Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích biện pháp cầm giữ tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.05 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

~1~


MỞ BÀI
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, cầm giữ tài sản được quy
định ở Điều 416 tại “Phần II. Thực hiện hợp đồng” với ý nghĩa là biện pháp mà
luật cho phép bên có quyền sử dụng nhằm gây “sức sép” đối với bên có nghĩa vụ
trong hợp đồng song vụ để bên này phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo thỏa
thuận giữa các bên trong hợp đồng song vụ. Chính vì tính chất (bản chất) của
biện pháp cầm giữ tài sản là chiếm giữ tài sản để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa
vụ, do vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiếp cận cầm giữ tài sản với tư cách là
một biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định của luật. 1 Để làm rõ nội dung
biện pháp cầm giữ tài sản, em xin lựa chọn đề 3: “Phân tích biện pháp cầm giữ
tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Xây dựng một tình huống về cầm giữ tài
sản(hãy bình luận và đánh giá tình tiết của tình huống trên cơ sở các quy định
của BLDS 2015)”

1 Bộ Tư Pháp- Trang đăng kí quốc
gia giao dịch bảo đảm – Truy cập 10h39 ngày 28/11/2016

~2~


NỘI DUNG
I. Biện pháp cầm giữ tài sản
1. Khái niệm cầm giữ tài sản:
Điều 346 BLDS 2015 đưa ra khái niệm cầm giữ tài sản như sau: " Cầm giữ
tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp
tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường


hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ."
Khi bên có quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không
có khả năng khai thác và hưởng lợi từ tài sản này một cách trọn vẹn. Chính vì
vậy mà cầm giữ tài sản tạo được sức ép cho bên có nghĩa vụ: nếu bên có nghĩa
vụ muốn khai thác, hưởng lợi một cách đầy đủ tài sản của mình thì họ phải thực
hiện đứng nghĩa vụ của mình để bên cầm giữ giao tài sản.
Ví dụ: như A là chủ tiệm sửa xe máy, A được phép giữ chiếc xe của khách mang
đến sửa cho đến khi chủ của chiếc xe thanh toán toàn bộ tiền sửa xe.
Đây không phải là biện pháp bảo đảm mới song đến khi Bộ luật dân sự 2015
được ban hành thì biện pháp này mới được chính thức công nhận.

2. Đặc điểm
Cầm giữ có ba đặc điểm cơ bản:
- Thứ nhất: Đây là một biện pháp bảo đảm duy nhất trong số các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng mà không dựa trên sự thoả thuận của các
bên liên quan. Vì đây là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ
lợi ích chính đáng của bên có quyền.Pháp luật là cơ sở trực tiếp phát sinh quyền
~3~


được cầm giữ tài sản, nếu như trước đó các bên không có thoả thuận không áp
dụng biện pháp này.Trong khi đó các biện pháp thế chấp, bảo lãnh, cầm cố chỉ
áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận.Chính yếu tố này mà trong các
tài liệu pháp luật nước ngoài khi đề cập đến biện pháp này thường sử dụng thuật
ngữ “quyền chiếm giữ”.Cầm giữ tài sản là cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
là quyền được pháp luật qui định của người có quyền trong trường hợp bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ.Song đây không là hình thức “xiết nợ”
thường gặp trong thực tiễn.
Ví dụ: A mang tivi đến cửa hàng của V để sửa chữa. Hai bên thỏa thuận 4 ngày
sau A sẽ đến lấy tivi và trả tiền sửa chữa. Đến thời gian hện, A tới cửa hàng của

V để lấy tivi nhưng lại chưa có tiền để thanh toán. Trong trường hợp này, V có
quyền cầm giữ tài sản của A là chiếc tivi cho đến khi A đến trả hết tiền sửa chữa
mặc dù trước đó A và V không hề thỏa thuận về việc này.
- Thứ hai: Quyền cầm giữ tài sản chỉ được thực hiện nếu đồng thời hội đủ ba yếu
tố sau:
+ Vật cầm giữ đang được bên có quyền nắm giữ nhưng vật ấy thuộc sở hữu của
bên có nghĩa vụ, tức bên cầm giữ có nghĩa vụ phải chuyển giao cho chủ sở hữu
(cho bên có nghĩa vụ) hoặc cho bên thứ ba theo chỉ định của chủ sở hữu.
+ Nghĩa vụ được bảo đảm phải là nghĩa vụ của người chủ sở hữu vật ấy và nghĩa
vụ ấy phải phát sinh trực tiếp từ vật ấy.
+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm giữ tài sản chưa được thực hiện
bởi người có nghĩa vụ đúng hạn cam kết.

~4~


- Thứ ba: Chiếm giữ tài sản là một biện pháp có những nội dung pháp lý đồng
nhất với biện pháp cầm cố vì vậy các qui định về nghĩa vụ bảo quản tài sản trong
cầm giữ, xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ chính… có thể dẩn chiếu sang các
điều luật tương tự trong phần cầm cố.
* Ngoài ra, ta còn nhận thấy cầm giữ còn có một số đặc điểm thường thấy sau:
- Cầm giữ tài sản áp dụng thông dụng trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện các nghĩa vụ của mình trong các quan hệ hợp đồng: vận tải, gia công,
thuê, ký gửi, ủy thác, sửa chữa tàu biển…
- Về tài sản được cầm giữ: có một số loại tài sản thường không được phép cầm
giữ như một số loạitàisản dễ hư hỏng trong thời gian ngắn, cácloạitàisảnbiếnchất
theo thời gian, các loại tài sản phục vụ cho các việc cứu người khẩn cấp, công vụ
khẩn và đang trên đường thực hiện việc đó.2
Mặc dù BLDS 2015 đã nâng cầm giữ tài sản thành một biện pháp bảo
đảm, tuy nhiên do tính chất của biện pháp này, nên vẫn tồn tại sự khác nhau giữ

cầm giữ tài sản và các biện pháp bảo đảm nói chung. Cụ thể như sau:
Cầm giữ tài sản
Thời điểm xác Khi đến hạn thực hiện nghĩa
lập
vụ mà bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ
Đối tượng áp Hợp đồng song vụ có đối
dụng
tượng là tài sản

Mục đích

Biện pháp bảo đảm
Khi có sự vi phạm nghĩa vụ
xảy ra
Hợp đồng song vụ và hợp
đồng đơn vụ, hợp đồng có đối
tượng là tài sản lẫn hợp đồng
có đối tượng là công việc

Không có chế tài xử lý bên vi Nâng cao trách nhiệm của
phạm nên không cao được bên có nghĩa vụ, đồng thời

2 truy cập
ngày 28/11/2016

~5~



trách nhiệm của bên vi phạm

bảo vệ được quyền lợi của
bên vi phạm
Điều kiện để Không có quy định về xử lý Vi phạm nghĩa vụ
xử lý tài sản
tài sản cầm giữ

?

Cầm giữ tài sản có phải là một loại TNDS hay không?

Theo quy định tại điều 346 thì cầm giữ tài sản cũng không phải là một loại
trách nhiệm dân sự (TNDS) . Bởi vì TNDS phát sinh khi có các điều kiện nhất
định ( có hành vi vi phạm, lỗi…) và sẽ được loại trừ trong trường hợp bất khả
kháng vì nguyên nhân khách quan khác. Tuy nhiên, bên có quyền đương nhiên
được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực
hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận mà không cần điều kiện bất kì nào
khác, đồng thời việc cầm giữ tài sản cũng không cả loại trừ trong các trường hợp
bất khả kháng. Ngoài ra, nói đến TNDS là nói đên cưỡng chế thực hiện nhưng
theo quy định tại điều 346 lại không đề cập đến vấn đề cưỡng chế đối với bên vi
phạm.
?

Mục đích của việc cầm giữ tài sản là gì?

Khoản 3 điều 348 BLDS 2015, bên cầm giữ có quyền thu hoa lợi, lợi tức
nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. Từ quy định này có thể nhận thấy mục đích
của cầm giữ tài sản là tạo điều kiện cho bên cầm giữ tài sản bù trừ nghĩa vụ. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra là đối với những tài sản không sinh ra hoa lợi ( ô tô, xe

máy…) thì mục đích thu hoa lợi để bù trừ nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản là
không đặt ra được . Hơn nữa, khoản 1 khoản 2 điều 348 BLDS 2015, việc cần
giữ tài sản có thể đặt ra nhằm mục đích bảo đảm cho bên có vi phạm nghĩa vụ
phải hoàn thành nghĩa vụ. Tuy nhiên, mục đích này không có tính khả thi khi

~6~


BLDS 2015 không quy định nội dung khi nào bên vi phạm nghĩa vụ phải hoàn
thành nghĩa vụ cũng như xử lý tài sản cầm giữ
?

Vậy bản chất của cầm giữ tài sản là gì?

Hiện nay, không chỉ BLDS 2005 quy định về vấn đề cầm giữ mà ngay cả luật
thương mại 2005, BL hang hải 2005 và nghị định của CP 163/2006 NĐ-CP ngày
29/12/2006 về giao dịch bảo đảm cũng có quy định về vấn đề cầm giữ.
Điều 21 NĐ 163 sửa đổi bổ sung => Mục đích của cầm giữ tài sản là nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên cầm giữ trước hành vi vi phạm nghĩa
vụ. Đồng thời, cầm giữ tài sản cũng là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh
toán giữa bên cầm giữ và các chủ thể khác có lien quan. BLDS 2015 đã thừa
nhận cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm, vì vậy, về bản chất, cầm giữ tài
sản là một quyền của bên cầm giữ nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của
bên vi phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của bên cầm giữ.
II. Một số nội dung cơ bản của cầm giữ
1. Đối tượng và phạm vi của cầm giữ tài sản
 Đối tượng của cầm giữ tài sản:
Theo quy định của điều 346 BLDS thì đối tượng của cầm giữ tài sản là tài
sản và là đối tượng của hợp đồng song vụ.
Khoản 1 điều 402 quy định : “ Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên

đều có nghĩa vụ đối với nhau”


Phạm vi của cầm giữ tài sản

Theo điều 346 BLDS 2015, cầm giữ tại sản chỉ áp dụng đối với HĐ song vụ
có đối tượng là tài sản. Qui định này chưa thực sự phù hợp với thực tế và thu
hẹp phạm vi các hợp đồng có thể áp dụng quyền cầm giữ tài sản. Thực tế cho
~7~


thấy việc cầm giữ tài sản có thể áp dụng với nhiều loại hợp đồng khác nhau
kể cả các hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện ( ví dụ, bên cung
ứng dịch vụ có thể cầm giữ các phương tiện, tài liệu mà bên thuê dịch vụ
cung cấp khi bên thuê dịch vụ vi phạm nghĩa vụ trả tiền dịch vu).
2.

Thời hạn cầm giữ tài sản
BLDS 2015 chưa quy định về thời hạn cầm giữ tài sản, căn cứ theo khoản

3 điều 348 có thể xác định thời hạn cầm giữ tài sản chấm dứt khi bên cầm giữ
đã bù trừ được nghĩa vụ từ việc thu hoa lợi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở chỗ,
không phải tài sản cầm giữ nào cũng sinh ra được hoa lợi để có thể bù trừ.
Theo quy đinh tại điều này, cũng có thể hiểu thời hạn cầm giữ kéo dài cho
đến khi bên vi phạm nghĩa vụ hoàn thành nghĩ vụ? nếu bên vi phạm nghĩa vụ
vẫn không thực hiện nghĩa vụ thì giải quyết vấn đề này như thế nào? BLDS
hiện hành không đưa ra cách xử lý khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, vẫn
không thực hiện nghĩa vụ khi tài sản đã được cầm giữ. Đ ây là một trong
những điểm hạn chế của quy định về cầm giữ tài sản, chính điều này làm vô
hiệu hoá giá trị về quy định của cầm giữ tài sản

3.

Quyền của bên cầm giữ
Theo điều 348 BLDS 2015, bên cầm giữ có các quyền sau:
1.

Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ

2.

hợp đồng song vụ
Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán các chi phí cần thiết cho việc

3.

bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ
Được khai thác các tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được
bên có nghĩa vụ đồng y
Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào gía trị nghĩa
vụ của bên có nghĩa vụ
~8~


Về hình thức, BLDS 2015 cũng quy định cho bên cầm giữ có những
quyền cơ bản và có những điểm vượt trội hơ n so với BLDS 2005, đặc biệt thể
hiện ở khoản 1 về việc yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
phát sinh từ hợpđồng song vụ và ở khoản 3 bổ sung yếu tố về lợi tức nhưng tính
chất bảo đảm của quyền cầm giữ tài sản ở đây vẫn chưa cao. Trong các quyền
này, cả 3 khoản trên đều có giá trị bảo đảm quyền lợi của bên cầm giữ. Tuy
nhiên, quyền thứ 3 sẽ bị vô hiệu hóa nếu như tài sản cầm giữ không sinh ra từ

hoa lợi, lợi tức ( ví dụ như ô tô, xe máy, tàu biển…).
Một quyền của bên cầm giữ tài sản phải được quy định trong BLDS là được xử l
tài sản cầm giữ. Bởi BLDS 2015 đã thừa nhận cầm giữ tài sản là một biện pháp
bảo đảm và có thể dẫn đến việc bên cầm giữ sẽ tùy tiện trong việc xử ly tài sản
cầm giữ . Tuy nhiên, viêc xử ly tài sản bảo đảm chỉ được thực hiện khi có sự vi
phạm nghĩa vụ, còn việc xử ly tài sản cầm giữ nếu có đặt ra cũng chỉ thực
hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ đã diễn ra trong thời gian nhất định mà sự vi
phạm đó không được khắc phục. Hơn nữa, nếu việc xử ly tài sản cầm giữ được
đặt ra thì cũng phải có quy định rõ ràng về vấn đề xử lysy . Do đó, nếu không
quy định cho bên cầm giữ tài sản được quyền xử l y tài sản cầm giữ sẽ làm cho
quy định về xử l tài sản cầm giữ tài sản không có giá trị về cả l y luận lẫn
thực tiễn. Quy định về cầm giữ tài sản theo hướng bỏ lửng như vậy sẽ không có
tính khả dụng và trở nên thừa thãi khi quy định nó là một biện pháp bảo đảm.
4.

Thứ tự ưu tiên thanh toán từ tài sản cầm giữ
BLDS 2005 chưa quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán đồng thời chưa

quy định bên cầm giữ có quyền ưu tiên thanh toán. Điều này dẫn đến khó xác
định cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên cầm giữ cũng như của các
chủ thể khác. Để khắc phục những khiếm khuyết này, Bộ luật Dân
~9~


sự năm 2015 bước đầu đã ghi nhận và thể hiện được một số nội
dung (đặc điểm) của vật quyền bảo đảm để tăng cường tính chủ
động của bên nhận bảo đảm trong việc xử lý tài sản bảo đảm,
đó là quyền truy đòi tài sản bảo đảm và quyền ưu tiên thanh
toán của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong
trường hợp biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng

với người thứ ba. Theo quy định của khoản 2 Điều 297 Bộ luật
Dân sự năm 2015 thì: “Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu
lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được
quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo
quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên
quan”. Việc bổ sung quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm
và quyền được ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm thể
hiện sự hài hòa hóa yếu tố vật quyền trong quan hệ trái quyền
khi điều chỉnh quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật
Dân sự năm 2015. Việc hài hòa hóa này là phù hợp với bản chất
“chứa đựng cả yếu tố trái quyền và yếu tố vật quyền” của biện
pháp bảo đảm; đồng thời cũng rất cần thiết vì nó xử lý được
những vấn đề mà thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm đang đặt ra. 3
5.

Chấm dứt quyền cầm giữ tài sản

Theo điều 350 BLDS 2015, Quyền cầm giữ tài sản chấm dứt
trong 5 trường hợp sau đây: “
1.

Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế;

3 Bộ Tư Pháp- Trang đăng kí quốc
gia giao dịch bảo đảm – Truy cập 10h39 ngày 28/11/2016

~ 10 ~


2.


Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để

3.
4.
5.

thay thế cho cầm giữ;
Nghĩa vụ đã được thực hiện xong:
Tài sản cầm giữ không còn;
Theo thỏa thuận của các bên.”
BLDS 2015 tiếp tục thừa nhận “ thỏa thuận” là 1 trong

những căn cứ làm chấm dứt quyền cầm giữ tài sản, quyền
này được pháp luật quy định cho bên có quyền được thực
hiện khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra, để đảm bảo
không có tranh chấp xảy ra, pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa
thuận của các bên trong việc giải quyết vụ việc và cho phép
các bên được thỏa thuận về việc thay thế các biện pháp bảo
đảm khác cho cầm giữ tài sản. Bảo đảm chấm dứt khi “ nghĩa
vụ đã được thực hiện xong”, cách quy định này giúp chúng ta
hiểu rằng bên vi phạm nghĩa vụ dẫn đến tài sản bị cầm giữ có
thể là do chủ sở hữu của tài sản hoặc có thể không phải là
chủ sở hữu của tài sản cầm giữ, khắc phục được cách hiểu sai
lệnh máy móc quy định của BLDS 2005 trước đó. Việc quy
định cầm giữ tài sản sẽ chấm dứt khi bên chiếm giữ không
còn chiếm giữ tài sản trên thực tế hặc khi tài sản cầm giữ
không còn thể hiện rõ tính thực tế của nó. Bởi trong quá trình
cầm giữ tài sản, có rất nhiều trường hợp xảy ra như tình trạng
trên, nhưng BLDS 2005 chưa quy định khiến việc xử l là rất

kho khăn. BLDS 2015 đã quy định đầy đủ hơn và khắc phục
được những hạn chế mà BLDS 2005 đem lại. Đảm bảo tính
thực thi pháp l trong cả l luận lẫn thực tiễn.

~ 11 ~


III. Xây dựng tình huống về cầm giữ tài sản
A dự định là cuối tuần sẽ đưa gia đình đi picnic, để
chuẩn bị cho chuyến đi thuận buồm xuôi gió, tránh gặp
trục trặc trên đường đi, A đem con Mecerdes của mình
đến Gara của B để sửa chữa và thay thế một số phụ
tùng ô tô, hẹn 2 ngày sau đến lấy xe và thanh toán
tiền công cho B. Sau khi sửa chữa xong, sau 2 ngày, A
vẫn chưa đến thanh toán chi phí sửa chữa xe. B quyết
định giữ lại chiếc xe cho đến khi nào A đến thanh toán
chi phí sửa chữa cho mình.
Trong trường hợp trên A và B đã xác lập một giao dịch bảo
đảm (cầm giữ tài sản theo điều 346 BLDS). B là bên có quyền
( được gọi là bên cầm giữ). Việc A đem xe đến Gara của B để
sửa chữa tức giữa A và B đã xác lập một hợp đồng dịch vụ
( dịch vụ sửa chữa xe) .
Theo điều 513 BLDS 2015 :
“ Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận của các bên theo đó bên
cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch
vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung
ứng dịch vụ”.
Trường hợp trên, B là bên cung ứng dịch vụ sửa chữa và
thực hiện công việc sửa chữa xe theo yêu cầu của bên A, A là
bên sử dụng dịch vụ sửa chữa xe và có nghĩa vụ phải trả tiền

công cho bên A.
Theo khoản 1 điều 402 BLDS 2015 :
~ 12 ~


“Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ
đối với nhau”.
A và B đều có nghĩa vụ đối với nhau, cho nên hợp đồng dịch
vụ sửa chữa xe mà A và B xác lập chính là hợp đồng song vụ.
Chiếc xe Mecerdes mà hiện tại B đang nắm giữ chính là đối
tượng của hợp đồng song vụ ( do A không thực hiện nghĩa vụ
trả tiền công cho B) theo điều 346 BLDS 2015. B giữ lại chiếc
xe nhằm mục đích đảm bảo rằng A đến để trả tiền công mà
mình đã sửa chữa cho xe của A


Thời điểm xác lập cầm giữ tài sản trên: Khi B đã sửa chữa
và thay thế phụ tùng xe cho A xong, sau 2 ngày hẹn , A
vẫn chưa đến thanh toán tiền công cho B. Từ thời điểm
này, A và B đã chính thức xác lập một giao dịch bảo đảm
(cầm giữ tài sản) theo khoản 1 điều 347 BLDS 2015

Từ thời điểm xác lập giao dịch trên:
-

B có quyền:
 Yêu cầu A thực hiện việc thanh toán tiền công cho dịch


vụ sửa xe mà B đã cung ứng cho A

Yêu cầu A thanh toán những chi phái cần thiets cho việc





bảo quản, giữ gìn chiếc xe Mecerdes
Đồng thời B cũng có những nghĩa vụ sau:
Giữ gìn bảo quan chiếc xe mà B đang cầm giữ
Không được thay đổi tình trạng của chiếc xe
Không được chuyển giao hoặc sử dụng tài sản cầm giữ nếu



không có sự đồng của bên A
Giao tài sản cho A khi A đã thanh toán xong nghĩa vụ

-

~ 13 ~


Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng chiếc xe




của A
Việc cầm giữ tài sản mà A thực hiện chấm dứt trong các





tường hợp sau:
A không còn chiếm giữ chiếc xe trên thực tế
A và B thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để





thay thế cho cầm giữ
A đã thực hiện xong nghĩa vụ cho B
Chiếc xe mà A cầm giữ không còn
Theo thỏa thuận của các bên.



Giả sử, trong trường hợp trên, trước khi đến cho B sửa chữa
xe, A đã đem chiếc Mecerdes này đến thế chấp ngân hàng
để vay một khoản tiền, chiếc Mecerdes kia xử l như thế
nào?
 Trong trường hợp này, theo quy định của BLDS thì người
sửa chữa xe là bên cầm giữ tài sản chỉ có nghĩa vụ phải
giao lại tài sản khi nợ của mình đã được thanh toán
“giao tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện”
(khoản 4, điều 349 BLDS), đồng thời việc cầm giữ tài sản
của bên cầm giữ tài sản sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng
với người thứ ba (ở đây là ngân hàng đã cho khách hàng
vay và nhận chiếc xe ô tô trên làm tài sản bảo đảm) kể

từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản “cầm giữ tài
sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ
thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản” (khoản 2, điều
347 BLDS).

~ 14 ~


Như vậy, theo quy định mới của BLDS, khi tài sản bảo đảm bị
bên thứ ba cầm giữ theo trường hợp trên thì ngân hàng không
được quyền thu hồi tài sản hoặc không được quyền yêu cầu bên
cầm giữ tài sản giao tài sản cho mình mà ngân hàng chỉ có thể
yêu cầu bên có nghĩa vụ (khách hàng A) thực hiện nghĩa vụ với
bên cầm giữ tài sản (B) hoặc ngân hàng chủ động thanh toán
chi phí sửa xe cho bên cầm giữ tài sản để nhận lại tài sản để xử
lý thu hồi nợ. Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn nếu khách hàng
và bên cầm giữ tài sản cấu kết với nhau để nâng khống chi phí
sửa chữa xe nhằm buộc ngân hàng phải bỏ ra số tiền nhiều hơn
mới có thể nhận được tài sản bảo đảm để xử lý.

Trong BLDS cũng không có nội dung nào có thể hạn chế được
rủi ro nêu trên. Do đó, sắp tới, khi Chính phủ ban hành nghị định
hướng dẫn nội dung về giao dịch bảo đảm của BLDS, cần phải
có các quy định để phòng ngừa các rủi ro nêu trên. Thiết nghĩ,
nghị định cần theo hướng xác định rõ những loại tài sản nào thì
bên cầm giữ được quyền cầm giữ cũng như các nguyên tắc để
xác định được sự hợp lý của chi phí (nghĩa vụ) mà chủ tài sản và
bên cầm giữ thỏa thuận trong hợp đồng song vụ để ngăn ngừa
khả năng cấu kết nâng khống nghĩa vụ thanh toán giữa bên bảo
đảm và bên cầm giữ tài sản hòng trục lợi hoặc gây khó khăn cho

ngân hàng trong việc nhận lại tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi
nợ.

~ 15 ~


KẾT LUẬN
Qua việc phân tích nội dung biện pháp cầm giữ tài sản và tình
huống tôi đã đặt ra phía trên, tôi đã làm sáng tỏ những nội dung
mà đề bài yêu cầu. Đồng thời có những đánh giá mở rộng từ
những điểm mới của BLDS 2015, và đưa ra những hạn chế mà
BLDS 2005 còn tồn tại. Dù có sự tìm tòi và tham khảo rất nhiều
nguồn tài liệu nhưng do hạn chế về phạm vi nội dung cũng như
phương pháp nghiên cứu nên bài làm còn nhiều thiếu xót. Rất
mong nhận được sự góp y từ phía thầy (cô)

~ 16 ~


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Tư Pháp- Trang đăng kí quốc gia

2.

giao dịch bảo đảm – Truy cập 10h39 ngày 28/11/2016
/>
3.


truy

cập

ngày

28/11/2016
Cầm giữ tài sản có phải là một biện pháp bảo dảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự - Bùi Đức Giang- Nghiên Cứu Lập

4.

Pháp/ Văn phòng Quốc Hội, số 22/ 2014 trang 33-40
Bộ Luật Dân sự 2015 – NXB Lao Động

~ 17 ~



×