Tải bản đầy đủ (.doc) (380 trang)

Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 380 trang )

ĐẠI CƯƠNG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT CHO TRẺ CHẬM PHÁT
TRIỂN TRÍ TUỆ
ĐẠI CƯƠNG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Tác giả: TRẦN THỊ LỆ THU

LỜI GIỚI THIỆU
Hơn 30 năm qua, dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà
nước ta đã rất quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật. Nhờ đó,
giáo dục đặc biệt ở nước ta đã từ trình độ kinh nghiệm tiến lên trình độ khoa
học. Sau năm 1975, các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục đặc biệt đã từng
bước được đưa vào giảng dạy ở các trường sư phạm. Nhiều cơ sở giáo dục
trẻ khuyết tật được thành lập ở trung ương và các địa phương, nội dung
giảng dạy đã được đưa vào thực nghiệm sư phạm để đảm bảo độ chính xác
nhất định. Một số tổ chức quốc tế với tinh thần nhân đạo, đã giúp đỡ nước ta
trong lĩnh vực này. Việc đào tạo cán bộ và các giáo viên dạy trẻ khuyết tật
cũng đã được tiến hành. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, xuất bản sách
và tài liệu được triển khai. Trong bối cảnh đó tôi đã nhận được bản thảo cuốn
"Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ" của thạc sĩ Trần
Thị Lệ Thu, Giảng viên bộ môn Tâm lí học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
Cuốn sách đã được biên soạn với sự hỗ trợ về chuyên môn của thạc sĩ Han
van Esch, nguyên cố vấn Chương trình giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ tại
Việt Nam, và sự tài trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Liên Nhà thờ (ICCO).
Sách gồm hai phần: phần một có 3 chương, trình bày những vấn đề chung về
chậm phát triển trí tuệ; phần hai có 8 chương, tập trung trình bày các vấn đề
về giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Với những nội dung đã
trình bày, sách có thể được sử dụng cho sinh viên thuộc ngành giáo dục đặc
biệt của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học Sư phạm, các giáo viên
và chuyên gia đang làm việc trực tiếp với trẻ khuyết tật. Đây cũng có thể là tài



liệu tham khảo tốt cho những bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này - một lĩnh
vực giáo dục đề cao tính nhân đạo, nhân văn song lại đòi hỏi nghiêm túc về
tính khoa học.
Việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật là khó khăn và phức tạp, vì
vậy sự quan tâm, đóng góp của cộng đồng theo tinh thần xã hội hoá là vô
cùng quan trọng và rất có ý nghĩa đối với việc đẩy mạnh sự nghiệp này. Do đó
tôi thấy cần phải giới thiệu cuốn "Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm
phát triển trí tuệ" của thạc sĩ Trần Thị Lệ Thu với đông đảo bạn đọc. Thông
qua cuốn sách, bạn đọc sẽ ít nhiều có được những tri thức cơ bản về đặc
điểm sinh lí, bệnh học và tâm lí của trẻ chậm phát triển trí tuệ, về những
nguyên tắc giáo dục và phương thức ứng xử với những trẻ em này. Tôi tin
tưởng cuốn sách sẽ góp phần hữu ích vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ chậm
phát triển trí tuệ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung ở nước ta.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2002
GS.TS. Phạm Tất Dong
Phó Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương

LỜI TỰA
Từ tháng 10 năm 1998 đến tháng 4 năm 2001, Trung tâm Đào tạo và
Phát triển Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thực
hiện "Chương trình Giáo dục Đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ của Việt
Nam" tại Hà Nội. Một trong những nhiệm vụ của chương trình này là tổ chức
thực hiện "Khóa Đào tạo Cử nhân Sư phạm Đặc biệt chuyên ngành chậm
phát triển trí tuệ" cho các giáo viên và các nhà chuyên môn.
Chương trình này đã được hai tổ chức phi chính phủ của Hà Lan giúp
đỡ, Ủy ban Hai Hà Lan hỗ trợ về tài chính. Tổ chức Hợp tác Phát triển Liên
Nhà thờ (ICCO) đã đóng góp về mặt chuyên môn thông qua những hỗ trợ
mang tính cá nhân.



Với mục đích phổ biến rộng rãi hơn các thông tin của khóa đào tạo, nội
dung khoá học đã được biên soạn lại, cập nhật và thích nghi hoá để phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Kết quả là một cuốn sách hữu ích về
Giáo dục Đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ đã ra đời.
Thạc sĩ Tâm lí học Trần Thị Lệ Thu, giảng viên trường Đại học Văn Hóa
Hà Nội đã thành công trong việc thích nghi hoá cách tiếp cận và tư duy của
quốc tế cho phù hợp với bối cảnh văn hóa của Việt Nam.
Cuốn sách đã giúp giải quyết vấn đề cập nhật thông tin- một trong
những nhu cầu chung của các giáo viên; các nhà quản lí; cán bộ thuộc các
Sở, các Phòng Giáo dục- Đào tạo và nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực
Giáo dục Đặc biệt ở Việt Nam.
Cuốn sách này ra đời với mục đích được sử dụng như sách giáo khoa
cơ bản cho sinh viên thuộc ngành Giáo dục Đặc biệt của các trường Đại học,
Cao đẳng và Trung học Sư phạm; các giáo viên và chuyên gia đang làm việc
tại các Trường chuyên biệt và Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam. Cuốn sách
cũng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có được những thông tin cơ bản
về lĩnh vực này.
Tổ chức Hợp tác Phát triển Liên Nhà thờ rất hân hạnh được đóng góp
vào tiến trình phát triển Giáo dục Đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ của
Việt Nam qua việc tài trợ cho cuốn sách này.
Đại diện tổ chức ICCO - Điều phối viên khu vực
Kees de Ruiter

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn: Tổ chức Hợp tác Phát triển Liên Nhà thờ
(ICCO); Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Giáo dục Trẻ
em Thiệt thòi Tỉnh Thái Nguyên; Trường Đại học Văn hoá Hà Nội; Viện Tâm lí
học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia; Trung tâm Đào tạo và
Phát triển Giáo dục Đặc biệt, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội; GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Trưởng Ban Khoa



giáo Trung ương; TS. Trịnh Đức Duy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo
dục Trẻ khuyết tật, Viện Khoa học Giáo dục; ThS. Han van Esch, chuyên gia
giáo dục đặc biệt Viện Williem van de Bergh, nguyên cố vấn chuyên môn
Chương trình giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Việt Nam; Ông Kees de
Ruiter, điều phối viên khu vực của tổ chức ICCO; TS. Trần Bảo, Họa sĩ
Nguyễn Tuấn Cường, TS. Vũ Dũng, ThS. Marja Hodes, TS. Phan Trọng Ngọ,
ThS. Phạm Thị Liên, TS.BS. Hoàng Quỳnh, GS. Allen G. Sandler. TS. Nguyễn
Lạc Thế; Các chuyên gia giáo dục đặc biệt: Huỳnh Thị Thanh Bình, Trần Văn
Bích, Nguyễn Văn Đình, Trương Văn Đích, Nguyễn Ngọc Mai Hương,
Maryam Mildenberg, Nguyễn Anh Tài; các cô giáo dạy trẻ chậm phát triển trí
tuệ: Đinh Thị An, Nguyễn Hồng Lan; tất cả những người thân và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn sách.
Đây là cuốn sách đầu tiên của tôi về giáo dục trẻ khuyết tật. Rất mong
được đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm góp ý để lần in sau cuốn sách được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 28 tháng 11 năm 2002
ThS. Trần Thị Lệ Thu
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: B3-phòng 402. Tập thể Đại học Sư phạm Hà Nội. 136 Đường
Xuân Thuỷ, Cầu Giấy. Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 7 684 166 - Email:

NHỮNG TỪ VÀ THUẬT NGỮ
VIẾT TẮT TRONG CUỐN SÁCH
AAMR: Hiệp hội chậm phát triển trí tuệ Mỹ.
ABS-S:2: Thang đo hành vi thích ứng sử dụng trong trường học.
AD/HD: Rối loạn quá hiếu động/giảm tập trung.



BN: Bại não.
CBCL/TRF: Bảng kiểm tra hành vi của trẻ/Mẫu báo cáo của giáo viên.
CPTTT: Chậm phát triển trí tuệ.
CTS: Can thiệp sớm.
DSM-IV: Sổ tay chẩn đoán, thống kê những rối nhiễu tâm thần IV.
ĐHSPHN: Đại học Sư phạm Hà Nội.
ĐT&PTGDĐB: Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt.
GD&ĐT: Giáo dục và dào tạo.
IASSID: Tổ chức nghiệp cứu khoa học quốc tế về chậm phát triển trí
tuệ.
lQ: Chỉ số trí tuệ.
KHGD: Kế hoạch giáo dục.
KHGDCN: Kế hoạch giáo dục cá nhân.
NST: Nhiễm sắc thể.
NT: Trung tâm Nghiên cứu tâm lí trẻ em.
TGLT: Trung gian liên tưởng.
TPHCM: Thành phố Hồ Chi Minh.
TTN: Thanh thiếu niên.
TTNCGDTKT: Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật.
UNESCO: Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc.
VKHGD: vện Khoa học Giáo dục.
WHO: Tổ chức y tế thế giới.


Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ
TUỆ
1.1. KHÁI NIỆM CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

1.1.1. Thuật ngữ "chậm phát triển trí tuệ"
Trước đây ở nước ta, đặc biệt là phía Bắc, những trẻ chậm phát triển trí
tuệ (CPTTT) thường được gọi là "trẻ chậm khôn", thuật ngữ này được sử
dụng đầu tiên tại Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em (NT) của cố Bác sĩ
Nguyễn Khắc Viện.
Thuật ngữ "chậm phát triển tâm thần" cũng đã được sử dụng trong
nhiều tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Anh thuật ngữ đó là: "Mental
Retardation". Hiệp hội chậm phát triển trí tuệ Mỹ (AAMR) và các tác giả của
cuốn Sổ tay thống kê - chẩn đoán những rối nhiễu tâm thần IV (DSM - IV) sử
dụng thuật ngữ này.
Từ năm 1999 đến nay thuật ngữ "chậm phát triển trí tuệ" thường xuyên
được sử dụng tại Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt (GD ĐB)
thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trong quyết định số 2592QĐ/BGD&ĐT-ĐH ngày 22 tháng 7 năm 1999
của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc cho phép Trường Đại học Sư
phạm đào tạo nhóm ngành sư phạm đặc biệt, trình độ cử nhân (mã số 32.00)
Bộ GD&ĐT đã dùng thuật ngữ "chậm phát triển trí tuệ".
Hiện nay, trên thế giới có xu hướng sử dụng những thuật ngữ ít mang
tính kì thị hơn đối với trẻ khuyết tật như: trẻ ngoại lệ, trẻ có khó khăn về học
tập, trẻ khuyết tật về phát triển, trẻ có nhu cầu đặc biệt, v.v. Những cách sử
dụng này nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng thuật ngữ "chậm
phát triển trí tuệ" hoặc "chậm phát triển tinh thần"; vì những thuật ngữ này có
thể làm cha mẹ trẻ cảm thấy buồn, trẻ dễ bị các bạn trêu chọc và giáo viên ít
tin tưởng hơn vào việc dạy trẻ, v.v.


Những lí giải trên của một số nhà khoa học xét về nhiều khía cạnh cũng
thoả đáng, nhưng có những thuật ngữ khác, chẳng hạn như "trẻ giảm khả
năng", lại quá chung chung, khó có thể sử dụng cho một số mục đích nhất
định, bởi lẽ những trẻ giảm khả năng không chỉ là trẻ chậm phát triển trí tuệ

mà còn có cả trẻ bị những khuyết tật khác.
Một hoạt động thông thường của các ngành khoa học về con người là
phân chia các cá nhân thành nhóm, gán tên gọi cho họ, và xem xét những
người đó có gì khác so với những người còn lại. Việc gán tên gọi dù là tích
cực, hay tiêu cực, cũng đều khiến một nhóm người nào đó sẽ phải tách khỏi
phần đông những người còn lại. Như vậy dù việc gán tên gọi có thể rất có ích
trong các hoạt động hành chính và khoa học nhưng nó lại rất dễ dẫn đến
những hiểu lầm trong cuộc sống.
Hầu hết những người chưa bao giờ gặp người CPTTT thường cho rằng
người CPTTT là những người khác biệt. Trong thực tế, nhận định này là hoàn
toàn không đúng. Người CPTTT sống trong cùng một xã hội với người bình
thường, khi đường ranh giới CPTTT được vạch ra thì nó đã tách những
người này ra khỏi những người không bị coi là CPTTT; đây là một việc làm
hoàn toàn mang tính chuyên môn.
Xem xét trên những mặt chung nhất, người CPTTT không khác người
không CPTTT. Những người bị gán tên gọi là CPTTT và những người không
bị gán tên gọi này đều có tình cảm, suy nghĩ, kì vọng v.v. Nhưng kết luận rằng
những người bị CPTTT không có gì khác biệt so với mọi người thì lại là cực
đoan. Mặc dù người bị gán nhãn CPTTT có nhiều điểm giống người không
CPTTT, nhưng nói chung thì họ lại vẫn khác với phần đông mọi người. Đó
chính là những vấn đề cần nghiên cứu và lí giải.
Ngay đối với nhóm người được xem là CPTTT, cũng phải rất thận
trọng, tránh kết luận đơn giản là tất cả những người CPTTT đều giống nhau.
Những người CPTTT cũng khác nhau như là tôi khác với bạn vậy.
Trên thế giới hiện nay có hai thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng phổ
biến đó là thuật ngữ "Mental Retardation" do Hiệp hội CPTTT Mỹ lựa chọn và


thuật ngữ "lntellectual Disability" do tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế về
CPTTT (IASSID) lựa chọn. Trong cuốn sách này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ

tiếng Việt là "chậm phát triển trí tuệ", đây là thuật ngữ đang được sử dụng tại
Việt Nam.
1.1.2. Những khái niệm khác nhau về chậm phát triển trí tuệ
1.1.2.1. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ dựa trên kết quả trắc
nghiệm trí tuệ
Hai tác giả người Pháp Alfred Binet và Theodore Simon là những người
đầu tiên phát minh ra "trắc nghiệm trí tuệ", trắc nghiệm này được công bố
năm 1905. Mục đích của trắc nghiệm là để phân biệt các trẻ em bình thường
học kém và các trẻ em học kém do trí tuệ chậm phát triển. Sau khi ra đời trắc
nghiệm này đã được các nhà tâm lí học Mỹ chú ý và nó được lấy làm cơ sở
để phát triển nhiều trắc nghiệm trí tuệ khác.
Từ khi trắc nghiệm trí tuệ ra đời, qua nhiều năm nghiên cứu, đại đa số
các chuyên gia đã thống nhất sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ để xác định
CPTTT. Theo họ những người có chỉ số trí tuệ dưới 70 là chậm phát triển trí
tuệ.
Sử dụng trắc nghiệm trí tuệ để chẩn đoán CPTTT có ưu điểm là khách
quan và đáng tin cậy. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế
nhất định như:
- Chỉ số trí tuệ không phải là đơn vị đo lường duy nhất về tiềm năng trí
tuệ của con người;
- Không phải lúc nào kết quả chẩn đoán trên trắc nghiệm trí tuệ cũng tỉ
lệ thuận với khả năng thích ứng của trẻ. Có nhiều trường hợp trẻ đạt chỉ số trí
tuệ thấp nhưng lại thích nghi dễ dàng với môi trường;
- Nhược điểm lớn nhất khi xác định trẻ CPTTT bằng trắc nghiệm trí tuệ
là trắc nghiệm này tỏ ra ít hiệu quả đối với trẻ em nghèo và trẻ có nguồn gốc
văn hoá khác (các trắc nghiệm soạn cho người sinh trưởng trong những điều


kiện văn hoá - xã hội này khó thích hợp cho người sinh trưởng trong những
điều kiện văn hoá - xã hội khác).

1.1.2.2. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ trên cơ sở khiếm khuyết
về khả năng điều chỉnh xã hội
Nhiều chuyên gia không sử dụng trắc nghiệm trí tuệ để chẩn đoán
CPTTT mà dựa vào mức độ thích ứng với môi trường và văn hoá của một cá
nhân.
Năm 1954, nhà Tâm lí học người Mỹ Benda đã đưa ra khái niệm: "Một
người CPTTT là người không có khả năng điều khiển bản thân và xử lí các
vấn đề của riêng mình,hoặc phải được dạy mới biết làm như vậy, họ có nhu
cầu về sự giám sát, kiểm soát, chăm sóc sức khoẻ bản thân và sự chăm sóc
của cộng đồng" [49].
Khái niệm này cho rằng người CPTTT là người không đạt đến cuộc
sống độc lập trong quá trình phát triển và trưởng thành của họ. Nhược điểm
của cách tiếp cận này là:
- Một cá nhân có thể bị coi là khuyết tật trong môi trường này nhưng lại
không gặp khó khăn gì ở môi trường khác. Ví dụ: một người cảm thấy học
các môn như tiếng Việt hoặc toán thì khó, nhưng lại có thể dễ thích nghi nếu
sống ở nông thôn hoặc làm các công việc đồng áng. Họ có thể bị coi là người
khuyết tật nếu sống trong điều kiện văn hoá thành thị hiện đại, ở đó đòi hỏi họ
phải biết làm ngay cả những công việc đơn giản nhất như điền vào một bản
câu hỏi, đọc được các biển báo hoặc chỉ dẫn nơi công cộng.
- Nhược điểm thứ hai của cách tiếp cận này là khó xác định cụ thể trẻ
nào là trẻ không thích nghi được. Các chuyên gia chưa thống nhất thế nào là
trẻ thích nghi được. Hiện nay nhiều chuyên gia đang cố gắng thiết kế mới một
số loại thang đo hành vi thích ứng như những trắc nghiệm trí tuệ.
- Nhược điểm thứ ba của khái niệm CPTTT dựa theo khả năng thích
ứng xã hội kém là có thể có những nguyên nhân khác ngoài CPTTT gây nên


sự thiếu hụt của hành vi thích ứng. Ví dụ như có nhiều người do một số trục
trặc về tình cảm đã ảnh hưởng đến khả năng sống độc lập của họ.

1.1.2.3. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ theo nguyên nhân chậm
phát triển trí tuệ
Cách xách định CPTTT này dựa trên những nguyên nhân hoặc tính
chất cơ bản của khuyết tật. Năm 1966 nhà tâm lí học người Nga Luria đưa ra
khái niệm CPTTT như sau: "Trẻ CPTTT là những trẻ mắc bệnh về não rất
nặng từ khi còn trong bào thai hoặc trong những năm tháng đầu đời; bệnh
này cản trở sự phát triển của não, do vậy nó gây ra sự phát triển không bình
thường về tinh thần. Trẻ CPTTT dễ dàng được nhận ra do khả năng lĩnh hội ý
tưởng và khả năng tiếp nhận thực tế bị hạn chế" [49].
Theo Luria, tổn thương não là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm
phát triển. Hạn chế của phương pháp chẩn đoán này là có nhiều trẻ em và
người lớn là CPTTT nhưng lại không phát hiện được những khiếm khuyết
trong hệ thần kinh của họ.
1.1.2.4. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ theo Sổ tay chẩn đoán và
thống kê những rối nhiễu tâm thần IV (DSM-IV) [47. tr.46].
Theo DSM-IV, tiêu chí chẩn đoán CPTTT bao gồm:
A. Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình, tức là chỉ số trí tuệ đạt gần
70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân (đối với trẻ
nhỏ người ta dựa vào các đánh giá lâm sàng để xác định).
B. Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những lĩnh vực
hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các kĩ năng
xã hội/liên cá nhân, sử dụng các phương tiện trong cộng đồng, tự định
hướng, kĩ năng học đường chức năng, làm việc, giải trí, sức khoẻ và an toàn.
C. Hiện tượng CPTTT xuất hiện trước 18 tuổi.
Theo DMS-IV, đặc điểm cơ bản của khuyết tật là hoạt động trí tuệ dưới
mức trung bình (Tiêu chí A), bị hạn chế đáng kể về ít nhất là hai trong số


những lĩnh vực hành vi thích ứng đã đề cập (Tiêu chí B), khuyết tật xuất hiện
trước 18 tuổi (tiêu chí C).

Chức năng trí tuệ tổng quát là chỉ số trí tuệ (có thể gọi là IQ hoặc các
thuật ngữ tương đương với IQ đo được qua đánh giá bằng một hoặc hơn một
trắc nghiệm trên cá nhân về trí tuệ. Độ chênh lệch cao nhất trong quá trình
xác định chỉ số trí tuệ là 5 điểm, kể cả khi các loại công cụ đo có những điểm
khác biệt nhất định. Do vậy, vẫn có thể chẩn đoán những người có nhiều
khiếm khuyết về hành vi xã hội và có chỉ số trí tuệ dao động từ 70 đến 75 là
người CPTTT. Ngược lại, một người có chỉ số trí tuệ thấp hơn 70 nhưng lại ít
bị khiếm khuyết hoặc thiếu hụt lớn về khả năng thích ứng thì lại không bị coi
là CPTTT.
Ngoài chỉ số IQ thấp, khả năng thích ứng kém thường là những triệu
chứng của các cá nhân CPTTT. Khả năng thích ứng có nghĩa là mức độ đáp
ứng những đòi hỏi chung của cuộc sống và mức độ đáp ứng những tiêu
chuẩn độc lập cá nhân, tiêu chuẩn mà những người cùng tuổi đạt được trong
cùng hoàn cảnh văn hoá, xã hội và môi trường cộng đồng.
Khả năng thích ứng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau
như giáo dục, động cơ đặc điểm nhân cách, cơ hội về xã hội và nghề nghiệp,
rối loạn tinh thần và những vấn đề sức khoẻ; các yếu tố này có thể xuất hiện
cùng với khuyết tật CPTTT.
1.1.2.5. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ theo Hiệp hội chậm phát
triển trí tuệ Mỹ (AAMR) năm 1992 [59]
Theo AAMR năm 1992, CPTTT là những hạn chế lớn về khả năng thực
hiện chức năng. Đặc điểm của CPTTT là:
- Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình.
- Hạn chế về hai hoặc nhiều hơn những lĩnh vực kĩ năng thích ứng:
giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các kĩ năng xã hội, sử dụng các
phương tiện trong cộng đồng, tự định nướng, sức khoẻ và an toàn, kĩ năng
học đường chức năng, giải trí, làm việc.


- Hiện tượng CPTTT xuất hiện trước 18 tuổi.

Theo AAMR, đặc điểm cơ bản của CPTTT được biểu thị ở hoạt động trí
tuệ dưới mức trung bình; điều này được xác định khi chỉ số trí tuệ cá nhân chỉ
đạt từ 70 đến 75 hoặc thấp hơn, chỉ số này đo được thông qua một hoặc hơn
một trắc nghiệm trí tuệ; đồng thời nó phải được thông qua bởi một nhóm
chuyên gia và phải phù hợp với kết quả của các trắc nghiệm bổ sung cũng
như phù hợp với thông tin đánh giá.
Hạn chế về trí tuệ xảy ra đồng thời với sự hạn chế về kĩ năng thích
ứng. Tìm ra những dẫn chứng về thích ứng kém là cần thiết bởi vì nếu chỉ có
những dẫn chứng về hoạt động trí tuệ không thôi thì chưa đủ để chẩn đoán là
CPTTT. Phải tìm đủ dẫn chứng về tác động do những sự hạn chế này gây ra
ít nhất là đối với 2 lĩnh vực kĩ năng thích ứng, trên cơ sở đó ta biết được hạn
chế chung và giảm bớt khả năng sai số trong quá trình chẩn đoán.
Mười lĩnh vực kĩ năng thích ứng (giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia
đình, xã hội, sử dụng các phương tiện trong cộng đồng, tự định hướng, sức
khoẻ và an toàn, học đường chức năng, giải trí, và làm việc) quyết định khả
năng sống và liên quan mật thiết với nhu cầu cần hỗ trợ của người CPTTT.
Có sự khác nhau ở từng lứa tuổi trong từng lĩnh vực thích ứng nên việc đánh
giá phải xem xét cả yếu tố độ tuổi của người được làm trắc nghiệm.
Sinh nhật lần thứ 18 là điểm mốc đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt
của một cá nhân trong xã hội, điều này có sự khác biệt ở những xã hội khác
nhau. Theo AARM, CPTTT không phải là cái mà bạn có như mắt, mũi, hoặc
một trái tim yếu đuối, nó cũng không phải là hình thức như gầy hoặc thấp;
CPTTT cũng không phải là sự rối loạn về y học hoặc rối loạn về tinh thần;
CPTTT là một tình trạng đặc biệt về chức năng bắt đầu xuất hiện từ khi trẻ
còn nhỏ và được biểu hiện bởi sự hạn chế về trí tuệ và khả năng thích ứng.
CPTTT phản ảnh sự hoà hợp giữa khả năng của các cá nhân với cơ
cấu và kì vọng của môi trường mà cá nhân đang sống trong đó. Khái niệm
CPTTT theo AAMR cũng kết luận rằng khi con người và môi trường không
hoà hợp với nhau thì xuất hiện nhu cầu cần được phục vụ.



AARM nhấn mạnh 4 vấn đề phải cân nhắc trước khi áp dụng khái niệm
này:
- Một sự đánh giá hiệu quả phải tính đến sự đa dạng về văn hoá và
ngôn ngữ, cũng như sự khác nhau về các yếu tố giao tiếp và hành vi;
- Sự hạn chế về kĩ năng thích ứng xảy ra trong hoàn cảnh môi trường
cộng đồng, đặc trưng cho tuổi đồng trang lứa với cá nhân và thể hiện rõ nhu
cầu cần hỗ trợ của người đó;
- Những hạn chế cụ thể về kĩ năng thích ứng luôn đi kèm với những kĩ
năng cá nhân và hành vi thích ứng tốt/mạnh mẽ (những hạn chế thường đi
cùng với các điểm mạnh);
- Với sự hỗ trợ thích hợp trong khoảng thời gian thích hợp, khả năng
thực hiện chức năng cuộc sống của một người CPTTT nói chung sẽ được cải
thiện.
Vấn đề cuối cùng được nhấn mạnh trong khái niệm này là: xã hội có
trách nhiệm hỗ trợ để người khuyết tật có khả năng hoà nhập hơn. Hệ thống
hỗ trợ có nghĩa là phải có nhiều loại hình dịch vụ và điều phối phù hợp với
nhu cầu của người khuyết tật. Nếu người càng khuyết tật nặng thì mức độ hỗ
trợ lại càng phải cao để giúp người đó hoà nhập vào xã hội ở mức độ tối đa.
1.1.2.6. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ theo Hiệp hội chậm phát
triển trí tuệ Mỹ (AAMR năm 2002 [61]
Trong tuyển tập thứ 10 "Chậm phát triển trí tuệ: khái niệm, phân loại và
hệ thống các hỗ trợ", xuất bản năm 2002, AAMR đưa ra khái niệm CPTTT
như sau:
"CPTTT là loại khuyết tật được xác định bởi những hạn chế đáng kể về
hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng thể hiện ở các kĩ năng nhận thức, xã
hội và kĩ năng thích ứng thực tế; khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi".
Khái niệm này cũng giống như các khái niệm CPTTT gần đây của
AAMR là đều bao gồm sự hạn chế đáng kể ở 3 yếu tố: hạn chế trong hoạt



động trí tuệ, xẩy ra đồng thời và liên quan và những hạn chế đáng kể về hành
vi thích ứng, bộc lộ trong một giai đoạn phát triển nhất định của cá thể.
Khác với các khái niệm trước đây, trong khái niệm CPTTT năm 2002
AAMR đề cập đến 3 loại hành vi thích ứng đó là: những kĩ năng nhận thức,
những kĩ năng xã hội, và những kĩ năng thực hành. Khái niệm CPTTT năm
1992 của AAMR đưa ra 10 lĩnh vực hành vi thích ứng [xem 1.1.2.5],
AAMR nêu 4 vấn đề quan trọng cần lưu ý khi sử dụng khái niệm
CPTTT năm 1992 [xem 1.1.2.5], còn đối với khái niệm CPTTT năm 2002 họ
đưa ra 5 vấn đề sau:
- Những hạn chế về chức năng hay hoạt động hiện tại phải được xem
xét trong hoàn cảnh môi trường cộng đồng tiêu biểu cho các bạn cùng trang
lứa và cùng văn hoá với cá nhân.
- Một đánh giá hiệu quả phải được xem xét đến tính đa dạng của văn
hoá và ngôn ngữ cũng như sự khác biệt về giao tiếp, cảm giác, vận động và
các yếu tố mang tính hành vi.
- Trong mỗi cá nhân, những hạn chế thường đi cùng với các điểm
mạnh.
- Mục đích quan trọng khi miêu tả các hạn chế là phải xây dựng các hồ
sơ hỗ trợ cần thiết.
- Trong phạm vi những hỗ trợ cá nhân phù hợp tại một khoảng thời gian
nhất định, hoạt động sống của cá nhân CPTTT nói chung được cải thiện.
1.1.3. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ được sử dụng hiện nay ở
Việt Nam
Cho đến nay, những khái niệm CPTTT được sử dụng rộng rãi nhất ở
Việt nam là theo DSM-IV và AAMR năm 1992. Những khái niệm này sử dụng
các tiêu chí cơ bản giống nhau như hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình,
hạn chế về kĩ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
Điểm khác nhau là: DSM-IV sử dụng tiêu chuẩn trí tuệ để xác định
mức độ CPTTT, còn bảng phân loại AAMR sử dụng tiêu chuẩn là khả năng



thích ứng xã hội. Tuy nhiên cả hai bảng phân loại này đều chia làm 4 mức độ
CPTTT [xem 1.2].

1.2. PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
DSM-IV sử dụng chỉ số trí tuệ làm tiêu chí để phân loại mức độ CPTTT.
Có bốn mức độ CPTTT [47, tr 40] là.
- CPTTT nhẹ: chỉ số trí tuệ từ 50-55 tới xấp xỉ 70;
- CPTTT trung bình: chỉ số trí tuệ từ 35-40 tới 50-55;
- CPTTT nặng: chỉ số trí tuệ từ 20-25 tới 35-40;
- CPTTT rất nặng: chỉ số trí tuệ dưới 20 hoặc 25.
AAMR sử dụng tiêu chí thích ứng để phân loại mức CPTTT, tương ứng
với bốn mức hỗ trợ
- Hỗ trợ không thường xuyên: là loại hỗ trợ dựa theo nhu cầu, nó được
xác định trên cơ sở bản chất của từng giai đoạn và cá nhân không phải lúc
nào cũng cần được hỗ trợ, hoặc chỉ cần hỗ trợ ngắn hạn trong những giai
đoạn chuyển đổi của cuộc sống. Loại hỗ trợ này có thể ở mức cao hoặc thấp.
- Hỗ trợ có giới hạn: mức độ hỗ trợ tuỳ theo thời điểm và hạn chế về
thời gian chứ không phải là hình thức hỗ trợ gián đoạn; hình thức hỗ trợ này
có thể đòi hỏi ít nhân viên hơn và kinh phí cũng thấp hơn các mức độ hỗ trợ
tập trung/chuyên sâu.
- Hỗ trợ mở rộng: là loại hỗ trợ diễn ra đều đặn, ví dụ như hỗ trợ hàng
ngày ở những môi trường nhất định như tại nơi làm việc hoặc tại nhà. Hình
thức hỗ trợ này không hạn chế về thời gian.
- Hỗ trợ toàn diện: là loại hỗ trợ thường xuyên và ở mức độ cao; hỗ trợ
trong nhiều môi trường và trong suốt cuộc đời. Loại này cần sự tham gia của
nhiều người, nó là hình thức hỗ trợ mang tính xâm nhập nhiều hơn là hỗ trợ
mở rộng hay hỗ trợ hạn chế về thời gian.
Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, dùng phương pháp đo trí tuệ để

phân loại mức độ CPTTT ta có bốn loại [40, tr.51]:


- Chỉ số trí tuệ 70-80 là CPTTT nhẹ;
- Chỉ số trí tuệ 50-70 là CPTTT vừa;
- Chỉ số trí tuệ 50-30 là CPTTT nặng;
- Chỉ số trí tuệ dưới 30 là CPTTT rất nặng.
Theo Kisler (1964) CPTTT cũng được phân làm bốn loại mức độ cụ thể
như sau [27, tr. 128- 129]:
- Mức nhẹ: chỉ số trí tuệ là 53-69;
- Mức trung bình: chỉ số trí tuệ là 36-52;
- Mức nặng: chỉ số trí tuệ là 20- 35;
- Mức rất nặng: chỉ số trí tuệ dưới 20.
Việc phân loại mức độ CPTTT giúp chúng ta có cơ sở đoán biết và kì
vọng về mức độ hành vi của đứa trẻ,biết được điều kiện thể chất và đặc biệt
là biết mức độ, hình thức chăm sóc cần thiết cho đứa trẻ.
Ở nước ta hiện nay các chuyên gia, các thầy cô giáo và các cán bộ
nghiên cứu trong lĩnh vực GD ĐB đang sử dụng cách phân loại mức độ
CPTTT theo DSM-IV.

1.3. TIÊU CHÍ VÀ QUÁ TRÌNH CHẨN ĐOÁN CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ
TUỆ
1.3.1. Tiêu chí chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ
1.3.1.1. Trí tuệ
DSM-IV và AAMR đều lấy chỉ số trí tuệ như là một trong những tiêu chí
giúp chẩn đoán CPTTT:
* DSM-IV: hoạt động trí tuệ chung được xác định bởi chỉ số trí tuệ - chỉ
số này đo được bởi một hoặc hơn một trắc nghiệm trí tuệ đã chuẩn hoá đối
với cá nhân. Hoạt động trí tuệ dưới mức độ trung bình là khi chỉ số trí tuệ đạt
70 hoặc dưới 70.



* AAMR: Hoạt động trí tuệ dưới mức độ trung bình có nghĩa là khi chỉ
số trí tuệ đạt từ 70 đến 75 hoặc thấp hơn, dựa trên đánh giá qua một hoặc
hơn một trắc nghiệm trí tuệ được thực hiện trên cá nhân.
1.3.1.2 Hành vi thích ứng
Đối với những người CPTTT, khả năng tác động vào xã hội và đạt được
sự chấp nhận trong xã hội đã bị giảm đáng kể bởi những hạn chế về hành vi
thích ứng.
Công trình nghiên cứu của chuyên gia nghiên cứu CPTTT người Mỹ
Voisin (1843) nhấn mạnh tầm quan trọng của hành vi thích ứng và việc xác
định mức độ của hành vi thích ứng.
Việc thu thập các thông tin về khả năng thích ứng từ các nguồn khác
nhau là rất có ích, ví dụ như qua đánh giá của giáo viên, qua quá trình được
giáo dục, qua trình phát triển cũng như qua tiền sử sức khoẻ của đối tượng.
Người ta đã xây dựng một số thang đo lường hành vi thích ứng, ví dụ
như thang đo hành vi thích ứng của Vineland và thang đo hành vi thích ứng
của AAMR. Những thang này có thể cung cấp cho ta thông tin rất cơ bản về
một số kĩ năng thích ứng nhất định.
DSM-IV và AAMR đều lấy tiêu chí hành vi thích ứng là một trong những
tiêu chí giúp chẩn đoán CPTTT.
1.3.1.3. Thời điểm xuất hiện
Một cách khái quát, DSM-IV và AAMR đều dựa trên sự yếu kém về khả
năng thích ứng, kết hợp với hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, và thời
điểm xuất hiện hiện tượng CPTTT(trước 18 tuổi) để chẩn đoán CPTTT.
1.3.2. Quá trình chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ
Để có thể chán đoán CPTTT một cách cụ thể và tương đối chính xác,
các nhà chuyên môn phải làm việc trong một nhóm cộng tác đa chức năng và
phải có những kiến thức tổng hợp về tâm lí, y học, giáo dục, xã hội và tâm
bệnh lí. Có nhiều quan điểm khác nhau về CPTTT và như vậy cùng với nó

cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách chẩn đoán CPTTT. Dưới đây


xin nêu một quá trình chẩn đoán CPTTT hiện được sử dụng rộng rãi trên thế
giới, đặc biệt ở các nước phương tây.
Bảng 1: Quá trình chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ
Quan sát
Cán bộ y tế quan sát

Trẻ không đạt được những mức độ phát

Giáo viên và cha mẹ quan sát

triển thích hợp hoặc có biểu hiện CPTTT.

Giáo viên và cha mẹ quan sát

Nếu chưa được phát hiện là CPTTT trước
tuổi đến trường đứa trẻ sẽ gặp nhưng khó
khăn khi ở trong lớp như sau:
1. Tiếp thu không nhanh bằng các bạn cùng
trang lứa;
2. Khó duy trì và khái quát hoá những kĩ
năng đã học;
3. Hạn chế hơn về các hành vi thích ứng so
với bạn cùng tuổi.

Sàng lọc
Các biện pháp đánh giá


Phát hiện ra những trẻ cần được đánh giá
thêm

Khám sàng lọc y tế

Bác sĩ có thể sử dụng các loại trắc nghiệm
để kiểm tra những trẻ có nguy cơ bị CPTTT
trước tuổi đến trường.

Kết quả học tập ở lớp

Một đứa trẻ không được phát hiện ra là bị
CPTTT trước tuổi đến trường sẽ gặp nhiều
khó khăn trong học tập; hạn chế về khả năng
đọc hiểu; kĩ năng lí giải và vận dụng toán
học kém.

Trắc nghiệm trí tuệ theo nhóm

Trắc nghiệm chỉ số trí tuệ theo nhóm là rất
khó làm vì loại trắc nghiệm này nặng về
những kĩ năng đọc. Chỉ số trí tuệ thấp hơn
mức trung bình.


Trắc nghiệm thành tích theo Đứa trẻ đạt mức thấp hơn so với bạn đồng
nhóm

trang lứa.


Khám sàng lọc về thị giác và Kết quả khám không thể giải thích những
thính giác

hạn chế về khả năng học tập.

Trước đánh giá
Giáo viên bổ sung thêm cho Trẻ vẫn có kết quả học tập kém hoặc tiếp tục
những ý kiến đánh giá của tỏ ra hạn chế về hành vi thích ứng mặc dù
nhóm

chuyên

gia

thuộc đã được can thiệp.

trường.
Quyết định đánh giá
Nếu trẻ vẫn học kém và gặp nhiều khó khăn về hành vi thích ứng, thì trẻ cần
được đánh giá toàn diện bởi một nhóm các chuyên gia.
Những thủ tục và tiêu chí đánh giá
Các biện pháp đánh giá

Phát hiện trẻ CPTTT

Trắc nghiệm trí tuệ

Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, trẻ có

(trắc nghiệm chuẩn) cá nhân.


điểm số IQ khoảng 70 đến 75 hoặc thấp
hơn. Nhóm đánh giá phải đảm bảo rằng trắc
nghiệm này công bằng về khía cạnh văn hóa
đối với trẻ.

Thang đo hành vi thích ứng.

Trẻ đạt điểm thấp hơn mức trung bình ở 2
hoặc trên 2 nhóm lĩnh vực hành vi thích ứng,
chẳng hạn như: giao tiếp,cuộc sống gia đình,
tự định hướng và giải trí.

Các kết quả cụ thể

Trẻ có khó khăn về khả năng lĩnh hội mà
nguyên nhân không phải là từ sự khác biệt
về văn hóa hay ngôn ngữ.

Đánh giá dựa trên chương Đứa trẻ gặp phải nhiều khó khăn trong một
trình học

hoặc hơn một môn học thuộc chương trình ở
trường.

Quan sát trực tiếp

Trẻ gặp khó khăn hoặc không đạt kết quả gì
khi học trong lớp.



Nhóm đánh giá xác định rằng em là trẻ CPTTT và cần được giáo dục đặc
biệt. [69, tr. 335]

1.4. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Nguyên nhân nào dẫn đến đứa trẻ CPTTT? Đây là câu hỏi thường trực
của các bậc phụ huynh có con CPTTT. Các chuyên gia, bác sĩ và các thầy cô
giáo trong nhiều trường hợp khó có thể có câu trả lời làm cha mẹ trẻ hài lòng.
Đây là một vấn đề khoa học chưa giải đáp rõ ràng. Dù vậy, việc phát hiện
được đến mức độ nào đó nguyên nhân CPTTT cũng đã mang lại những lợi
ích nhất định, cụ thể như; biết nguyên nhân CPTTT của con mình, cha mẹ trẻ
sẽ cảm thấy nhiều câu hỏi của họ đã được giải đáp; và nếu cha mẹ muốn có
thêm con, họ sẽ có cơ hội để suy xét và chọn lựa khi nguy cơ có một đứa con
khuyết tật nữa đã được giải thích (ví dụ nguyên nhân do di truyền); đồng thời
khi biết nguyên nhân CPTTT của trẻ, người ta có thể đưa ra những dự đoán
về sự phát triển của trẻ và liệu trẻ có thể có những khuyết tật khác nữa hay
không.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực CPTTT trên thế giới đã nghiên cứu và
công nhận số liệu cũng như tỉ lệ về nguyên nhân CPTTT như sau:
- Nhóm trẻ CPTTT mức nặng và rất nặng có tỉ lệ nguyên nhân do di
truyền là 40%, trước khi sinh là 10%, sau khi sinh là 1%, trong khi sinh là 5%10%, không rõ nguyên nhân là 40%.
- Nhóm trẻ CPTTT loại nhẹ và trung bình có tỉ lệ nguyên nhân do di
truyền là 20%, trước khi sinh là 20%, sau khi sinh là 3%, trong khi sinh là 7%,
không rõ nguyên nhân là 50%.
1.4.1. Nguyên nhân trước khi sinh
* Di truyền
Lỗi nhiễm sắc thể (NST): gây hội chứng Đao (cập nhiễm sắc 21 có
thêm một NST), cri- du-chat (thiếu một phần thuộc một NST của cặp số 5),
Turner (thiếu cả một NST). Đây là nguyên nhân phổ biến gây CPTTT. Với



những đứa trẻ mắc phải các hội chứng này, người ta còn có thể quan sát
được những rối loạn bên ngoài.
Lỗi gen: Gây bệnh PKU, San Filippo (hiện tượng di truyền lặn ở NST
thường); u xơ dạng củ (hiện tượng di truyền trội ở NST thường); gẫy NST X
(hiện tượng di truyền lặn. liên quan đến NST giới tính, thường xẩy ra ở các bé
trai); hội chứng Rett (hiện tượng di truyền trội, liên quan đến NST giới tính,
thường xẩy ra ở các bé gái; nếu bé trai mắc phải hội chứng này em sẽ chết
trước khi sinh); hội chứng Williams Beuren (cặp NST số 7 mất một phần); hội
chứng Angelman và Prader Willy (hai hội chứng này có liên quan đến di
truyền, hiện nay chưa rõ nguyên nhân, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục
nghiên cứu).
Rối loạn do nhiều yếu tố: nứt đốt sống, thiếu một phần não, tràn dịch
màng não, đầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến giáp.
* Do các yếu tố ngoại sinh
Do lây nhiễm: rubella hay còn gọi là sởi Đức, nhiễm toxoplasmosis,
cytomegalie, giang mai hay HIV.
Do nhiễm độc: một số loại dược phẩm do người mẹ dùng, như thuốc
chống động kinh, chất rượu cồn; do chụp tia X, chất độc màu da cam (thế hệ
thứ hai), kháng thể Rhesus.
Do suy dinh dưỡng ở người mẹ hoặc thiếu i ốt trong thức ăn hay nước
uống.
1.4.2. Nguyên nhân trong khi sinh
Thiếu ô-xy: Những vấn đề do nhau thai, thời gian sinh quá lâu, trẻ
không thở hoặc không khóc ngay sau khi sinh.
Tổn thương trong khi sinh: Tổn thương não hoặc chảy máu não do mẹ
đẻ khó (do đùng forceps để kéo đầu trẻ).
Lây nhiễm: Vi rút Herpes hoặc giang mai.
Đẻ non hoặc thời gian mang thai của mẹ đủ nhưng đứa trẻ quá nhỏ.



1.4.3. Nguyên nhân sau khi sinh
Viêm nhiễm: Viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ
đậu, và lao phổi (hiện tượng này có thể gây ra bệnh tràn dịch màng não sau
này). Có thể dùng vắc xin phòng chống một số bệnh trên.
Tổn thương: Tổn thương não do chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc
do ngạt.
U não: Tổn thương do khối u; hoặc do các liệu pháp y học như phẫu
thuật, sử dụng tia X, hoặc dùng hoá chất hay trích máu.
Nhiễm độc: Chẳng hạn như nhiễm độc chì.
Nguyên nhân từ môi trường xã hội:Môi trường xã hội cũng là một trong
những nguyên nhân của CPTTT. Dưới đây là một số yếu tố có ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phát triển của đứa trẻ:
- Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất (như thiếu dinh
dưỡng, không được tiêm phòng đầy đủ).
- Thiếu thốn về tâm lí-xã hội (thiếu sự chăm sóc nhạy cảm, không được
kích thích để trải nghiệm và khám phá, bị bỏ rơi hoặc lạm dụng).
- Có nhiều hạn chế trong sử dụng ngôn ngữ tại gia đình (chỉ sử dụng
câu ngắn với vốn từ và câu có hạn).
- Trẻ được nuôi dưỡng theo cách để người khác định đoạt cuộc sống
của nó (những trẻ như vậy không tự kiểm soát được mình, ít khi tin là hành
động của mình quan trọng đối với chính sự thành công hay thất bại của bản
thân; đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ học kém ở trường).
- Ít có cơ hội đến trường.
1.4.4. Các hội chứng thường xuất hiện và có liên quan đến chậm
phát triển trí tuệ
1.4.4.1. Hội chúng Đao (Bệnh 3 nhiễm sắc thể)
Người đầu tiên mô tả hội chứng này vào năm 1866 là bác sĩ nhi khoa
người Anh John Langdon Down, lúc đó ông đặt tên là "chứng đần Mông Cổ".



Vào năm 1960, người ta phát hiện nguyên nhân gây ra hội chứng này là do
rối loạn nhiễm sắc thể, gọi là bệnh ba nhiễm sắc thể ở cặp số 21. Có khoảng
95% người bị Đao có ba nhiễm sắc thể ở cặp số 21. Với những người mẹ
sinh con ở tuổi 25 thì tỉ lệ sinh con bị Đao là 1/3000; ở tuổi 40 là 1/100, và của
những người mẹ trên 47 tuổi là 1/10. Nếu một cặp vợ chồng đã sinh ra một
đứa con bị Đao, tỷ lệ rủi ro sinh ra một đứa trẻ Đao khác luôn luôn cao hơn so
với những cặp vợ chồng khác cùng tuổi, tỉ lệ rủi ro là 1/100 đối với những cặp
dưới 30 tuổi. 4% trường hợp trẻ Đao có nguyên nhân là do chứng hoán vị
nhiễm sắc thể: 50% các trường hợp này bị “de novo" (cha mẹ mang nhiễm
sắc thể bình thường, nhưng sự hoán vị lại không cân bằng). Khoảng 50% cha
hoặc mẹ mang chứng hoán vị cân bằng, nên tỉ lệ rủi ro có thể tới 25% (anh
em trai hoặc chị em gái của trẻ bị hội chứng Đao cũng cần được xét nghiệm
nhiễm sắc thể). Có khoảng 1% là do khảm, tức là có thêm một NST 21 ở một
số tế bào chứ không phải ở tất cả các tế bào, nhìn bề ngoài, những đặc điểm
của bệnh Đao thể hiện mờ nhạt hơn so với nhóm trẻ bị ba nhiễm sắc thể ở
cặp số 21.
Những biểu hiện:
- Hộp sọ có hình dạng khác: đầu ngắn, đường kính của hộp sọ ngắn.
- Tóc mỏng, thẳng và thưa.
- Triệu chứng trên mặt: mặt tròn, mũi tẹt, có nếp quạt (tức là có một nếp
gấp hình bán nguyệt ở da che lấy khoé trong của mắt). 50% trẻ mắc hội
chứng Đao có khoé mắt ngoài cao hơn khoé mắt trong, 80% có nốt Brushfield
(là những nốt trắng nằm ở mép ngoài của tròng đen), 25% rung giật nhãn cầu
(cử động nhãn cầu của mắt sang hai diễn ra với tốc độ cao và khó tự chủ),
65% miệng luôn há nhỏ (lưỡi thè ra ngoài), tai nhỏ.
- Gáy mỏng và dẹt.
- Chi ngắn; bàn tay bè; ngón ngắn; ngón út quặp vào trong vì đốt giữa
của ngón út có hình tam giác, đường vân tay kéo dài qua bốn ngón tay, bàn
chân bè, ngón chân cái choẽ ra (khoảng cách giữa ngón trỏ và ngón thứ hai

xa).


- Trương lực của cơ giảm và các khớp lỏng.
Một số vấn đề đặc biệt ở trẻ Đao:
- Có bệnh tim bẩm sinh (40%): cần được kiểm tra vào lúc mới sinh, lúc
ba tháng tuổi và lúc 15 tuổi.
- Chức năng tuyến giáp kém: thiểu năng tuyến giáp (ở 10% trẻ đao và
30% người lớn bị Đao). Cần cung cấp hóc môn tuyến giáp. Cần xét nghiệm
máu để kiểm tra tuyến giáp của trẻ Đao hàng năm và sau này cứ 2 đến 5 năm
một lần.
- Mắt và tật thị giác: lác mắt - 35%; đục thuỷ tinh thể - 75%, cận thị 70%, giác mạc hình chóp (giác mạc lồi ra phía trước) -10%. Ba tật cuối cùng
sẽ tiến triển chậm hơn trong suốt cuộc đời của trẻ. kiểm tra mắt và thị lực
theo định kì: lúc sơ sinh, 3 tuổi, 6 tuổi, 12 tuổi, 18 tuổi và sau 40 tuổi thì cứ 5
năm một tần.
- Tai và tật thính giác: ráy tai cản trở khả năng tiếp thu âm thanh; viêm
tai giữa kinh niên; bị điếc dẫn truyền và điếc bẩm sinh - 60%. kiểm tra thính
lực vài năm một lần và lấy ráy tai hai năm một lần.
- Chứng Alzheimer (mất trí)/động kinh ở người Đao lớn tuổi: 30-40 tuổi 30%, 40-50 tuổi - 50%, trên 50 tuổi - trên 80%
- Những bệnh về đường ruột và dạ dày: đường ruột bẩm sinh nhỏ - 6%
- Bệnh bạch cầu, sai khớp đốt sống cổ
- Khó uống đối với trẻ sơ sinh và vấn đề này sẽ phát sinh thường
xuyên.
1.4.4.2. Hội chứng gãy nhiễm sắc thể X
Năm 1991 các nhà khoa học đã phát hiện ra gien gây gãy nhiễm sắc
thể X, gen này được gọi là FMR 1. Đối với những cá nhân bị hội chứng gãy
nhiễm sắc thể X, một đột biến ở FMRI làm cho gien gây gập. Giống như một
nhà máy bị đổ, FMR 1 không thể sản xuất ra protein mà nó thường sản xuất.



Một số người khác có đột biến nhỏ ở FMR1 nhưng lại không bộc lộ những
biểu hiện của hội chứng gãy nhiễm sắc thể X.
Gãy nhiễm sắc thể X có đặc tính di truyền. Những người đàn ông mang
bệnh sẽ chuyển đột biến này sang tất cả những đứa con gái của mình nhưng
không chuyển sang con trai. Mỗi người phụ nữ mang bệnh sẽ có 50% con trai
bị hội chứng và 50% con gái mang gien đột biến. Đột biến gãy nhiễm sắc thể
X có thể di truyền qua nhiều thế hệ một cách lặng lẽ cho đến khi một đứa trẻ
trong gia đình bộc lộ những biểu hiện của hội chứng.
Hội chứng gãy nhiễm sắc thể X là nguyên nhân di truyền riêng biệt
thường thấy nhất của các vấn đề về trí tuệ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra
rằng hội chứng gãy nhiễm sắc thể X tác động lên 1 trong 2000 nam giới và 1
trong 4000 nữ giới thuộc mọi dân tộc. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
khoảng 1 trong 259 phụ nữ có mang nhiễm sắc thể X bị gãy và có thể truyền
nó sang cho con cái mình. Số lượng nam giới mang nhiễm sắc thể X gãy là 1
trong 800.
Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu trên diện rộng hơn về mức độ
phổ biến của hội chứng gãy NST X, nhưng những con số thống kê trên đã
cho thấy phần nào rằng đây là một trong những bệnh di truyền phổ biến nhất
của loài người. 80-90% người bị hội chứng gãy NST X là chưa được chẩn
đoán.
Những biểu hiện:
- Khi mới đẻ, trẻ có vẻ ngoài bình thường; có thể có những dấu hiệu
"phát triển quá tốc độ" (chẳng hạn như đầu lớn hơn và cơ thể dài hơn bình
thường).
- Đôi khi trẻ bị khó uống do hở hàm ếch.
- Lên hai tuổi, hầu hết những trẻ này đều chưa biết đi hoặc chưa biết
nói. Chúng cần được kiểm tra máu để xét nghiệm nhiễm sắc thể xem liệu nó
có mắc hội chứng gãy nhiễm sắc thể X không.
- Tật cận thị, lác mắt sẽ phát triển.



×