Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thợ Lò Cũng Là Chiến Sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.92 KB, 74 trang )

THỢ LÒ CŨNG LÀ CHIẾN SĨ
Bạn đang làm thợ lò mỏ than, mỏ quặng; đang làm cán bộ kỹ thuật, quản lý, chỉ huy ở mỏ hầm lò hay
đang theo học nghề làm mỏ hầm lò, bạn nên đọc cuốn sách này. Tôi viết ra nó để tri ân những đồng
nghiệp thợ lò đã giúp đỡ tôi, đi cùng tôi nhiều năm tháng và tặng cho các đồng nghiệp hiện thời cũng như
tương lai. Mong rằng, sau khi đọc xong nó, bạn ghi nhận được một vài điều có ích giúp bạn làm việc vui
hơn, an toàn hơn.
Người thân của thợ lò, những ai quan tâm đến nghề làm mỏ hầm lò, đến thợ lò, đến phát triển năng
lượng bền vững có thể tìm thấy ở đây đôi điều đáng chia sẻ.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp đã và đang công tác trong ngành mỏ tại Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc đã góp ý để tác giả hoàn thiện cuốn sách; cảm
ơn Trường Quản trị Kinh doanh - Vinacomin, Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam đã tạo điều kiện cho
cuốn sách này được ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam
(10/10/2014).

MỞ ĐẦU
Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, tôi xuất thân từ gia đình nông dân, được Chính phủ cho sang Ba Lan
học ngành khai thác mỏ hầm lò rồi về nước làm việc trong Ngành Than - Khoáng sản từ cuối năm 1974
đến cuối năm 2009, liên tục trong 35 năm, nếu tính cả thời gian từ khi tôi bước chân vào lò, xuống hầm
sâu - 600m để thực tập nghề nghiệp thì cả thảy là 41 năm học và làm mỏ, 41 năm “đi lò”. Thời sinh viên,
ngay học kỳ đầu tiên nhà trường đã cho chúng tôi xuống mỏ thực tập nghề nghiệp trong suốt 5 tháng bắt
đầu từ những việc đơn giản như mặc quần áo bảo hộ lao động sao cho đúng, đi lại trong hầm lò sao cho
an toàn đến cầm cái xẻng, cầm cái búa thế nào cho chắc lại nhàn, rồi làm các công việc thường ngày
của thợ lò từ đơn giản đến phức tạp; từ lò chuẩn bị vào đến lò chợ khai thác. Nhà trường nói rằng, làm
nghề mỏ hầm lò có nhiều rủi ro, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đòi hỏi ở con người sự sáng tạo, sức
chịu đựng, lòng dũng cảm và tính kỷ luật cao. Ai vượt qua được 5 tháng thực tập nghề nghiệp này thì có
thể học tiếp để 5 năm sau trở thành thạc sỹ - kỹ sư mỏ, ai không vượt qua được hay ngại nó, sợ nó thì
chuyển sang học ngành khác cho đỡ mất thì giờ và tiền bạc. Tôi còn có ba kỳ nghỉ hè xuống mỏ thực tập
nghề nghiệp, làm việc như một thợ lò thực thụ hay một nhân viên kỹ thuật ở bộ phận thông gió, chống
bụi, phòng chống cháy nổ và trạm cấp cứu mỏ ở Mỏ than hầm lò Đimitờrốp - Đó là mỏ than sâu nhất ở
Ba Lan thời kỳ bấy giờ (-930m) lại có nguy cơ cao về khí nổ, bụi nổ, than tự cháy. Tôi đã vượt qua thử
thách thời sinh viên và được thợ lò ở Mỏ than Đimitờrốp làm lễ tiếp nhận vào “đội ngũ thợ lò” mùa hè


năm 1973. Hai năm sau tôi gia nhập “Đội ngũ thợ lò” của Xí nghiệp Xây lắp 6 Mông Dương. Tôi làm việc
ở Mông Dương 10 năm và 2 năm ở Công ty Xây lắp Cẩm Phả. Ở Mông Dương tôi đã trải qua các thang
bậc nghề nghiệp từ anh kỹ sư tập sự; trưởng ca, đội phó Đội đào lò hơn 200 quân; phó phòng, phụ trách
phòng kỹ thuật đến phó giám đốc, giám đốc Xí nghiệp Xây lắp mỏ Mông Dương chuyên đào lò, xây lắp
các công trình mỏ than hầm lò Mông Dương, Khe Chàm, Khe Hùm, Khe Bố.
Các thợ lò đàn anh và cả đàn em nữa đã dạy cho tôi các “ngón nghề”, rèn luyện tôi thành một thợ lò, một
kỹ sư mỏ có nghề, dám dấn thân, biết yêu thương kính trọng đồng nghiệp. Nếu không có sự rèn luyện ấy
chắc chắn tôi đã không trở thành Tổng giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam (10.1994) rồi Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tôi biết ơn các đồng nghiệp thợ mỏ đã rèn luyện mình, giúp
đỡ mình và cả che chở cho mình nữa. Những việc tôi đã làm được để đền đáp thợ mỏ còn rất ít, chưa
thấm tháp gì so với nỗi vất vả, hiểm nguy mà hàng vạn thợ mỏ, trước hết là thợ lò, phải đối mặt hàng
ngày, hàng giờ trong lòng đất chẳng khác gì những người chiến sỹ ở ngoài mặt trận.


Từ lâu tôi đã muốn viết một cuốn sách về thợ lò, xoay quanh nghề làm mỏ hầm lò để tri ân thợ lò, nhưng
ngại rằng mình khó làm được điều đó. Với những gì mình đã trải qua, đã biết, đã chứng kiến, đã chỉ huy
giải quyết, tôi đã rút ra được một số điều tâm đắc nay đem ra chia sẻ với các đồng nghiệp thợ lò mong
sao các bạn làm việc vui hơn, an toàn hơn. Những người khác, nhất là cán bộ, công nhân, nhân viên làm
việc ở mỏ hầm lò cũng có thể tìm thấy điều gì đó cần cho mình.
CHƯƠNG I: THỢ LÒ - ANH LÀ AI?
I.1. TRƯỜNG HỌC VÀ SÁCH VỞ NÓI GÌ?
Ở trường đào tạo hay trong các tài liệu chuyên môn người ta nói với bạn rằng thợ lò là những người làm
việc trong hầm mỏ, đào lò khai thác than, khai thác quặng và đưa nó ra khỏi lòng đất. Những người làm
việc trong hầm lò bao gồm cả công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư và những người chỉ huy. Công nhân làm
việc trong hầm lò bao gồm thợ đào lò xây dựng cơ bản, lò chuẩn bị sản xuất; thợ khai thác (trước đây
thường gọi là thợ chống cuốc), thợ cơ điện lò, thợ làm các công việc cứu hộ, cứu nạn, thông gió, thoát
nước, vận tải, tín hiệu… Ở góc độ hẹp hơn thợ lò chỉ gồm thợ đào lò và thợ khai thác. Trong cuốn sách
này tôi mong các bạn hiểu thợ lò là tất cả những người làm việc thường xuyên trong hầm lò từ công
nhân lao động trực tiếp đến giám đốc điều hành mỏ. Và, hầm lò là nơi gian khó với nhiều hiểm họa thiên
nhiên, môi trường làm việc ẩm ướt, độc hại, nặng nhọc, rủi ro cao.

I.2. TỰ THỢ LÒ NÓI GÌ?
Khác với trường học hay sách vở, thợ lò thường tự nói về mình là những “người trần gian làm việc dưới
âm phủ”. Không phải vậy hay sao khi mà các nghề khác đều được làm trên mặt đất, mặt nước dù ở trong
nhà hay ngoài trời đều được thở khí trời, đều ít hay nhiều nhìn thấy mặt trời, còn thợ lò suốt ca làm việc
trong lòng đất không nhìn thấy bầu trời đâu cả, chỉ thở bằng “gió tươi” được bơm từ mặt đất xuống.
Người đời vẫn ví lòng đất sâu là âm phủ, nơi đầy đọa linh hồn của những người đã chết. Chẳng có mấy
ai lại không sợ âm phủ cả, ấy thế mà thợ lò làm việc quanh năm, tháng tháng, ngày ngày ở đó. Âm phủ
(hay địa ngục đều là nó cả) được người đời hay các tôn giáo nói có tới 9 tầng thậm chí 18 tầng, càng sâu
càng khổ vậy mà nơi làm việc của thợ lò còn sâu hơn vượt ra ngoài sự tưởng tượng của người bình
thường. Thế mới biết thợ lò thật to gan, thật dũng cảm chẳng biết sợ cõi âm là gì cả, có chăng anh ta chỉ
sợ …vợ hay bạn gái của mình thôi. Hết ngày làm việc những người làm nghề khác có thể không tắm chỉ
rửa ráy tay chân, hoặc tắm để “tẩy trần” còn thợ lò nhất thiết phải tắm “tẩy âm”. Anh nào cũng thích “tẩy
âm” bằng nước thật nóng, không chỉ tẩy bụi bặm mà tẩy cả âm khí từ dưới âm phủ ám vào người cho
nên trên đời này hiếm có thợ nào sạch sẽ được như thợ lò! Ra khỏi hầm lò anh nào cũng khát, cũng
muốn uống một cái gì đó cay cay để “tẩy âm” ở cả bên trong nữa. Khoa học đã chứng minh rằng thợ lò
sau ca làm việc uống sữa để tẩy độc là tốt nhất. Còn thợ lò thì bảo uống sữa là tốt rồi, nhưng giá có thêm
vại bia hay chén rượu nữa thì hay hơn. Chả thế mà thợ lò Nông Văn Sơn ở Công ty Than Hòn Gai khi
được cứu ra khỏi lò sập sau 72 giờ đã đòi ngay “cho tao chén rượu”. Điều đó giải thích tại sao thợ lò
uống rượu nhiều hơn các nghề khác. Nếu bạn đã xem phim Xô Viết thì bạn cũng thấy những người lính
sau trận chiến ác liệt cũng uống nhiều rượu như vậy. Bộ đội ta tửu lượng cũng khá, chỉ tội sau trận mạc
không có rượu mà uống thôi. Xem ra bộ đội và thợ lò đều là chiến sỹ cả.
Nói chuyện kỹ hơn với thợ lò bạn có thể biết thêm một nghịch lý nữa cũng khá thú vị. Thợ lò bảo rằng họ
làm nghề “chống gỗ ngược”. Thật vậy, ở trên mặt đất người ta “chống gỗ xuôi” ngọn ở trên, gốc ở dưới;
còn ở dưới hầm mỏ thì dứt khoát phải “chống gỗ ngược” gốc ở trên, ngọn ở dưới mới đảm bảo cho
đường lò được vững chắc. Khắp thế gian này ở bên Tây, bên Tàu hay ở bất cứ quốc gia nào trong hầm
mỏ đều chống gỗ ngược cả. Không chống gỗ ngược không phải là hầm mỏ hay công trình ngầm! Đó là
nói chuyện trước đây, ngày nay đã khác xa rồi, hầm lò vẫn còn dùng gỗ nhưng ít thôi. Các mỏ đã chống


lò bằng sắt thép, bằng kết cấu thủy lực, kết cấu neo bền vững hơn, an toàn hơn, góp phần bảo vệ môi

trường tốt hơn.
Thời tôi làm giám đốc Xí nghiệp Xây lắp mỏ Mông Dương (1981-1986) anh em thợ lò còn nói với tôi rằng
“chúng em phải chịu nhiều tầng nấc “áp bức”, à quên “cai quản” quá. Hỏi kỹ hơn thì anh em bảo: này
nhé, ở trên cùng có anh (giám đốc), rồi các ông phó của anh, các phòng ban, quản đốc, đội trưởng rồi
đến các bà, các cô ở nhà ăn, nhà tắm, nhà đèn cũng bắt nạt chúng em. Thậm chí cái bà ở phòng lao
động chuyên làm cái việc cấp phát bảo hộ lao động cùng với thủ kho cũng chèn ép chúng em. Xin đi
khám bệnh thì quản đốc nghi ngờ, đến trạm y tế thì người ta bảo giả vờ ốm… Nhân viên thống kê cùng
với quản đốc có khi bớt công, bớt lương, bớt thưởng của chúng em, lại còn gửi lương nữa chứ, lĩnh rồi
đấy mà có được tiêu đâu! Kể ra thì còn nhiều lắm. Lần theo ý kiến của thợ lò tôi đã sắp xếp lại để các
đồng nghiệp dễ chịu hơn, và họ đã gọi tôi là “giám đốc của thợ lò”. Ngày nay trong Ngành Than Việt Nam
vẫn nhà ăn, nhà đèn, nhà tắm, trạm y tế, nhưng đã tiến bộ hơn nhiều, đã bớt đi rất nhiều phiền hà nhưng
vẫn còn đấy cách đối xử không trân trọng, vẫn còn đấy chuyện gửi lương, bớt lương, bớt thưởng ở một
số mỏ. Vừa rồi (16.3.2014) khi giao lưu với gần 600 công nhân, cán bộ chủ chốt của Công ty than Quang
Hanh với chủ đề “xây dựng mối quan hệ hài hòa trong công ty than hầm lò” tôi đã nói: “mục tiêu của quản
đốc phân xưởng là hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, đảm bảo an toàn, nội bộ đoàn kết, thợ
lò phấn khởi. Nếu hoàn thành kế hoạch mà thợ lò không vui thì coi chừng kỳ kế hoạch sau có thể bị đổ
vỡ…” Giờ nghỉ trưa mấy anh quản đốc nói với tôi: lần đầu tiên chúng em được nghe “nếu hoàn thành kế
hoạch mà thợ lò không vui thì coi chừng… Đúng thế anh ạ!”.
Thợ lò còn khác người ở chỗ “ăn to, nói lớn”; có như thế mới đủ sức mà đối mặt với âm phủ nhiều cạm
bẫy, đủ sức mà truyền đạt thông tin từ anh này đến anh kia; để át đi, để xua đuổi ma quỷ dưới âm phủ
thợ lò thường hay văng tục, chửi thề nhưng khi đã lên đến mặt đất, “tẩy âm” xong, quần áo sạch sẽ, tinh
tươm, nhìn thấy bầu trời, nhìn thấy chị em thì anh nào anh ấy đều nói năng lịch sự cả. Thợ lò thương yêu
bạn gái, yêu chiều vợ, thương con chẳng khác gì những người lính trận. Nhưng bạn có biết thợ lò sợ cái
gì không? Có thể bạn chưa đoán ra nhỉ? Thợ lò thường sợ… nắng gắt đấy. Hình phạt hiệu quả đối với
thợ lò là chuyển đi làm việc khác trên mặt đất, nơi hàng ngày có nhiều nắng.
I.3. NGƯỜI ĐỜI NÓI GÌ?
Người đời bình luận khác nhau về nghề làm mỏ nói chung và nghề thợ lò nói riêng. Những người thông
hiểu, tử tế thì bảo đó là nghề lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có nhiều rủi ro nhưng đem lại niềm
vui, hạnh phúc cho rất nhiều người khác. Họ hiểu rằng không có thợ lò thì ai đào ra than để phát điện, để
làm xi măng xây nhà; không đào mỏ sâu vài ba ngàn mét thì lấy đâu ra vàng, ra kim cương làm đồ trang

sức cho người đời khoe mẽ… Bởi vậy họ trân trọng và biết ơn thợ lò, vinh danh thợ lò. Không ít người lại
“lên giọng” dạy đời buông một câu: Ối giời, “rừng vàng, biển bạc” chỉ có việc đào mỏ lên mà ăn thế mà
còn kêu khó, kêu lỗ. Những người này có thể không biết hoặc giả vờ không biết đến cái sự vất vả, hy
sinh của thợ lò khi lấy được hòn than, hòn quặng ra khỏi lòng đất sâu. Than đấy, quặng đấy không chỉ
thấm mồ hôi mà còn thấm cả máu và nước mắt của thợ lò, nước mắt của người thân nữa. Lắm kẻ chẳng
coi ai ra gì, chỉ mình họ là nhất thôi. Vì vậy, một mặt Ngành Than không thể chỉ “hữu xạ, tự nhiên hương”
mà phải tích cực tuyên truyền để cho những người chưa biết được biết, những người đã biết hiểu thêm;
mặt khác cần phải vạch mặt chỉ tên đúng lúc, đúng chỗ những người cố tình nói sai, hoặc là lờ họ đi
không chấp nhặt.
Có một lực lượng trong xã hội luôn trân trọng thợ lò, lấy lao động và cuộc sống của thợ lò làm cảm hứng
sáng tác và biểu diễn. Đó là các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, ca sỹ, họa sỹ, nhà điêu khắc, nhà nhiếp ảnh,
nhà biên kịch, nhà làm phim, nhà báo chân chính sống ở Thủ đô, ở mọi miền của đất nước và sống ngay
tại Vùng Mỏ. Bằng lao động sáng tạo và tình yêu của mình họ đã làm nên các tác phẩm để đời về Vùng
Mỏ, về Thợ Mỏ. Thợ lò có thể tự hào rằng họ đã hiểu mình, chia sẻ với mình, đã sáng tác những bài ca


đi cùng năm tháng mà mỗi khi hát lên mỗi người trong ngành đều thấy như có luồng điện chạy qua cơ
thể, đều thấy thêm yêu nghề, yêu Vùng Mỏ, yêu cuộc sống. Chỉ một câu “mỗi khi lò thủng đón cơn gió
nồm nam mát rượi” trong bài “Tôi là người thợ lò” của Nhạc sỹ Hoàng Vân đã làm “mát lòng, mát dạ” mỗi
người thợ lò. Chữ “lò thủng” ở đây đắt giá lắm, thợ lò khoái lắm, và chỉ có họ mới cảm nhận được nó một
cách sâu sắc. Không thể thay chữ “thủng” bằng bất kể từ đồng nghĩa nào được. Hay khi nghe bài hát
“Khi chúng tôi vào lò” của Nhạc sỹ Trần Chung:
Khi chúng tôi vào lò, trăng về khuya chờ đợi.
Khi chúng tôi vào lò, sương dần buông đầu núi…
Khi chúng tôi vào lò, những vì sao mờ dần.
Khi chúng tôi vào lò, ánh bình minh rạng rỡ…
Khi chúng tôi vào lò, thấy ngày mai gần lại.
Khi chúng tôi vào lò, thấy càng yêu cuộc sống…
Những ai tử tế đều cảm nhận được thợ lò vất vả là thế nhưng sao lại lãng mạn, lại yêu đời đến thế! Ấy
thế mà trong tháng 1.2014, trên chương trình “Giai điệu tự hào” của Đài Truyền hình Việt Nam có người

nhân danh thạc sỹ, bác sỹ của giới trẻ đã nói rằng bài ca “Tôi là người thợ lò” chỉ đơn thuần làm cổ động
thôi, chẳng phải đỉnh cao nào cả. Nhưng khán giả cả giới trẻ lẫn giới già vẫn cho điểm rất cao. Lời bình
luận của anh thạc sỹ-bác sỹ kia đã nói lên sự thay đổi nhận thức và hành động trong xã hội. Các bạn Thợ
lò đừng buồn và đừng chấp nhé. Tốt hơn là ta vừa phải cố gắng làm việc hiệu quả hơn, tuyên truyền
nhiều hơn, “tự tỏa sáng” hơn nữa. “Nếu không tỏa sáng, không tồn tại” (Trần Nhuận Minh Trường ca Đá
cháy). Dù xã hội thay đổi, dù hầm lò thay đổi thì những bài ca vừa cách mạng, vừa lãng mạn kia vẫn sẽ
đồng hành với thợ lò trên con đường đi tới tương lai tốt đẹp hơn.
I.4. NGƯỜI THÂN CỦA THỢ LÒ NÓI GÌ?
Cách nay hơn 30 năm (1982) tôi được nghe anh Nguyễn Trọng Bảo-Phó thư ký (Phó chủ tịch) Công
đoàn Ngành Than kể câu chuyện về người vợ đảm ở Mạo Khê chăm chồng thợ lò như thế nào. Khi được
hỏi bí quyết nào mà chồng chị đã hơn 55 tuổi rồi nhưng vẫn còn làm thợ lò giỏi như vậy? Chị bảo rằng:
Chồng tôi làm thợ lò vất vả lắm, trên tay, trên mặt đều hằn lên các nốt than mầu đen xanh. Kỳ cọ thế nào
cũng không tẩy đi được. Trong hầm lò lại ngột ngạt, hay xảy ra tai nạn có khi làm chết người. Ông ấy lại
là lao động chính trong nhà nên tôi phải chăm bẵm cho ông ấy. Bao giờ tôi cũng đun sẵn cho ông ấy nồi
nước để đi làm về ông ấy tắm, sắp cho ông ấy ăn riêng mới có sức mà đi làm. Những tuần ông ấy đi ca
ba về tôi phải nâng giấc, vỗ về cho ông ấy ngủ. Hơn 20 năm sau cũng tại Mạo Khê, tôi đã cùng anh em ở
Mỏ và Tạp chí Than đến thăm ba cụ thợ lò 100 và trên 100 tuổi, một cụ ở Thị trấn Mạo Khê, hai cụ khác
cùng ở Làng Hạ Chiểu bên Kinh Môn - Hải Dương. Các cụ đều có chung một ý kiến: cái nghề thợ lò của
mình cực nhọc lắm, lại hay bị tai nạn nhưng bây giờ đã khác ngày xưa nhiều rồi nên vẫn động viên con
cháu học và làm nghề thợ lò. Một cụ ở Hạ Chiểu có tới 5 người con, cháu làm trong hầm lò, cả thợ chống
cuốc lẫn kỹ sư. Cụ bảo: tôi vẫn dặn các cháu phải cẩn thận tự bảo vệ mình và người cùng làm, đừng chủ
quan.
Một lần đi lò Vàng Danh (1999), tôi bất ngờ vào thăm nhà bếp công trường nơi mấy chị em đang chuẩn
bị cơm hộp để đưa xuống lò cho bữa giữa ca. Nhìn thấy một chị bỏ đôi đũa rồi cái tăm vào hộp cơm tôi
đã xúc động chảy nước mắt và nói “các chị chu đáo quá”. Chị ấy trả lời rằng: chồng em là thợ lò, các anh
ấy vất vả lắm nên phải được ăn uống chu đáo để có sức mà làm. Một chị khác nói: anh trai em là thợ
lò… À ra thế, họ đều hiểu rõ sự gian nguy, vất vả trong công việc của người thân dưới hầm lò nên đã cố


gắng chu toàn với tình thương yêu chứ không chỉ là trách nhiệm của người 'làm công, ăn lương”. Còn

những người vợ trẻ Khe Chàm không chỉ thấu hiểu nỗi vất vả, rủi ro của chồng trong hầm lò mà còn biết
sẻ chia “chịu thiệt” nữa. Hôm Khe Chàm đưa lò chợ cơ giới hóa vào vận hành (2007), tôi và Giám đốc
mỏ cùng Tổng biên tập Tạp chí Than-Khoáng sản Việt Nam vừa ra khỏi lò thì gặp hai chị ngả nón chào.
Các chị bảo, chồng chúng em cũng là thợ lò làm việc trong cái lò chợ cơ giới hóa của mỏ đấy. Suốt hơn
hai tháng nay các lão mải mê trong lò, quên hết mọi thứ bác ạ. Anh nào dám quên cái… lò ở nhà cơ chứ!
- Giám đốc mỏ buông một câu đùa. Cả hai chị cùng phá lên cười, một chị nói quên thật mà, nhưng không
sao để giành các bác ạ…
Tôi đã nhiều lần tiếp xúc với những người vợ ngồi ngoài cửa lò đợi tin chồng đang bị sự cố mắc kẹt trong
hầm lò. Các chị đều biết rõ cái rủi ro nghề nghiệp của chồng nhưng đều tin là chồng mình có thể tránh
được. Biết chồng đã hy sinh các chị cố nén, cố nuốt nỗi đau để nuôi con sống tiếp trong sự đùm bọc của
đồng nghiệp. Tôi cũng đã giao lưu với các bạn trẻ có người yêu là thợ lò, có bạn đã tốt nghiệp đại học
đang làm công việc quản lý ở mỏ hay công tác đoàn, có bạn làm công nhân xây dựng, vận hành thiết bị,
sàng than hay làm ở nhà ăn, nhà đèn… Hỏi: biết thợ lò là “người trần gian làm việc âm phủ” vất vả, nguy
hiểm là thế sao vẫn yêu, vẫn muốn lấy làm chồng ? Trả lời: chúng em biết chứ, có số cả anh ạ, với lại
thợ lò thẳng thắn và chiều vợ lắm. Cũng có chị bảo: thợ lò lương cao lại yêu chiều vợ con, anh bạn của
em lại đẹp trai, vui tính nữa anh bảo không yêu sao được!
Vậy là người thân đều biết lao động của thợ lò vất vả, độc hại, nguy hiểm hơn các nghề khác nhưng đều
tin tưởng người nhà mình có thể tránh được, và nếu rủi ro xảy ra thì đó là do số mệnh! Nói thế không
phải là không có người thân muốn con mình, chồng mình hay bạn trai của mình chuyển sang làm nghề
khác đỡ vất vả hơn, ít rủi ro hơn.
I.5. CÁC NHÀ CHÍNH TRỊ NÓI GÌ?
Có thể nói các nhà chính trị Việt Nam đều hiểu nỗi vất vả, hiểm nguy mà thợ lò phải đối mặt; đều trân
trọng thành quả lao động của thợ lò. Có điều, tùy thuộc vào hoàn cảnh của đất nước mỗi thời kỳ và sự
sâu sát của cá nhân nhà lãnh đạo mà chính sách đối với thợ mỏ mỗi thời có khác nhau. Thợ lò thời nay
có thể chưa biết chuyện thời chiến tranh chống Mỹ nhà nước cấm nấu rượu lậu, khi thăm và nói chuyện
với thợ lò Mỏ than Thống Nhất biết thợ lò ta không có rượu uống Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giao cho
Bộ trưởng Nội thương Hoàng Quốc Thịnh cung cấp rượu cho thợ lò trong khi cả nước phải hạn chế sản
xuất rượu giành lương thực nuôi quân đánh giặc.
Ngày 15.11.1968, khi gặp Đoàn đại biểu công nhân, cán bộ Ngành Than tại Phủ chủ tịch, Bác Hồ đã nói
“Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc…”. Không biết có so sánh nào hoàn hảo hơn? Ai

cũng biết đánh giặc thì phải chịu đựng gian khổ, hy sinh một mất, một còn; ngày đêm đối mặt với bom
đạn, chất độc hóa học của kẻ thù; xung phong “đánh giáp lá cà” hay “bám thắt lưng địch mà đánh”, “nhìn
thẳng quân thù mà bắn”. Vậy mà không phải trận nào cũng thắng. Để giành chiến thắng các chiến sỹ, sỹ
quan quân đội không chỉ chịu đựng gian khổ, hy sinh mà còn rất mưu trí, dũng cảm… Nghề làm mỏ hầm
lò cũng vậy, kẻ thù luôn rình rập thợ lò là các hiểm họa sập lò, bục nước, nổ khí, khí độc, cháy mỏ, nổ bụi
than và cả bệnh nghề nghiệp nữa. Không biết chịu đựng gian khổ, không dám dấn thân, không mưu trí,
dũng cảm làm sao “sản xuất được nhiều than cho Tổ quốc!”. Mỗi thợ lò là một chiến sỹ, mỗi cán bộ chỉ
huy là một sỹ quan chiến trường. Chiến sỹ, sỹ quan quân đội đánh giặc chắc chắn là gian khổ hy sinh
nhiều hơn thợ lò trong sản xuất, nhưng thời bình thì có thể ít hơn. Thợ lò chiến đấu liên tục từ ngày này
sang ngày khác, năm này qua năm khác, bền bỉ từ lúc vào nghề cho đến khi nghỉ hưu anh nào ít cũng 20
năm, nhiều thì hơn 30 năm, trừ những anh bỏ nghề giữa chừng hay bị tai nạn, sự cố.
Ngày nay, thời đổi mới lãnh đạo cấp cao năm nào cũng về Vùng Mỏ Quảng Ninh thăm thợ mỏ, lắng nghe
và cho ý kiến chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Ngành Than. Lãnh đạo địa phương


cũng quan tâm phối hợp thúc đẩy sự phát triển sản xuất và đời sống thợ mỏ. Lãnh đạo Quảng Ninh vẫn
khẳng định: nói đến Quảng Ninh là nói đến Ngành Than, thợ mỏ - cái nôi của giai cấp công nhân Việt
Nam và nói đến Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Có lẽ do còn bận nhiều việc khác nên
các nhà chính trị bây giờ ít sâu sát với Ngành Than và thợ mỏ so với trước đấy. Cũng có thể do Ngành
Than đã lớn mạnh hơn nên sự quan tâm thực sự bớt đi chăng? Có một nhà chính trị xuất thân từ thợ lò
Mỏ than Mạo Khê, đã từng bị tai nạn lao động gãy chân khi làm Giám đốc Xí nghiệp Xây lắp 6 Mông
Dương. Sau này Ông làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên
Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1996-2001) rồi Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông quan tâm một cách sâu sắc đến Ngành Than, đến các đồng
nghiệp thợ lò, đến con của thợ lò đã hy sinh trong một tai nạn lao động gần hai mươi năm trước. Ông là
Phạm Thế Duyệt.
Nhìn xa hơn các mỏ lộ thiên đang giảm dần, các mỏ hầm lò tăng lên nhanh chóng, bây giờ đang là
50/50%, đến sau năm 2020 trên 70% sản lượng than từ lao động của thợ lò. An ninh năng lượng quốc
gia nằm một phần rất quan trọng trong tay những người thợ lò đang ngày đêm “bạt đá ngăn, mở hầm
sâu” để “khơi dòng suối than cho Tổ quốc đẹp giàu!” Ai nói gì thì nói, thợ lò và thành quả lao động của họ

luôn là niềm tự hảo của giai cấp công nhân Việt Nam, của “Đất mỏ Anh Hùng”.
I.6. THỢ LÒ MONG MUỐN ĐIỀU GÌ?
Có một thực tế là đa số thợ lò xuất thân từ nông thôn Đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, gần đây còn đến từ
các tỉnh miền núi phía bắc. Thợ lò sinh ra trên đất mỏ không nhiều. Tôi đã tìm hiểu, nói chuyện trực tiếp
với thợ lò mọi lứa tuổi trong suốt gần 40 năm qua và xin nêu ra đây những mong muốn chung nhất của
thợ lò, các bạn xem thử có đúng không nhé.
- Thứ nhất, thợ lò mong muốn có thu nhập kha khá không chỉ để nuôi sống mình mà còn nuôi được vợ,
con, giúp đỡ cha mẹ già yếu ở quê “không có lương hưu”, làm mỏ lâu lâu thì có tích lũy để xây hoặc mua
được chỗ ở tươm tất một chút cho “bằng anh bằng em”. Làm thợ lò mà thu nhập kém các nghề “thổ mộc”
trên mặt đất thì chán lắm, ít ra phải cao hơn anh thợ xây dựng vài ba lần. Không được như thế nhiều anh
tìm cách bỏ nghề. Thời bao cấp ở Xí nghiệp Xây lắp mỏ Mông Dương tôi đã quyết định trả lương cho thợ
lò cao gấp 3 lần thợ xây dựng trên mặt bằng, xem ra cánh thợ lò yên tâm “choòng cuốc trong tay ta vào
hầm sâu”. Thời Tổng Công ty Than Việt Nam tôi đã quyết định trả lương “theo định mức” cho thợ lò cao
hơn thợ mỏ lộ thiên và các nghề khác. Thợ lò tính thu nhập bằng số tiền họ thực sự được tiêu, được
dùng chứ không phải số tiền ghi trong bảng lương hay sổ thưởng họ ký lĩnh rồi lại phải nộp cho ai đó một
phần như tình trạng đã có từ xưa đến nay (2014) vẫn còn diễn ra ở một vài mỏ. Không bị ăn bớt bằng
cách “gửi lương” như trên thì có thể bị ăn bớt bằng cách chỉnh cân ăn bớt sản lượng than của thợ lò làm
ra hàng ngày rồi bảo thợ lò bỏ tiền ra mua sản lượng. Thậm chí thợ lò còn bị phạt tiền vì cái tội gì đấy.
Trong báo cáo của công ty thì thu nhập bình quân hàng tháng của thợ lò có thể là 8 triệu, 10 triệu đồng
thậm chí cao hơn, nhưng số tiền thực được tiêu chưa chắc đã phải như vậy. Các nhà quản lý và công
đoàn nên thường xuyên kiểm tra kỹ lưỡng loại trừ các gian lận, đảm bảo thu nhập thực tế của thợ lò.
- Thứ hai, thợ lò mong muốn cái “âm phủ” của mình, cái thành phố ngầm của mình, tức là nơi làm việc
trong hầm lò ấy được an toàn, dễ chịu hơn, nghĩa là được thông gió tốt, chiếu sáng tốt, cơ giới hóa nhiều
hơn để không phải cuốc bộ nhiều trong lò cũng như đỡ tốn sức hơn khi đào lò hay khai thác than hoặc
quặng. Rồi các hiểm họa thiên nhiên được cảnh báo tốt hơn, đề phòng kỹ hơn, đường lò thông thoáng
hơn, tai nạn lao động ngày càng ít đi, tính mạng được bảo đảm. Và bữa ăn đầu ca, giữa ca chất lượng
hơn để họ đủ sức lực, đủ tỉnh táo làm việc với năng suất cao mà lại ít phải đổ mồ hôi, ít xảy ra sự cố, tai
nạn lao động. Để rồi mỗi khi tan ca 'tẩy âm” xong sức lực vẫn dồi dào, vẫn vui vẻ “cùng em ghi thêm một
chiến công” lại còn “là la, lá la” nữa.



- Thứ ba, đã vào hầm lò thì không sợ gian khó (trừ một số ít anh lười nhác) mà lại sợ sự đối xử tệ hại
thiếu tôn trọng của các cấp lãnh đạo, chỉ huy, của những người làm các công việc phục vụ, phụ trợ. Này
nhé, ông quản đốc thì lúc nào cũng “khó đăm đăm”, hơi tý thì quát nạt. Việc khó, lò đổ đã không hướng
dẫn, chỉ huy trực tiếp lại còn đùn đẩy cho lò trưởng, quát nạt hết anh này đến anh khác ra vẻ ta đây oai
lắm. Nhà có việc đột xuất không đừng được phải xin nghỉ phép (khác với lịch đã đăng ký) quản đốc đã
không cho còn chửi “mày nói dối”. Xin đi khám bệnh thì ông ấy bảo “đợi tao vào lò đã”, đợi được ông ấy
ra thì hết giờ khám ở trạm y tế đành phải kiếm mấy viên thuốc tự chữa cho mình. Có những ông quản
đốc, lò trưởng rất quái, liên kết với nhân viên thống kê, với phòng ban ăn bớt, ăn xén sản lượng nghiệm
thu cho thợ lò, gửi lương, cắt thưởng hay phạt bằng tiền vô cớ. Có ông còn giấu cả giấy thông báo cho
thợ lò bị bệnh bụi phổi về Hà Nội chữa, lý do rất đơn giản: đang cần người làm. Quản đốc thì cần người
làm, còn giám đốc thì sợ tăng chi phí mà quên mất trách nhiệm phải chữa bệnh nghề nghiệp cho người
lao động. Đó là nói về những người chỉ huy tệ hại còn xuất hiện đó đây trong Ngành Than, còn những
người phục vụ, phụ trợ thì sao? Không ít mâu thuẫn, đụng chạm phát sinh hàng ngày. Thợ lò bảo rằng
họ bị nhân viên hay người quản lý nhà ăn, nhà tắm, nhà đèn bắt nạt. Thật ra không phải như vậy, sự bắt
nạt có chăng cũng ít thôi, cái chính là chưa hiểu nhau, đúng hơn là chưa hiểu công việc của nhau, chưa
chia sẻ với nhau. Nếu cả thợ lò và anh chị em phục vụ, phụ trợ mà “để mắt” đến nhau hơn chút nữa thì
va chạm sẽ ít đi trông thấy.
Sự thiếu tôn trọng thợ lò không chỉ xảy ra ở cấp phân xưởng, cấp đội mà ngay cả cấp công ty và cao
hơn. Nhiều chuyện bức xúc thợ lò đã nêu ra ở phân xưởng nhưng không được giải quyết còn bị ỉm đi.
Bằng cách này hay cách khác (đơn thư, nhắn tin, gọi điện, báo cáo trực tiếp) họ chuyển lên giám đốc,
đảng ủy, công đoàn công ty. Không phải nơi nào giám đốc, công đoàn cũng sâu sát, điều tra giải quyết
một cách đúng đắn sự việc đâu, có khi còn bênh vực cho nhau nữa. Đó cũng là lý do vì sao thợ lò bỏ mỏ
này xin đến mỏ khác làm việc, thậm chí các mỏ mà họ xin đến thu nhập không cao hơn (có khi thấp hơn)
nhưng được đối xử tốt hơn. Anh em quản đốc ở Công ty than Quang Hanh đã đồng tình khi tôi nói rằng:
hoàn thành kế hoạch mà thợ lò không vui thì coi chừng kỳ sau đổ vỡ đấy. Tôi cũng biết trong giới chức
quản lý ở Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam không phải ai cũng hiểu kỹ và chia sẻ với thợ lò, chả
thế mà khi tăng quỹ lương của thợ lò lên 5% (2014) có người nói hàm ý như là sự ban ơn. Hay lại có
nhiều người bảo rằng làm nhà ở cho thợ lò à, họ có ở đâu. Nhà đấy bỏ không còn thợ lò vẫn thích tự
thuê lấy chỗ ở dù lụp sụp, nhếch nhác nhưng tự do. Tự do đi về, tự do ăn uống, chơi bời, tự do mang sổ

lương cắm quán… Nói vậy là không hiểu thợ lò rồi, thật buồn, chả trách ở một số mỏ số thợ lò bỏ việc
bằng hoặc đông hơn số mới tuyển vào. Mà bây giờ tuyển thợ lò đâu có dễ. Liên tục tuyển dụng, liên tục
tốn kém. Các bạn thợ lò nghĩ thế nào về chuyện này? Bạn có ý định bỏ việc không và trong hoàn cảnh
nào? Hãy nói nhỏ với các nhà quản lý có khi họ lại giúp bạn yên tâm làm việc đấy.
- Thứ tư, thợ lò muốn Giám đốc, Đảng ủy, Công đoàn công ty, Tập đoàn và các cấp quản lý nhà nước
đừng coi họ đơn thuần chỉ là “người làm công ăn lương” theo hợp đồng lao động có hoặc không có thời
hạn mà là lực lượng chủ lực, là các chiến sỹ, sỹ quan chiến trường đang ngày đêm đối mặt với các hiểm
họa trong lòng đất làm ra nhiều than đưa công ty đến thành công, đưa Tập đoàn đến thắng lợi, bảo đảm
an ninh năng lượng quốc gia, đưa nước nhà tiến lên sánh vai với các nước tiên tiến. Thợ lò muốn nhà
nước khôi phục lại chế độ thâm niên cho họ như trước năm 1993 đã làm. Họ muốn Nhà nước, truyền
thông và xã hội tôn vinh nghề nghiệp của mình và tạo điều kiện cho họ làm việc tốt hơn, an toàn hơn,
nhẹ nhàng hơn với năng suất cao hơn, sống dễ chịu hơn. Nếu chẳng may họ bị hy sinh khi làm nhiệm vụ
sản xuất than trong lòng đất thì công nhận liệt sỹ cho họ giống như các chiến sỹ quân đội hy sinh trong
chiến đấu, trong luyện tập, bởi lẽ “Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc” (Hồ Chí Minh
15.11.1968). Thợ lò không cần sự ban ơn mà cần được tôn trọng, được đối xử công bằng, được động
viên thỏa đáng để họ yên tâm “sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc”. Chỉ vài năm nữa thôi khi các mỏ lộ
thiên vùng Hòn Gai kết thúc khai thác, các mỏ hầm lò lại chưa kịp đầu tư mới và mở rộng, Vùng than
Đồng bằng Sông Hồng chưa ai quyết định cho khai thác, thợ lò lại thiếu trong khi nhập khẩu than đâu


phải dễ thì thảm họa thiếu điện xảy ra là cái chắc, bất hạnh và tụt hậu sẽ ập đến cho cả quốc gia và dân
tộc. Xin đừng để thảm họa đó xảy ra! Đừng mơ nhập khẩu được nhiều than để phát điện, hãy chủ động
phát triển nguồn than trong nước bằng cách xuống sâu tăng sản lượng Bể than Đông Bắc, đầu tư phát
triển Bể than Đồng bằng sông Hồng và bằng cách tôn vinh thợ lò.
Tóm lại, Thợ lò Ngành Than - Khoáng sản cũng giống như chiến sỹ quân đội, khi làm việc trong lòng đất
họ là những người luôn phải chịu đựng gian khổ, hy sinh nhưng lại mưu trí, dũng cảm, gan dạ hơn
người. Có khác chăng là khi ở trên mặt đất lúc đời thường thợ lò có chút tự ti về nghề nghiệp, họ rất
nhạy cảm và vì thế dễ bị tổn thương. Những mong muốn của thợ lò không phải là quá đáng mà rất thực
tế, nó thẳng thắn, giản dị và cởi mở như chính bản thân họ. Hiểu được nó, hóa giải được nó thì thợ lò sẽ
ít bỏ việc, sẽ yên tâm làm việc lâu dài trong hầm lò, sẽ tự hào về nghề làm mỏ của mình. Có niềm tự hào

nghề nghiệp là có sự gắn bó, có sự phát triển, có tác phong công nghiệp với tính kỷ luật cao, làm việc sẽ
năng suất hơn, an toàn hơn, vui hơn. Không hóa giải được nó thì nó là những nguyên nhân dẫn đến việc
thợ lò bỏ việc hàng loạt và cái gì đến sẽ đến. Mong rằng các cấp quản lý trong từng công ty than, trong
tập đoàn, ở địa phương và các cơ quan trung ương chủ động hóa giải được, đáp ứng được những mong
muốn chính đáng của thợ lò. Đáp lại thợ lò sẽ không quản ngại gian khổ “vững thêm bước chân đi vào
lò”, “bạt đá ngăn”, “mở hầm sâu”, “khơi dòng suối than cho Tổ quốc đẹp giàu”! Thợ lò sẽ ngẩng cao đầu
cất lên tiếng hát:
“Tổ quốc thân yêu đêm ngày chờ than,
Ghi nhớ trong tim ta chẳng hề quên…”
Kết thúc chương I (Thợ lò anh là ai) này tôi muốn bạn hiểu và tự hào về nghề nghiệp của mình. Thợ lò
luôn phải đối mặt với những bất trắc trong lòng đất vì thế mà họ rất to gan, sáng dạ, mạnh mẽ, dũng cảm
và rất yêu đời. Họ chịu đựng gian khổ, hy sinh để cả nước có than dùng, có điện thắp sáng đến hang
cùng ngõ hẻm. Thợ lò cũng như chiến sỹ ngoài mặt trận, “nơi hầm tối” của họ chính là “nơi sáng nhất!”.
CHƯƠNG II: NƠI LÀM VIỆC CỦA THỢ LÒ THẾ NÀO?
II.1. KHÁI QUÁT
Bạn đã vào hầm lò bao giờ chưa? Nếu chưa thì bạn hãy tìm đến bài ca “Đất mỏ anh hùng” của nhạc sỹ
Xuân Giao. Năm mươi năm trước (1964), ông đã viết “nơi thành phố than xây dưới đường hầm”, đọc rồi
tập hát bài ấy bạn sẽ hình dung ra phần nào nghề làm mỏ than cả hầm lò lẫn lộ thiên. Sau đó bạn nên
đến Mỏ than Mông Dương hay Vàng Danh, hay Mạo Khê hoặc bất cứ mỏ hầm lò nào khác xuống lò thăm
một chuyến xem sao. Bạn sẽ thấy hệ thống đường lò ngang dọc với tổng chiều dài hàng chục cây số
được chiếu sáng tốt trông tựa như thành phố về ban đêm. Nhưng đó là nơi thợ lò đã đào xong, đã được
lắp đặt thiết bị, đường goòng, đã được quét vôi, được chiếu sáng dành cho giao thông vận tải, còn thợ lò
thì tiếp tục tiến sâu vào lòng đất cả chiều rộng lẫn chiều sâu đào những đường lò mới nối dài thêm, sâu
thêm hệ thống đường lò. Nơi thợ lò đào lò mới hay khai thác than được gọi là gương lò (“nhìn gương
than lấp lánh”), vậy là có gương lò đá, gương lò than. Đào lò trong đá để xuống tầng sâu (lò giếng đứng,
giếng nghiêng), rồi từ chân tầng đi đến và xuyên qua các vỉa than (lò xuyên vỉa), rồi đi dọc vỉa than (lò đá
dọc vỉa) vào đến nơi mở lò chuẩn bị sản xuất đào trong vỉa than (lò cái chân, lò cái đầu, lò song song, lò
thông gió, lò thượng, lò ngầm) và cuối cùng là lò khai thác (lò chợ hay buồng…). Bạn sẽ mất một ngày
làm việc đi theo người hướng dẫn bắt đầu từ cửa lò, cửa giếng qua các hầm trạm , lò xuyên vỉa, lò dọc
vỉa vào đến lò cái chân, trèo lên thượng vào lò khai thác, đi dọc lò khai thác xem thợ lò làm việc rồi lên lò

thông gió ở mức trên và đi ra ngoài. Chuyến đi mệt đấy nhưng đầy trắc ẩn và thú vị khi lần đầu tiên bạn
bước chân vào lò. Có thể có chút sợ hãi nhưng bạn sẽ khám phá ra nhiều điều mà có giỏi tưởng tượng
đến mấy khi ở trên mặt đất bạn cũng không thể nào hình dung ra được. Cả hệ thống đường lò trong đá,


trong than và các gương lò đang đào, đang khai thác tạo nên cái 'âm phủ” của thợ lò. Đã là “âm phủ” thì
dù có được ví với thành phố ngầm đi chăng nữa nó vẫn chật hẹp, ẩm ướt, bụi bặm, thiếu ánh sáng tự
nhiên, thậm chí thiếu dưỡng khí, rồi có khi nóng bức ngột ngạt, có khi lại lạnh run người nếu không mặc
đủ ấm. Lại còn những bất trắc khó lường luôn rình rập. Làm việc trong điều kiện như vậy người ta bị tiêu
hao sức lực nhiều hơn, thấm mệt nhanh hơn ở trên mặt đất. Công việc lại nặng nhọc vì vậy thợ lò luôn
phải cố gắng, không cố gắng không được, lười nhác sẽ tự làm hại mình, làm hại đồng nghiệp. Đó cũng là
lý do để hiểu tại sao thợ lò hay vì nhau, nhìn nhau mà làm, cùng cố gắng. Thợ lò làm việc theo nhóm hay
có “cặp đôi”, có tinh thần tập thể là như vậy; đoàn kết hay “đồng tâm” cũng là nó cả. Chỉ khi nào đã thực
sự trở thành thợ lò rồi bạn mới hiểu được điều đó, mới thấy được giá trị của nó.
Có một câu chuyện vui thế này: Một anh nọ được đấng tối cao cho đi chu du một chuyến. Đầu tiên anh ta
xuống âm phủ đến tầng địa ngục sâu nhất, ở đó anh ta thấy trên cái bàn tròn rộng bày la liệt đồ ăn, với
những đôi đũa dài hơn một mét. Những kẻ bị đầy xuống địa ngục ngồi xung quanh bàn ăn, ai cũng gầy
giơ xương trông có vẻ đói khát lắm. Thức ăn thì đầy đủ mà người ăn lại gầy đét, các bạn có hiểu tại sao
không? Chỉ tại thế này thôi, các đôi đũa đều dài hơn một mét nên họ không thể tự gắp thức ăn mà đút
vào mồm được. Anh bạn kia bèn rời âm phủ lên thiên đàng. Vừa đến thiên đàng anh ta đã gặp toàn
người béo tốt, khỏe mạnh và đến bữa cũng thấy cái bàn ăn rộng với đầy đủ thức ăn và những đôi đũa
giống như ở dưới địa ngục. Nhìn vào thấy người ta cầm đũa gắp thức ăn đút vào miệng người ngồi đối
diện, vậy là ai cũng được ăn no đủ. Kết thúc chuyến chu du anh chàng kia liền mang thắc mắc ra hỏi
đấng tối cao. Đấng tối cao bèn chỉ ra rằng: bọn ở dưới âm phủ rất ích kỷ, đứa nào biết đứa ấy thôi, không
lo cho ai cái gì bao giờ nên đũa dài chúng không thể tự gắp thức ăn cho vào miệng mình được. Còn
người trên thiên đàng thì ngược lại họ biết chia sẻ, đoàn kết, thương nhau nên gắp thức ăn cho nhau, ai
ai cũng khỏe mạnh, vui vẻ cả. Thợ lò khác người ở chỗ họ làm việc dưới “âm phủ” nhưng lại cư xử với
nhau như người trên “thiên đàng”.
II.2. HẦM LÒ VÀ CÁC HIỂM HỌA
Lòng đất để nguyên thì không sao nhưng khi ta đã đào sâu vào nó tạo ra các đường hầm công trình hay

khai thác mỏ tức là đã phá vỡ thế ổn định hay sự cân bằng của nó nên nó phản ứng lại, tìm cách đáp trả.
Sự đáp trả ấy là các hiểm họa thiên nhiên vốn trú ngụ trong lòng đất và các hiểm họa do sự tùy tiện, cẩu
thả thiếu hiểu biết của chính con người gây ra, chúng chờ có dịp là sập xuống, xì ra, bật lại, tác oai tác
quái gây khốn khổ và cả sự hy sinh cho con người. Để giữ cho mình an toàn khi đi vào và làm việc trong
hầm lò bạn phải học cách đối phó hữu hiệu. Con người từ đời này qua đời khác đã rút được nhiều kinh
nghiệm và tìm ra được những cách thức ngày càng hiệu quả chống lại các hiểm họa sập lò, khí độc,
cháy, nổ khí mê tan, nổ bụi than, cháy mỏ do than tự cháy hay do con người gây ra, bục nước, chấn
động trong hầm lò v.v… Tôi sẽ lần lượt trao đổi với bạn về điều kiện và cách thức hình thành và nhận
diện các hiểm họa thường hay xảy ra và liên hệ với thức tế các vụ việc đã xảy ra ở các mỏ hầm lò Ngành
Than Việt Nam trong vài chục năm vừa qua mà tôi được biết, đã chứng kiến hay đã trực tiếp chỉ huy xử
lý…
II.2.1. Áp lực mỏ và hiểm họa sập lò
Áp lực mỏ hay nói cách khác là sự nén trên nóc lò, bên hông lò và cả từ dưới nền lò nữa tùy thuộc vào
độ bền vững của đất đá xung quanh đường lò thế nào. Khi bạn đào một đường lò thì đất đá xung quanh
đường lò gây sức nén vào khoảng trống bạn vừa đào, nếu bạn không kịp thời chống giữ thì nó có thể
sập xuống từ nóc, lở ra từ hông lò hay đẩy từ phía nền lò lên. Thường thì áp lực lớn nhất từ phía nóc lò
theo phương thẳng đứng. Bạn thử hình dung nếu bạn đào một đường lò đá có chiều cao 4m thì đá vách
(đá phía trên nóc lò) có thể bị nứt cao đến 32m thậm chí 80m. Người ta đã tính được chiều cao vết nứt
có thể đạt từ 8 đến 20 lần chiều cao của đường lò tùy thuộc vào độ bền vững và tính khó hay dễ nứt của
đá vách. Chính vì vậy mà các kỹ sư hay kỹ thuật viên phải tính toán xem nên chống lò bằng gỗ, bằng các


loại vì sắt hay bê tông cốt thép. Tuy nhiên chống bằng gì còn phụ thuộc vào tuổi thọ của đường lò dự
kiến là bao nhiêu năm nữa. Ngày nay, Ngành Than Việt Nam đã giảm dùng gỗ rất nhiều, gỗ chỉ còn dùng
ở các đường lò chuẩn bị sản xuất ngắn hạn hay trong một số đường lò khai thác. Ở lò khai thác bây giờ
đã dùng chủ yếu là giá thủy lực di động, cao hơn là dàn chống tự hành. Ở lò đá, lò chuẩn bị sản xuất
thường dùng bê tông, bê tông cốt thép và nhiều nhất là vì chống bằng thép lòng máng được chế tạo
riêng cho hầm mỏ. Vì chống thép thường gồm 3 đoạn hai cột và một xà. Ở những nơi đất đá nền yếu do
có áp lực từ dưới nền lò lên (gọi là bồng nền) thì vì chống có thêm dầm nữa. Ở một số đường lò đào
trong đá có thể không cần phải chống hoặc chỉ chống bằng vì neo do đá bao quanh đương lò liền khối

với độ bền vững cao.
Sự cố sập lò thường xảy ra khi đào lò tạo ra khoảng trống mà không chống đỡ kịp thời, hoặc có chống
mà sơ sài hay làm sai quy cách, thậm chí ở nơi đã được chống đỡ chắc chắn nhưng qua thời gian chịu
tải lò bị nén nặng quá, vì chống biến dạng méo mó đi không còn đủ sức chịu tải mà bạn lại chưa kịp củng
cố, gia cường. Nhất là khi bạn đang chống xén đường lò bị nén để khôi phục lại tiết diện ban đầu của nó
hay khi bạn thu hồi vì chống mà làm không cẩn thận thì nó sập xuống. Ở lò khai thác cũng vậy, khi bạn
lấy than, lấy quặng đi, tạo ra khoảng trống mà không chống đỡ ngay thì nguy cơ sụp đổ là cái chắc (trừ
những nơi được phép không chống giữ như ở một số mỏ quặng kim loại, mỏ muối…). Ở ta hiện nay
khoảng trống sau các luồng khai thác (lò chợ) được lấp đầy bằng việc để cho đá vách tự sập xuống (đó
gọi là phá hỏa) hoặc nếu nó không tự sập thì nổ mìn ép cho nó sập xuống (phá hỏa cưỡng bức). Chỉ có
ở hai mỏ than mỡ Khe Bố và Làng Cẩm là được chèn lò bằng đất sét. Sự cố sập lò khai thác xảy ra
nhiều hơn ở các lò khai thác theo kiểu buồng-cột so với các lò chợ. Lò buồng-cột khai thác ở các vỉa than
dốc hay vừa dày vừa dốc, còn lò chợ ở các vỉa khấu một hay hai lớp ở các vỉa có chiều dày từ 2m đến
6m, ngày nay lò chợ hạ trần có thể khai thác ở các vỉa dày hơn, thậm chí 14-15m. Còn tại sao gọi là “lò
chợ” thì có lẽ là ngày xưa lò khai thác thủ công, chống gỗ, đông thợ lò, tiếng ồn ào nhiều nên thợ lò ta ví
như cái chợ quê chăng. Ở ta thì là “lò chợ” còn ở bên tây người ta gọi là “bức tường”, vì trông gương
than chả khác nào bức tường cả; lò chợ dài thì gọi là bức tường dài, lò chợ ngắn tương ứng với bức
tường ngắn.
Sập lò (hay đổ lò) xảy ra không chỉ do không chống đỡ kịp thời, do áp lực mỏ lớn hơn mức chịu đựng
của vì chống hay do chống đỡ sai quy cách mà còn xảy ra bởi bục nước hay nhẹ hơn là nước chảy xói
chân cột chống làm cho hệ thống cột thủy lực, dàn chống thủy lực mất áp, mất đi sức chống đỡ hay do
cháy, nổ khí mê tan, cháy mỏ từ các nguyên nhân khác. Cho đến nay ở ta chưa ghi nhận được các vụ
chấn động trong lòng đất ở các mỏ hầm lò, nên chưa có vụ sập lò nào từ nguyên nhân này gây nên.
Sự cố sập lò có thể xảy ra ở bất cứ đường lò nào, vì vậy mà bạn đừng chủ quan nhé. Nó có thể gây tai
họa ở đường lò đá, đường lò cái, lò song song đào trong than hay trong lò chợ, lò buồng-cột… Ở lò đá
sập lò hay xảy ra ở nơi đào xuyên qua lò cũ đã sập đổ, mở rộng lò cũ, đào các hầm trạm cao tiết diện
lớn, nơi bắt mép mở đường lò mới (ngã ba, ngã tư), nơi tiếp giáp với vỉa than, nơi có nhiều nước thoát
ra, nơi đào qua phay cát hay vùng đứt gãy. Nõ cũng xảy ra ở ngay đường lò đào qua đá vững chắc nếu
bạn chủ quan không cạy om cho kỹ, không chống tạm ngay sau khi nổ mìn. Ngày 31/7/1977, ở đường lò
xuyên vỉa chính Cánh Tây Mỏ than Mông Dương mức -97,5m đã xảy ra sự cố sập lò làm chết một thợ lò

đang vận hành máy khoan. Nguyên nhân được Đoàn điều tra tai nạn lao động Quảng Ninh xác định là
nhóm thợ lò ca 1 hôm ấy đã cạy om không kỹ và bỏ qua công đoạn chống tạm. Chỉ một tảng đá không
lớn, nhưng ở độ cao 5,1m sập xuống trúng người đang khoan lỗ mìn. Tôi là người có dính líu trách
nhiệm trong sự cố đó. Hồi đó tôi phụ trách phòng kỹ thuật xí nghiệp, lại trực tiếp lập biện pháp thi công và
giám sát thi công. Biện pháp thì đúng nhưng Đoàn điều tra vẫn quy trách nhiệm cho tôi là thiếu sự giám
sát chặt chẽ quá trình thi công… Quản đốc đào lò bị cách chức, còn tôi bị cảnh cáo. Ở các đường lò
chuẩn bị sản xuất đào trong than sự cố sập lò có thể xảy ra ở bất cứ chỗ nào nếu bạn không chống đỡ
kịp thời và đúng quy cách đã quy định trong biện pháp kỹ thuật thi công. Bạn đừng nghĩ rằng mình đã có


nhiều năm trong nghề, bàn tay đã chai sạn, kinh nghiệm đã đầy đầu nên không thể xảy ra sự cố được.
Trong nghề mỏ hầm lò lúc nào cũng phải chú ý bạn ạ. Và xin bạn nhớ cho: sập lò than hay xảy ra khi
tháo vì chống để thu hồi nó, khi chống xén các đoạn lò cũ đã bị nén, nơi có nước chảy nhiều, nơi vỉa than
bị vò nhàu, nơi bắt mép mở lò mới (ngã ba, ngã tư) và đặc biệt khi mở các lò thượng dốc trên 30 độ. Lò
thượng hay lò ngầm thì cũng đều là lò nghiêng cả, gọi là lò thượng là do bạn đào từ phía dưới lên, còn
khi đào từ trên xuống gọi là lò ngầm. Trước tết năm 2004 ở Mỏ than Vàng Danh đã xảy ra vụ sập lò ở nơi
bắt mép mở lò thượng từ lò song song làm chết 4 thợ lò. Vấn đề là ở chỗ cái lò thượng đang được mở
ấy dốc khoảng 50 độ được nhóm thợ lò chống bằng gỗ tốt với kích cỡ tiêu chuẩn, cả cột lẫn xà đều chắc
chắn, đều có đường kính Φ20cm, còn văng gỗ cũng đúng tiêu chuẩn Φ>12cm. Vậy sai sót nằm ở đâu
bạn có biết không? Nó nằm ngay ở biện pháp chống lò ấy. Ở lò bằng thì chống như vậy là ổn, đằng này
ở lò thượng dốc 50 độ mà quân ta vẫn chống như ở lò bằng. Có lẽ là do thói quen chăng, hay do thiếu
kinh nghiệm? Ở lò bằng nóc lò chịu áp lực mỏ theo chiều thẳng đứng, nên cột và xà gánh vác trách
nhiệm chịu tải, còn văng đánh căng giữa các vì chống để giữ thế đứng ổn định cho chúng, vì vậy văng
không chịu lực nên được dùng gỗ nhỏ, thường là Φ12-14cm. Còn ở lò thượng dốc nóc lò chịu sức nén
theo cả chiều thẳng đứng lẫn chiều nghiêng theo độ dốc của đường lò. Những cái văng bây giờ trở thành
cột chịu lực nghiêng nên phải dùng gỗ to, chắc như xà như cột và phải làm mồm cột để đánh cho căng,
cho khít và còn phải liên kết văng với cột bằng đinh đỉa nữa. Thường thì để cho chắc chắn người ta phải
đánh khuôn để tăng cường sự liên kết giữa các vì chống nơi bắt mép. Đáng tiếc cả người chỉ huy và
nhóm thợ lò đã bỏ qua việc đó. Lò càng dốc áp lực theo chiều nghiêng càng cao và những cái văng phải
chịu tải càng lớn. Trong trường hợp này nó không còn là văng nữa mà làm nhiệm vụ của cột rồi. Sai lầm

là ở chỗ các đồng nghiệp ở Vàng Danh hôm đó vẫn đánh văng nhỏ và không có đinh đỉa liên kết nên khi
lò bị nén ban đầu văng bị bật ra gây sập nóc xuống. Đó là câu chuyện ở trong lò thượng dốc, vậy còn lò
chợ thì sao? Vụ đổ lò chợ ở Xí nghiệp than Cẩm Thành (Mỏ Khe Chàm 2) thuộc Công ty than Hạ Long
đầu năm 2005 làm chết 4 thợ lò lại có nguyên nhân khác, đó là sự tham lam. Lò chợ được mở trong một
vỉa than tốt có độc dốc dưới 30 độ với hướng khai thác giật lùi từ ranh giới mỏ về cửa lò. Hướng khai
thác đúng, lò được chống bằng cột thủy lực đơn vững chắc, luồng khai thác đầu tiên được mở đúng sát
với trụ bảo vệ ranh giới mỏ. Sau khi đã khai thác xong luồng thứ ba lẽ ra phải tiến gương về phía trước
và chuẩn bị phá hỏa ban đầu nhưng không hiểu sao quân ta đã không làm như vậy. Có lẽ thấy than ở trụ
bảo vệ “ngon quá” nên họ đã không tiến gương mà mở thêm một luồng nữa ở phía sau ăn vào trụ bảo
vệ. Hành động trên đã làm trụ bảo vệ suy yếu không đủ sức chịu tải khi áp lực trên nóc lò gia tăng và nó
đã sập xuống, vùi lấp 4 thợ lò mãi đến ba ngày sau mới đưa được thi thể anh em ra. Vậy là chỉ vì tham,
muốn thêm tý sản lượng mà gây ra tai họa.
II.2.2. Hiểm họa khí mỏ
Bầu không khí trong hầm lò cũng tương tự như ở trên mặt đất, ôxy (dưỡng khí) chiếm gần 21%, nitơ
78% và một số chất khí khác. Đó là nói về không khí được dẫn vào hầm lò theo hệ thống thông gió. Vì lý
do nào đó khí ôxy giảm xuống dưới 20% bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu; ôxy xuống dưới 19% bạn thấy
ngột ngạt, nhức đầu, mắt díu lại, buồn ngủ. Đó là lúc bằng cách nhanh nhất bạn phải thoát ra nơi có
luồng gió tươi (gió sạch). Ôxy giảm tức là các khí có hại đã tăng lên, cần phải cảnh giác bằng cách gọi
đội cấp cứu mỏ vào kiểm tra cụ thể, còn mình phải thoát ra nơi có gió tươi và tuân thủ lệnh của người chỉ
huy. Đừng bao giờ xem nhẹ, chủ quan khi đột nhiên thấy khó thở, nhức đầu bạn nhé.
Nói về nguy cơ khí mỏ tôi muốn bạn chú ý đến hai nguy cơ chính sau đây: trước hết là nguy cơ cháy, nổ
trong hầm lò do khí mê tan (CH4) gây ra và sau đó là nguy cơ nhiễm độc các khí sinh ra sau nổ mìn, và
từ đám cháy; đó là ôxýt các bon rất độc và các bon níc gây ngạt; rồi đến các khí độc khác có thể xuất
hiện trong hầm lò ở hoàn cảnh nhất định. Nổ mìn là giải pháp thông thường trong hầm lò khi đào lò trong
đá, trong than hay khi cần phá hỏa cưỡng bức, có điều bạn phải chờ thông gió 30 phút sau nổ mìn cho


khí độc hại loãng đi rồi mới trở lại vị trí làm việc, đừng vội lúc này mà tự gây hại cho mình và đồng
nghiệp.
Bây giờ trở lại với khí mêtan. Trước hết nó là một chất khí nhẹ, không màu, không mùi, không vị có sẵn

trong các vỉa than, khi bạn đào lò xuyên qua vỉa, cắt ngang vỉa hay dọc vỉa hoặc mở luồng khai thác nó
thoát ra và tích tụ trên nóc lò, tích tụ nơi đầu tang quay cắt than của máy khấu liên hợp (combainer). Thứ
hai, bạn cần nhớ rằng mêtan nhẹ nên nó chỉ tích tụ trên cao, ở nóc lò chứ không ở nền lò, trừ khi mêtan
thoát ra quá nhiều chiếm cả tiết diện đường lò. Thứ ba, mêtan là một khí gây cháy nổ mạnh, là kẻ thù
không đội trời chung với thợ lò trừ khi ta biết hóa giải nó, kiểm soát được nó bằng cách thông gió tích
cực, phòng chống cháy nổ tốt, đặc biệt là phải tháo khí mêtan trước khi đào lò trong than nếu như hàm
lượng mêtan thoát ra đủ lớn. Ở các nước như Ba Lan, Nga, Úc người ta thu mêtan từ mỏ than hầm lò để
phát điện hay đưa vào hệ thống cung cấp khí đốt của khu vực. Mỏ than Khe Chàm đã thực hiện tháo khí
mêtan từ mức -225m trước khi khai thác (từ 2012). Vậy khi nào thì mêtan nổ, khi nào nó cháy? Các vụ
nổ khí mêtan trong các mỏ hầm lò thường xảy ra khi hàm lượng mêtan trong bầu không khí mỏ chiếm từ
5% đến 15%, có lửa và ôxy lớn hơn 12% . Dưới 5% và trên 15% nó cháy khi có lửa. Vụ nổ cũng có thể
xảy ra ở mức dưới 5% hoặc trên 15% nhưng rất ít gặp. Để đảm bảo an toàn cho thợ mỏ quy chuẩn kỹ
thuật an toàn đã khống chế hàm lượng mêtan cho phép ở luồng gió thải chính không quá 1%. Lớn hơn
mức đó thì phải thông gió tích cực làm cho nó loãng ra. Bây giờ các mỏ hầm lò đã lắp đặt hệ thống cảnh
báo khí mê tan, khi nó vượt 1% thì lập tức có báo động để thợ lò rút ra nơi có luồng gió tươi và hệ thống
điện trong hầm lò bị cắt để đề phòng tia lửa điện kích nổ. Không phải vỉa than nào, mỏ than nào cũng
chứa mêtan vì vậy người ta phải phân loại cấp độ chứa khí mêtan ở mỏ than theo quy chuẩn kỹ thuật an
toàn mỏ. Trước đây hầu hết các mỏ hầm lò ở ta đều khai thác ở lò bằng nên chưa có hay ít có mêtan và
chủ yếu là khai thác theo phương pháp thủ công, chống gỗ và dùng đèn đất. Thợ lò mang vào lò cái lồng
chim để nhìn phản ứng của chim mà dự báo mêtan. Ngày nay mỏ than hầm lò nào ở ta cũng có khí
mêtan, không còn tàu điện cần vẹt, tất cả thiết bị đều phòng nổ cao, mỏ nào cũng có hệ thống cảnh báo
khí nổ mê tan. Xin bạn lưu ý, hệ thống cảnh báo dù có tốt đến mấy cũng có khi trục trặc vì vậy đừng chủ
quan, đừng quên đọc bảng ghi kết quả đo khí, đừng quên mang và sử dụng máy đo khí cầm tay nếu bạn
là cán bộ chỉ huy hay giám sát kỹ thuật, an toàn, đừng quên thông báo cho đồng nghiệp mỗi khi hàm
lượng các chất khí vượt ngưỡng cho phép.
Sự cố cháy, nổ khí mêtan đã xảy ra không ít ở các mỏ than hầm lò nước ta trong vòng 20 năm qua. Lớn
nhất, nặng nề nhất phải kể đến vụ nổ khí mêtan xảy ra lúc 8h30 sáng ngày 11.1.1999 tại Mỏ than Mạo
Khê ở cúp xuyên vỉa số 1 từ lò dọc vỉa đá mức -25 vào vỉa 9 do Phân xưởng khai thác 5 thi công làm
chết 19 người, bị thương 12 người. Hôm đó rơi vào ca 1 ngày thứ hai, sau nghỉ chủ nhật, thợ lò vào ca
để thi công tiếp lò chuẩn bị sản xuất. Tôi đã cùng các anh Nguyễn Văn Long (Phó tổng giám đốc), Vương

Văn Đốc (Công nghệ trưởng hầm lò), Phùng Mạnh Đắc (Viện trưởng Khoa học Công nghệ mỏ), Trần
Bảo Ngọc (Trưởng Ban sản xuất) và các cán bộ kỹ thuật Mỏ Mạo Khê đến nơi vừa xảy ra sự cố. Lò
không bị đổ mà chỉ xiêu một đoạn, nơi ranh giới các vì lò xiêu về hai phía ở cúp xuyên vỉa số 1 có lẽ là
điểm phát nổ. Kiểm tra thực tế hệ thống đường lò chúng tôi đi đến nhận xét hệ thống thông gió cục bộ có
vấn đề. Cũng trong năm 1999 ở một xí nghiệp thuộc Công ty Đông Bắc đã xảy ra vụ cháy khí mêtan làm
chết và bị thương một số người. Nói là cháy, chứ không phải nổ là căn cứ vào việc kiểm tra hệ thống
đường lò sau sự cố thấy còn nguyên vẹn và lời khai của nhân chứng. Liên tiếp trong hai ngày 19 và 20
tháng 12 năm 2002 xảy ra hai vụ cháy nổ khí mêtan ở Mỏ than Suối Lại và Mỏ than Hồng Thái. Cháy
mêtan ở Suối Lại, Công ty than Hạ Long làm chết 6 người và nổ mêtan ở đường lò dọc vỉa dài gần 600m
do Xí nghiệp Địa chất 909 đào thuê cho Mỏ than Hồng Thái Công ty than Uông Bí cũng làm chết 6 người.
Ngày 6.3.2006 ở khu Yên Ngựa thuộc Công ty than Thống Nhất cũng cháy mêtan làm chết 8 người và
ngày 8.12.2008 đã xảy ra nổ khí mêtan ở Công ty than Khe Chàm làm chết 9 người trong đó có một phó
giám đốc công ty phụ trách an toàn và một đội viên Trung tâm cấp cứu mỏ. Sự cố xảy ra vào ca 3 chủ
nhật 7.12 (đã sang ngày 8.12) trong khi phó giám đốc đang chỉ huy một đội thợ kiểm tra, bảo trì, củng cố


hệ thống đường lò ngầm dẫn xuống mức -225m để chuẩn bị cho tuần làm việc tiếp theo của tháng cuối
năm. Đó là một việc làm đúng, chỉ tiếc rằng mêtan đã xuất hiện nhiều một cách bất thường mà không
được phát hiện và xử lý kịp thời.
Các vụ cháy khí mêtan (Suối lại 2002; Yên Ngựa Thống Nhất 2006) thường xảy ra nhanh, không có tiếng
nổ và ít khi gây ra sập lò vì vậy việc giải quyết hậu quả cũng nhanh. Ngược lại các vụ nổ khí mêtan
thường gây tiếng nổ làm chấn động hệ thống đường lò, gây ra sập lò hoặc làm siêu vẹo các vì chống
(Mạo Khê -1999; Địa chất 909-2002; Khe Chàm-2008). Việc xử lý sự cố cũng lâu hơn, có khi phải mất 12 ngày mới đưa được thi thể người bị nạn ra.
Nổ mìn, than tự ủ nóng, các đám cháy ở mỏ thế nào cũng sinh ra nhiều khí các bon níc (CO2) gây ngạt
và khí ôxýt các bon (CO) rất độc. Vào trong hầm lò mà nhìn thấy khói hay ngửi thấy mùi khen khét thì đó
là dấu hiệu cho biết có cháy ở đâu đó hay vừa nổ mìn xong, bạn cần phải bình tĩnh xem xét, phán đoán,
nếu cảm thấy có đám cháy thì phải mở ngay bình tự cứu, sử dụng nó như đã được hướng dẫn để thở
cách ly và chạy ngay ra nơi có luồng gió sạch, báo cho mọi người biết. Chỉ những người biết dùng máy
thở công tác và máy đó còn đang sử dụng được thì mới được phép vào nơi nghi có đám cháy, tất nhiên
phải tuyệt đối tuân thủ lệnh của người chỉ huy.

Nếu bạn khoắng chân xuống rãnh nước mà ngửi thấy mùi trứng thối thì bạn cũng phải rút ra ngay, báo
cho đồng đội và người chỉ huy biết. Đó đích thị là sunphua hydro (H2S) - một thứ khí rất độc. Nó có thể
làm bạn chết ngay khi hàm lượng đủ lớn.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác hầm lò (QCVN-01, 2011/BCT) đã xác định hàm
lượng các chất khí trong hầm lò như sau:
- Ôxy không nhỏ hơn 20%
- Các bon níc (CO2) không lớn hơn 0,5% ở nơi làm việc; 0,75% ở luồng gió thải và 1,0% nơi khôi phục
sụp đổ.
- Khí độc ôxýt các bon (CO) không lớn hơn 0,0017%
- Khí độc ôxýt nitơ (NO2) không lớn hơn 0,00025%
- Khí độc sunphua hydro (H2S) không lớn hơn 0,00070%
- Khí độc anhydrit sunfurơ (SO2) không lớn hơn 0,00038%
- Khí mêtan (CH4) trong luồng gió thải không lớn hơn 1%, ở nơi tích tụ cục bộ không lớn hơn 2%.
Hàng ngày bạn cần để mắt đến các bảng đo gió, đo khí để biết xem bầu không khí nơi mình làm việc thế
nào, nếu có các cảnh báo là phải thực hiện ngay. Hàm lượng khí độc mà vượt quá mức quy định sẽ gây
nguy hiểm cho bạn và đồng nghiệp vì vậy phải luôn cảnh giác bạn nhé.
Còn một việc nữa có thể bạn và các đồng nghiệp còn ít chú ý, đó là nhiệt độ và độ ẩm ở nơi làm việc,
chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thợ lò. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn hầm lò không cho
phép thợ lò làm việc trong các đường lò có nhiệt độ lớn hơn 30oC, trong trường hợp cần thiết thì phải
giảm số giờ làm việc xuống còn 6 giờ hoặc 4 giờ.
II.2.3. Hiểm họa nước mỏ


Ít có mỏ than hầm lò nào mà lại không phải đối phó với hiểm họa nước mỏ. Hiểm họa nước mỏ trước hết
là các sự cố bục nước gây ngập mỏ, gây sập lò làm chết người. Vậy bạn có biết nước ở đâu ra mà nhiều
thế không? Trước hết đó là nước có sẵn trong các tầng đất đá (thuộc cấu tạo của vỏ trái đất, có những
tầng chứa nước, ngậm nước); trong các vỉa than, vỉa quặng, ổ quặng. Nước có nhiều trong các khu vực
đứt gẫy, đất đá bị vò nát (các nhà địa chất quen gọi là phay/phá, mặt trượt). Bạn thử nhìn lên bề mặt của
đồi núi chỗ nào có đường phân thủy (nơi tụ nước, nước từ hai bên dồn xuống chảy qua) chỗ đó ở bên
dưới bị nứt nẻ và chứa nhiều nước hơn những chỗ khác. Rồi nước từ các lỗ khoan địa chất không được

bịt kín, từ các đường lò cũ, nhất là các khu vực đã phá hỏa sau khai thác, từ các lò than trái phép (than
thổ phỉ), và nước từ các sông, hồ, bể chứa trên mặt mỏ vì một lý do nào đó chảy xuống hầm lò gây tai
họa.
Nước có thể chảy vào lò từ một phía, hai phía hay cả tứ phía: từ nóc lò, từ hai bên hông lò hay đùn từ
dưới nền lò lên. Trong nước mỏ có thể có chứa chất ăn mòn kim loại, ăn mòn bê tông phá hủy cơ cấu
chống lò.
Bạn đừng bao giờ chủ quan với nước mỏ, nếu thấy dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho người chỉ
huy để thực hiện công việc theo dõi, phòng ngừa hay xử lý. Nếu thấy có nguy cơ bục nước thì đừng
chần chừ mà hô nhau chạy cho nhanh đến nơi an toàn.
Để bạn hiểu rõ hơn hiểm họa của nước đối với các mỏ hầm lò tôi sẽ nêu ra mấy sự cố cụ thể đã xảy ra
mà tôi đã chứng kiến, đã biết, thậm chí đã chỉ huy xử lý. Có thể bạn mới vào làm mỏ, bạn chưa biết đến
vụ nước làm ngập toàn bộ mức -97,5m Mỏ than Mông Dương ngày 31.5.1987. Đêm thứ bảy 30.5.1987
trời mưa tầm tã như trút nước, thủy triều lại đang cường, sông Mông Dương không thoát kịp nước nên
toàn bộ Trạm biến thế khu vực 110KV và mặt bằng sân công nghiệp mức +6,0m Mỏ than Mông Dương
bị ngập sâu. Nước tràn vào giếng phụ (giếng đứng từ +6,0m xuống -97,5m) chảy thẳng xuống mức
-97,5m. Ở phía suối Mông Dương cửa lò thượng H-10 (nối mặt đất với mức -97,5m) cũng bị ngập, nước
tràn xuống mỏ. Đến sáng 31.5.1987 toàn bộ mức -97,5m bị ngập, may mà trước đó đã kịp rút toàn bộ lực
lượng lên mặt đất, không có thiệt hại về người nhưng mỏ phải mất hơn ba tháng mới khôi phục được sản
xuất. Ngay sau đó mỏ phải xây dựng cửa chắn kín để phòng ngừa nước ngập mặt bằng +6,0m chảy vào
mỏ. Vậy tại sao mỏ hiện đại như thế lại bị ngập? Tôi cho rằng khi thiết kế chọn cốt cao của mặt bằng sân
công nghiệp mỏ và nhất là cốt cao cửa giếng phụ người ta đã làm đúng quy định là tham khảo mức nước
lịch sử nhưng lại không dự báo được việc suối, sông Mông Dương bị đất đá thải mỏ lộ thiên Cọc Sáu,
Cao Sơn bồi lấp làm cho nông cạn hơn, thu hẹp mất dòng chảy. Sự cố lại rơi vào thời điểm thủy triều
đang cao và mưa lại quá lớn, quá lâu. Thời nay người ta gọi những tác động như vậy là do biến đổi khí
hậu và thiết kế công trình không chỉ tham khảo mực nước lịch sử mà phải tính đến nước biển dâng trong
tương lai nữa. Các kỹ sư, các nhà thiết kế cần lưu ý điều đó.
Ở Mỏ Mạo Khê dưới lò xuyên vỉa chính mức -80,0m vào ngày 20.3.1996 đã xảy ra sự cố bục nước làm
chết 4 thợ lò. Vào thời điểm đó lò đá xuyên vỉa chính đã đào đến vùng ảnh hưởng của phay FA. Đó là
một đứt gãy lớn được thể hiện rất rõ ràng trên bề mặt cũng như trên bản đồ địa chất Mỏ than Mạo Khê.
Cả chỉ huy, các kỹ sư và đội thợ lò đều đã thấy nước chảy từ hông lò ra nhiều hơn một cách bất thường

nhưng vẫn tiếp tục đào lò bằng phương pháp thông thường. Sự cố đã xảy ra, nước từ vùng đứt gẫy (FA)
bục ra làm chết 4 thợ lò và ngập cả đường lò. Bạn thử tưởng tượng xem vùng đứt gẫy , cái phay FA có
chứa nhiều nước ấy có khác gì một dòng sông ngầm không? Muốn vượt qua nó phải dùng biện pháp đặc
biệt cách ly được nước với vị trí đường lò đi qua. Người ta có thể khoan trước các lỗ khoan rồi bơm vữa
xi măng vào đó thậm chí làm cho nước đóng băng lại rồi mới đào qua. Sự cố bục nước khi đào qua phay
và cách xử lý nó sau đó đã để lại cho Mạo Khê và cả Ngành Than bài học đắt giá.
Bây giờ mời bạn trở lại Mông Dương. Chắc bạn còn nhớ những hình ảnh và thông tin khá đậm đặc trên
các phương tiện truyền thông ngày 31.3 và 1.4.2006 nói về sự cố bục nước làm sập lò gây mắc kẹt 21


thợ lò và chiến dịch giải cứu họ? Nước bục ra từ lò thông gió mức +9,8m chảy ào xuống lò thượng khai
thác nối với mức -97,5m. Nước làm xói chân cột chống thủy lực làm cho nó mất áp lực đổ xuống. Vậy
nước từ đâu ra, có nhiều không mà gây ra sự cố lớn chưa từng có như vậy? Khi chạy vào lò thông gió
+9,8m xem xét chúng tôi đã thấy nước bục ra từ một đường lò cũ (người thì bảo là lò than trái phép
nhưng tôi đã xác định đó là một lò cũ từ thời Pháp thuộc) với khối lượng vào khoảng 300 mét khối. Bằng
trí thông minh sáng tạo và lòng dũng cảm lực lượng cứu nạn của Mỏ Mông Dương và toàn Ngành Than
đã giải cứu sống được 18 thợ lò bị mắc kẹt trong lò thượng bị đổ. Ba người chết ngay từ đầu khi bị nước
dồn xuống chân thượng vùi lấp bùn than lên. Một người được cứu sống nhưng do bị thương nặng nên
đã qua đời tại bệnh viện.
Vào ngày 30.9.2009 tại Mỏ than Thành Công, Công ty than Hòn Gai đã xảy ra vụ bục nước tệ hại nhất
trong lịch sử 15 năm năm (1994-2009) của Ngành Than Việt Nam. Nước tràn vào lò thượng khai thác
làm mắc kẹt 4 thợ lò, rồi tràn xuống làm ngập sâu lò xuyên vỉa chính được đào từ chân giếng nghiêng.
Vào thời điểm đó không ai biết rõ nước từ đâu ra mà nhiều như vậy. Sau khi xem xét kỹ mới tạm đi đến
kết luận nước từ trên mặt đất theo các khe nứt chảy vào lòng đất rồi tích tụ lại đó và có thể có một tầng
đất đá chứa nhiều nước mà trước đó chưa xác định được một cách chắc chắn. Phải vật lộn với nước và
bùn trong lòng đất chật hẹp suốt 6 ngày đêm, đến sáng ngày thứ 7 lực lượng cứu nạn mới đưa được thi
thể của bốn đồng nghiệp xấu số lên khỏi mỏ.
Qua bốn sự cố bục nước nói trên chắc bạn đã thấy nguồn nước gây ra sự cố khác nhau: vụ đầu (1987) ở
Mông Dương là do nước từ trên bề mặt tràn xuống sau trận mưa dữ dội trong lúc triều cường; vụ ở Mạo
Khê (1996) là do nước từ “dòng sông ngầm” phay FA bục ra; vụ thứ hai ở Mông Dương (2006) là nước

từ lò cũ đã tích tụ mấy chục năm, tuy không nhiều và vụ cuối cùng ở Mỏ than Thành Công là do nước
ngầm đã chứa sẵn trong tầng đất đá trên vách vỉa than kết hợp với nước từ bề mặt theo khe nứt chảy
xuống. Vậy là nguồn nước gây ra sự cố bục nước thì có nhiều nhưng tác hại thì chả khác gì nhau, làm
ngập mỏ, làm sập lò gây chết người… Vậy nên khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường thì phải đặc biệt
chú ý theo dõi, áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để phòng ngừa hoặc xử lý phù hợp với kế hoạch
thủ tiêu sự cố của mỏ.
II.2.4. Hiểm họa cháy mỏ
Cháy mỏ là một hiểm họa khủng khiếp chẳng kém gì nổ khí mêtan hay bục nước trong hầm lò. Cháy mỏ
có thể xảy ra từ nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh. Nội sinh tức là không cần có lửa mà nó vẫn tự
cháy được, còn ngoại sinh thì phải có nguồn lửa mới gây được cháy trong điều kiện thích hợp. Có một
số loại than có tính tự cháy. Thường thì than chứa nhiều lưu huỳnh có tính tự cháy như than nâu ở Na
Dương (lưu huỳnh 6,5%), than mỡ ở Mỏ Khe Bố, Mỏ Làng Cẩm (lưu huỳnh 2,0 4,0%), than bán an tờ ra
xít Khánh Hòa (lưu huỳnh 2,5 -3,0%). Than an tờ ra xít vùng Đông Bắc lưu huỳnh thấp, chất bốc thấp nên
thường không có tính tự cháy. Từ năm 2004 tôi nghi ngờ một số vỉa than vùng Đông Tràng Bạch Đông
Triều có tính tự cháy thấp nhưng chưa có thí nghiệm nào xác minh. Bạn có thể hiểu cơ chế than tự cháy
như sau: Đó là quá trình ôxy hóa ở điều kiện bầu không khí mỏ bình thường của một đống than vỡ vụn
với cỡ hạt thích hợp. Đống than không cần lớn đâu, chỉ cần tập trung với khối lượng vài cân có cỡ hạt
thích hợp (thường là than cám vụn) là nó tự nóng dần lên đến một nhiệt độ nhất định thì phát sinh đám
cháy. Phải lấy mẫu than ở mỏ để làm thí nghiệm mới xác định được nó có tính tự cháy hay không, ở quy
mô khối lượng nào thì có thể cháy và nhiệt độ nào thì đống than đang ủ nóng phát ra ngọn lửa. Riêng
than tự cháy đã rất nguy hiểm, nhưng nếu trong mỏ có khí mêtan nữa thì sự nguy hiểm nhân lên gấp bội.
Cộng hưởng của cháy mỏ và nổ khí mêtan có thể là một thảm họa rất khó lường. Vậy làm thế nào để
nhận biết được dấu hiệu tự ủ nóng của than? Nếu bạn thấy đống than và không khí chung quanh nó
nóng hơn bình thường (tức là nhiệt độ than và không khí đã gia tăng), thấy hơi nước bốc lên và cảm thấy
có mùi khét thì đích thị là đống than đang trong quá trình tự ủ nóng, phải dập nguội nó ngay. Ở các mỏ
có than tự cháy người ta duy trì một đội ngũ chuyên gia chuyên đi kiểm tra, phát hiện than tự cháy. Thời


tôi là sinh viên, vào cuối năm 1968 tôi đã làm quen với một thợ mỏ già (bố của một bạn học với tôi) có
trình độ trung cấp kỹ thuật mỏ, đã 65 tuổi rồi mà mỏ vẫn cố mời làm chuyên gia phát hiện than tự cháy.

Bác ấy chỉ cần nhìn, ngửi và sờ là phát hiện được.
Ở các mỏ hầm lò có than tự cháy quy trình kỹ thuật thông gió và khai thác rất nghiêm ngặt. Nguyên tắc
cơ bản là sạch và nhanh. Các đường lò phải sạch, luồng khai thác phải sạch và tiến gương nhanh, dọc
các lò vận chuyển không được để than tồn đọng thành đống ở dưới gầm băng tải, nơi đầu băng tải, đầu
máng cào… Ở các mỏ này người ta thường áp dụng biện pháp chèn lò bằng cát, bằng đá nghiền hay
bằng đất sét vì than sót lại trong vùng đã phá hỏa hay phát sinh cháy.
Tuy đã được chèn lò bằng đất sét nhưng vào mùa hè năm 1987 ở Mỏ than Khe Bố đã xảy ra sự cố cháy
mỏ. Đám cháy xuất hiện vào đêm chủ nhật (mỏ không làm việc, thông gió cục bộ bị ngừng) tại một
đường lò thông gió đào trong than. Vào đầu ca 1 ngày thứ hai mỏ mới phát hiện có đám cháy (do có khói
ở cửa lò). Rất đáng tiếc do đặt sai vị trí khởi động từ của quạt gió cục bộ (lẽ ra phải đặt ở ngoài cửa lò
nhưng phân xưởng đã đặt ở trong lò) và không sử dụng máy thở công tác mà một thợ lò, một quản đốc
và một phó phòng kỹ thuật đã hy sinh. Bạn cần chú ý ở khu vực nào trong mỏ mà thấy hàm lượng ôxy
giảm đi, cácbonic (CO2) tăng lên thì có thể nghĩ đến ở đâu đó trong khu vực ấy đang có đống than được
ủ nóng. Còn nếu ôxy giảm, cácbonic tăng ở khu vực liền kề với lò khai thác cũ đã được phá hỏa thì có
thể than còn sót lại ở trong đó đang được ủ nóng hoặc đang cháy. Trong trường hợp này cách duy nhất
là cách ly vùng đã phá hỏa với vùng ngoài bằng các đập chắn rồi phun khí trơ vào trong đó, đừng phí
công đào lò vào vùng đã phá hỏa để tìm đám cháy, nguy hiểm lắm! Chuyện này đã xảy ra ở vỉa 24 Mỏ
than Hồng Thái hồi năm 2004. Còn để phòng ngừa thì phải tuân thủ nguyên tắc khấu sạch, dọn sạch
không để than tích tụ và đảm bảo tốc độ khai thác, tốc độ gió đã được xác lập.
Bây giờ ta tìm hiểu về đám cháy ngoại sinh. Cháy ngoại sinh tức là cháy từ nguyên nhân bên ngoài. Vậy
trong điều kiện nào thì đám cháy trong hầm lò xuất hiện? Điều kiện cháy bao gồm vật liệu cháy + nguồn
lửa + ôxy. Thiếu một trong ba cái đó đám cháy không thể hình thành. Vật liệu cháy trong hầm lò thường
là: mêtan, than, gỗ, gỗ dăm, giẻ, dầu, mỡ, vỏ cáp điện, cao su (băng tải), quần áo, vải bạt, can nhựa, hộp
nhựa (đựng thực phẩm), chai nhựa; cồn công nghiệp… Nguồn lửa thường phát sinh từ nổ mìn, diêm, bật
lửa, tia lửa điện (chập điện), hàn điện, va chạm mạnh của sắt thép, ma sát ở rulô băng tải, thiết bị chạy
quá tải sinh nhiệt cao trên bề mặt, lưỡi dao máy khấu, vệt nóng do máy khấu để lại khi khấu đá vách…
Bạn có thể hỏi, vậy các đám cháy ngoại sinh thường hay xảy ra ở chỗ nào trong hầm lò? Trả lời: ở mọi
nơi có đủ ba điều kiện: vật liệu cháy, nguồn lửa, ôxy. Ôxy thông thường không thiếu vậy còn lại hai điều
kiện thôi. Chẳng hạn bạn tập kết gỗ chống lò ở đoạn lò rộng lại có luồng gió tươi chạy qua rồi dùng búa
chém bóc bì các cây gỗ, chặt mồm xà, mồm cột, cưa cột cho vừa kích thước… Vậy là ở đấy có mạt cưa,

có dăm gỗ và gỗ (là chất cháy). Ngồi đợi thấy buồn ngủ bạn chép miệng cho qua điều đã học về an toàn
lấy đất bua mìn nặn điếu, lấy miếng vỏ gỗ làm đóm rồi bật lửa hút thuốc lào (bạn đang làm điều cấm kỵ
trong hầm lò); bạn hút rồi rủ đồng nghiệp hút, hút xong đứng dậy đi làm. Chẳng may tàn lửa từ đóm rơi
vào cái giẻ có dầu máy nằm trên đống dăm gỗ. Bạn và đồng nghiệp đi rồi lửa âm ỷ cháy lan ra cả đống
gỗ… Nguy cấp! Hay bạn là thợ cơ điện hầm lò trực trạm bơm chính ở mỏ. Đầu ca bạn lau chùi máy móc,
xong việc bạn lấy một miếng giẻ khô để lau sạch dầu mỡ trên tay, vô tình bạn để miếng giẻ đó trên mặt
máy động cơ. Dịp ấy mưa nhiều, máy bơm phải chạy liên tục nên mặt máy nóng khác thường. Đến một
lúc nào đó cái giẻ kia nóng quá lại sẵn có dầu trong đó nên nó âm ỷ rồi cháy. Chẳng hiểu sao từ một cái
giẻ cháy mà lửa lại lan sang cáp điện bọc vỏ cao su ở gần đó. Có lần một thợ điện mở nắp khởi động từ
quạt gió cục bộ để sửa chữa, sửa xong lắp lại nhưng không vặn đủ chặt các bu lông, đến khi cho quạt
cục bộ làm việc trở lại trong khởi động từ phát sinh tia lửa điện. Nắp hở nên tia lửa điện gặp được khi
mêtan mới tích tụ nhiều ở bên ngoài thế là đám cháy lập tức xảy ra. Ở nơi đầu băng tải rulô phải chạy
nhiều, ma sát lớn làm nóng cao su băng tải gây ra cháy (bây giờ người ta đã dùng băng tải không cháy).
Hay trong lò chợ dùng máy khấu than nhưng không kiểm soát tốt thông gió và khí mỏ nên khi răng máy


khấu cắt vào đá vách sinh ra tia lửa đúng ở chỗ có tích tụ mêtan. Đám cháy bùng phát. Đám cháy cũng
có thể xảy ra khi nổ mìn cưỡng bức phá hỏa… Tóm lại bạn phải cẩn thận với các vật liệu cháy, đừng bao
giờ để chúng bừa bãi, đừng bao giờ mang diêm, bật lửa xuống hầm lò, đừng làm gì gây ra tia lửa…
Vào năm 1985, ở Mỏ than Vàng Danh đã xảy ra đám cháy lớn trong lò chợ, cháy vào vỉa than phải mất
nhiều thời gian mới dập tắt được. Có điều cơ quan điều tra đã lấy mẫu phân tích, thử đi, thử lại, đã tìm
kiếm rất lâu mà không làm sao tìm ra nguyên nhân gây cháy. Năm 2004 ở Mỏ than Hồng Thái, Công ty
than Uông Bí đã xảy ra đám cháy trong vùng đã phá hỏa không gây tổn hại về người nhưng buộc phải
cách ly cả khu vực khai thác. Gần đây nhất vào đêm 15.1.2014 tại Mỏ than Đồng Vông Công ty than
Uông Bí đã xảy ra vụ cháy trong lò chuẩn bị sản xuất làm chết 6 thợ mỏ. Phân xưởng khai thác 5 đang
chuẩn bị diện khai thác từ mức +72m xuống mức -100m bằng hệ thống các đường lò chuẩn bị sản xuất.
Vào đầu ca 3 lò trưởng và nhóm công nhân đã phát hiện khói và khí nóng nhưng 6 người trong đó có lò
trưởng đã không chạy kịp. Trước đó lò trưởng đã kịp gọi điện báo cho quản đốc phân xưởng. Lửa cháy
từ chỗ nào đó trong đường lò than, đã cháy lan vào vỉa than. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân
và vị trí phát sinh đám cháy. Có ý kiến cho rằng đám cháy phát sinh do ma sát ở rulô đầu băng tải rồi lan

sang vách ngăn bằng gỗ và bắt vào vỉa than. Có ý kiến nghi ngờ rằng có thể than Đồng Vông (khoáng
sàng Đông Tràng Bạch) có tính tự cháy… Dù sao thì cũng phải cách ly khu vực bị cháy bằng tường ngăn
và bơm khí trơ vào để dập tắt nó. Chỉ khi nào mở lại khu vực đó thì nhà điều tra mới có thể vào tận nơi
để xem xét. Kinh nghiệm cho biết nếu vùng cháy bị cách ly sớm mở lại được (nhiệt độ đã về mức ổn
định, khí ôxýt các bon và các bon níc trở lại dưới mức cho phép) thì đám cháy đã xảy ra có nguyên nhân
ngoại sinh; nếu phải nhiều tháng hay nhiều năm sau mới mở ra được thì thường là đám cháy nội sinh.
Bạn đã thấy rồi đấy, cháy mỏ rất nguy hiểm nhưng không dễ gì xác định ngay được nguyên nhân một
cách cụ thể, chính xác.
II.2.5. Hiểm họa nổ bụi than
Bạn hỏi tại sao lại có chuyện nổ bụi than? Có gì nhầm lẫn ở đây không? Không nhầm đâu bạn ạ. Nổ bụi
than là một nguy cơ kinh khủng ở các mỏ than có chất bốc cao, thường là lớn hơn 15% (V>15%). Tuy
vậy không phải mỏ nào có than chất bốc cao cũng sinh ra nguy cơ nổ bụi than. Phải làm các thí nghiệm
cụ thể mới xác định được ở mỏ nào có nguy cơ này. Những hạt bụi than cực nhỏ, lơ lửng trong các
đường lò với mật độ thích hợp, cộng thêm một số điều kiện khác có thể gây nổ trong hầm lò. Bụi than
cũng có thể làm cho thợ lò mắc bệnh nghề nghiệp bụi phổi. Nổ bụi than là vụ nổ của hỗn hợp bụi than
với không khí mỏ. Nếu trong mỏ mà có khí nổ (mêtan) thì vụ nổ bụi than với mêtan càng kinh khủng Đó
là vụ nổ mang tính dây chuyền có thể lan ra khắp cả mỏ gây ra thảm họa khốc liệt. Nổ bụi than cũng có
thể xảy ra trong nhà máy tuyển than.
Có điều may mắn là các mỏ than vùng Đông Bắc thường có chất bốc thấp, ví dụ than vùng Uông BíVàng Danh chất bốc từ 3 đến 6%, than vùng Hòn Gai-Cẩm Phả chất bốc thường là 8-10%. Tuy nhiên,
vẫn có ngoại lệ một số lộ vỉa than vùng này có chất bốc 13-15%. Các mỏ than Khe Bố, Làng Cẩm chất
bốc cao hơn, thường trên 15%, than vùng Đồng bằng Sông Hồng có chất bốc trên 20%.
Hiện tại (đến 2014) Ngành Than Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm xác định than tự cháy và nguy cơ
nổ bụi than. Được biết dự án này đang được triển khai đầu tư.
II.2.6. Hiểm họa chấn động trong mỏ
Chấn động mỏ gây thảm họa sập lò thường xảy ra ở các mỏ khai thác các vỉa than nằm sâu dưới lòng
đất (thường là ở độ sâu trên 700m như ở Ba Lan đã từng xảy ra) và ở phía trên nó có lớp đất đá có sự
biến động lớn. Ở Việt Nam chưa ghi nhận được vụ chấn động nào trong các mỏ hầm lò, có lẽ vì ta khai
thác chưa sâu (mới đến -250m ở Mông Dương và -300m ở Hà Lầm.



II.2.7. Các hiểm họa do sai lầm của con người gây ra
Có thể nói rằng từ xưa đến nay con người đã gây ra không ít hiểm họa cho mình trong các mỏ hầm lò.
Đó là sai lầm của các nhà quản lý các cấp lẫn sai lầm của thợ lò - những người trực tiếp làm việc trong
mỏ hầm lò. Trươc hết tôi muốn bạn hiểu rằng các nhà quản lý gây ra không ít tai họa đâu. Bạn hãy tham
khảo phần trình bày dưới đây.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với thực tế công nghiệp mỏ Việt Nam đã gây
ra không ít khó khăn cho người thực hiện. Một thời gian rất dài Việt Nam áp dụng Quy phạm tạm thời về
an toàn trong các mỏ hầm lò than và diệp thạch được dịch từ Quy phạm của Liên Xô và ban hành vào
năm 1967. Cái quy phạm tạm thời ấy kéo dài gần ba mươi năm. Không chỉ quy phạm tạm thời về an toàn
mỏ mà rất nhiều văn bản tạm thời khác đã được áp dụng vài ba chục năm hoặc lâu hơn. Vì thế, người
đời thường nói rằng, ở ta cái tạm thời là cái vĩnh cửu! Theo quy phạm việc khai thác vỉa dày chia lớp thì
lò khai thác lớp trên phải cách lớp dưới ít nhất 30m, không có trường hợp ngoại lệ. Ở Mỏ than Khe Bố
khai thác vỉa dày chia hai lớp có chèn lò bằng đất sét. Nếu thực hiện đúng giãn cách tối thiểu 30m thì lò
đổ. Làm đi làm lại nhiều lần lò vẫn đổ và suýt gây thảm họa chết nhiều người, may mà thợ lò chạy kịp.
Nhưng nếu để giãn cách 8-10m thì lò không đổ, việc khai thác được an toàn. Năm 1987, Công ty than 3
báo cáo cơ quan có thẩm quyền xin điều chỉnh xuống 8-10m nhưng không được xem xét đành phải
quyết định vượt cấp cho mỏ làm.
- Thiết kế mỏ không phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, địa chất mỏ
của mỗi mỏ hay khu vực mỏ. Chọn sai hệ thống khai thông, mở vỉa; chọn sai kết cấu chống lò, chọn sai
hệ thống và phương pháp khai thác, chọn sai hệ thống thông gió, thoát nước, cấp điện, cấp nước, thoát
khí v.v… đều có thể gây ra sự cố lớn nhỏ thậm chí thảm họa khôn lường. Cái gì sai có thể sửa chữa
được, chứ đã thiết kế sai hệ thống khai thông, mở vỉa, đã thi công xong rồi mới phát hiện ra thì khó sửa
chữa lắm. Các kỹ sư mỏ! Bạn đừng tưởng rằng cứ có thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt rồi là
đúng đâu, cứ thi công đi, cứ làm đi… Nếu suy nghĩ và hành động như vậy thì bạn chưa phải là kỹ sư mỏ
thực thụ đâu. Ai cũng có thể phạm sai lầm. Các kỹ sư thiết kế kể cả chủ nhiệm đồ án có kinh nghiệm
cũng vậy. Trong đội ngũ đó có những người tài giỏi, có những người “thường thường bậc trung” và có cả
những người dốt nữa đấy. Nghề nào cũng vậy thôi. Người tài có khi chủ quan cũng phạm sai lầm. Nhiều
nhà thiết kế chưa từng kinh qua chút thực tế nào ở mỏ, ra trường về Viện thiết kế làm việc cho đến khi
nghỉ hưu, họ nặng về sách vở, thậm chí sách vở đã quá cũ, nhiều người không bám theo được thực tế
khoa học, công nghệ đã tiến xa tới đâu. Có một câu chuyện vừa tức vừa buồn cười thế này: Chủ nhiệm

đồ án thiết kế hơn hai mươi năm tuổi nghề mà không giải thích được cho Phó Tổng giám đốc Tổng Công
ty Than Việt Nam sơ đồ công nghệ lò chợ chống bằng cột thủy lực đơn (1998). Anh ta không hề nhận ra
sai lầm trong bản vẽ thiết kế mà mình đã chủ trì, đã ký vào đó. Chính Phó Tổng giám đốc đã chỉ cho anh
ta cái sai sót “chết người” đó. Bạn là kỹ sư làm việc ở mỏ có thể không giỏi lý thuyết bằng các nhà thiết
kế chuyên nghiệp nhưng chắc chắn bạn có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn họ. Bạn hãy đọc, hãy nghiên
cứu kỹ các thiết kế để đưa ra các ý kiến phản biện, ngay cả khi nó đã được phê duyệt. Duyệt rồi nhưng
thấy sai, thấy có nguy cơ gây hại thì nhất định bạn phải có ý kiến, ý kiến đến cùng. Phải đấu tranh đòi
thay đổi. Bạn cũng nên nhớ bạn làm ở mỏ, là cơ quan giữ vai trò chủ đầu tư, cơ quan thiết kế làm thuê
cho chủ đầu tư đó, họ không phải là cấp trên của bạn, đừng sợ họ. Nếu có là cấp trên đi chăng nữa (cấp
trên phê duyệt thiết kế do chủ đầu tư trình) khi thấy thiết kế sai bạn cũng phải kiên quyết yêu cầu điều
chỉnh, duyệt rồi mà thấy sai thì duyệt lại là việc cần phải làm. Mình làm chủ, phải chủ động, đừng thụ
động bạn nhé.
hó tổng giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam sơ đồ công nghệ lò chợ chống bằng cột thủy lực đơn
(1998). Anh ta không hề nhận ra sai lầm trong bản vẽ thiết kế mà mình đã chủ trì, đã ký vào đó. Chính
phó Tổng giám đốc đã chỉ cho anh ta cái sai sót “chết người” đó. Bạn là kỹ sư làm việc ở mỏ có thể
không giỏi lý thuyết bằng các nhà thiết kế chuyên nghiệp nhưng chắc chắn bạn có nhiều kinh nghiệm


thực tế hơn họ. Bạn hãy đọc, hãy nghiên cứu kỹ các thiết kế để đưa ra các ý kiến phản biện, ngay cả khi
nó đã được phê duyệt. Duyệt rồi nhưng thấy sai, thấy có nguy cơ gây hại thì nhất định bạn phải có ý
kiến, ý kiến đến cùng. Phải đấu tranh đòi thay đổi. Bạn cũng nên nhớ bạn làm ở mỏ, là cơ quan giữ vai
trò chủ đầu tư, cơ quan thiết kế làm thuê cho chủ đầu tư đó, họ không phải là cấp trên của bạn, đừng sợ
họ. Nếu có là cấp trên đi chăng nữa (cấp trên phê duyệt thiết kế do chủ đầu tư trình) khi thấy thiết kế sai
bạn cũng phải kiên quyết yêu cầu điều chỉnh, duyệt rồi mà thấy sai thì duyệt lại là việc cần phải làm. Mình
làm chủ, phải chủ động, đừng thụ động bạn nhé.
- Biện pháp kỹ thuật thi công các đường lò, biện pháp kỹ thuật và tổ chức lao động trong khai thác; các
quy trình kỹ thuật sai cũng gây hậu quả không kém. Biện pháp kỹ thuật, sơ đồ công nghệ, hộ chiếu
khoan nổ mìn, sơ đồ thông gió, quy trình vận hành, quy trình làm việc… thường là do các kỹ sư ở mỏ
lập, lãnh đạo duyệt rồi cho làm. Nếu bạn chủ quan không khảo sát kỹ, không đọc kỹ quy chuẩn, không
cập nhật những tiến bộ khoa học, công nghệ, quản lý, không tham khảo ý kiến những người có kinh

nghiệm, không tham khảo những người trực tiếp thực hiện và phổ biến kỹ cho họ thì tai họa có thể xảy
ra.
- Chỉ huy tồi cũng gây tai họa cho người lao động. Tôi chắc rằng bạn có thể đã làm việc dưới quyền một
số người chỉ huy, trong số đó có người được bạn và các đồng nghiệp khen “ông này được đấy”, và có
người bị các bạn chê “cha này đã dốt lại còn vênh váo”. Vậy cái anh dốt ấy hay thể hiện ra thế nào?
Trước hết dù có học nhưng anh ta không nắm chắc công việc, anh ta không hiểu rõ đội ngũ những người
làm việc dưới quyền của mình nên không biết phân công sao cho hợp lý. Anh ta có thể nói “thao thao bất
tuyệt” nhưng trong đầu rỗng tuếch không đưa ra được điều gì cụ thể trong những lúc gay cấn. Nhiều lần
như vậy sẽ chẳng còn ai lắng nghe anh ta nữa, anh ta phát cáu và phạm thêm sai lầm. Trong những lúc
gay cấn mà người chỉ huy trực tiếp không nắm được công việc, không dám dấn thân chịu đựng, không
gương mẫu xông pha, không biết xoay xở thế nào thì chắc chắn tai họa xảy ra. Lính có thể chết oan do
chỉ huy dốt và nhát là như vậy. Gặp những người chỉ huy như vậy thật là chán phải không bạn? Nhưng
đừng nản, hãy đấu tranh đòi thay đổi bạn nhé! Nếu người chỉ huy kém thì đơn vị của bạn có nguy cơ
không hoàn thành kế hoạch sản xuất, có nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật, tai nạn lao động, thu nhập của
bạn bị giảm sút. Thế là đổ vỡ rồi còn gì. Lò trưởng hay ca trưởng, hay quản đốc chỉ huy một lò chợ, một
phân xưởng đào lò hay khai thác không khác gì trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng chỉ
huy trận đánh. Sỹ quan chỉ huy dốt và nhát thì có trang bị đến tận răng trận đánh cũng thua. Trong hầm
lò cũng vậy, thợ lò là chiến sỹ, lò trưởng, trưởng ca, quản đốc là sỹ quan chỉ huy. Nếu bạn được giao làm
lò trưởng, trưởng ca, hay cao hơn là quản đốc bạn nên lắng nghe xem các chiến sỹ thợ lò nói về bạn thế
nào, nhớ tiếp thu chân thành và rèn luyện nhiều hơn để xứng đáng với họ, chứ đừng hơi tý đe nạt, cao
giọng “dọa cả làng” đấy nhé.
Chuyện về những sai sót của các nhà quản lý thì còn nhiều, tôi chỉ nêu bốn cái 'gạch đầu dòng” để bạn
tham khảo. Là chiến sỹ thợ lò bạn có nghĩ rằng mình cũng có thể mắc sai lầm gây tai họa cho bản thân
và đồng nghiệp không? Có đấy, vậy nó thường xảy ra trong các trường hợp nào? Các nhà quản lý về an
toàn, vệ sinh lao động quốc gia đã đưa ra nhận xét hơn một nửa, thậm chí 60-70% số vụ tai nạn lao động
xảy ra là do người lao động thiếu chú ý tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng nghiệp. Trong hầm lò ở ta thợ lò
hay mắc sai lầm trong các trường hợp dưới đây:
- Thiếu chú ý quan sát khi đi lại trong lò, thậm chí chủ quan không vào đúng chỗ tránh khi có đoàn tàu
điện đi qua, không đi lại đúng hành lang quy định (thường là lối đi ở phía có rãnh nước), trèo qua các toa
goòng; không chú ý nền lò trơn nên bị trượt ngã, không chú ý các vật cản như đống gỗ, đống vì lò, các

toa goòng hỏng v.v… Rồi liều lĩnh đi trên ván trượt hay máng cào đang chạy, nằm dưới băng tải đang di
chuyển hay đặt vật liệu lên đó thay cho việc khiêng vác. Gần đây, trên Tạp chí Than Khoáng sản Việt
Nam đăng bài viết “Tắc xi hầm lò” để nhắc nhở việc vận chuyển vật liệu trái phép bằng băng tải theo
chiều ngược lại với dòng than ra trên băng.


- Dại dột chui vào nơi đã treo biển cấm, thậm chí tháo cả lưới thép B40 bịt đoạn lò cấm để chui vào trong
như đã xảy ra ở nhiều mỏ và gần đây nhất là ở Mỏ than Đồng Vông ngày 31/7/2013 làm chết ba người
do bị ngạt khí. Đầu tiên là một cơ điện lò mở biển cấm và lưới thép ra chui vào đó (làm gì chưa rõ),
không thấy anh này ra anh giám sát viên an toàn đi tìm cũng bị nạn, rồi đến phó quản đốc. Cả ba người
đều chết do lò đã đóng hơn 20 ngày không được thông gió, thiếu ôxy nghiêm trọng. Bạn đừng bao giờ
liều lĩnh chui vào các khu vực đã treo biển cấm, đã có rào ngăn cách. Nếu muốn giải quyết nhu cầu cá
nhân thì đến nơi được thông gió nhưng vắng người rồi vùi phế thải đi. Nếu muốn cất giữ dụng cụ lao
động thì làm cái tủ sắt để nơi hầm trạm được thông gió, đừng liều lĩnh giấu vào hông lò đã bị “cấm vào”.
- Không làm đúng quy trình thao tác hay các bước công việc, thích làm tắt cho nhanh-đó là lỗi phổ biến
của thợ lò bao gồm cả thợ cơ điện lò. Chẳng hạn thợ đào lò bỏ qua bước cạy om, sửa gương, chống
tạm trước khi khoan chu kỳ tiếp theo; thợ lò chợ bỏ qua việc kiểm tra áp lực trên đồng hồ giá chống thủy
lực di động hoặc là trong lò chợ dốc cặp thợ phía trên làm ẩu gây tai họa cho cặp thợ phía dưới; ca trước
làm ẩu gây tai họa cho ca sau; thợ vận hành tời trục ở giếng nghiêng bỏ qua động tác kiểm tra đầu cáp
v.v… Sự bỏ qua ấy chính là sự tùy tiện mà người ta thường gọi là làm bừa, làm ẩu đấy. Không biết bao
nhiêu người làm bừa, làm ẩu đã tự gây thương tích cho mình và đồng nghiệp; đã tự đưa mình và đồng
nghiệp vào chỗ chết? Bạn ơi, hàng ngày khi đi làm bạn nên nghĩ về ba cái “gạch đầu dòng” tôi vừa nêu ở
trên và có thể bạn sẽ thêm vào đó một vài cái gạch đầu dòng nữa. Mỗi cái gạch đầu dòng ấy là bao nhiêu
mạng sống trong đó có bản thân mình?
- Còn một điều nữa mong bạn lưu ý, có một số (không ít đâu) tai nạn lao động nhưng bản chất là tai nạn
rủi ro đã xảy ra trong hầm lò do người bị nạn không biết sử dụng đúng cách trang bị bảo hộ lao động,
không đi khám sức khỏe định kỳ, nên không biết mình mắc bệnh tiềm ẩn trong cơ thể; rồi rượu bia bét
nhè khi xuống lò làm thì buồn ngủ díu mắt lại, chân tay lóng ngóng hay đêm trước ham vui ngồi chiếu
đánh bài thâu đêm hoặc là người yêu hay vợ mới đến thăm yêu nhau quá đà, mang cơ thể mệt mỏi và
sự buồn ngủ vào lò… Nếu chả may rơi vào những trường hợp như vậy thì xin bạn thực hiện lời khuyên

sau đây: nói thẳng với người chỉ huy về tình trạng sức khỏe của mình và xin phép nghỉ làm việc, làm bù
vào ngày khác và đừng lặp lại việc đó nữa. Hãy giữ mọi sinh hoạt (rượu, bia; chơi bài, ca hát, làm tình
…) trong tầm kiểm soát. Bạn có thể xả hơi vào ngày nghỉ cuối tuần.
Tại sao cả các nhà quản lý quy chuẩn kỹ thuật - thiết kế - biện pháp kỹ thuật - chỉ huy lẫn những người
lao động trực tiếp lại mắc vào nhiều “cái gạch đầu dòng” đến thế? (Nhiều sai lầm đến thế?). Câu hỏi này
không ngoại trừ bất cứ ai trong đó có cả tôi, tác giả quyển sách này. Nguyên nhân của căn bệnh tùy tiện,
làm bừa, làm ẩu này có nhiều; nhưng ở đây tôi xin chỉ ra một nguyên nhân cơ bản đó là tác phong công
nghiệp kém. Hay nói đúng hơn là chưa có tác phong công nghiệp, tức là chưa biết tuân thủ một cách
nghiêm ngặt kỷ luật lao động, quy trình làm việc, quy chuẩn kỹ thuật an toàn… Đa số thợ lò bao gồm cả
các kỹ sư đều xuất thân từ nông thôn, dù đã qua đào tạo vẫn mắc “căn bệnh tùy tiện” vốn có của người
nông dân. Vậy bạn có muốn tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng nghiệp trong điều kiện làm việc ở hầm lò
không? Chắc là có rồi! Không có cách nào khác, cả thợ lò làm việc trực tiếp lẫn các kỹ sư, các cán bộ chỉ
huy, cán bộ giám sát an toàn đều phải tự mình hàng ngày, hàng giờ rèn luyện thói quen chấp hành kỷ
luật lao động, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, tuân thủ chỉ huy, nếu phát hiện điều gì sai, cái gì
không đồng ý thì phải nêu ý kiến ngay. Rèn luyện tính kỷ luật tự giác, tác phong công nghiệp là cả một
quá trình, không phải ngày một, ngày hai là đạt được, và nếu chưa làm điều đó thì bạn hãy bắt đầu đi,
chưa bao giờ là muộn cả, mỗi ngày bạn cố một tý, cứ thế tiến dần, tôi tin là bạn sẽ thành công. Tôi muốn
nói thêm một điều: người chỉ huy phải gương mẫu tự rèn luyện mình trước thì mới thành công trong
huấn luyện công nhân dưới quyền… Làm việc tùy tiện, thiếu tác phong công nghiệp nhất định tai nạn sẽ
xảy ra đe dọa mạng sống của bạn và đồng đội, mỏ có thể bị đóng cửa. Rèn luyện tác phong công nghiệp
là vấn đề cốt lõi giữ sinh mạng của thợ lò, giữ cho mỏ được an toàn và phát triển. Ngược lại thì tôi nói
không quá đâu mọi thứ sẽ sụp đổ. Kỷ luật lao động trong hầm mỏ chẳng khác gì kỷ luật sắt của quân đội


ngoài chiến trường vậy. Trong quân đội có phương châm rèn luyện cho các chiến sỹ và sỹ quan là: đổ
mồ hôi trên thao trường (luyện tập) càng nhiều thì đổ máu trên trên chiến trường (chiến đấu) càng ít. Bạn
thấy đấy xét về việc tập luyện kỹ năng, rèn luyện kỷ luật thì bộ đội và thợ lò giống nhau đến 100%.
Ở nước Đức và nước Ba Lan người ta quản lý, chỉ huy công việc hầm mỏ và thợ lò giống như hệ thống
quản lý, chỉ huy của quân đội. Nói cách khác theo kiểu quân sự hóa. Nhờ vậy tính kỷ luật trong hầm mỏ
được đề cao, tai nạn, sự cố cũng ít hơn nhiều nơi khác. “Kỷ luật sắt” đó là kỷ luật bắt buộc đòi hỏi phải

rèn luyện hàng ngày với sự cố gắng lớn lao, với tình yêu ở trong đó. Nếu các quan chức nhà nước yêu
nghề, yêu người ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đúng; các nhà thiết kế mỏ yêu người, yêu
nghề thiết kế đúng; các nhà quản lý ở mỏ lập biện pháp kỹ thuật, công nghệ đúng, chỉ huy đúng, kiểm tra
giám sát đúng thì sẽ giảm đi được quá nửa số vụ sự cố, tai nạn lao động trong hầm lò. Phần còn lại phụ
thuộc vào sự rèn luyện tay nghề, rèn luyện kỷ luật lao động và lòng yêu nghề của công nhân lao động
trực tiếp.
Trước khí kết thúc chương II (Nơi làm việc của thợ lò thế nào?) để chuyển sang chương III (Tự bảo vệ
an toàn cho mình và đồng nghiệp) tôi muốn bạn ghi nhớ mấy điều sau đây:
(1)- Nơi làm việc của thợ lò dù có được cải thiện bằng cơ giới hóa, tự động hóa, hay điều hòa không khí
đi chăng nữa thì nó vẫn là “âm phủ” đầy bất trắc, nó chuyển dịch theo thời gian và không gian và càng
xuống sâu thì các hiểm họa càng nhiều.
(2)- Dù là hiểm họa tự nhiên (khí mỏ, nước mỏ, áp lực mỏ, chấn động mỏ, than tự cháy, bụi than …)
nhưng nếu con người cẩn thận (thiết kế đúng, biện pháp đúng, thi công đúng, thao tác đúng) tuân thủ các
quy trình kỹ thuật, kỷ luật lao động thì sẽ kiểm soát được các hiểm họa, đưa thiệt hại về người và của
đến mức nhỏ nhất.
(3)- Nơi làm việc (môi trường làm việc) hiện đại mà con người không theo kịp, không hiện đại một cách
tương xứng thì sự cố, tai nạn lao động vẫn cứ xảy ra vì vậy rèn luyện tác phong công nghiệp tuân thủ kỷ
luật lao động, nâng cao tay nghề qua đó mà nâng cao năng suất lao động là vấn đề sống còn của mỗi
thợ lò, của mỗi mỏ than hầm lò và cả Ngành Than Việt Nam.
CHƯƠNG III: TỰ BẢO VỆ AN TOÀN CHO MÌNH VÀ ĐỒNG NGHIỆP
III.1. AN TOÀN MỎ, AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀ GÌ?
Đọc đến cái đề mục “an toàn mỏ là gì” có thể bạn cười thầm cho là ngớ ngẩn và tự nhủ: ngày nào chúng
tôi chả hô, chả nhắc nhau “an toàn nhé” ngay từ đầu ca làm việc, chúng tôi biết tỏng rồi cần gì phải hỏi
nữa. Bạn đúng, nhưng có thể chưa đủ đâu, vậy nên thêm một lần tìm hiểu xem “an toàn mỏ là gì?” cũng
đáng. Và ở đây sẽ đề cập cụ thể đến an toàn mỏ than hầm lò. Chữ “an” trong tiếng Hán có nghĩa là an
hay yên trong tiếng Việt ta. Người Hán xưa kia biểu thị sự yên ổn bằng hình tượng người đàn bà ở trong
nhà (chữ an ở trên có bộ mái nhà, ở dưới có chữ nữ). Khi trong nhà có người đàn bà thì mọi việc yên ổn,
ngược lại chị ta yên tâm khi được sống dưới một mái nhà với người chồng là chỗ dựa. An là sự yên ổn
hay sự sắp đặt sao cho được yên, được thoải mái. Còn toàn thì sao? Toàn ở đây là đủ, cả, tất cả, là sự
trọn vẹn, trọn bộ hay là sự lành lặn. Người Hán xưa thể hiện chữ toàn bằng ký tự mái lều ở trên và chữ

vương ở dưới. Có thể “chiết tự” rằng, ông vua đứng dưới mái lều trên núi cao nhìn bao quát xung quanh,
phóng tầm mắt đến tận chân trời và nói rằng ta cai quản cả thiên hạ. Vậy an toàn là sự yên ổn trọn vẹn,
là sự lành lặn không sứt mẻ gì. Còn đảm bảo an toàn là làm sao giữ được sự yên ổn trọn vẹn đó, sự lành
lặn đó; đừng để con người bị tổn thương, đừng để vật dụng hay hoàn cảnh bị sứt mẻ. Nói một cách ngắn
gọn an toàn là yên lành.


Cái mỏ đang được khai thác khác với cái nhà máy nào đó đang vận hành ở chỗ nhà máy thì đứng yên
một chỗ, chỉ có dây chuyền sản xuất và con người hoạt động đưa nguyên liệu vào, chế biến ra sản phẩm
nhập kho. Còn mỏ thì dịch chuyển cả trong thời gian, lẫn không gian nên khó quản lý, khó đảm bảo an
toàn hơn nhất là mỏ hầm lò, ở đó chỉ có máy móc trong các hầm trạm chính, trong giếng đứng là ở yên
một chỗ, còn mọi thứ khác và con người đều dịch chuyển. Dịch chuyển theo chiều dài, chiều rộng, chiều
cao hay chiều sâu, biển đổi hàng giờ, hàng ngày. Làm sao giữ cho tất cả sự họat động đó, sự dịch
chuyển đó, sự biến động đó được lành lặn không sa sẩy gì? Tức là làm sao tất cả hoạt động của mỏ từ
trên mặt đất đến trong lòng đất không bị nguy hiểm, không xảy ra sự cố, tai nạn gì! Nếu không giữ yên
lành cho thợ lò, cho toàn bộ công trình mỏ, cho tất cả máy mỏ, tất cả các hệ thống cấp điện, thông gió,
cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vận tải v.v… và vv được yên ổn, không giữ cho tất cả các đường lò
được yên ổn thì sự cố sẽ xảy ra mang sự nguy hiểm đến cho con người, đe dọa tính mạng con người.
Đó chính là an toàn mỏ. Nói một cách ngắn gọn an toàn mỏ hầm lò là giữ cho mọi hoạt động trên mặt
đất, trong lòng đất của mỏ được yên ổn/lành lặn. Còn an toàn vệ sinh lao động là giữ cho con người
được lành lặn, khỏe mạnh trong quá trình lao động hàng ngày. An toàn lao động trong mỏ hầm lò là một
phần đặc biệt quan trọng trong an toàn mỏ hầm lò. Thợ lò mưốn được lành lặn, khoẻ mạnh (không mắc
bệnh nghề nghiệp) trong lao động thì phải giữ cho mọi hoạt động của mỏ hầm lò được yên. Đó là cách tự
bảo vệ mình, bảo vệ đồng nghiệp, bảo vệ mỏ. Các mục nêu trong chương này sẽ trao đổi với bạn về các
kỹ năng tự bảo vệ và các giải pháp cơ bản đảm bảo an toàn mỏ.
III.2. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ - LÀM VIỆC VỚI TÌNH YÊU TRONG ĐÓ
III.2.1. Sử dụng đúng trang bị bảo hộ lao động
Nhiều lần tôi xuống mỏ đã gặp không ít thợ lò cả công nhân và kỹ sư sử dụng không đúng các trang bị
bảo hộ lao động. Đây có thể là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự cố hay tai nạn lao động. Trước
hết nói về bộ quần áo lao động. Bạn hãy chọn cho mình bộ quần áo đúng cỡ vừa với mình, nếu mặc chật

quá khó làm việc và dễ vấp ngã. Nếu rộng “thùng thình” thì lại vướng víu cũng có thể làm cho bạn bị ngã
hoặc cản trở thao tác. (Ví dụ: Ca ba ngày 25.02.2013 tại Phân xưởng vận tải lò 2 Khu Đông Vàng Danh
thuộc Công ty than Đồng Vông đã xảy ra tai nạn lao động làm chết thợ vận hành tời ma-nơ JD-11.4 bậc
3/7 do bị cáp tời quấn vào áo khoác chống rét khi anh này sơ ý không cài cúc và thắt đai áo). Cúc quần
phải chắc chắn và tốt nhất bạn nên luồn dây lưng vào đảm bảo sao cho khi gặp sự cố quần không tuột ra
khỏi người bạn. Bạn cũng cần giữ gìn đôi tay bằng việc mang găng tay vừa với kích cỡ của mình. Mới
đeo găng tay làm việc có vẻ khó khăn nhưng rồi sẽ quen thôi. Còn đôi bàn chân bạn phải luôn giữ cho
chúng được khô trong đôi ủng không chật quá mà cũng không rộng quá. Có mỏ may sẵn cho thợ mỏ đôi
bao chân bằng vải hình đôi tất có dây buộc, có nơi dùng tất, nhưng tốt nhất là miếng ghệt hình tam giác
bằng vải bông dễ thấm mồ hôi. Thợ lò khắp nơi trên thế giới hay ít nhất là những nơi tôi đã đến như Ba
Lan, Ucraina, Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp, Nhật đều cuốn chân bằng ghệt cả. Làm như vậy đôi chân
bạn sẽ được giữ chắc chắn và êm ái trong đôi ủng cao su hay đôi giày cao cổ. Thực ra tôi vẫn chưa ưng
những đôi ủng cao su mà một số mỏ của ta đang dùng, so với thời bao cấp thì tốt lắm rồi đấy nhưng vẫn
chua đủ độ bám, độ dày cần thiết và đặc biệt là độ mềm dẻo. Trước đây Tổng Công ty Than đã cho đặt ở
Hải phòng nơi có thể cho ra đời những đôi ủng tốt nhất cho thợ lò, nhưng nhiều người lý sự “kinh tế thị
trường” vẫn ngấm ngầm mua ủng giá rẻ về mỏ. Ở Ba Lan hay Đức nơi hầm lò khô ráo người ta trang bị
cho thợ lò giày da lộn có mũ thép rất an toàn. Bây giờ nói đến mũ lò, bạn cũng phải chọn mũ cho vừa với
cỡ đầu của mình sao cho có thể điều chỉnh được cầu mũ cho nó ôm lấy đầu mà bạn vẫn thấy thoải mái.
Bạn nên cài quai mũ vào cho chắc chắn và đừng bỏ mũ ra khỏi đầu khi đi lại, làm việc trong hầm lò.
Cái mũ lò cùng với đèn lò và bình tự cứu là thần hộ mệnh của bạn đấy. Đèn lò phải đảm bảo sáng được
24 giờ và bạn phải cài nó lên mũ, giữa đèn, mũ và lưng bạn phải được kết nối bằng dây đeo đèn và cáp
đèn. Ở một số mỏ đã xuất hiện đèn nhỏ gọn bằng bao thuốc lá, cán bộ đi lò cầm tay hoặc cài lên túi áo.
Tôi đã phê phán, đó là một sai lầm, ở mỏ hầm lò không được phép làm việc đó. Tại sao? Vì đèn phải


luôn gắn với người, chả may mũ có bị bật ra khỏi đầu thì vẫn còn dây cáp đèn gắn trên mũ, bạn có thể
nhanh chóng đội lại mũ và sử dụng đèn. Còn nếu đèn cài lên túi áo nó mà bật ra nhất là trong khi gặp sự
cố thì bạn có thể không có đèn mà dùng đâu. Nó ngăn cản đường thoát của bạn đấy.
Bây giờ nói đến cái bình tự cứu bắt buộc lúc nào cũng phải ở bên người. Người Nga, người Nhật gọi nó
là bình tự cứu, còn người Ba Lan gọi nó là bình lọc tẩu thoát. Cái bình này chỉ có tác dụng lọc không khí

khi có đám cháy mỏ xảy ra giúp bạn tránh nhiễm phải khí độc ôxýt các bon, khí ngạt các bon níc trong
một khoảng thời gian đủ để bạn chạy thoát từ khu vực cháy ra nơi có luồng gió sạch, an toàn. Trong thời
gian đó bạn thở hoàn toàn bằng ôxy được sinh ra từ bình tự cứu, cách ly với bầu không khí mỏ. Vậy khi
ngửi thấy mùi khét hay cảm nhận thấy có đám cháy bạn phải ngay (lập tức) mở bình tự cứu, sử dụng nó
như đã được hướng dẫn và chạy thoát ra nơi có luồng gió sạch. Trong trường hợp nhìn thấy đám cháy
hở trong đường lò đang ở mức độ nhỏ có thể dập tắt nhanh được thì sau khi mở dùng bình tự cứu bạn
phải cùng đồng đội dập tắt đám cháy rồi hãy chạy ra ngoài. Bạn đừng chạy gấp gáp quá, quan trọng là
tốc độ nhanh và đều để cái bình tự cứu giúp bạn thở được. Người ta thường thiết kế các loại bình tự cứu
30 phút, 45 phút, 60 phút để trang bị cho thợ lò. Ở các mỏ Ngành Than ta thường là các bình 60 phút.
Cái bình này giúp bạn chạy thoát hiểm và chỉ dùng một lần. Bạn phải học cách mở và dùng nó một cách
nhanh chóng, hữu hiệu nhưng tôi lại mong rằng không bao giờ bạn phải dùng đến nó.
Để kết thúc phần này tôi mời bạn thử hình dung xem nếu đám cháy mỏ xảy ra mà bạn lúng túng không
biết mở và dùng ngay bình tự cứu, hay mở được rồi mà đèn, mũ văng ra không thu nhanh về được, hay
đang chạy mà bị vấp ngã do quần áo quá chật hay quá rộng, hoặc là ủng bị tụt mấy do đi đôi tất lỏng
trong cái ủng rộng thì sự thể sẽ ra thế nào? Có thể dẫn tới kết cục người khác thoát được còn bạn thì
không; chỉ vì bạn thiếu cẩn thận không sử dụng đúng trang bị bảo hộ lao động.
Những thứ vừa nêu ở trên như quần áo, ủng, ghệt, mũ, đèn, găng tay, bình tự cứu là những thứ bắt buộc
chứ chưa phải là hết. Khi bạn làm các công việc ở nơi phát sinh ra bụi như ở gương lò đá, lò chuẩn bị
sản xuất, trong lò chợ bạn phải đeo khẩu trang hay cái lọc bụi đã được mỏ trang bị để tránh cho phổi của
bạn nhiễm bụi đá, bụi than dẫn đến mắc bệnh nghề nghiệp bụi phổi. Ở một số công việc bạn còn được
trang bị kính bảo vệ mắt và cái nút lỗ tai để tránh tiếng ồn. Bạn cũng cần mang theo bông băng để tự sơ
cứu khi cần thiết. Đừng xem nhẹ hay coi thường bất cứ thứ gì được trang bị để bảo vệ cho bạn trong quá
trình làm việc. Nếu công ty tổ chức gắn một con chíp điện tử vào mũ hay đèn lò của bạn thì bạn hãy giữ
gìn nó thật cẩn thận nhé. Nhờ nó mà lực lượng cứu nạn có thể sớm tìm ra bạn khi bạn bị mắc kẹt đâu đó
trong đường lò bị đổ. Con chíp ấy xác định chính xác vị trí của bạn đang ở chỗ nào đấy. Hệ thống định vị
trong hầm lò là một tiến bộ của công nghệ thời hiện đại, nó giúp ta một cách hữu hiệu trong quản lý sản
xuất và cứu nạn nơi hầm lò.
III.2.2. Đi lại trong hầm lò
Khi bạn vừa được tiếp nhận vào mỏ làm việc, thế nào bạn cũng phải trải qua huấn luyện an toàn ban
đầu. Ở đó bạn được hướng dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động, cách đi lại trong hầm lò sao cho an

toàn. Tôi muốn bạn tham khảo những điều dưới đây.
Trước hết bạn nên làm quen với bản đồ mỏ để nhận biết cho được đâu là các lối thông từ mặt đất vào
trong lòng đất hay nối thông với các tầng sâu được mở ra bằng giếng nghiêng hay giếng đứng. Đâu là
cửa lò, cửa giếng cho người ra vào, đâu là giếng nghiêng hay giếng đứng chuyên dùng để vận tải than,
đâu là giếng gió hay lò thông gió. Bạn cần biết gió vào mỏ từ đường lò nào hay giếng nào và ra khỏi mỏ
bằng lò nào, giếng nào, khi xảy ra sự cố thì người thoát ra từ lối nào. Bạn đọc bản đồ càng kỹ càng tốt,
ban đầu có thể chưa quen nhưng chắc chắn bạn sẽ quen dần. Trên bản đồ có những ký hiệu chỉ hướng
đi của gió tươi (gió sạch), gió thải (gió bẩn), (gió từ ngoài vào gương lò làm việc gọi là gió sạch hay gió
tươi, gió đã đi qua gương lò làm việc gọi là gió thải hay gió bẩn, gió bẩn thoát ra ngoài theo các đường lò


thông gió), chỉ hướng vận tải, chỉ nơi có hầm trạm, nơi có trạm đo khí, đo gió, nơi có trạm để dụng cụ
cứu hỏa, nơi có gương lò làm việc hay dự phòng… Bạn nên làm quen với các ký hiệu đó để đọc bản đồ
cho nhanh, cho đúng. Thật sai lầm nếu bạn nghĩ rằng mình là công nhân lao động trực tiếp đọc bản đồ
làm gì, đó là việc của mấy ông chỉ huy, mấy ông kỹ thuật. Bạn nên tự rèn cho mình thói quen đọc bản đồ.
Khi đến thăm một mỏ khác bạn nên yêu cầu được xem bản đồ trước khi xuống mỏ, hãy xem và nhận biết
đường vào hầm lò nơi bạn sẽ đến thăm và đường từ đó trở ra ngoài. Nếu bạn lần đầu chưa quen xuống
mỏ bằng giếng đứng thì khi đứng trong thang máy bạn há miệng ra một chút để tránh bị ù tai.
Trong các hầm trạm và các đường lò chính chống bằng bê tông hay vì thép người ta thường quét vôi
trắng cho dễ quan sát và có ghi tên các đường lò, các ngã ba, ngã tư, các biển chỉ dẫn cửa gió, đầu đo
khí mêtan, trạm điện, lò cụt, lò cấm hay nơi cấm vào… Bạn cần làm quen với tất cả các biển chỉ dẫn ấy,
làm quen với các đường đi lối lại trong hầm lò. Đừng nghĩ rằng mình đã làm lâu ở mỏ rồi thì không cần
làm quen nữa. Hầm lò biến đổi liên tục, người ta vừa mở ra lò này lại đóng lò kia, hôm qua bạn có thể đi
qua chỗ đó được nhưng hôm nay thì không. Bất cứ lúc nào khi đi lại trong hầm lò bạn cũng đều phải
quan sát để phát hiện ra sự thay đổi (sẽ nói kỹ hơn ở III.2.3.), và nên đi về phía bên phải đường lò nơi có
rãnh nước được đậy bằng các tấm bê tông đúc sẵn, bạn nên đi trên các tấm đậy rãnh nước đó. Nếu cần
phải mang vác dụng cụ hay vật liệu thì bạn nhớ làm cho cẩn thận không gây cản trở người khác, không
để va chạm vào đoàn goòng đang chạy hay thiết bị điện, cáp điện gần đó. Nếu cần bám tay cho chắc thì
bạn bám vào tay vịn (nếu có), bám vào vì chống, bám vào đường ống, đừng bám vào cáp điện. Ngồi
trong toa xe (song loan) hay xe treo trên ray đơn bạn phải cài xích chắn và đừng thò đầu, thò tay ra

ngoài. Bạn cũng cần ghi nhớ đừng bảo giờ trèo qua các toa xe goòng, vượt qua chỗ tiếp giáp giữa hai
cái xe goòng; đừng vượt qua băng tải hay máng cào ở nơi không có cầu vượt, đừng đi trên máng cào,
máng trượt, đừng liều lĩnh nằm trên băng tải. Đã có nhiều trường hợp bị thương, bị chết do thực hiện các
hành động liều lĩnh vừa kể trên. Đã có một chuyên gia Liên Xô ở Mỏ than Vàng Danh bị chết khi trèo qua
khoảng trống giữa hai xe goòng 3 tấn. Cổ ông ta bị dính vào đường dây điện trần của tàu điện cần vẹt,
điện giật, chết ngay tại chỗ (1965). Một điều nữa đã trở thành nguyên tắc là thợ lò làm việc có đồng đội,
đi lại tìm kiếm, làm gì đó trong hầm lò ít nhất phải có hai người, người nọ theo rõi người kia, giúp đỡ
người kia, canh chừng cho nhau để đảm bảo an toàn. Thợ lò có “cặp đôi” là vậy. Đừng xem nhẹ điều
này. Đi lại một mình trong hầm lò có thể dẫn bạn đến sự nguy hiểm.
Trong trường hợp sự cố, mất điện, mất cả đèn lò thì bạn cần nhớ điều sau đây: cứ men đường lò mà đi
theo hướng ngược với chiều gió hay xuôi theo hướng nước chảy trong rãnh nước thế nào bạn cũng ra
đến cửa lò hay đến được sân ga đáy giếng, đó là nơi tập kết an toàn. Nhớ lại bản đồ bạn đã đọc bạn sẽ
biết vì sao. Nước chảy về hướng cửa lò bằng hay chảy về hầm chứa nước ở sân ga đáy giếng, gió thì
ngược lại từ cửa lò hay chân giếng thổi vào nơi bạn làm việc. Vậy đi ngược chiều gió thồi hay xuôi chiều
nước chảy đều như nhau cả, cái nào bạn cảm nhận được rõ ràng hơn thì bạn theo nhé. Còn nữa, khi có
sự cố bị mất thông gió bạn bị ngột ngạt mà ở đấy lại có đường ống khí nén thì bạn tìm cách trích nó ra,
có thể bạn gặp may đấy, bạn có thể thở tạm bằng khí nén.
Tóm lại nếu bạn đi lại trong hầm lò một cách cẩn thận, đúng cách thì bạn được an toàn, ngược lại bạn có
thể gặp nguy hiểm nhẹ thì gẫy tay, gẫy chân nặng thì mất mạng như một số trường hợp đã xảy ra. (Ví
dụ: Cuối ca 3 ngày 25.7.2014 đã xảy ra vụ tai nạn lao động làm chết một thợ lò bậc 4/6 tại đề-pô tàu điện
sân ga mức -150 Mỏ than Mạo Khê. Anh này cởi trần, trên người đeo một cái cuốc chim không có cán,
do thiếu chú ý quan sát trong khi đang đi nên bị ngã, một đầu nhọn của cuốc chim đâm vào ngực. Nếu
như anh ấy mặc áo bảo hộ lao động và chú ý quan sát thì sự thể đã khác).
III.2.3. Rèn luyện kỹ năng quan sát, cảm nhận
Như đã nói ở phần trên, mỏ hầm lò biến đổi liên tục theo thời gian và trong không gian. Có những thay
đổi bạn nhìn rõ mồn một như mở thêm lò đá, đào thêm lò than, lò chợ đi đến đâu phá hỏa đằng sau đến


đó. Có những biến đổi bạn phải để ý kỹ mới thấy rõ dần như nước thấm ra từ hông lò, vài hôm sau thấy
nó chảy thành dòng hay đường lò bị nén méo mó dần đi. Và có những biến đổi khó mà nhìn thấy được

như khí mêtan thoát ra tụ lại ở đâu đó, mấy cái gông vì chống thép đã bị nới lỏng ra theo thời gian… Để
nhận biết được nhanh và rõ ràng những biến đổi trong hầm lò mà đề phòng sự cố có thể xảy ra ở bất cứ
chố nào bạn phải tự rèn luyện kỹ năng quan sát, cảm nhận.
Bước chân vào hầm lò là mắt bạn phải chú ý nhìn, tai phải lắng nghe và mũi phải ngửi và có lúc tay phải
sờ để phát hiện, nhận dạng những thay đổi. Bạn quan sát và cảm nhận trong suốt quá trình từ khi vào
cửa lò, trên đường đến nơi làm việc, tại nơi làm việc và trên đường về. Hết ca làm việc bạn đã mệt mỏi
nhưng đừng quên để ý dọc đường ra. Mắt bạn để ý xem có gì mới xuất hiện trên các đường lò có thể
gây trở ngại cho việc đi lại, thông tải; xem có vì chống nào biến dạng, có chỗ tường bê tông nào mới nứt,
có chỗ nào nước mới chảy ra hay đã xuất hiện từ trước nhưng nay dòng chảy mạnh hơn, chỗ nào thấy
có khói, có hơi nước, những chỗ nào ống gió, ống cấp nước, ống cấp khí nén mới bị bục, tấm đậy rãnh
nước nào hỏng hoặc bập bênh, chỗ nào đường ray bị bật mất bulông v.v và vv. Những cái gì có thể
chỉnh sửa ngay được thì bạn cần cùng đồng nghiệp làm ngay, chẳng hạn như kê lại tấm đậy rãnh nước
để người sau khỏi bị ngã. Nếu bạn là thợ cơ điện lò bạn phải chú ý quan sát hệ thống cấp điện, cấp
nước, cấp hơi, hệ thống cảnh báo khí mỏ, hệ thống tháo khí mêtan, nói chung là xem xét các hầm trạm
đặt thiết bị, nếu thấy có gì khác thường là phải xử lý ngay. Trong hầm lò bạn nên luyện thói quen chú ý
nghe ngóng để biết được, dự báo được những sự kiện khác thường có thể xảy ra. Không chỉ mắt bạn
nhìn thấy lò bị nén mà tai bạn có thể nghe thấy âm thanh riêng của nó đấy. Tai bạn có thể phân biệt tiếng
máy chạy bình thường hay khác thường, tiếng nước chảy, tiếng gió luồn qua khe hở, tiếng đá rơi, đá lăn
và cả tiếng kêu cứu của đồng đội dù nó yếu ớt. Có những người làm lâu năm trong hầm lò có thể nghe
được những âm thanh của sự chuyển động trong lòng đất mà những người bình thường không nghe
được. Họ đã trở thành chuyên gia. ở Ba Lan hồi những năm 1970 có một thợ mỏ già thính tai đến độ
thăng hoa, dự báo được chấn động trong lòng đất sâu -600m của mỏ than hầm lò. Mỏ này bị hiểm họa
chấn động lòng đất đe dọa. Và ngườu thợ già chuyên gia này được mời ngồi ở một vài chỗ dưới tầng
-600m chỉ để lắng nghe.
Hầm lò có mùi đặc trưng của nó, chỉ những người thợ lò mới phân biệt được một cách rõ ràng. Trong
hầm lò còn xuất hiện các mùi khác có người nhận biết được, có người không. Bạn cần chú ý nhiều nhất
mỗi khi thấy xuất hiện mùi khét. Mùi khét có thể từ chỗ cáp điện bị quá tải nóng lên, cáp điện bị chập; đầu
rulô băng tải bị nóng quá do ma sát. Mùi khét có thể từ một đống than đang ủ nóng âm ỷ, hay từ một đám
cháy nào đó mà bạn có thể nhìn thấy hoặc không. Phàm là thấy mùi khét là bạn phải hành động ngay,
phải đoán nhanh xem nó từ cái gì, nếu do điện quá tải thì phải ngắt điện ngay, nếu do cháy thì phải dùng

bình tự cứu lập tức và tẩu thoát đến nơi an toàn và báo ngay cho người chỉ huy trực tiếp và/hoặc trung
tâm điều khiển mỏ. Còn nếu ngửi thấy mùi trứng thối thì đích thị là khí độc sunphua hyđro (H2S) đấy,
phải tránh ngay đến luồng gió sạch và yêu cầu đẩy mạnh thông gió, gọi người đeo máy thở đến kiểm tra,
xử lý. Còn nếu bạn ngửi thấy mùi ẩm mốc nặng thì lò đã lâu không được thông gió đấy, đừng có liều mà
vào đó hay đi qua đó bạn nhé kể cả trong trường hợp không treo biển “cấm vào”. Thợ lò còn ngửi và
thậm chí nếm thử xem nước chảy từ khe đá, từ vỉa than ra có mùi vị gì để đánh giá nguồn gốc của nó:
nước có sẵn trong các tầng đá, nước mặt, nước từ lò cũ hay từ sông hồ chảy xuống …). Nhiều thợ lò chỉ
đặt tay lên vì chống hay lên vách đá, gương than cũng cảm nhận được điều gì đó. Chẳng hạn tay họ cảm
nhận được sự rung, cảm nhận được sức nén lên vì chống. Tay sờ lên mặt máy cảm nhận được nó chạy
quá tải… Tổng Công ty Than Việt Nam đã ban hành quy chế bắt buộc các mỏ hầm lò phảo tổ chức diễn
tập theo kế hoạch thủ tiêu sự cố để cho thợ lò và hệ thống chỉ huy các cấp tập phản ứng nhanh khi sự cố
xảy ra. Bạn sẽ tham khảo cụ thể phần này ở chương IV mục IV.2.
III.2.4. Tập làm việc đúng quy trình


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×