọng từ cha mẹ, thầy cô giáo quá lớn.
Những ảnh hưởng của rào cản tâm lí tới kết quả học tập của học sinh THCS:
- Rào cản tâm lí của học sinh THCS xuất phát từ phía chủ quan và khách quan gây nên. Song
mức độ ảnh hưởng của chúng là khác nhau. Điều này cũng cho thấy rằng rào cản tâm lí
trong học tập của học sinh THCS là hiện tượng tâm lí có thực. Việc nhận thức đầy đủ những
nguyên nhân sẽ giúp cho chúng ta có nhữnh biện pháp tác động nhất định để phòng, tránh
những rào cản tâm lí mà các em đang gặp phải, giúp các em học tập có kết quả cao hơn.


Thông thường, rào cản tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập của học sinh. Nó
làm giảm động lực học tập, không xác định rõ ràng được động cơ học tập và không hình
thành được động cơ học tập tích cực, làm trì trệ quá trình tiến hành các thao tác, hành động
học tập và không đạt được mục đích học tập.
Một số phương pháp, kỹ thuật phát hiện rào cản
- Chỉ báo về các hoạt động sinh lí.
- Chỉ báo về mặt nhận thức.
- Chỉ báo về mặt xúc cảm.
- Chỉ báo về mặt hành vi
- Chỉ báo về kĩ năng
Câu 2: Theo Anh (Chị) học sinh lớp mình có các lọai rào cản học tập không? Nếu có
biểu hiện cụ thể ra sao? Anh (Chị ) hãy đề xuất một số giải pháp thích hợp để xóa dần đi
rào cản đó.
- Theo tôi, ở học sinh lớp mình vẫn còn rào cản học tập, biểu hiện của những rào cản học tập:
+ Không hiểu bài, khó khăn trong hoạt động học tập.
+ Quan hệ ứng xử với thầy, cô giáo, bạn bè chưa tốt.
+ Khó khăn trong mối quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình
+ Bị lúng túng và gặp khó khăn trong những công việc được tập thể giao phó
+ Những thắc mắc trong các vấn đề về giới tính
+ Khó khăn trong việc chấp hành những nội quy của nhà trường, của lớp
- Đề xuất một số giải pháp xóa dần đi rào cản học tập:

+) Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tạo cho các em niềm tin, hứng thú,
yêu thích môn học, tích cực trong việc hỗ trợ học sinh đối mặt, ứng phó, phát hiện và phòng
tránh các rào cản tâm lí trong hoạt động học tập.
+) Trợ giúp gần gũi và thiết thực với các em, mặt khác thông qua đó các em học sinh có thể
nhận được sự trợ giúp một cách chuyên nghiệp từ những người đào tạo, có chuyên môn về
tâm lí học đường. Thông qua các chương trình tham vấn học đường tại phòng tâm lí học
đường hoặc tham vấn tâm lí trên lớp, học sinh có thể được hỗ trợ và từ đó có thể tìm ra
phương pháp phòng tránh tốt nhất cho các rào cản tâm lí trong học sinh
+) Tạo cho các em sân chơi lành mạnh, các hoạt động bổ trợ cho hoạt động học tập, vui chơi,
giải trí, giao lưu học hỏi lẫn nhau.
+) Tạo điều kiện cho các em hoạt động nhóm, thao luận các vấn đề học tập, giúp cho các em
tự tin, chủ động trong học tập.


BÀI THU HOẠCH
MODULE 11: CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC SINH
NỮ, HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Câu 1: Quan niệm về chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số
trong trường THCS.
- Chăm sóc (hoặc hỗ trợ) tâm lí cho học sinh lứa tuổi THCS là quá trình tác động có chủ đích
của thầy, cô đến trẻ em nhằm giúp các em vượt qua những rào cản về tâm lí trong cuộc sống
cũng như tham gia vào các hoạt động ở trường học, gia đình, cộng đồng.
- Chăm sóc tâm lí cho học sinh là một quá trình vì nó đi từ những hiểu biết của thầy, cô giáo
về học sinh đến việc phát hiện những vướng mắc (rào cản) tâm lí của học sinh đề từ đó có
những tác động can thiệp phù hợp.
- Chăm sóc tâm lí cho học sinh là một quá trình vì nó đi từ những hiểu biết của thầy cô về
học sinh đến việc phát triển những vướng mắc (rào cản) tâm lí của học sinh để từ đó có
những tác động can thiệp phù hợp.
- Chăm sóc tâm lí cho học sinh bao gồm cả hoạt động hướng dẫn và tư vấn. Tuy nhiên đó là

những hoạt dộng hướng dẫn, tư vấn thực hiện can thiệp tích cực vào lĩnh vực thái độ, tình
cảm của đối tượng học sinh được chăm sóc. Chăm sóc tâm lí cho học sinh dựa trên nền tảng
của sự hiểu biết và tình cảm của giáo viên và từng đối tượng học sinh của hoạt động (quá
trình) này.
- Chăm sóc tâm lí cho học sinh bao gồm cả hoạt động hướng dẫn và tư vấn. Tuy nhiên, đó là
những hoạt động hướng dẫn, tư vấn để thực hiện can thiệp tích cực vào lĩnh vực thái độ, tình
cảm của đố tượng học sinh được chăm sóc. Chăm sóc tâm lí cho học sinh đưa trên nền tảng
của sự hiểu biết và tình cảm giữa thầy, cô giáo và từng đối tượng học sinh của hoạt động
(quá trình) này.
Con người từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành ai cũng phải trải qua giai đoạn tuổi dậy thì.
Giai đoạn này bắt đầu từ 10-13 tuổi và kết thúc vào 17-19 tuổi. Trẻ em gái thường dậy thì
sớm hơn trẻ em trai 1-2 năm. Tuổi dây thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn.
Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển mạnh mẽ về cả thể chất, tâm lí, tình cảm và khả
năng hòa nhập xã hội, cộng đồng.
- Ở em gái, ngay khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thề bắt đầu phát triển nhanh hơn mức bình
thường. Cùng với sự biến đổi về thể chất, đời sống tinh thần, tâm lí, tình cảm của thành niên
cũng trải qua biến đổi sâu sắc. Các em nhận thức được mình không còn là trẻ con, muốn
được đối xử như người lớn, thoát ra khỏi ràng buộc của gia đình, để được độc lập trong suy
nghĩ và hành động, khám phá và thử sức với những cái mới để chứng tỏ mình là người lớn.
Bên cạnh đó, các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới và xuất hiện những cảm xúc giới
tính mới lạ. Nói chung, tuổi dậy thì là một thời kì phức tạp, ngay cả bản thân các em và
người lớn đều không thực sự hiểu rõ ràng. Các hậu quả của những thiếu hiểu biết không cần
thiết không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bản thân các em mà còn gián tiếp ảnh hưởng
tới nguồn lực xã hội, sự phát triển kinh tế - xã hội và tương lai đất nước.
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày những việc làm để chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ,
học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS nơi mình đang công tác
Tích cực hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí cho các em là nhằm giúp cho các em vượt
qua được những khó khăn, rào cản trong học tập, trong quan hệ với bản thân và quan hệ với
những người xung quanh, thông qua một số việc làm sau:
+ Giáo viên cần có những đánh giá khách quan về khả năng học tập của các em trong

các mặt tưd duy ngôn ngữ và toán học, văn nghệ, thể dục, thể thao,.. giúp các em tự tin vào
khả năng của mình, đồng thời nổ lực để học tập ngày càng tốt hơn.
+ Tạo môi trường thân thiện trong trường, lớp học và gia đình để các em có thể biểu lộ,
thể hiện bản thân, cảm thấy được yêu thương bởi vì được là chính mình.


+ Bên cạnh đó, giáo viên cần có những cử chỉ, lời nói ân cần, dịu dàng, thân mật, gần
gũi, lắng nghe tâm sự của học sinh, cần giúp đỡ các em phân biệt đúng sai và biết cách để lần
sau làm cho đúng.
+ Làm công tác tư tưởng đối với những học sinh khác trong lớp vì đôi khi khó khăn về
tâm lí của một học sinh nào đó lại là những điều rất ngộ nghĩnh đối với các em khác. Chính
điều này gây nên mặc cảm đối với học sinh gặp khó khăn. Vì vậy, bên cạnh việc hỗ trợ học
sinh gặp khó khăn, giáo viên cần có những tác động tâm lý với những học sinh khác để các
em hiểu và cùng chia sẽ, thậm chí cùng hỗ trợ đối với học sinh gặp khó khăn. Việc này cũng
là sự hỗ trợ tâm lý chung cho cả tập thể lớp, giúp các em có sự chia sẽ, tạo sự gắn kết tập thể
cho các em.
+ Ngoài ra, bản thân giáo viên luôn là tấm gương kiên định về các chuẩn mực trong cư
xử, xử lí một cách công bằng trong mọi tình huống.


MODUNL 12: KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÝ CĂNG THẲNG TRONG
HỌC TẬP HỌC SINH THCS
Câu 1: Thế nào là trạng thái căng thẳng trong học tập của học sinh THCS?
+ Trong học tập ở nhà trường, giáo viên đặt ra những yêu cầu đối với các em cao hơn,
cần các em giải quyết các nhiệm vụ học tập độc lập, tự giác hơn. Đến cuối cấp, học sinh còn
phải đáp ứng yêu cầu học tập để thi chuyển cấp. Học sinh THCS không thể tránh khỏi
những áp lực nặng nề tác động từ nhiều phía đến quá trình học tập của các em, làm cho các
em cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và chán nản với việc học tập của mình. Do vậy, hiện
tượng stress luôn luôn nảy sinh trong quá trình học tập.
+ Stress trong học tập là tổng hợp một quá trình những biến đổi đáp ứng của cả hai mặt:

phản ứng sinh học và đáp ứng về mặt tâm lý. Nó gồm nhiều giai đoạn đáp ứng ở những mức
độ khác nhau tạo nên sự biến đổi cả về năng lượng sinh lý và cả năng lượng tâm lý nhận
thức của học sinh, tạo ra năng lượng tâm lý mới ở bản thân học sinh cả về sinh lý và tâm lý.
Nó có tác dụng củng cố, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh, giúp học sinh
thích ứng tốt nhất với môi trường tri thức mới. Nếu những vấn đề, những mâu thuẩn trong
nhận thức của học sinh không được giải quyết thì có thể phá vỡ sự cân bằng tâm, sinh lý của
học sinh, có thể dẫn đến những rối loạn thích nghi tạm thời, làm cho các em khó hoặc không
thể đối mặt, giải quyết vấn đề trong hoc tập đang đặt ra đối với các em.
Câu 2: Anh ( Chị ) hãy trình bày những phương pháp để hỗ trợ tâm lý cho học sinh vượt
qua các trạng thái căng thẳng.
Phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng trong học tập
:
+ Tăng cường trò chuyện, tư vấn tâm lý, tạo sân chơi, các hoạt động trong học tập, nhằm
giúp cho các em giảm bớt căng thẳng trong học tập
+ Xây dựng mối quan hệ, khai thác, tìm hiểu, xác định vấn đề tới việc giải quyết vấn đề
thuộc về lĩnh vực tâm lí. Giúp đỡ học sinh, hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của các em, hoàn
cảnh và vấn đề tâm lí của học sinh, khám phá và sử dụng những tiềm năng nguồn lực của
các em để tự các em có thể giải quyết vấn đề ấy một cách tốt nhất.
+ Chăm sóc sức khỏe, can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động để kịp thời hỗ trợ cho
học sinh, tập trung vào những vấn đề của hiện tại của học sinh để hỗ trợ.
+ Cung cấp những thông tin chính xác về việc đã xảy ra, không nói những lời không có khả
năng thực thi, tìm ra những vấn đề quan trọng cần giải quyết
+ Khuyến khích ý chí tự lực, quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh, đoàn tụ
gia đình. Tổ chức tham quan học tập tại các khu vui chơi giải trí, khu di tích lịch sử.



×