Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Lịch Sử Giáo Dục Phú Yên 1945-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 202 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – HỘI TÂM LÝ GIÁO DỤC
TỈNH PHÚ YÊN
=========================

LỊCH SỬ GIÁO DỤC PHÚ YÊN
1945-2005

1


CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
ThS. Trần Văn Chương
ThS. Nguyễn Văn Tá
NGƯT. Nguyễn Cách
NGƯT. TS Nguyễn Xuân Đàm
ThS. Lê Nhường
CN. Nguyễn Thị Hoàng Lan
BAN BIÊN SOẠN
NGƯT. TS Nguyễn Xuân Đàm – Chủ biên
NGƯT. Nguyễn Cách
NGƯT. Nguyễn Chu
NGƯT. Trần Ngọc
TS. Nguyễn Văn Thưởng
ThS. Trần Khắc Lễ
ThS. Nguyễn Tấn Hào
ThS. Đoàn Văn Tam
Nguyễn Minh Hào
Lê Văn Học
Phạm Văn Thiện
BAN BIÊN TẬP
ThS. Nguyễn Văn Tá


ThS. Trần Khắc Lễ
NGƯT. TS. Nguyễn Xuân Đàm
TS. Nguyễn Văn Thưởng

2


(Ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho
em học sinh)

“Học thức là tài sản lớn nhất của Quốc gia”
Bia Văn Miếu Hà Nội
(1466)
“Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia. Nguyên khí vững thì thế nước mạnh và
thịnh. Nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Cho nên các Thánh Đế Minh Vương
không ai không chăm lo xây dựng nhân tài.”
Bia Văn Miếu Hà Nội
(1470)
“Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước
phải trọng dụng người tài.”
Vua Quang Trung và Ngô Thì Nhiệm
Chiếu lập học – 1790
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em!”
Hồ Chí Minh
Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường
Năm học 1945
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp Nhà nước và của toàn dân”
Luật giáo dục

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Năm 1998

3


LỜI GIỚI THIỆU
Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, bằng xương máu và trí tuệ của mình,
nhân dân Phú Yên đã viết lên những trang sử vẻ vang của sự nghiệp giáo dục Phú
Yên nhất là sau Cách mạng tháng 8 thành công. Cho đến nay, nó đã góp phần tích
cực vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực
cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng tổ
quốc ngày nay.
Trước thềm thế kỉ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ của khoa học – kỹ thuật, của
văn hóa và nhân văn, của sự hội nhập toàn cầu thì việc nhìn lại quá trình hình thành
nên người công dân, người chiến sĩ giải phóng đất nước hôm qua, để chuẩn bị cho
con người xây dựng tương lai cho đất nước hôm nay là trách nhiệm hết sức nặng nề
của ngành giáo dục nói chung và Phú Yên nói riêng.
Việc nghiên cứu tổng kết một cách có hệ thống và dựng lại bức tranh toàn
cảnh lịch sử của nền giáo dục cách mạng Phú Yên để góp một trang vào kho tàng
lịch sử anh hùng của nhân dân Phú Yên làm hành trang cho thế hệ trẻ là mootj việc
làm hết sức quan trọng và cấp bách.
Vì lẽ đó mà Sở Giáo dục đào tạo và Hội khoa học tâm lý giáo dục Phú Yên
cùng một số anh chị em cán bộ giáo dục Phú Yên đã nung nấu và có ý định từ lâu,
nay được Sở Giáo dục đào tạo Phú Yên cho dự thảo bản đề cương nghiên cứu “Lịch
sử giáo dục Phú Yên 1945-1005” được Hội đồng ngành giáo dục thông qua.
Đây là đề tài cấp ngành, do Sở Giáo dục đào tạo quản lý, Hội khoa học tâm
lý giáo dục làm chỉ trì. Ban biên tập do Giám đốc Sở Giáo dục ra quyết định thành
lập: gồm các đồng chí Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ, Thạc sĩ nguyên là Giám đốc, Phó
giám đốc, Trưởng ty, Phó trưởng ty, Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ. Đây là những
nhà trí thức trong cuộc, trải qua suốt ba giai đoạn cách mạng nối tiếp nhau từ kháng

chiến chống thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ và sau giải phóng, hòa bình, xây dựng
CNXH, Khó có một ban biên tập lịch sử nào được như vậy. Họ là những con người
đầy tâm huyết và thực tế với công việc cống hiến của mình trong ngành giáo dục,
với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục
sưu tầm, bổ sung tư liệu, hoàn chỉnh bản thảo, tiến hành nhiều cuộc hội thảo, lấy
được nhiều ý kiến tham gia của các nhà giáo lão thành, tiếp cận được nhiều tài liệu
quí hiếm, đa dạng về những sự kiện lịch sử của ngành Giáo dục trong những năm
tháng chiến tranh ác liệt và khắc sâu ý nghĩa cao cả, những thành tựu mới của ngành
ttrong thời kỳ xây dựng hòa bình.
Tuy phạm vi lịch sử giáo dục Phú Yên viết từ năm 1945 đến năm 2005 nhưng
công trình giáo dục Phú Yên vẫn nói đến trước năm 1945 để nối liền mạch tinh thần
của truyền thống giáo dục dân tộc với nền giáo dục hiện đại sau Cách mạng tháng 8
là rất cần thiết.
Sau Cách mạng 1945 đến 2005 với 2 giai đoạn lịch sử Cách mạng của dân
tộc, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công trình đã mô tả
4


đúng sự thật, giáo dục đã xứng đáng là một mặt trận cách mạng kiên cường, góp
phần giáo dục, đào tạo những người chiến sĩ anh dũng hy sinh để giải phóng quê
hương, thống nhất Tổ quốc.
Với tầm nhìn xa trông rộng của Đảng, của Bác Hồ, trong chiến tranh ác liệt
vẫn chuẩn bị cho tương lai lâu dài, đã đưa hàng ngàn con em học sinh Phú Yên đi
đào tạo ở miền Bắc, mở những lớp bổ túc văn hóa ban đêm cho cán bộ chiến sĩ, mở
các trường sư phạm miền núi, đồng bằng ở vùng giải phóng để đào tạo lớp thầy giáo
tương lai sau giải phóng. Cộng với sự sẵn sàng c ủa miền Bắc chi việc giáo viên cho
miền Nam, cho Phú Yên, giúp Phú Yên đủ sức tiếp nhận một môi trường giáo dục
mới sau giải phóng.
Sau khi giải phóng Phú Yên, thống nhất Tổ quốc, đây là giai đoạn phát triển
vượt bậc, mạnh mẽ của nền giáo dục đương đại của đất nước, cũng như tinhrbnhaf

được sự bổ sung cho nhau về kinh nghiệm, về cơ sở vật chất, về con người. Tỉnh
Phú Yên đã xây dựng được một nền giáo dục tiên tiến, sánh vai cùng các tỉnh bạn và
rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho sau này.
Đây chính là điều Ban biên tập đã cố gắng dựng lên – một bức tranh toàn cảnh
của nền giáo dục Phú Yên trong suốt chiều dài lịch sử 60 năm với cuộc kháng chiến
trường kỳ hy sinh và anh dũng chiến đấu của các thế hệ thầy giáo và học sinh, sức
mạnh của nhân dân và trí tuệ của Đảng đã xây dựng nên nền văn hóa dân trí của tỉnh
nhà như ngày nay. Chẳng những phần nội dung chính của quyển lịch sử mà các bản
phụ lục phía sau cũng đã chứng minh sự sưu tầm công phu và khá đầy đủ để người
đọc, người xem hiểu về những vấn đề cụ thể của lịch sử giáo dục Phú Yên.
Ai cũng biết lịch sử diễn ra chỉ một lần, nhưng viết sử phải viết đi viết lại nhiều lần
để đảm bảo ngày càng chính xác, khách quan, trung thực và khoa học hơn. Mong
rằng Lịch sử giáo dục Phú Yên 1945-2005 được nhiều bạn đọc gần xa, trong ngành,
các thầy cô giáo, các cháu học sinh đọc và tham gia bổ sung những điều khiếm
khuyết để sau lần tái bản sẽ đầy đủ và phong phú hơn.
Ngày 28 tháng 12 năm 2009
Nguyễn Duy Luân
Nguyên Ủy viên BCHTW Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên

5


LỜI NÓI ĐẦU
Tìm về cội nguồn dân tộc, tìm dấu khai nguyên của một miền đất nước là
biểu hiện sự trưởng thành của ý thức con người, là yêu cầu của một nền văn hóa ở
trình độ phát triển cao, là nguyện vọng thiết tha được nối mạch tinh thần từ hiện tại
trở về quá khứ và hướng tới tương lai của mọi lớp người. Chỉ có thể khắc ấn từ
những gì có thể tìm thấy được xa nhất trong cuộc biến thiên của trường kỳ lịch sử
tồn giữ trong nền văn hóa vật chất và nền văn hóa tinh thần khả dĩ coi đó như là

điểm khởi đầu.
Việc viết lịch sử giáo dục Phú Yên là một việc làm rất có ý nghĩa và mang
tính cấp thiết. Từ năm 1945 đến năm 2005, 60 năm lịch sử ngành giáo dục là kết quả
của một quá trình lao động và chiến đấu anh dũng, vẻ vang dưới sự lãnh đạo của
Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là một bước vinh quang trong cuộc trường
chinh vạn dặm của dân tộc nên không thể không nối mạch nguồn chôn nhau cắt rốn,
với việc nuôi dạy của ông bà tổ tiên ta từ những ngày trước cách mạng tháng Tám,
không thể không dành những trang kính trọng cho các chí sĩ trong công cuộc tìm
con đường duy tân thoát khỏi nền giáo dục đô hộ của phong kiến, thực dân.
Qua hai cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt và mấy mươi năm xây dựng đất
nước càng thấy sức mạnh vô địch của nền giáo dục cách mạng đã biến dân tộc ta từ
một dân tộc yếu trở thành một dân tộc thông thái, vượt lên đứng vào hàng ngũ
những nước tiên tiến trên thế giới. Cần phải khẳng định và đánh giá trong một công
trình lịch sử ngành, từ đó rút những bài học kinh nghiệm quí báu về thực hiện quan
điểm, đường lối phương châm giáo dục của Đảng, về nội dung phương pháp dạy và
học ,về quản lý và phát triển nền giáo dục cách mạng để tiến bước trên con đường
mới.
Tiếp bước những người làm công tác giáo dục, thế hệ thầy giáo hôm nay,
chúng ta tự vươn lên làm tốt hơn nữa thiên chức “trồng người”, để các em học sinh
học giỏi hơn, đạo đức tốt hơn, là người công dân lao động tốt, là chiến sĩ trong công
cuộc CNH, HĐH đất nước, giữ vững độc lập toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng tương lai
xán lạn trên một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến.
Mang tính khoa học và tính thực tiễn, công trình mong muốn được phản ánh
rõ đạo lý, quan điểm truyền thống của dân tộc, của Đảng ta và dựng lại được toàn
6


cảnh quá trình hoạt động thực tiễn của ngành giáo dục, công sức của nhân dân trong
công cuộc xây dựng nền giáo dục.
Trong quá trình nghiên cứu, Ban biên tập chúng tôi đã nhận được sự quan tâm

của lãnh đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo, Hội khoa học Tâm lý giáo dục Phú Yên và
sự giúp đỡ của các bậc lão thành cách mạng, các thầy cô giáo cao niên và cả những
người đang đứng trên bục giảng, đang sáng tạo nên lịch sử của ngành, cung cấp
nhiều tư liệu, ý kiến quý báu. Trước một kho tàng đồ sộ của những sự kiện, và độ dài
của thời gian, sự phong phú của nội dung và mối liên hệ, quan hệ đa dạng với các
ngành, các hoạt động khác của toàn xã hội, sự tế nhị của nghệ thuật giáo dục và sự
tường minh của các khoa học nhất là khoa học giáo dục, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều
nhưng gặp không ít khó khăn và khó tránh khỏi thiếu sót.
Công trình lịch sử ngành giáo dục hoàn thành như là một phẩm vật cao khiết
dâng lên ngày lễ trọng đại của tỉnh- kỷ niệm 400 Phú Yên hình thành và phát triển.
Ban biên tập chúng tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quí vị và bạn bè
đồng nghiệp gần xa đã chung lòng, góp sức làm nên công trình này và mong nhận
được sự chỉ giáo, bổ sung cho công trình hoàn thiện hơn.
TM. Nhóm tác giả
NGƯT.TS. Nguyễn Xuân Đàm

7


PHẦN MỞ ĐẦU
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA, GIÁO DỤC PHÚ YÊN

I. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI PHÚ YÊN
Phú Yên là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh
Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc,
phía Đông là biển Đông. Phú Yên có con đường Quốc lộ số 1 và đường sắt xuyên
Việt đi ngang qua. Đường Quốc lộ 25, sông Đà Rằng (sông Ba) mở đường cho Tây
Nguyên hướng ra biển cả. Đồng bằng Tuy Hòa và Tuy An, tuy không rộng lắm nhưng
phì nhiêu màu mỡ được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Với vị trí đặc biệt, địa

lý tự nhiên lắm cách trở nhưng cũng nhiều thuận lợi, vừa khắc nghiệt lại vừa trù phú,
hữu tình. Từ bao đời, miền đất này đã đóng vai trò chiến lược quan trọng trong trường
kỳ phát triển của dân tộc.
Diện tích tự nhiên của Phú Yên là 5.045km 2. Theo Niên giám thống kê tỉnh
Phú Yên năm 2005, dân số Phú Yên là 861.110 người, trong đó ở thành thị 173.132
người và ở nông thôn là 687.978 người 1. Từ rất sớm, vùng đất Phú Yên là nơi quần
tụ của nhiều dân tộc anh em, bên cạnh người Kinh chiếm đa số (95,5%), là những
buôn làng của người đồng bào Chăm (1,9%), Êđê (1,9%), Bana (0,4%). Về sau, có
thêm một số đồng bào dân tộc thiểu số khác như Giai rai, Tày, Mường... đến định
cư, chủ yếu vùng cao miền núi của tỉnh. Cộng đồng cư dân từ thời tiền sơ sử đến
nay đã chung lưng đấu cật, đổ bao mồ hôi, xương máu, lao động trí tuệ để khai sơn
phá thạch, xây dựng, bảo vệ và phát triển mảnh đất này.
Trên vùng đất Phú Yên, theo các nhà khảo cổ học, nghiên cứu lịch sử, họ đã
sưu tầm và khai quật được những chiếc rìu, lưỡi cuốc, chiếc bôn bằng đá ở Lãnh
Cao (Đồng Xuân), hòn Đồn (Sơn Hòa), hòn Cồ (Sông Hinh), hòn Miếu (Tuy Hòa),
Phong Niên (Phú Hòa) đã chứng minh trên đất Phú Yên ngày nay, con người đã
từng trải qua từ thời hậu kỳ đồ đá mới.
1

Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2005. Cục Thống kê Phú Yên xuất bản,2006, tr.20.

8


Sự phát hiện các di tích: Eo Bồng (xã Sơn Thành, huyện Tuy Hòa), Gò Ốc (xã
Xuân Bình, huyện Sông Cầu), Gò Cây Thị (xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa),
Di tích Cồn Đình (còn gọi là Gò Đình, xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu), Gò Bộng
Dầu (thôn Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa ngày nay)... bộ đàn đá ở núi
Một (xã An Nghiệp, huyện Tuy An), tù và đá ở thôn Phú Cần (xã An Thọ, huyện
Tuy An), trống đồng ở gò Dưa (thôn Xuân Thạnh, xã Hòa Tân, huyện Tây Hòa), ở

núi Lá (Hòa Mỹ, huyện Tây Hòa), ở thôn Phú Hòa (Hòa Hiệp Trung, huyện Đông
Hòa) chứng tỏ ở đây đã tồn tại một nền văn hóa khoảng thế kỷ thứ II – I TCN tương
đương với niên đại của nền văn hóa Sa Huỳnh ở cả các giai đoạn sơ kỳ, trung kỳ và
hậu kỳ.
Vùng đất Phú Yên là nơi tồn tại nhiều di tích của nền văn hóa Chăm như các
giếng Chăm ở Sông Cầu, Tuy An, tháp Chăm ở thành phố Tuy Hòa, hòn Mốc (Hòa
Định), thành Lồi (An Ninh Tây), thành Hồ (Hòa Định, Phú Hòa)2 …
Năm 1471, khi vua Lê Thánh Tông thống lĩnh 26 vạn quân thủy bộ tiến binh
chinh phạt Chăm pa, chiếm được thành Chà Bàn (Qui Nhơn), quân Đại Việt đã vượt
đèo Cù Mông tiến đến đèo Cả. Tương truyền vua Lê Thánh Tông cho khắc bia trên đá
núi để ghi dấu chiến công, và phân định ranh giới Đại Việt ở phía Nam. Trong Phủ
biên tạp lục của Lê Quí Đôn có ghi: “Núi Thạch Bi thuộc tỉnh Phú Yên là nơi phân cương giới giữa Tiên triều nước ta và nước Chiêm Thành”3.
Để ghi công ơn mở đất của tiền nhân, người dân Phú Yên lập miếu thờ tại
thôn Long Uyên, huyện Tuy An. Câu đối của Bố chính Đinh Nho Quang đề năm
Tự Đức thứ 37 như sau:
“Giang sơn khai thác hà niên, phụ lão tương truyền Hồng Đức sự. Trở đậu
hinh hương thử địa, thanh linh trường đối thạch bi cao”
Nghĩa: Non sông mở đất năm nào, phụ lão truyền nhau công Hồng Đức. Lễ
kính hương thơm đất ấy, danh thiêng xứng mãi ngọn bi sơn.
Núi Đá bia mang ý nghĩa thiêng liêng của thời kỳ mở đất. Nơi đây đá hóa
thành văn và hòa vào di sản văn hóa dân tộc, một di tích vang vọng trang nghiêm
như lời căn dặn của chúa Nguyễn Hoàng với con Nguyễn Phúc Nguyên: “Đất Thuận
Quảng phía bắc có núi Ngang [Hoành Sơn] và sông Gianh [Linh Giang] hiểm trở,
2
3

Địa chí Phú Yên – Nxb Chính trị Quốc gia – 200 3, tr. 141-152.
Lê Quý Đôn. Phủ Biên tạp lục, tập 1. Nxb Sài Gòn,1972, tr.213.

9



phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia [Thạch Bi sơn] vững bền. Núi sẵn vàng sắt,
biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng”4.
Năm 1578, người Chăm lại tiến hành việc lấn chiếm, Lương Văn Chánh đem
quân đánh lấy Thành Hồ, xã An Nghiệp, phủ Tuy Hòa. Đến năm 1597, qua nội
dung Sắc lệnh của Nguyễn Hoàng 5, Lương Văn Chánh với chức quan trấn biên, đã
chiêu tập lưu dân từ Thuận Quảng vào Cù Mông, Bà Đài khai khẩn đất đai, thiết
lập vùng đất mới - Phú Yên. Việt Sử xứ Đàng Trong ghi rằng: “việc khai khẩn Phú
Yên thuở ấy nhờ Lương Văn Chánh một phần lớn. Ông chiêu tập lưu dân, khai
khẩn đất hoang ở Cù Mông, Xuân Đài, dời dân đến ở, lại mộ dân vỡ đất làm ruộng
ở vùng sông Đà Diễn (Đà Rằng) chia lập thôn, ấp, các nơi ấy càng ngày càng đông
đúc”6. Ông Lương Văn Chánh được xem là người có công đầu, là vị thành hoàng
đã lập nên vùng đất Phú Yên ngày nay.
Thời gian trôi qua, vùng đất Phú Yên hình thành các quan hệ xã hội, dòng tộc,
các thể chế quản lí làng xã dần được ổn định và phát triển. Năm 1611, phủ Phú Yên
được thành lập với 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc
Khoát đúc ấn vương lên ngôi Chúa ở Phú Xuân, ban lệnh sửa đổi y phục, quy định
triều phục văn võ, đổi mới tổ chức hành chánh, chia Đàng trong làm 12 dinh và 1
trấn. Phú Yên là một trong 12 dinh (dinh như đơn vị cấp tỉnh ngày nay), chính thức
trở thành một cộng đồng trong đại gia đình Việt Nam, cùng với nhân dân cả nước
chung lưng xây dựng giang san7.
Từ năm 1771, thời kỳ Tây Sơn – thời dấy nghiệp của 3 anh em người nông
dân Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa với lời hịch “Tưới
dầm khi nắng hạn. Kéo dân cùng ra khỏi chốn lầm than”. Miền tây Phú Yên có dãy
núi La Hiên hùng vĩ tiếp giáp với vùng núi An Khê, là một trong những căn cứ của
nghĩa quân Tây Sơn thượng đạo. Nhân dân Phú Yên, cả người Kinh lẫn người
Thượng đều rầm rộ hưởng ứng và tham gia phong trào ngay những ngày đầu tiên.
Trong hội hùng binh đánh tan 3 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút (1785), và
trong cuộc tiến quân thần tốc của đội hình tượng binh, kỵ binh, bộ binh, đạp dãy

Trường sơn, ngược đường Thiên lý đánh tan 20 vạn quân Thanh ở trận quyết chiến
Ngọc Hồi - Đống Đa chiếm lại thành Thăng Long giữa ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu
4

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục. Viện Sử học, 2004, T1, tr.37.
Sắc lệnh năm 1597 của Nguyễn Hoàng, tài liệu1/3/2005 lưu tại đền thờ Lương Văn Chánh, Hoà Trị, Phú Hòa.
6
Phan Khoang. Việt sử xứ Đàng Trong. Nxb Văn Học, TP. HCM,2001, tr.297.
7
Địa chí Phú Yên, Sđd, tr.841-842.
5

10


(1789) giải phóng đất nước, thống nhất giang san của người anh hùng dân tộc
Nguyễn Huệ, trong tuyệt đỉnh vinh quang cuộc bùng nổ lịch sử của nông dân Việt
Nam đó có sự đóng góp ít nhiều của nhân dân Phú Yên.
Phú Yên là “nơi đứng mũi chống giặc”, nằm trên lộ trình tiến quân của 2 lực
lượng đối đầu giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh, nhân dân Phú Yên lại phải
chịu đựng biết bao cuộc đọ sức ác liệt tàn khốc, công sức, thuế khóa, lính tráng, lao
dịch cho các lực lượng chiếm đóng. Những ngọn núi, dòng sông trên vùng đất Phú
Yên đã in dấu biết bao chiến công, biết bao sự tích bi tráng, thấm đẫm máu đào của
người dân Phú Yên mà những nhân vật tiêu biểu là danh tướng như Võ Văn Dũng 8,
như đại tổng quản Tây Sơn văn thao võ lược – tiến sĩ Nguyễn Ký Chiêu 9, như danh
sĩ Lưu Quốc Hùng, như chúa Thủy Xá – Ma Khương (dân tộc Chăm) và tiêu biểu
nhất là mối đoàn kết Kinh – Thượng đã tạo nên sức mạnh của phong trào.
Vào nửa sau thế kỉ XIX (tháng 9-1858) thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân
dân Phú Yên đã có nhiều đóng góp cùng với triều đình chống giặc.
Sau sự kiện triều đình thất thủ ở Kinh thành Huế năm 1885, ngày 13 tháng 7

năm 1885 vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi thần dân trong cả nước nổi
dậy chống thực dân xâm lược. Cùng với các sĩ phu yêu nước khắp Trung Kỳ từ
Thanh Hóa vào đến Bình Thuận, các sĩ phu Phú Yên đã lãnh đạo nhân dân hưởng
ứng lời hịch cứu nước một cách rầm rộ. Cuộc khởi nghĩa của Tú tài Lê Thành
Phương là tiêu biểu cho phong trào Cần Vương ở Phú Yên.
Mặc dù cuộc khởi nghĩa đã gây cho địch nhiều tổn thất, nhưng rồi thất bại
cùng bối cảnh chung của phong trào Cần Vương cả nước. Cuộc hưởng ứng Cần
Vương cứu nước của nhân dân Phú Yên đã bị thực dân Pháp đàn áp. Thủ lĩnh của
phong trào bị bắt, bị kẻ địch dụ dỗ, tra tấn dã man nhưng Lê Thành Phương đã
khẳng khái trước mặt kẻ thù: “ninh thọ tử – bất ninh thọ nhục” (thà chịu chết chứ
không sống nhục). Cuộc khởi nghĩa đã đi vào lịch sử mà niềm ngưỡng mộ cảm
thương ngậm ngùi còn mãi với đất nước và con người Phú Yên.
8

Danh tướng Tây sơn, thời hàn vi đã từng theo người buôn ngựa vào Phú Yên, duyên may gặp lão trượng họ Lương dòng dõi Lương Văn Chánh ở Tuy Hòa, thụ giáo được môn trường kiếm đoản đao, cách đánh trên bộ, ngựa trên đạt
trình độ cao cường (theo cuốn “Nhà Tây Sơn” của Quách Tấn, Quách Giao – nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng
Ngọc hồi-Đống đa – Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình xuất bản).
9
Theo sách Nguyễn tộc thế truyền: Nguyễn Ký Chiêu – sinh năm Ất Dậu 1765 đậu tiến sĩ – đại tổng quản triều Quang
Trung.Vợ là Lê Thị Mỹ Trinh – (con gái đại đô đốc Tây Sơn Lê Văn Hưng). Sau khi nhà Tây Sơn mất, Nguyễn Ký
Chiêu cùng các tướng sĩ Tây Sơn lui về núi La Hiên, tổng hành dinh ở ma thiên động lập “bảo nghĩa kiến nghiệp
hội”để mưu phục hồi nghiệp chủ.

11


Ô Loan nước lặng như tờ
Thương người chí sĩ dựng cờ Cần vương
Trải bao gối đất màn sương
Một lòng vì nước, nêu gương anh hùng!

Nối tiếp cuộc khởi nghĩa của Lê Thành Phương, các cuộc vận động chống Pháp ở
Phú Yên liên tục diễn ra như Nguyễn Hào Sự (1890-1892), Võ Trứ và Trần Cao Vân
những năm 1898-1900, đã góp phần ngăn cản quá trình bình định của thực dân Pháp trên
dải đất miền Trung và cả nước.
Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào duy tân của các sĩ phu yêu nước tiến
bộ dưới ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, phong trào vận động
chống đồi phong bại tục, mở trường dạy chữ quốc ngữ, cổ động dùng hàng nội hóa,
chống cường hào nhũng nhiễu. Cuộc biểu tình của đông đảo nhân dân đòi giảm sưu,
giảm thuế ở Phú Yên bắt đầu diễn ra (1906-1908). Những câu vè trong nhân dân địa
phương còn lưu truyền, cũng phản ánh điều đó:
“Tai nghe Tam tổng đầu thầy
Đồng bào tuyên thệ cúp rày đầu đi.
Ngọ, Mùi mới khởi một khi,
Năm này là chính vậy thì Mậu Thân” 10 .
Nơi diễn ra chủ yếu của phong trào đó là ở Tuy Hòa, Tuy An, Đồng Xuân do
nho sĩ Nguyễn Hữu Dực và Lê Văn Hanh lãnh đạo đã làm cho bộ máy Nam triều ở
các địa phương trong tỉnh hoảng hốt, thực dân Pháp lo sợ liền có chính sách giảm
sưu thuế11 cho nông dân.
Đầu năm 1930, phong trào yêu nước chống Pháp ở Phú Yên phát triển cùng
với phong trào chung của cả nước, nhất là sự chuyển biến nhanh chóng của phong
trào yêu nước sang khuynh hướng vô sản. Bước ngoặt của cách mạng là Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời (2-1930) do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo cuộc đấu
tranh. Phú Yên sau sự kiện đó một thời gian, ngày 5 tháng 10 năm 1930, chi bộ
Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập do đồng chí Phan Lưu Thanh làm Bí thư.

1010

Nguyễn Đình Tư. Non nước Phú Yên. Nxb Tiền Giang, 1965, tr.153, 156
Dấn theo: Nguyễn Văn Thưởng. Phong trào chống sưu thuế ở Phú Yên năm 1908, Tạp chí NCLS năm 2007 . (Giảm
thuế thân từ 2,40 đồng xuống 2,20đồng, giảm 4 ngày sưu công ích xuống 3 ngày và không tăng 5% thuế điền nữa.

Ngày 31-12-1908, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y Nghị định ngày 31-12-1907, giảm số ngày đi xâu “hàng tỉnh”
từ 8 ngày xuống còn 5 ngày)
11

12


Công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bước sang một giai đoạn cách mạng
mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chiến lược đúng đắn, phù hợp quy
luật phát triển của thời đại, Đảng cộng sản đã tập hợp được các tầng lớp nhân dân
trong cả nước, khơi dậy ngọn lửa yêu nước, chiến đấu được hun đúc suốt chiều dài
của lịch sử vùng lên như đợt sóng trào vĩ đại làm nên thắng lợi vẻ vang của cách
mạng mùa Thu tháng Tám năm 1945.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, song niềm vui được xây dựng cuộc
đời mới trong tự do, độc lập chưa được bao lâu, thì cùng với nhân dân cả nước, nhân
dân Phú Yên lại phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ và tay sai xâm lược với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Với tinh thần
yêu nước, truyền thống đấu tranh anh dũng, toàn dân đoàn kết triệu người như một
“thà hy sinh tất cả, chứ nhất quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”, “không gì quý hơn độc lập, tự do” dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta
đã làm nên chiến thắng vẻ vang, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc năm
1975. Với 54 đơn vị xã, huyện, thị và 15 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang với 14.000 liệt sĩ, 857 bà mẹ Việt Nam anh hùng đã nói lên
diện mạo kỳ vĩ, cuộc chiến đấu anh hùng, sự hy sinh vô bờ bến của người dân trên
đất Phú Yên này cho những giá trị giành được hôm nay!
Con người Phú Yên chất phác, hiền hòa, dũng cảm và thông minh đã sống,
lao động và chiến đấu trong suốt chiều dài lịch sử để bảo vệ và dựng xây quê hương
giàu và đẹp xứng đáng với niềm tự hào đứng trong hàng ngũ đại gia đình Việt Nam,
điều đó đã được hun đúc nên một nền văn hiến ngàn đời của dân tộc, một nền văn
hóa giáo dục đậm đà bản sắc Việt Nam.

II. TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA - GIÁO DỤC PHÚ YÊN
Theo dòng lịch sử của dân tộc, Việt Nam được hình thành và lại phải sớm
đương đầu với giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Trong ngàn năm đấu tranh chống
xâm lược của phong kiến phương Bắc cũng là ngàn năm dân tộc ta đấu tranh chống
lại sự nô dịch bằng văn hóa giáo dục của kẻ thù. Dân tộc ta không bị nền giáo dục
Nho giáo của Trung Quốc đồng hóa mà ngược lại còn biết lựa chọn, hấp thu những
tinh hoa của nền văn hóa đó để xây dựng và phát triển cho nền văn hóa Việt Nam.
Trải qua các triều đại giành được độc lập tự chủ, ông cha ta đã xây dựng nên
một nền văn hiến rực rỡ mà khởi đầu bằng việc ra đời Quốc tử giám – trường Đại học
13


đầu tiên của Việt Nam vào năm 1076. Quốc Tử giám được thành lập sớm hơn cả một
số trường đại học lớn từ thời kỳ văn hóa phục hưng ở châu Âu12.
Sự tôn vinh 1347 vị tiến sĩ được khắc tên ở 82 bia Văn Miếu qua các triều đại
phong kiến Việt Nam từ 1442 đến 1779 đã chứng tỏ từ lâu đời ông cha ta đã chú ý
xây dựng một nền quốc học đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh thần “hiền tài là nguyên
khí quốc gia”, các nhà khoa bảng, các nhà trí thức Việt Nam là rường cột của nền
văn hiến đã cùng với các minh quân, lương thần xây dựng nên nhiều triều đại phong
kiến cực thịnh ở nước ta.
Do điều kiện lịch sử, địa lý, tỉnh Phú Yên chưa xuất hiện nhiều nhà đại trí
song các bậc tài trí ở Phú Yên như Lương Văn Chánh, Đào Trí, Nguyễn Công Nhàn,
Lê Thành Phương, Nguyễn Hào Sự, Nguyễn Hữu Dực, Phan Lưu Thanh … cũng đã
góp mặt vào pho sử vàng của dân tộc và các hàn sĩ, hương sư đã lặng lẽ góp phần bảo
tồn và phát triển nền học vấn cho nhân dân lao động Phú Yên.
Dù trải qua thời Pháp thuộc, chúng dùng chính sách ngu dân kìm hãm dân ta
trong vòng ngu tối, lạc hậu để hòng áp bức, bóc lột, song với lòng yêu nước, ý chí
quật cường lớp lớp người Việt Nam đã vùng lên chống thực dân Pháp để giành độc
lập, tự do. Đi đầu là các nhà nho, các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX như các cụ
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Văn Tố… đã cổ

súy phong trào Duy tân, Đông kinh nghĩa thục, truyền bá quốc ngữ để “khai dân trí”,
“chấn dân khí”, “hậu dân sinh” để mưu cầu dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân
sinh hạnh phúc. Và đặc biệt, từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, vai trò và tư
tưởng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không những đã đem lại cho cách mạng
Việt Nam con đường giải phóng đúng đắn mà từ năm 1943 với Đề cương văn hóa
của Đảng đã chỉ ra con đường đấu tranh xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa
học, đại chúng. Giáo dục được xem như là một vũ khí sắc bén, một mặt trận đấu
tranh cách mạng, để vận động, tập họp giác ngộ mọi tầng lớp quần chúng lao động,

12

Năm 1150 – trường Đại học Paris (Pháp)
Năm 1167 – trường Đại học Oxford (Anh)
Năm 1233 – trường Đại học Canbridge (Anh)
Năm 1338 – trường Đại học Bologne (Ý)
Năm 1385 – trường Đại học Heideinburg (Đức)

14


giới trí thức, giáo giới, sinh viên học sinh… trong mặt trận đại đoàn kết dân tộc và
đưa cuộc cách mạng đến thành công .
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Phú Yên chỉ sau một năm phát động
hưởng ứng lời kêu gọi diệt giặc dốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến tháng 7 năm
1947 đã có trên 10 vạn người thoát mù chữ, là một trong 3 tỉnh đi đầu của Liên khu
V, được Chính phủ khen thưởng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Phú Yên đã
có trên hàng ngàn học sinh với hàng trăm giáo viên. Trường Lương Văn Chánh là
trường trung học đầu tiên ra đời (10-1946) đánh dấu một bước tiến vượt bậc của nền
giáo dục cách mạng của tỉnh.
Sau năm 1954, Phú Yên đã xây dựng được một nền giáo dục dân tộc dân chủ

nhân dân với một hệ thống cả giáo dục bình dân và giáo dục phổ thông, từ các lớp
mẫu giáo, tiểu học đến bậc trung học. Ngành giáo dục đã góp phần tích cực vào thắng
lợi to lớn của công cuộc kháng chiến chống Pháp, hun đúc trong nhân dân và nhất là
trong tầng lớp thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, yêu chế độ dân chủ cộng hòa
sâu sắc để họ trở thành những chiến sĩ yêu nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài suốt 21 năm, một cuộc chiến tranh vô
cùng tàn khốc và ác liệt, nhân dân Việt Nam phải đương đầu với một kẻ thù hùng
mạnh nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, quân và dân cả
2 miền Nam Bắc đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân lần lượt đập tan các chiến
lược quân sự của Mỹ.
Về giáo dục, trong thời gian này, trên miền Nam đã song song tồn tại 2 nền
giáo dục: nền giáo dục ở trong vùng chính quyền Sài Gòn tạm thời kiểm soát và nền
giáo dục cách mạng được xây dựng và phát triển ở trong vùng căn cứ, vùng giải
phóng. Trong cuộc chiến tranh nhân dân, giáo dục được xem như là một mặt trận.
Thầy giáo và học sinh là những chiến sĩ. Họ không chỉ dạy học văn hóa mà cùng
tham gia đấu tranh chống giặc giữ làng, giải phóng quê hương.
Cùng trong bối cảnh toàn miền Nam, Phú Yên cũng như các tỉnh, dù chiến
tranh diễn ra ác liệt, Tỉnh ủy Phú Yên vẫn chỉ đạo cho ngành giáo dục nỗ lực vượt
mọi khó khăn mở các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ, các trường nội trú cho các con
em người dân tộc, gửi con em ra miền Bắc học tập để đào tạo cán bộ cho tương lai
và đặc biệt là mở các trường sư phạm miền núi, sư phạm đồng bằng để đào tạo giáo
15


viên chuẩn bị đón thời cơ phát triển ngành giáo dục sau ngày giải phóng. Tuy số
lượng trường lớp, học sinh trong vùng căn cứ và vùng giải phóng chưa nhiều, phong
trào lúc lên, lúc xuống phụ thuộc vào tình hình của chiến trường, song nền giáo dục
cách mạng đã được hình thành và xây dựng thành một hệ thống tổ chức hoạt động
có hiệu quả từ các nhóm học tập, các lớp, các trường học kháng chiến. Những hoạt

động này có ý nghĩa chính trị lớn, nhất là khơi dậy và hun đúc lý tưởng yêu nước,
tinh thần cách mạng giải phóng dân tộc đối với học sinh trong vùng kiểm soát của
địch.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, ngày 1-4-1975 Phú Yên gải
phóng, đất nước thống nhất. Tháng 11- 1975, tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên được hợp
nhất thành tỉnh Phú Khánh. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong những
ngày đầu giải phóng lúc bấy giờ là tổ chức lại ngành giáo dục theo hệ thống mới, sử
dụng đội ngũ giáo viên vùng mới giải phóng, tổ chức học tập thấm nhuần quan
điểm, nguyên lý, phương châm, nội dung, phương pháp của nền giáo dục cách
mạng, xóa bỏ những ảnh hưởng, tàn dư của nền giáo dục nô dịch của Mỹ ngụy.
Đồng thời ngành giáo dục đã nhanh chóng mở các trường Sư phạm mẫu giáo, Sư
phạm sơ cấp, trung cấp để đào tạo đội ngũ giáo viên mới đáp ứng yêu cầu phát triển
xã hội.
Nhà trường mới, thầy giáo và học sinh là nhân tố quan trọng trong việc góp
phần ổn định tình hình xã hội, xây dựng đời sống mới sau ngày giải phóng. Phong
trào lao động xây dựng trường lớp, giúp đồng bào sửa lại nhà cửa bị tàn phá trong
chiến tranh, đắp đường giao thông, khai mương sản xuất, giúp dân gặt hái mùa
màng. Ngành giáo dục là lực lượng nồng cốt trong phong trào xóa nạn mù chữ, bổ
túc văn hóa. Nguyên lý giáo dục Xã hội chủ nghĩa, qua lao động tập thể, giáo dục
gắn liền với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp
chặt chẽ với giáo dục gia đình và xã hội đã từng bước thấm nhuần trong quá trình
đào tạo của nhà trường mới.
Cùng với sự phục hồi và phát triển của kinh tế, giáo dục Phú Yên phát triển
nhanh chóng. Hệ thống tổ chức quản lý của giáo dục từ xã, huyện đến tỉnh bước đầu
được tổ chức chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của phong trào giáo dục thời kỳ mới. Các
ngành học mầm non, cấp 1, cấp 2 được mở rộng khắp các buôn làng. Từng cụm xã
trong huyện có trường cấp 3. Phong trào thi đua dạy thật tốt, học thật tốt, chất lượng
16



giáo dục toàn diện học văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác xã hội, công tác
Đoàn Đội ở Bắc Phú Khánh (Phú Yên) phát triển vượt trội nhờ tiếp tục phát huy
truyền thống giáo dục cách mạng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và trong thời
kỳ chống Mỹ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - năm 1986, Đại hội đổi mới nền kinh tế
chuyển mô hình tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động sâu sắc đến sự phát triển giáo dục.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết TW4 (khóa VII) và Nghị quyết TW2 (khoá
VIII) của ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác giáo dục, quan điểm “giáo
dục là quốc sách hàng đầu” ngày càng được quán triệt sâu sắc đến của các cấp.
Tháng 7-1993, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên ra quyết định giao cho Sở Giáo dục
quản lý toàn diện theo ngành trên địa bàn toàn tỉnh như quản lý về tổ chức, nhân sự,
chuyên môn, tài chính và cơ sở vật chất. Nhờ thế hiệu quả quản lý, chất lượng giáo
dục được tăng lên rõ rệt, mối quan hệ giữa Sở giáo dục với các địa phương ngày một
chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả hơn.
Về bậc Tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh tiểu học,
ngành đã chú trọng đổi mới phương pháp, đảm bảo giảng dạy đủ 9 môn học trong
tất cả các trường tiểu học kể cả các môn hát, nhạc và mỹ thuật.
Về bậc Trung học cơ sở (THCS), thực hiện cuộc đổi mới về hệ thống giáo
dục, việc tách bậc THCS ra khỏi bậc học phổ thông cơ sở (PTCS) trước đây, lúc đầu
cũng gây ra một số khó khăn song ngành đã nhanh chóng khắc phục những khó
khăn về cơ sở vật chất, trường lớp, sách giáo khoa, giáo viên, nên quy mô học sinh
PTCS (cấp 2) không những duy trì mà còn phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ học sinh lưu
ban, bỏ học từ 28,3% (năm học 90 – 91) giảm xuống 2,3% (năm học 1998 – 1999)
tổng số học sinh PTCS tăng gần gấp đôi từ 31.058 học sinh (1992 – 1993) tăng lên
59.356 học sinh (năm học 1998 – 1999).
Về bậc Trung học phổ thông (THPT), thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo
dục, đa dạng hóa các loại hình trường học, ngoài hệ thống các trường công lập, tỉnh
đã mở thêm 4 trường THPT bán công, 2 trường THPT dân lập. Chất lượng học sinh
THPT dần được nâng cao, cùng sánh vai với các tỉnh khu vực Nam Trung bộ,

trường THPT chuyên Lương Văn Chánh vẫn giữ vững được truyền thống học giỏi,

17


hàng năm đạt được nhiều giải cao trong kỳ thi Quốc gia và kỳ thi Olypic khu vực phía
Nam và kỳ thi tuyển vào Đại học.
Trường học cho con em học sinh các dân tộc miền núi đã xây dựng được 1
trường nội trú cấp tỉnh và 3 trường cấp huyện và đã đào tạo được hàng trăm học sinh
tốt nghiệp trung học phổ thông, đưa vào học đại học và các trường chuyên nghiệp để
chuẩn bị đội ngũ cán bộ các ngành cho các dân tộc anh em.
Năm 1989, bộ phận giáo viên, sinh viên từ trường Cao đẳng Sư phạm Nha
Trang chuyển về Phú Yên khi tái lập tỉnh đã cùng với trường Trung cấp Sư phạm
Phú Yên làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên đáp ứng đầy đủ yêu cầu giáo viên tiểu học
và trung học cơ sở cho tỉnh. Tháng 9/1995 được Chính phủ quyết định nâng cấp
thành trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên nằm trong hệ thống trường Đại học, Cao
đẳng của cả nước. Năm 1998, tỉnh Phú Yên đã được nhà nước công nhận hoàn thành
xóa nạn mù chữ và phổ cập tiểu học.
Sau 15 năm tái lập tỉnh và đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính
quyền các cấp, ngành Giáo dục Phú Yên đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để xây
dựng và phát triển giáo dục quốc dân rộng khắp từ thành phố đến đồng bằng, từ
miền núi đến vùng duyên hải, gồm đủ các bậc học mầm non, tiểu học, trung học đến
cao đẳng, với đa dạng loại hình trường lớp: công lập, bán công, tư thục; chất lượng
giáo dục toàn diện dần được nâng cao. Phú Yên là một trong một số ít tỉnh trong cả
nước sớm phủ kín môn ngoại ngữ; phong trào xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh;
nhân dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp trang thiết bị nhà
trường được khang trang, đổi mới. Đến năm 2005, ngành giáo dục Phú Yên đã góp
phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội tỉnh
nhà.


18


PHẦN THỨ NHẤT

GIÁO DỤC PHÚ YÊN TRƯỚC NĂM 1945

CHƯƠNG I
GIÁO DỤC PHÚ YÊN TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

I. KHÁI QUÁT GIÁO DỤC VIỆT NAM TRƯỚC KHI PHÁP XÂM LƯỢC
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời. Nền
giáo dục dân tộc đã đào tạo biết bao thế hệ người Việt Nam cho công cuộc xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, giáo dục nước ta đã được sử dụng như
một lợi khí để chống lại âm mưu đồng hóa các dân tộc Việt Nam của phong kiến
phương Bắc. Trong thời kỳ này, nhà trường lúc đầu chỉ dành cho con em người Hán.
Sau đó, dần dần cũng có một số người Việt thuộc tầng lớp trên được vào học. Giáo
dục lúc đầu chỉ đào tạo một số quan lại làm tay sai cho chúng chứ không mở mang
học vấn cho toàn dân.
Năm 938, với trận thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt
thời kỳ thống trị của phong kiến phương Bắc một nghìn năm, khôi phục lại nền độc
lập cho đất nước, mở đầu thời kỳ xây dựng và bảo vệ quốc gia thống nhất, độc lập
và tự chủ. Triều đại nhà Ngô khai sáng và tiếp nối là các triều đại Đinh, Tiền Lê, tất
cả đều chăm lo củng cố chính quyền, ổn định việc ngoại giao hơn nữa thời gian trị vì
còn ngắn ngủi nên chưa lo được nhiều trong việc tổ chức giáo dục. Từ triều đại nhà
Lý (1009-1225), vua Lý Thánh Tông (1054-1072), năm 1070 cho xây dựng Văn
miếu thờ Đức Khổng Tử và môn đồ (thất thập nhị hiền) để tỏ lòng tôn sùng nho
giáo. Năm 1076, Quốc Tử giám một kiểu trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam được
thành lập ở Kinh đô Thăng Long (Hà Nội), Văn miếu - Quốc Tử giám là một minh

chứng tiêu biểu cho nền văn hiến Việt Nam.
Bước sang đời Trần, Nho giáo vẫn tiếp tục phát triển, song chưa chiếm được
địa vị độc tôn- đạo giáo và phật giáo nhất là phật giáo còn có ảnh hưởng rất lớn đối
với nhà nước. Năm 1246, vua Trần Thái Tông định lệ thi Tiến sĩ, cứ 7 năm một
19


khóa thi. Trong khóa thi tiến sĩ đầu tiên năm 1427, quy định vị thứ trúng tuyển với
tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Theo “Đại Việt Lịch triều đăng
khoa lục”, đời Trần và đời Hồ đã tổ chức 16 kỳ thi đại khoa, lấy đỗ 497 Thái học
sinh và Tiến sĩ.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, chấm dứt ách đô hộ của nhà Minh. Lịch
sử dân tộc bước sang thời kỳ mới. Chế độ phong kiến tập quyền được xây dựng và
củng cố vững mạnh. Nước Đại Việt bước vào thời kỳ hưng thịnh. Văn hóa dân tộc
phát triển nhanh và đạt nhiều thành tựu rực rỡ, giáo dục biến chuyển nhanh, việc thi
cử vào nền nếp.
Về tình hình giáo dục xứ Đàng trong (trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân
tranh), các chúa Nguyễn ở phương Nam do phải lo toan mở mang bờ cõi, tổ chức di
dân khai khẩn đất đai, tổ chức chính quyền cai trị, tuyển mộ binh lính, dự trữ lương
thực, đào hào đắp lũy để đối đầu với họ Trịnh, nên việc giáo dục ở xứ Đàng trong
chưa được phát triển.
Cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung đã đưa ra nhiều chính sách tiến bộ trong
đó có chính sách giáo dục. Xuất thân từ nông thôn, Nguyễn Huệ - vua Quang Trung
không chịu nhiều ảnh hưởng đạo lý của nho học, tự nhận “sinh ra ở chốn hẻo lánh,
học ở sự nghe trông” nên đã đứng về phía nhân dân mà sửa đổi việc học, cho lập
“sùng chính thư viện” có nhiệm vụ:
* Coi sóc việc học trong nước, tiến cử nhân tài, tuyên truyền đạo học để rèn
đúc nhân tâm. Chủ trưởng dạy người từ gốc, chú trọng những điều thiết thực. Đây là
nét khác nhau và tiến bộ so với lối học từ chương khoa cử.
* Lấy chữ Nôm làm Quốc tự, dùng trong hành chính và giáo dục.

* Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, tự vua Quang Trung đọc kỹ các bản dịch
và góp ý phê bình thẳng thắn, biểu thị một tinh thần dân tộc mạnh mẽ trong giáo
dục.
* Ngay khi mới lên ngôi, vua Quang Trung đã ban “chiếu lập học” (xây dựng
việc học). Nội dung có đoạn:
“Chiếu này ban xuống, dân các xã nên lập nhà học của xã mình. Chọn những
nho sĩ có học, có đức hạnh trong xã, đặt làm chức giảng dạy để dạy dỗ học trò trong
xã. Còn như Từ Vũ (Miếu Văn Thánh) của các phủ, sai dân địa phương trông nom.
Đợi đến khi chọn được sẽ sai quan huấn đạo của phủ đến đặt làm trường giảng tập
20


của phủ. Hạn trong năm nay mở khoa thi Hương, lấy tú tài hạng ưu vào trường Quốc
học, hạng thứ thì đưa về học Phủ. Những người đỗ Hương cống của triều đại cũ
chưa được bổ nhiệm thì phải đến đợi tại Triều để bổ sung vào các chức Huấn đạo,
Tri huyện. Các nho sinh và sinh đồ cũ, tất cả đều được đợi đến kỳ thi để vào thi.
Loại ưu thì được vào tuyển, loại kém thì trả về trường học của xã. Các “sinh đồ ba
quan (dốt nát) tất cả phải trả về hạng thường dân để cùng gánh vác phu phen tạp
dịch với dân. Từ nay về sau các xã có đặt chức giảng dạy thì phải nộp danh sách cho
quan huyện để chuyển di lên quan ở triều đình cấp bằng, khiến cho họ biết sự khích
lệ của trẫm”13.
Nội dung tờ chiếu về giáo dục của triều Tây Sơn cho ta thấy ý nghĩa cải cách
lớn lao trong quan điểm, đối tượng, nội dung và phương pháp giáo dục là rất tiến bộ
trong lịch sử giáo dục Vệt Nam.
Thế kỷ XIX bắt đầu với triều đại nhà Nguyễn (Gia Long- 1802) lật đổ triều
đại Tây Sơn, lên ngôi vua đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Áp dụng kinh nghiệm nhà Lê,
các vua nhà Nguyễn đã nhận thức vai trò quan trọng của Nho giáo trong công việc
xây dựng và củng cố chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế, tổ chức và phát triển
giáo dục trên nền tảng nho học.
Hệ thống trường học ở các tỉnh được thành lập. Trường phủ có Giáo thụ,

trường huyện có Huấn đạo, trường tỉnh hay đạo có Đốc học làm nhiệm vụ quản lý
việc học của dân trong hạt và việc giảng dạy ở các trường. Đến năm 1807, khóa thi
Hương đầu tiên được tổ chức lấy đỗ 61 hương cống. Từ năm 1825, dưới triều vua
Minh Mệnh người đỗ hương cống được gọi là Cử nhân, người đỗ sinh đồ là Tú tài.
Triều Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên.
Từ 1829 lấy người thi Hội đỗ đầu là Tiến sĩ, dưới là Phó bảng (khóa thi Hội
cuối cùng năm 1919 đỗ 7 tiến sĩ và 16 phó bảng). Dưới thời Nguyễn coi trọng phát
triển giáo dục nho học nên đã có nhiều công trình học thuật về sử địa, hội điển, hiến
chương… có chất lượng tốt và nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm có giá trị.
* Về phương pháp học tập của nền giáo dục phong kiến là kinh viện, giáo
điều, hầu như tin tưởng tuyệt đối vào những lời dạy trong tứ thư, ngũ kinh. Hình
thức làm bài phải tuân theo những qui tắc chặt chẽ, gò bó, máy móc theo luật bằng

13

Do Ngô Thì Nhậm thảo ghi trong “Hàn các Anh Hoa” (Đỗ Thị Hảo dịch)

21


trắc, niêm luật đối câu, đối chữ. Trong các kỳ thi phải gò theo các qui tắc nghiêm
ngặt, nhất là không được “phạm húy”.
* Về hệ thống nhà trường, dưới thời phong kiến nước ta bao gồm cả trường
công và trường tư. Trường công được tổ chức ở Kinh đô, tỉnh và phủ, huyện. Quốc
Tử giám lập ở Kinh đô, là trường công cao nhất. Trường tư được tổ chức khắp nơi.
* Về chế độ thi cử, tùy từng thời kỳ lịch sử được thể hiện khác nhau, nhưng
nhìn chung có thể khái quát nền giáo dục phong kiến có 2 chế độ thi thông dụng:
Thi Hương (ở tỉnh và liên tỉnh) và thi Hội – thi Đình (ở Kinh đô)
Nền giáo dục phong kiến nước ta đã tồn tại gần một ngàn năm lịch sử, có
những đóng góp không nhỏ đối với việc phát triển nền văn hóa dân tộc.

Ở những giai đoạn nhất định của lịch sử, giáo dục nho học đã góp phần cũng
cố và phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam. Nhà nước phong kiến coi trọng
giáo dục, bồi dưỡng tuyển chọn hiền tài, trọng dụng nho sĩ, coi trọng luân lí, lễ
nghĩa đã góp phần cơ bản vào xây dựng nền đạo đức xã hội, phát triển truyền thống
hiếu học của dân tộc.
Nền giáo dục cũ dẫu có nhiều hạn chế về mục tiêu, nội dung phương pháp dẫn
đến những hạn chế về tác dụng xã hội. Song với tinh thần dân tộc, ý thức tự cường
tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam đã học tập và rút ra từ Nho học những
yếu tố tích cực phù hợp với yêu cầu dựng nước, giữ nước cùng với truyền thống văn
hóa dân tộc mà vun bồi cho nền văn hiến Việt Nam.
II. GIÁO DỤC PHÚ YÊN TRƯỚC NĂM 1885
2.1. Hình thức tổ chức
Về tổ chức giáo dục, trường Tỉnh có quan Đốc học phụ trách, trường Phủ có
Giáo thụ, trường Huyện có Huấn đạo. Học sinh tuổi nhỏ được học “khai tâm” từ các
thầy đồ để tập nghe, tập đọc, tập viết chữ từ những bài học vỡ lòng (tam tự kinh,
nhất thiên tự, tam thiên tự, ấu học quỳnh lâm, minh đạo gia huấn, minh tâm bửu
giám). Các trường phủ, trường huyện, trường tỉnh được học các bộ sách kinh điển
Nho giáo: Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử (trong chương trình cải cách 1908 học thêm chữ
Quốc ngữ, Nam sử và có cả tiếng Pháp (tình nguyện) để đủ tiêu chuẩn năng lực
được tuyển dự thi Hương. Sinh đồ Phú Yên dự thi Hương ở trường thi Gia Định,
hoặc Thừa Thiên, sau tập trung về trường thi Bình Định (ngày xưa nhà giàu mới có

22


điều kiện mời thầy giỏi phương xa đến như ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên
Huế và nhiều nhất là thầy xứ Nghệ làm gia sư).
Năm 1813, triều đình Huế cho mở 2 trường thi hương tại Quảng Đức và Bình
Định, sĩ tử Phú Yên ứng thí tại trường thi Bình Định và được hưởng quyền lợi cấp
lương đi đường.

Do việc học ở Phú Yên ngày càng phát triển, năm Minh Mạng thứ 3 (tháng 71823), trấn Phú Yên được triều đình cho đặt chức Đốc học (Ông Phạm Vũ Phác là
Đốc học đầu tiên)14. Tại phủ đặt 1 Chánh thất phẩm Giáo thụ. Mỗi huyện có 1
Chánh bát phẩm Huấn đạo để chuyên lo việc học trong địa phương. Đối với tổng,
xã, chọn 2- 3 người có học lực khá, tuổi từ 50 trở lên làm đơn trình huyện, phủ và
trấn xét cấp văn bằng để dạy bậc sơ học.
Năm 1823, vua Minh Mạng cho dựng nhà học ở phủ và huyện. Theo quy định
của Bộ Công, nhà học ở phủ - huyện gồm 1 tòa 3 gian 2 chái. Nhà học ở phủ dài 4
trượng 4 thước, ngang 3 trượng 1 thước. Nhà học ở huyện dài 3 trượng 9 thước 2 tấc,
ngang 2 trượng, 6 thước, 4 tấc. Với quy mô nhà học như trên, số lượng học trò được
học ở trường không nhiều. Do vậy, các ông đồ, nho sĩ thường mở trường dạy tư, trình
độ học trò phụ thuộc vào kiến thức và cách dạy của từng thầy.
Tự Đức thứ 1(1848), sĩ tử Phú Yên tăng lên gấp đôi, triều đình đặt lại chức
Đốc học. Tự Đức thứ 2 (1849) giảm 1 Giáo thụ phủ Tuy An. Tự Đức thứ 5 (1852)
cho đặt trường Bình Định, lấy sĩ tử ở Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên vốn thi
chung trường Thừa Thiên và sĩ tử ở tỉnh Khánh Hoà vốn thi chung trường Gia Định
nay thi tại trường Bình Định.
Chức học quan hàng đầu chăm lo việc giáo dục của tỉnh Phú Yên từ đời Minh
Mạng đến đời Tự Đức cũng có nhiều lần thay đổi.
Hai năm sau đốc học Phạm Vũ Phác thăng lên thiêm sự bộ Lễ. Ông Bùi Tuấn
Tuyển, tri phủ Đoan Hùng, được cử làm đốc học Phú Yên. Năm 1828, đốc học Phú
Yên là Lê Nguyên Trung. Giáo thụ Thái Bình là Bùi Xuân Bảng được cử làm đốc
học Phú Yên thay Lê Nguyên Trung (thăng lên Viên ngoại thị lang – trung bộ Hộ).
Năm 1831, giáo thụ Nam sách là Phạm Gia Lâm giữ chức đốc học Phú Yên15.
Từ năm 1832, vì số lượng học sinh Phú Yên ít nên triều đình Huế đã bỏ chức
đốc học, đặt giáo thụ giảng dạy tại trường tỉnh. Đến năm 1846, do phát triển sĩ số
14
15

Quốc Sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục, T2. NXB Giáo dục, 2003, tr.297.
Quốc Sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục.. sđd.


23


khá cao tại huyện Tuy Hòa theo lời tấu trình của tỉnh thần, triều đình Huế chuẩn y,
đặt chức huấn đạo huyện Tuy Hòa. Năm 1847, triều đình Huế đã có chỉ dụ cho bộ
Lại và bộ Lễ: “việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình, cho nên các tỉnh
đều đặt chức đốc học… duy có các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận ở tả kỳ
và các tỉnh duyên biên ở Bắc Kỳ chưa đặt chức ấy… nay văn phong ngày một chấn
khởi, nên mở rộng việc tác thành nhân tài, hạt nào nên đặt hay chưa nên đặt đều
chiếu theo sĩ số nhiều hay ít để thỏa nghị tâu lên …”. Kết quả năm ấy, giáo dục Phú
Yên phục hồi chức đốc học. Tám năm sau, năm 1853, tỉnh Phú Yên lại đổi thành
đạo Phú Yên chức đốc học phải đặt lại chức giáo thụ. Năm 1875 đời vua Tự Đức
thứ 28 lại thăng lên thành tỉnh Phú Yên, và chức đốc học được tái lập.
2.2. Giáo dục dân gian từ trong quần chúng lao động
“Ví dầu cầu dán (ván) đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi,
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời!”
Lời ru thiết tha, dìu dặt đưa con vào giấc ngủ phải chăng đã nói lên tự đáy
lòng người mẹ Việt Nam mong muốn và quyết tâm nuôi dạy con mình nên người
mà tự nhiên còn khái quát được cả một nguyên tắc, phương châm của một nền giáo
dục bình dân với sự kết hợp giữa trường học và trường đời, giữa hoạt động giáo dục
trong thực tiễn đời sống với hoạt động dạy và học trong nhà trường.
Qua quá trình lao động, trao đổi kinh nghiệm sống với nhau, nhân dân lao
động đã sáng tạo ra tri thức. Các thế hệ người nối tiếp truyền đạt tri thức cho nhau.
Sự giáo dục dân dã của quần chúng lao động có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách và sự tiến bộ của xã hội buổi đầu.
Trong thời kỳ phong kiến, các tỉnh dẫu có trường học lập ở phủ, ở huyện nhưng
99% nhân dân lao động vẫn bị mù chữ. Một nền giáo dục dân gian thể hiện từ gia đình,

từ cuộc sống cộng đồng và quá trình lao động của bản thân. Thầy giáo là ông bà,
cha mẹ, anh chị em, những người trong thôn xóm. Phương châm giáo dục của
người bình dân xuất phát từ tình thương và trách nhiệm. Cha mẹ không chỉ có lòng
thương, sự quán xuyến mà họ tìm ra các sáng kiến, các biện pháp giáo dục, giáo
dưỡng thiết thực nhất để con cháu nên người.

24


Văn học dân gian, chuyện cổ tích, ca dao tục ngữ là kho sách giáo khoa đồ sộ,
phong phú và toàn diện. Câu chuyện kể của bà, lời hát ru của mẹ, mang sâu sắc nội dung
giáo dục đạo đức, tình cảm cho trẻ, truyền đạt một cách nhẹ nhàng, sinh động những
kinh nghiệm sống, cách xử thế, kiến thức về quê hương, đất nước, con người.
2.3. Hệ thống trường học ở Phú Yên
Trường tỉnh ở Phú Yên đầu tiên được thành lập từ thời vua Gia Long, trường
tọa lạc tại làng Ngân Sơn (nay thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An).
Năm 1846 (Thiệu Trị năm thứ 6), trường phủ Tuy An được thiết lập tại làng
Hội Phú (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tuy An).
Cùng năm, trường phủ Tuy Hòa thành lập tại làng Đông Phước (nay thuộc xã
Hòa An, huyện Phú Hòa).
Năm 1847 (Thiệu Trị năm thứ 7), trường tỉnh được dời về làng Long Uyên,
sau đó chuyển ra làng An Thổ cũng đều thuộc địa phận huyện Tuy An ngày nay.
2.4. Những nhà khoa bảng ở Phú Yên
Dưới thời chúa Nguyễn, Phú Yên là vùng đất mới chưa ổn định, việc giáo dục
khoa cử ở đây cũng chưa được đi vào nề nếp, người đi học chưa nhiều, người dự
khóa thi rất ít.
Việc đặt ra chế độ khoa cử ở Đàng Trong đã đánh dấu bước tiến về Nho học
cũng như sự trưởng thành đội ngũ quan lại của thời chúa Nguyễn. Việc thi cử này tuy
mới chỉ dừng ở mức khảo thí quan lại đang làm việc chứ chưa đào tạo tuyển dụng
được nhiều quan lại mới. Các quan lại đứng đầu phủ Phú Yên, huyện Đồng Xuân và

huyện Tuy Hòa là những người trúng cách trong số 62 người đậu các kỳ thi Chính
đồ. Đông đảo thuộc lại của ba ty ở dinh Trấn Biên, thuộc lại của các cấp trong phủ
Phú Yên là những người trúng cách trong số 146 người đậu các kỳ thi Hoa văn.
Phú Yên là phủ mới lập, ở xa Chính dinh nên người đi học khó khăn và đi thi
thì không nhiều, nên sách Đại Nam nhất thống chí chép là “ít người chuyên theo
việc học”.16
Thời chúa Nguyễn, người Phú Yên ra thi ở Chính dinh và đỗ đạt cao là Bạch
Doãn Triều, quê ở huyện Đồng Xuân. Ông là người đỗ đầu kỳ thi Hương năm Mậu
Tý (1768), sách Đại Nam thực lục chép rõ là “người đương thời cho là xứng
đáng”17. Sau khi thi đỗ, Bạch Doãn Triều được bổ ngay làm Tri huyện Đồng Xuân,
16

. Đại Nam nhất thống chí, Sđd, tr.13.

17

. Đại Nam thự lục, Sđd, tr.172.

25


×