Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 132 trang )

Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................7
I. Khái quát chung và sự cần thiết phải lập quy hoạch.............................................7
II. Các cơ sở pháp lý..................................................................................................8
III. Quan điểm quy hoạch..........................................................................................9
IV. Mục tiêu quy hoạch.............................................................................................9
V. Nhiệm vụ quy hoạch...........................................................................................10
VI. Phạm vi thực hiện quy hoạch ...........................................................................11
+ Xử lý chất thải làng nghề bị ô nhiễm.......................................................................11
CHƯƠNG I..................................................................................................................12
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.........................................................12
I. Điều kiện tự nhiên................................................................................................12
1. Vị trí địa lý.......................................................................................................12
2. Địa hình............................................................................................................12
3. Khí hậu.............................................................................................................12
4. Đặc điểm địa chất thủy văn..............................................................................13
4.1 Các phân vị địa chất thủy văn....................................................................13
4.2 Trữ lượng nước dưới đất............................................................................19
4.3 Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất.........................................21
5. Đặc điểm thủy văn nước mặt...........................................................................22
II. Điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng........................................................29
1. Thực trạng phát triển kinh tế............................................................................29
2. Dân số...............................................................................................................29
-1-


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030


3. Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn..............................................................................................................................30
3.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp....................................................................30
3.2 Giao thông, truyền thông và điện lực.........................................................31
3.3 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp............................................................32
CHƯƠNG II................................................................................................................33
HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.....................................33
I. Hiện trạng cấp nước..............................................................................................33
1. Tổng quan cấp nước nông thôn........................................................................33
2. Đánh giá hiện trạng cấp nước cho từng huyện, thị..........................................36
2.1 Thành phố Vĩnh Yên..................................................................................36
2.2 Thị xã Phúc Yên.........................................................................................37
2.3 Huyện Vĩnh Tường.....................................................................................37
2.4 Huyện Yên Lạc...........................................................................................37
2.5 Huyện Bình Xuyên.....................................................................................38
2.6 Huyện Tam Dương.....................................................................................39
2.7 Huyện Lập Thạch ......................................................................................39
2.8 Huyện Sông Lô...........................................................................................40
2.9 Huyện Tam Đảo.........................................................................................41
3. Nhận xét chung.................................................................................................44
3.1 Những mặt đã làm được.............................................................................44
3.2 Những mặt chưa làm được.........................................................................45
3.3 Nguyên nhân...............................................................................................45
II. Hiện trạng vệ sinh môi trường............................................................................46
1. Nhà tiêu hộ gia đình.........................................................................................46
-2-


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030


2. Chất thải sản xuất.............................................................................................47
2.1. Công trình xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi.....................................47
2.2 Hiện trạng về môi trường làng nghề..........................................................48
3. Về cấp nước và công trình vệ sinh cho các địa điểm công cộng....................50
4. Nhận xét chung....................................................................................................51
4.1. Những mặt đã làm được............................................................................51
4.2. Những mặt chưa làm được........................................................................51
4.3. Các nguyên nhân ......................................................................................51
CHƯƠNG III...............................................................................................................52
CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ................................................................................52
I. Cơ sở chọn tiêu chuẩn thiết kế.............................................................................52
II. Tiêu chuẩn cấp nước...........................................................................................52
III. Tiêu chuẩn thiết kế công trình...........................................................................53
1. Các công trình về nguồn nước.........................................................................53
1.1 Nguồn nước và các công trình khai thác...................................................53
1.2. Tuyến ống truyền dẫn nước thô................................................................54
2. Các công trình xử lý.........................................................................................54
2.1 Các chỉ tiêu cơ bản đối với quá trình xử lý................................................54
2.2 Khử trùng....................................................................................................63
2.3 Các công trình xử lý nước thải trong nhà máy nước.................................64
2.4 Bể chứa.......................................................................................................64
2.5 Trạm bơm nước sạch..................................................................................64
2.6 Hệ thống điều khiển kiểm soát các công trình nguồn và nhà máy nước...64
3. Tiêu chuẩn chất lượng nước.............................................................................64

-3-


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030


CHƯƠNG IV...............................................................................................................67
QUY HOẠCH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH..............................................................67
I. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................67
II. Quy hoạch cấp nước cho từng huyện, thị...........................................................67
1. Huyện Bình Xuyên...........................................................................................68
2. Huyện Lập Thạch.............................................................................................69
3. Huyện Sông Lô.................................................................................................70
4. Huyện Tam Dương...........................................................................................71
5. Huyện Tam Đảo...............................................................................................71
6. Huyện Vĩnh Tường..........................................................................................71
7. Huyện Yên Lạc.................................................................................................72
8. Thành phố Vĩnh Yên........................................................................................73
9. Thị xã Phúc Yên...............................................................................................73
III. Vốn đầu tư quy hoạch cấp nước........................................................................74
1. Giai đoạn đến năm 2015..................................................................................74
2. Giai đoạn dến năm 2020..................................................................................77
3. Giai đoạn đến năm 2030..................................................................................77
.....................................................................................................................................81
CHƯƠNG V................................................................................................................82
QUY HOẠCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN........................................82
II. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................82
II. Quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn..........................................................82
1. Công trình vệ sinh hộ gia đình.........................................................................82
1.1 Cơ sở lựa chọn các loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh ..................................84

-4-


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030


1.2 Quy hoạch nhà tiêu ....................................................................................87
2. Các loại chuồng trại hợp vệ sinh .....................................................................87
3. Xử lý ô nhiễm làng nghề..................................................................................88
3.1 Định hướng phát triển các làng nghề ........................................................88
3.2 Các mô hình xử lý chất thải làng nghề......................................................89
3.3 Quy hoạch làng nghề ................................................................................91
4. Nhà tiêu hợp vệ sinh cho các địa điểm công cộng..........................................92
5. Vốn đầu tư thực hiện các giải pháp quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn
.....................................................................................................................................95
CHƯƠNG VI.............................................................................................................100
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH......................................................100
I. Giải pháp quản lý quy hoạch..................................................................................100
II. Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền..............................................................100
1. Mục đích của Thông tin - Giáo dục - Truyền thông......................................100
2. Nội dung của Thông tin - Giáo dục - Truyền thông......................................101
3. Các nguyên tắc và hoạt động chính...............................................................101
4. Sự tham gia của cộng đồng............................................................................104
III. Giải pháp đầu tư và huy động vốn .....................................................................104
IV. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực......................................................107
V. Giải pháp về chính sách........................................................................................108
1. Giải pháp về đào tạo.......................................................................................108
2. Chính sách xã hội...........................................................................................108
3. Chính sách phát triển nông thôn....................................................................109
4. Chính sách bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường nông thôn................111
5. Các giải pháp về chính sách xây dựng...........................................................112
-5-


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030


VI. Giải pháp khoa học công nghệ............................................................................113
1. Về công nghệ cấp nước và áp dụng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nước...113
2. Về công nghệ nhà tiêu hộ gia đình................................................................113
3. Về Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi.......................................................113
VII. Giải pháp kiểm tra, quản lý................................................................................114
1. Mô hình doanh nghiệp tư nhân......................................................................114
2. Mô hình hợp tác xã.........................................................................................115
3. Mô hình Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.........116
4. Mô hình công ty cổ phần (Vốn WB).............................................................119
VIII. Tổ chức thực hiện.........................................................................................120
CHƯƠNG VII............................................................................................................123
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ..........................................................................................123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................131

-6-


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

MỞ ĐẦU
I. Khái quát chung và sự cần thiết phải lập quy hoạch
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và
miền núi phía Bắc có tổng diện tích tự nhiên là 1.231, 76 km 2, địa giới hành chính bao
gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện, dân số nông thôn năm 2011 là 986.050 người.
Đến nay, trên địa bàn nông thôn tỉnh đã có 60 công trình cấp nước tập trung,
101.923 giếng khoan, 104.270 giếng đào, 2.116 bể chứa nước mưa. Bên cạnh đó, công
tác vệ sinh môi trường nông thôn mặc dù còn một số hạn chế nhưng đã có nhiều cố gắng
trong việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các thói quen, hành vi hợp vệ sinh
thông qua việc xây dựng các công trình, mô hình điểm vệ sinh nông thôn.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi

trường nông thôn đã và đang bộc lộ một số tồn tại như sau:
+ Nguồn nước cấp sinh hoạt nông thôn chủ yếu từ các công trình nhỏ lẻ hộ gia đình
như giếng khoan, giếng đào, bể nước mưa. Các công trình cấp nước tập trung nông thôn
qua nhiều năm khai thác, do tác động của thiên nhiên, con người, chất lượng nước nguồn
thay đổi, những yếu kém trong công tác quản lý vận hành cùng với sự hạn chế của nguồn
vốn đầu tư đã và đang trong tình trạng xuống cấp, một số trạm ngừng hoạt động.
+ Công tác thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt và chất thải làng
nghề còn khiêm tốn, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và không khí
do các chất thải đó vẫn phổ biến ở các địa phương.
Từ những lý do trên, việc lập Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết.
Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn này phải phù
hợp với quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác có
liên quan.

-7-


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

II. Các cơ sở pháp lý
Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm
2020;
Nghị định số 92/2006/NĐ - CP của Chính phủ ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Quyết định số 81/2006/QĐ - TTg ngày 14/4/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về
việc phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;
Nghị định số 117/2007/NĐ - CP ngày 11/7/2007của Chính Phủ về sản xuất và

tiêu thụ nước sạch;
Quyết định số 491/2009/QĐ – TTg ngày 16/04/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước
sạch nông thôn;
Quyết định số 800/2010/QĐ – TTg ngày 04/ 6/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ
về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020;
Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
giai đoạn 2012 – 2015;
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Chỉ thị số 1452/CT-BNN-TCTL ngày 16/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015;
Văn bản số 747/UBND-NN3 ngày 13/3/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho
Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì quy hoạch tổng thể về cấp nước sinh
hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

-8-


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 2387/QĐ-CT ngày 29/7/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc
duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng dự án Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh
hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030;

Quyết định số 19/2011/QĐ – UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban
hành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2020;
Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND ngày 03/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về cơ cấu hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2011-2015;
Nghị quyết số 27/2011/ NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về cơ cấu hỗ trợ bảo bệ môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015 trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc ban hành quy định thực hiện c hế độ hỗ trợ bảo môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2011-2015;
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ vào các ý kiến đóng góp bằng văn bản của các Sở, ban ngành như Sở xây
dựng, Sở nông nghiệp &PTNT, Sở tài nguyên& môi trường,… quy hoạch đã hoàn thiện
trên cơ sở các ý kiến đã nêu.
III. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc;
- Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở ứng dụng các
tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong xây dựng và quản lý vận hành các công trình cấp
nước, công trình vệ sinh môi trường;
- Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc phải đảm
bảo tính kế thừa, phù hợp với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.
IV. Mục tiêu quy hoạch
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường cho người dân nông
thôn, ven đô, góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân.


-9-


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

-

Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên để góp phần bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể
Về cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt nông thôn:
Đến năm 2015: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh,
trong đó 50% dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN
02:2009 ban hành kèm theo Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế;
100% trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở xã sử dụng nước sạch.
100% trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở UBND xã được sử dụng nước sạch.
Đến năm 2020: 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh,
trong đó có 60% sử dụng nước sinh hoạt đạt Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 của Bộ Y tế.
Đến năm 2030: 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh,
trong đó có 80% sử dụng nước sinh hoạt đạt Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 của Bộ Y tế.
Về vệ sinh môi trường nông thôn:
- Đến năm 2015: 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 65% số
hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh trong đó 30% chuồng trại được xử lý
chất thải bằng hầm biogas;
- Đến năm 2020: 100% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 75% số
hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh trong đó 45% chuồng trại được xử lý
chất thải bằng hầm biogas;
- Đến năm 2030: 85% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.
Từng bước giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến
lương thực, thực phẩm.

V. Nhiệm vụ quy hoạch
- Thu thập tài liệu về tình hình phát triển dân sinh kinh tế, đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến vấn đề cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Rà soát, đánh giá hiện trạng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
bao gồm:
+ Khảo sát điều tra và đánh giá hiện trạng chất lượng công trình, hiện trạng công
tác quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn;
- 10 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

+ Hiện trạng công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, khả năng đáp ứng nhu cầu về
cấp nước phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, những tồn tại, nguyên nhân và những vấn
đề cần giải quyết đối với quy hoạch giai đoạn này;
+ Hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn tập trung ở những vấn đề như: xử lý chất
thải con người (nhà tiêu), xử lý chất thải chăn nuôi (chuồng trại chăn nuôi), thu gom, xử lý
rác thải sinh hoạt, xử lý chất thải ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm;
+ Hiện trạng công trình cấp nước và vệ sinh cho các cơ sở công cộng (trụ sở
UBND, thị trấn, chợ, trạm y tế, trường học…) ở nông thôn tỉnh.
- Tính toán dự báo nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt qua các giai đoạn từ nay đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội và
biến đổi khí hậu;
- Đề xuất phương án quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh và các quy hoạch chuyên đề. Giải pháp quy hoạch tiên tiến và mang tính đồng bộ
phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế tỉnh trong thời gian tới, từng bước phát triển về
lĩnh vực cấp nước sạch và cải tạo môi trường sống ở khu vực nông thôn.
VI. Phạm vi thực hiện quy hoạch
- Về không gian: Quy hoạch được xây dựng trên địa bàn vùng nông thôn toàn tỉnh:
địa phận các xã, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã và thành phố.

- Về thời gian: đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
- Về nội dung: theo Chương trình mục tiêu quốc gia của Thủ tướng Chính phủ về
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn gồm những lĩnh vực sau:
+ Cấp nước sạch nông thôn;
+ Xử lý chất thải con người (nhà tiêu);
+ Xử lý chất thải chăn nuôi (chuồng trại hợp vệ sinh);
+ Cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho các cơ sở công cộng nông thôn:
trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, thị trấn, chợ đầu mối nông thôn;
+ Xử lý chất thải làng nghề bị ô nhiễm.

- 11 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Điều kiện tự nhiên
Để có cơ sở tiến hành quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt dựa vào các căn cứ:
Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được thống kê tại niên giám thống
kê năm 2010 và năm 2011.
Diễn biến của những yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 2000 – 2011.
1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi, phía đông và phía nam giáp Thành phố Hà Nội,
phía tây giáp tỉnh Phú Thọ (qua sông Lô), phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên
Quang. Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ Sông Hồng, là một trong 7
tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tổng diện tích hơn 1.231 km 2. Tỉnh Vĩnh
Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, 7 huyện:
Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Sông Lô.

Trong đó thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.
2. Địa hình
Vĩnh Phúc có 3 vùng sinh thái rõ rệt: Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất
nông nghiệp: 17400 ha, đất lâm nghiệp 20300 ha).Vùng này chiếm phần lớn diện tích
huyện Lập Thạch và Sông Lô, một phần huyện Tam Đảo, huyện Bình Xuyên và thị xã
Phúc Yên. Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông – Nam.
Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha chiếm phần lớn diện tích huyện Tam
Dương và Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên và một phần huyện Lập Thạch, thị xã Phúc
Yên. Vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và
một phần thị xã Phúc Yên.
3. Khí hậu
Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình nằm
23, 2 – 25oC, lượng mưa trung bình 84-85%, số giờ nắng trong năm 1.400-1.800 giờ.
Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông – Bắc
thổi từ tháng 10 tới tháng 3, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí
- 12 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18 oC) cùng với rừng núi xanh tươi, phù hợp
cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
4. Đặc điểm địa chất thủy văn
4.1 Các phân vị địa chất thủy văn
Căn cứ vào thành phần thạch học, tướng của các thành tạo và đặc điểm địa chất thủy
văn (diện phân bố, chiều sâu thế nằm, bề dày, độ giàu nước, tính thấm) và đặc điểm
động thái, trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc có 6 đơn vị thủy văn chứa nước chính nhưng
chỉ có nước dưới đất trong trầm tích cát-cuội-sỏi ở khu vực phía nam là có triển vọng
cung cấp nước lớn và chất lượng nước tốt. Sau đây là điểm qua các đơn vị địa tầng có
chứa nước dưới đất trong phạm vi tỉnh.

Theo nguyên tắc phân tầng địa chất thủy văn và dựa vào tài liệu thực tế hiện có,
trong tỉnh Vĩnh Phúc đã xác lập được 6 tầng chứa nước, bao gồm 2 tầng chứa nước lỗ
hổng, 4 tầng chứa nước khe nứt.
a. Tầng chứa nước lỗ hổng
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (QIV):
* Diện phân bố, cấu trúc tầng chứa nước:
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (Còn gọi là tầng chứa nước qh)
bao gồm các trầm tích Holocen không phân chia (Q IV), Holocen trên hệ tầng Thái Bình
(QIV3tb) phân bố rộng rãi ở ven sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ. Thành
phần thạch học của tầng chứa nước này rất đa dạng và biến đổi mạnh theo diện tích,
song nhìn chung có cấu tạo 2 lớp: lớp trên hạt mịn hơn gồm cát sét và lớp dưới là cát. Ở
vùng ven chân núi Tam Đảo, lớp dưới còn quan sát thấy sỏi và ít cuội. Chiều dày trung
bình của tầng chứa nước này từ 5-10m, xa sông bề dày càng giảm và hạt càng mịn, riêng
vùng ven chân núi Tam Đảo đạt tới 4,5m.
- Tầng chứa nước qh ở vùng ven sông chủ yếu được nghiên cứu từ các giếng nước
ăn của dân cho thấy tầng này rất nghèo nước, đa phần lưu lượng chỉ đạt 0,1-0,3l/sông
Vùng ven chân núi Tam Đảo đã khoan 13 lỗ khoan, trong đó có 4 lỗ không có nước, 9 lỗ
khoan còn lại kết quả bơm thí nghiệm cho thấy: chỉ có 3 lỗ khoan thuộc loại giàu nước
(chiếm 23%), 6 lỗ khoan thuộc loại nghèo nước (chiếm 46%). Hệ số dẫn nước của đất đá
biến đổi từ 4-74 m2/ng.

- 13 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là cát pha, cát sạn. Tầng này không lộ trên
mặt, bị phủ bởi các thành tạo hạt mịn của hệ tầng Thái Bình, Hải Hưng.
- Kết quả hút nước thí nghiệm ở các giếng đào cho lưu lượng 0,06 đến 0,07l/s, hệ số
thấm K tính toán 0,25 đến 0,63 m/ng.

- Mực nước trong tầng dao động mạnh theo mùa, nước trong tầng này có quan hệ
chặt chẽ với nước mưa, nước mặt, được thể hiện rõ sau những ngày có mưa, mực nước
các giếng đều dâng cao, nước đục.
- Nguồn cấp cho tầng này chủ yếu là nước mưa, nước mặt. Nguồn thoát ngấm xuống
tầng bên dưới.
* Chất lượng nước tầng qh
- Nước có tổng khoáng hóa hơi cao (>1g/l), nước chủ yếu có dạng bicarbonat clorua,
hoặc clorua bicarbonate.
- Trong tầng chứa nước qh đã lấy và phân tích 10 mẫu toàn diện, 6 mẫu vi lượng, 8
mẫu sắt, 6 mẫu nhiễm bẩn ở 10 giếng hút nước thí nghiệm. Kết quả phân tích cho thấy:
+ Nước có độ pH từ 7,18 đến 7,68, tổng độ khoáng hóa từ 0,38 đến 1,88g/l.
+ Loại hình nước chủ yếu là bicarbonat clorua calci natri hoặc clorua bicarbonate calci
natri.
+ Chỉ tiêu hóa học: hầu hết đều nhỏ hơn giới hạn cho phép.
+ Chỉ tiêu nhiễm bẩn: hầu hết đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, chỉ riêng chỉ tiêu NO 3đôi khi vượt quá tiêu chuẩn.
- Nguyên nhân có thể do nhiễm bẩn từ trên xuống, cần phải có biện pháp gia cố ngăn
cách hạn chế nước từ bề mặt thấm xuống và vệ sinh xung quanh công trình lấy nước.
Chỉ tiêu vi sinh: hầu hết các giếng đều có dấu hiệu nhiễm bẩn khuẩn Coliform.
- Nhìn chung tầng chứa nước lỗ hổng Holocen thuộc loại nước nhạt, độ tổng khoáng
hóa thường <1h/l. Loại hình hóa học là bicarbonate calci –magnesi. Độ cứng tạm thời
cao, đặc biệt là ở các vùng ven sông. Một số mẫu phân tích hàm lượng NH 4+ tăng cao,
kết quả phân tích vi trùng lỗ khoan cao, chứng tỏ nước dưới đất bị nhiễm bẩn, hàm
lượng Fe và Mn cao hơn giới hạn cho phép. Tổng hàm lượng sắt trong nước từ 1, 24 đến
33, 5 mg/l.

- 14 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030


Tóm lại: Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen nghèo, bề dày mỏng, diện
phân bố hẹp, rất dễ bị nhiễm bẩn cho nên tầng chứa nước này không có ý nghĩa cung cấp
nước lớn. Đây là đối tượng quan trọng đối với cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho hộ
gia đình ở nông thôn. Phương thức khai thác chủ yếu là giếng đào và gầu múc, vài năm
gần đây phát triển thêm kiểu giếng khoan Unicef lắp bơm tay, bơm điện, công suất khai
thác mỗi giếng 3-5 m3/ng, đủ nước cung cấp cho 10-12 hộ dân nông thôn.
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen
* Diện tích phân bố và cấu trúc
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (còn gọi là tầng chứa nước áp
lực yếu qp) bao gồm các trầm tích Pleistocen dưới – giữa phân bố ở các bậc thềm ven
rìa, có nguồn gốc bồi, lũ tích; Pleistocen giữa – trên phân bố rộng rãi ở khu vực đồng
bằng song bị phủ hoàn toàn bởi các thành tạo của hệ tầng Thái Bình, Hải Hưng. Đây là
tầng chứa nước sản phẩm, để khai thác nước cung cấp cho dân sinh, các khu kinh tế,
thành phố Vĩnh Yên, các thị xã, thị trấn trong tỉnh. Diện phân bố tầng này khoảng
200km2.
- Chiều dầy tầng chứa nước tăng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam: ở vùng lộ
khoảng 10m, ở vùng phủ trung bình từ 20-30 m, cá biệt có trũng sâu đến 60m.
- Tầng chứa nước qp được cấu thành bởi hai lớp, lớp trên là trầm tích hạt mịn chủ
yếu là cát, đáy lớp lẫn sạn sỏi nhỏ chiều dày trung bình 11-12m và lớp dưới là cuội sỏi
sạn cát hạt thô dày trung bình khoảng 13-14m. Nhìn chung các vật liệu hạt thô tăng dần
theo chiều sâu. Chiều sâu nóc tầng chứa nước từ 3,5m đến 24m. Chiều sâu đáy tầng chứa
nước từ 30-54m. Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 9m đến 39,5m, trung bình 25m.
- Dựa vào tài liệu thực tế kết hợp với nội suy có thể phân ra các vùng có độ giàu
nước khác nhau: Ở vùng lộ của tầng chứa nước (các thềm bậc cao) như Lập Thạch, Tam
Đảo do tầng chứa nước có chiều dày nhỏ, thành phần trầm tích chứa nhiều hạt mịn, thêm
vào đó là quá trình phong hóa kết vón laterit đã ảnh hưởng đáng kể đến tính thấm của đất
đá, do đó tầng chứa nước ở các vùng này thuộc loại nghèo nước.
- Hai lớp chứa nước này đa phần nằm trực tiếp lên nhau, ở một vài nơi giữa hai lớp
có tồn tại thấu kính sét, chiều dày 8,5 đến 13,5m.


- 15 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Nhìn chung trong phạm vi vùng nghiên cứu, chiều dày tầng chứa nước qp có xu thế
tăng dần từ phía Bắc, Đông Bắc, chiều dày tầng chứa nước biến đổi mạnh, còn ở phần
phía Tây Nam có chiều dày bình ổn hơn.
* Các thông số thủy văn
- Mực nước dưới đất biến đổi từ +1m (trên mặt đất) đến 8m (dưới mặt đất). Hệ số
dẫn nước từ 36 đến 2.597m2/ng.
- Tỷ lưu lượng: kết quả bơm thí nghiệm cho thấy tỷ lưu lượng các tầng nước biến
đổi từ rất nhỏ đến vài chục l/ng.
Bảng 1.1: Các thông số thủy văn của tầng chứa nước qp ở các khu vực
tỉnh Vĩnh Phúc

TT

Vùng

Hệ số dẫn nước
m2/ng

Hệ số nhả nước
µ

Hệ số
truyền áp
m2/ng


1

Yên Lạc

425 – 2.140

0,05

2,1.103-1, 6.106

2

Vĩnh Yên

123 - 1.643

0,0002-0,054

(1, 55-4, 5).105

3

T.X Phúc Yên

277 - 2.597

0,0035-0,014

9,8.104


- Ven rìa đồng bằng và một số dải ven sông Hồng do tầng chứa nước bị vát mỏng
dẫn đến năng suất các lỗ khoan thấp, tầng chứa nước được xếp vào được xếp vào loại
vào giàu nước trung bình. Đại bộ phận diện tích còn lại của tầng chứa nước có lưu lượng
các lỗ khoan lớn, xếp vào loại giàu nước.
* Chất lượng nước tầng qp
- Đánh giá chất lượng nước cho tầng chứa nước chính của vùng, đó là tầng giàu
nước Pleistocen (qp).
- Kết quả phân tích 19 mẫu toàn diện, 18 mẫu vi lượng, 13 mẫu sắt, 18 mẫu nhiễm
bẩn và 15 mẫu nhiễm vi sinh 14 lỗ khoan hút nước thí nghiệm cho thấy:
+ Chất lượng nước thỏa mãn về các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh dùng cho sinh hoạt và ăn
uống. Tuy nhiên ở một vài vị trí có các hàm lượng nhôm, Mn, silic tăng cao đột biến cần
được nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo để kiểm tra lại chất lượng và xử lý trước khi
sử dụng.

- 16 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

+ Nước có độ pH từ 7 đến 8,8 tổng khoáng hóa nhỏ từ 0,17 đến 0,36 g/l.
+ Loại hình nước chủ yếu là bicarbonate calci – magnesi.
+ Qua các dẫn liệu nêu trên có thể thấy rằng tầng chứa nước qp thuộc
vào loại giàu nước.
+ Chiều sâu mực nước trong tầng về mùa khô dao động từ 1,55-5,8m, về mùa mưa
từ 0,1-1,69m.
+ Nguồn cấp cho tầng qp là nước mưa thấm trên bề mặt, nước trong đới phong hóa
của đá gốc, nước mặt, nước tưới.
+ Nguồn thoát: thấm xuống tầng đá gốc nứt nẻ, khai thác, sử dụng,
thoát ra sông suối.
- Tầng chứa nước qp có diện phân bố khá rộng rãi, lớp chứa nước trên và dưới có

quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng cùng chung một hệ thống thủy lực. Mặc dù ở phía
đông, phía bắc có lộ các chỏm đá gốc, nhưng tầng chứa nước vẫn phát triển liên tục, đặc
biệt ở phía tây phát triển đến tận Việt Trì, phía nam đến sông Hồng.
Nước trong tầng qp có quan hệ với nước mặt
- Tầng chứa nước Pleistocen đã được tìm kiếm – thăm dò và đánh giá trữ lượng ở
các vùng Lập Thạch, Vĩnh Tường, Quất Lưu- Đạo Tú, Phúc Yên, Vĩnh Yên xếp cấp A là
10.456m3/ng, cấp B là 24.400m3/ng, cấp C là 142.078 m3/ng.
- Về thành phần hóa học, đây là loại nước nhạt, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ăn
uống sinh hoạt, trừ hàm lượng Fe và Mn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng sắt
trung bình 5-10mg/l, có nơi đến 40mg/l và lớn hơn. Hàm lượng Mn trung bình 0, 1- 0, 5
mg/l, nhiều nơi tới 2mg/l. Rất nhiều nơi nước bị nhiễm bẩn Nitơ. Kết quả nghiên cứu địa
hóa nước dưới đất của tầng xác nhận rằng tầng nước này chủ yếu là nước bicarbonat
calci (HCO3Ca).
- Nguồn cung cấp chủ yếu cho tầng chứa nước qp là nước mặt sông, hồ, thấm qua
đới “cửa sổ địa chất thủy văn”, nước từ biển chảy vào và lượng nước thấm xuyên từ tầng
chứa nước Holocen bên trên. Nguồn thoát chủ yếu ra biển, thấm xuyên lên tầng chứa
nước bên trên vầ cung cấp cho dân sinh.

- 17 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

b. Các tầng chứa nước khe nứt
Tầng chứa nước khe nứt – lỗ hổng trong trầm tích Neogen (n)
- Các trầm tích Neogen không lộ ra trên mặt và phân bố thành 2 dải ven sông Lô và
chân núi Tam Đảo thuộc huyện Lập Thạch, được khống chế bởi các đứt gãy kiến tạo.
Thành phần thạch học là tảng kết, cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết…Chiều dày trầm tích
khoảng 500 m. Chiều dày tầng chứa nước đạt tới khoảng 80 m. Thành phần thạch học
biến đổi phức tạp cả theo diện tích lẫn chiều sâu. Ở Vĩnh Tường, Lập Thạch, Quất Lưu –

Xuân Hòa, đất đá chủ yếu là tảng kết, cuội kết, sạn kết gần bởi sét, cát kết xen bột kết,
sét kết, sét than.
- Tầng chứa nước này được nghiên cứu ở 9 lỗ khoan, hầu hết các lỗ khoan nghèo
nước, không có lỗ khoan nào có tỷ lưu lượng lớn hơn 0,21 l/sông
- Nguồn cấp chủ yếu là nước mưa. Nước có thành phần bicarbonat calci
(HCO 3 Ca). Tổng độ khoáng hóa M =0,1 -0,4 g/l, độ pH= 8,1 -8,4. Nước
không chứa chất độc hại và chất gây mùi khó chịu, tuy nhiên nước nghèo
nên không có ý nghĩa cung cấp cho sinh hoạt.
- Qua tài liệu hút nước thí nghiệm trong địa tầng này trong báo cáo tìm kiếm nước
dưới đất Quất Lưu –Đạo Tú cho thấy rằng tầng thuộc loại nghèo nước.
- Trong 6 lỗ khoan hút nước có tới 4 lỗ khoan có Q< 0,5 l/s, chỉ có 2 lỗ khoan co
Q>0, 5 l/sôngNước trong, không màu, vị nhạt.
Tầng chứa nước trong trầm tích Jura (j)
Tầng chứa này có diện phân bố nhỏ, lộ ra trên bề mặt ở khu vực thị trấn Phúc Yên
và khu vực đồi Thanh Tước.Thành phần đất đá chủ yếu là phiến sét, bột kết, cát kết. Đá
bị phong hóa nứt nẻ, khe nứt bị lấp nhét làm cho khả năng chứa nước kém. Tầng chứa
nước này được xếp vào loại nghèo.
Tầng chứa nước trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Văn Lãng (T3 n-r vl)
Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Văn Lãng phân bố thành
dải nhỏ ở chân núi Tam Đảo thuộc huyện Lập Thạch. Thành phần thạch học là cuội kết,
cát kết, bột kết. Chiều dày trầm tích khoảng 500- 600 m.
Tầng chứa nước khe nứt hệ tầng An Phú (pr)

- 18 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Tầng chứa nước này lộ ra với diện tích khoảng 12km 2 ở phía Bắc – Tây Bắc thuộc
xã Sơn Lôi huyện Bình Xuyên, còn phần lớn bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ. Thành

phần đất đá gồm chủ yếu là đá quarzit, đá phiến thạch anh, đá phiến sét, đá phiến sét
sericit, đá hoa. Trong 10 lỗ khoan thí nghiệm trong địa tầng này thì có 2 lỗ khoan lưu
lượng >10l/s, 5 lỗ đạt 0,5 – 5l/s và 3 lỗ khoan có lưu lượng <0,5 l/sông
- Tầng có mức độ chứa nước không đồng đều, tùy thuộc vào thành phần thạch học và
mức độ nứt nẻ của đá. Nước tồn tại trong các khe nứt. Nước nhạt, mềm, có tổng khoáng
hóa M = 0,29: 0,5 g/l, kiểu nước bicarbonat natri, bicarbonat magne. Nguồn cấp là nước
mưa, nước tầng bên trên. Tầng này xếp vào loại tương đối giàu. Ngoài ra còn gặp các
tầng chứa nước khe nứt khác như:
- Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Nà Khuất (T3 nk).
- Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích biến chất thuộc hệ tầng Sông chảy
(PR3-C1sc).
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu địa chất thủy văn các tầng chứa nước
này và trên thực tế chúng ít có ý nghĩa đối với việc cấp nước ở địa phương.
c. Các thành thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước
Các tầng chứa nước và rất nghèo nước
- Tầng rất nghèo nước trong trầm tích Holocen, hệ tầng Thái Bình, hệ tầng Hải Hưng
(aQIV2tb, albQIV1-2hh), có diện phân bố tương đối rộng thành dạng dải dọc theo thung
lũng sông Cà Lồ và các hồ, ở khu vực phía tây nam chúng được mở rộng đến giáp sông
Hồng. Thành phần học chủ yếu là sét bột, cát.
- Tầng cách nước trong trầm tích Pleistocen trên, hệ tầng Vĩnh Phúc (aQ III2vp). Có
diện tích phân bố rộng và lộ trực tiếp trên bề mặt toàn vùng nghiên cứu nhưng không
liên tục, một phần bị phủ bởi các thành tạo của hai hệ tầng Thái Bình và Hải Hưng.
Thành phần thạch học chủ yếu là sét, sét bột cát. Chiều dày từ 3- 16,5 m.
4.2 Trữ lượng nước dưới đất
a. Trữ lượng tự nhiên
Trữ lượng tự nhiên nước dưới đất bao gồm trữ lượng tĩnh và trữ lượng động.
Trữ lượng tĩnh tự nhiên

- 19 -



Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đó là thể tích nước có trong tầng chứa nước. Đối với các tầng chứa nước có áp thì
trữ lượng này có 2 phần: trữ lượng tĩnh đàn hồi và trữ lượng tĩnh động lực. Với mức độ
nghiên cứu hiện nay, trong tỉnh Vĩnh Phúc hiện tại chỉ có thể tính trữ lượng tĩnh đàn hồi
cho tầng Pleisocen (QII-III). Các tầng chứa nước khác chưa được đánh giá nên cần được
đánh giá ở giai đoạn tiếp theo.
Trữ lượng động tự nhiên
Là lượng nước chảy qua mặt cắt của tầng chứa nước trong một đơn vị thời gian. Ở
Vĩnh Phúc, có thể phân ra 2 vùng để tính trữ lượng động tự nhiên là vùng đồi núi và
vùng đồng bằng.
Vùng đồi núi: chủ yếu phân bố các tầng chứa nước khe nứt. Do địa hình phân cắt
mạnh bởi các hệ thống sông suối và mạng lưới xâm thực địa phương, nước dưới đất trao
đổi mạnh, thoát hoàn toàn ra sông, suối. Phương pháp hữu hiệu tính trữ lượng động tự
nhiên là sử dụng phương pháp thủy văn.
Vùng đồng bằng: tại đây tồn tại một vài tầng chứa nước, song tầng chứa nước
Pleistocen là tầng giàu nước và có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế. Các công trình
nghiên cứu địa chất thủy văn từ trước tới nay chủ yếu tập trung vào tầng nước này, trên
cơ sở đó cho phép lựa chọn các phương pháp tính toán trữ lượng thích hợp.
Bảng 1.2: Kết quả tính toán trữ lượng động trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc
STT

Modul, l/km2
Từ … đến

Diện tích
km2

Trung bình


Trữ lượng động tự nhiên
m3/s

m3/ng

Các tầng chứa nước đồi núi
1

2-4

3

313

0,939

81.129,6

2

6-12

1, 5

457

0,686

59.227,2


Cộng

770

140.357

Tầng chứa nước QII-III vùng đồng bằng
3

1-2

1,2

830

0,456

39.398

4

6-12

9

220

1,96


171.072

Cộng
Tổng cộng

- 20 -

600

210.470

1.370

350.827


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

b, Trữ lượng khai thác
Để đánh giá định lượng tài nguyên nước dưới đất trên phạm vi toàn tỉnh cần tiến
hành tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng và thống kê kết quả đánh giá trữ lượng đã
được tìm kiếm, thăm dò từ trước tới nay.
Trữ lượng khai thác tiềm năng:
- Trữ lượng cuốn theo từ các nguồn nước mặt khi khai thác được tính chủ yếu cho
tầng chứa nước Pleistocen ở vùng Yên Lạc (ven sông Hồng) là 37.000 m 3/ng cho 1 km
đường bờ sông.
- Tổng cộng trữ lượng khai thác tiềm năng của tỉnh Vĩnh Phúc là 1.343.500 m 3/ngđ.
Trữ lượng nước dưới đất đã được tìm kiếm, thăm dò
Kết quả tìm kiếm thăm dò nước dưới đất trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc chưa được
đầy đủ, toàn diện mà chỉ theo một số vùng:

Bảng 1.3: Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất trong tỉnh Vĩnh Phúc
TT

1

Các vùng đã tìm
kiếm, thăm dò
Lập Thạch– Vĩnh Tường

Tầng chứa
nước

Cấp trữ nước
A

B

N-QI, T2, Q1-III

C1
126.653

2

Đạo Tú – Quất Lưu

Q1-III

8.300


3

T.P Vĩnh Yên

Q1-III

9.256

4

T.X Phúc Yên

Q1-III

1.200 17.400

Tổng cộng

10.456

7.000

24.400

4.000
16.300
171.050

4.3 Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất
Từ lâu, nước dưới đất đã được khai thác để phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt trong

tỉnh. Hiện nay, tại tỉnh Vĩnh Phúc có tới 80% số hộ dân đang sử dụng nguồn nước ngầm
làm nước sinh hoạt, ăn uống. Nước được khai thác từ các giếng khoan, giếng đào, có 2
hệ thống công trình khai thác nước như sau:
Hệ thống khai thác tập trung là các công trình cấp nước tập trung cho vài trăm đến
vài nghìn hộ sử dụng bằng khai thác nước dưới đất qua xử lý lắng lọc và được bơm đến
từng hộ. Việc khai thác này do các nhà máy các công ty nước cấp cho dân cư các thị xã,
thị trấn và công trình khai thác nước tập trung của một xã. Hiện đang có 3 công ty cấp
- 21 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

nước đang khai thác tại thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên với khối lượng
30.000m3/ngày đêm. Ngoài ra hàng trăm doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn cũng
khai thác khối lượng lớn nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Các đơn vị khai thác
nước tập trung trong toàn tỉnh có thể kể đến như sau:
+ Công ty cấp thoát nước và môi trường số 1 (Khu vực Đồng Tâm và Hợp Thịnh, thành
phố Vĩnh Yên).
+ Công ty cấp thoát nước và môi trường số 2 (Khu vực thị xã Phúc Yên).
+ Công ty cấp thoát nước và môi trường số 3.
+ UBND huyện Vĩnh Tường.
+ Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Tường.
+ UBND Thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên.
+ UBND Thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch.
+ UBND Yên Lạc.
+ UBND Tam Đảo.
Hệ thống khai thác nhỏ là phương thức khai thác nước bằng các giếng đào, giếng
khoan dùng bơm tay, bơm điện phục vụ cho từng hộ riêng lẻ hoặc nhóm hộ. Hầu như
toàn bộ các gia đình ở khu vực nông thôn toàn tỉnh chưa được cung cấp nước từ hệ thống
khai thác nước tập trung. Họ đã tự động khoan các giếng khoan kiểu Unicef để lấy nước

cho sinh hoạt hàng ngày.
5. Đặc điểm thủy văn nước mặt
a. Nước mưa
- Đặc điểm phân bố theo thời gian và không gian của mưa: Vĩnh Phúc nằm trong
vành đai khí hậu gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 6,
tháng 7, tháng 8.
- Lưu lượng mưa và cường độ mưa: với lượng mưa trung bình 1.500-2.000 mm/năm
thì hàng năm tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 21.936 ngàn m3, nước mưa phân bố không đồng
đều, ở các xã trung du, miền núi phía bắc có lượng mưa nhiều hơn ở các xã đồng bằng.
b. Nước mặt
Đặc điểm phân bố:
- 22 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có nhiều sông suối tập trung. Hiện nay trên điạ
bàn tỉnh có 4 hệ thống sông lớn.
- Hệ thống sông Hồng: Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, có lưu
lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.730m 3/s. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất
về mùa cạn là 1.870m3/s. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là
8.000m3/s. Lưu lượng lớn nhất là 18.000m 3/s. Mực nước cao trung bình là 9,75m, hàng
năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa, mực nước cao nhất là 15,04m và thấp
nhất là 7,39m, vào mùa mưa chiều rộng sông có thể lên đến 2,5km, lượng nước đầu
nguồn tràn về lớn cùng với mưa lớn tại khu vực có khả năng gây lũ lụt ở nhiều vùng
trong tỉnh. Về mùa khô, mực nước sông xuống thấp, lòng sông hẹp tạo thành các cồn cát,
bãi bồi ven sông có thể tận dụng để canh tác và khai thác cát để phục vụ trong xây dựng.
- Hệ thống sông Lô: Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có lưu lượng dòng chảy
bình quân 762m3/s; Mực nước trung bình trên 12m, mực nước lớn nhất là 19,15m và
thấp nhất là 10, 58m. Sông Lô khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh (nhất là khu

vực đầu nguồn) nên lũ sông Lô thường lên xuống thất thường.
- Hệ thống sông Cà Lồ: là một chi lưu của sông Cầu, toàn chiều dài
khoảng 89km, trong đó chiều dài chảy trên tỉnh Vĩnh Phúc là 27km, lưu
lượng bình quân là 27,9m 3 /s.
- Hệ thống sông Phó Đáy: là một chi lưu bên tả ngạn của sông Lô: Đoạn sông Phó
Đáy chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 41,5km; lưu lượng bình quân 23m 3/s
Sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Lập Thạch) ở bên bờ
phải và xã Yên Dương (Tam Đảo) ở bên bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch (bên phải)
và hai huyện Tam Dương, Vĩnh Tường (bên trái) dài 41, 5km, rồi đổ vào sông Lô, giữa
xã Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì độ
200m.
Hệ thống sông suối và các dòng chảy nhỏ:
- Sông Phan: là phụ lưu của sông Cà Lồ nằm trong tỉnh Vĩnh Phúc và thuộc địa phận
huyện Tam Dương, TP. Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên, có diện tích
thu nước 623km2, chiều dài sông chính là 79,53km.
- Các khu chứa nước tự nhiên và nhân tạo trên địa phận tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 7
khu chứa nước chủ yếu như: Hồ Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Vân Trục, Xạ Hương,
Bò Lạc, suối Sải, Đầm Vạc, Đầm Thủy, Đầm Dưng...
- 23 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Tổng trữ lượng nước mặt:
- Nguồn nước từ sông suối chính, tổng dung tích khoảng 151,396 triệu m3;
- Hồ đập tự nhiên và nhân tạo, tổng dung tích khoảng 79,12 triệu m3;
- Các đầm pha hồ, ao tự nhiên, tổng dung tích khoảng 26,4 triệu m3;
- Trong các sông suối, khe, lạch nhỏ, tổng dung tích khoản 5,5 triệu m3.
Chất lượng nước mặt:
- Chất lượng nước của các sông như sông Hồng, sông Lô có độ pH tương đối ổn

định, có tính chất trung bình, độ đục cao và biến động mạnh, đặc biệt vào mùa mưa lũ.
- Đối với Sông Hồng, trở ngại lớn nhất về mặt chất lượng nước là hàm lượng cặn và
chất rắn lơ lửng.
- Về tổng thể, chất lượng nước sông Hồng và sông Lô hiện tại có thể chấp nhận
được, trừ hàm lượng cặn lơ lửng quá cao dẫn đến xử lý phức tạp.
- Nước lưu vực sông Phan, qua phân tích cho thấy nước đang bị ô nhiễm bởi các chất hữu
cơ, chất rắn lơ lửng… Cụ thể, các chỉ tiêu BOD5, COD vượt từ 1,2 đến 3 lần, chất rắn lơ lửng
vượt 1,4 lần, amoniac vượt từ 1,2 đến 2,1 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, chỉ tiêu
Coliform vượt từ 1, 2 đến 1, 8 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995.
- Nước lưu vực sông Phó Đáy có chất lượng cao hơn nhưng cũng đang bị ô nhiễm,
các chỉ tiêu BOD5, COD vượt chỉ tiêu cho phép từ 1-2 lần.
- Nước sông Cà Lồ chịu tác động từ các nguồn thải đô thị, khu dân cư và công
nghiệp. Với lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn hơn các khu vực khác nên khả năng tự
làm sạch của lưu vực cũng tốt hơn. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích chất lượng môi
trường nước trên lưu vực cho thấy, dưới tác động mạnh của phát triển công nghiệp, đô
thị đã thải vào dòng sông một lượng lớn các chất thải làm cho lưu vực sông Cà Lồ mất
dần khả năng tự làm sạch và đang bị ô nhiễm nước.
- Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại các hồ, đầm trong khu vực
cho thấy là tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong tiêu chuẩn cho
phép, chỉ có một vài chỉ tiêu cao hơn so với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Đối với Hồ
Thanh Lanh, Hồ Đại Lải có dấu hiệu ô nhiễm sắt cao hơn mức tiêu chuẩn quy định cho
phép.
Tình hình khai thác, sử dụng nước mặt:
- 24 -


Quy hoạch tổng thể CN SH và VSMT NT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp: Các công trình khai thác
nước mặt được đầu tư xây dựng: Từ năm 1954 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng:

+ Công trình hồ chứa nước gồm 194 hồ lớn nhỏ, trong đó:
Các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi quản lý 8 hồ chứa với tổng diện tích
67 triệu m3 nước, đảm bảo tưới cho 6.400ha;
Nhân dân địa phương tự quản lý 186 hồ chứa với tổng diện tích 15,6 triệu m 3 nước,
đảm bảo tưới cho trên 1.000ha.
+ Công trình đập dâng: Đập dâng Liễn Sơn do công ty khai thác công trình thuỷ lợi
Liễn Sơn quản lý, đảm bảo tưới cho 6.000-8.000ha đất nông nghiệp vào mùa khô và
18.000-20.000 ha đất nông nghiệp vào mùa lũ;
+ Công trình trạm bơm: Tổng số toàn tỉnh có 337 trạm bơm lớn nhỏ, trong đó:
Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi quản lý 70 trạm, trong đó có 5 trạm bơm
cấp nguồn gồm: Trạm bơm Bạch Hạc lấy nước từ sông Lô với lưu lượng 10m 3/s, Trạm
bơm Đại Định lầy nước từ sông Hồng với lưu lượng 10m 3/s, Trạm bơm Thanh Điềm lấy
nước từ sông Hồng với lưu lượng 10m3/s, trạm bơm Liễu Trì lấy nước từ sông Hồng với
lưu lượng 1,6m3/s, trạm bơm Bến Then lấy nước từ sông Lô với lưu lượng 1m 3/sông;
Địa phương (xã, hợp tác xã) quản lý 267 trạm;
Toàn tỉnh có 4 hệ thống công trình lớn do các doanh nghiệp khai thác công trình
thuỷ lợi quản lý:
+ Hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn - Bạch Hạc, do công ty TNHH một thành viên thuỷ
lợi Liễn Sơn quản lý với tổng diện tích tưới thiết kế là 26.000ha;
+ Hệ thống thuỷ lợi Tam Đảo, do công ty công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi
Tam Đảo quản lý với tổng diện tích tưới thiết kế là 2.100ha;
+ Công trình thuỷ nông Lập Thạch, do Công ty công ty TNHH một thành viên thuỷ
lợi Lập Thạch quản lý với tổng diện tích thiết kế 2.400ha.
Ngoài ra, các trại, nông trường quản lý một số hồ, đập, trạm bơm nhỏ đảm bảo tưới
cho 1.000ha.
+ Công trình thủy nông Phúc Yên
c. Nước ngầm: (Xem bổ sung trong phần đặc điểm địa chất thủy văn)
- 25 -



×