Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 16 trang )

Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

BÀI THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Tên đề tài nghiên cứu:
"TÌM HIỂU VỀ MƯA AXIT - CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG"
(LEARN ABOUT ACID RAIN - GENERAL ENVIRONMENTAL PROTECTION HAND)
1. Tình huống cần giải quyết:
Giờ ra chơi nhộn nhịp cả sân trường, trong khi đó, tôi và các bạn thì đang chăm chú vào những
trang sách, báo của thư viện Trường. Bỗng, Tấn reo lên:
- Các bạn xem nè!
Tôi và Duẩn để ngăn nắp những cuốn sách đã đọc xong vào giá rồi lật đật chạy đến bàn đọc nơi Tấn đang ở đó và đồng thanh hỏi:
- Xem cái gì mà cậu la lớn thế?
Vừa nói, Tấn vừa chỉ vào tấm ảnh trong một cuốn tạp chí:
- Các bạn xem những bức tượng điêu khắc cổ này đi! Chúng đã bị hỏng dưới tác dụng của mưa
axit qua nhiều năm...
Duẩn nhìn ra ngoài sân trường đang mưa và đặt ra câu hỏi:
- Tại sao mưa axit lại có ảnh hưởng ghê gớm như vậy chứ? Có phải cơn mưa ngoài kia cũng là
mưa axit không?
- Mình sẽ tìm hiểu vấn đề này qua một số tài liệu và sẽ giúp các bạn. - Tôi đáp.
2. Mục tiêu:
- Thứ nhất, hiện tại bây giờ đang là mùa đông, trời mưa nhiều nên đây là một tình huống xuất
phát từ thực tế cuộc sống.
- Thứ hai, việc hiểu biết về những hiện tượng trong thực tế mà ai cũng sẽ gặp trong cuộc sống
như mưa axit là một việc hết sức cần thiết. Qua đó, các bạn không những tích lũy cho mình thêm
những điều bổ ích mà còn có thể tuyên truyền cho những người thân trong gia đình và mọi người
trong cộng đồng những kiến thức lí thú về mưa axit và tác động tiêu cực cũng như tác động tích
cực của mưa axit. Từ đó, hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi người dân để phòng


tránh những tác động tiêu cực của mưa axit cũng như ảnh hưởng của "Biến đổi khí hậu toàn cầu".
- Thứ ba, với chúng em, khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ được tìm hiểu sâu, rộng về
kiến thức các môn học như Sinh học, Công nghệ, Hoá học, Ngữ văn, Vật lý, Giáo dục công dân…
và từ đó nâng cao được khả năng của mình trong việc vận dụng kiến thức các môn học vào thực tế
đời sống.
3. Tổng quát về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
a/ Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách, báo, mạng xã
hội,...
- Thống kê: Thống kê những con số đáng chú ý trong nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của
mưa axit.
- Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế đời sống.
- Phân tích, đánh giá: Phân tích cụ thể các mặt tác hại; bày tỏ quan điểm về vấn đề.
b/ Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp:
Để giải quyết tình huống này, em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến thức các
môn đã học trong nhà trường để giải quyết cho thấu đáo, cặn kẽ tình huống đã đưa ra ở trên. Cụ
thể như sau:
Trang 1


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

- Môn Tiếng Anh: trong phần nhan đề tình huống (viết dưới hình thức như một khẩu hiệu song
ngữ và ý muốn nhấn mạnh đây là vấn đề có ảnh hưởng rộng trên toàn thế giới):
"TÌM HIỂU VỀ MƯA AXIT - CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG"
(LEARN ABOUT ACID RAIN - GENERAL ENVIRONMENTAL PROTECTION HAND)
và cũng để hòa cùng chủ trương, không khí xây dựng môi trường học tiếng anh ở trường THCS
trong nước.

- Môn Ngữ văn: lối văn nghị luận trong thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống (bố cục rõ
ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ…)
- Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ...
- Môn Lịch sử: Nguồn gốc ra đời, các sự kiện nghiên cứu và hậu quả của mưa axit... trong
những năm trước đây.
- Môn Vật lí: Tính chất vật lí của mưa axit và các ảnh hưởng về mặt vật lí của nó.
- Môn Hóa học: Vận dụng các phản ứng hóa học để giải thích hiện tượng (quá trình hình thành
mưa axit với lưu huỳnh và nitơ...).
- Môn Sinh học: Biết được ảnh hưởng của mưa axit đối với môi trường sinh học, đối với sức
khỏe con người.
- Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để giảm thiểu nguyên nhân cơ
bản hình thành mưa axit.
- Môn Mĩ thuật và Âm nhạc: Tuyên truyền, lên án, phê phán những nhân tố góp phần hình thành
nên mưa axit và kêu gọi mọi người không nên chặt phá rừng bữa bãi, đốt rác phun thuốc trừ sâu,...
để làm giảm bớt nguyên nhân gây nên mưa axit bằng một bức tranh, một bài hát, một tiết mục
biểu diễn,...
- Môn Tin học: Sử dụng mạng internet để tìm kiếm thông tin và tuyên truyền rộng rãi đến tất cả
mọi người ở khắp mọi nơi, soạn bài tuyên truyền bằng phần mềm Microsoft Powerpoint.
c/ Nội dung nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Tìm hiểu chung về mưa axit:
tTrong khoảng hơn 30 năm trở lại đây, ô nhiễm không khí đã và đang trở thành vấn đề cấp bách
đòi hỏi phải quan tâm giải quyết không chỉ đối với các nước công nghiệp phát triển, mà còn đối
với các nước đang phát triển như Việt Nam. Như chúng ta đã biết, khí quyển bao quanh trái đất và
rất cần thiết cho sự sống: oxi cần thiết cho quá trình hô hấp của động thực vật, cacbonic cần thiết
cho quá trình quang hợp, nitơ là một trong những nguyên tố cơ bản của protein, ozon bảo vệ
chúng ta khỏi tia tử ngoại có hại của ánh sáng mặt trời. Tầng khí quyển ở độ cao khoảng 200 km
phía trên bề mặt trái đất và được chia thành 4 vùng chính (tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa,
tầng nhiệt lưu). Thành phần không khí bao gồm:
+ Đối với không khí khô : là hỗn hợp của nhiều chất khí khác nhau trong đó 2 thành phần
chủ yếu là nitơ và oxi. Ngoài ra trong không khí khô còn có bụi, vi khuẩn mà tỉ lệ nhiều ít phụ

thuộc vào điạ điểm, thời tiết,...
+ Đối với không khí ẩm: luôn có sự bay hơi nước từ các nguồn nước tự nhiên nên trong
không khí còn có thêm thành phần : hơi nước, chiếm khoảng 0,47% thể tích.
Theo TCVN 5966 – 1995, sự ô nhiễm không khí được định nghĩa là : "Sự có mặt của các chất
trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ
đủ lớn, thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khoẻ hoặc lợi ích của
người hoặc môi trường". Một trong những hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm không khí là mưa
axit.
Mưa axit - một tên gọi có sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Vậy mưa axit là gì? Đó là mưa
có tính axit do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thành các axit khác nhau. Trong tự
nhiên, mưa có tính axit chủ yếu vì trong nước mưa có CO2 hòa tan (từ hơi thở của động vật và có
một ít Cl- (từ nước biển) và có độ pH dưới 5. Là sự lắng đọng thành phần axit trong những cơn
mưa, sương mù, tuyết, băng, hơi nước… Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào
cuối thế kỷ XIX, sau đó ở Bắc Mỹ, châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới.

Trang 2


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

- Tình hình hiện nay:
Hiện nay, nơi bị ảnh hưởng đáng kể bởi mưa axit trên toàn cầu bao gồm hầu hết Đông Âu từ Ba
Lan về phía bắc vào Scandinavia, phía đông của Hoa Kỳ, và đông nam Canada. Vùng bị ảnh
hưởng khác bao gồm bờ biển đông nam của Trung Quốc và Đài Loan... Ở Việt Nam, mưa axit
chiếm tới 30-50% số lần mưa. Những nơi có tần suất cao lên tới 50%, điển hình như Việt Trì, Tây
Ninh và Huế. Tính riêng khu vực Hà Nội, tần suất xuất hiện mưa axit là 11%. Theo số liệu quan
trắc, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có tần suất mưa axit thấp hơn các vùng khác. Mặc dù
vậy, trong đề tài "Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam" của Viện Khoa học Khí tượng Thủy

văn và Môi trường, ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành
phố Hồ Chí Minh, lượng mưa axit luôn cao hơn gấp 2-3 lần so với các khu vực có giá trị sinh thái
cao như Cúc Phương, Nha Trang, Cà Mau,... Tại một số khu vực phía Bắc như Lạng Sơn, Lào
Cai… các trận mưa có nồng độ axit cao xuất hiện khá thường xuyên mặc dù nguồn phát thải
không đáng kể. Điều đó chứng tỏ mưa axit ở Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cả nguồn phát thải nội
địa và lan truyền xuyên biên giới. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, toàn bộ miền Bắc và
miền Trung Việt Nam đều bị tác động đáng kể bởi các nguồn phát thải từ khu vực phía Đông,
Đông Bắc, Đông Nam của Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
- Nguyên nhân:
Sự gia tăng năng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con
người là nguyên nhân gây nên mưa axit. Ô tô, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác như
nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu,... khi đốt nhiên liệu đã thải khí SO2 vào khí quyển. Trong
khí xả, ngoài SO2 còn có khí NOx được không khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên
liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N. Khi
cháy trong môi trường không khí có thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2, rất dễ hòa
tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxít này sẽ phản
ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các axit như H2SO4, axit sunfur, axit nitric. Chúng
lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính
các axit này đã làm cho nước mưa có tính axit.

Ảnh: Các hoạt động gây nên mưa axít: khí thải công nghiệp, xe cộ, đốt phá rừng,...

Một vài quặng kim loại như đồng (Cu) chẳng hạn, có chứa lưu huỳnh (S) và khí SO2 được tạo
thành khi người ta tìm cách khai thác chúng. Khí SO2 cũng có thể được thải ra từ hoạt động núi
lửa. Khi núi lửa hoạt động thường tung vào khí quyển H2S và SO2.

Trang 3


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn


Mưa axit

Ảnh: Núi lửa Pinatubo phun tháng 6/1991 tại Philipines
(lớn nhất thế kỉ XX) đã đưa vô số sulfua vào khí quyển.

Ngoài ra, khí SO2 cũng có thể được thải từ sự mục nát của các loài thực vật đã chết từ lâu.
Khí SO2 có nguồn tự nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1/10) so với nguồn gốc nhân
tạo (từ những hoạt động công nghiệp, giao thông...).
Bên cạnh đó, các nhà máy điện khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phát điện cũng đã thải vào
không khí một lượng lớn NOx. Ở một số nước, lượng khí thải này do các nhà máy nhiệt điện
chiếm 40%, còn 60% là do các hoạt động giao thông vận tải.
Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn bắt nguồn các hoạt động của con người, đặc biệt chính là
sự lạm dụng các nhiên liệu hóa thạch đã khiến những cơn mưa chứa đầy chất axit bởi do các hoạt
động như: các phương tiện giao thông, các nhà máy nhiệt điện dựng than, các thiết bị công nghiệp,
khai khoáng,...và từ các hoạt động như chặt phá rừng bừa bãi, đốt rác, phun thuốc trừ sâu,... Trong
đó, 80% oxit sulfur là do hoạt động của các thiết bị tạo năng lượng, 15% là do hoạt động đốt cháy
của các ngành công nghiệp khác nhau, và 5% từ các nguồn khác. Còn đối với oxit nitơ, 1/3 là do
hoạt động của các máy phát năng lượng, 1/3 khác là do hoạt động đốt nhiên liệu để chuyển hóa
thành năng lượng và phần còn lại cũng do các nguồn khác nhau.
- Quá trình tạo nên mưa axit:
Lưu huỳnh là một lượng lớn có trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ,
còn nitơ lại chứa nhiều trong không khí nên các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO 2) và nitơ
đioxit (NO2) sẽ được sản sinh trong quá trình đốt. Các khí này hòa tan với hơi nước trong không
khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan
lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5 được gọi là
mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim
loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật
nuôi và con người.
 Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học:

a. Lưu huỳnh:
 Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít:
S + O2 → SO2
 Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxít:
SO2 + OH- → HOSO2
 Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2- và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2- và SO3 (lưu
huỳnh triôxít):
Trang 4


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

HOSO2- + O2 → HO2- + SO3
 Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4:
SO3(k) + H2O(l) →H2SO4(l)
Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít.
b. Nitơ:
N2 + O2 → 2NO
2NO + O2 → 2NO2
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k)
 Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axit.

Ảnh: Sơ đồ quá trình tạo nên mưa axit.
- Tác động của mưa axit:
a/ Tác động tiêu cực:
 Ảnh hưởng của mưa axit lên ao hồ và hệ thủy sinh vật:
Các ao hồ và hệ thủy sinh vật đều bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ mưa axit. Mưa axit
rơi trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng trên mặt đất và mang các kim loại độc xuống ao

hồ. Ngoài ra vào mùa xuân khi băng tan, axit (trong tuyết) và kim loại nặng trong băng theo nước
vào các ao hồ và làm thay đổi đột ngột pH trong ao hồ, hiện tượng này gọi là hiện tượng "sốc" axit
vào mùa xuân. Với sự thay đổi này, các thủy sinh vật không đủ thời gian để thích ứng kịp. Thêm
vào đó mùa xuân là mùa nhiều loài đẻ trứng và một số loài khác sống trên cạn cũng đẻ trứng và ấu
trùng của nó sống trong nước trong một thời gian dài, do đó các loài này bị thiệt hại nặng. Axit
sulfuric có thể ảnh hưởng đến cá theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Axit sulfuric ảnh hưởng trực

Trang 5


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

tiếp đến khả năng hấp thụ oxi, muối và các dưỡng chất để sinh tồn. Đối với các loài cá nước ngọt
axit sulfuric ảnh hưởng đến quá trình cân bằng muối và khoáng trong cơ thể chúng. Các phân tử
axit trong nước tạo nên các nước nhầy trong mang của chúng làm ngăn cản khả năng hấp thu
oxigen của cá làm cho cá bị ngạt. Việc mất cân bằng muối canxi làm giảm khả năng sinh sản của
cá, trứng của nó sẽ bị hỏng ... và xương sống của chúng bị yếu đi. Muối đạm cũng ảnh hưởng đến
cá, khi nó bị mưa axit rửa trôi xuống ao hồ nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của tảo, tảo quang hợp sẽ
sinh ra nhiều oxigen. Tuy nhiên do cá chết nhiều, việc phân hủy chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn
oxi làm suy giảm oxi của thủy vực và làm cho cá bị ngạt. Mặc dầu nhiều loại cá có thể sống trong
môi trường pH thấp đến 5,9 nhưng đến pH này Al2+ trong đất bị phóng thích vào ao hồ gây độc
cho cá. Al2+ làm hỏng mang cá và tích tụ trong gan cá.
Có thể tóm tắt các ảnh hưởng của pH đến hệ thủy sinh vật như sau:
pH < 6,0
pH < 5,5

Các sinh vật bậc thấp của chuỗi thức ăn bị chết (như phù du, stonefly), đây
là nguồn thức ăn quan trọng của cá.

Cá không thể sinh sản được. Cá con rất khó sống sót. Cá lớn bị dị dạng do
thiếu dinh dưỡng. Cá bị chết do ngạt.

pH < 5,0

Quần thể cá bị chết.

pH < 4,0

Xuất hiện các sinh vật mới khác với các sinh vật ban đầu.

Hơn nữa, do hiện tượng tích tụ sinh học, khi con người ăn các loại cá có chứa độc tố, các độc tố
này sẽ tích tụ trong cơ thể con người và gây nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. Ở trong các
ao hồ, lưỡng thê cũng bị ảnh hưởng, chúng không thể sinh sản được trong môi trường axit.
 Ảnh hưởng của mưa axit lên thực vật và đất:
Một trong những tác hại nghiêm trọng của mưa axit là các tác hại đối với thực vật và đất. Khi
có mưa axit, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi, làm cho đất đai trở nên cằn cỗi.

Ảnh: Đất chịu ảnh hưởng của mưa axit trở nên cằn cỗi...

Trang 6


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ
bởi rễ cây và gây độc cho cây. Như chúng ta đã nói ở trên, không phải toàn bộ SO2 trong khí
quyển được chuyển hóa thành axit sulfuric mà một phần của nó có thể lắng đọng trở lại mặt đất

dưới dạng khí SO2. Khi khí này tiếp xúc với lá cây, nó sẽ làm tắt các thể soma của lá cây gây
"cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, cản trở quá trình quang hợp. Một thí nghiệm trên cây Vân
Sam (cây lá kim) cho thấy, khi phun một hỗn hợp axit sulfuric và axit nitric có pH từ 2,5 - 4,5 lên
các cây Vân Sam con sẽ làm xuất hiện và phát triển các vết tổn thương có màu nâu trên lá của nó
và sau đó các lá này rụng đi, các lá mới sẽ mọc ra sau đó nhưng với một tốc độ rất chậm và quá
trình quang hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ảnh: Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật, làm cho khả
năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.

Ảnh: Một cánh rừng thông ở Czech bị "thiêu trụi" bởi mưa axit.

Trang 7


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

 Ảnh hưởng của mưa axit đến khí quyển:
Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí quyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn. Các sương mù axit
làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng Mặt trời. Ở Bắc cực, nó đã ảnh hưởng đến sự
phát triển của Địa y, do đó ảnh hưởng đến quần thể Tuần lộc và Nai tuyết - loại động vật ăn Địa y.

Ảnh: Những chiếc xe chậm chạp nối đuôi nhau giữa
làn sương mù dày đặc ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

 Ảnh hưởng của mưa axit đến các công trình kiến trúc:
Mưa axit là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của các công trình kiến trúc.
Những hạt mưa axit ăn mòn kim loại, đá, gạch của các tòa nhà, cầu, tượng đài. Nó làm hư hỏng

các hệ thống thông khí, các thư viện, viện bảo tàng và phá hủy các vật liệu như giấy, vải... khi các
hạt axit khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng. Ví dụ như tòa nhà
Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi hàm lượng SO2 trong không khí quá cao. Vào năm 1967, cây cầu
bắc ngang sông Ohio đã sập làm chết 46 người nguyên nhân cũng là do mưa axit.

Ảnh: Tượng bị mưa axit làm hỏng.
Trang 8


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

Một ví dụ khác, Đài tưởng niệm vị tướng Ulysses S. Grant - người đã giành chiến thắng trong
cuộc Nội chiến năm 1861, đồng thời cũng là tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ được dựng lên
ở Washington, D.C, Mỹ. Đài tưởng niệm được khởi công từ năm 1902, tọa lạc phía bên đường
Tòa Quốc hội Hoa Kỳ (Capitol Building). Đây là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về sự ảnh
hưởng của mưa axit lên kim loại đồng. Bức tượng tổng thống Grant được làm chủ yếu bằng đồng,
với một lượng nhỏ thiếc. Lượng axit cacbonic có trong nước mưa sẽ phản ứng với đồng, tạo thành
lớp CuCO3 màu xanh bao phủ bức tượng. Theo lời Andrews, với sự tác động của môi trường nóng
ẩm, các phản ứng hóa học thậm chí diễn ra nhanh hơn. Hậu quả, tượng đài bằng đồng đã bị ăn
mòn đáng kể. May mắn thay, theo tin từ Công viên Quốc gia Mỹ, hàng năm đài tưởng niệm được
phủ một lớp sáp, nhằm ngăn sự tiếp xúc trực tiếp của nước mưa.

Ảnh: Đài tưởng niệm vị tướng Ulysses S.Grant ở Washington D.C, Mỹ
bị mưa axit làm hỏng.

 Ảnh hưởng của mưa axit đến con người:
Mưa axit có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người. Các chất axit nêu trên trong không khí
rất nguy hại đối với cơ thể sống và chúng có thể hủy diệt sự sống. Nó có thể làm hại chúng ta

thông qua không khí và ô nhiễm đất. Mưa axit dẫn đến sự hình thành các hợp chất độc hại bằng
cách phản ứng với các hợp chất hóa học tự nhiên. Một khi các hợp chất độc hại được hình thành,
nó có thể thấm vào nước uống, và cũng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Thực phẩm bị ô nhiễm
này có thể gây tổn hại các dây thần kinh ở trẻ em, hoặc dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng,
thậm chí tử vong . Các nhà khoa học nghi ngờ rằng nhôm - một trong những kim loại bị ảnh
hưởng bởi mưa axit, có liên quan đến bệnh Alzheimer. Lượng khí thải của nitơ oxit và các vấn đề
nguyên nhân sulfur dioxit như kích thích cổ họng, mũi và mắt, đau đầu, hen suyễn và ho khan...
Các tác hại gián tiếp sinh ra do hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thể con người từ
các nguồn thực phẩm bị nhiễm các kim loại này do mưa axit.
b/ Tác động tích cực:
 Mưa axit làm mát trái đất:
Những cơn mưa chứa axit sulfuric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy, nhờ đó hạn
chế hiện tượng trái đất nóng lên. Một cuộc điều tra toàn các thành phần sunfua có trong mưa axit
có khả năng ngăn cản Trái Đất ấm lên, bằng việc tác động vào quá trính sản xuất khí metan tự

Trang 9


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy. Methane chiếm 27% trong các yếu tố gây nên hiệu ứng nhà
kính, và các vi khuẩn ở đầm lầy là thủ phạm chính. Chúng tiêu thụ chất nền (gồm có hiđro và
axetat) trong than bùn rồi giải phóng ra khí metan, còn vi khuẩn ăn sunfua cạnh tranh thức ăn với
chúng. khi mưa axit đổ xuống, nhóm vi khuẩn này sẽ dùng sunfua, đồng thời tiêu thụ luôn phần
chất nền đáng lí dành cho vi khuẩn sinh metan. Do vậy, các cặp vi khuẩn của metan bị "đói" và
sản xuất ra ít khí nhà kính. Nhiều thí nghiệm cho thấy phần sunfua lắng đọng có thể làm giảm quá
trình sinh ra metan tới 30%. Nghiên cứu mới của Vincent Gauci và cộng sự thuộc Đại học Mở
(Anh) thực hiện đã nhận ra được hiện tượng lưu huỳnh át chế quá trình sinh ra metan từ năm

1960. Năm 2004, nó làm giảm lượng metan từ 175 xuống còn 160 triệu tấn.
 Cân bằng hệ sinh thái rừng:
Sự thiếu vắng các trận mưa axit cũng có thể gây ra nhiều vấn đề với môi trường. Vì lượng
cacbon đioxit ngày càng tăng trong sông suối là loại khí gây ra quá trình axit hoá ở các nguồn
nước tinh khiết.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Để phòng ngừa và khắc phục hiện tượng mưa axit cần có những giải pháp sâu rộng, toàn diện.
Em xin được đề nghị một số giải pháp sau:
a/ Cách giảm bớt phát thải khí SO2 và NOx:
 Đối với SO2:






Sử dụng than sạch – than đã được phân loại bằng trọng lực để loại FeS2 – hoặc sử dụng
than có hàm lượng sulfur thấp (subbituminuos).
Sử dụng phương pháp đốt fluidized bed.
Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc ướt, sử dụng dung dịch nước vôi hoặc xút để làm
chất hấp thụ. Phản ứng xảy ra như sau:
CaCO3 + SO2 + H2O + O2 → CaSO4 + CO2 + H2O
Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc khô.
Cần xử lý nhiên liệu trước khi dùng, khử hết chất lưu huỳnh vô cơ trong than đá trước
khi đốt. Mặt khác đối với chất lưu huỳnh hữu cơ trong than đá không xử lý được thì áp
dụng biện pháp tách và thu hồi axit trong quá trình đốt than, triệt để giảm bớt lượng khí
SO2 trong khói thải.
 Đối với NOx:






Sử dụng phương pháp đốt gọi là “Overfire Air”. Theo phương pháp này một phần
không khí cần thiết cho quá trình đốt sẽ được chuyển hướng lên phía trên của buồng đốt.
Làm như vậy, quá trình đốt sẽ diễn ra trong điều kiện có ít oxi hơn và làm giảm quá
trình oxi hóa nitơ trong không khí thành NOx.
Xử lý khí thải bằng chất xúc tác. Trong quá trình này người ta cho ammonia tác dụng
với NO trong một buồng xúc tác.
4NO + 4 NH3 + O2 → 4N2 + 6 H2O
2NO2 + 4 NH3 + O2 → 3N2 + 6 H2O

b/ Biện pháp quản lí nguồn ô nhiễm:
Một điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ô nhiễm, áp dụng ở khu vực xung quanh
những cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mưa axit trên diện rộng. Do các nhà máy buộc
phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường địa phương, các hóa chất gây mưa
axit đã lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn kilomet khỏi nguồn. Để hạn chế lượng khí
thải thì cần phải xử lý nhiên liệu, khoáng sản… trước trong và ngay khi xử dụng bằng các phương
pháp hóa học như: phương pháp lọc ướt, lọc khô… điều quan trọng là phải sử dụng các biện pháp
này phù hợp với từng loại khí thải sao cho khoa học, không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Trang 10


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

c/ Các giải pháp ngăn ngừa mưa axit:
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa phát tán SOx và NOx

vào khí quyển.
- Đổi mới công nghệ để giảm lượng khí thải SO2 từ các nhà máy nhiệt điện xuống còn 7,84 tỷ
tấn năm 2020 bằng cách lắp đặt các thiết bị khử và hấp phụ SOx và NOx.
- Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ có
trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng.
- Đối với các phương tiện giao thông, tiến hành cải tiến các động cơ theo các tiêu chuẩn
EURO để đốt hoàn toàn nhiên liệu, gắn hộp xúc tác để khử NOx (DeNOx) và SOx nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất lượng khí thải ra.
- Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như hiđro, sử
dụng các loại năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
- Những cơn mưa đầu mùa có nguy cơ chứa nhiều chất bẩn nhất, trong đó có các axit H2SO4,
HNO3 … Do đó, chúng ta không nên hứng nước mưa đầu mùa để sinh hoạt.
 Bên cạnh đó nhà nước luôn cần có chương trình giáo dục tuyên truyền người dân có ý thức
trong việc bảo vệ môi trường.

Ảnh: Tuyên truyền giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi
trường.
Trang 11


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

 Các cá nhân cũng có thể giúp ngăn chặn mưa axit bằng cách tiết kiệm năng lượng. Những
người sử dụng điện ít hơn trong nhà của họ, càng ít các nhà máy điện sẽ phát ra các hóa chất.
Phương tiện đi lại cũng là người sử dụng nhiên liệu hóa thạch lớn, vì vậy trình điều khiển có thể
giảm lượng khí thải bằng cách sử dụng giao thông công cộng, đi chung xe, đi xe đạp, hoặc chỉ đơn
giản là đi bất cứ nơi nào có thể.


Ảnh: Đi xe đạp vừa giảm thiểu lượng khí thải vừa có lợi cho sức khỏe.

'

Ảnh: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

- Tình hình nghiên cứu ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương:
Hành Trung là một vùng nông thôn nghèo khó thuộc huyện Nghĩa Hành. Trong năm 2013,
việc thu gom và xử lí rác thải ở đây rất thấp vì công việc chính của người dân nơi đây là làm nông.
Các bạn học sinh cũng vậy, ngoài giờ học, các bạn còn phụ giúp bố mẹ rất nhiều. Nên việc thu

Trang 12


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

gom và xử lí rác thải là việc làm rất khó khăn. Qua việc khảo sát cách xử lí rác thải của 200 hộ
dân năm 2013 cho thấy:
Cách xử lí rác thải
Số lượng (người)
Tỉ lệ (%)
Vứt rác ở gần nhà
110
55%
Đào hố chôn, đốt
80
40%
Tái chế sản phẩm

10
5%
Tổng
200
100%

Ảnh: Tình hình rác thải trên địa bàn xã Hành Trung.

Ảnh: Cách xử lí rác thải của người dân.
Trang 13


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

Sau khi tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường ở Trường và vận động các bạn về tuyên
truyền sâu rộng đến với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. Sau một thời gian
tuy chưa dài song cũng thu lại kết quả rất khả quan mà người dân Hành Trung nói chung và các
bạn học sinh nói riêng đã xử lí tốt nguồn rác thải.
Kết quả kiểm tra lại:
Cách xử lí rác thải
Vứt rác ở gần nhà
Đào hố chôn, đốt
Tái chế sản phẩm
Tổng

Số lượng (người)
20
20

160
200

Tỉ lệ (%)
10%
10%
80%
100%

- Kết luận:
 Mưa axit gây ra rất nhiều tác hại đến cuộc sống, vì thế nhiệm vụ giảm thiểu mưa axit vô
cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhiệm vụ này lại gặp nhiều khó khăn mặc dù nhiều nước đã rất cố gắng
áp dụng các biện pháp giảm thiểu như tăng cường nghiên cứu và giám sát, khống chế việc thải các
chất khí có chứa axit, trồng cây gây rừng v.v… nhưng mưa axit vẫn rất khó chặn. Bước vào thế kỉ
XXI, tình hình có khả năng xấu hơn. Cuộc đấu tranh của loài người ngăn chặn thảm họa do chính
mình gây ra là vô cùng cấp thiết. Và một trong những bước đầu tiên đó là tự đặt trách nhiệm tìm
ra những việc mình cần phải làm. Tiết kiệm là những việc phải làm đầu tiên hiện nay.
 Ý thức tiết kiệm phải được giáo dục đến tất cả mọi người và được áp dụng thực tế.
Những thiết bị không dùng đến thì nên tắt đi như: đèn, quạt… giảm sử dụng xe hơi, thay bằng các
phương tiện giao thông công cộng… từ đó lượng điện tiêu thụ sẽ ít đi, các động cơ hoạt động ít đi
thì lương khí thải NOX, SOX cũng ít đi, từ đó lượng mưa axit cũng giảm đi đáng kể. Những việc
nhỏ mà tất cả mọi người làm sẽ tạo ra một hiệu quả vô cùng to lớn đối với việc bảo vệ môi trường
sống xung quanh chúng ta.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
- Sử dụng các tư liệu tham khảo sau:
a/ Sách giáo khoa cấp THCS các môn: Toán, Văn, Sinh, Lí, Hóa, Âm nhạc, Công dân,... và
một số tư liệu sách, báo khác.
b/ Các trang mạng xã hội:
+ Thái nguyên: />+ Wikipedia: />+ Genk.vn: />+ KhoaHoc.TV: />- Các phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp đề nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyền, đề nghị nhà trường, gia đình.

+ Phương pháp tuyên truyền: tuyên truyền trên mạng, tuyên truyền tại trường, lớp, địa
phương.
+ Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: soạn nội dung tuyên truyền, sử dụng mạng
internet để tuyên truyền.
+ Phương pháp trực quan (chụp hình ảnh hoạt động để tuyên truyền)
+ Phương pháp hợp tác: cùng nhau đoàn kết hợp tác, chia sẻ để thực hiện và tuyên truyền.
- Tiến trình thực hiện:
Từ tình huống những thắc mắc của các bạn Tấn và Duẩn và cũng từ yêu cầu của cuộc thi vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, em đã có ý tưởng giải quyết vấn
đề thực tế này phụ hợp với lứa tuổi và điều kiện hiện tại của em:

Trang 14


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

+ Hoạt động 1: Tìm một số sách, báo chí, tài liệu,... tại thư viện trường và một số nhà sách,
thư viện Huyện,...
+ Hoạt động 2: Tham mưu với thầy cô về kiến thức một số môn học liên quan đến vấn đề
cần giải quyết và tiến hành làm một số thí nghiêm đơn giản.
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin trên các trang mạng xã hội, xử lí, chọn lọc và hình thành
các ý chính.
+ Hoạt động 4: Dựa trên cơ sở thông tin, kiến thức đã tìm hiểu được, tiến hành điều tra,
khảo sát thực tế chủ yếu về nguyên nhân hình thành mưa axit và liên hệ đến địa phương, thống kê
một số tác nhân chính có nguy cơ dẫn đến mưa axit và tình hình nhận thức của người dân.
+ Hoạt động 5: Thiết kế bài tuyên truyền bằng phần mềm Microsoft Powerpoint mang tựa
đề: "Cùng nhau tìm hiểu về mưa axit - Chung tay bảo vệ môi trường" và tham mưu với Nhà
trường cho tuyên truyền tại các lớp khác trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.

+ Hoạt động 6: Vận động các bạn về tuyên truyền với gia đình và mọi người có ý thức bảo
vệ môi trường nói chung và giảm thiểu các nguyên nhân có nguy cơ hình thành nên mưa axit như
không đốt rác bừa bãi, hạn chế việc phun thuốc trừ sâu, hạn chế đi xe máy để giảm bớt lượng khí
thải thải vào môi trường,...
+ Hoạt động 7: Tích cực tham gia các hoạt động lao động vệ sinh sân trường, lao động
chăm sóc "Đoạn đường em chăm" và phân loại rác để xe rác thu gom và đổ tại các bãi rác, hạn
chế việc đốt rác tại nhà, tích cực hơn trong việc đi xe đạp vì môi trường, tiết kiệm năng lượng,...
+ Hoạt động 8: Vận động các bạn tham sáng tác thơ, văn, vẽ tranh cổ động để tuyên truyền
cho mọi người về ý thức bảo vệ môi trường, tham gia các phong trào sáng tạo khoa học kĩ thuật
như tái chế rác thải thành những vật dụng có ích cho cuộc sống,...
+ Hoạt động 9: Lập một trang web Thiếu nhi chung tay bảo vệ môi trường đăng bài, ảnh,... mà em và các bạn đã thực hiện để chia sẻ
với mọi người những thông điệp môi trường qua nhiều chuyên mục với những Tin tức, Hình ảnh,
Sáng tác, Câu hỏi tình huống,... xoay quanh vấn đề nguyên nhân, quá trình hình thành, tác động,
biện pháp,... nói riêng và thực trạng, biện pháp bảo vệ môi trường nói chung. Và sẽ dần dần nâng
cấp để có được số người truy cập chia sẻ ngày càng tăng nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cộng
đồng.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Đây là một vấn đề thường thấy trong cuộc sống và khó giải quyết tận gốc và cũng khó thống
kê được kết quả cụ thể. Tuy nhiên, khi thực hiện những giải pháp này, chúng ta sẽ nâng cao ý thức
của mọi người trong việc khắc phục và phòng chống các nguyên nhân dẫn đến mưa axit nói riêng
và bảo vệ môi trường - bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta nói chung.
- Sau khi các cơ quan có thẩm quyền thuộc các cấp của nhà nước giải quyết tình huống bằng
các giải pháp nêu trên thì mợi người, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề ở mọi vùng miền sẽ hiểu sâu
hơn về tác hại của mưa axit và sự ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu để có ý
thức giảm thiểu tác hại của nó. Môi trường sẽ sạch đẹp hơn.
- Chúng ta thực thi các giải pháp sẽ hiểu sâu hơn về kiến thức các môn học khác nhau và tăng
kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở và thực tế đời sống.
- Việc làm này cũng giúp chúng ta có kĩ năng sống: hợp tác, đoàn kết, trình bày, ra quyết định,
chia sẻ và trở thành những tuyên truyền viên giỏi, có kinh nghiệm.
- Tuổi thơ có được một sân chơi giao lưu lành mạnh bổ ích trên trang mạng cộng đồng. Đồng

thời qua đó chúng ta biết ứng dụng công nghệ thông tin mạng vào đời sống một cách thiết thực,
hiệu quả.
- Qua việc sáng tác về chủ đề rèn khả năng học văn qua việc biết phát huy khả năng về sáng
tác thơ, văn, ca dao… vào việc làm hữu ích. Việc làm này sẽ tạo nên tác động lớn đến nhận thức
của tất cả mọi người để từ đó chúng ta sẽ biến nhận thức thành hành động cụ thể.
- Một ý nghĩa không thể có kết quả bằng những con số nhưng có thể khẳng định được. Đó là:
Tuổi thơ rèn luyện trở thành những con người biết sống vì mọi người “Sống là cho đâu chỉ nhận
riêng mình” (Tố Hữu).

Trang 15


Bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Mưa axit

- Vì một ngày mai của quê hương đất nước và vì sự tồn tại của nhân loại, mong rằng hành
động: “Chung tay bảo vệ môi trường” sẽ được đồng tình, nhân rộng và sẽ đem đến những hiệu quả
trước mắt và lâu dài. Các bạn ơi, hãy chung tay vì “Môi trường xanh - sạch - đẹp”, vì “Ngôi nhà
chung” của chúng ta các bạn nhé!

_________________________ Heát _________________________

Trang 16



×