Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIỆN TÌNH HÌNH Ô NHIỄM TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NAM TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI
THIỆN TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM TẠI KHU CƠNG NGHIỆP
NAM TÂN UN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

ĐẶNG HỒNG THẢO

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu thực trạng
và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình ơ nhiễm tại khu cơng nghiệp Nam Tân Un,
tỉnh Bình Dương” do Đặng Hồng Thảo, sinh viên khóa 31, chuyên ngành kinh tế tài
nguyên môi trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày______________.

LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


_______________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_______________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả như ngày hơm nay, đầu tiên con xin chân thành cảm ơn Cha
Mẹ, người đã nuôi dạy và cho con trưởng thành như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
cùng các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tơi
trong q trình học tại trường.
Tơi xin gởi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến Thầy Lê Quang
Thơng, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu đề
tài.

Xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị tại Phịng Tài ngun và Mơi
trường huyện Tân Un, tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những
thông tin, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn và gửi những tình cảm chân thành đến những bạn bè
ln động viên, hỗ trợ tôi trong những năm học tại giảng đường.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Đặng Hồng Thảo


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG HỒNG THẢO. Tháng 07 năm 2009. “Nghiên Cứu Thực Trạng và Đề
Xuất Giải Pháp Cải Thiện Tình Hình Ơ Nhiễm Tại Khu Cơng Nghiệp Nam Tân
Un, Tỉnh Bình Dương”.
DANG HONG THAO. July 2009. “Study On Current Situation and
Solution to Improve Pollution in Nam Tan Uyen Industrial Zones, Binh Duong
Province”.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng trên cơ sở đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế là điều cần thiết và cấp bách đối với đất nước đạng trên đà
phát triển, song những tác động tiêu cực của nó đến với môi trường là rất lớn và nếu
không xử lý tốt thì đó cũng là một trong những tác nhân gây cản trở sự phát triển kinh
tế.
Đề tài tìm hiểu về nguyên nhân ô nhiễm trên cơ sở khảo sát khu cơng nghiệp
Nam Tân Un và phân tích số liệu điều tra 55 hộ sống xung quanh khu cơng nghiệp.
Phân tích tình trạng ơ nhiễm khơng khí, nước mặt, nước ngầm, chất thải rắn, nước thải
sản xuất của một số công ty trong KCN, công tác quản lý môi trường của KCN nói
riêng cũng như của tỉnh Bình Dương nói chung. Từ đó đề xuất các biện pháp để khắc
phục ơ nhiễm.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Quy hoạch và phát triển công nghiệp Bình Dương

4

2.1.1. Các khu cơng nghiệp

4

2.1.2. Các cụm cơng nghiệp


4

2.1.3. Luận chứng phát triển theo lãnh thổ

5

2.2. Giới thiệu tổng quan KCN Nam Tân Uyên

6

2.2.1. Những thuận lợi khi đầu tư vào KCN Nam Tân Uyên

7

2.2.2. Văn bản pháp luật

8

2.2.3. Cơ sở hạ tầng

8

2.2.4. Điều kiện tự nhiên

8

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các khái niệm


10
10

3.1.1. Khu Cơng Nghiệp

10

3.1.2. Các lợi ích phát triển khu cơng nghiệp

10

3.1.3. Các vấn đề môi trường của khu công nghiệp

10

3.2. Cơ sở lý luận

11

3.2.1. Phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát
v

11


3.2.2. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường nước của Việt Nam

12

3.2.3. Chọn lựa chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm


16

3.2.4. Phương pháp đánh giá, phân loại cơ sở gây ô nhiễm

20

3.3. Cơ sở pháp lý

21

3.4. Phương pháp nghiên cứu

22

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

22

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

22

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Hiện trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí tại KCN Nam Tân Un

23


4.1.1. Các nguồn gây ơ nhiễm chính

23

4.1.2. Kết quả giám sát và nhận xét

23

4.2. Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm tại KCN

28

4.3. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt tại KCN

29

4.4. Hiện trạng ô nhiễm nước thải tại KCN

29

4.4.1. Các nguồn phát sinh

29

4.4.2. Mức độ ô nhiễm của một số công ty trong KCN Nam Tân Uyên 30
4.4.3. Đánh giá chung

39


4.5. Hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn tại KCN

41

4.6. Nhận thức của người dân từ kết quả điều tra

44

4.6.1. Vấn đề mơi trường dưới sự nhìn nhận của người dân

44

4.6.2. Đánh giá của người dân về công tác quản lý môi trường

46

4.7. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khu công nghiệp

49

4.7.1. Hạn chế và yếu kém về phương cách quản lý của KCN

49

4.7.2. Luật bảo vệ môi trường cịn bất cập

50

4.7.3. Khó khăn trong cơng tác quản lý


51

4.7.4. Hiệu lực thi hành yếu

52

4.8. Đề xuất giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm đối với KCN

53

4.8.1. Hồn thiện chính sách quản lý mơi trường KCN tỉnh Bình Dương 53
4.8.2. Tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ môi trường địa phương 55
4.8.3. Tăng cường năng lực giám sát chất lượng mơi trường KCN

56

4.8.4. Áp dụng mơ hình sản xuất sạch hơn trong KCN Nam Tân Uyên 57
vi


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1. Kết luận

58

5.2. Kiến nghị


59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN

Khu công nghiệp

CCN

Cụm công nghiệp

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường


BVMT

Bảo vệ môi trường

NMXLNT

Nhà máy xử lý nước thải

 
 
 
 
 

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Bảng 2.1. Tốc Độ Tăng Trưởng Công Nghiệp và Cơ Cấu Cơng Nghiệp Theo Lãnh
5

Thổ Bình Dương Đến Năm 2020

Bảng 2.2. Khoảng Cách và Thời Gian Di Chuyển Từ Khu Công Nghiệp Nam Tân
9

Uyên Đến Các Nơi
Bảng 3.1. Giá Trị Hệ Số Kq Đối Với Nước Sông


14

Bảng 3.2. Giá Trị Hệ Số Kq Đối Với Nước Hồ

14

Bảng 3.3. Giá Trị Hệ Số Kf

15

Bảng 3.4. Các Thông Số Ô Nhiễm Thêm Vào và Bỏ Đi

15

Bảng 3.5. Cơ Sở Pháp Lý về Bảo Vệ Môi Trường

21

Bảng 4.1. Kết Quả Chất Lượng Khơng Khí Tại Các Điểm Đo Đạc

23

Bảng 4.2. Kết Quả Tiếng Ồn Tại Các Vị Trí Giám Sát

26

Bảng 4.3: Kết Quả Phân Tích Nước Ngầm

28


Bảng 4.4. Kết Quả Phân Tích Nước Mặt

29

Bảng 4.5. Kết Quả Phân Tích Mẫu Nước Thải Tại Nhà Máy Xử Lý Nước KCN

30

Bảng 4.6. Kết Quả Phân Tích Nước Thải Tại Cơng Ty PROSH SÀI GỊN

32

Bảng 4.7. Kết Quả Phân Tích Nước Thải Tại Cơng Ty Giấy Hưng Thịnh

33

Bảng 4.8. Kết Quả Phân Tích Nước Thải Tại Công Ty TNHH Á Mỹ Gia

34

Bảng 4.9. Kết Quả Phân Tích Nước Thải Của Cơng Ty Cổ Phần Tân Tấn Lộc

35

Bảng 4.10. Kết Quả Phân Tích Nước Thải Của Cơng Ty Hóa Nơng Lúa Vàng

36

Bảng 4.11. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Thải Của Cơng Ty TNHH TM-DV

37

Môi Trường Việt Xanh

Bảng 4.12. Loại Ngành Sản Xuất Ơ Nhiễm Nghiêm Trọng Có Thơng Số Vượt Quy
Định của KCN Nam Tân Un

39

Bảng 4.13. Các Thơng Số Ơ Nhiễm của các Cơ Sở Sản Xuất trong KCN NTU

40

Bảng 4.14. Số Lần Vượt của các Thơng Số Ơ Nhiễm Trong Nước Thải của các Cơ Sở
Sản Xuất trong KCN Nam Tân Uyên

40

Bảng 4.15. Xếp Hạng Mức Độ Ô Nhiễm Các Cơ Sở Sản Xuất Trong KCN

41

Bảng 4.16. Nhận Xét Của Người Dân Trong Khu Vực Về Vấn Đề Ô Nhiễm

44

Bảng 4.17. Đánh Giá Tác Hại Của Ô Nhiễm Tới Sức Khỏe Người Dân

44


ix


Bảng 4.18. Đánh Giá Tác Hại Của Ô Nhiễm Tới Hoạt Động Kinh Doanh

45

Bảng 4.19. Nhận Xét Của Người Dân Về Cơng Tác Quản Lý Mơi Trường

46

Bảng 4.20. Phí BVMT Đối Với Nước Thải Công Nghiệp Tại Việt Nam

53

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cổng Trung Tâm Điều Hành Ban Quản Lý KCN



Hình 2.2. Bản Đồ Khu Cơng Nghiệp Nam Tân Uyên

7

Hình 4.1. Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Quan Trắc Về Hàm Lượng Bụi Tại KCN Nam
24 

Tân Uyên Với TCVN 5937:2005

Hình 4.2. Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Quan Trắc Về Nồng Độ CO Trong KCN Nam
24 

Tân Uyên Với TCVN 5937:2005

Hình 4.3. Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Quan Trắc Về Nồng Độ SO2 Trong KCN Nam
25 

Tân Uyên Với TCVN 5937:2005

Hình 4.4. Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Quan Trắc Về Nồng Độ NO2 Trong KCN Nam

26 

Tân Uyên Với TCVN 5937:2005

Hình 4.5. Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Quan Trắc Về Tiếng Ồn Tại KCN Nam Tân Uyên
27 

Với TCVN 5949:1998

Hình 4.6. Biểu Đồ So Sánh Chất Lượng Nước Thải Công Ty Cổ Phần KCN Nam Tân
31

Uyên Với TCVN 5945:2005

Hình 4.7. Biểu Đồ So Sánh Chất Lượng Nước Thải Cơng Ty TNHH Prosh Sài Gịn
32

Với TCVN

Hình 4.8. Biểu Đồ So Sánh Chất Lượng Nước Thải Công Ty TNHH Giấy Hưng Thịnh
33 

Với TCVN

Hình 4.9. Biểu Đồ So Sánh Chất Lượng Nước Thải Của Cơng Ty Á Mỹ Gia Với
34 

TCVN

Hình 4.10. Biểu Đồ So Sánh Chất Lượng Nước Thải Công Ty Cổ Phần Tân Tấn Lộc

35 

So Với TCVN

Hình 4.11. Biểu Đồ So Sánh Chất Lượng Nước Thải Cơng Ty TNHH Hóa Nơng Lúa
36 

Vàng Với TCVN

Hình 4.12. Biểu Đồ So Sánh Chất Lượng Nước Thải Công Ty TNHH TM-DV Môi
38 

Trường Việt Xanh

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi
Phụ lục 2. Hình ảnh của dịng suối và mương thốt nước gần KCN
Phụ lục 3. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung ở khu công
nghiệp Nam Tân Uyên
Phụ lục 4. Tiêu chuẩn môi trường nước thải công nghiệp (TCVN 5945:2005)
Phụ lục 5. Tiêu chuẩn mơi trường chất lượng khơng khí xung quan (TCVN
5937:2005)
Phụ lục 6. Tiêu chuẩn môi trường tiếng ồn khu vực cộng đồng và dân cư
Phụ lục 7. Giá trị giới hạn của các thông sô chất lượng nước ngầm theo QCVN
09:2008/BTNMT
Phụ lục 8. Giá trị giới hạn của các thông sô chất lượng nước mặt theo QCVN
08:2008/BTNMT

Phụ lục 9. Các thông số tham khảo về ô nhiễm của một số ngành công nghiệp

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề:
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơng cuộc đổi mới đất nước trong

những năm vừa qua đã đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, nâng
cao đáng kể đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những phát triển về đời sống,
kinh tế, xã hội cũng nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường thiên nhiên và môi trường
sống của cộng đồng. Sự suy thối về mơi trường là vấn đề đã được cảnh báo và được
sự quan tâm của xã hội. Song đó vẫn là điều đáng lo ngại trong quá trình CNH-HĐH
và phát triển kinh tế ở nước ta. Với sự mở rộng về quy mô và tăng mật độ các khu
công nghiệp, đồng thời với việc áp dụng nhiều cơng nghệ mới và nhiều hóa chất trong
sản xuất nông nghiệp đang phát sinh nhiều thách thức mới trong việc bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững.
Việc phát triển của Khu công nghiệp và Khu chế xuất là hoàn toàn phù hợp với
chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước nước ta nhằm đẩy
mạnh sự nghiệp CNH_HĐH đất nước, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội
thời kỳ 2001-2010. Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động. Hiện có hơn 40 vạn lao động trực tiếp và 30 vạn lao động gián tiếp
làm việc tại các khu công nghiệp. Số lao động này tập trung tại các địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương là chủ yếu.
Các dự án đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là các dự án sản

xuất hàng hóa, có tỷ lệ xuất khẩu cao, do đó đã góp phần quan trọng trong việc chuyển
dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Tuy nhiên, việc thành lập quá nhiều khu
công nghiệp ở một số vùng trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế nên chưa đảm
bảo được kết cấu hạ tầng kỹ thuật và chưa tính đến ảnh hưởng của tốc độ đơ thị hóa


nên hậu quả là vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề bức xúc đặt ra ở các địa
phương có khu cơng nghiệp và khu chế xuất.
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, là động lực phát triển kinh tế
phía Nam cả nước. Tính đến năm 2020 Bình Dương sẽ có 25 khu cơng nghiệp với quy
mơ lớn hoạt động, do đó cũng khơng thể tránh khỏi tình trạng ơ nhiễm mơi trường đặt
biệt là ơ nhiễm môi trường nước thải. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của q trình
cơng nghiệp hố đất nước, chất thải ở những khu cơng nghiệp Bình Dương cũng đang
gia tăng về khối lượng, đa dạng hơn về chủng loại, địi hỏi phải có nhận thức đúng đắn
và đầu tư thích đáng cho vấn đề xử lý. Xuất phát từ những luận điểm trên nên tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện
tình hình ơ nhiễm của khu cơng nghiệp Nam Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình ơ nhiễm của khu
cơng nghiệp Nam Tân Uyên của tỉnh Bình Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
y Đánh giá hiện trạng môi trường tại KCN Nam Tân Un, tỉnh Bình Dương.
y Phân tích cơng tác quản lý môi trường của KCN Nam Tân Uyên.
y Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý
môi trường cho KCN Nam Tân Uyên nói riêng và cho các KCN trên địa bàn tỉnh Bình
Dương nói chung.

1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian: KCN Nam Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thời gian: từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009.

1.4.

Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu. Chương này nêu lên lý do của việc chọn vấn đề nghiên

cứu, mục tiêu cũng như phạm vi của đề tài.
Chương 2: Tổng quan. Mô tả tổng quan về quy hoạch và phát triển cơng
nghiệp ở Bình Dương; giới thiệu tổng quan về khu cơng nghiệp Nam Tân Un, tỉnh
Bình Dương.

2


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần nội dung nghiên cứu
trình bày các khái niệm về khu cơng nghiệp, phương pháp mệnh lệnh và kiểm sốt, hệ
thống tiêu chuẩn về môi trường nước của Việt Nam, chọn lựa chỉ tiêu đánh giá mức độ
ô nhiễm, phương pháp đánh giá phân loại cơ sở gây ô nhiễm, cơ sở pháp lý. Phần
phương pháp nghiên cứu trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong đề tài gồm phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp, phương pháp
thống kê so sánh.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Tiến hành phân tích tình trạng ơ nhiễm khơng
khí, nước mặt, nước ngầm, nước thải sản xuất của một số công ty và chất thải rắn tại
KCN Nam Tân Uyên, ý kiến của người dân về vấn đề môi trường thu được kết quả
điều tra, các chính sách mà nhà nước đã áp dụng trong việc quản lý ơ nhiễm, từ đó đưa

ra các giải pháp, chính sách hợp lý cho việc quản lý ơ nhiễm ở KCN Nam Tân Uyên
nói riêng và các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, đưa ra các giải pháp khắc phục ô nhiễm,
hướng tới sự phát triển bền vững.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quy hoạch và phát triển công nghiệp Bình Dương
2.1.1. Các khu cơng nghiệp
Đến năm 2010 và dự kiến đến năm 2020 tổng diện tích của các KCN sẽ vào
khoảng 13000 ha, gồm 25 KCN và các KCN nằm trong khu liên hợp cơng nghiệp-dịch
vụ-đơ thị Bình Dương. Trong huyện Dĩ An có 6 KCN, với diện tích 753 ha, huyện
Thuận An có 3 KCN với diện tích 667 ha, huyện Bến Cát có 9 KCN với diện tích 3679
ha, huyện Tân Un có 5 KCN với diện tích 2414 ha, huyện Dầu Tiếng có 1 KCN, với
diện tích 270 ha, huyện Phú Giáo có 1 KCN với diện tích 220 ha. Liên hợp cơng
nghiệp-dịch vụ-đơ thị Bình Dương nằm tại thị xã Thủ Dầu Một, một phần ở Bến Cát
và Tân Uyên.
Định hướng phát triển các khu, cụm cơng nghiệp theo hướng tập trung, hồn
thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, củng cố các phân khu chức năng trong từng KCN. Đầu
tư đồng bộ cho sản xuất, dịch vụ và nhà ở trong và ngoài KCN. Phân bố KCN tập
trung và các cụm công nghiệp mới ở các huyện: Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng và
Phú Giáo. Củng cố, nghiên cứu kĩ khi mở rộng các KCN mới và hồn chỉnh các KCN
hiện có, nâng cao hiệu quả đầu tư, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
trong các KCN.
2.1.2. Các cụm công nghiệp
Các cụm cơng nghiệp được phát triển ngồi KCN, là điều kiện để phát triển

cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nơng thơn. Do đó, bên cạnh các KCN cần định hướng
phát triển CCN phù hợp với bước đi và trình độ phát triển công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn.
Đến năm 2020, diện tích các CCN có 3433 ha, tập trung ở 23 CCN ở các huyện.
Huyện Dĩ An có 2 cụm với diện tích khoảng 115 ha, huyện Thuận An có 4 cụm với


diện tích khoảng 369 ha, huyện Bến Cát có 6 cụm với diện tích khoảng 557 ha, huyện
Tân Un có 7 cụm với diện tích khoảng 2212 ha, huyện Dầu Tiếng có 2 cụm với diện
tích khoảng 100 ha, huyện Phú Giáo có 1 cụm với diện tích khoảng 50 ha, Thị xã Thủ
Dầu Một có 1 cụm với diện tích khoảng 30 ha.
Ngồi ra trong giai đoạn 2006-2015 liên hợp cơng nghiệp-dịch vụ-đơ thị Bình
Dương sẽ được xây dựng trong quá trình mở rộng Thị xã Thủ Dầu Một về phía ĐơngBắc với tổng diện tích 4196 ha. Trong đó dự kiến diện tích phát triển cơng nghiệp vào
khoảng 1775 ha, trong đó dành khoảng 350 ha phát triển khu công nghệ cao.
2.1.3. Luận chứng phát triển theo lãnh thổ
Đến năm 2020, Bình Dương trở thành đơ thị loại I, thành phố trực thuộc trung
ương. Dự báo đến năm 2020 dân số khoảng 2 triệu người, nội thị khoảng trên
1.240.000 người, ngoại thị trên 760.000 người. Không gian thành phố Bình Dương sẽ
kết nối với khơng gian TP.Hồ Chí Minh và TP.Biên Hịa tạo thành khu đơ thị lớn phía
Nam của cả nước. Dự kiến Bình Dương sẽ có 6 quận nội thành và 4 huyện ngoại
thành. Định hướng phát triển công nghiệp sẽ như bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Tốc Độ Tăng Trưởng Công Nghiệp và Cơ Cấu Công Nghiệp Theo Lãnh
Thổ Bình Dương Đến Năm 2020
Tăng trưởng (%/năm)

A/ Khu trung tâm đô thị

Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ (%)

2001-


2006-

2011-

2000

2005

2010

2020

2005

2010

2020

36.26

22.15

8.62

95.30

98.20

98.26


97.02

8.11

12.00

10.00

12.64

4.09

2.67

2.97

1.

Thủ Dầu Một

2.

Thuận An

38.57

19.00

6.00


38.81

43.49

38.42

29.52

3.

Dĩ An

39.09

18.00

6.00

34.45

3.934

33.31

25.60

4.

Bến Cát


35.14

45.00

14.00

5.34

5.28

12.53

19.93

5.

Tân Uyên

46.37

40.00

14.00

4.07

6.00

11.94


18.99

B/ Các huyện ngoại thành

11.77

20.00

15.42

4.70

1.80

1.66

2.98

6.

Dầu Tiếng

7.11

20.00

14.00

3.23


1.00

0.92

1.46

7.

Phú Giáo

19.93

22.00

17.00

1.47

0.80

0.74

1.52

22.00

8.27

100


100

100

100

Tổng

Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnh Bình Dương
Trong giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng công nghiệp sẽ cao ở 2 huyện
công nghiệp được chuyển đến là Bến Cát và Tân Uyên. Thuận An và Dĩ An cùng các
huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo có tốc độ phát triển công nghiệp gần tương đương vào
5


khoảng 18 – 20%/năm. Tỉ trọng công nghiệp ở 2 huyện Bến Cát và Tân Uyên sẽ tăng
nhanh, tỉ trọng các huyện, thị xã còn lại sẽ giảm dần. Đến năm 2020 khu vực trung tâm
đơ thị Bình Dương gồm 5 huyện, thị xã sẽ chiếm khoảng 97% tổng giá trị sản xuất
công nghiệp trên địa bàn. Hai huyện vùng xa là Phú Giáo và Dầu Tiếng chiếm phần
còn lại.
2.2. Giới thiệu tổng quan KCN Nam Tân Uyên
Hình 2.1. Cổng Trung Tâm Điều Hành Ban Quản Lý KCN

Nguồn: Ban quản lý KCN Nam Tân Uyên
Tên dự án: Dự án Đầu tư và Kinh doanh Hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp số 1
Nam Tân Un
Tổng diện tích : Tồn khu cơng nghiệp Nam Tân Un có diện tích là 500 ha,
giai đoạn 1 sẽ triển khai 365 ha đất công nghiệp với tên khu công nghiệp số 1 Nam
Tân Uyên.

Địa điểm: Nông trường đội 1 – Nông trường Hội Nghĩa Cơng ty Cao su Phước
Hồ, Xã Khánh Bình, Huyện Tân Un Tỉnh Bình Dương.
Khu cơng nghiệp Nam Tân Un đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp trong và
ngoài nước vào đầu tư sản xuất, kinh doanh và phát triển đa dạng các ngành nghề như:
may mặc, điện tử, cơ khí, nhựa, gia công mỹ nghệ…
6


Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên là doanh nghiệp quốc doanh
đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hiên nay cơng ty đang quản lý diện tích vườn cao
su 16924 ha được phân bố trên 7 nông trường thuộc địa bàn các huyện Tân Uyên, Phú
Giáo và Bến Cát.
Hình 2.2. Bản Đồ Khu Cơng Nghiệp Nam Tân Uyên

Nguồn: www.namtanuyen.com.vn
2.2.1. Những thuận lợi khi đầu tư vào KCN Nam Tân Uyên
Khu công nghiệp Nam Tân Uyên nằm ở vị trí trung tâm khu kinh tế của tỉnh
Bình Dương cũng như của Việt Nam, với tốc độ phát triển kinh tế cao nhất hiện nay và
trong những năm qua. Hiện nay, Chính Phủ Việt Nam đang tập trung đầu tư phát triển
ở tỉnh này, là nơi thuận tiện và nhanh chóng trong việc giao dịch kinh doanh tồn cầu
kể cả trong nước và nước ngồi. Ngồi ra, Khu Cơng Nghiệp cịn đầu tư xây dựng
trung tâm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, và chỗ ở cho các chun gia nước
ngồi. Bên cạnh đó cịn thu hút nguồn lao động dồi dào từ Thành Phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận : cả về công nghệ và đội ngũ cơng nhân trình độ kỹ thuật cao, đã được
huấn luyện đào tạo nhiều năm kinh nghiệm trong các ngành công nghiệp và quản lý
hoạt động kinh doanh. Khu cơng nghiệp Nam Tân Un thực hiện chính sách "một
cửa" phục vụ nhanh chóng và hiệu quả các dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
như : bưu điện, hải quan, nhà kho, nhà xưởng và ngân hàng. Song, KCN cịn áp dụng
chính sách giá cho th đất ưu đãi, hợp lý và hấp dẫn, chính sách thuế ưu đãi với các
7



dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngồi.
2.2.2. Văn bản pháp luật
Nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 của Chính phủ ban hành Quy chế KCN,
KCX, KNCN.
Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19-03-2003 của Chính phủ về việc sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết
thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định của chính phủ số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 quy
định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống điện 110/220 KV x 40 MVA.
Hệ thống chiếu sáng nội bộ khu công nghiệp được thiết kế ngầm.
Hệ thống nước sạch: Nhà máy nước Uyên Hưng với công suất 12.000 m3/ngày,
nhà máy nước của khu công nghiệp với công suất 17.000 m3/ngày.
Nhà máy xử lý nước thải với công suất 2000 m3/ngày
Bưu điện và hệ thống viễn thông với tổng đài 2.600 số
Hệ thống đường nhựa nội bộ với tải trọng H30, có đường nhựa rộng đến 16m.
2.2.4. Điều kiện tự nhiên:
Độ cao trung bình của đất : 32m so với mặt nước biển.
Khơng có động đất hay tác động của thiên tai như : bão tố hay lũ lụt.
Độ ẩm trung bình hàng năm : 84%.
Nhiệt độ trung bình hàng năm : 27,30C.
Lượng mưa trung bình hàng năm : 1,864 mm.
Độ nén của đất : 2 kg/cm2.
Năm 2007, Cơng ty đã hồn thành và đưa vào sử dụng hệ thống đường giao
thông trong KCN; các ngành điện, nước, bưu điện cũng đã lắp đặt hệ thống ống, dây
dẫn theo các tuyến đường đã hoàn thành của giai đoạn 1 KCN. Tổng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản đã thực hiện 87% kế hoạch đề ra.

Về công tác thu hút đầu tư, tính đến cuối tháng 1/2008, KCN Nam Tân Uyên đã
thu hút được 65 dự án trong và ngồi nước với tổng diện tích đất cho th là 146,6ha,
đạt tỷ lệ gần 73% diện tích đất thương phẩm; tổng vốn đầu tư của các dự án ước tính
8


1020 tỷ đồng và 160 triệu USD. Hiện đã có 23 dự án đã đi vào hoạt động, các dự án
còn lại đang triển khai xây dựng. Theo kế hoạch, trong năm 2008, KCN Nam Tân
Uyên triển khai xây dựng giai đoạn 2 và xin mở rộng KCN lên từ 300 đến 500ha.
Bảng 2.2. Khoảng Cách và Thời Gian Di Chuyển Từ Khu Công Nghiệp Nam Tân
Uyên Đến Các Nơi
Khoảng cách

Thời gian

Trung Tâm Thành Phố Hồ Chí Minh

30 km

50 min

Tân Cảng Sài Gòn

28 km

45 min

Cảng Sài Gòn

31 km


55 min

Phi Trường Tân Sơn Nhất

30 km

40 min

Cảng Container Quốc Tế Sóng Thần

14 km

15 min

Trung Tâm Tỉnh Bình Dương

10 km

15 min

Cảng Container Thạnh Phước

5 km

10 min

22 km

30 min


Trung Tâm Tỉnh Đồng Nai

Nguồn: www.namtanuyen.com.vn
Vị trí khu cơng nghiệp Nam Tân Un có những lợi thế về giao thông, tiếp cận
kỹ thuật, thi trường cũng như nguồn lao động chất lượng cao từ các tỉnh thành lân cận
đến đầu tư và phát triển.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Các khái niệm
3.1.1. Khu Cơng Nghiệp
Theo Nghị định của chính phủ về ban hành quy chế KCN, KCX, KCNC ngày
24.04.1997. “Khu công nghiệp” là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, khơng có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập. Trong khu cơng nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
3.1.2. Các lợi ích phát triển khu cơng nghiệp
Những khu cơng nghiệp được thiết kế và hoạt động hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi
ích cho xã hội, cho ngành cơng nghiệp và cho cả môi trường:
Đối với xã hội: Một khu công nghiệp được thiết kế hợp lý sẽ giúp cho việc lập
kế hoạch và nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng đất; mang lại tính kinh tế cho các
khoảng đầu tư phát triển hạ tầng công cộng; tạo điều kiện thuận lợi cho q trình cơng
nghiệp hóa và giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Đối với cơng nghiệp: các khu cơng nghiệp góp phần cải thiện những tác động
lên mơi trường, đem lại nhiều lợi ích cho giới doanh nghiệp như: giảm chi phí cho cơ

sở hạ tầng; giảm chi phí vận chuyển; tiết kiệm chi phí sản xuất do tính hiệu quả được
cải thiện; giảm rủi ro về mặt mơi trường; duy trì uy tín cho doanh nghiệp; giảm chi phí
xử lý chất thải.
3.1.3. Các vấn đề môi trường của khu công nghiệp
Mỗi khu công nghiệp bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với
nhiều ngành nghề khác nhau. Như bất cứ ngành nghề sản xuất nào khác, các KCN
cũng có các vấn đề mơi trường sức khỏe và an tồn của cộng đồng với mức độ ảnh
hưởng khác nhau về hủy hoại môi trường sống, hủy diệt các loài sinh vật, lan truyền ô


nhiễm khơng khí, nước thải, chất thải rắn, chất thải độc hại, tiếng ồn, phóng xạ, các
chất hóa học và nhiên liệu, biến đổi khí hậu. Nhận thức các tác động môi trường của
KCN gắn liền với các giai đoạn quy hoạch, xây dựng, phát triển và hoạt động của
chúng. Đánh giá sai các tác động môi trường khi chọn địa điểm xây dựng KCN và bố
trí doanh nghiệp cơng nghiệp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cộng đồng, căng thẳng
môi trường và các vấn đề xã hội khác.
Ở những KCN đã vào giai đoạn hoạt động tập trung nhiều doanh nghiệp công
nghiệp, nếu quản lý yếu kém thì hậu quả sẽ là ơ nhiễm khơng khí và nước, gây ùn tắc
giao thông, gây tiếng ồn trên mức cho phép và là mối nguy hiểm gây ra các sự cố công
nghiệp. Mức độ tập trung ngành nghề cơng nghiệp càng lớn thì càng tăng sự tích lũy
các tác động khơng khí, nước, đất, gây ra sự lan truyền ô nhiễm. Nếu một số ngành
nghề công nghiệp gần nhau có chất thải hóa học, các hóa chất này có thể phản ứng
hoặc lẫn với nhau, gây ra tác động tích lũy hoặc tổng hợp đối với mơi trường khu vực
và đời sống cộng đồng xung quanh. Tuy nhiên với điều kiện bố trí tập trung nhiều
doanh nghiệp cơng nghiệp trong một khu công nghiệp như vậy sẽ rất thuận lợi để
hoạch định và thực thi một dự án xử lý tác động môi trường chung, tiết kiệm đầu tư
hơn nhiều so với xử lý môi trường riêng lẻ, phân tán, thuận lợi hơn trong công tác
quản lý môi trường tổng thể.
3.2. Cơ sở lý luận
Việc kiểm sốt ơ nhiễm tại các KCN tập trung vào vấn đề quan trắc, chất lượng

nước và so sánh với tiêu chuẩn nên sử dụng phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát là
chủ yếu.
3.2.1. Phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát
Phương pháp mệnh lệnh và kiểm sốt đối với chính sách cơng là phương pháp
mà theo đó để có được những hành vi mong muốn từ góc độ xã hội, các nhà chính trị
chỉ cần quy định các hành vi đó trong luật và sử dụng bộ máy thực thi cần thiết - tịa
án, cơng an, hình phạt – để buộc mọi người tn theo luật. Đối với chính sách mơi
trường, phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát dựa vào nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau
nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Tinh thần của tiêu chuẩn là nếu như không
muốn người ta làm điều gì đó, cách đơn giản là thơng qua đạo luật làm cho điều đó trở
thành bất hợp pháp, và yêu cầu cơ quan chức năng phải thi hành pháp luật.
11


3.2.2. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường nước của Việt Nam
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. (Luật
bảo vệ môi trường 2005).
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường được xây dựng theo nguyên tắc chung là: phải
phù hợp với trình độ phát triển, phù hợp với hiện trạng nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu
quản lý Nhà nước về môi trường và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách bền
vững.
Hệ thống các tiêu chuẩn môi trường được ban hành bao gồm: tiêu chuẩn chất
lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn thải.
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh ngay sau khi được ban hành năm
1995 là TCVN 5942:1995 qui định chất lượng nước – tiêu chuẩn nước mặt cho đến
nay đã thực sự là căn cứ, chuẩn mực phục vụ cho công tác đánh giá tác động môi
trường, quan trắc đánh giá chất lượng mơi trường, kiểm sốt ơ nhiễm, thanh tra mơi

trường; số lượng các thông số được quy định trong tiêu chuẩn đã bao hàm hầu hết các
chất ơ nhiễm có trong môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng trên thực tế cho thấy hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng mơi trường xung quanh cần được rà sốt, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường nước ta và yêu cầu hội nhập với thế
giới theo hướng khắt khe và chặt chẽ hơn, bổ sung thêm nhiều thông số ô nhiễm mới.
b) Tiêu chuẩn thải
Tiêu chuẩn thải là các giới hạn cho phép về hàm lượng đối với các chất gây ơ
nhiễm có trong nước thải, khí thải v.v… xả ra môi trường. Tiêu chuẩn thải được xây
dựng nhằm phục vụ cho việc kiểm sốt các chất thải đưa vào mơi trường xung quanh
Tiêu chuẩn thải liên quan trực tiếp với tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh,
nơi tiếp nhận nguồn thải, và có mục đích bảo vệ mơi trường tiếp nhận nguồn thải
khơng bị ơ nhiễm. Vì vậy, tiêu chuẩn thải ở các địa bàn khác nhau cũng khác nhau.
Ngồi ra, tiêu chuẩn thải cịn phụ thuộc vào chính sách (ưu tiên hoặc hạn chế) của Nhà

12


nước trong đầu tư và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cùng một loại chất thải đối
với các ngành khác nhau có thể quy định giá trị tiêu chuẩn thải khác nhau.
Tiêu chuẩn thải được ban hành năm 1995 là 5945:1995 qui định nước thải công
nghiệp – tiêu chuẩn thải và sau đó căn cứ vào các tiêu chuẩn này, Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường (cũ) đã ban hành tiêu chuẩn thải năm 2001 và mới nhất là năm
2005 nhằm cụ thể hoá các tiêu chuẩn thải theo thải lượng, mơi trường tiếp nhận, mục
đích sử dụng đối với tiêu chuẩn nước thải.
c) Tiêu chuẩn môi trường 2005
Về cơ bản TCMT 2005 vẫn được dựa trên nguyên tắc lợi dụng khả năng tự làm
sạch của mơi trường (nguồn tiếp nhận); dựa vào độc tính học (chấp nhận được cho sức
khoẻ, sinh thái) của các tác nhân gây ô nhiễm và điều kiện kinh tế - xã hội hiện có ở
Việt Nam (khả năng của cơng nghệ sản xuất và công nghệ xử lý, khả năng chi phí của

nền kinh tế, mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường.v.v.), nghĩa là có phải có
sự "hài hồ" lẫn nhau.
Cơng thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp
Cmax= C x Kq x Kf
Trong đó:
Cmax (mg/l) là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải của cơ
sở sản xuất thải ra các vực nước.
C là giá trị nồng độ tối đa cho phép quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 5945:2005.
Kq là hệ số theo lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải.
Kf là hệ số lưu vực nguồn thải.
™ Giá trị hệ số Kq
Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận là vực nước sông được quy định như
sau:

13


×