Tải bản đầy đủ (.doc) (296 trang)

Liệu Pháp Âm Nhạc Và Ứng Dụng Liệu Pháp Tâm Lý - Âm Nhạc Trong Điều Trị Bệnh Nhân Tâm Thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.38 KB, 296 trang )

LIỆU PHÁP ÂM NHẠC VÀ ỨNG DỤNG LIỆU PHÁP
TÂM LÝ - ÂM NHẠC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
NHÂN TÂM THẦN
LIỆU PHÁP ÂM NHẠC
VÀ ỨNG DỤNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ - ÂM NHẠC
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TÂM THẦN
(Sách chuyên khảo)
Tác giả: TS. NGUYỄN VĂN THỌ
LỜI GIỚI THIỆU
Đã từ lâu con người không chỉ coi âm nhạc là một hình thái giải trí, để
nâng đỡ, sẻ chia, để làm phong phú hơn đời sống tinh thần, mà âm nhạc còn
được sử dụng như là một công cụ trị liệu rất hữu ích dùng trong thực hành y
học.
Tiến sĩ Dr. Alfred Tomatis và cộng sự sau nhiều năm nghiên cứu ứng
dụng trị liệu âm nhạc khẳng định có “Hiệu ứng Mozart” (The Mozart Effects) Người được nghe nhạc Mozart trong bối cảnh thích hợp có tác dụng làm
nhanh quá trình phục hồi sức khỏe; nếu mắc bệnh thì mau khỏi. Hiệu ứng âm
nhạc làm giảm sự căng thẳng “Stress”, làm dịu đi rất nhiều nỗi lo âu, sợ hãi,
hoảng loạn, trầm cảm…
Trong những năm gần đây y văn trên thế giới viết nhiều đến rối loạn
PTSD - Rối loạn stress sang chấn, còn gọi là “Hội chứng sau cuộc chiến”,
những người lâm vào rối loạn này lấy lại sự cân bằng cho họ không có trị liệu
nào hiệu quả hơn liệu pháp âm nhạc.
Vì âm nhạc bản thân nó bằng cung độ, giai điệu, nhịp phách và ca từ
đẹp… chứa đựng trong nó một hàm lượng cảm xúc giàu có, uyển chuyển có
thể chuyển tải những thông tin dương tính mà mọi người đều có thể dễ dàng
dung nạp. Âm nhạc thật sự đã trở nên cần thiết cho mọi người, nhất là những


người đang và đã bị tổn thương về tâm lý. Như lời của bài hát “Thank you for
vour music” có đoạn ca viết “Ai có thể sống không có âm nhạc” (Who can live
without it (Music)) được nhóm nhạc ABBA trình diễn và được rất nhiều người


trên thế giới hâm mộ, hưởng ứng, đã nói thay họ ý nghĩa của âm nhạc trong
cuộc sống kể cả khi khỏe mạnh và khi bệnh.
Vì vậy, những năm 50 của thế kỷ trước ở Mỹ và nhiều nước kinh tế
phát triển đã hào hứng ứng dụng âm nhạc trị liệu trong thực hành y học và
thực hành tâm thần học. Khi lớn mạnh họ đã thành lập các “Nghiệp đoàn Trị
liệu âm nhạc”, với số thành viên tham gia ngày càng nhiều và hoạt động của
họ ngày càng hiệu quả.
Ở nước ta Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ sau nhiều năm làm việc
trong lĩnh vực Tâm thần học, với sự đam mê âm nhạc ứng dụng, đã sớm
quyết định đi những bước đầu tiên trong lĩnh vực mới này. Đã vận dụng và
trải nghiệm vững vàng những kỹ thuật của trị liệu âm nhạc hành vi cho người
bệnh tâm thần, đã đạt được những thành công khích lệ, bổ sung và nâng cao
chất lượng điều trị, hỗ trợ phục hồi tốt chức năng tâm lý xã hội, trả lại chất
lượng sống cho nhiều người bệnh.
Chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách “Liệu pháp Âm nhạc và ứng dụng
liệu pháp Tâm lý - Âm nhạc trong điều trị bệnh nhân tâm thần” của TS. BS.
Nguyễn Văn Thọ với niềm hy vọng sách sẽ là tài liệu chuyên khảo và tham
khảo hữu ích cho các thầy thuốc thực hành Tâm thần học, thầy thuốc Nội Thần kinh, các nhà Tâm lý lâm sàng và các chuyên gia tâm lý làm trị liệu Âm
nhạc.
Xin được trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và đồng nghiệp!
PGS.TS. Nguyễn Viết Thêm
P. Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam


Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LIỆU PHÁP ÂM NHẠC
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ
Từ thời cổ xưa, âm nhạc đã được dùng làm một phương tiện chữa
bệnh. Những nghi thức chữa bệnh bao gồm âm thanh và âm nhạc đã tồn tại
ở nhiều nền văn hóa. Trong hầu hết các nền văn hoá đã ghi lại những huyền
thoại về hiệu lực chữa bệnh của âm nhạc. Thí dụ, truyện về Saul và David là

truyện nổi tiếng nhất ở phương Tây. David đã dùng đàn hạc (harp) để chữa
bệnh cho vua Saul như một loại thuốc an dịu thần kinh. Một nhân vật khác,
Orpheus cũng là một huyền thoại đầy hấp dẫn cho các nhà liệu pháp âm
nhạc. Orpheus là một trong những đại thi hào, nhạc sĩ thuở sơ khai, thời Hy
Lạp cổ đại. Ông là người sáng tạo và cải tiến đàn lia (Lyre). Tương truyền
rằng những bài hát của Orpheus có thể làm xiêu lòng vạn vật và khiến cho đất
trời, thần linh phải rơi lệ. Ngay ở Việt Nam, tiếng đàn của Thạch Sanh khiến
cho công chúa đang mắc chứng câm đã nói được trở lại cũng là một huyền
thoại. Sau đây là tóm lược về lịch sử của việc sử dụng âm nhạc trong chữa
bệnh trên thế giới.
Liệu pháp âm nhạc trong các nền văn hóa tiền văn tự
Các xã hội tiền văn tự là xã hội chưa có hệ thống giao tiếp, truyền
thông bằng chữ viết. Những người du mục đã tập hợp lại thành những nhóm
nhỏ để duy trì sự sinh tồn và bổ khuyết cho đời sống của họ như săn bắt, tìm
kiếm thức ăn. Họ chưa có nền nông nghiệp, chưa có cấu trúc đời sống chính
trị, và chưa có nhà ở lâu dài. Những nhóm nhỏ này dần dần hình thành, phát
triển các phong tục tập quán, nghi lễ khác nhau và điều đó đã tạo ra sự khác
nhau giữa các nhóm này với các nhóm khác. Chúng ta có thể tìm kiếm được
một số đầu mối nghiên cứu về âm nhạc đã được sử dụng như thế nào trong
các nền văn hoá nói trên và còn tồn tại đến ngày nay. Những nghiên cứu đã
cho chúng ta hiểu về đáp ứng của loài người với âm nhạc và một số nền tảng
lịch sử về mối quan hệ chặt chẽ giữa âm nhạc và chữa bệnh. Người ở nền
văn hoá tiền văn tự nói chung cho rằng họ bị các quyền lực ma thuật kiểm
soát và bị ma quỷ bao quanh. Để duy trì sức khoẻ, họ cảm thấy bắt buộc phải


tuân theo một hệ thống quy tắc phức tạp nào đó để bảo vệ họ chống lại các
lực lượng thù địch từ thiên nhiên và từ chính những con người đang cùng tồn
tại với họ. Họ đã nhận thức rằng ma thuật là một phần không thể thiếu được
của sức khoẻ và cuộc sống bình yên của họ.

Những người thuộc nền văn hoá tiền văn tự cũng tin vào hiệu lực của
âm nhạc đối với cảm xúc, tinh thần và sức khoẻ thể chất. Họ cho rằng âm
nhạc là sự kết nối với các lực siêu nhiên. Thí dụ, ở một số xã hội nhất định đã
dùng một số bài hát trong những nghi lễ quan trọng. Họ cho rằng những bài
hát này có nguồn gốc siêu nhân, siêu phàm và nó có quyền lực không thể giải
thích nổi. Những bài hát này nhằm để cầu trời hoặc cầu xin thượng đế và
được dùng trong tất cả các hoạt động cầu xin sự giúp đỡ thể hiện trong nghi
thức chữa bệnh.
Trong một số xã hội tiền văn tự, một người bệnh được xem là nạn nhân
của những câu thần chú và bỏ bùa của kẻ thù địch. Họ là người vô tội và do
đó được hưởng sự điều trị chuyên biệt từ cộng đồng (nhóm bộ lạc). Tuy
nhiên, ở các xã hội khác, người ta lại tin rằng một người mắc bệnh là để
chuộc lại tội lỗi đã chống lại Chúa bộ lạc của họ. Nếu một người mắc bệnh
quá mức đến nỗi không thực hiện được trách nhiệm xã hội, họ được xem là
người bỏ đi và có thể bị đi đày. Trong các nền văn hoá như vậy, nguyên nhân
và việc điều trị bệnh sẽ do “người thầy thuốc” xác định và quyết định. “Người
thầy thuốc” này chính là những người luôn áp dụng các yếu tố ma thuật và
tôn giáo để yểm bùa, trừ tà ma, xua đuổi tinh thần ác tâm hoặc yêu ma từ cơ
thể người bệnh. Loại âm nhạc được dùng chữa bệnh được xác định tuỳ thuộc
vào bản chất của tinh thần đang xâm lấn cơ thể. Do có sự khác nhau chút ít
về khái niệm bệnh trong các xã hội tiền văn tự, vai trò của nhạc sĩ hoặc người
chữa bệnh và kiểu âm nhạc được lựa chọn chữa bệnh có khác nhau. Xa xưa
nhất, nhạc sĩ chữa bệnh bộ lạc là người nắm vị trí quan trọng trong xã hội.
Nhiệm vụ của người này không chỉ xác định nguyên nhân của bệnh mà còn
áp dụng việc điều trị thích hợp để dẫn dắt tinh thần hoặc ma quỉ từ cơ thể
người bệnh. Đôi khi âm nhạc có chức năng mở đầu cho nghi thức chữa bệnh


thực tế. Những cái trống, lúc lắc, những bài tụng niệm hoặc các bài hát có thể
được dùng mở đầu cho nghi lễ và có thể cho suốt cả thời gian nghi lễ thực tế.

Điều quan trọng là người nhạc sĩ chữa bệnh không bao giờ hành động đơn lẻ.
Các xã hội tiền văn tự nhận thức được hiệu lực của nhóm bao gồm các thành
viên trong gia đình và xã hội trong nghi lễ. Hát đồng thanh chữa bệnh sẽ tạo
ra sự trợ giúp cho tinh thần và cảm xúc để bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
Âm nhạc và chữa bệnh trong nền văn minh sớm
Những người săn bắt và tìm kiếm thức ăn của nền văn hoá tiền văn tự
chiếm ưu thế khoảng 500.000 năm. Đến khoảng 8.000 đến 10.000 năm trước
Công Nguyên, với sự xuất hiện của nông nghiệp đã dẫn đến cuộc sống ổn
định hơn, dân số phát triển lớn hơn và xuất hiện nền văn minh. Nền văn minh
được đặc trưng bởi sự tiến hoá trong giao tiếp chữ viết, sự phát triển thành
phố và những thành tựu kỹ thuật ở các lĩnh vực bao gồm khoa học và y học.
Những đặc trưng đó là phương thức sống cho nhóm người đông đúc hơn, họ
sống trong mối liên minh liên kết lâu dài hơn với hệ thống đặc biệt về tập
quán và cách nhìn về thiên nhiên. Những nền văn minh đầu tiên xuất hiện vào
giữa năm 5.000 và 6.000 trước Công Nguyên là vùng mà ngày nay là Iraq, đã
được thiết lập vững chắc vào năm 3.500 trước Công Nguyên. Âm nhạc đã trở
thành bộ phận quan trọng trong y học lý trí, hợp lý (rational medicine) đồng
thời cũng còn những nghi lễ chữa bệnh ma thuật, tôn giáo.
Sử dụng âm nhạc thời cổ đại: các nghi thức chữa bệnh
Với sự xuất hiện của nền văn minh, các bộ phận cấu thành của nền y
học trước đó là ma thuật, tôn giáo và lý trí bắt đầu phát triển theo khuynh
hướng chia tách. Ở Ai Cập cổ đại, mặc dù các bộ phận cấu thành nêu trên
vẫn cùng tồn tại, nhưng những người chữa bệnh nói chung thường chỉ dựa
trên một loại triết lý điều trị. Những người làm nghề chữa bệnh bằng âm nhạc
ở Ai Cập thường được hưởng đặc ân vì họ có mối quan hệ chặt chẽ với linh
mục và những quan chức nhà nước quan trọng khác. Thầy thuốc linh mục,
thầy tu Ai Cập cho rằng âm nhạc là thuốc chữa bệnh cho linh hồn và luôn sử
dụng hát tụng niệm như một bộ phận thực hành y học.



Trong thời đỉnh cao của văn hóa Babylon (1850 trước Công Nguyên),
bệnh tật được nhìn nhận trong khuôn khổ tôn giáo. Người đau ốm, bệnh tật
phải chịu xám hối cho tội phạm chống lại Chúa và bị xã hội ruồng bỏ. Nếu
người bệnh có được phép cho điều trị thì phương pháp điều trị bao gồm các
nghi lễ tôn giáo để xoa dịu nỗi khó chịu của thần thánh. Và các nghi lễ chữa
bệnh như vậy luôn bao gồm âm nhạc.
Âm nhạc được cho là có hiệu lực đặc biệt trên suy nghĩ, cảm xúc và
sức khoẻ thân thể ở thời Hy Lạp cổ đại. Năm 600 trước Công Nguyên, Thales
có uy tín trong việc chữa dịch bệnh bằng hiệu lực âm nhạc ở Sparta. Điện,
miếu thờ và những bài hát ca tụng đặc biệt cùng âm nhạc được dùng để
chữa bệnh cho những người rối loạn cảm xúc. Qua việc dùng âm nhạc để
chữa các rối loạn tâm thần đã phản ánh niềm tin thời đó rằng âm nhạc có thể
ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc và phát triển tính cách. Trong số những
người Hy Lạp nổi tiếng tán thành hiệu lực điều trị của âm nhạc có Aristotle,
ông đánh giá nó như một sự phấn khích cảm xúc; Plato, người mô tả âm
nhạc là thuốc cho linh hồn; và Caelius Aurelianus, người cảnh báo đề phòng
sử dụng bừa bãi âm nhạc trong chữa bệnh tâm thần.
Vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, y học hợp lý (lý trí) hầu như đã
thay thế hoàn toàn các nghi thức tôn giáo, ma thuật ở Hy Lạp. Mặc dù vẫn
còn một thiểu số quy cho bệnh tật là do lực siêu nhiên, nhưng đa số đã ủng
hộ những nghiên cứu hợp lý vào nguyên nhân bệnh. Lần đầu tiên trong lịch
sử, những nghiên cứu về sức khoẻ và bệnh tật đã dựa trên những bằng
chứng kinh nghiệm.
Một sự giải thích về sức khoẻ và bệnh tật chiếm ưu thế thời gian này là
lý thuyết về bốn khí chất chủ yếu. Lý thuyết này được Polybus, con rể của
Hippocrates, mô tả trong luận thuyết của ông “về bản chất con người”, vào
khoảng năm 380 trước Công Nguyên. Bốn khí chất hay dịch thể là máu, đàm,
mật vàng và mật đen, và mỗi nguyên tố chứa chất lượng riêng. Sức khoẻ tốt
là kết quả của sự duy trì cân bằng giữa bốn dịch thể, trong khi một sự mất
cân bằng của hai hay nhiều hơn các nguyên tố này sẽ dẫn đến bệnh. Cá



nhân mắc bệnh được xem là người cấp thấp hơn. Cho đến thời kỳ này, chỉ
với một sự thay đổi nhỏ quan niệm về bệnh tật, lý thuyết này đã ảnh hưởng
đến y học 2000 năm tiếp sau đó, trở thành lý thuyết quan trọng nhất trong thời
trung cổ.
Âm nhạc và chữa bệnh thời trung cổ và thời kỳ phục hưng
Mặc dù những sự huy hoàng và tráng lệ của Hy Lạp cổ đại đã bị mất đi
trong thời trung cổ, ở thời kỳ trung cổ này (khoảng năm 476-1450 sau Công
Nguyên) là đại diện cho sự kết nối quan trọng giữa cổ xưa và ngày nay. Sau
sự sụp đổ của đế quốc La Mã, đạo Cơ Đốc trở thành lực lượng chủ yếu của
văn minh phương Tây. Anh hưởng của đạo Cơ Đốc đã thúc đẩy sự thay đổi
thái độ về bệnh tật. Trái với suy nghĩ trước đó, người bệnh không còn bị coi là
người thấp kém và cũng không phải là đang bị Chúa trừng phạt. Khi đạo Cơ
Đốc phát triển khắp châu Âu, các xã hội bắt đầu chăm sóc và điều trị cho các
thành viên ốm đau của họ. Các bệnh viện được thiết lập để cung cấp sự
chăm sóc nhân đạo cho những người đau ốm về cơ thể. Tuy nhiên những
ngưòi mắc bệnh tâm thần vẫn không được may mắn đó. Họ vẫn bị cho là do
ma quỷ ám và luôn bị tống giam và ngược đãi.
Mặc dù người Cơ Đốc giáo vẫn tin vào những quan điểm nặng nề về
người bệnh trong thời trung cổ, nhưng việc thực hành y học cũng vẫn dựa
trên lý thuyết về bốn khí chất đã phát triển trong văn minh Hy Lạp. Khuôn khổ
này cũng giúp ích cung cấp cơ sở cho vai trò của âm nhạc trong điều trị bệnh.
Một số lớn các chính khách và triết gia tin vào hiệu lực chữa bệnh của âm
nhạc trong đó gồm có Boethius, người tuyên bố rằng âm nhạc hoặc làm cải
thiện hoặc làm suy giảm đạo đức con người; Cassiodorus, giống như
Aristotle, xem âm nhạc như sự phấn chấn tiềm tàng; trong khi St. Basil biện
hộ cho âm nhạc như một phương tiện truyền bá dương tính cho cảm xúc
thiêng liêng thần thánh. Nhiều bài thánh ca được tin là có tác dụng chống
bệnh hô hấp không chuyên biệt nhất định.

Trong thời kỳ Phục hưng, những tiến bộ trong giải phẫu học, sinh lý học
và y học lâm sàng đánh dấu bắt đầu sự tiếp cận khoa học với y học. Tuy


nhiên, mặc dù đã có sự phát triển labo thực nghiệm, việc điều trị bệnh nhân
vẫn còn dựa trên bài giảng của Hippocrates và Galen và những giải thích
phức tạp của bốn loại khí chất. Trong thời kỳ này đã có một số lồng ghép âm
nhạc, y học và nghệ thuật. Thí dụ, những bài viết của Zarlino, một nhạc sĩ, và
Vesalius, một thầy thuốc đề cập đến mối quan hệ giữa âm nhạc và y học.
Trong thời kỳ Baroque (1580-1750), âm nhạc tiếp tục được liên kết với
thực hành y học hàng ngày, như trước đó dựa vào lý thuyết về bốn khí chất.
Thêm vào đó, lý thuyết về khí chất và cảm xúc của Kircher (1602-1680) đã
cung cấp quan điểm trong lành về sử dụng âm nhạc trong điều trị bệnh.
Kircher cho rằng đặc tính của con người gắn với kiểu âm nhạc nhất định. Thí
dụ, cá nhân trầm cảm đáp ứng với âm nhạc buồn; người vui vẻ hầu như bị
tác động bởi nhạc múa vì nó kích thích máu. Do đó, điều cần thiết là phải lựa
chọn những kiểu âm nhạc chính xác điều trị cho từng người bệnh, ủng hộ cho
việc sử dụng âm nhạc điều trị trầm cảm, Burton đã tuyên bố: “Bên cạnh hiệu
lực xuất sắc, nó phải trục xuất nhiều bệnh khác, nó là phương thuốc thần hiệu
chống lại sự tuyệt vọng và trầm uất, và sẽ xua đuổi ma quỷ trong người”.
Shakespeare và Armstrong cũng đã viết nhiều về âm nhạc là liệu pháp, thể
hiện trong các tác phẩm kịch và thơ của họ.
Âm nhạc và chữa bệnh thời cận đại
Cuối thế kỷ 18, âm nhạc vẫn còn được các thầy thuốc châu Âu ủng hộ
trong điều trị bệnh, nhưng đang hình thành sự thay đổi định nghĩa về liệu
pháp âm nhạc trong triết lý, lý luận. Với sự nhấn mạnh nhiều về y học khoa
học, âm nhạc đã không được sử dụng ở những ca bệnh chuyên biệt và chỉ có
một số ít thầy thuốc áp dụng điều trị theo khuôn khổ đa liệu pháp. Tuy vậy,
những báo cáo về liệu pháp âm nhạc vẫn xuất hiện ở Mỹ trong suốt cuối thế
kỷ 18 khi các thầy thuốc, các nhạc sĩ, các nhà tâm thần học sử dụng điều trị

cho các rối loạn cơ thể và tâm thần.
Trong suốt thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, liệu pháp âm nhạc được sử
dụng đều đặn ở bệnh viện và một số nơi khác nhưng hầu như luôn kết hợp
với các liệu pháp khác.


Trong đại chiến thế giới 2, liệu pháp âm nhạc được tăng cường sử
dụng để nâng nhuệ khí cho những cựu chiến binh. Âm nhạc cũng được dùng
trong phục hồi chức năng cảm xúc, tâm thần và xã hội. Từ giữa thế kỷ 20, liệu
pháp âm nhạc được phát triển mang tính chuyên nghiệp cao ở châu Âu và
đặc biệt là ở nước Mỹ.
Sự phát triển liệu pháp âm nhạc chuyên nghiệp
Những năm 1940, ở nước Mỹ, việc sử dụng âm nhạc trong điều trị rối
loạn tâm thần đã trở nên rộng rãi hơn; một phần vì sự thay đổi dần về triết lý
điều trị. Nhiều nhà trị liệu, bao gồm Karl Menninger, nhà tâm thần học lỗi lạc,
bắt đầu bảo vệ cách tiếp cận điều trị đa liệu pháp (sáp nhập nhiều phương
thức điều trị). Với sự thay đổi về triết lý điều trị như vậy và với kiến thức tăng
lên trong việc áp dụng điều trị bệnh nhân có hiệu quả, liệu pháp âm nhạc cuối
cùng đã trở thành một phương thức điều trị được chấp nhận ở nhiều bệnh
viện. Thêm vào đó, những niềm tin trước đây cho rằng âm nhạc, bằng cách
này hay cách khác, là “ma thuật” đang bắt đầu bị xua tan và nhiều bệnh viện
đã tài trợ cho nghiên cứu khoa học về liệu pháp âm nhạc. Người ta thừa nhận
rằng những nỗ lực này là do Frances Paperte, người sáng lập quỹ tài trợ
nghiên cứu liệu pháp âm nhạc năm 1944, và sau đó chỉ đạo áp dụng âm nhạc
tại Bệnh viện Đa khoa Walter Reed ở Washinton, DC.
Trong thế chiến thứ hai, nhiều tổ chức, bao gồm quỹ khẩn cấp cho
nhạc sĩ, dịch vụ âm nhạc bệnh viện cựu chiến binh, và nhiều tổ chức khác đã
cung cấp các nhạc sĩ cho các bệnh viện. Những người tình nguyện này đã trợ
giúp cho nhân viên bệnh viện tổ chức các chương trình âm nhạc điều trị cho
bệnh nhân.

Thời kỳ này, hầu hết các nhà trị liệu âm nhạc tham gia làm việc không
lương, bán thời gian hay một phần thời gian dưới sự trông nom của nhân viên
bệnh viện và còn thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều người đã nhận ra rằng
tương lai phát triển của nghề phải dựa vào sự lãnh đạo có hiệu quả của
những nhà liệu pháp âm nhạc được đào tạo. Trong năm 1940, các cơ sở như
Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Michigan, Đại học Tổng hợp Kansas,


Trường Cao đẳng Âm nhạc Chicago, Cao đẳng Pacific, Cao đẳng Alverno đã
bắt đầu chương trình đào tạo các nhà liệu pháp âm nhạc ở trình độ đại học và
sau đại học. Tốt nghiệp các chương trình này bao gồm nhóm các nhà trị liệu
đầu tiên được đào tạo chuyên nghiệp và hầu hết điều trị cho những người
bệnh tâm thần.
Trong khi những chương trình đào tạo đang được phát triển ở những
trường cao đẳng và đại học, phong trào hướng về thành lập các tổ chức quốc
tế cũng xuất hiện. Hội đồng về âm nhạc trong trị liệu của Hội Giáo viên âm
nhạc Quốc gia Mỹ đã trình bày một chương trình trong những năm 1940 để
đào tạo các nhạc sĩ, bác sĩ, các nhà tâm thần học và những thành viên khác
về phương pháp áp dụng liệu pháp âm nhạc trong nhà trường và trong bệnh
viện. Ray Green đã chủ trì một hội nghị để thành lập Hội liệu pháp âm nhạc
quốc gia Mỹ. Hội nghị đầu tiên của tổ chức mới ở Mỹ đã tiến hành vào tháng
6 năm 1950. Các thành viên hội nghị đã thông qua điều lệ, xác định mục tiêu,
xếp hạng các thành viên đã phát triển và bổ nhiệm ban thường vụ cho công
tác nghiên cứu. Hội Quốc gia về Liệu pháp âm nhạc (NAMT) đã ra đời. Sau
đó, Hội Quốc gia về Liệu pháp âm nhạc đã liên kết với Hội Giáo viên âm nhạc
Quốc gia và hoạt động tập trung vào cải thiện đào tạo về giáo dục và lâm
sàng, cũng như thiết lập tiêu chuẩn và quy trình cho việc chứng nhận nhà liệu
pháp âm nhạc. Các ấn phẩm chuyên nghiệp về liệu pháp âm nhạc cũng tăng
lên, đặc biệt phải nói đến sự ra đời của Tạp chí Liệu pháp Âm nhạc năm 1964
của Mỹ do William Sears là tổng biên tập, tạp chí giành cho những nỗ lực

nghiên cứu của các nhà trị liệu âm nhạc.
Vào những năm 1960, các nhà trị liệu âm nhạc đã điều trị âm nhạc cho
những người chậm phát triển tâm thần cả người lớn và trẻ em, những người
khuyết tật cơ thể, và những bệnh nhân giảm cảm giác. Vào năm 1990, đã có
hình thức điều trị điều dưỡng tại nhà cho người cao tuổi, điều trị cho những
bệnh nhân bị bệnh nội khoa, và còn điều trị cho cả những tù nhân. Những
năm cuối thế kỷ 20, các nhà liệu pháp âm nhạc tiếp tục làm việc với các đối
tượng lâm sàng khác nhau ngày càng tăng lên. Một số lượng đáng kể các


nhà liệu pháp âm nhạc đã giúp cải thiện cuộc sống của những người mắc hội
chứng Retts, AIDS, lạm dụng chất và giai đoạn cuối cùng của người bệnh.
Một tổ chức thứ hai, Hội Nước Mỹ về Liệu pháp âm nhạc (AAMT) được
thành lập năm 1971. Rất nhiều mục đích giống như của Hội Quốc gia về Liệu
pháp âm nhạc, nhưng khác nhau về cách thức mà các nhà liệu pháp âm nhạc
được đào tạo về lý luận và lâm sàng. Tháng giêng năm 1998, hai tổ chức Hội
Quốc gia về Liệu pháp âm nhạc và Hội Nước Mỹ về Liệu pháp âm nhạc thấy
cần phải hợp nhất vào một tổ chức, và Hội Liệu pháp âm nhạc Mỹ đã ra đời
(AMTA).
Từ sự khởi đầu của Hội Quốc gia về Liệu pháp âm nhạc năm 1950 và
Hội Nước Mỹ về liệu pháp âm nhạc năm 1971, sự chuyên nghiệp của liệu
pháp âm nhạc ngày càng phát triển, nhấn mạnh vào tiêu chuẩn cao về giáo
dục, đào tạo lâm sàng và thực hành lâm sàng. Các ấn phẩm giá trị cũng ra
đời và có uy tín ở Mỹ như: Liệu pháp âm nhạc, Tạp chí Liệu pháp âm nhạc và
Những Viễn cảnh của Liệu pháp âm nhạc… Nghề chuyên nghiệp về liệu pháp
âm nhạc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 21.

CÁC LÝ THUYẾT VỀ ÂM NHẠC VÀ Y HỌC
Đề cập đến lịch sử liệu pháp âm nhạc một cách khoa học, hiệu lực
chữa bệnh của âm nhạc là một chủ đề phổ biến trong các tài liệu về triết lý và

lý thuyết âm nhạc từ thời Plato, tuy nhiên các chuyên luận về điều trị bằng âm
nhạc một cách nghiêm túc còn có ít và thất thường trong lịch sử y học. Mãi
đến thời trung cổ, Boethius mới trình bày một chuyên đề nổi tiếng là De
Institutione Musica và chuyên đề này đã lưu hành khắp châu Âu. Chuyên đề
là một tài liệu yêu cầu sinh viên phải đọc ở Trường Đại học Quadrivium và nó
được đưa vào danh mục khóa trình của sinh viên y khoa. Đây được coi là lý
thuyết về sự tiếp nối giữa âm nhạc và y học.
Lý thuyết về sự rung động trong thế giới vi mô và vĩ mô
Âm nhạc và sức khỏe có một mối liên hệ chặt chẽ, điều này Pythagoras
(triết gia Hy Lạp nổi tiếng khoảng 500 năm trước công nguyên) đã nhận thấy


từ 2.500 năm trước, mặc dù những khám phá cơ bản của ông là đơn giản và
triết lý của ông cũng khá khó hiểu. Pythagoras là nhà khoa học nghiêm túc
vừa là nhà khoa học thần bí và cũng làm việc một cách kinh nghiệm chủ
nghĩa. Ông đã nghiên cứu thế giới bao quanh và có khám phá thú vị đóng góp
cho con người và cho nền văn hóa nhân loại. Dụng cụ nghiên cứu thô sơ của
ông là dụng cụ đo đạc về âm nhạc chỉ có một dây, gọi là monochord. Với
dụng cụ thô sơ này, ông đã có những thí nghiệm tuyệt vời về nốt nhạc và
quãng bậc trong âm nhạc, tức là tương quan về cao độ giữa 2 nốt nhạc trở
lên. Ông cũng tìm ra mối quan hệ của các nốt nhạc với ý thức của con người.
Âm nhạc tồn tại dưới dạng vật chất. Một sợi dây đàn sinh ra một âm
thanh gọi là tông (tone) do sự rung động của sợi dây với một tốc độ nhất định.
Ngày nay, chúng ta đã biết rằng, thí dụ, nốt LA tương ứng với 440 rung động
trong một phút và đo bằng Hertz (viết tắt là Hz). Chúng ta nghe được âm
thanh nốt đó do 31 dây rung động với cùng tốc độ đó. Khi tốc độ rung này đến
tai người nghe, sẽ diễn ra quá trình tri giác và ý thức phức tạp trong não và
người nghe kết luận tone đó là nốt LA.
Nốt nhạc thực ra là một “quãng hòa thanh” và nó là một sự thỏa thuận
lịch sử. Cuối thế kỷ 17, nốt LA được quy định tương đương với 415 Hz.

Nhưng trong dàn nhạc hiện đại như ỏ Berlin Philharmonic lại quy định là 445
Hz nhằm làm cho âm thanh dàn nhạc thêm sáng hơn.
Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng đo lường tốc độ rung của các nốt
nhạc một cách chính xác, nhưng tất nhiên điều này không phải dễ dàng cho
Pythagoras. Cách mà ông đo lường một cách chính xác là tỷ lệ toán học giữa
các tone và quãng bậc do dây đàn sinh ra. Bằng việc sử dụng monochord,
ông đã khám phá ra hàng loạt quy luật của mối quan hệ giữa chiều dài của
dây đàn và cao độ của nốt nhạc.
Thí dụ, nếu dây đàn của monochord rung động một cách tự do, nốt
nhạc cơ bản tương ứng với chiều dài sợi dây là “1” (thí dụ 440 Hz). Nếu sợi
dây được chia đôi, chúng sẽ rung động với tốc độ gấp đôi (1:2 - 880 Hz). Nếu
sợi dây được chia làm ba, rung động sẽ nhanh gấp 3 lần (1:3 - 1320 Hz). Vậy


là đã có một quy tắc về mối quan hệ toán học (tỷ lệ) giữa chiều dài dây đàn và
tốc độ rung động của dây đàn. Điều này hoàn toàn mang tính chất vật lý, đó là
những con số và ta gọi là “số lượng” của âm nhạc.
Nhưng tâm hồn con người khi trải nghiệm (nghe) âm nhạc thì về
phương diện tâm lý học sẽ ra sao? Chúng ta cảm nhận được những rung
động đã tạo ra nốt nhạc, nhưng sự tác động qua lại của các nốt nhạc đã tạo
thành âm nhạc. Những nốt nhạc và âm nhạc là “chất lượng”. Khi nghiên cứu
sự rung động theo quan điểm chất lượng, người ta đã khám phá ra rằng sợi
dây được chia đôi sẽ sinh ra cùng một nốt nhạc (đồng âm) nhưng cao hơn
một quãng tám (gọi là octave) so với để nguyên sợi dây. Thí dụ, nốt Đồ và nốt
Đô là đồng âm nhưng cách nhau một quãng tám. Quãng tám là một nguyên lý
cơ bản của âm học và tâm lý học mà mọi người cảm nhận và trải nghiệm
được về nó. Giọng hát của nữ và trẻ em cao hơn nam giới một quãng tám.
Điều quan trọng là nếu không có quy luật quãng tám thì nam, nữ và trẻ em
không thế hát chung trong dàn hợp xướng. Quãng tám là một hiện tượng của
vũ trụ. Âm nhạc, là âm thanh do con người sinh ra và sắp xếp theo trật tự thời

gian, cũng không thể thiếu quãng tám. Nhưng con ngưòi đã phân phối quãng
tám và xếp đặt trật tự các quãng bậc, thang âm khác nhau, tạo nên các điệu
thức khác nhau. Đây là sự chuyên biệt một cách văn hóa của các dân tộc.
Khi chiều dài sợi dây bằng 2/3 của cả sợi dây, nó sinh ra một quãng 5
trong âm nhạc (thí dụ, quãng cách từ nốt ĐÔ lên nốt SOL).
Chiều dài sợi dây bằng 1/4 của cả sợi dây sẽ sinh ra nốt cao hơn 2
quãng tám. Chiều dài bằng 1/5 của cả sợi dây sẽ sinh ra nốt 2 quãng tám
cộng thêm quãng 3 trưởng, v.v…
Ta cũng có thể diễn đạt mối quan hệ những quãng cách theo con số tỷ
lệ:
- Quãng tám = 1:2
- Quãng năm = 2:3
- Quãng bốn = 3:4


- Quãng ba trưởng = 4:5,…
Và sau đó nó còn phức tạp hơn, thí dụ quãng ba thứ, quãng ba trưởng,
quãng hai thứ, quãng hai trưởng… được xác định với các tỷ lệ khác nhau.
Với hệ thống âm nhạc phức tạp, con người đã sáng chế ra “các hệ
thống giai điệu”, đã điều chỉnh tỷ lệ quãng tự nhiên theo yêu cầu của thực
hành âm nhạc, thông qua công nghệ dụng cụ đàn. Những ý tưởng của người
nghệ nhân làm đàn và sự ưa thích trong âm nhạc đã “bẻ cong” những quy
luật tự nhiên và chuyển dạng chúng vào trong thực hành âm nhạc.
Pythagoras đã khám phá rằng âm nhạc dựa trên các quy luật của tự
nhiên, ông tiến thêm một bước nữa, rằng tâm trí của con người có khả năng
cảm nhận những rung động và tỉ lệ âm thanh theo các nốt nhạc và quãng
cách âm nhạc. Một triêt lý, theo ông, nốt nhạc và quãng cách âm nhạc là phản
ánh một mức độ vũ trụ và tinh thần. Trật tự được tổ chức của các nốt trong
âm nhạc là một sự phản ánh thế giới vi mô của thế giới vĩ mô, bao gồm mọi
thứ trong vũ trụ, cả cơ thể, trí tuệ và tinh thần. Triết lý này đã được Plato phát

triển thêm.
Y học khí chất
Y học khí chất là một học thuyết có ảnh hưởng lớn qua nhiều thế kỷ.
Học thuyết này cho rằng sức khỏe bị ảnh hưởng của bốn chất dịch cơ thể
hoặc “khí chất” là máu, đàm, mật vàng và mật đen. Sức khỏe tốt là kết quả
của sự thăng bằng, hài hòa giữa các khí chất, trong khi bệnh tật là phản ánh
một số kiểu mất thăng bằng giữa các khí chất. Học thuyết này có từ khoảng
400 năm trước Công Nguyên và một trong những người nổi tiếng phát biểu
nhiều về nó là Galen, nhà lý thuyết y học có tầm ảnh hưởng lớn thời kỳ đế
chế La Mã. Đây là cơ sở lý thuyết y học cho tới thế kỷ 18.
Âm nhạc được xem là phương tiện điều trị có tác động và thậm chí có
khả năng phục hồi cân bằng giữa các khí chất trong cơ thể.
Trên cơ sở liên quan đến lý thuyết về khí chất, các tác giả ở thế kỷ 16,
17 như Robert Fludd (1617), Agrippa Von Nettesheim (1510) đã nêu ra mối


liên quan giữa âm nhạc và con người theo 3 mức độ. Con người được hiểu
bao gồm cơ thể, trí tuệ và tinh thần (body, mind and spirit). Mối liên quan theo
3 mức độ là:
1. Thế giới vật chất, tương ứng với cơ thể con người và tương ứng với
rung động của âm nhạc.
2. Thế giới ngôn ngữ tương ứng với trí tuệ con người và tương ứng với
nốt và quãng của âm nhạc.
3. Vũ trụ tương ứng với tinh thần con người và tương ứng với tỷ lê siêu
phàm của âm nhạc.
Học thuyết bản chất tinh thần
Theo các tài liệu triết học trong lịch sử, các triết gia phương tây như
Plato, Aristotle, Augustine, Schopenhauer, Nietzsche… đã xem xét kỹ lưỡng
về vai trò có có tính chất lý thuyêt và thực hành của âm nhạc ở các mức độ
như sau:

- Âm nhạc có vai trò với cá nhân: đó là vấn đề sức khỏe cá nhân.
- Âm nhạc có vai trò với nhà nước: đó là vấn đề điều chỉnh sức khỏe
theo dịch vụ y tế, giáo dục và giải quyết xung đột…
- Âm nhạc có vai trò với xã hội: đó là vấn đề giá trị xã hội, những
nguyên tắc đạo đức và tín ngưỡng.
Âm nhạc và tinh thần
Plato đã đề cập đến ảnh hưởng của âm nhạc lên tinh thần của con
người, thể hiện trong bài viết the state của ông. Socrates đã nêu ra và ca ngợi
những điệu thức nhất định của âm nhạc để khuyến khích con người vươn tới
cuộc sống hài hòa và dũng cảm, đồng thời ông cũng nêu ra sự hạn chế của
những điệu thức khiến người ta- lười biếng và buồn rầu.
Nhiều lý thuyết âm nhạc và lý thuyết y học qua nhiều thế kỷ đã có ý
tưởng tương tự các nhà triết học nổi tiếng nêu trên về ảnh hưởng trực tiếp
của âm nhạc trên tinh thần con người. Âm nhạc thực sự tác động lên tinh


thần con người và như vậy, ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc, tính cách và
sức khỏe con người.
Sự phục hồi những ý tưởng cổ điển qua vật lý lượng tử
Do sự phát triển của khoa học tự nhiên, của giải phẫu học và y học
theo tính chất thông tin và kinh nghiệm sau thời kỳ phục hưng, âm nhạc và lý
luận cổ điển đã dần dần lui vào lịch sử. Chỉ có một số ít bác sĩ còn thực
nghiệm âm nhạc và viết báo cáo hoặc chuyên đề về âm nhạc. Nói chung
trong khoa học y học, người ta viết về những vấn đề khác.
Mãi cho đến “làn sóng mới” những năm 1960 và 1970, đặc biệt là
những triết lý, những mô hình “thời đại mới” về vật lý học, tâm lý học, y học và
âm nhạc… thì những chủ đề và học thuyết cổ điển lại được phục hồi và được
kết hợp với những khám phá khoa học đương thời. Thế kỷ 20 đã chứng kiến
sự quay trở lại của nhiều ý tưởng cổ điển. Người ta đã xem xét lại vấn đề cơ
thể và tinh thần của con người và sự phản ánh của thế giới vĩ mô vào thế giới

vi mô của âm nhạc.
Sự phục hồi này trở nên nghiêm túc hơn, liên quan chặt chẽ với- vật lý
học lượng tử hiện đại với sự chứng minh đầy ấn tượng về mối quan hệ
nghịch thường giữa trạng thái vật chất như sự đồng thời của sóng và hạt.
Những phát minh của Bohr và Einstein đã có ảnh hưởng to lớn đến tư duy
khoa học và cũng được phản ảnh trong liệu pháp âm nhạc
Người ta không còn nghi ngờ rằng cuộc sống là một cuộc hành trình
vĩnh cửu giữa các mức độ khác nhau của sự tồn tại của con người, đi từ vật
chất đến tinh thần. Âm nhạc là một trật tự đặc biệt, ảnh hưởng đến cơ thể, trí
tuệ và tinh thần con người và nó phản ảnh nguyên tắc vũ trụ của cuộc sống.
Đây chính là những lý thuyết kinh điển về âm nhạc và y học, nó là ý tưởng cũ
đã được đặt trong một khuôn khổ mới.

NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ LIỆU PHÁP ÂM NHẠC
Liệu pháp âm nhạc là gì?


Trong liệu pháp âm nhạc, từ âm nhạc dùng để mô tả phương tiện đặc
biệt được sử dụng. Ở đây âm nhạc được sử dụng làm phương tiện điều trị,
nhưng lợi ích tối ưu của nó trong điều trị lại phụ thuộc vào việc nhà trị liệu sử
dụng nó một cách thích hợp. Âm nhạc không phải là thuốc chữa bách bệnh.
Thí dụ, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đưa vé xem hoà nhạc hay băng đĩa
nhạc cho những người bị bại não hoặc bị trầm cảm? Những người này có thể
thích âm nhạc hoặc thậm chí có thể cảm thấy thay đổi tạm thời về khí sắc do
họ ưa thích âm nhạc. Nhưng chắc chắn họ không thể cải thiện được lâu dài
về chức năng cơ thể hoặc cảm xúc theo những trải nghiệm ngắn hạn này.
Mặt khác, âm nhạc mà chúng ta thưởng thức hàng ngày chưa phải là công cụ
điều trị. Tác dụng của âm nhạc như một công cụ điều trị khi nó được áp dụng
một cách chuyên biệt và còn tùy thuộc vào kỹ năng và kiến thức của nhà trị
liệu. Tuy nhiên, bởi vì âm nhạc là một hiện tượng vũ trụ cho nên loài người

bao gồm tất cả các thế hệ và tất cả các nền văn hoá đều nghe, chơi, sáng tạo
và thích nó. Một số loại âm nhạc có tính phức tạp cao, thách thức sự hiểu biết
của con người. Loại âm nhạc khác lại rất đơn giản và dễ theo. Một số người
thích sáng tác hoặc chơi âm nhạc. Những người khác thấy dễ chịu đáng kể
đơn giản khi nghe âm nhạc. Rất nhiều kiểu âm nhạc và cách thức đa dạng
của âm nhạc có thể lôi cuốn con người nên nó có thể là phương tiện điều trị
rất linh hoạt.
Từ liệu pháp được hiểu là phép chữa bệnh, thường được sử dụng để
chỉ một sự giúp đỡ hoặc trợ giúp cho một người, đây là những con người có
các vấn đề về cơ thể hoặc tâm thần.Trong cuộc sống hàng ngày, liệu pháp có
thể xảy ra dưới nhiều hình Thức. Thí dụ, những nhà tâm lý học nghe và nói
chuyện với thân chủ của họ; chuyên gia dinh dưỡng giáo dục mọi người về
thức ăn nào có dinh dưỡng cao, phù hợp với nhu cầu cá nhân họ; nhà điều trị
cơ thể chỉ định các bài tập cơ thể khác nhau; nhà phẫu thuật sử dụng dụng cụ
chuyên biệt như dao mổ và kẹp để sửa chữa các bộ phận cơ thể bị hủy
hoại… Và nhà liệu pháp âm nhạc dùng âm nhạc và hoạt động âm nhạc để tạo
thuận lợi cho iến trình trị liệu.


Liệu pháp âm nhạc là một nghề đã nổi lên hơn 50 năm qua ở nhiều
nước. Tuy nhiên, định nghĩa về liệu pháp âm nhạc phụ thuộc vào định hướng
và hoàn cảnh của các nhà thực hành liệu pháp hoặc những nền văn hóa khác
nhau. Hàng năm có số lượng lớn những định nghĩa về liệu pháp âm nhạc.
Trong thập niên đầu phát triển nghề nghiệp, cuốn sách mang tên Liệu pháp
âm nhạc là một nghề nghiệp (Hội Quốc gia về Liệu pháp âm nhạc, Mỹ, 1960)
đã định nghĩa:
Liệu pháp âm nhạc là sự áp dụng khoa học nghệ thuật âm nhạc để đạt
các mục tiêu điều trị. Đó là sự sử dụng âm nhạc và bản thân nhà trị liệu để tác
động tới những thay đổi hành vi.
Hai thập niên sau, khi nghề nghiệp đã phát triển đáng kể, trong cuốn

sách: Nghề nghiệp trong Liệu pháp âm nhạc (Hội Quốc gia về liệu pháp âm
nhạc, 1980) đã mô tả Liệu pháp âm nhạc như sau:
Liệu pháp âm nhạc là sử dụng âm nhạc trong việc thực hiện mục tiêu
điều trị: phục hồi, duy trì và phát triển sức khoẻ tâm thần và cơ thể. Đó là sự
áp dụng có hệ thống về âm nhạc, do những nhà trị liệu âm nhạc trực tiếp thực
hiện trong một môi trường âm nhạc, dẫn đến những thay đổi mong muốn về
hành vi. Những thay đổi như vậy làm cho cá nhân có khả năng hiểu biết sâu
sắc hơn về bản thân và thế giới xung quanh, để thành công trong điều chỉnh
xã hội thích hợp hơn. Nhà trị liệu âm nhạc chuyên nghiệp tham gia việc phân
tích các vấn đề cá nhân và hình thành trong đầu những mục tiêu điều trị
chung trước khi đặt kế hoạch và tiến hành các hoạt động âm nhạc chuyên
biệt. Định kỳ đánh giá để xác định hiệu quả của qui trình công việc đã làm.
Định nghĩa Liệu pháp âm nhạc có thể khác nhau phụ thuộc vào thân
chủ và nhà thực hành liệu pháp. Với một số thân chủ (hoặc bệnh nhân), tiến
trình liệu pháp chủ yếu là để phục hồi các kỹ năng hoặc các chức năng tâm
lý. Với một số người bệnh mãn tính, họ mất một số năng lực, tiềm năng nên
mục tiêu là giải quyết về cơ thể, cảm xúc và các khó khăn về mất năng lực, về
tâm lý do bệnh mạn tính.


Liệu pháp âm nhạc cũng được dùng cho những người không bệnh, khi
đó người ta muốn qua liệu pháp để khám phá những nguồn lực của họ, muốn
phát hiện bản thân để đạt kết quả tốt hơn về sức khỏe và cuộc sống.
Như vậy, mục đích của Liệu pháp âm nhạc rất thay đổi đối với các đối
tượng, tuy nhiên, sự tiếp cận của các nhà liệu pháp là không thay đổi.
Do đó, có nhiều định nghĩa về Liệu pháp âm nhạc phụ thuộc vào triết lý
hoặc tiếp cận của nhà thực hành hoặc nhóm thực hành. Thí dụ:
Liệu pháp âm nhạc hành vi
Dùng âm nhạc nhằm tăng cường hoặc biến đổi hành vi cho thích hợp,
làm giảm hoặc loại bỏ những hành vi xấu, không thích hợp. Trong liệu pháp

hành vi này, âm nhạc có thể được dùng làm gia tăng (hay củng cố) hành vi
(theo cách thức dương tính hoặc âm tính), theo nguyên lý phản xạ có điều
kiện kinh điển hoặc điều kiện thực thi.
Liệu pháp âm nhạc trong liệu pháp tâm lý
Ở đây, âm nhạc được sử dụng để giúp thân chủ thấu hiểu thế giới nội
tâm của họ, nhu cầu của họ và cuộc sống của họ. Liệu pháp âm nhạc liên
quan khá chặt chẽ với liệu pháp tâm lý động lực tâm thần (Psychodynamic).
Liệu pháp âm nhạc giáo dục
Liệu pháp âm nhạc đặt trong nhà trường, học sinh có thể tiếp cận Liệu
pháp âm nhạc. Nhà liệu pháp tìm thấy ở trẻ em sự liên quan của âm nhạc đến
tiến trình học tập, nhận ra tiềm năng phát triển và đáp ứng các nhu cầu của
trẻ.
Nhằm làm sáng tỏ các loại định nghĩa về Liệu pháp âm nhạc, GS.
Kenneth Bruscia đã viết cuốn sách “Defining Music Therapy” (Định nghĩa Liệu
pháp âm nhạc, năm 1998). Ông định nghĩa về Liệu pháp âm nhạc như sau:
“Liệu pháp âm nhạc là một tiến trình can thiệp có hệ thống, ở đó nhà liệu
pháp giúp thân chủ có sức khỏe. Tiến trình can thiệp này sử dụng những trải


nghiệm âm nhạc và những mối quan hệ phát triển thông qua trải nghiệm âm
nhạc làm sức mạnh động lực cho sự thay đổi ở thân chủ.
Trong cuốn sách trên, Bruscia đã định nghĩa các lĩnh vực khác nhau và
các mức độ khác nhau của Liệu pháp âm nhạc. Các lĩnh vực Liệu pháp âm
nhạc khác nhau thí dụ như: để dạy học, y học, chữa bệnh, liệu pháp tâm lý,
tái sáng tạo và sinh thái học. Ở các mức độ thực hành, Bruscia mô tả bốn
mức độ can thiệp chuyên biệt:
- Mức độ phụ trợ: sử dụng chức năng âm nhạc hoặc bất kỳ cấu trúc âm
nhạc nào khác không nhằm mục tiêu điều trị, nhưng có liên quan đến mục
đích của liệu pháp.
- Mức độ tăng cường: bất kỳ thực hành nào, trong đó âm nhạc và liệu

pháp âm nhạc được sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả của các phương
thức điều trị khác và để đóng góp cho toàn bộ kế hoạch điều trị cho thân chủ.
- Mức độ tập trung sâu: bất kỳ thực hành nào, trong đó liệu pháp âm
nhạc chiếm vai trò trung tâm và độc lập, nhằm vào mục tiêu hàng đầu trong
kế hoạch điều trị cho thân chủ, đưa đến kết quả thay đổi lớn, đáng kể tình
trạng hiện tại của thân chủ.
- Mức độ chủ yếu: bất kỳ thực hành nào, trong đó liệu pháp âm nhạc
chiếm vai trò không thể thiếu hoặc độc nhất nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị
chính và đưa đến kết quả tạo ra những thay đổi toàn bộ cuộc sống chủ thể.
Tác giả Dileo (199ậ| đã bổ sung và phát triển cho phân loại nêu trên
của Bruscia. Ông đã đưa ra ba mức độ thực hành lâm sàng:
1. Trợ giúp
2. Chuyên biệt
3. Toàn diện
Thí dụ minh họa cho mô hình này để chữa các triệu chứng đau ở thân
chủ như sau:
Các mức độ của liệu pháp âm nhạc

Thực hành giải quyết chứng đau


1. Mức độ trợ giúp
Những nhu cầu của chủ thể:

Giảm đau tạm thời

Trình độ nhà liệu pháp:

Mới vào nghề hoặc trung bình


Khả năng giải quyết:

Làm sao lãng đau, cung cấp kỹ năng
chống đỡ

Chức năng liệu pháp âm nhạc:

Trợ giúp cho can thiệp y học

Liệu pháp âm nhạc can thiệp chung:

Thư giãn dựa trên cơ sở âm nhạc,
liệu pháp rung động âm thanh

2. Mức độ chuyên biệt
Những nhu cầu của chủ thể:

Hiểu biết về đau

Trình độ nhà liệu pháp:

Trình độ cao học

Khả năng giải quyết:

Đương đầu với đau

Chức năng liệu pháp âm nhạc:

Bình đẳng giới can thiệp y học


Liệu pháp âm nhạc can thiệp chung:

Ứng tác, các kỹ thuật hình tượng âm
nhạc

3. Mức độ toàn diện
Những nhu cầu của chủ thể:

Hợp tác với nhà trị liệu giải quyết đau

Trình độ nhà liệu pháp:

Bậc nhất

Khả năng giải quyết:

Giải quyết đau

Chức năng liệu pháp âm nhạc:

Độc lập giải quyết đau

Liệu pháp âm nhạc can thiệp

mức độ cao cấp / luyện tập chuyên
biệt

Những nhà liệu pháp âm nhạc làm việc trong hệ thống chăm sóc sức
khỏe thường thiết lập mối quan hệ chuyên nghiệp cộng tác với các bác sĩ, y

tá, các nhà điều trị vật lý, lao động nghề nghiệp, các nhà chỉnh sửa âm và
ngôn ngữ và các nhà tâm lý học, là một sự kết hợp toàn diện để điều trị bệnh
nhân.
Đối tượng điều trị của liệu pháp âm nhạc
Trong quá khứ, các nhà Liệu pháp âm nhạc thường làm việc nhiều nhất
với những người bệnh tâm thần và chậm phát triển tâm thần. Ngày nay, do
nhấn mạnh nhiều vào công việc cung cấp chăm sóc dự phòng, lồng ghép trẻ


em giảm năng lực vào nhà trường công cộng, tăng cường dịch vụ cho người
cao tuổi, các nhà liệu pháp âm nhạc đang mở rộng các lĩnh vực lâm sàng
mới. Liệu pháp âm nhạc ngày nay được sử dụng trong quản lý đau, quản lý
stress, kích thích trẻ sơ sinh, chăm sóc người lớn ban ngày, điều dưỡng tại
nhà, các chương trình chăm sóc bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh, chăm sóc y
khoa và cả ở nhà tù. Dưới đây là thống kê năm 1998 của liệu pháp âm nhạc
Mỹ về đối tượng đã được tiến hành điều trị bằng âm nhạc:
- Người cao tuổi,
- Người khuyết tật trong phát triển, 
- Người có vấn đề sức khoẻ tâm thần,
- Người khuyết tật cơ thể,
- Tuổi nhà trường,
- Tuổi thơ ấu,
- Lạm dụng chất,
- Giảm cảm giác,
- Suy giảm, hư hại chức năng thần kinh.
- Bệnh vô phương cứu chữa.

Ý NGHĨA CỦA ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU TRỊ
Đối với nhiều nhà liệu pháp âm nhạc, âm nhạc luôn được xem như một
ngôn ngữ tượng trưng, cho phép nhà trị liệu khám phá ý nghĩa của nó đối với

thân chủ trong kỹ thuật ứng tác âm nhạc tiếp theo sự hội thoại bằng miệng.
Trong lý thuyết âm nhạc và lý thuyết tâm lý học, các nhà liệu pháp âm
nhạc thường phải trả lời 3 câu hỏi kinh điển:
1. Âm nhạc có phải là ngôn ngữ không? Nếu nó cũng là một ngôn ngữ
thì ngôn ngữ âm nhạc khác ngôn ngữ nói như thế nào?


2. Âm nhạc có ý nghĩa vượt qua những nguyên tắc hay quy luật bên
trong âm nhạc không? Nếu có, thì sự diễn tả của âm nhạc có liên quan đến
thế giới bên ngoài như thế nào?
3. Âm nhạc có phải là có ý nghĩa không "thể diễn tả bằng ngôn từ
không? Nếu có, thì ý nghĩa “không thể diễn tả được” hoặc “không tả được”
này có phải là một thể riêng biệt của kiến thức hoặc nhận biết của con người
không?
Người ta đã trả lời cho 3 câu hỏi nêu trên:
1. Đúng, âm nhạc là một loại ngôn ngữ diễn tả theo cách nghệ thuật.
Âm nhạc có hệ thống ký hiệu riêng biệt (ký pháp âm nhạc) và nó có ý nghĩa
cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, ngôn ngữ âm nhạc không phải là ngôn
ngữ thuyết trình. Âm nhạc đặc trưng cho một ngôn ngữ tượng trưng, không
cụ thể, rõ ràng như ngôn ngữ nói.
2. Đúng, âm nhạc chứa đựng và diễn tả ý nghĩa vượt quá nguyên tắc
âm nhạc hay thẩm mỹ thuần túy. Ý nghĩa này được xây dựng thông qua tác
động qua lại phức tạp giữa những người tham gia âm nhạc, như người sáng
tác - người biểu diễn – người nghe hoặc bệnh nhân - nhà trị liệu. Âm nhạc có
thể là sự diễn tả trực tiếp cảm xúc của bệnh nhân. Nó cũng có thể là một sự
tượng trưng hoặc ẩn dụ của trạng thái tâm lý phức tạp của bệnh nhân.
3. Đúng, âm nhạc có ý nghĩa không thể diễn tả được bằng ngôn từ.
“Kiến thức ngầm” hoặc “ý nghĩa không thể diễn tả” này thể hiện ở các mức độ
khác nhau, ở mức độ truyền đạt giữa các cá nhân, khái niệm hai mặt giữa
chủ quan và khách quan (như giữa “người nghe” và “đối tượng âm nhạc”) đã

bị hòa tan và trải nghiệm này vượt quá ngôn ngữ miệng, thậm chí nó có ý
thức và rất rõ ràng.
Âm nhạc là một tác nhân điều trị
Có một thực tế là âm nhạc không hề có giá trị đối với sự sinh tồn của
con người một cách rõ ràng, nhưng tại sao hàng năm nó vẫn được duy trì
trong vốn tiết mục âm nhạc mỗi con người chúng ta. Mỗi con người chúng ta,


chắc chắn ai cũng có một số vốn về âm nhạc hoặc đơn giản hơn là bài hát
nhất định. Thực chất, âm nhạc đã phát triển bên ngoài một số tiến trình thần
kinh nền tảng. Do vậy, nếu chỉ đứng trên góc độ sinh lý thần kinh đơn nhất sẽ
không thể giải thích được đầy đủ cho sự có mặt khắp mọi nơi của âm nhạc
trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn không đáp ứng một cách
bị động với âm nhạc qua cơ quan cảm giác. Quá trình tri giác và nhận thức
của chúng ta với âm nhạc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi niềm tin, hy vọng và
mang nặng tính văn hoá.
Âm nhạc và những hiệu lực siêu tự nhiên
Các nền văn hoá tiền văn tự tin vào hiệu lực của âm nhạc tác động tới
hành vi con người. Niềm tin này cho rằng âm nhạc có mối quan hệ tới siêu tự
nhiên. Những bài hát mà các bộ lạc sử dụng trong những nghi thức quan
trọng được tin là đến từ các nguồn siêu nhiên hoặc không phải ở từ trái đất.
Những bài hát này chứa đựng những năng lực siêu nhân nào đó đang kiểm
soát trong tất cả các hoạt động cầu xin trợ giúp khác thường như nghi thức
tôn giáo hoặc chữa bệnh. Âm nhạc là thứ đồng hành thiết yếu cho thực hành
tín ngưỡng trên toàn thế giới. Nó rất quan trọng đến mức độ mà trong các
nghi thức quan liêu thời đó âm nhạc phải được cử hành một cách chính xác.
Bất cứ sai sót nào về biểu diễn âm nhạc trong khi tiến hành nghi thức có thể
bị cho là phá hoại hiệu lực của âm nhạc và mất sự chấp thuận của thần
thánh. Những sai sót như vậy có thể bị trừng phạt bởi các biện pháp nghiêm
khắc, thậm chí có thể bị tử hình.

Trong nhiều nền văn hoá tiền văn tự, sự kết nối giữa quyền lực ma
thuật và âm nhạc được sử dụng phổ biến trong các hình thức bùa, ngải chống
lại bệnh tật. Người thầy thuốc hoặc pháp sư sử dụng cái lúc lắc, trống và bài
hát như một bộ phận không thể thiếu của nghi thức chữa bệnh và xua đuổi
thế lực ma quỷ.
Nhìn thoáng qua, việc sử dụng âm nhạc “ma thuật - tín ngưỡng” này có
vẻ không liên quan đến thực hành y khoa đương thời. Tuy nhiên, chúng ta có
thể thấy ảnh hưởng của các truyền thống văn hoá này trong liệu pháp âm


nhạc. Ngay trong xã hội hiện đại của chúng ta, âm nhạc vẫn còn có mối liên
quan không thể thiếu tới giá trị và thực hành tinh thần. Âm nhạc có vai trò ưu
thế trong phục vụ tôn giáo của nhiều giáo phái, hơn nữa, nó còn diễn tả các
giá trị đạo đức và hành vi được chấp nhận. Trong khi âm nhạc còn được sử
dụng trong thực hành tôn giáo ngày nay giống như đã từng có trong quá khứ,
cơ sở hợp lý cho việc sử dụng âm nhạc trong liệu pháp âm nhạc hiện đại
khác xa với nghi thức chữa bệnh thời tiền văn tự. Các văn hóa nguyên thủy
cho rằng hiệu lực chữa bệnh của âm nhạc là những hiệu lực siêu nhiên, còn
các nhà liệu pháp âm nhạc hiện nay cho rằng những thay đổi trên bệnh nhân
là kết quả trực tiếp của âm nhạc với giá trị biểu tượng của nó trong niềm tin,
thái độ và hành vi đã được học tập theo nguyên tắc phản xạ có điều kiện từ
quá khứ của bệnh nhân, tạo nên đáp ứng sinh lý với âm nhạc trên bệnh nhân.
Nói cách khác, những trải nghiệm cảm xúc thẩm mĩ âm nhạc đã hoạt hoá
khuynh hướng tâm sinh lý tới đáp ứng với âm nhạc, tạo nên niềm tin vào hiệu
quả chữa bệnh của âm nhạc. Cũng như trong các liệu pháp tâm lý, niềm tin
của bệnh nhân là yếu tố quan trọng đối với thành công của liệu pháp. Thí dụ,
trong sử dụng âm nhạc để kiếm soát đau trên bệnh nhân, Melzack(1973) đã
phát hiện ra rằng, niềm tin của bệnh nhân về hiệu quả của âm nhạc đã tác
động quan trọng tới sức chịu đựng đau.
Tóm lại, truyền thống văn hoá của con người về âm nhạc có hiệu lực

chữa bệnh đã góp phần cho âm nhạc có tác dụng như một tác nhân điều trị.
Âm nhạc là một sự diễn tả cảm xúc
Nghiên cứu về các nền văn hoá nguyên thủy và tiền văn tự, chúng ta
đã phát hiện ra rằng âm nhạc là một lối thoát cảm xúc quan trọng. Nền văn
hoá hiện đại cũng vậy, âm nhạc được sử dụng để diễn tả cảm xúc. Một đặc
điểm phổ biến cho cả nền văn minh nguyên thủy và văn minh công nghiệp
hóa là sử dụng nghệ thuật trong “chức năng về giá trị an toàn”. Trong ngữ
cảnh thẩm mỹ, âm nhạc được sử dụng để diễn tả công khai những chủ đề bị
cấm kỵ mà không bị phê bình, chỉ trích. Thí dụ, ở văn hoá phương Tây, nhiều


×