Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

giáo án tích hợp lịch sử 12 bài 13 phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1925 đến năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.31 KB, 12 trang )

GIÁO ÁN TÍCH HỢP
Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 19 - BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Mục tiêu về kiến thức
* Môn Lịch sử:
- Học sinh trình bày được sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản năm 1929
và rút ra được yêu cầu lịch sử đặt ra đối với đất nước.
- Học sinh trình bày được Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930), nội
dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; phân tích được tính đúng đắn,
sáng tạo của cương lĩnh.
- Học sinh phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Liên hệ được vai trò của Đảng đối với
tiễn cách mạng của đất nước.
- Học sinh phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với hội nghị
thành lập Đảng.
* Môn Địa lí:
- Học sinh xác định được vị trí của số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc giữ
gìn các di tích lịch sử cách mạng.
- Học sinh xác định được vị trí của Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc;
từ đó giải thích được tại sao Hội nghị thành lập Đảng lại không diễn ra ở trong
nước mà diễn ra ở Trung Quốc.
* Môn Giáo dục công dân: giáo dục học sinh có thái độ biết ơn, tự hào, đồng
thời trân trọng và giữ gìn những di sản văn hóa dân tộc; có ý thức bảo tồn và
phát huy các di tích lịch sử cách mạng.



* Môn Văn học, âm nhạc: giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa sự ra đời
của Đảng. Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
* Môn Tin học: biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, biết cách soạn
thảo văn bản, biết cách làm một bài thuyết trình Powerpoint.
2. Mục tiêu về kĩ năng
Thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn, sẽ hình thành, rèn luyện cho
học sinh một số kĩ năng sau:
- Môn lịch sử:
+ Kĩ năng tổng hợp: thông qua việc tìm hiểu sự xuất hiện của ba tổ chức
cộng sản năm 1929.
+ Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá: thông qua việc tìm hiểu hội
nghị thành lập Đảng; nội dung Cương lĩnh chính trị.
+ Kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
- Môn địa lí: rèn luyện kĩ năng khai thác đồ dùng trực quan (biết xác định
vị trí địa lí và phương pháp sử dụng bản đồ).
- Các bộ môn khác: giải thích, tổng hợp vấn đề.
- Kĩ năng sống: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp.
3. Mục tiêu về thái độ
- Môn lịch sử: giáo dục cho học sinh niềm tin vào sự lựa chọn con đường
giải phóng dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; lòng kính yêu lãnh tụ; sự
biệt ơn to lớn đối với công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Các môn khác: học sinh có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện,
say mê học tập, yêu thích bộ môn lịch sử hơn.
4. Định hướng các năng lực, phẩm chất hình thành.
- Bài học hình thành cho học sinh một số năng lực sau:


+ Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công
nghệ thông tin.

+ Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện sự kiện lịch sử (tái hiện lại hội
nghị thành lập Đảng); năng lực thực hành bộ môn (khai thác bản đồ, tranh ảnh,
vẽ bảng biểu); phân tích tìm ra điểm đúng đắn, sáng tạo của cương lĩnh; vận
dụng những kiến thức đã học để rút ra công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối
với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Phẩm chất: bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất yêu quê hương đất nước,
tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; biết ơn các anh hùng dân tộc
(Nguyễn Ái Quốc).
II. THỜI LƯỢNG DỰ KIẾN: 01 tiết.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị và đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, loa, phiếu học tập.
- Học liệu: sách giáo khoa lịch sử, văn học, địa lí, sách giáo viên, chuẩn kiến
thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở, sách giáo khoa, tìm tư liệu về kiến thức liên môn.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy nêu vấn đề kết hợp với trao đổi, đàm thoại, gợi mở, thảo luận
nhóm... Áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật KWL, kĩ thuật
thu nhận thông tin phản hồi, kĩ thuật khăn trải bàn...
2. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Đánh giá ý thức tự giác và nhận thức của HS qua phiếu thảo luận nhóm.
- Kiểm tra chất lượng giờ học bằng một bài kiểm tra 15 phút vào đầu tiết học sau
(tiết 20).
V. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP


1. Ổn định lớp:
Lớp

12A1

Ngày kiểm tra

Sĩ số

Tên HS vắng, lí do

2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp cùng với giới thiệu bài mới.
3. Tổ chức hoạt động dạy học:
Đặt vấn đề: Cho học sinh xem một số hình ảnh: hình ảnh về Nguyễn Ái
Quốc, hình ảnh về cờ Đảng, các kì Đại hội Đảng → sau đó đặt câu hỏi: Em có
hiểu biết gì về những bức hình trên ? hãy cho biết vai trò của nhân vật trong
hình trong giai đoạn 1919-1925?
Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi... GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản cần đạt
II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM RA ĐỜI

* Hoạt động 1: Cặp đôi

1. Sự xuất hiện của các tổ chức

 Mục tiêu: Tìm hiểu về sự xuất hiện cộng sản năm 1929
của ba tổ chức cộng sản năm 1929.
 Kĩ thuật áp dụng: khăn trải bàn.
- Gv: Phát phiếu học tập số 1 cho học
sinh, yêu cầu học sinh đọc SGK hoàn

thiện phiếu học tập.
- Hs: làm việc theo hướng dẫn của Gv.
Báo cáo kết quả hoạt động.
- Gv nhận xét, bổ xung, chốt ý, đồng
thời nhấn mạnh:
Tích hợp Lịch sử - Địa lí:

- Tháng 3/1929, một số hội viên

Vị trí địa lí của di tích lịch sử cách tiên tiến của Hội Việt Nam cách
mạng số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại
Nội). Ngôi nhà 5D Hàm Long là một số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà
trong số 4 nhà 5A, 5B, 5C, 5D cùng dãy Nội) đã lập ra chi bộ cộng sản đầu
nhà gạch một tầng của một gia đình tư tiên ở Việt Nam.


sản cho thuê. Riêng nhà 5D có lợi thế
bởi bên trái giáp một ngõ hẻm nhỏ thông
sang phố Lê Văn Hưu, khi bị “động” các
đồng chí đang họp có thể luồn ra phía
sau vượt qua bức tường theo ngõ này
thoát ra ngoài. Nhà 5D Hàm Long chỉ có
một gian diện tích 24m2, phía sau có sân
nhỏ, bếp và nhà vệ sinh.
Lịch sử - Giáo dục công dân (nội dung
bảo vệ môi trường):
Ngày nay do tác động của con người,
nhiều di sản văn hóa đang bị xâm phạm
nghiêm trọng do đó mọi công dân Việt
Nam đặc biệt là các em học sinh phải có

trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.
- Hs lắng nghe, điền những thông tin - Tháng 5/1929, Đại hội lần thứ
còn thiếu vào phiếu học tập số 1.
nhất của Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên họp tại Hương Cảng
(Trung Quốc).
- Tháng 6/1929, đại biểu các tổ
chức cơ sở cộng sản ở Bắc kì quyết
định thành lập Đông Dương cộng
sản Đảng.
- Tháng 8/1929, các cán bộ lãnh
đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì
bộ Việt Nam cách mạng Thanh
niên quyết định thành lập An Nam
cộng sản Đảng.


- Tháng 9/1929, những người giác
ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt
tuyên bố thành lập Đông Dương
cộng sản Liên đoàn.
→ Cuối 1929, Việt Nam xuất hiện
ba tổ chức cộng sản hoạt động
riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng
thậm chí công kích lẫn nhau → đặt
ra yêu cầu phải thống nhất các tổ
chức cộng sản.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

2. Hội nghị thành lập Đảng cộng


 Mục tiêu: Tìm hiểu về Hội nghị sản Việt Nam.
thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
 Kĩ thuật áp dụng: kĩ thuật thu
nhận thông tin phản hồi.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm:
 Nhóm 1: tìm hiểu hoàn cảnh diễn ra
Hội nghị thành lập Đảng theo phiếu học
tập số 2.
 Nhóm 2: tìm hiểu nội dung Hội nghị
thành lập Đảng theo phiếu học tập số 3.
 Nhóm 3: tìm hiểu ý nghĩa sự ra đời
của Đảng theo phiếu học tập số 4.
- Hs: làm việc theo hướng dẫn của Gv.
Báo cáo kết quả hoạt động.
- Gv nhận xét, bổ xung, chốt ý, đồng
thời nhấn mạnh:
Tích hợp Lịch sử - Địa lí:

- Hoàn cảnh: Hội nghị thành lập


Cửu Long, là một trong ba khu Đảng diễn ra tại Cửu Long vực lớn nhất của Hong Kong, là bộ phận Hương Cảng (Trung Quốc) do
lãnh thổ thành thị lớn nhất sau khu Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị
đảo Hương Cảng. Ba mặt Đông, Nam và bắt đầu họp ngày 6/1/1930, các đại
Tây của bán đảo Cửu Long được bao biểu ra về ngày 8/2/1930.
bọc bởi Vịnh Victoria. Trong quá khứ, vì
vấn đề thuê nhượng giữa Anh quốc và
Trung quốc, từng phân chia thành hai bộ
phận là "Cửu Long" (tức từ phía nam

của phố giới hạn) và "Tân Cửu Long"
(tức từ phía nam núi Sư Tử đến phía bắc
phố giới hạn). Cửu Long là nơi có nhiều
người Việt Nam yêu nước sinh sống.
* Nội dung Hội nghị:
Hội nghị đã thảo luận và nhất trí
thống nhất các tổ chức cộng sản
lấy tên thành một Đảng duy nhất,
lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
Thông qua chính cương vắn tắt,
sách lược vắn tắt của Đảng do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo - Đây
chính là cương lĩnh đầu tiên của
Đảng.
Ngày 24/2/1930, theo đề nghị
của Đông Dương cộng sản liên
đoàn, tổ chức này được ra nhập
Đảng cộng sản Việt Nam.
- Gv yêu cầu Hs dựa vào Hội nghị thành
lập Đảng rút ra công lao của Nguyễn Ái


Quốc.
- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi của Gv
- Gv bổ xung, chốt ý.
Chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị
thành lập Đảng → sáng lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Tích hợp Lịch sử - Văn học: tác phẩm
“Ba mươi năm đời ta có Đảng” - Tố

Hữu để học sinh hình dung rõ hơn về sự
ra đời của Đảng cũng giống như để có
một đứa trẻ ra đời người mẹ phải mang
nặng đẻ đau; Đảng ra đời là sản phẩm
của cuộc đấu tranh yêu nước của nhân
dân Việt Nam trong ba thập kỉ đầu thế kỉ
XX.
“Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ
Không quê hương, sương gió tơi bời
Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay”
(Trích: Ba mươi năm đời ta có Đảng Tố Hữu)
 Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, bao
gồm Chính cương vắn tắt của Đảng,
Sách lược vắn tắt của Đảng.
Tích hợp Lịch sử - giáo dục công dân:
Tích hợp môn Giáo dục công dân 6: bài
Biết ơn, Giáo dục công dân 7 bài Noi


gương để giáo dục cho học sinh công
lao to lớn, vai trò kiệt xuất của cá nhân
trong lịch sử (vai trò của Nguyễn Ái
Quốc).
* Ý nghĩa sự ra đời của Đảng:
- Đảng ra đời là sản phẩm kết hợp
của chủ nghĩa Mác-Lê nin với
phong trào công nhân và phong
trào yêu nước ở Việt Nam trong

thời đại mới.
- Đảng ra đời là một bước ngoạt vĩ
đại trong lịch sử cách mạng Việt
Nam. Từ đây cách mạng đặt dưới
sự lãnh đạo duy nhất của Đảng.
- Đảng đã đề ra đường lối cách
mạng đúng đắn, sáng tạo đã đưa
Tích hợp Lịch sử - Âm nhạc: cho học cách mạng Việt Nam đi từ thắng
sinh nghe bài hát “Chào mừng Đảng lợi này đến thắng lợi khác.
cộng sản Việt Nam” của nhạc sĩ Đỗ
Minh để học sinh hiểu sâu sắc hơn ý
nghĩa to lớn về sự ra đời của Đảng.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm

 Mục tiêu: Nội dung cương lĩnh * Nội dung cương lĩnh chính trị
chính trị đẩu tiên của Đảng
 Kĩ thuật áp dụng: kĩ thuật khăn
trải bàn.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm:
 Nhóm 1: tìm hiểu đường lối chiến

đẩu tiên của Đảng


lược cách mạng, nhiệm vụ cách mạng
được nêu ra trong Cương lĩnh theo phiếu
học tập số 5.
 Nhóm 2: tìm hiểu lực lượng cách
mạng, lãnh đạo cách mạng được nêu ra
trong Cương lĩnh theo phiếu học tập số

6.
 Nhóm 3: tìm hiểu mối quan hệ giữa
cách mạng Việt Nam với cách mạng thế
giới, nhận xét về Cương lĩnh theo phiếu
học tập số 7.
- Học sinh đọc đoạn tư liệu sau để hoàn
thiện các phiếu học tập 5,6,7.
- Hs báo cáo kết quả làm việc
- Gv-Hs đàm thoại về nội dung của
Cương lĩnh.
- Gv bổ xung chốt ý
- Hs nghe và hoàn thiện các phiếu học
tập.

- Xác định đường lối chiến lược
cách mạng của Đảng: là tiến hành
cuộc “tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ của cách mạng: Đánh
đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến
và bọn phản cách mạng làm cho
nước Việt Nam được độc lập, tự


do; Lập chính phủ công, nông,
binh...
- Lực lượng cách mạng: Công
nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức.
Đối với phú nông, trung tiểu địa

chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc
trung lập.
- Về đoàn kết quốc tế: Đồng thời
phải liên lạc với các dân tộc bị áp
bức và vô sản thế giới.
- Lãnh đạo cách mạng là: ĐCSVN
- đội tiên phong của giai cấp vô
sản.

 Nhận xét: Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng, do NAQ soạn
thảo là một cương lĩnh giải phóng
dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn
vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
với tư tưởng cốt lõi là độc lập tự
do.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố bài học bằng một số câu hỏi sau đây:
1. Năm 1929 có mấy tổ chức cộng sản xuất hiện? kể tên các tổ chức cộng sản
đó?
2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Trình bày ý nghĩa sự ra
đời của Đảng?
3. Chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng.
+ HS dựa vào kiến thức vừa học trong bài lần lượt trả lời các câu hỏi trên.


+ GV bổ xung, chốt ý (nếu cần).
- GV dặn dò học sinh:
+ Về nhà học bài cũ.

+ Nghiên cứu trước bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935.
+ Tìm hiểu trước bài văn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, tìm hiểu vị trí địa lí
của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Thơ văn viết về phong trào cách mạng 19311931.



×