Tải bản đầy đủ (.pdf) (276 trang)

Hướng dẫn môi trường, sức khỏe, an toàn ngành dầu mỏ, khai thác dầu mỏ, dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 276 trang )

Hướng dẫn
Mơi trường - Sức khỏe - An Tồn (EHS)
Ngành Dầu mỏ, Khai thác Dầu mỏ, Năng lượng



Hướng dẫn
Mơi trường - Sức khỏe - An Tồn (EHS)
Ngành Dầu mỏ, Khai thác Dầu mỏ, Năng lượng



Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
NGÀNH DẦU MỎ, KHAI THÁC DẦU MỎ,
NĂNG LƯỢNG

MỤC LỤC
Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khoẻ và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỊNG …………….………………………………………....

Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khoẻ và An tồn
PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGỒI KHƠI ....…..…………………...……...

Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khoẻ và An tồn
PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ ....…..…………………..….........…...

Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khoẻ và An tồn
TRONG CƠNG NGHIỆP KHAI THÁC MỎ …………….……...……………

Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khoẻ và An tồn
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ................…………….………………………………



Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHO VIỆC TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN ……………………….....

1 - 26
27 - 60
61 - 98
99 - 144
145 -192
193 - 224

Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khoẻ và An tồn

NGÀNH NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT ............................................................... 225 - 240

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An tồn
NGÀNH NĂNG LƯỢNG GIĨ ............................................................................

241 - 262



Hướng dẫn
Mơi trường - Sức khỏe - An Tồn (EHS)
Ngành Dầu mỏ



Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG


fHƯỚNG DẪN VỀ MƠI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TỒN
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG
Giới thiệu
Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe
và An tồn là các tài liệu kỹ thuật
tham khảo cùng với các ví dụ cơng
nghiệp chung và công nghiệp đặc thù
của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt
(GIIP)1. Khi một hoặc nhiều thành
viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới
tham gia vào trong một dự án, thì
Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe
và An tồn (EHS) này được áp dụng
tương ứng như là chính sách và tiêu
chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng
dẫn EHS của ngành công nghiệp này
được biên soạn để áp dụng cùng với
tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài
liệu cung cấp cho người sử dụng các
vấn đề về EHS chung có thể áp dụng
được cho tất cả các ngành công
nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì
cần áp dụng các hướng dẫn cho các
ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục
đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành
cơng nghiệp có thể tìm trong trang
web:

1


Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng
chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước
từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề
tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới
cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh
mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện
có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phịng ngừa
ơ nhiễm và kỹ thuật kiểm sốt có sẵn cho dự án có
thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa
dạng về thối hóa mơi trường và khả năng đồng hóa
của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi
tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content
/EnvironmentalGuidelines
Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các
mức độ thực hiện và các biện pháp nói
chung được cho là có thể đạt được ở
một cơ sở công nghiệp mới trong công
nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.
Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các
cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể
liên quan đến việc thiết lập các mục
tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt
được những mục tiêu đó.
Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú
ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro
của từng dự án được xác định trên cơ
sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với
từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của
nước sở tại, khả năng đồng hóa của
môi trường và các yếu tố khác của dự
án đều phải được tính đến. Khả năng
áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ
thể cần phải được dựa trên ý kiến
chuyên mơn của những người có kinh
nghiệm và trình độ.
Khi những quy định của nước sở tại
khác với mức và biện pháp trình bày
trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần
tuân theo mức và biện pháp nào
nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của
nước sở tại có mức và biện pháp kém
nghiêm ngặt hơn so với những mức và
biện pháp tương ứng nêu trong Hướng
dẫn EHS, theo quan điểm của điều
kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi
khác cần phải được phân tích đầy đủ
1


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

và chi tiết như là một phần của đánh
giá tác động môi trường của địa điểm
cụ thể. Các phân tích này cần phải
chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi
trường và sức khỏe con người.
Khả năng áp dụng
Hướng dẫn EHS cho ngành khí hóa
lỏng (LNG) bao gồm các thơng tin
liên quan đến các nhà máy chế biến
khí hóa lỏng, vận tải biển khí hóa lỏng
và tái hóa khí cùng các thiết bị đầu
cuối. Đối với các nhà máy khí hóa
lỏng bao gồm hải cảng, cầu cảng và
các cơ sở ven bờ nói chung (ví dụ như
cơ sở hạ tầng ven bờ, điểm bốc /dỡ
hàng), các hướng dẫn khác sẽ được
cung cấp trong Hướng dẫn EHS đối
với các cảng, bến tầu và ga cuối. Đối
với các vấn đề EHS liên quan đến tầu
thuyền, tham khảo Hướng dẫn EHS
cho vận tải biển. Các vấn đề liên quan
đến sản xuất và lưu trữ các sản phẩm
khí đốt hóa lỏng/cặn trong nhà máy
hóa lỏng khí khơng được đề cập đến
trong chỉ dẫn này.
Tài liệu này được trình bày theo các
phần dưới đây:
Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của
ngành công nghiệp và việc quản lý.
Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc
giám sát.
Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và
các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt
động công nghiệp.
2


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

1.0.
Các tác động đặc thù của
ngành cơng nghiệp và việc quản

Phần này cung cấp một cách tổng
quan về các vấn đề EHS liên quan đến
các cơ sở khí hóa lỏng và cách thức
quản lý. Các vấn đề này có thể liên
quan đến bất kỳ một hoạt động nào đã
được liệt kê trong Hướng dẫn này.
Những chỉ dẫn bổ sung cho việc quản
lý các vấn đề EHS phổ biến đối với
các cơ sở công nghiệp lớn trong suốt
giai đoạn xây dựng được cung cấp
trong Hướng dẫn chung EHS.

1.1. Môi trường
Các vấn đề môi trường sau đây sẽ
được xem như là một phần của một
chương trình đánh giá và quản lý toàn
diện mà nhằm vào các rủi ro và tác
động tiềm năng của một dự án cụ thể.

Các vấn đề môi trường tiềm năng liên
quan đến các cơ sở khí hóa lỏng
(LNG) gồm:
• Đe dọa mơi trường thủy sinh và
ven bờ
• Quản lý vật liệu nguy hại
• Nước thải
• Phát thải khí
• Quản lý chất thải
• Tiếng ồn
• Vận chuyển LNG
Sự đe dọa đến môi trường thủy sinh
và ven bờ

Việc xây dựng và nạo vét bảo dưỡng,
chất thải của quá trình nạo vét, xây
dựng cầu tầu, bến cảng, đê chắn sóng
và các cơng trình trên nước khác, và
sự xói mịn có thể dẫn đến tác động
ngắn hạn hoặc dài hạn cho môi trường
thủy sinh và ven bờ. Tác động trực
tiếp có thể bao gồm làm mất hoặc che
phủ mơi trường sống ở thềm biển, ven
bờ hoặc đáy biển trong khi các tác
động gián tiếp có thể gây nên sự thay
đổi chất lượng nước do các chất trầm
tích lơ lửng hoặc do xả nước mưa và
nước thải. Thêm vào nữa việc xả nước
dằn tầu và cặn từ các tầu trong q
trình đỗ để chất hàng có thể làm cho

các thủy sinh xâm nhập. Đối với các
cơ sở LNG đóng gần bờ biển (ví dụ
như cảng đỗ ven bờ cung cấp vật
dụng, bốc/dỡ hàng) việc hướng dẫn đã
được cung cấp trong Hướng dẫn EHS
cho cảng, bến tầu và ga cuối.
Quản lý các vật liệu nguy hại
Việc lưu trữ, truyền tải, và vận chuyển
LNG có thể bị rị rỉ hoặc thốt ra bất
ngờ từ các bồn chứa, ống dẫn, vòi và
bơm tại vị trí lắp đặt trên đất liền hoặc
trên tầu vận chuyển LNG. Kho chứa
và vận chuyển LNG cũng có nguy cơ
về hỏa hoạn và nổ do tính chất dễ cháy
của khí sơi trào trong điều kiện áp suất
cao.
Các khuyến nghị bổ sung về quản lý
chất nguy hại và dầu được thảo luận
trong Hướng dẫn chung EHS.
Các biện pháp quản lý các chất nguy
hại này gồm:
3


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

• Bồn chứa LNG và các bộ phận
khác (như ống dẫn, khóa và bơm)
cần đạt chuẩn quốc tế về toàn vẹn

kết cấu và hiệu suất hoạt động đeer
tránh các sự cố nghiêm trọng và
chống cháy, nổ trong suốt quá trình
vận hành bình thường cũng như khi
bị ảnh hưởng của thiên tai. Các tiêu
chuẩn quốc tế có thể áp dụng bao
gồm dự liệu bảo vệ chống tràn, khu
chứa phụ, đo và kiểm sốt dịng
chảy, chống cháy (kể cả thiết bị
dập lửa) và tiếp đất (bảo vệ tĩnh
điện);2
• Bồn chứa và các bộ phận khác (như
đáy bình và mối ghép) cần phải
kiểm tra định kỳ về sự ăn mòn và
sự nguyên trạng của cấu trúc và
phải được bảo dưỡng và thay thế
phụ tùng (ví dụ như ống dẫn, mối
nối, đầu nối, và khóa).3 Hệ thống
bảo vệ cathode cần được lắp đặt để
chống hoặc giảm thiểu sự ăn mịn.
• Việc bốc/dỡ hàng (như truyền tải
hàng hóa giữa thiết bị vận chuyển
và bến) sẽ được hướng dẫn bởi
nhân viên đã được đào tạo đặc
2
Xem Quy định Liên bang Mỹ (CFR) 4049
phần 193: Các cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng.
Tiêu chuẩn an toàn liên bang (2006) và Tiêu
chuẩn châu Âu (EN) 1473: lắp đặt và thiết bị
cho khí tự nhiên hóa lỏng – thiết kế lắp đặt

trên bờ (1997), và Tiêu chuẩn NFPA59A cho
sản xuất, lưu giữ và sử dụng khí tự nhiên hóa
lỏng (20012006).
3

Có vài phương pháp hiện hành để kiểm tra
các bồn chứa. Việc kiểm tra bằng mắt có thể
phát hiện các vết nứt và gẫy trên bồn. Việc
phân tích tia X hoặc siêu âm có thể đo độ dầy
của các vách và vị trí gẫy vỡ chính xác. Việc
kiểm tra thủy lực có thể chỉ ra sự gẫy vỡ do
áp suất, trong khi tổ hợp phương pháp dịng
xốy từ và siêu âm có thể phát hiện ra vết rỗ.

4

trách theo các trình tự đã xếp đặt để
tránh sự thốt ra bất ngờ và nguy
cơ cháy/nổ. Các quy trình cần bao
gồm tất cả khía cạnh của hoạt động
giao nhận hoặc bốc hàng từ nơi cập
cảng, kết nối với hệ thống ngầm,
kiểm tra cách thức đóng và ngắt kết
nối, tơn trọng chính sách khơng hút
thuốc và khơng bật lửa đối với
nhân viên và khách.4
Sự cố tràn
LNG là chất lỏng đông lạnh (-162oC [2590F]) nó khơng dễ bắt lửa ở dạng
lỏng. Tuy nhiên, dạng khí bay hơi
(mêtan) khi làm ấm LNG, và dưới một

điều kiện nào đó nó có thể tạo thành
đám mây hơi nếu bị thốt ra. Q trình
thốt LNG khơng kiểm sốt có thể dẫn
đến bốc cháy thành ngọn hoặc lan
rộng nếu có tia lửa, hoặc một đám mây
hơi metan có khả năng bắt lửa (bùng
lên) dưới điều kiện bị giới hạn hoặc
khơng giới hạn nếu có nguồn phóng
điện. LNG tràn thẳng ra một bề mặt
ấm nóng (như nước chẳng hạn)5 có thể
tạo nên một sự thay đổi pha được biết
như một sự chuyển pha nhanh (RPT).6
4
Ví dụ về những thực hành tốt trong bốc/dỡ
có trong Nguyên tắc quản lý khí hóa lỏng trên
tầu và tại bến – tái bản lần 3 (2000), Hội tầu
chở dầu quốc tế và vận hành bến bãi Ltd.
(SIGTTO) và Quy định Liên bang Mỹ (CFR)
33 CFR phần 127: Các phương tiện trên bờ
quản lý khí tự nhiên hóa lỏng và khí nguy hại
hóa lỏng.
5

LNG bay hơi nhanh khi tiếp xúc các nguồn
nhiệt xung quanh như nước, sẽ sinh ra 600 m3
tiêu chuẩn khí tự nhiên cho mỗi m3 lỏng.
6

Hiểm họa môi trường và các vấn đề về an
toàn nghiêm trọng tiềm tàng từ chuyên chở

LNG liên quan đến sự chuyển pha nhanh


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

Ngồi các khuyến nghị về ứng phó
khẩn cấp và cách đối phó được cung
cấp trong Hướng dẫn chung EHS,
các biện pháp chống tràn và ứng phó
với tràn khác gồm:

• Một hệ thống xác định và tắt khẩn
cấp (ESD/D) cần sẵn sàng để có
thể khởi động hoạt động tắt tự động
trong trường hợp có sự rị rỉ
nghiêm trọng;

• Thực hiện đánh giá rủi ro tràn đối
với cơ sở và các hoạt động vận
chuyển/chuyên chở;

• Đối với hoạt động bốc, dỡ có sự
tham gia của tầu biển và trạm cuối,
cần chuẩn bị và thực hiện đầy đủ
các quy trình chống tràn cho các
bồn chứa khi bốc và dỡ hàng theo
các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc
tế có thể áp dụng, mà đặc biệt phải
được thơng báo trước và có kế

hoạch với nơi tiếp nhận;8

• Xây dựng kế hoạch ngăn ngừa và
kiểm sốt tràn để có thể có biện
pháp giải quyết với những kịch bản
xảy ra và mức độ nghiêm trọng của
sự cố thốt khí lỏng. Kế hoạch này
được hỗ trợ bằng các nguồn lực và
đào tạo cần thiết. Các thiết bị ứng
phó cần phải xử lý được tất cả các
loại tràn kể cả rị rỉ nhỏ;7
• Kế hoạch ứng phó sự cố tràn cần
phải được xây dựng trên cơ sở hợp
tác với các cơ quan điều hành tại
địa phương có liên quan;
• Các cơ sở cần phải kết nối với hệ
thống phát hiện sớm sự thốt khí và
giúp đỡ định vị chính xác nguồn
khí sao cho hệ thống tắt khẩn cấp
(ESD) được kích hoạt nhanh
chóng, do đó giảm thiểu được sự
thốt khí;

(RPT) - thường xảy ra khi có hiện tượng LNG
tràn ra nước đột ngột với tốc độ rất nhanh. Sự
truyền nhiệt của nước sẽ ngay lập tức làm cho
LNG chuyển sang trạng thái khí. Một lượng
lớn năng lượng sẽ được sinh ra trong quá
trình chuyển pha gây nên nổ khơng cháy hoặc
phản ứng hóa học. Sự đe dọa tiềm tàng về sự

chuyển pha nhanh có thể rất mãnh liệt nhưng
chỉ ở trong vùng tràn khí lỏng.
7

Sự tràn LNG hoặc chất làm lạnh quy mơ
nhỏ có thể khơng cần thiết bị ứng cứu hoặc
xử lý thủ cơng vì chúng sẽ bay hơi rất nhanh.

• Phải bảo đảm rằng bồn chứa LNG
trên bờ được thiết kế với hệ thống
ngăn chặn thứ cấp như bồn kim
loại có mối hàn hàm lượng nickel
cao và có lớp bê tơng cốt thép bọc
ngồi; bồn vách đơn có một lớp
ngăn bên ngồi, thiết kế bồn ngăn
đầy đủ trong trường hợp thốt khí
khơng kiểm sốt;
• Cơ sở nên có hệ thống phân loại,
thốt nước, hoặc ngăn nước cho
khu vực bốc hơi, quy trình chế biến
hay truyền dẫn để có thể chứa một
lượng lớn LNG hoặc có thể chứa
các chất lỏng dễ cháy thoát ra từ

8

Xem Quy định Liên bang của US EPA
(CFR) 4040 CRF phần 193: các cơ sở khí
tự nhiên hóa lỏng: tiêu chuẩn an toàn liên
bang (2006) và Tiêu chuẩn Châu Âu

1473: lắp đặt và thiết bị cho LNG - thiết
kế lắp đặt trên bờ (1997), và NPA 59A:
Tiêu chuẩn cho sản xuất, kho chứa và bảo
quản LNG (2006)

5


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

một đường truyền dẫn trong 10
phút ;9
• Lựa chọn vật liệu làm ống dẫn và
thiết bị có thể chịu được nhiệt độ
đông lạnh theo tiêu chuẩn thiết kế
quốc tế ;10
• Trong trường hợp khí thốt ra cần
tạo mơi trường để việc phân tán khí
một cách an tồn, cần thơng thống
tối đa vùng có khí và giảm thiểu
khả năng khí có thể bị tích tụ trong
khơng gian kín hoặc bán kín. LNG
tràn ra sẽ để cho bốc hơi và có thể
làm giảm tốc độ bốc hơi, ví dụ như
phủ lên bằng một lớp bọt biển; và
• Hệ thống cống rãnh tiện lợi sẽ
được thiết kế sao cho sự thoát đột
ngột các chất nguy hại sẽ được thu
gom lại để giảm nguy cơ cháy, nổ

và xả vào môi trường. Thiết kế hệ
thống rãnh tràn LNG (hệ thống
máng và bình hứng) cần được tối
ưu hóa để giảm tốc độ bay hơi để
hạn chế khu vực phân tán.
Nước thải
Hướng dẫn chung EHS đã cung cấp
các thông tin về quản lý nước thải, bảo
tồn và tái sử dụng nước song song với
chương trình quan trắc nước thải và
chất lượng nước. Chỉ dẫn dưới đây
liên quan đến dòng chảy thải bổ sung
đặc trưng cho các cơ sở LNG.
9

Tiêu chuẩn EN 1473 gợi ý rằng hệ
thống hồ chứa được xem xét trên cơ sở
đánh giá nguy cơ.
10

Tiêu chuẩn NFTA 59A về sản xuất,
kho chứa và bảo quản LNG (2001)

6

Dòng nước làm mát và nước lạnh
Việc sử dụng nước trong làm mát quá
trình tại các cơ sở hóa lỏng LNG và để
đốt nóng bay hơi lại tại đầu thu nhận
LNG có thể dẫn đến việc sử dụng và

xả thải nước đáng kể. Khuyến nghị
kiểm soát việc sử dụng nước mát,
nước lạnh và xả thải bao gồm những
điểm sau:
• Các cơ hội bảo tồn nước cần được
xem xét ở các hệ thống nước làm
mát của các cơ sở LNG (ví dụ như
bộ trao đổi khơng khí nóng lạnh tại
vị trí của bộ trao đổi nhiệt bằng khí
thay cho bộ trao đổi nhiệt bằng
nước và cơ hội cho việc tích hợp xả
nước lạnh vào các cơ sở cơng
nghiệp hoặc nhà máy điện gần đó).
Sự lựa chọn hệ thống nào cần tính
đến sự cân bằng giữa lợi ích mơi
trường và sự an tồn đi kèm theo
các lựa chọn đề xuất.11 Chỉ dẫn
thêm về bảo tồn nước được cung
cấp trong Hướng dẫn chung EHS.
• Nước làm mát và nước lạnh cần
được xả vào nước mặt tại những
điểm mà cho phép sự hòa trộn và
làm mát của dòng nhiệt tối đa nhất,
để đảm bảo chênh lệch nhiệt độ
trong khoảng 30C với nhiệt độ
xung quanh tại biên giới của vùng
hòa trộn hoặc là 100m từ điểm xả
như trong bảng 1 của mục 2.1 của
Hướng dẫn này.


11
Ví dụ như ở những vùng không gian hẹp (bờ
biển), nguy cơ nổ là then chốt cho việc quyết
định lựa chọn phương án xử lý. Cân bằng nguy
cơ HSE toàn bộ - ALARP được khuyến nghị
xem xét.


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

• Nếu cần dùng chất ơxy hóa hoặc
hóa chất, việc lựa chọn hóa chất sử
dụng cần tính đến các vấn đề như
liều lượng, độ độc hại, phân hủy
sinh học, khả dụng sinh học và tích
tụ sinh học. Cũng cần chú ý đến
những tồn dư của dòng thải tại
điểm xả sử dụng kỹ thuật đánh giá
dựa trên rủi ro.
Dòng thải khác
Nước thải khác xả ra thường ngày tại
cơ sở LNG bao gồm thốt nước thải
q trình, nước cống rãnh, nước đáy
bồn (như từ cặn bồn chứa LNG), nước
cứu hỏa, nước rửa thiết bị, xe cộ và
nước lẫn dầu nói chung. Phương pháp
ngăn chặn và xử lý ơ nhiễm đối với
các loại nước thải này bao gồm:
• Nước thải sinh hoạt: màu đen hoặc

xám từ buồng tắm, nhà vệ sinh, nhà
bếp sẽ được xử lý theo Hướng dẫn
chung EHS.
• Nước thải quá trình và nước mưa:
Tách biệt hệ thống thốt nước thải
từ q trình sản xuất có thể bị
nhiễm bẩn hydrocarbon (cống kín)
khỏi hệ thống thốt nước thải từ
vùng không sản xuất (cống hở) cần
được triển khai trên thực tế. Nước
thải từ tất cả các vùng sản xuất sẽ
được gom để đổ vào hệ thống cống
kín và cần tránh sự chảy tràn khơng
kiểm sốt được trên mặt đất. Bể
thốt và bể lắng được thiết kế có đủ
cơng suất cho tất cả các điều kiện
vận hành có thể xảy ra và hệ thống
chống quá tải cần phải được lắp
đặt. Khay hứng nước nhỏ giọt hoặc
các bộ phận kiểm soát khác dùng

để thu gom nước trào ra từ thiết bị
mà không được chứa trong vùng
quy định và lượng nước này được
dẫn vào hệ thống cống kín. Kênh
dẫn dịng nước mưa và ao thu nước
mưa được xây dựng như một phần
của hệ thống cống hở có bộ phân
tách tách riêng nước/dầu. Bộ phân
tách bao gồm loại van chuyển

hướng hoặc tấm than và sẽ được
bảo trì theo đúng quy chuẩn. Nước
mưa thốt ra sẽ được xử lý qua hệ
thống phân tách dầu/nước có thể
đạt được nồng độ dầu và mỡ đến
10 mg/L như đã chú thích trong
mục 2.1 bảng 1 của Hướng dẫn
này. Các chỉ dẫn thêm về quản lý
nước mưa được nêu ra trong
Hướng dẫn chung EHS.
• Nước cứu hỏa: Nước cứu hỏa chảy
ra do xả kiểm tra sẽ được chứa và
dẫn ra hệ thống cống của cơ sở
hoặc đến ao chứa và xử lý nước
thải nếu nó chứa các hydrocarbon.
• Nước rửa: Nước rửa các thiết bị và
phương tiện vận tải cần được dẫn
đến hệ thống cống kín hoặc là đến
hệ thống xử lý nước thải của cơ sở;
• Nước nhiễm dầu nói chung: Nước
nhiễm dầu và chất lỏng có kim loại
từ thiết bị và ống dẫn sẽ được dẫn
vào hệ thống xử lý nước thải;
• Nước kiểm tra thủy tĩnh: Kiểm tra
thủy tĩnh các thiết bị LNG (như
bồn chứa, hệ thống ống dẫn, sự
ghép nối các ống truyền dẫn, và các
thiết bị khác) gồm kiểm tra áp lực
bằng nước suốt q trình xây dựng
/vận hành để kiểm tra tồn bộ và

7


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

các rị rỉ tiềm tàng. Các phụ gia hóa
chất có thể được thêm vào để ngăn
cản sự ăn mịn bên trong. Kiểm tra
khí nén bằng khơng khí khơ hoặc
bằng khí nitơ có thể được áp dụng
cho các đường ống và bộ phận làm
lạnh. Trong việc quản lý nước đã
dùng để kiểm tra thủy tĩnh, các
biện pháp ngăn ngừa và kiểm sốt
ơ nhiễm sau sẽ được xem xét:
o Giảm nhu cầu sử dụng hóa chất

bằng cách giảm thiểu thời gian
giữ nuớc kiểm tra trong các
thiết bị;
o Lựa chọn cẩn thận phụ gia hóa

chất về phương diện nồng độ,
độ độc hại, khả năng tích tụ sinh
học;
o Sử dụng cùng một lượng nước

cho nhiều mục đích kiểm tra.
Nếu việc xả nước dùng để kiểm tra ra

nước mặt hoặc trên mặt đất là lựa chọn
duy nhất, việc lập một kế hoạch trong
đó các vấn đề như điểm xả và tốc độ
xả, hóa chất sử dụng, độ phân tán,
nguy cơ mơi trường, quan trắc cần
thiết phải được tính đến. Lượng nước
dùng kiểm tra phải được quan trắc
trước khi sử dụng, khi xả ra và sẽ được
xử lý đạt được giới hạn cho phép trong
bảng 1 mục 2.1 của Hướng dẫn này.12
12

Xả thải vào nước mặt sẽ dẫn đến những tác
động đáng kể cho sức khỏe con người và môi
trường sống nhạy cảm. Quy hoạch xả gồm điểm
xả, tốc độ xả, hóa chất sử dụng và độ phân tán, và
nguy cơ môi trường có thể là cần thiết. Việc xả sẽ
được quy hoạch xa các vùng mơi trường nhậy
cảm có các bảng cảnh báo nước mức độ cao,
nước bị tổn thương, đất ngập nước, các thụ nhân
cộng đồng, bao gồm giếng nước, ao nước và đất
nông nghiệp.

8

Những khuyến nghị khác về quản lý
nước thử trong đường ống đã được đề
cập trong hai Hướng dẫn về EHS cho
phát triển dầu khí trên bờ và ngồi
khơi tương ứng.

Phát thải khí
Sự phát thải khí (liên tục hoặc không
liên tục) từ các cơ sở LNG bao gồm
các nguồn đốt phát điện hoặc phát
nhiệt (ví dụ như hoạt động khử nước
và hóa lỏng tại cơng đoạn cuối hóa
lỏng và sự tái khí hóa tại nơi tiếp nhận
LNG), cịn thêm nữa là việc sử dụng
máy nén, bơm và các động cơ pit-tơng
(như lị hơi nước, tua-bin, và các loại
động cơ khác). Sự phát thải sinh ra từ
các thơng gió và đuốc khí cũng như từ
những nguồn nhất thời có thể sinh ra
trong hoạt động tại cả hai đầu hóa lỏng
và khí hóa. Hơi chính từ các nguồn
này gồm nitrogen oxide (NOx), carbon
monoxide (CO), carbon dioxide
(CO2), sulfur dioxide (SO2) trong
trường hợp khí chua.
Đối với các nhà máy có nguồn đốt
đáng kể, các tác động đến chất lượng
khơng khí sẽ được đánh giá bằng quy
trình đánh giá chất lượng khơng khí kỳ
gốc (baseline assessment) và mơ hình
phân tán của khí quyển để thiết lập
mức độ nồng độ nền tiềm năng của
không khí xung quang trong suốt giai
đoạn thiết kế và vận hành như đã được
mô tả trong Hướng dẫn chung EHS.
Các nghiên cứu này cần bảo đảm

khơng có tác động bất lợi đến sức
khỏe và hậu quả môi trường.


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

Cần thực hiện các nỗ lực để tối đa hóa
hiệu quả sử dụng năng lượng và thiết
kế cơ sở cần đạt được mục tiêu sử
dụng năng lượng ở mức tối thiểu. Mục
đích tổng thể là làm giảm phát thải khí
và đánh giá hiệu quả các biện pháp
giảm phát thải dựa trên hiệu quả chi
phí và tính khả thi về mặt kỹ thuật.
Các khuyến nghị bổ sung về hiệu quả
sử dụng năng lượng đã được đề cập
trong Hướng dẫn chung EHS.
Sự phát thải khí nhà kính đáng kể
(>100.000 tấn khí CO2 quy đổi hàng
năm) từ tất cả các cơ sở và các hoạt
động hỗ trợ sẽ được lượng hóa hàng
năm theo các phương pháp luận và
cách thức báo cáo quốc tế.13
Khí thải
Sự phát khí thải sinh ra trong q trình
đốt khí tự nhiên và các nhiên liệu
hydrocarbon lỏng trong tua-bin, nồi
hơi, máy nén, bơm và các động cơ
khác cho phát điện và đốt nóng có thể

là những nguồn phát thải đáng kể nhất
từ các cơ sở LNG. Các đặc tính phát
thải khí sẽ được xem xét trong q
trình lựa chọn và mua sắm thiết bị.
Hướng dẫn việc quản lý phát thải cửa
các nguồn đốt có cơng suất nhỏ hơn
hoặc bằng 50 MWh nhiệt điện kể cả
chuẩn phát thải khí, đã được cung cấp
trong Hướng dẫn chung EHS. Đối
với các nguồn đốt có cơng suất lớn
hơn 50 MWh nhiệt thì nên tham khảo

13
Hướng dẫn bổ xung về phương pháp lượng hóa có
thể tìm thấy trong Hướng dẫn của Tiêu chuẩn hoạt
động 3 củaIFC (Guidance Note 3), phụ lục A, có thể
tham khảo tại www.ifc.org/en/socstandards.

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt
điện.
Tại đầu tái khí hóa, việc lựa chọn thiết
bị hóa hơi đốt chìm (Submerged
Combustion Vaporizer – SCV), bộ hóa
hơi rãnh hở (Open Rack Vaporizer –
ORV),14 bộ bay hơi vỏ và ống (Shell
and Tube Vaporizers), và bay hơi
khơng khí cần được đánh giá có tính
đến điều kiện nền và tính nhậy cảm
của mơi trường. Nếu như nhiệt lượng
có khả năng truyền gần (như gần nơi

tinh chế), sự hồi phục nhiệt thải/bộ
bay hơi vỏ và ống cần được tính đến.
Thốt khí và đốt khí
Đốt khí hoặc thốt khí là một biện
pháp an toàn quan trọng dùng trong
các cơ sở LNG để bảo đảm khí được
thải ra một cách an tồn trong trường
hợp khẩn cấp như mất điện hoặc hỏng
hóc các thiết bị hoặc các sự cố khác
của nhà máy. Sự thốt khí hoặc đốt khí
liên tục các khí bay hơi trong điều
kiện vận hành thông thường không
được xem như một thực hành công
nghiệp tốt và nên tránh. Chỉ dẫn về
thực hành tốt đối với đốt khí và thốt
khí được đề cập trong Hướng dẫn
EHS cho phát triển dầu và khí trên
bờ.
Khí sơi trào (Boil Off Gas - BOG)
Sau khi hóa lỏng LNG, khí hóa lỏng
phát ra khí mêtan bốc hơi được biết
như là khí sơi trào (BOG), do hơi nóng
xung quanh và do hoạt động của các
14
Nếu như ORV được sử dụng để bay hơi LNG,
khơng có sự phát xạ khí nào xảy ra tại đầu khí hóa
LNG suốt q trình vận hành bình thường, trừ trường
hợp phát thải nhất thời của khí giầu mêtan

9



Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn
CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

bơm bồn chứa, bên cạnh sự thay đổi
khí áp. Khí sơi sẽ được thu gom lại
bằng hệ thống thu hồi hơi thích hợp
(như hệ thống nén). Đối với nhà máy
LNG (không kể các hoạt động bốc xếp
chuyên chở LNG) lượng hơi cần được
đưa lại cơng đoạn hóa lỏng hoặc được
dùng tại chỗ như là nhiên liệu. Trên
các tầu chun chở LNG, khí sơi sẽ
được tái hóa lỏng và đưa trở lại bồn
chứa hoặc được sử dụng như là nhiên
liệu. Đối với các cơ sở tái khí hóa (đầu
tiếp nhận), hơi được thu gom và đưa
trở lại hệ thống chế biến hoặc dùng
làm nhiên liệu tại chỗ, nén và đưa vào
dòng và ống dẫn bán hàng hoặc đốt
(flared)
Phát thải nhất thời
Sự phát thải tức thời ở các cơ sở LNG
thường ở những bộ phận thốt hơi
lạnh, rị rỉ đường ống, khóa, mối nối,
gờ nối, hở đầu ống, nắp đậy bơm, nắp
máy nén, van giảm áp, và các hoạt
động bốc và dỡ hàng nói chung.
Phương pháp để kiểm sốt và giảm

thiểu sự phát thải tức thời sẽ được cân
nhắc trong giai đoạn thiết kế, vận hành
và duy trì của cơ sở. Việc lựa chọn các
van, gờ nối, lắp ráp, nắp đậy, bao bọc
thích hợp sẽ dựa trên cơ sở khả năng
làm giảm sự rò rỉ và phát thải tức
thời.15 Thêm vào đó chương trình xác

định và sửa chữa sự rị rỉ cần được duy
trì.
Các hướng dẫn bổ sung về hạn chế và
kiểm soát sự phát thải tức thời từ các
bồn chứa được cung cấp trong Hướng
dẫn EHS cho kho cuối dầu thô và sản
phẩm từ dầu mỏ.
Quản lý chất thải
Các chất thải nguy hại và không nguy
hại thường ngày tại các cơ sở LNG
bao gồm rác văn phịng nói chung và
bao bì, dầu thải, giẻ lau dầu, chất lưu,
pin, can rỗng, hóa chất thải và các
bình chứa, các bộ lọc đã sử dụng, bộ
ngọt hóa và khử nước hỏng (như rây
phân tử) và cặn dầu sau khi tách nước,
amin hỏng sau khi loại bỏ khí axít,
kim loại phế liệu, chất thải y tế và các
loại khác.
Các vật liệu thải sẽ được phân tách
thành hai loại nguy hại và không nguy
hại và cân nhắc xem để tái sử

dụng/hoặc thải bỏ. Một kế hoạch quản
lý rác thải sẽ được triển khai để có cơ
chế giám sát rác từ nguồn đến tận nơi
tiếp nhận. Việc lưu giữ, quản lý và
loại bỏ các chất thải nguy hại và
không nguy hại sẽ được kiểm soát phù
hợp với thực hành EHS tốt về quản lý
chất thải như mô tả trong Hướng dẫn
chung EHS.

15

Xem EPA US: Các quy định Liên bang (CFR)
4049 CFR phần 193: Các cơ sở khí tự nhiên hóa
lỏng: Tiêu chuẩn an tồn Liên bang (2006) và
Tiêu chuẩn Châu Âu (EN) 1973: Lắp đặt và thiết
bị cho khí tự nhiên hóa lỏng - thiết kế cho lắp đặt
trên bờ (1997) và Tiêu chuẩn NFPA59A về sản
xuất, lưu giữ và bảo quản khí tự nhiên hóa lỏng
(2006)

10

Tiếng ồn
Nguồn phát ra tiếng ồn chính trong cơ
sở LNG bao gồm bơm, máy nén, máy
phát điện và các thiết bị, máy nén


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn

CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

hút/xả, các ống chu chuyển, máy sấy
khơ, lị đốt, máy làm mát các thiết bị
hóa lỏng, bộ bay hơi trong q trình
tái khi hóa, và trong hoạt động bốc/dỡ
LNG của tầu thuyền vận chuyển,
chuyên chở.
Tinh trạng khí quyển cũng sẽ ảnh
hưởng đến mức độ ồn như độ ẩm,
hướng gió, tốc độ gió. Thực vật như
cây xanh, và tường cũng làm giảm
tiếng ồn. Việc xây dựng những tường
cách âm cần được thực hiện ở những
chỗ cần thiết. Mức độ ồn cực đại cho
phép và các khuyến nghị chung về bảo
vệ và kiểm sốt tiếng ồn được mơ tả
trong Hướng dẫn chung EHS.
Vận chuyển LNG
Các vấn đề chung về môi trường liên
quan đến tầu thuyền và chuyên chở
(như quản lý vật liệu nguy hại, nước
thải và các dòng thải khác, phát thải
khí và quản lý chất thải rắn liên quan
đến các bồn chứa/tàu chở LNG) và các
khuyến nghị về quản lý đã được đề
cập trong Hướng dẫn EHS cho vận
tải biển. Các vấn đề nảy sinh từ các
tầu lai dắt và tầu chở LNG, đặc biệt là
tại những chỗ cầu tầu ở sát mép bờ

biển tạo nên những nguồn thải đáng kể
ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí.
Việc thiết kế, xây dựng và vận hành
các tầu chuyên chở LNG cần tuân thủ
triệt để các tiêu chuẩn quốc tế và các
quy định/điều luật16 liên quan đến thân
16

Ví dụ về các tiêu chuẩn quốc tế và các bộ luật
bao gồm Luật của Tổ chức hàng hải quốc tế
(IMO) về đóng và thiết bị của các tầu biển chun
chở khí hóa lỏng cỡ lớn, được biết như mã vận tải

tầu (ví như hai lớp vỏ thân tách rời
nhau một khoảng), khoang chứa hàng,
bộ kiểm soát áp suất/nhiệt độ, bể dằn
tầu, hệ thống an toàn, cứu hỏa, huấn
luyện thủy thủ đoàn và các điểm
khác.17 Các biện pháp giảm chuyển
pha nhanh (RPT) như sau:
• Áp suất đặt trong bồn hàng LNG ở
mức cực đại
• Hệ thống giảm áp cho bồn chứa
hàng phải khởi động nhanh nhất có
thể để làm giảm thể tích hơi sinh ra
do q trình chuyển pha nhanh
(RPT).

1.2. An tồn và sức khỏe nghề
nghiệp

Vấn đề an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp sẽ được xem như một phần của
đánh giá nguy cơ hoặc rủi ro tồn
diện, có thể bao gồm các nghiên cứu
nhận diện mối nguy [HAZID], nghiên
cứu nguy cơ và khả năng thực hiện
[HAZOP], và các nghiên cứu đánh giá
rủi ro khác. Các kết quả sẽ được sử
dụng cho việc lập kế hoạch quản lý
sức khỏe và an toàn trong thiết kế cơ
sở và hệ thống cơng tác an tồn, và
khí quốc tế (IGC code). Các hướng dẫn thêm
được cho trong các tiêu chuẩn, mã hoạt động,
nguyên lý, sách hướng dẫn phát hành bởi Hội các
nhà điều hành bến bãi và tầu dầu khí quốc tế
(SIGTTO), có thể thấy trên:www.sigtto.org.
17

Các tầu chun chở LNG được yêu cầu phải có
“kế hoạch ứng cứu trên tầu” theo quy định quốc
tế đã được xây dựng (Điều số 26 của phụ lục 1
của thỏa ước MARPOL 73/78). Các kế hoạch dự
phòng của cơ sở LNG cần bao trùm cả hoạt động
bốc/dỡ hàng, và như IMO khuyến nghị cần bao
gồm cả liên lạc và cộng tác giữa tầu với bến.

11


Hướng dẫn về Mơi trường, Sức khỏe và An tồn

CƠ SỞ KHÍ HĨA LỎNG

trong việc chuẩn bị và thơng tin các
quy trình làm việc an tồn.
Các cơ sở cần phải thiết kế để loại bỏ
và giảm khả năng gây thương tích
hoặc rủi ro do tại nạn và phải tính đến
các điều kiện môi trường phổ biến tại
chỗ gồm cả nguy cơ khắc nghiệt tiềm
năng như động đất hoặc bão.
Kế hoạch quản lý an toàn và sức khỏe
cần thể hiện rằng sự tiếp cận có hệ
thống và chặt chẽ để quản lý an toàn
và sức khỏe sẽ được áo dụng và các
biện pháp kiểm soát sẽ được triển khai
để giảm rủi ro đến mức thấp nhất; đội
ngũ cán bộ phải được đào tạo tương
ứng; các thiết bị được bảo đảm giữ gìn
trong điều kiện an tồn. Việc lập một
ủy ban về sức khỏe và an toàn cho cơ
sở cũng cần được xem xét.
Hệ thống cấp phép làm việc chính
thức cần được áp dụng cho các cơ sở.
FTW sẽ bảo đảm rằng tất cả các cơng
việc có nguy cơ tiềm năng được tiến
hành trong điều kiện an toàn và bảo
đảm rằng cấp phép hiệu quả các cơng
việc như dự tính, thơng tin đầy đủ về
các cơng việc có rủi ro và quy trình
cách ly an tồn trước khi các cơng việc

này được bắt đầu. Quy trình đóng/ngắt
thiết bị cần được thực hiện đảm bảo tất
cả các thiết bị được cô lập khỏi nguồn
năng lượng trước khi được bào dưỡng
hoặc dỡ bỏ.
Các cơ sở được kết nối, một cách tối
thiểu, với một nhà cung cấp dịch vụ sơ
cứu (như nhân viên cứu thương cơng
nghiệp) và phương tiện để cung cấp
chăm sóc y tế từ xa trong ngắn hạn.
Tùy thuộc vào số nhân viên và tính
12

phức tạp của cơ sở, có thể xem xét
việc bố trí một đơn vị y tế và bác sỹ tại
chỗ. Trong trường hợp cụ thể, các cơ
sở y tế từ xa sẽ là một lựa chọn thay
thế.
Các biện pháp thiết kế và vận hành để
quản lý các rủi ro chính đối với an
tồn và sức khỏe nghề nghiệp đã được
đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.
Hướng dẫn chung về các hoạt động
xây dựng và ngừng hoạt động cũng
được cung cấp cùng với các chỉ dẫn về
đào tạo sức khỏe và an toàn, thiết bị
bảo vệ cá nhân, và quản lý các nguy
cơ vật lý, hóa học, sinh học và phóng
xạ chung cho tất cả các ngành cơng
nghiệp.

Các vấn đề về an toàn và sức khỏe liên
quan đến việc vận hành các cơ sở
LNG gồm:
• Cháy và nổ
• Sự lắc ngang
• Tiếp xúc với bề mặt lạnh
• Nguy cơ hóa chất
• Khơng gian giới hạn
Các tác động và khuyến nghị về an
tồn và sức khỏe nghề nghiệp có thể
áp dụng được cho việc vận chuyển
LNG bằng tầu biển đã được đề cập
trong Hướng dẫn EHS cho vận tải
biển.18

18
Đóng và trang bị của một tầu biển lớn chuyên
chở LNG và khí cần phải tuân theo yêu cầu của
Luật vận tải khí quốc tế (IGC code) được Tổ
chức hàng hải quốc tế (IMO) công bố. Các
hướng dẫn thêm đã được quy định trong các tiêu
chuẩn, quy định thực hiện và nguyên tắc và các



×