Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Kế Hoạch Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Của Tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 104 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................4
1. LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................4
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ .............................................................................................5
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ........................................................................7
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu .................................................7
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................7
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo .......................................................................................7
3.1.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước .........................................................10

3.2. Các nguồn tài nguyên ...................................................................................11
3.2.1. Tài nguyên đất .........................................................................................................11
3.2.2. Tài nguyên nước ......................................................................................................11
3.2.3. Tài nguyên rừng ......................................................................................................12
3.2.4. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................................12
3.2.5. Tài nguyên nhân văn ...............................................................................................13

3.3. Hiện trạng môi trường tỉnh An Giang ......................................................14
3.3.1. Hiện trạng môi trường ở các đô thị và các khu dân cư tập trung ............................14
3.3.2. Hiện trạng môi trường nông thôn ...........................................................................14
3.3.3. Hiện trạng môi trường ở các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung ....................15
3.3.4. Hiện trạng môi trường ở khu vực đê bao kiểm soát lũ ...........................................15
3.3.5. Hiện trạng môi trường ở các khu du lịch .................................................................15

4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ỨNG PHÓ VỚI BĐKH .........................................................................................16
B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ..............................................18
C. NÔỊ DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG................................................20
CHƯƠNG I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA TỈNH AN GIANG.........................................................................................20
1.1. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM..20


1.1.1. Về nhiệt độ...............................................................................................................20
1.1.2. Về lượng mưa...........................................................................................................22
1.1.3. Kịch bản nước biển dâng ........................................................................................24
1.1.4. Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam..................25

1.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở AN GIANG ...............................25


1.2.1. Nhiệt độ ...................................................................................................................25
1.2.2. Lượng mưa ..............................................................................................................26
1.2.3. Diễn biến mực nước ................................................................................................28

1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở AN GIANG .........................................29
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH AN GIANG.......................................................................................................36
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
AN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA (2005 – 2009) VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020......................................................................................................37
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN 2005 – 2009 ......................................................................................37
2.1.2.7 Khoa học - công nghệ ............................................................................................44

2.2. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG ĐẾN
NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 .....................................................45
CHƯƠNG III : NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VỀ KẾ HOẠCH HÀNH
ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.......................................................50
3.1. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH AN GIANG .50
3.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH (LĨNH VỰC ƯU TIÊN VÀ CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN) TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI AN GIANG – KHẢ NĂNG LỒNG

GHÉP VÀO CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÁC ..................................................54
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG
GHÉP CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CỦA TỈNH ..........70
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG
PHÓ VỚI BĐKH....................................................................................................72
4.1. TIÊU CHÍ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ..........................................72
4.2. CÁC LĨNH VỰC VÀ KHU VỰC ƯU TIÊN ..................................................72
4.3. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI
BĐKH TẠI AN GIANG ............................................................................................73
CHƯƠNG V : TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ...........77
5.1. CƠ CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG . .77
5.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
......................................................................................................................................79
CHƯƠNG VI : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................82


6.1. KẾT LUẬN .....................................................................................................82
6.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................82
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................83
PHỤ LỤC I.............................................................................................................86
PHỤ LỤC II...........................................................................................................94
PHỤ LỤC III.......................................................................................................100
PHỤ LỤC IV........................................................................................................103


KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH AN GIANG

A. MỞ ĐẦU
1. LỜI GIỚI THIỆU

Việt Nam là một trong những nước sớm tham gia ký kết và phê chuẩn Công ước
Khung của Liên hợp quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu.
Đối với Việt Nam, Công ước có hiệu lực từ ngày 14/2/1995, Nghị định thư Kyoto
có hiệu lực từ ngày 16/2/2005. Như vậy, từ ngày 16/2/2005, Việt Nam chính thức là một
Bên không thuộc Phụ lục I của Công ước và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, có
đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ của một Bên trong quá trình thi hành cam kết của mình về
thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. Vì vậy việc biên soạn khung kế hoạch hành
động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu rất cần thiết giúp các ngành, các cấp có định
hướng chủ động trong ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan.
Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, hậu quả của biến đổi khí
hậu toàn cầu sẽ khôn lường và nghiêm trọng chưa thể tính toán trước hết được. Với kịch
bản biến đổi khí hậu đã được tính toán, dự báo, nhưng thực tế xảy ra còn có thể lớn hơn
rất nhiều. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp,
thủy sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con
người...
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 2 0C thì
mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số
dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung có thể
bị ngập lụt.
An Giang là một trong những địa phương được đánh giá chịu ảnh hưởng nhiều của
BĐKH. Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, An Giang đã thực hiện nhiều chương trình,
kế hoạch bảo vệ môi trường góp phần nhỏ để hạn chế BĐKH như Chương trình hành
động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh An Giang
đến năm 2020 và Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2020 của UBND tỉnh An
Giang… Tuy nhiên, An Giang chưa có kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo ứng phó có
hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm tàng của BĐKH.
4



Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện khung kế hoạch hành động của tỉnh An
Giang ứng phó với BĐKH (sau đây gọi tắt là kế hoạch hành động) thực hiện theo Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là rất cần thiết và cấp bách.

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Những căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH tỉnh
An Giang bao gồm:
- Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã được chính phủ Việt
Nam phê chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994;
- Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002;
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký
Lệnh công bố số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005;
- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc tổ
chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến
đổi khí hậu tại Việt Nam;
- Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế Phát triển Sạch trong khuôn
khổ Nghị định thư Kyoto;
- Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ giao Bộ Tài nguyên & Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực
hiện Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch;
- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về Một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế Phát
triển Sạch;
- Quyết định số 997/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ giao
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu;
- Công văn số 1357/CP-QHQT ngày 13 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính
phủ giao tổng cục KTTV ( nay là Bộ Tài nguyên & Môi trường) làm cơ quan đầu mối của
5


Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến
đổi khí hậu và nghị định thư Kyoto;
- Công văn số 1754/VPCP-NN ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Văn phòng chính
phủ thông báo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ TN &
MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật và xử lý các thông tin
về BĐKH, nước biển dâng; đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức thế giới về
BĐKH để nghiên cứu xây dựng chương trình hành động thích ứng với BĐKH và nước
biển dâng tại Việt Nam;
- Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Triển khai thực
hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ) của Bộ Tài nguyên
& Môi trường;
- Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành vào tháng 9 năm 2009;
- Quyết định số 2730/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/9/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về Ban hành Khung Chương trình hành động thích ứng với biến
đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020;
- Quyết định số 1618/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thích ứng với
biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn
2009-2020 của UBND tỉnh An Giang;
- Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh An Giang về việc
thực hiện Kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông

dân, nông thôn.
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Công văn số 45/PCLBTW ngày 31/03/2008 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt
bão Trung ương về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Quyết định số 1618/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thích ứng với
biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn
2009 – 2020 của UBND tỉnh An Giang;
- Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh An Giang về việc
thực hiện Kế hoạch hành động của ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn;
- Quyết định số 2278 /QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thực hiện
Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh An Giang đến năm 2020
của UBND tỉnh An Giang;
6


- Hệ thống các kế hoạch, văn bản của tỉnh An Giang về công tác bảo vệ môi trường
và mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu.

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu
3.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh An Giang có toạ độ địa lý từ 10010’30” đến 10037’50” vĩ độ Bắc và từ
104047’20” đến 105035’10” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Đông Nam giáp Thành phố Cần Thơ.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.535 km2, bằng 1,07% diện tích cả nước và đứng thứ 4
ở ĐBSCL. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên (tỉnh lỵ),
thị xã Châu Đốc và 9 huyện là An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu
Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn. Đơn vị hành chính cấp xã có 154 đơn vị gồm 15
phường, 17 thị trấn và 122 xã.
Về liên hệ vùng, An Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách trung tâm
thành phố Cần Thơ 60 km, có đường biên giới với Vương quốc Campuchia dài khoảng 90
km được thông thương bằng các cửa khẩu quốc tế và quốc gia như Vĩnh Xương (Tân
Châu), Xuân Tô (Tịnh Biên) và Long Bình (An Phú).
Về đường bộ, hiện An Giang chỉ có một trục Quốc lộ 91 đi ngang; đường thuỷ có
sông Tiền, sông Hậu. Đây là những trục giao thương chủ yếu và cần thiết nhưng chưa đủ
để tỉnh phát huy các lợi thế về kinh tế cửa khẩu, du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
trong thời gian tới.
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Với sông Tiền và sông Hậu ở phía Đông và chuỗi đồi núi thấp ở phía Tây đã hình
thành 2 dạng địa hình chính:
- Địa hình đồng bằng:
Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ chênh cao 0,5 - 1 cm/km.
Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ 0,8 m đến 3 m và được chia thành 2 vùng:
+ Vùng cù lao gồm 4 huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới có cao trình
biến thiên từ 1,3 - 3 m và thấp dần từ ven sông vào nội đồng.

7


+ Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên gồm thành phố Long Xuyên,
thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn có cao trình biến thiên từ
0,8 - 3 m và thấp dần về phía Tây.
- Địa hình đồi núi:
Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với

nhiều núi có độ cao từ 300 - 700 m, cao nhất là núi Cấm 710 m. Bao bọc chung quanh núi
là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, có cao trình từ 4
- 40 m và độ dốc từ 30 - 80.
Nhìn chung, địa hình của An Giang ít phức tạp, tương đối thuận lợi để phát triển
nông - lâm nghiệp - thuỷ sản và du lịch.
3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn định. Lượng
mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa.
 Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình năm 28,70C.
- Nhiệt độ cao nhất 37,30C ( tháng 2 ).
- Nhiệt độ thấp nhất 26,50C ( tháng 1).
Tổng tích ôn trên 10.0000C. Khu vực đồi núi thường có nhiệt độ thấp so hơn đồng
bằng 20C.
 Mưa
Chế độ mưa bị phân hóa thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
11, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung từ tháng 7 – 10. Mùa
khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không vượt quá 100mm/năm.
Tổng lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 1200mm/năm, giá trị cao nhất đạt
2.100 mm/năm và thấp nhất 900mm/năm.
Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa
đều tập trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng 88%.
Trong mùa mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối đều nên cường độ
mưa không lớn lắm, trong khi sự phân bố mưa theo lãnh thổ thì không đáng kể. Vào mùa
mưa, nước sông Mêkông đổ về gây mùa nước nổi hàng năm ở vùng đồng bằng từ tháng 8
đến tháng 11 và gây rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi núi. Vào 5 tháng mùa khô, từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau, xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là
vùng đồi núi.

8



Bảng 1 - Một số đặc tính khí tượng thủy văn của tỉnh An Giang
Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Tổng số Lượng mưa Lượng
Lượng
Số ngày
Tháng bình quân tối thấp tối cao giờ nắng bình quân mưa cao mưa thấp mưa bình
(0C)
(0C)
(0C)
(giờ)
(mm) nhất (mm) nhất (mm) quân (ngày)
01

25,5

17,0

39,1

02

25,9

18,5

26,4

03


26,0

17,5

04

28,3

05

6,3

53,0

1,3

1,5

255,0

0,9

2,9



0,5

37,2


282,0

11,4

21,0

2,4

2,7

21,8

39,3

246,0

85,6

89,5

3,5

8,0

28,1

21,1

36,5


205,0

143,6

176,5

100,8

14,6

06

27,5

20,0

36,2

174,0

108,0

139,7

84,0

17,7

07


28,2

21,1

39,1

171,0

115,4

170,8

81,6

16,4

08

27,3

21,0

36,4

164,0

168,8

172,3


108,0

17,4

09

27,5

21,3

33,9

153,0

117,3

139,7

60,7

17,5

10

27,5

21,1

33,4


171,0

207,2

423,5

195,6

20,1

11

26,8

19,8

32,7

207,0

128,3

215,6

95,3

12,4

12


25,8

17,0

33,0

236,0

39,8

237,5

9,4

3,7

2.521,0

1.132,6

Tổng
cộng

257,0

132,5

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ.
 Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí
Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm. Lượng bốc hơi cao xảy ra trong 5

tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này khoảng 76%. Bốc hơi
mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở khu vực đồi
núi. Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô.
Ẩm độ không khí của các tháng mùa mưa khoảng 80–85%.
 Nắng
- Tổng số giờ nắng 2.346 giờ,
- Tổng số giờ nắng thấp nhất 123,8 giờ / tháng 7
- Tổng số giờ nắng cao nhất 234,2 giờ / tháng 12.
Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn khoảng 2 giờ
so với các tháng mùa mưa.
 Gió
9


Chế độ gió khá đồng nhất. Từ tháng 5–10 phổ biến gió mùa Tây Nam mang hơi
nước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phổ biến gió mùa Đông Bắc có đặc
điểm lạnh và khô. Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 3 m/giây.
Ở An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy có
xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể.
Tóm lại, với nền nhiệt độ cao đều trong năm, giàu nắng mưa theo mùa và không có
bão, điều kiện khí hậu ở An Giang khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp như
thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.
3.1.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước
Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển Đông
và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu), chế
độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.
Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Lưu
lượng trung bình năm là 13.500 m 3/s, vào mùa lũ 24.000 m3/s và mùa kiệt là 5.020 m3/s.
Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong tỉnh có tổng chiều dài
hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2 ), đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ sản xuất,

sinh hoạt và vận tải thuỷ.
Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thành mùa
nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5 mét, thời gian ngập
từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12.
Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là thiên tai
mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ lâu đời đã gắn liền
với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần phải biết khai thác những mặt
lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn với mùa nước nổi.
Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng ruộng; cải
thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm; mang lại nguồn lợi
thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi.
Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn kém chi
phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch
và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các mô hình sản xuất nhằm
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu
còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân.
Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí nhiều
quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cụm - tuyến
dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc lợi có cao trình an toàn.
10


3.2. Các nguồn tài nguyên
3.2.1. Tài nguyên đất
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ
yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%; nhóm đất phù sa có phèn trên
93.800 ha, chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ gần 24.724 ha,
chiếm 7,3% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phèn và các nhóm khác. Đất đai của An
Giang phần lớn rất màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa, địa
hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các loại cây trồng khá rộng.

3.2.2. Tài nguyên nước
 Nước mưa
Mùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả
năm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm. Nước mưa là nguồn nước
quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm như các vùng nông
thôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi. Đầu mùa mưa cũng là thời điểm vào vụ canh tác của
đất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là các vùng không có nguồn nước tưới.
 Nước mặt
Sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch là nguồn nước mặt chủ yếu cấp nước cho
hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Lưu lượng của các sông khá lớn nên truyền nước theo
các kênh rạch đến tận các vùng xa, đủ sức cung cấp nước kể cả trong mùa kiệt. Nguồn
nước mặt hiện phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng; đồng thời với việc sử dụng
nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực sản xuất khác, nguồn nước mặt
còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đô thị và khu dân cư tập trung, có
tác dụng tích cực cho cải tạo đất đai, khai hoang - phục hoá, tháo chua rửa phèn ở vùng tứ
giác Long Xuyên. Tuy nhiên, nhiều năm qua tại một số khu vực, sông rạch đã bị ô nhiễm
do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản ao hầm, lồng bè, đăng
quầng; một số khu vực cuối nguồn nước các kênh rạch bị cạn kiệt vào mùa khô do tình
trạng bồi lắng, cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý nhằm đảm bảo cho sản xuất
và sinh hoạt. Mỗi năm An Giang có mùa nước nổi do nước các sông, rạch tràn bờ và làm
ngập 70% diện tích của tỉnh trong nhiều tháng, mùa nước nổi hiện nay đã được xem là
một nguồn tài nguyên để khai thác mặt lợi và hạn chế tối đa mặt hại với phương châm
sống chung và sản xuất an toàn trong mùa nước nổi.
Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, là tiền đề để
tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong tỉnh ngọt quanh năm, tuy
nhiên do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng, có khoảng 1/4 diện tích phía Tây Nam của
tỉnh nguồn nước mặt bị nhiễm phèn trong một vài tháng đầu mùa mưa.
11



 Nước ngầm
Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở An Giang có trữ
lượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa được chặt chẽ do
chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Theo thống kê chưa
đầy đủ, toàn tỉnh có trên 7.100 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt 92,14%, phục vụ sản xuất
7,86% và qua khảo sát sơ bộ có khoảng 240 giếng bị ô nhiễm (nhiều nhất là nhiễm Asen)
hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước.
3.2.3. Tài nguyên rừng
Quỹ đất lâm nghiệp có trên 20.000 ha, đã khoanh ranh giới đất rừng 18.000 ha
(trong đó đã có rừng 14.700 ha) và còn lại là quỹ đất đồi núi có khả năng phát triển rừng.
Rừng ở An Giang chủ yếu là rừng trồng, trong đó chỉ có trên 4,2% là rừng tự nhiên
(khoảng 580 ha). Rừng trồng chủ yếu là các loại cây mọc nhanh bạch đàn, keo lá tràm, tai
tượng kết hợp với cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương, cây dó bầu (để tạo trầm hương)
và các loại cây ăn quả lâu năm. Rừng tự nhiên hiện còn giữ được các cây gỗ quý như
giáng hương, thao lao, dầu, căm xe. Rừng đất ngập nước chủ yếu là cây tràm.
Hiện nay tỉnh đã khoanh ranh giới cho 25 khu rừng để phấn đấu nâng độ che phủ đạt
5% (hiện độ che phủ đạt 4,1%). Tốc độ che phủ rừng tăng nhanh đã giúp phục hồi hệ
động vật rừng đa dạng (gồm các loài thú, các loài bò sát, thủy sản và các loài chim).
Tài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng về
mặt sinh thái và an ninh quốc phòng. Hơn nữa việc khai thác hợp lý rừng sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân tộc. Vì vậy trong những năm
tới cần phủ xanh hết đất quy hoạch trồng rừng kết hợp với chăm sóc, bảo vệ rừng.
3.2.4. Tài nguyên khoáng sản
An Giang tuy là tỉnh ở ĐBSCL nhưng lại có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa
dạng với các loại đá xây dựng, đá ốp lát, đá áplit, cát núi, cát sông, than bùn, kaolin, nước
khoáng.
Hoạt động khoáng sản ở An Giang trong thời gian qua đã có những đóng góp tích
cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm cho
lao động người dân tộc, cung cấp nguồn nguyên liệu xây dựng cho các công trình xây
dựng trong tỉnh, ngoài ra đá xây dựng còn cung ứng cho khoảng 30% - 50% thị phần

vùng ĐBSCL.
Theo các tài liệu thăm dò được phê duyệt, trữ lượng một số loại khoáng sản ở An
Giang gồm: Đá xây dựng 2.100 triệu m 3, đá ốp lát 139 triệu m3, kaolin 2,2 triệu m3, đá
áplit 200 nghìn tấn, than bùn 16 triệu tấn, cát sông Hậu 67 triệu m 3, sông Tiền 50 triệu m3
12


và sét gạch ngói 39 triệu m3. Ngoài ra An Giang còn có mỏ nước khoáng chuẩn bị đưa
vào khai thác công nghiệp.
3.2.5. Tài nguyên nhân văn
Tỉnh An giang có nguồn tài nguyên nhân văn khá phong phú và đặc sắc. Di chỉ Óc
Eo là một địa danh nổi tiếng điển hình, là cái nôi của nền văn hoá Óc Eo, có từ thế kỷ thứ
IV, hiện nay thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn đã chứng minh được lịch sử lâu đời của con
người gắn bó với mảnh đất An Giang. Tuy nhiên đến nay, dấu vết và những công trình mà
người xưa để lại chủ yếu bắt đầu từ thời nhà Nguyễn. Các bậc tiền nhân như Chưởng binh
Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và sau đó là Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đã tiến hành
khai khẩn đất đai, đào kinh, đắp đường, lập ấp,… Đến nay ở khắp nơi có những công
trình mang tên người xưa đã có công khởi xướng, xây dựng lên chúng như: Kinh Vĩnh Tế,
Kinh Thoại Hà, Rạch ông Chưởng,… Hơn thế nữa, để tôn kính người đã có công tạo
dựng cơ đồ, nhân dân An Giang xây dựng những đền, chùa, miếu mạo thờ cúng họ như:
Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, Đền Quản Cơ Trần Văn Thành,
Đình Thoại Sơn ( thờ Nguyễn Văn Thoại ), các Đình ở Châu Phú, Long Xuyên, Châu Đốc
và các huyện ( thờ Nguyễn Hữu Cảnh )…
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 68 công trình di tích lịch sử được Nhà nước công nhận
xếp hạng gồm 26 di tích cấp quốc gia và 42 di tích cấp tỉnh. Cùng với cảnh quan thiên
nhiên đẹp như núi Sam, Lâm viên núi Cấm, cảnh sông nước sông Tiền, sông Hậu,… có
sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Sự phân bố tự nhiên của công trình di tích và cảnh
quan cũng đã hình thành lên 9 cụm di tích và 5 khu du lịch lớn trong tỉnh.
Trong những năm qua, bình quân mỗi năm tỉnh An giang đón tiếp được từ 3,5 – 4
triệu lượt khách du lịch, tham quan gồm cả khách trong và ngoài nước. Vào dịp lễ hội bà

Chúa Xứ (tháng Tư âm lịch), khu vực núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc và tuyến Long
Xuyên - Châu Đốc, tuyến Châu Đốc - Tịnh Biên – Tri Tôn có khách du lịch tham quan, đi
lại, lễ bái kết hợp du lịch suốt tháng.
Về dân tộc: dân tộc Kinh chiếm đa số trong tỉnh với 94,21%, người Khơme chiếm
4,31%, người Hoa chiếm 0,86%, người Chăm chiếm 0,61%, còn lại là các dân tộc khác.
Các dân tộc nói chung đã hoà nhập thành cộng đồng dân cư, đoàn kết, gắn bó, đã có được
các công trình sáng tạo mang tính lịch sử nghệ thuật đến độ đặc sắc của mình như chùa
Chăm ở các huyện Phú Tân, Tân Châu, An Phú; chùa Tây An và Miếu Bà Chúa Xứ ở núi
Sam, chùa Ông Bắc ở Long Xuyên, các chùa Khơme ở Tri Tôn, Tịnh Biên,…
Người dân An Giang sống chủ yếu bằng nghề nông, người dân vùng núi làm nương,
trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, người dân vùng đồng bằng làm lúa nước,
nuôi thả tôm cá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông. Ở Châu Đốc, An Phú nghề nuôi cá
13


bè nổi tiếng không những về kinh tế chăn nuôi mà còn là điểm thu hút khách tham quan
từ khắp nơi.
Các lễ, tết truyền thống của cộng đồng dân tộc trong tỉnh gồm có:
- Người Kinh có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ( lễ hội cấp quốc gia ), lễ hội Đức
Thoại Ngọc Hầu, lễ hội Đức Quản Cơ Trần Văn Thành, lễ hội Bia Thoại Sơn, lễ hội chùa
Giồng Thành và các lễ hội Kỳ yên của các Đình Thần.
- Người Hoa có các lễ chùa Quan Thánh Đế, chùa Ông Bắc.
- Người Khơme có tết Dolta, tết CholchnamThmay và lễ Tisad Bochia.
- Người Chăm có lễ Hatgi, tết Ramadol.
3.3. Hiện trạng môi trường tỉnh An Giang
Môi trường ở An Giang ngày càng chịu nhiều sức ép từ phát triển kinh tế, gia tăng
dân số, đô thị hoá, phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Các chất ô nhiễm có nguồn gốc
từ chất thải công nghiệp, sinh hoạt và đặc biệt là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản có chiều hướng tăng nhanh.
Đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị và các khu vực

tập trung sản xuất công nghiệp; ô nhiễm nguồn nước mặt làm giảm chất lượng nước cung
cấp sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản; suy giảm chất lượng môi trường đất đang rõ nét ở
các vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để; ô nhiễm do rác thải chưa có nơi xử lý hoặc chôn lấp
đúng kỹ thuật.
3.3.1. Hiện trạng môi trường ở các đô thị và các khu dân cư tập trung
Môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm trầm trọng theo tiến độ đô thị hoá, thể hiện
qua thực trạng xả thải (nước thải sinh hoạt không qua xử lý, chất thải sinh hoạt chưa được
thu gom triệt để và chưa có giải pháp xử lý phù hợp), vẫn còn các cơ sở sản xuất, nhà máy
chen lẫn trong khu dân cư.
Nồng độ bụi trong các năm qua đã vượt nhẹ tiêu chuẩn môi trường, riêng ở thành
phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc vượt tiêu chuẩn môi trường 2 lần. Độ ồn và bụi chì
các khu vực đô thị còn nằm trong giới hạn cho phép.
Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 200 cụm, tuyến dân cư vượt lũ. Việc bố trí dân cư
vùng lũ vào ở đang gặp nhiều trở ngại do việc đầu tư chưa đồng bộ như phần lớn chưa có
nước sạch, cầu vệ sinh tự hoại và chưa có giải pháp thu gom, xử lý rác. Do vậy có thể
thấy tình hình môi trường ở cụm, tuyến dân cư đang rất bức xúc cần được quan tâm giải
quyết để thu hút dân vào ở đạt 100% số nền bố trí.
3.3.2. Hiện trạng môi trường nông thôn
Do điều kiện tự nhiên về địa hình, thuỷ văn đã tạo nên tập quán sống từ xưa của cư
dân nông thôn trong tỉnh là sống ven theo nguồn nước mặt, kinh rạch; xây dựng chuồng
14


gia súc, cầu vệ sinh trên ao cá, trên sông hoặc thải trực tiếp ra sông rạch; đối với khu vực
miền núi, đa số người dân tộc nuôi gia súc trong nhà. Các bãi rác, nghĩa trang riêng lẻ hầu
như bị ngập hoàn toàn trong mùa lũ. Do đó, vấn đề thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn là
vấn đề nổi rõ nhất, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch còn thấp khoảng 65%; ô nhiễm môi trường
đất sản xuất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng do không kiểm soát việc sử dụng phân
bón và thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh. Ngoài ra, việc phát triển các làng nghề (gạch
ngói, chế biến lương thực thực phẩm, khai thác đá thủ công…) với công nghệ lạc hậu

đang làm ô nhiễm môi trường nặng nề, đe doạ cho sức khoẻ nhân dân trong các vùng có
làng nghề. Đặc biệt qua điều tra, toàn tỉnh hiện có gần 19.700 hộ cất nhà trên sông, kênh,
rạch gây ô nhiễm khá nghiêm trọng môi trường nước mặt và ảnh hưởng đến cảnh quan
khu vực.
3.3.3. Hiện trạng môi trường ở các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung
Các loại hình sản xuất đang gây ô nhiễm không khí gồm khai thác đá, xay xát lương
thực, sản xuất vật liệu xây dựng và gạch ngói, trong đó khai thác đá và sản xuất gạch ngói
gây ô nhiễm bụi gấp 2 lần tiêu chuẩn môi trường. Khói bụi lò gạch ngói còn gây tác động
xấu đến sản xuất nông nghiệp chung quanh và việc lấy tầng mặt đất cây hàng năm làm
nguyên liệu gạch ngói không theo quy hoạch trong thời gian qua đã hủy hoại nhiều vùng
đất canh tác. Các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện đang quan tâm đầu tư hệ thống xử lý
nước thải, chủ yếu là loại hình chế biến đông lạnh thuỷ sản.
3.3.4. Hiện trạng môi trường ở khu vực đê bao kiểm soát lũ
Xây dựng đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng đối với
đặc thù mùa nước nổi của tỉnh. Qua nhiều năm khảo sát, quan trắc đã cho những kết quả
không khả quan về chất lượng môi trường. Chất lượng nước mặt suy giảm với chỉ tiêu
amoniac (NH3) vượt rất cao so với tiêu chuẩn môi trường; coliforms, BOD 5, phốtpho tổng
số…đều vượt so với tiêu chuẩn môi trường, dễ xảy ra hiện tượng phú dưỡng, bùng nổ tảo
trong môi trường nước và ảnh hưởng đến động vật thuỷ sinh.
Chất lượng đất suy giảm dẫn đến năng suất cây trồng suy giảm nhưng chi phí sản
xuất tăng cao (phân bón, thuốc trừ sâu). Việc tuyên truyền cho nông dân sử dụng phân
hữu cơ, vi sinh, tiết giảm lượng thuốc trừ sâu không cần thiết và giải pháp xả lũ có được
phổ biến, áp dụng nhưng chưa rộng rãi.
3.3.5. Hiện trạng môi trường ở các khu du lịch
Môi trường chung tại các khu, điểm du lịch, tham quan khá tốt do đặc thù cảnh quan
chung quanh là đồi núi, vườn, rừng. Tuy nhiên, các giải pháp về xử lý chất thải chưa đồng
bộ nên vẫn còn gây ô nhiễm cục bộ.

15



4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi
hết sức bất thường và diễn ra với tốc độ nhanh chóng: khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất
tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng
sinh học... Trong đó, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các quốc gia trên thế
giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là mối đe
dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình trạng cung cấp lương thực toàn
cầu, vấn đề di dân và de dọa nền hòa bình, an ninh thế giới. Theo nghiên cứu mới nhất
của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao.
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 2 0C thì
mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số
dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung có thể
bị ngập lụt.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam và
được xem là nơi chịu ảnh hưởng sớm và lớn nhất từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong
vài năm gần đây, thời tiết vùng ĐBSCL biến đổi bất thường. Mùa khô hạn nắng nóng gay
gắt, nước biển sớm xâm nhập sâu vào đất liền. Trong khi mùa mưa lũ kéo dài hơn, đôi khi
còn xuất hiện một hai cơn bão ngoài khơi hướng vào đất liền, điều mà trước đây rất hiếm
khi xảy ra ở vùng này.
Trong 60 năm nữa, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội ĐBSCL thay đổi lớn. Nước biển sẽ dâng cao trên 1 mét, làm ngập lụt phần lớn
ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ
15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mê Kông
giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều
hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên
Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang; thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện
nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh

hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá, giao thông, cấp nước sinh hoạt,
sức khỏe, tăng nguy cơ cháy rừng…Diện tích rừng ngập mặn và một số vùng đất ngập
nước sẽ bị giảm. Cơ sở hạ tầng, nhất là ở ven biển bị uy hiếp nghiêm trọng. Nước biển
dâng cao sẽ làm thay đổi môi trường sống nhiều loài sinh vật biển, trước hết là tôm cá tự
nhiên. Các mô hình nuôi thủy sản có nguy cơ bị phá sản. Quá trình xâm nhập mặn vào nội
đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre,
Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm. Bờ biển, bờ sông sẽ bị xâm thực mạnh
16


hơn. Nếu không có giống mới chịu mặn, nền nông nghiệp sẽ suy thoái, trước hết là cây
lúa. Năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm sút. Hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng lớn. Đời sống của hàng chục
triệu người dân sẽ bị xáo trộn không nhỏ...
An Giang là vùng đất ngập nước điển hình của quốc gia với chế độ ngập lũ, ngập
mặn và hệ thống sông rạch chằng chịt, có các hệ sinh thái rừng và các hệ sinh thái nông
nghiệp rất phát triển… Những tiềm năng đó mở ra nhiều triển vọng để An Giang phát
triển nhanh, trở thành một vùng kinh tế quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, những năm
qua, tình trạng biến đổi khí hậu đã gây áp lực ngày càng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội,
đến tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân trong
tỉnh...
Trước các sức ép về tốc độ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang,
sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá
mức bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái… đã góp phần gây ra
sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
An Giang là một trong bốn tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông
Cửu Long – nơi đang chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Đất đai bị bạc
màu; đa dạng sinh học giảm mạnh; diện tích đất bị xâm nhập mặn, đất bị khô hạn, nhiễm
phèn ngày càng tăng; nhiệt độ không khí tăng cao và hạn hán bất thường, lũ lụt không
theo quy luật; nhiều dịch bệnh mới hình thành… đã đe dọa đến đời sống và hoạt động của

người dân trong tỉnh.
Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, hạn hán,
xâm nhập mặn, triều cường, dịch bệnh… đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp,
phát triển của thủy hải sản và du lịch; tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái; giao
thông và cơ sở hạ tầng; nước sạch và vệ sinh môi trường…Những ảnh hưởng này cùng
với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặt Việt Nam nói chung và An Giang nói
riêng trước một thách thức rất nghiêm trọng.
Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã lồng ghép chống biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ
Môi trường, các Chương trình như Chương trình nghị sự Agenda 21 của Việt Nam, Chiến
lược quốc gia về quản lý môi trường biển và ven biển, Kế hoạch hành động quốc gia về
đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai đến năm 2020… Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được chỉ định là Cơ quan đầu
mối Quốc gia về các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện Công ước Khung của Liên
Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Gần đây nhất, ngày 3/12/2007,
Chính phủ đã có Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia
17


ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho
chương trình này và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2008.
Trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh báo về biến đổi khí hậu, An Giang cần phải có
các giải pháp, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm ứng phó với hiểm họa này.
Vấn đề biến đổi khí hậu vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, phức tạp và liên quan
đến tất cả các ngành, trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Vì thế, để thực hiện được mục
tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với Tỉnh, việc xây
dựng các giải pháp, kế hoạch và công tác chỉ đạo thực hiện cần được nghiên cứu, trao đổi
ở tất cả các cấp, các khu vực, các lĩnh vực (tài nguyên nước, đất, môi trường, các hệ sinh
thái…) và trong tất cả các ngành, quan trọng nhất là năng lượng, giao thông, công nghiệp,
nông lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tài nguyên và môi trường.

Để làm tốt công tác ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu đối với tỉnh
An Giang, ngoài việc nghiên cứu, xác định rõ, sâu hơn các tác động của biến đổi khí hậu,
xây dựng và nhanh chóng ban hành các chương trình, giải pháp, kế hoạch ứng phó với
biến đổi khí hậu, An Giang sẽ tổ chức lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong
quá trình quản lý, kế hoạch hóa trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Xuất phát từ những lý do và yêu cầu trên, việc xây dựng và triển khai kế hoạch
hành động “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang” là
một việc làm cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của
tỉnh. Đồng thời, giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên
cứu có cách nhìn bao quát hơn về nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu, từ đó đưa ra các
quyết sách hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với xu thế này.

B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu xây dựng các kế hoạch hành động để ứng phó hiệu quả với biến đổi
khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của
tỉnh An Giang.
 Mục tiêu cụ thể:
- Bước đầu đánh giá được mức độ biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang do biến đổi khí
hậu toàn cầu và mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa
phương;
- Xác định được các chương trình, kế hoạch, giải pháp thích nghi, ứng phó và hạn
chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu;
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, kế
hoạch triển khai các dự án, trước tiên là các dự án thí điểm.
18


19



C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CHƯƠNG I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA TỈNH AN GIANG
1.1. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM
Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí
hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời
sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7)
Khả năng chủ động cập nhật.
Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ
hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê đã được lựa chọn
để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.
1.1.1. Về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng
khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với
các vùng khí hậu phía Nam.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng từ
1,6 đến 1,90C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4 0C.
Bảng 2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Vùng
2020

2030

2040


2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,4

1,6

1,6

1,7


1,7

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,4

1,5

1,6

1,7

1,7

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9


1,2

1,4

1,5

1,5

1,6

1,6

Bắc Trung Bộ

0,6

0,8

1,1

1,4

1,6

1,7

1,8

1,9


1,9

Nam Trung Bộ

0,4

0,6

0,7

0,9

1,0

1,2

1,2

1,2

1,2

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6


0,8

0,9

1,0

1,0

1,1

1,1

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,3

1,3

1,4


1,4

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,40C ở Đồng bằng Bắc Bộ,
20


2,80C ở Bắc Trung Bộ, 1,9 0C ở Nam Trung Bộ, 1,60C ở Tây Nguyên và 2,0 0C ở Nam Bộ
so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999.
Bảng 3. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Vùng
2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090


2100

Tây Bắc

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,1

2,4

2,6

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0


1,2

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,5

1,8

2,0

2,2


2,4

Bắc Trung Bộ

0,5

0,8

1,1

1,5

1,8

2,1

2,4

2,6

2,8

Nam Trung Bộ

0,4

0,5

0,7


0,9

1,2

1,4

1,6

1,8

1,9

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

1,5


1,6

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,8

1,9

2,0

- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng 3,1
đến 3,60C, trong đó Tây Bắc là 3,3 0C, Đông Bắc là 3,20C, Đồng bằng Bắc Bộ là 3,1 0C và
Bắc Trung Bộ là 3,60C. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí hậu phía Nam
là 2,40C ở Nam Trung Bộ, 2,10C ở Tây Nguyên và 2,60C ở Nam Bộ.
Bảng 4. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản
phát thải cao (A2)

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Vùng
2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

0,5

0,8

1,0

1,3


1,7

2,0

2,4

2,8

3,3

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,7

3,2


Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,6

3,1

Bắc Trung Bộ

0,6

0,9

1,2

1,5


1,8

2,2

2,6

3,1

3,6

Nam Trung Bộ

0,4

0,5

0,8

1,0

1,2

1,5

1,8

2,1

2,4


Tây Nguyên

0,3

0,5

0,7

0,8

1,0

1,3

1,5

1,8

2,1

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0


1,3

1,6

1,9

2,3

2,6

21


1.1.2. Về lượng mưa
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt
là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng
ở tất cả các vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2% ở
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa
thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3 - 6% ở các vùng khí hậu phía Bắc và lượng
mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 7 - 10% so với thời
kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả
bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng
khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999.
Bảng 5. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát
thải thấp (B1)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21


Vùng

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc

1,4

2,1

3,0

3,6

4,1

4,4

4,6

4,8

4,8

Đông Bắc

1,4

2,1

3,0


3,6

4,1

4,5

4,7

4,8

4,8

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,2

3,9

4,5

4,8

5,1

5,2


5,2

Bắc Trung Bộ

1,5

2,2

3,1

3,8

4,3

4,7

4,9

5,0

5,0

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,3


1,6

1,8

2,0

2,1

2,2

2,2

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,7

0,9

0,9

1,0


1,0

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

1,0

1,0

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có
thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999.
Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4 - 7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và
Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các
vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa
các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc
và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%.


22


Bảng 6. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải
trung bình (B2)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Vùng
2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

1,4


2,1

3,0

3,8

4,6

5,4

6,1

6,7

7,4

Đông Bắc

1,4

2,1

3,0

3,8

4,7

5,4


6,1

6,8

7,3

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,2

4,1

5,0

5,9

6,6

7,3

7,9

Bắc Trung Bộ

1,5


2,2

3,1

4,0

4,9

5,7

6,4

7,1

7,7

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,3

1,7

2,1

2,4


2,7

3,0

3,2

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,9

1,0

1,2

1,3

1,4

Nam Bộ

0,3


0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,2

1,4

1,5

- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10%
ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây
Nguyên, Nam Bộ. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6 - 9% ở Tây
Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào
giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13 - 22% so với
thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến
19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ
chỉ vào khoảng 1 - 2%.
Bảng 7. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát
thải cao (A2)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21


Vùng

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc

1,6

2,1

2,8

3,7

4,5

5,6

6,8

8,0

9,3

Đông Bắc

1,7

2,2

2,8


2,8

4,6

5,7

6,8

8,0

9,3

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,0

3,8

5,0

6,1

7,4

8,7


10,1

Bắc Trung Bộ

1,8

2,3

3,0

3,7

4,8

5,9

7,1

8,4

9,7

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,2


1,7

2,1

2,5

3,0

3,6

4,1

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,9

1,1

1,3

1,5


1,8

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,7

1,0

1,2

1,4

1,6

1,9

23


1.1.3. Kịch bản nước biển dâng
Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26- 59 cm
vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn.
Nhiều nhà khoa học đã đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ

toàn cầu là tương đối phù hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC
về nước biển dâng là thiên thấp so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thiên thấp này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử
dụng để phân tích đã chưa đánh giá đầy đủ các quá trình tan băng.
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50 140cm vào năm 2100.
Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải
thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI).
Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào
giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực
nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999.
Bảng 8. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999
Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Kịch bản

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1)

11

17

23

28

35

42


50

57

65

Trung bình (B2)

12

17

23

30

37

46

54

64

75

Cao (A1FI)

12


17

24

33

44

57

71

86

100

Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập đã được xây dựng, bước đầu là
cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa trên các
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tỷ lệ
1/5000 và mô hình số độ cao độ phân giải 5 x 5m đối với khu vực đồng bằng sông Cửu
Long (Bộ TNMT, 2009).
Mực nước biển bình quân của khu vực được tính toán dựa trên số liệu mực nước
triều thực đo tại Vũng Tàu (giai đoạn 1979 - 2007). Trong tính toán chưa xét đến các yếu
tố tác động của sóng, thủy triều, nước dâng do bão, lũ và các cơ chế thuỷ động lực khác.

24


1.1.4. Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng

theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao
(A2, A1FI).
Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo theo
hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế thay đổi
nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải
khí nhà kính được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, với
cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới như hiện nay, cộng với
nhận thức rất khác nhau về biến đổi khí hậu và quan điểm còn rất khác nhau giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển, đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm
ổn định nồng độ khí nhà kính nhằm hạn chế mức độ gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 2 0C gặp
rất nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) có rất ít khả năng trở thành hiện thực trong
thế kỷ 21.
Các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy
mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ (A2) hoặc sử dụng tối đa
năng lượng hóa thạch (A1FI). Đây là các kịch bản xấu nhất mà nhân loại cần phải nghĩ đến.
Với những nỗ lực trong phát triển công nghệ thân thiện với khí hậu, đàm phán giảm phát thải
khí nhà kính, và sự chung tay, chung sức của toàn nhân loại trong “liên kết chống lại biến đổi
khí hậu”, có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao sẽ có rất ít khả năng xảy ra.
Hơn nữa, vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản
phát triển kinh tế - xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai.
Với sự tồn tại các điểm chưa chắc chắn thì các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin
cậy thấp hơn so với kịch bản ở mức trung bình.
Vì những lý do nêu trên, kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với Việt
Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát
thải trung bình (B2).
1.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở AN GIANG
Ở An Giang, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố
khí hậu và mực nước có những điểm đáng lưu ý sau:
1.2.1. Nhiệt độ

An Giang có nền nhiệt độ trung bình năm 26 – 27,80C.

25


×