Tải bản đầy đủ (.doc) (318 trang)

Cải Cách Cơ Cấu Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân Đáp Ứng Nhu Cầu Nhân Lực Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 318 trang )

CẢIOCÁCH
THỐNG
GIÁO
DỤC
KỶ YẾU HỘI THẢ
QUỐCCƠ
TẾ CẤU
VIỆTHỆ
NAM
HỌC LẦ
N THỨ
BAQUỐC DÂN…

TIĨU BAN GI¸O DơC Vµ §µO T¹O NGN NH¢N LùC

C¶I C¸CH C¥ CÊU HƯ THèNG GI¸O DơC QC D¢N 1§¸P øNG NHU CÇU NH¢N LùC
TRONG BèI C¶NH TOµN CÇU HãA
PGS. TS Đặng Danh Ánh*

Khi đề cập tới hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD) 2 tơi cứ tự hỏi vì
sao cần cải cách cơ cấu hệ thống GDQD hiện nay. Nhìn chung, tác giả
viết bài này với ý thức xây dựng, nói thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật
(theo tinh thần Đại hội Đảng lần thứ VI). Ý thức ấy khơng xuất phát từ
dụng ý xấu hay nhằm phủ nhận những thành tựu mà nền giáo dục nước
nhà đã đạt được mà xuất phát từ sự tâm huyết đối với sự nghiệp giáo
dục thế hệ trẻ, từ sự nhận thức của tác giả rằng: Nhà nước, ngành giáo
dục và tồn xã hội phải làm nhiều hơn nữa cho giáo dục, bản thân
ngành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ có tính cách mạng hơn nữa nếu
muốn đạt được mục đích của mình.
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay, chúng ta đã tiến hành ba
cuộc cải cách giáo dục (CCGD): Cuộc CCGD lần thứ nhất bắt đầu từ năm


1950 chuyển hệ thống phân ban tú tài cũ sang hệ thống phổ thơng (PT)
9 năm; cuộc CCGD lần thứ hai bắt đầu năm 1956 chuyển hệ thống PT 9
năm sang hệ thống PT 10 năm; cuộc CCGD lần thứ ba bắt đầu năm 1979
theo nghị quyết số 14 NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị (khố
IV)... chuyển hệ thống PT 10 năm sang hệ thống PT 12 năm. Cho đến
nay cuộc CCGD ấy vẫn được tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với cơng
cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo. Tác dụng của ba cuộc
CCGD là thúc đẩy hệ thống GDQD phát triển. Khơng ai có thể phủ nhận
được những thành tựu to lớn của giáo dục trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Khơng ai có thể phủ nhận được những được
những đóng góp của giáo dục vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời
kỳ Đổi mới: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình qn trong nhiều năm qua là
khoảng 7 đến 7,5%/năm - có sự đóng góp trực tiếp của nguồn nhân lực sản phẩm của giáo dục, đào tạo.
*

Viện Nghiên cứu Đào tạo và Tư vấn Khoa học - Cơng nghệ.

3


Đặng Danh Ánh

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà vẫn
bộc lộ những bất cập bị xã hội phê phán từ nhiều phía, giáo dục chưa
tìm được sự đồng thuận chẳng những đối với các cấp chính quyền mà
còn cả người dân nữa. Ngành giáo dục đã, đang cố gắng tìm mọi cách để
sửa chữa những yếu kém, bất cập. Nhưng khi sửa chữa, lại không tránh
khỏi những lúng túng, chưa tìm được căn bệnh chính, chưa điểm đúng
huyệt. Theo chúng tôi, những căn bệnh chính cần chữa là nằm trong cơ
cấu hệ thống GDQD. Hệ thống GDQD ví như ngôi nhà của bạn, khi ngôi

nhà đang bị xiêu vẹo, mái nhà đang dột nát thì mọi trang trí nội thất đều
trở nên vô nghĩa. Do vậy, việc trước tiên cần làm ngay là cải cách cơ cấu
hệ thống GDQD hiện nay vì những yếu kém sau đây:
1. Mất cân đối về các loại hình trường và đội ngũ giáo viên

3

Bậc học

Số trường
năm học 2006 - 2007

Số giáo viên
năm 2006 - 2007

GD phổ thông (GDPT)

27.956 trong đó có 12.755 là
trường THCS + THPT

780.601

Dạy nghề (DN)

262

8.394

TCCN


269

14.540

322 chưa kể các trường thành
viên của các ĐHQG và khu vực

53.518

GD Nghề
nghiệp

GD Đại học + Cao đẳng (GDĐH)

Các số liệu trên làm cho hệ thống giáo dục bị dị dạng: đầu to, đáy
to, thân hình bị thắt lại. Hệ thống dạy nghề đáng lẽ phải được “phát
triển với quy mô lớn” 4 để vừa kế tục các cấp học phổ thông nhằm đáp
ứng nhu cầu “mở rộng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên
nghiệp vụ nhiều trình độ...” (5) vừa tạo cơ hội đồng đều cho mọi công dân
học lấy một nghề thích hợp, nhưng trên thực tế hệ thống ấy còn quá nhỏ
bé: số lượng trường dạy nghề chỉ ≈ 1/105 tổng số trường phổ thông; số
giáo viên dạy nghề ≈ 1/98 tổng giáo viên phổ thông. Còn số giáo viên
đại học, cao đẳng lớn hơn giáo viên dạy nghề 7 lần. Hiện nay, Bộ Giáo
dục - Đào tạo đã tạo ra nhiều cơ chế thông thoáng trong quản lý nên
nhiều trường dạy nghề đầu đàn đã được chuyển thành trường trung học
chuyên nghiệp, trường trung học chuyên nghiệp được chuyển thành
trường cao đẳng, trường cao đẳng chuyển thành trường đại học. Hiện
tượng này vẫn còn đang tiếp diễn. Tình hình đó làm cho hệ thống dạy
nghề đã yếu lại càng yếu hơn.
Người ta có thể tự hỏi vì sao các nghị quyết của Đảng hay như thế

mà không được triển khai trên thực tế và vì sao bậc dạy nghề trong giáo
dục vẫn phát triển chậm và chưa có sự “bứt phá”.

4


CẢI CÁCH CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN…

2. Mất cân đối trong cơ cấu phân luồng học sinh phổ thông
(PLHSPT) sau trung học và công tác hướng nghiệp yếu (xem chi tiết của
Đặng Danh Ánh: Tư vấn nghề và PLHS sau trung học, đọc tại hội thảo
quốc tế “Đối thoại Pháp - Á về hướng nghiệp” do Đại sứ quán Pháp và
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 11/1/2005).
Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “coi trọng công tác
hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học, chuẩn bị cho thanh
niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong cả nước và từng địa phương...” 6 nhưng chúng ta đã không
làm được như vậy. Trong nhiều năm qua, công tác hướng nghiệp và PLHS
sau trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) còn yếu kém 7
và chưa được quan tâm đúng mức; 8 điều đó được thể hiện như sau:
2.1. PLHS sau THCS vào THPT rất cao: có sự tăng đột biến
trong việc tuyển mới học sinh sau THCS vào THPT từ 136.485 học sinh
(40,27%) năm học 1990 - 1991 tăng lên 1.260.145 học sinh (79,8%)
năm học 2005 - 2006 9. Trong khi đó Trung Quốc (ở giáp nước ta, có
phong tục tập quán giống nhau, thể chế chính trị giống nhau, cùng đi
lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu và cùng là nước đang phát triển)
đã làm một cuộc cách mạng trong PLHS sau THCS vào THPT rất thành
công: từ 90% học sinh sau THCS vào THPT năm học 1979 - 1980 giảm
xuống còn 43,3% năm học 1995 - 1996 (10) . Số còn lại 56,7% đi học
nghề.

Hãy xem tình hình PLHS sau THCS vào THPT ở một số nước:
+ CHLB Đức (2003): 26% vào THPT; 74% vào trung học nghề (THN).
+ Thụy Sỹ (2003): 30% vào THPT; 70% vào THN.
+ Mỹ (2000): 76% vào THPT; 24% vào THN.
+ Nhật (2000): 70% vào THPT; 30% vào THN.
+ Hàn Quốc (1982): 50% vào THPT; 50% vào THN.
+ Hàn Quốc (2003): 64% vào THPT; 36% vào THN.
+ Đài Loan (1995): 20,9% vào THPT; 31% vào TCCN; 48% vào THN.
2.2. Chỉ tiêu 11 PLHS sau THCS và THPT vào Dạy nghề và THCN
rất thấp 12
+ Tuyển mới vào Dạy nghề năm học 2005 - 2006 là 228.000 học sinh
(Hs) (9,3%).

5


Đặng Danh Ánh

+ Tuyển mới vào THCN năm học 2005 -2006 là 273.239 Hs (7,8%).
2.3. Chỉ tiêu

11

PLHS sau THPT vào Cao đẳng, Đại học rất cao

Tổng số Hs tốt nghiệp THPT và Bổ túc văn hoá năm học 2005 2006 là 882.443 Hs được tuyển mới vào Cao đẳng, Đại học là 411.631
Hs (46,6%). Đó là một tỷ lệ quá cao, chứ không phải là 5-6% như một
vài người đã nêu trên báo chí. Khi bước vào quá trình công nghiệp hoá
(năm 1960) như nước ta hiện nay, Nhật Bản có 4 triệu Hs trung học thì
1,8 triệu là Hs học nghề, Cộng hoà Liên bang Đức cứ 10 Hs trung học thì

có 8 Hs học nghề.
2.4. Hậu quả của chính sách không đúng trong PLHS và
trong hướng nghiệp: Một là, sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ lệ PLHS
sau THCS vào THPT (79,8%) so với Dạy nghề (9,3%) sẽ tạo ra “sức ép
tâm lý” rất lớn đối vói Hs, phụ huynh Hs và toàn xã hội khi kỳ thi Cao
đẳng, Đại học đến gần. Chính điều này gây ra tình trạng “quá tải” “chạy
đua” vào các trường Cao đẳng, Đại học; đồng thời gây ra thảm trạng
“dạy thêm, học thêm” tràn lan trong nhiều năm qua.
Hai là, các cuộc “chạy đua” đó gây tốn kém kinh phí không chỉ cho
Nhà nước mà còn đối với nhân dân nữa. Riêng việc đi lại, ăn ở của trên 2
triệu lượt thí sinh và gia đình hàng năm trung bình ước tính tốn khoảng
1.000 tỷ đồng.
Ba là, đa số các ngành đào tạo trong trường Trung cấp chuyên
nghiệp và Dạy nghề chỉ cần tuyển Hs sau THCS, nhưng vì Hs sau THPT
thừa nhiều thì các trường Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề không
“dại gì” mà không tuyển Hs sau THPT. Như vậy, số Hs tốt nghiệp THCS
không được vào THPT (25% hàng năm) sẽ không có cơ hội học tiếp các
trường Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề. Các hiện tượng tiêu cực,
các tệ nạn xã hội từ đó mà ra.
Bốn là, sự bất hợp lý trong cơ cấu tuyển Hs sau THPT vào Cao
đẳng, Đại học (46,6%) so với Dạy nghề (9,3%) sẽ làm mất cân đối
trầm trọng cơ cấu đào tạo và tất yếu làm mất cân đối cơ cấu nguồn
nhân lực, cơ cấu các trình độ tại các doanh nghiệp.
3. Mất cân đối trong cơ cấu tuyển sinh và cơ cấu đào tạo
Tình hình PLHS sau trung học như trên đã làm nảy sinh sự mất cân
đối trong cơ cấu tuyển sinh và cơ cấu đào tạo. Vấn đề này diễn ra trong
nhiều năm, chúng tôi chỉ nêu lên năm 2005 - 2006 làm ví dụ:
- Về cơ cấu tuyển sinh12
6



CẢI CÁCH CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN…

+ Tuyển mới vào Dạy nghề: 228.000 Hs (9,3%).
+ Tuyển sinh mới vào THCN: 273.239 Hs (11,1%).
+ Tuyển mới vào Cao đẳng, Đại học: 411.631 sinh viên (46,6%).
- Về cơ cấu đào tạo12
+ Hs đang học ở hệ Dạy nghề: 342.000 Hs.
+ Hs đang học ở hệ THCN: 500.252 Hs.
+ Sinh viên đang học ở hệ Cao đẳng, Đại học: 1.363.167 sinh viên.
Nếu tính trong suốt 20 năm đổi mới, chúng ta có kết quả12
- Về cơ cấu tuyển sinh: Cao đẳng, Đại học tăng trên 11 lần, từ
37.404 sinh viên năm 1986 lên 411.631 năm 2006; trong khi đó dạy
nghề chỉ tăng khoảng trên 4 lần, từ 53.000 Hs lên 228.000 năm 2006.
- Về cơ cấu đào tạo: Cao đẳng, Đại học tăng trên 10 lần, từ
127.000 sinh viên năm 1986 lên 1.363.167 sinh viên năm 2006, còn dạy
nghề chỉ tăng gần 3 lần, từ 120.000 lên 342.000 Hs năm 2006.
Những số liệu trên đã nói lên sự bất hợp lý trong cơ cấu tuyển sinh
và cơ cấu đào tạo vì nó tạo ra hình tháp lật ngược “Thày nhiều hơn thợ”
là như vậy.
Nhìn chung, tỷ lệ PLHS sau THCS vào THPT (79,8%) và tỷ lệ tuyển
sinh sau THPT vào Cao đẳng, Đại học (46,64%) là rất cao, đó là tỷ lệ của
những nước phát triển. Chúng ta quen đi tắt đón đầu ngay cả trong lĩnh
vực giáo dục, tạo ra “hình tháp lật ngược” trong cơ cấu đào tạo như nêu
ở trên sẽ không phải là chính sách khôn ngoan. Cần điều chỉnh cơ cấu
tuyển sinh theo hướng tăng số lượng tuyển sinh cho dạy nghề vì
UNESCO cho rằng, giáo dục - đào tạo phải được phát triển theo trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước (tính GDP/đầu người) theo thứ tự
ưu tiên như sau:
+ Các nước chậm phát triển: Giáo dục phổ thông - Dạy nghề - Đại

học.
+ Các nước đang phát triển: Dạy nghề - Giáo dục phổ thông - Đại
học.
+ Các nước phát triển: Đại học - Dạy nghề - Giáo dục phổ thông.
Hiện nay đáng lẽ chúng ta phải phát triển nhiều giáo dục dạy nghề
thì lại phát triển nhiều giáo dục đại học; trong khi đó một số người lại
nêu ra rằng thời kỳ “đại học tinh hoa” đã qua rồi, thay vào đó là “đại
học đại chúng”. Như vậy giáo dục đại học và dạy nghề của chúng ta đã
7


Đặng Danh Ánh

phát triển không phụ thuộc vào kinh tế mà phụ thuộc vào ý tưởng của
một số cá nhân.
Phải nói thật là chúng ta có thói quen lấy mình làm thước đo chính
mình, không có thói quen so sánh với các nước xung quanh. Vì thế trong
thời điểm hiện nay, khi mà GDP/đầu người của chúng ta là 700USD chỉ
bằng 1/85 Mỹ, 1/60 của Nhật, 1/43 của Đài Loan, 1/37 của Hàn Quốc,
1/4 của Thái Lan, 1/3 của Trung Quốc... thì những người nêu ra “đại học
đại chúng” chỉ là ảo tưởng phi thực tế, làm cho nền giáo dục nước nhà đi
chệch hướng.
4. Mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực
Muốn biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một
nước công nghiệp phát triển, đủ sức cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu
hoá thì cần có nguồn nhân lực đủ các cấp trình độ và được bố trí hợp lý.
Nhưng, như trên đã trình bày, trong nhiều năm qua cơ cấu đào tạo của
chúng ta rất bất hợp lý, tất yếu dẫn tới cơ cấu nguồn nhân lực bị mất
cân đối nghiêm trọng. Tỷ lệ Đại học/Trung học chuyên nghiệp/Công nhân
kỹ thuật là:

+ 1/ 2,25/ 7,1% năm 197912
+ 1/ 1,68/ 2,3 năm 1989

12

+ 1/ 0,83/ 0,6 từ năm 1990 - 1995
+ 1/ 1,16/ 0,92 năm 2004

13

14

Trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, đại bộ phận lực lượng lao động
của chúng ta làm việc với quy trình công nghệ nửa cơ giới và cơ giới thì
cơ cấu nguồn nhân lực như trên là không thể chấp nhận. Hãy so sánh
xem tập đoàn Sam Sung của Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay họ bố trí cơ
cấu
lao
động
như
thế
nào?
Cứ
100 lao động có 4,5% kỹ sư; 16,7% trung cấp; 65,8% CNKT; 13% lao
động phổ thông (Nguồn: Tổng cục Dạy nghề 2006).
Tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật,
trên thế giới người ta bố trí cơ cấu nguồn nhân lực theo hình tháp như
sau:
- Khu vực dịch vụ theo tỷ lệ: Đại học/Trung học chuyên nghiệp/nhân
viên = 1/4/10.

- Khu vực công nghiệp theo tỷ lệ: Đại học/Trung học chuyên nghiệp
/Công nhân kỹ thuật.
8


CẢI CÁCH CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN…

+ Ở giai đoạn cơ khí hoá: 1 kỹ sư + 4 trung cấp + 60 công nhân kỹ
thuật lành nghề + 20 công nhân bán lành nghề và 15 lao động phổ
thông.
+ Ở giai đoạn thiết bị tự động hoá một phần trong từng khu vực, cơ
cấu nhân lực được bố trí là: 1 Cán bộ nghiên cứu + 17 kỹ sư + 21 kỹ
thuật viên + 60 công nhân lành nghề + 11 công nhân bán lành nghề,
không có lao động phổ thông.
- Ở giai đoạn tự động hoá toàn bộ mạng hệ thống chương trình và
công nghệ thông tin phát triển thì cơ cấu nhân lực được bố trí theo hình
tháp cụt: 4 cán bộ nghiên cứu + 25 kỹ sư + 50 kỹ thuật viên + 21 công
nhân lành nghề. Giờ đây không có công nhân tay nghề thấp và không có
lao động phổ thông, còn công nhân lành nghề giảm, xuất hiện loại công
nhân “cổ trắng, cổ vàng”, lao động của họ có tính chất trí tuệ cao gần
giống như lao động của kỹ sư, nhưng nhân viên dịch vụ tăng và tăng cả
số lượng kỹ sư và kỹ thuật viên. Các nhà khoa học cho rằng: Nhìn chung
trong suốt các giai đoạn tiến bộ kỹ thuật, lực lượng nòng cốt của nền
sản xuất công nghiệp bao giờ cũng vẫn là công nhân lành nghề, chỉ khi
nào bước sang nền kinh tế hậu công nghiệp (kinh tế tri thức) thì những
người công nhân lành nghề ấy chuyển hoá dần thành kỹ thuật viên
trung cấp và kỹ sư.
Năm 1985, ở Hàn Quốc trong thời kỳ giữa công nghiệp hoá cơ cấu
nguồn nhân lực được bố trí theo một tỷ lệ chung là 1/ 5/ 25.
5. Quy mô mở rộng nhưng chất lượng giáo dục yếu

Một nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam thấp và giảm dần là do chất lượng giáo dục của Việt Nam rất yếu.
Đành rằng quy mô phát triển mạnh hơn trước nhiều lần, như đại học mở,
đại học tại chức “bung ra” tràn lan khắp nơi, rất tùy tiện; đào tạo cao
học, tiến sỹ quá mở rộng (không theo tiêu chuẩn chặt chẽ như trước
kia), do vậy chất lượng đang bị tầm thường hoá, càng lên cao càng như
vậy (có người gọi đại học là phổ thông cấp 4 - Báo An Ninh Thủ đô
8/8/2008...) Biểu hiện phổ biến là:
- Vốn kiến thức cơ bản và văn hoá chung của Hs phổ thông rất yếu.
- Khả năng sáng tạo và độc lập nghiên cứu của sinh viên rất yếu.
- Năng lực ứng dụng kiến thức đã học của thạc sỹ, tiến sỹ vào thực
tiễn càng hạn chế.

9


Đặng Danh Ánh

Vì thế trong báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nền
kinh tế năm 2004 - 2005, diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã đánh giá
chất lượng giáo dục của 104 nước theo thang điểm 7 thì Việt Nam đạt
2,4 điểm xếp thứ 89/104, trong khi đó Singapore đạt 5,8 điểm xếp thứ
2/104, Thái Lan: 3,2 điểm xếp thứ 65/104; Trung Quốc: 3,2 xếp thứ
66/104 15... Cần lưu ý rằng đánh giá của WEF về năng lực cạnh tranh
toàn cầu của các nền kinh tế có một loạt các chỉ số trong đó chỉ số về
giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 93 là chỉ số thấp nhất trong các chỉ
số (Báo cáo của Tiến sỹ Lê Đăng Doanh tại hội thảo do Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức ngày 12/11/2007). Khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
thăm Mỹ, GS David Dapice cho biết: Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục ở Việt
Nam cao nhất khu vực (4,3% GDP theo WB) nhưng sinh lợi thấp, hiệu

quả chưa cao. Ông dẫn chứng năm 2006: Đại học Seoul có 4560 bài báo
đăng trên tạp chí danh tiếng; Đại học Bắc Kinh 2892 bài; Đại học NUS
(Singapone) 3684 bài; Đại học Chulalongkon (Thái) 734 bài thì Đại học
Quốc gia và Đại học Bách Khoa Hà Nội của Việt Nam chỉ có 68 bài. Đầu
năm 2008, Hội đồng Đài Loan xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu
thế giới năm 2007 cho kết quả: Nhật có 32 trường; Hàn Quốc và Trung
Quốc có 9 trường; Singapore có 2 trường; Việt Nam không có trường nào
(Báo Lao động 7/1/2008). Số liệu điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo
công bố tạo hội nghị toàn quốc đánh giá chất lượng giáo dục diễn ra tại
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1/08 làm người ta giật mình: 50% sinh
viên tốt nghiệp làm việc tại các doanh nghiệp phải đào tạo lại.
Những số liệu trên đây là tiếng chuông cảnh báo đối với các nhà
trường, các nhà quản lý giáo dục và các cấp chính quyền từ trung ương
tới địa phương suy nghĩ tìm cách nâng cao chất lượng đào tạo.
6. Chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh toàn cầu
của nền kinh tế thấp và giảm dần
Về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam rất thấp và đang giảm
dần: Trong 3 năm (1998-2000), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã đánh
giá chất lượng nguồn nhân lực của 59 quốc gia để xếp hạng về lợi thế
cạnh tranh bằng cách cho 100 điểm thì chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam chỉ đạt 32/100 và năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế
được xếp hạng như sau:
+ Năm 1998 được xếp hạng thứ 39/ 59 quốc gia.
+ Năm 1999 được xếp hạng thứ 48/ 59 quốc gia.
+ Năm 2000 được xếp hạng thứ 53/ 59 quốc gia.
10


CẢI CÁCH CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN…


Như vậy chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam giảm dần. Các nhà
kinh tế thế giới cảnh báo rằng, các nền kinh tế có chất lượng lao động
dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên toàn cầu. Đến
năm 2006, một công trình khác của WEF cũng đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực của một số quốc gia theo thang điểm 10 thì Việt Nam
đạt 3,79 điểm trong khi đó Trung Quốc đạt 5,73 điểm; Hàn Quốc đạt
6,91 điểm.
Chúng ta đều biết rằng, phản ứng dây chuyền chất lượng giáo dục
yếu làm cho chất lượng nguồn nhân lực thấp mà điều này lại ảnh hưởng
trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà. Cũng theo
báo cáo của WEF về năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trong 7
năm tiếp theo thì Việt Nam được xếp thứ: 60/75 quốc gia năm 2001;
65/80 năm 2002; 60/102 năm 2003; 77/104 năm 2004; 81/117 năm
2005; 77/125 năm 2006; 68/131 năm 2007. Như vậy là năng lực cạnh
tranh toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam 10 năm qua (1998-2007) yếu
dần và phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực. Nếu chất lượng nguồn
nhân lực của Việt Nam tốt thì tăng trưởng kinh tế của nước nhà trong
những năm qua chắc chắn không phải là 7-8% mà còn có thể cao hơn
thế (8-9%).
7.

Hệ thống GDQD hiện nay là một hệ thống sơ cứng, khép
kín, cục bộ (chuyên gia Đức ví nó như là một tấm thảm vá, thiếu
đường dẫn, cầu dẫn), thiếu mềm dẻo linh hoạt, thiếu hẳn sự liên
thông dọc - liên thông ngang giữa các hệ thống nhỏ

Hệ thống giáo dục phổ thông chưa thực sự gắn kết với hệ thống
giáo dục nghề nghiệp và hệ thống giáo dục đại học nhằm làm tốt chức
năng chuẩn bị cho học sinh đi vào các trường dạy nghề, THCN và CĐ,
ĐH; Hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học cũng chưa phát huy được

đầy đủ những thành quả của giáo dục phổ thông mang lại.
Khi xem xét mối quan hệ giữa 3 hệ thống giáo dục này người ta
thấy nổi lên sự bất bình đẳng giữa dạy nghề với giáo dục phổ thông,
giữa dạy nghề với giáo dục đại học không chỉ về mặt đầu tư tài chính
cho dạy nghề thấp (năm 2006 là 6,5%) không chỉ về quy mô tuyển sinh
và cơ chế chính sách đối với người dạy người học, cỡ con dấu nhỏ của
các trường dạy nghề (28 ly) mà còn về con đường thăng tiến nghề
nghiệp cho học sinh học nghề. Người ta có thể hỏi: Tại sao học sinh tốt
nghiệp THPT dù giỏi hay kém đều được thi vào Cao đẳng, Đại học, tình
trạng đó đã gây nên “sự ùn tắc” “quá tải” như hiện nay; còn học sinh
học nghề dù có xuất sắc cũng bị “chặn đứng” không có con đường đi
11


Đặng Danh Ánh

lên. Sự bất bình đẳng này đã làm xuất hiện trong học sinh phổ thông
tâm lý khá phổ biến là không thích đi học nghề vì học sinh học nghề cảm
thấy bị phân biệt đối xử (nhất là trong tình hình hiện nay khi các trường
Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học đều được mở hệ dạy nghề
thì họ sẽ quan tâm tới cấp học cao hơn) kể cả sau khi ra trường công tác từ đó dẫn đến số thanh niên thất nghiệp tăng lên, kéo theo sau nó là
những tệ nạn xã hội khác.
Để giải quyết sự bất bình đẳng này, việc cần làm ngay là cải cách
chính sách hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong hệ thống
GDQD nhằm tạo cơ sở cho học sinh học nghề, học sinh Trung học
chuyên nghiệp được quyền học tiếp Cao đẳng, Đại học khi đã hội đủ các
điểu kiện nhập học, đồng thời phải xây dựng hệ thống GDQD hoàn
chỉnh, trong đó hệ thống dạy nghề phải được phát triển rộng khắp theo
hướng đi từ trình độ thấp đến trình độ cao và phải được coi là một thành
phần của hệ thống giáo dục suốt đời. Cơ cấu hệ thống GDQD mới cần có

hai nhánh: nhánh giáo dục hàn lâm như hiện nay gắn với các trường Cao
đẳng, Đại học phi sản xuất, còn nhánh kia là hệ thống giáo dục công
nghệ đi từ thấp đến cao gắn với các trường Cao đẳng, Đại học kỹ thuật
sản xuất. Hai nhánh hệ thống giáo dục này được phát triển song song và
hài hoà với nhau, bảo đảm tính liên thông dọc - ngang với nhau. Cần đặt
công tác hướng nghiệp, giáo dục công nghệ (giáo dục tiền kỹ thuật) ở vị
trí trung tâm trong công tác giáo dục của nhà trường và Hs phải được
hướng nghiệp, giáo dục công nghệ ngay từ tiểu học đến hết THPT. Trong
cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới cần bổ sung, khôi phục ngay loại
hình trường trung học nghề (THN) để Hs vừa được học nghề, vừa được
học văn hoá hết bậc bổ túc THPT như nhiều nước phát triển trên thế giới
đã làm. Đây là loại hình giáo dục hấp dẫn đối với Hs và phụ huynh của
ta vì những lý do sau:
- THN là giải pháp tốt nhất của công tác hướng nghiệp để điều
chỉnh cơ cấu PLHS trung học cơ sở từ 79,8% hiện nay vào THPT xuống
còn 50% trong tương lai, số lượng 29,8% HS còn lại đưa vào THN, từ đó
giảm áp lượng thi vào Cao đẳng, Đại học, giảm tình trạng “dạy thêm học
thêm” tràn lan.
- THN là con đường đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ
văn hoá THPT đáp ứng yêu cầu công nhân kỹ thuật trong nền kinh tế tri
thức.
- THN là con đường nhanh nhất để thực hiện phổ cập THPT trong
tương lai.
12


CẢI CÁCH CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN…

- THN còn là con đường phân ban tự nguyện theo khối ABCD (vì tùy
theo yêu cầu của nghề mà người học phải đáp ứng trình độ văn hoá

theo khối nào), tránh được những khó khăn trong phân ban hiện nay. Khi
tốt nghiệp THN, Hs vừa có bằng tốt nghiệp bổ túc THPT, vừa có bằng
nghề 3/7 thì các em có quyền học liên thông lên Cao đẳng, Đại học; từ
đó giải toả được băn khoăn của phụ huynh muốn con em mình được học
lên cao; nếu không hội đủ tiêu chuẩn học liên thông thì các em có thể đi
làm ngay vì đã có bằng nghề trong tay.
Ngày 5/12/2002 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ra “Quy chế tạm thời về
đào tạo liên thông giữa các bậc đào tạo.” Sau 5 năm (2002-2007) làm
thí điểm, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã cho phép 66 trường Cao đẳng, Đại
học được đào tạo liên thông. Ngày 13/2/2008 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã
chính thức ban hành quy chế về đào tạo liên thông. Tuy nhiên mới thực
hiện liên thông dọc, chưa có liên thông ngang và chưa có liên thông với
Dạy nghề.
8.

Hệ thống GDQD hiện nay đã xa rời nguyên lý giáo dục của
Đảng: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”

Hệ thống giáo dục phổ thông chỉ mới dạy chữ, kiến thức văn hoá
chung chung, coi nhẹ kiến thức kỹ thuật nghề nghiệp, coi nhẹ thực hành
và lao động sản xuất. Vì thế, học sinh của chúng ta đi thi quốc tế bao
giờ cũng đạt huy chương vàng ở môn toán, còn những môn đòi hỏi thực
hành nhiều như lý, hoá, sinh thì rất hiếm. Lỗi đó tại nhà trường. Nhà
trường phổ thông không chú ý dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng thực hành,
kỹ năng làm việc (kỹ năng lao động), không chuẩn bị cho các em ý thức
sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ
cấu kinh tế ở từng địa phương và trong cả nước theo văn kiện Đại hội IX
của Đảng đã đề ra. Nhà trường phổ thông chỉ “thúc” học sinh phải tiến
lên hàng đầu bằng mọi giá mà không giáo dục các em rẽ ngang đi học

nghề để vào đời. Đây là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện
trong học sinh tâm lý học để đi thi, để “làm quan”, coi đại học là con
đường tiến thân duy nhất, “phi đại học bất thành thân”.
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học còn rất yếu về mặt thực
hành, rèn luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên. Vì thế mới có cảnh
“thày không ra thày, thợ không ra thợ”, nghĩa là kỹ sư, kỹ thuật viên... đa
số nói là chính chứ bắt tay vào làm có nhiều khó khăn. Một kỹ sư mà
không vận hành được máy, không biết sử dụng máy để gia công những
sản phẩm đơn giản, không xử lý được những hỏng hóc thông thường của
13


Đặng Danh Ánh

thiết bị, phương tiện dụng cụ... thì không thể đáp ứng được yêu cầu của
sản xuất hiện nay (ví dụ: Cuối năm 2004, công ty liên doanh Nhật Bản tổ
chức thi kỹ năng đo lường cơ khí. Có 27 học sinh, sinh viên của 7 trường
Đại học, Cao đẳng kỹ thuật tham gia. Chỉ có 3 em được tuyển: 1 em giải
nhất thuộc về học sinh công nhân Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 1
em giải nhì - sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, 1 em giải ba - sinh viên
Đại học Hàng hải Hải Phòng). 16
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học chưa gắn kết với các cơ
sở sản xuất kinh doanh, chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao
động và việc làm. Vì thế, nhiều học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường
mà không tìm được việc nên xảy ra hiện tượng “việc tìm người thì người
không có”; “người tìm việc thì rất khó khăn”. Rõ ràng là chúng ta đang
“thừa người nói có bằng cấp và thiếu người làm” thực sự. Một cơ quan
lao động đã thăm dò 7000 sinh viên tốt nghiệp đang “đói” việc làm, thu
được kết quả: 30% không đi làm, sống dựa vào gia đình, 25% đi làm tiếp
thị, 20% bán hàng thuê, số còn lại đi làm dịch vụ khác thuần tuý bằng

cơ bắp. Trong số đi làm trên chỉ 25 - 30% đúng chuyên môn, còn 70% là
lao động phổ thông không cần phải đào tạo mặc dầu số này đã tốt
nghiệp đại học 17. Tại hội thảo “Quản lý - chuyển giao công nghệ - đào
tạo nhân lực” được tổ chức tại Hà Nội tháng 10/1997, nhiều nhà khoa
học nước ngoài đã nhận xét: hệ thống giáo dục Việt Nam xuất hiện
nhiều dấu hiệu đáng lo ngại như việc cấp bằng quá nhiều, đặc biệt ở
trình độ cao... còn các nhà đầu tư nước ngoài thì phàn nàn rằng, Việt
Nam đang dư những người có bằng và thiếu công nhân cần thiết.
Hiện nay, các trường chuyên nghiệp và đại học chưa gắn kết được
với doanh nghiệp, chưa thực hiện được “hãy đào tạo cái mà doanh
nghiệp cần, chứ đừng đào tạo cái mà nhà trường có thể làm được”. Vì
vậy gây ra hiện tượng “thừa lao động không chuyên nghiệp”, “thiếu lao
động có tay nghề”. Cho nên tại buổi tiếp của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đầu năm 2007, ông Lý Quang Diệu cho rằng “Việt Nam cần có
thêm những kỹ sư giỏi, những người thợ lành nghề để thu hút đầu tư...” 1
Còn tháng 3/2007, Giám đốc Ngân hàng Châu Á (ADB) cũng nhận xét:
Việt Nam dự kiến tăng trưởng 8,3% năm 2007 và 8,5% năm 2008.
Nhưng Việt Nam đang thiếu trầm trọng lao động tay nghề cao. Trong số
lao động hiện nay chỉ có 25% có tay nghề so với mức 50% của khu vực.
Các doanh nghiệp phải thừa nhận, thiếu hụt lao động có tay nghề là khó
khăn thứ ba của họ sau khó khăn về tài chính và đất đai...”. 19
Phải chăng những ý kiến đó không có cơ sở? Nếu mục tiêu của giáo
dục là sản xuất ra những mảnh bằng cho con người để làm bùa hộ
14


CẢI CÁCH CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN…

mệnh cho cả đời hay làm hộ chiếu qua các cửa ải thì giáo dục như vậy
là giáo dục sách vở, làm cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước. Cần thiết phải xây dựng mối liên kết 4 nhà: nhà nước - nhà
trường phổ thông - nhà trường chuyên nghiệp, đại học - nhà doanh
nghiệp trong giáo dục - đào tạo; bảo đảm cho hệ thống giáo dục thực
hiện tốt nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
Cải cách cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân để khắc phục 8 yếu
kém nêu trên là một cuộc cách mạng vì nó đụng chạm đến nhiều cấp,
nhiều ngành từ trung ương đến địa phương, vì nó đòi hỏi mọi người dân
kể cả các cấp chính quyền cao nhất đến cấp cơ sở phải thay đổi nếp
nghĩ từ “làm quan sang làm lính”, từ “giáo dục làm thày sang giáo dục
kỹ thuật”. Dân tộc ta có “duyên nợ làm thơ”, chứ không có “duyên nợ kỹ
thuật” mà thiếu “kỹ thuật”, thiếu “nghề nghiệp” thì dân tộc ta mãi mãi
“luẩn quẩn” trong cảnh đói nghèo vì chỉ có người ăn, thiếu người sản
xuất, làm sao nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối
cảnh toàn cầu hoá được. Bởi vậy phải huy động lực lượng tổng hợp của
toàn xã hội vào công cuộc cải cách giáo dục kỳ này.

15


KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA

TIĨU BAN GI¸O DơC Vµ §µO T¹O NGN NH¢N LùC

Đặng Quốc Bảo

Sù §ãNG GãP CđA GI¸O DơC VµO HDI CđA VIƯT NAM
TRONG TIÕN TR×NH §ỉI MíI KINH TÕ - X· HéI
Tõ 1990 - 2005
PGS Đặng Quốc Bảo*


1.

Chỉ số HDI ngày nay trở thành thước đo tiêu biểu phản ánh sự phát
triển
của mỗi quốc gia.

HDI bao qt ba lĩnh vực: Tuổi thọ (y tế), học vấn (giáo dục), GDP
(kinh tế) của cộng đồng dân cư. Nó cũng là chỉ số nêu lên chất lượng
dân số của cộng đồng.
Từ năm 1990 cho đến nay, HDI của Việt Nam được UNDP (Chương
trình phát triển của Liên hiệp quốc) cập nhật đầy đủ trong các báo cáo
Phát triển con người (HDR - Human Development Report). Việt Nam
cũng đã hai lần cơng bố HDR do mình tự xây dựng: HDR 1999 và HDR2004,
HDRVN 1999 và đã được Liên hiệp quốc tặng giải thưởng.
Hiện nay, Việt Nam đang có những nỗ lực xây dựng HDR cho tồn
quốc và các tỉnh thành đều đặn hàng năm, coi HDR như một cơng cụ
hữu ích phục vụ quản lý kinh tế - xã hội.
2. Nhân tố giáo dục trong HDI có vai trò then chốt bởi lẽ giáo dục
vừa là mục tiêu vừa là động lực của q trình phát triển. Giáo dục ngày
nay là nhân tố tạo nên cả kết quả tinh thần và kết cấu vật chất của quốc
gia. Giáo dục hình thành và phát triển "Nhân cách - Nhân lực", vừa tạo
ra nguồn vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội của cộng đồng.

3. Báo cáo này chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
*

16

Đại học Quốc gia Hà Nội.



SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO DỤC VÀO HDI CỦA VIỆT NAM…

- HDR của UNDP - một tư liệu có giá trị cho việc hoạch định chính
sách kinh tế giáo dục;

- HDR của Việt Nam năm 1999 và 2004;
- Phân tích chỉ số giáo dục và các chỉ số phát triển khác của
Việt Nam so sánh quốc tế;
- Tổng hợp sự phát triển của Việt Nam qua HDI;
- Khuyến nghị về sự phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện
nay.
3.1. HDR của UNDP - một tư liệu có giá trị cho việc hoạch định
chính sách kinh tế giáo dục
3.1.1 Gần 20 năm nay từ 1990 UNDP (Chương trình phát triển của Liên
hiệp quốc) đều đặn công bố các Báo cáo Phát triển con người HDR
(Human Development Report).
Các HDR phản ánh tình hình phát triển của quốc gia, tổng hợp lại
trong chỉ số HDI (Chỉ số phát triển con người - Human Development
Index). Đây là nguồn tư liệu quý báu để mỗi quốc gia tự nhận thức được
tình thế - xu thế của mình trong đời sống toàn cầu, từ đó có căn cứ vạch
chính sách chiến lược phát triển đất nước mình phù hợp với bước tiến
của thời đại.
UNDP không chỉ phản ánh tình hình các quốc gia tại thời điểm hình
thành Báo cáo (thường là phản ánh tình hình 2 năm trước đó) mà còn
hồi cố số liệu với những sự hiệu chỉnh cần thiết nhằm làm rõ xu thế phát
triển của quốc gia.
Từ 1990, những số liệu chủ yếu của Việt Nam đều đặn được phản
ánh

trong HDR:
a. Tổng hợp HDI và thứ hạng,
b. Tuổi thọ bình quân và chỉ số tuổi thọ,
c. Số (%) người lớn (từ 15+ tuổi biết chữ),
d. Số (%) thanh thiếu niên 6 - 24 tuổi so dân số độ tuổi đi học tại
các nhà trường chính quy,
e. Chỉ số phát triển giáo dục,
17


Đặng Quốc Bảo

f. GDP bình quân theo sức mua và chỉ số GDP.

3.1.2. HDI của Việt Nam từ 1990 đến 2005 qua các HDR của UNDP
Bảng 1: Giá trị chỉ số HDI tổng hợp và giá trị các chỉ số thành phần của Việt Nam
Chỉ số HDI và các chỉ số thành phần của Việt Nam

Thứ hạng so với các nước có trong báo
cáo

62,7

Giá trị chỉ số phát triển con người

1992

HDI
Chỉ số


-

0,608

74*/130

57,3

-

0,498

99/160

4,6 năm

59,9

-

0,464

102/160

Số
6 -năm
24 tuổi
học(%)
trung bình hoặc tỷ lệ đi học


0,63

Chỉ số

62,7

1987

Tuổi thọ bình quân
trung bình (năm)

1991

Tính cho năm

0,62

Năm

62,0

1990

Giáo dục

Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%)

GDP

Chỉ số


Tuổi thọ

GDP bình quân đầu người (PPP USD)

Báo cáo

Theo
%

1.000

0,38

80,0

-

1.000

0,38

84,4

3,2 năm

0,63

1.000


0,38

87,6

Theo
số
thập
phân

1993

1991

62,7

0,63

1.100

0,40

87,6

4,6 năm

59,9

-

0,472


115/160

1994

1992

63,4

0,62

1.250

0,42

88,6

4,9 năm

60,7

-

0,514

116/160

1995

1992


65,2

0,63

1.010

0,38

91,9

49

0,78

0,539

120/174

1996

1993

65,5

0,63

1.040

0,39


92,5

51

0,79

0,540

121/174

1997

1994

66,0

0,63

1.208

0,42

93,0

55

0,80

0,557


121/175

1998

1995

66,4

0,64

1.236

0,42

93,7

55

0,81

0,560

122/174

1999

1997

67,4


0,71

1.630

0,47

91,9

62

0,82

0,644

110/174

2000

1998

67,8

0,71

1.689

0,47

92,2


63

0,83

0,671

108/174

2001

1999

67,8

0,71

1.860

0,49

93,1

67

0,84

0,682

101/162


2002

2000

68,2

0,72

1.996

0,50

93,4

67

0,84

0,688

109/173

2003

2001

68,6

0,73


2.070

0,51

92,7

64

0,83

0,688

109/175

2004

2002

69,0

0,73

2.300

0,52

90,3

64


0,82

0,691

112/177

2005

2003

70,5

0,76

2.490

0,54

90,3

64

0,82

0,704

108/177

2006


2004

70,8

0,76

2.745

0,55

90,3

63

0,81

0,709

109/177

2007

2005

73,7

0,812

3.071


0,572

90,3

63,9

0,815

0,733

105/177

Nguồn: Báo cáo Phát triển con người các năm từ 1990 đến 2007 của UNDP.
Lưu ý: Báo cáo từ 1990 - 1994 các chỉ số có giá trị tham khảo

18


SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO DỤC VÀO HDI CỦA VIỆT NAM…
Báo cáo từ năm 1995 trở đi: các chỉ số và phép tính ổn định.

3.1.3. Hồi cố HDIViệt Nam và một số nước châu Á
Nước

1985

1990

1995


2000

2005

Việt Nam

0,590

0,620

0,672

0,711

0,733

Indonesia

0,585

0,626

0,670

0,692

0,728

Philippines


0,692

0,721

0,739

0,758

0,771

Trung Quốc

0,595

0,634

0,691

0,732

0,777

Thái Lan

0,679

0,712

0,745


0,761

0,781

Malaixia

0,696

0,725

0,763

0,790

0,811

Hàn Quốc

0,785

0,825

0,801

0,892

0,921

Singapore


0,789

0,827

0,865

x

0,922

Bình luận: Trong thời gian từ 1990 đến 2005, HDI của Việt Nam tăng
lên được 0,113 (11,3%). Nếu từ 2006 đến 2020, HDI của Việt Nam giữ
được nhịp độ tăng như trên và còn gia tăng nhiều hơn thì Việt Nam sẽ
đạt 0,846. Nếu làm tốt hơn có thể đạt 0,861. Mức này bằng mức Hàn
Quốc năm 1995.
3.2. HDR của Việt Nam năm 1999 và 2004
3.2.1. Hoà vào tư duy chung của thời đại, với sự giúp đỡ của UNDP,
Việt
Nam
đã
2 lần xây dựng Báo cáo Phát triển con người quốc gia.
a. Lần thứ nhất năm 2001. Báo cáo này tổng hợp tình hình năm
1999, đã tính ra HDItoàn quốc 1999 = 0,689 với số liệu chi tiết cho 61 tỉnh
thành.
Báo cáo này đã được UNDP đánh giá cao và được tặng thưởng của
Liên
hiệp quốc.
b. Lần thứ hai năm 2006. Báo cáo này dựa vào số liệu giữa kỳ điều
tra dân số để tỉnh ra HDItoàn quốc 2004 = 0,731 với số liệu chi tiết cho 64 tỉnh

thành.
c. Đề tài khoa học KX.05.05 nghiên cứu sự phát triển con người Việt
Nam trong chương trình khoa học cấp nhà nước KX.05 "Văn hoá - Con
người - Nguồn nhân lực" trong thời kỳ công nghiệp hoá đã cộng tác với
nhiều tỉnh thành trong nước xây dựng các HDR địa phương thời kỳ 2001
- 2005.

19


Đặng Quốc Bảo

Các vùng khác nhau của đất nước đều có các tỉnh thành xây dựng
HDR cho địa phương mình.
– Khu vực Đông Bắc Bắc Bộ có các tỉnh: Hà Giang - Cao Bằng Quảng Ninh.
– Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ: Hoà Bình - Yên Bái.
– Khu vực Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Ninh
Bình.
– Khu vực Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
– Khu vực Duyên hải miền Trung: Phú Yên.
– Khu vực Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum.
– Khu vực Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Vĩnh Long, Kiên Giang, An
Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang.

Tuổi thọ (năm) 2004e

Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%) 2004f

GDP bình quân đầu người (VNĐ) 2004g


GDP bình quân đầu người (USD PPP) 2004h

Chỉ số tuổi thọ bình quân 2004i

Chỉ số giáo dục 2004i

Chỉ số GDP 2004i

HDI 1999i

HDI 2004i

Toàn quốc

72,1

71,9

92,2

8845

2800

0,78

0,85

0,56


0,689

0,731

Đồng bằng sông
Hồng

76,0

74,5

96,2

8340

2733

0,83

0,89

0,55

0,721

0,757

Đông Bắc


73,6

69,6

90,4

4847

1575

0,74

0,85

0,46

0,640

0,684

Tây Bắc

65,3

67,6

76,0

3546


1094

0,71

0,72

0,40

0,565

0,611

Tỉnh / Thành phố

Tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục (%) 2004đ

3.2.2. HDI của các vùng đất nước qua Báo cáo phát triển con người
Việt
Nam
xây dựng năm 2006.

20


SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO DỤC VÀO HDI CỦA VIỆT NAM…

Bắc Trung Bộ

78,4


71,3

93,9

4594

1500

0,77

0,89

0,45

0,662

0,704

Duyên Hải Nam
Trung Bộ

78,5

71,7

92,8

6571

2098


0,78

0,88

0,51

0,676

0,722

Tây Nguyên

73,9

65,4

88,2

4335

1325

0,67

0,83

0,43

0,598


0,646

Đông Nam Bộ

71,1

73,7

93,6

21799

6721

0,81

0,86

0,70

0,750

0,792

Đồng bằng sông
Cửu Long

61,5


72,1

89,8

7093

2239

0,79

0,80

0,52

0,669

0,702

3.2.3. HDI của 64 tỉnh thành qua Báo cáo Phát triển con người Việt
Nam xây dựng năm 2006.
a. Có 3 nhóm:
– Nhóm các tỉnh thành có chỉ số HDI ở mức phát triển cao (HDI > 0,7:
33 tỉnh).
– Nhóm các tỉnh thành có chỉ số HDI ở mức phát triển trung bình (0,6
<
HDI
< 0,7: 27 tỉnh).
– Nhóm các tỉnh thành có chỉ số HDI ở mức phát triển chậm (HDI <
0,6, 4 tỉnh).


GDP bình quân đầu người thực tế (USD 2004)

GDP bình quân đầu người (USD PPP) 2004h

Chỉ số tuổi thọ bình quân 2004i

Chỉ số giáo dục 2004i

Chỉ số GDP 2004i

HDI 1999i

HDI 2004i

94,4

11182

710

3579

0,80

0,87

0,60

0,714


0,756

Bà Rịa

72,7

75,0

94,4

34193

6516

10543

0,83

0,87

0,78

0,748

0,828

Chênh lệch xếp hạng GDP và HDI 2004

GDP bình quân đầu người (VNĐ) 2004g


72,9

Xếp hạng GDP theo USD PPP 2004

Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%) 2004f

72,6

Xếp hạng HDI 2004

Tuổi thọ (năm) 2004e

Nhóm
chỉ số
PTCN
caoa

Tỉnh / Thành phố

Tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục (%) 2004đ

b. Số liệu cụ thể của 3 nhóm:

1

1

0

21



Tuổi thọ (năm) 2004e

Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%) 2004f

GDP bình quân đầu người (VNĐ) 2004g

GDP bình quân đầu người thực tế (USD 2004)

GDP bình quân đầu người (USD PPP) 2004h

Chỉ số tuổi thọ bình quân 2004i

Chỉ số giáo dục 2004i

Chỉ số GDP 2004i

HDI 1999i

HDI 2004i

Xếp hạng HDI 2004

Xếp hạng GDP theo USD PPP 2004

Chênh lệch xếp hạng GDP và HDI 2004

Hà Nội


82,7

76,2

97,9

19206

122
0

6294

0,85

0,93

0,69

0,799

0,824

2

3

1

Tp. Hồ

Chí
Minh

75,0

76,2

93,2

2392
1

1520

7375

0,85

0,87

0,72

0,793

0,814

3

2


-1

Đà
Nẵng

81,8

76,1

96,0

1238
0

786

3954

0,85

0,91

0,61

0,760

0,793

4


5

1

Hải
Phòng

72,9

74,2

96,7

10404

661

3409

0,82

0,89

0,59

0,733

0,766

5


7

2

Bình
Dương

71,8

72,8

94,1

14220

903

4384

0,80

0,87

0,63

0,726

0,764


6

4

-2

Khánh
Hoà

74,2

73,2

93,0

10314

655

3294

0,80

0,87

0,58

0,707

0,751


7

9

2

Đồng
Nai

69,6

72,5

94,1

11848

753

3653

0,79

0,86

0,60

0,714


0,751

7

6

-1

Quảng
Ninh

74,8

72,1

94,0

10000

635

3250

0,78

0,88

0,58

0,703


0,747

9

10

1

Hải
Dương

75,2

74,5

96,3

6809

433

2231

0,83

0,89

0,52


0,711

0,745

10

17

7

Bắc
Ninh

76,9

72,4

95,6

6964

442

2282

0,79

0,89

0,52


0,680

0,735

11

16

5

Vĩnh
Phúc

67,6

73,1

95,8

6788

431

2225

0,80

0,86


0,52

0,685

0,728

12

18

6

Hưng
Yên

73,1

72,9

95,5

6259

398

2051

0,80

0,88


0,50

0,691

0,728

12

22

10

Thái
Bình

81,5

72,9

95,9

4872

309

1596

0,80


0,91

0,46

0,689

0,724

14

35

21



74,6

74,8

95,6

4529

288

1484

0,83


0,89

0,45

0,691

0,722

15

39

24

Tỉnh / Thành phố

Tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục (%) 2004đ

Đặng Quốc Bảo

- Vũng
Tàu

22


Tuổi thọ (năm) 2004e

Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%) 2004f


GDP bình quân đầu người (VNĐ) 2004g

GDP bình quân đầu người thực tế (USD 2004)

GDP bình quân đầu người (USD PPP) 2004h

Chỉ số tuổi thọ bình quân 2004i

Chỉ số giáo dục 2004i

Chỉ số GDP 2004i

HDI 1999i

HDI 2004i

Xếp hạng HDI 2004

Xếp hạng GDP theo USD PPP 2004

Chênh lệch xếp hạng GDP và HDI 2004

Vĩnh
Long

68,0

74,1

92,2


6458

410

2039

0,82

0,84

0,50

0,695

0,721

16

23

7

Cần
Thơ

57,2

72,4


89,3

10454

664

3300

0,79

0,79

0,58

0,671

0,720

17

8

-9


Mau

61,0

72,1


92,9

8312

528

2624

0,79

0,82

0,55

0,680

0,718

18

12

-6

Kiên
Giang

61,7


73,0

90,3

8091

514

2554

0,80

0,81

0,54

0,678

0,716

19

13

-6

Long
An

63,9


73,1

92,5

6839

434

2159

0,80

0,83

0,51

0,686

0,715

20

19

-1

Tiền
Giang


62,5

73,3

92,7

6570

417

2074

0,81

0,83

0,51

0,684

0,713

21

21

0

Nam
Định


75,6

72,7

96,3

4500

286

1475

0,79

0,89

0,45

0,681

0,712

22

41

19

Bình

Định

78,9

71,1

94,4

5287

336

1689

0,77

0,89

0,47

0,659

0,711

23

28

5


Quảng
Nam

80,3

72,0

92,7

4888

310

1561

0,78

0,89

0,46

0,668

0,709

24

37

13


Ninh
Bình

78,8

72,4

95,6

4182

266

1370

0,79

0,90

0,44

0,663

0,709

24

49


25

Lâm
Đồng

78,2

71,8

95,1

4854

308

1483

0,78

0,89

0,45

0,667

0,708

26

40


14

Nghệ
An

77,7

71,2

95,0

4856

308

1586

0,77

0,89

0,46

0,666

0,708

26


36

10

Tây
Ninh

61,8

71,3

92,1

7713

490

2378

0,77

0,82

0,53

0,666

0,707

28


14

-14


Tĩnh

83,7

71,1

96,3

4034

256

1318

0,77

0,92

0,43

0,666

0,706


29

51

22

Hà Tây

73,5

71,0

95,0

5028

319

1648

0,77

0,88

0,47

0,670

0,704


30

32

2

Phú
Thọ

72,4

72,0

96,2

4471

284

1453

0,78

0,88

0,45

0,675

0,704


30

42

12

70,4

70,8

96,8

5003

318

1626

0,76

0,88

0,47

0,660

0,703

32


33

1

Tỉnh / Thành phố

Tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục (%) 2004đ

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO DỤC VÀO HDI CỦA VIỆT NAM…

Nam

Thái
Nguyê

23


GDP bình quân đầu người thực tế (USD 2004)

GDP bình quân đầu người (USD PPP) 2004h

Chỉ số tuổi thọ bình quân 2004i

Chỉ số giáo dục 2004i

Chỉ số GDP 2004i

HDI 1999i


91,5

6449

410

2036

0,77

0,83

0,50

0,668

Nhóm
chỉ số
PTCN
T.bìnhb

70,7

69,1

88,0

4947


314

1570

0,73

0,82

0,46

0,628

0,672

Bạc
Liêu

58,3

70,8

87,9

8542

543

2697

0,76


0,78

0,55

0,649

Thừa
Thiên
Huế

75,4

71,3

89,5

5228

332

1708

0,77

0,85

0,47

Bình

Thuận

69,6

71,7

91,8

5412

344

1669

0,78

0,84

Thanh
Hoá

77,8

70,6

94,0

4412

280


1441

0,76

Quảng
Bình

79,8

69,3

94,5

4582

291

1497

Quảng
Ngãi

80,7

71,0

89,2

4187


266

Trà
Vinh

64,3

71,1

85,5

6616

An
Giang

57,1

70,9

86,9

Hậu
Giang

61,2

71,0


Bình
Phước

72,7

Đồng
Tháp

0,701

33

24

-9

0,698

34

11

-23

0,650

0,698

35


27

-8

0,47

0,642

0,697

36

30

-6

0,78

0,45

0,659

0,697

37

44

7


0,74

0,90

0,45

0,642

0,695

38

38

0

1337

0,77

0,86

0,43

0,645

0,687

39


50

11

420

2089

0,77

0,78

0,51

0,656

0,686

40

20

-20

7288

463

2301


0,77

0,77

0,52

0,654

0,686

41

15

-26

89,2

5990

381

1891

0,77

0,80

0,49


0,685

42

26

-16

70,8

90,2

4573

290

1410

0,76

0,84

0,44

0,633

0,683

43


45

2

61,5

72,6

87,5

5081

323

1604

0,79

0,79

0,46

0,648

0,682

44

34


-10

Phú
Yên

73,8

67,8

92,2

5188

330

1657

0,71

0,86

0,47

0,631

0,681

45

31


-14

Bắc
Giang

75,2

68,9

95,3

3909

248

1270

0,73

0,89

0,42

0,632

0,680

46


56

10

Tỉnh / Thành phố

Chênh lệch xếp hạng GDP và HDI 2004

GDP bình quân đầu người (VNĐ) 2004g

71,1

Xếp hạng GDP theo USD PPP 2004

Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%) 2004f

66,7

Xếp hạng HDI 2004

Tuổi thọ (năm) 2004e

Bến
Tre

HDI 2004i

Tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục (%) 2004đ

Đặng Quốc Bảo


n

24


Tuổi thọ (năm) 2004e

Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%) 2004f

GDP bình quân đầu người (VNĐ) 2004g

GDP bình quân đầu người thực tế (USD 2004)

GDP bình quân đầu người (USD PPP) 2004h

Chỉ số tuổi thọ bình quân 2004i

Chỉ số giáo dục 2004i

Chỉ số GDP 2004i

HDI 1999i

HDI 2004i

Xếp hạng HDI 2004

Xếp hạng GDP theo USD PPP 2004


Chênh lệch xếp hạng GDP và HDI 2004

Sóc
Trăng

57,3

70,7

88,3

6280

399

1983

0,76

0,78

0,50

0,655

0,680

46

25


-21

Lạng
Sơn

74,3

67,0

92,5

5140

327

1670

0,70

0,86

0,47

0,629

0,678

48


29

-19

Tuyên
Quang

79,6

68,4

89,6

4038

257

1312

0,72

0,86

0,432

0,621

0,672

49


52

3

Đăk
Nông

74,5

67,0

93,8

4592

292

1403

0,70

0,87

0,44

0,672

49


47

-2

Đăk
Lăk

75,3

67,5

93,8

4009

255

1225

0,71

0,88

0,42

0,631

0,668

51


57

6

Hoà
Bình

69,1

68,8

94,4

3743

238

1155

0,73

0,86

0,41

0,637

0,666


52

60

8

Quảng
Trị

79,1

66,0

90,3

4427

281

1446

0,68

0,87

0,45

0,619

0,665


53

43

-10

65,1

70,4

83,1

4212

268

1299

0,76

0,77

0,43

0,616

0,652

54


54

0

Yên
Bái

68,8

68,7

87,1

3719

236

1209

0,73

0,81

0,42

0,612

0,651


55

58

3

Bắc
Kạn

77,2

68,4

88,3

3056

194

993

0,72

0,85

0,38

0,594

0,651


55

62

7

Cao
Bằng

82,3

64,7

80,9

4244

270

1379

0,66

0,81

0,44

0,576


0,638

57

48

-9

Lào
Cai

66,5

67,9

72,5

4317

274

1403

0,71

0,71

0,44

0,559


0,620

58

46

-12

Sơn La

65,5

68,0

72,9

3511

223

1084

0,72

0,70

0,40

0,550


0,606

59

61

2

Gia Lai

67,2

64,2

75,1

4264

271

1303

0,65

0,72

0,43

0,550


0,602

60

53

-7

Nhóm
chỉ số
phát
triển
công
nghệ

67,5

63,1

65,9

3302

210

1029

0,64


0,66

0,39

0,506

0,563

Tỉnh / Thành phố

Tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục (%) 2004đ

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO DỤC VÀO HDI CỦA VIỆT NAM…

Ninh
Thuận

25


Tuổi thọ (năm) 2004e

Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%) 2004f

GDP bình quân đầu người (VNĐ) 2004g

GDP bình quân đầu người thực tế (USD 2004)

GDP bình quân đầu người (USD PPP) 2004h


Chỉ số tuổi thọ bình quân 2004i

Chỉ số giáo dục 2004i

Chỉ số GDP 2004i

HDI 1999i

HDI 2004i

Xếp hạng HDI 2004

Xếp hạng GDP theo USD PPP 2004

Chênh lệch xếp hạng GDP và HDI 2004

Kon
Tum

75,6

59,7

78,1

4171

265

1274


0,58

0,77

0,42

0,535

0,592

61

55

-6


Giang

72,0

61,3

74,4

2733

174


888

0,61

0,74

0,36

0,503

0,568

62

63

1

Điện
Biên

61,9

66,6

55,5

3885

247


1199

0,69

0,58

0,41

0,561

63

59

-4

Lai
Châu

60,5

64,9

55,5

2656

169


820

0,66

0,57

0,35

0,529

64

64

0

Tỉnh / Thành phố

Tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục (%) 2004đ

Đặng Quốc Bảo

thấpc

0,486

3.3. Phân tích các chỉ số giáo dục và các chỉ số phát triển khác
của Việt Nam (so sánh với quốc tế)
Báo cáo Phát triển con người 2007 - 2008 của UNDP đã phản ánh
HDI của 177 nước trên thế giới. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích tình

hình của Việt Nam trong so sánh với một số nước trên thế giới và các
nước châu Á.
3.3.1. HDI tổng quát
a. HDI là trung bình cộng của ba chỉ số thành phần T (tuổi thọ), G
(giáo dục), K (kinh tế).
T+G+K
H

=
3

26


SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO DỤC VÀO HDI CỦA VIỆT NAM…

b. Việt Nam trong so sánh với một số nước khác trên thế giới
Nước

Thứ hạng

HDI

Iceland

cao nhất 1/177

0,986

Siera Leon


thấp nhất 177/177

0,336

Việt Nam

thứ 105/177

0,733

El Sanvado (trên VN)

thứ 104/177

0,735

c. Việt Nam trong so sánh với một số nước của ASEAN và châu Á
Nước

Giá trị HDI

Xếp hạng

Singapore

0,922

25


Hàn Quốc

0,921

26

Brunây

0,894

39

Malaysia

0,811

63

Thái Lan

0,781

78

Trung Quốc

0,777

81


Philippin

0,771

90

Việt Nam

0,733

105

Inđônêxia

0,728

107

Ấn Độ

0,619

128

Mianma

0,583

132


Nước đồng hạng với Việt Nam là Angirêri có tuổi thọ: 71,7.
Biết chữ: 69,9%.
Đi học: 73,7%; GDPbình quân sức mua: 7.062$

27


×