Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.23 KB, 111 trang )

Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án 3
2. Căn cứ pháp lý 4
2.1 Các văn bản của Chính phủ về việc lập quy hoạch 4
2.2. Các văn bản khác về việc lập quy hoạch 4
2.3 Các quy hoạch khác có liên quan: 5
3. Đối tượng, phạm vi quy hoạch, phương pháp nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng 5
3.2. Phạm vi quy hoạch 7
3.3. Phương pháp nghiên cứu 8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VIỆT NAM 9
1. Bối cảnh quốc tế 9
1.1. Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên 9
1.2. Hợp tác Việt Nam với các nước trong lĩnh vực dược liệu 9
1.3. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới 10
2. Bối cảnh trong nước 11
2.1. Giới thiệu chung về tình hình phát triển của ngành Dược Việt Nam 11
2.2. Tiềm năng nguồn dược liệu Việt Nam 13
3. Dự báo nhu cầu dược liệu trong nước và trên thế giới trong thời gian tới 17
3.1. Dự báo về thị trường và khả năng cạnh tranh của dược liệu và các sản phẩm từ
dược liệu trong nước và thế giới 17
3.2. Dự báo khả năng công nghệ 19
3.3. Dự báo nhân lực, vật lực cho phát triển dược liệu 20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU Ở VIỆT NAM 24
1. Quản lý nhà nước 24
1.1. Cơ cấu tổ chức 24
1.2. Hệ thống văn bản pháp qui 25


2. Thực trạng phát triển dược liệu ở Việt Nam 30
2.1. Thực trạng về nguồn dược liệu thiên nhiên 30
2.2. Tình hình phát triển nuôi trồng dược liệu 33
2.3. Tình hình chế biến, thị trường, xuất nhập khẩu và chất lượng dược liệu 46
2.4. Tình hình sử dụng dược liệu phục vụ YHCT và công nghiệp dược 50
2.5. Đánh giá chung và sự cần thiết phải quy hoạch phát triển dược liệu 53
3. Mô hình quản lý dược liệu ở một số nước trên thế giới 55
CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TỪ NAY ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 58
1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng đề án 58
BỘ Y TẾ
1
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
2. Mục tiêu quy hoạch 59
2.1. Mục tiêu tổng quát 59
2.2. Mục tiêu cụ thể 59
3. Nội dung quy hoạch 61
3.1. Quy hoạch các vùng bảo tồn và khai thác dược liệu bền vững 61
3.2. Quy hoạch vùng nuôi trồng cây thuốc và giống cây thuốc 68
3.3. Quy hoạch các cơ sở và nhà máy sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu phục
vụ công nghiệp dược 74
3.4. Quy hoạch các kênh cung ứng từ Trung ương đến địa phương 76
3.5. Quy hoạch nguồn lực 77
4. Đánh giá nhu cần về vốn đầu tư 77
5. Danh mục các dự án ưu tiên trong giai đoạn 2011 – 2030 78
6. Một số định hướng chính cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn
2030 79
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 81
1. Đánh giá chung về tác động môi trường 81

2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 82
CHƯƠNG 6: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 83
PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU 83
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển dược liệu 83
2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính và tín dụng 83
3. Nhóm giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận KH công nghệ 84
4. Nhóm giải pháp về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực 85
5. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế 85
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 86
1. Các đơn vị thực hiện 86
1.1. Trách nhiệm của Bộ Y tế 86
1.2. Trách nhiệm của các Bộ nghành khác 86
2. Tổ chức thực hiện 88
2.1. Giai đoạn đến 2015 88
2.2. Giai đoạn đến năm 2020 89
2.3. Giai đoạn đến năm 2030 89
BỘ Y TẾ
2
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Việt Nam vốn được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên phong
phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai và khí hậu phù
hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các
nguồn khác nhau.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt,
nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị
thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược
liệu có nhiều nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như chiến tranh, sự

khai thác tràn lan, trình độ nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền
núi nơi có nhiều tài nguyên sinh vật Hơn nữa trước yêu cầu của phát triển kinh
tế, xã hội đời sống chúng ta đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo
tồn và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này.
Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn cây
dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì bảo vệ
tài nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa
dạng sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế, văn
hóa, Hơn nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội rất lớn
cho việc giao thương, tham gia thị trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có
nguồn gốc tự nhiên.
Trước yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, đồng thời để thực hiện
được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu ngày càng
tăng về số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu làm thuốc ở nước ta, cần
thiết xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu Việt Nam giai đoạn
từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” như một chương trình hành
động có tính chiến lược. Đề án Quy hoạch này nhằm mục đích tăng cường quản
lý của Nhà nước trong lĩnh vực dược liệu; nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả
và bền vững nguồn tài nguyên dược liệu, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh
BỘ Y TẾ
3
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
học; và xây dựng kế hoạch phát triển thuốc từ nguồn dược liệu trong nước góp
phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân tại các
vùng khó khăn; từng bước và chủ động đáp ứng đủ nhu cầu dược liệu cung cấp
cho công nghiệp dược và Y học cổ truyền trong nước.
2. Căn cứ pháp lý
2.1 Các văn bản của Chính phủ về việc lập quy hoạch
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Y tế Việt Nam giai
đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô
hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn
đến năm 2020”;
- Chỉ thị 24/CT-TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền đông y Việt nam và
Hội Đông y trong tình hình mới;
- Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ Tướng Chính phủ
về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ
truyền Việt Nam đến năm 2020;
2.2. Các văn bản khác về việc lập quy hoạch.
- Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 /9/2006
của Chính phủ quy định một số điều chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
BỘ Y TẾ
4
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
- Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế
hoạch Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và
điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy
hoạch các sản phẩm.
2.3 Các quy hoạch khác có liên quan:
- Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ

tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình nghiên cứu khoa học công
nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp Hóa dược đến năm 2020”
- Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/05/2009
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Hoá dược đến năm
2015 tầm nhìn 2025.
3. Đối tượng, phạm vi quy hoạch, phương pháp nghiên cứu.
3.1. Đối tượng.
a. Các vùng dược liệu tự nhiên.
Vùng dược liệu tự nhiên là nơi nhiều loài dược liệu sinh trưởng và phát
triển mọc tự nhiên trong các quần xã rừng.
+ Vùng dược liệu tự nhiên phân bổ theo loại rừng:
- Vùng rừng đặc dụng có 2.002.276 ha, chia thành 164 khu gồm: 30 Vườn
Quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 10 khu bảo tồn loài, 46 khu bảo vệ cảnh
quan và 20 khu rừng nghiên cứu khoa học.
- Vùng rừng phòng hộ (4.846.196 ha), rừng sản xuất (6.373.491 ha) và loại
rừng khác không có quy hoạch vào 3 loại rừng trên (166.112 ha).
+ Vùng dược liệu tự nhiên phân bổ theo vùng miền, địa hình:
- Ở các tỉnh miền núi phía Bắc (độ cao từ 1000m trở lên) và ở phía Nam
(độ cao từ 1300m trở lên);
- Các tỉnh ở phía Nam có những loại cây thuốc quý khác, mang tính chất
vùng nhiệt đới điển hình
b. Hệ thống các vùng trồng cây dược liệu:
BỘ Y TẾ
5
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
- Nghiên cứu vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh như:
Ở Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai); Sìn Hồ (Lai Châu); Quyết Tiến, Phó Bảng (Hà
Giang); Hà Quảng, Thông Nông (Cao Bằng); Hang Kia – Pà Cò (Hòa Bình); Son
Bá Mười (Thanh Hóa); Mường Lống (Nghệ An) và Đà lạt (Lâm Đồng) hiện đang

trồng các cây thuốc bắc nhập nội (Bạch Chỉ, Bạch Truật, Đương quy, Huyền sâm,
Đỗ trọng, Hoàng bá, Xuyên khung, Tam thất ), cây thuốc nhập nội làm nguyên
liệu cho Công nghiệp Dược (Artisô) và cây thuốc bản địa có tính chất ôn đới
(Thảo quả, Tục đoạn, Táo mèo ).
- Một số tỉnh thuộc vùng núi thấp như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, trồng một số cây
đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như: Hồi, Quế, Thảo quả, Sa nhân,
- Ở các tỉnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và khu 4 cũ: Là nơi sản
xuất đại trà một số cây thuốc bắc nhập nội nhưng hạt giống lấy từ vùng núi cao
như: Bạch Chỉ, Đương quy, Địa hoàng, Ngưu tất, Cát cánh, Trạch tả ; Là nơi
trồng chủ yếu của các loài cây như Hòe, Bạc hà và nhiều loại cây thuốc nam
truyền thống khác.
- Tại một số tỉnh ở Miền trung, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long:
Từng là nơi trồng sản xuất nhiều loài cây thuốc có tinh dầu như: Bạc hà, Sả,
Hương nhu trắng
c. Hệ thống sản xuất chế biến, bào chế và chiết xuất dược liệu phục vụ sản xuất
thuốc.
Nghiên cứu một số cơ sở sản xuất dược liệu và thuốc dược liệu thuộc các
doanh nghiệp lớn trên cả nước: Tổng Công ty dược (có Nông trường dược liệu
Eakao (Đắc Lắc); Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp
Mười (Long An); Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Long Thành (Đồng
Nai); Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Tuy Hòa (Phú Yên); Trung tâm
giống dược liệu Đà Lạt (Lâm Đồng); Công ty TNHH Traphaco;
d. Hệ thống kinh doanh (buôn bán, xuất nhập khẩu) dược liệu.
BỘ Y TẾ
6
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
Nghiên cứu hệ thống kinh doanh dược liệu tại một số thành phố lớn (Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ), các cơ sở sản xuất đăng ký hộ kinh doanh thuốc

tại một số khu vực trên cả nước.
Tình hình xuất nhập khẩu tại các cảng hải quan, các khu cửa khẩu có đường
biên giới giáp với Trung Quốc, Campuchia,
e. Hệ thống cung ứng dược liệu phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Nghiên cứu số liệu thống kê đến năm 2011 của hệ thống các bệnh viện
YHCT công lập, bệnh viện YHCT tư nhân; bệnh viện YHHĐ có khoa hoặc tổ
YHCT; Trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT điển hình trên cả
nước và nghiên cứu theo thống kê của Vụ Y Dược cổ truyền.
3.2. Phạm vi quy hoạch
Dược liệu bao gồm các loài thực vật và nấm lớn; loài tảo biển; loài động vật
và loại khoáng sản có công dụng làm thuốc. Trong phạm vi cho phép, đề án chỉ tập
trung vào các loài thực vật và nấm lớn, là những loài chiếm tỷ trọng lớn và phổ
biến trong dược liệu.
Pham vi quy hoạch đề cập đến toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và được phân chia
theo 8 vùng địa lý như sau:
- Vùng Đông Bắc: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang,
Lào Cai và một phần của Thái Nguyên, Bắc Giang
- Vùng Tây Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
- Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định,
Bắc Giang và Vĩnh Phúc.
- Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận (Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận).
- Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

BỘ Y TẾ
7
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”

- Vùng Tây Nam Bộ: An Giang, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang.
- Vùng Đông Nam Bộ: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng
Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
- Khảo sát điều tra thu thập số liệu bằng các hình thức: đi khảo sát thực tế;
dùng phiếu điều tra; văn bản đề nghị báo cáo và cung cấp thông tin;
- Tổng hợp các tài liệu tham khảo: Nghiên cứu các chính sách, luật, báo cáo
nghiên cứu, khảo sát và các tài liệu khác có liên quan đến phát triển ngành dược
của Việt Nam và một số nước trên thế giới;
- Dự báo về phát triển thị trường, tiềm năng và các nguồn lực cho ngành dược
nói chung và dược liệu nói riêng: Thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng về kinh tế, xã
hội; Nghiên cứu thị trường dược liệu; Tình hình xuất nhập khẩu dược; Hoạt động
sản xuất của một số doanh nghiệp; Từ đó đưa ra các dự báo về nhu cầu, thị
trường, tốc độ phát triển, hướng phát triển của ngành dược trong giai đoạn tới;
- Thu thập các ý kiến chính thức và không chính thức của các bên liên quan,
đặc biệt là cán bộ và chuyên gia của cơ quan nhà nước thuộc các bộ, ngành liên
quan, cán bộ quản lý của Bộ Y tế, chuyên gia trong nước: Thông qua tổ chức các
hội nghị báo cáo đề án, gửi tài liệu xin ý kiến các bộ ngành, chuyên gia, Trên cơ
sở ý kiến đóng góp của các bên, nhóm thực hiện đề án tổ chức thảo luận để tiếp thu
các ý kiến đóng góp;
- Tổ chức các cuộc thảo luận của các nhóm công tác trên cơ sở đề xuất các
vấn đề và ý kiến thảo luận, thu thập ý kiến đóng góp cho các chủ đề chính: Trong
quá trình xây dựng Đề án, nhóm tổ xây dựng đề án thường xuyên tổ chức thảo luận
thống nhất ý kiến để thống nhất hoàn chỉnh các nội dung có trong đề án.
BỘ Y TẾ
8
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY

HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VIỆT NAM.
1. Bối cảnh quốc tế.
1.1. Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc
chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến YHCT hoặc thuốc từ dược thảo
truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế
giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn
gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống
kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ
USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004),
Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt
4,55 tỷ Euro (2004), Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ
dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những
nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,
Thái Lan, Bangladesh ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ở Châu Mỹ La
tinh như Brasil, Uruguay
Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên
minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm
các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị.
Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc,
Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.
1.2. Hợp tác Việt Nam với các nước trong lĩnh vực dược liệu.
Cho đến nay đã có nhiều hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức hoặc cá
nhân nước ngoài trong việc nghiên cứu sàng lọc cây thuốc (về mặt hóa học) cũng
như cung cấp giống cây thuốc mới để sản xuất nguyên liệu sau đó xuất khẩu ra
nước ngoài.
Hợp tác với Trung Quốc: Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, bằng
đường ngoại giao chúng ta đã nhập nội các giống cây thuốc quý như: Đương quy,
Bạch chỉ, Bạc hà, Ngưu tất Đây là một điển hình cho công cuộc hợp tác quốc tế

BỘ Y TẾ
9
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
trong lĩnh vực trồng và chế biến dược liệu với một nước láng giềng rộng lớn và
giàu tiềm năng, có kinh nghiệm và sử dụng YHCT có truyền thống như Trung
Quốc (Nhập nội giống cây con làm thuốc, học tập kinh nghiệm, trao đổi chuyên
gia, nhập khẩu dược liệu ).
Với Nhật Bản: Từ những năm 1990 Nhật Bản bắt đầu quan tâm đưa cây
thuốc vào trồng ở Việt Nam thông qua hợp tác giữa Bộ Y tế với Công ty dược
phẩm của Nhật Bản. Hàng chục giống dược liệu được nhập nội từ Nhật, có nhiều
cây đã trồng thành công ở Việt Nam để thành hàng hoá xuất khẩu đi Nhật Bản
như: Đương quy Nhật Bản, Lão quan thảo, Chè xanh, Long đờm thảo, Đương
quy dại, Sâm nhật
Với Ấn Độ: Bằng nhiều con đường khác nhau mà hiệu quả nhất là trao đổi
sinh viên, đã nhập nội từ Ấn Độ về một số cây quan trọng như củ Nêm, Sả hoa
hồng, Húng chanh, Diếp cá, Rau má
Với các nước khác: Việt Nam đã thông qua nhiều con đường để nhập nội
giống và trao đổi sinh viên cũng như thực tập sinh và nghiên cứu sinh khoa học
với các nước trên toàn thế giới.
Về xuất khẩu nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm
bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe, và
một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được
chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, Palmatin, Rutin,
Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và
Liên bang Nga.
1.3. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới
Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ
nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiện từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu
hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới

con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe
có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và
ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng và bệnh hiểm nghèo
chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hi vọng rằng từ nguồn động thực vật
tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc
có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra
các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc
BỘ Y TẾ
10
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
cây thuốc hiện cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực như dược
liệu, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm
Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng YHCT trong chăm sóc sức
khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước
Châu phi, Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ USD, chiếm
40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên
500 triệu USD.
Biểu đồ 01: Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới
(Nguồn: Báo cáo hội thảo dược liệu-Đà Lạt)
Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có
hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,
hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn
cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
2. Bối cảnh trong nước.
2.1. Giới thiệu chung về tình hình phát triển của ngành Dược Việt Nam.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, ngành dược đã có
những bước tiến nhất định. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh
tranh trên thị trường cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội.
Ngành dược đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt

Nam đang trên đà phát triển. Bên cạnh thuận lợi về mặt môi trường đầu tư và tiếp
cận công nghệ mới, thì phát triển dược liệu còn có thuận lợi về nguồn nguyên
liệu đa dạng và phong phú sẵn có tại các khu rừng tự nhiên trên cả nước. Trong
những năm gần đây, ngành dược Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận, đảm bảo đủ thuốc cho nhân dân có chất lượng với giá hợp lý và đảm bảo sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý.
BỘ Y TẾ
11
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
Theo thống kê của Cục quản lý dược, năm 2011 giá trị thuốc sản xuất trong
nước ước tính đạt khoảng 1.140 triệu USD, tăng 24,04% so với năm 2010; tổng
giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2011 là 2.432,5 triệu USD tăng 27,45% so với
năm 2010; nhập khẩu thuốc cả năm 2011 là: 1.337 triệu USD tăng 22,33% so với
năm 2010 (1.038,46 triÖu USD); Trị giá nguyên liệu nhập khẩu: 190 triệu USD
giảm 11,26% so với năm 2010 (214,110 triÖu USD).
Bảng 01: Thống kê sản xuất, nhập khẩu thuốc từ năm 2007- 2011
Năm
Tổng trị giá tiền
thuốc sử dụng
Trị giá SX
trong nước
Trị giá thuốc
nhập khẩu*
Bình quân tiền
thuốc đầu
người
(1.000USD) (1.000USD) (1.000USD) (USD)
2007 1.136.353 600.630 810.711 13,39
2008 1.425.657 715.435 923.288 16,45

2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19,77
2010 1.913.661 919.039 1.252.572 22,25
2011 2.432.500 1.140.000 1.527.000 27,6
(Cục quản lý dược)
Về tiêu chuẩn đánh giá ngành dược: Theo các chuyên gia về GMP của Tổ
chức y tế thế giới, của Úc, của Nhật đều đánh giá Việt Nam đã triển khai GMP
nhanh và có chất lượng. Theo đánh giá, ở nước ta các cơ sở sản xuất ở tỉnh phía
Nam đã hội nhập nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu GMP, trong khi đó ở một số
vùng như: Tây Bắc, Đông Bắc hiện chưa có nhà máy đạt GMP.
Bảng 02: Số lượng các doanh nghiệp đạt GPs qua các năm
Năm
200
0
200
1
200
2
200
3
200
4
200
5
200
6
200
7
200
8
2009

201
0
2011
GMP 18 25 31 41 45 57 66 74 89 98 101 109
GLP 0 6 16 26 32 43 60 74 88 98 104 113
GSP 0 3 8 11 30 42 64 79 106 126 137 158
Nguồn: Cục quản lý Dược
Về sản xuất thuốc: các doanh nghiệp dược quan tâm nhiều đến chất lượng
thuốc, đổi mới và cải tiến công nghệ, đưa ra phân phối ngoài thị trường những
thuốc có chất lượng tốt. Dược liệu là thành phần có hoạt tính trong công thức các
BỘ Y TẾ
12
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
thuốc tân dược mặc dù thuốc đông dược chiếm tỷ trọng trong đăng ký thuốc
chiếm
Bảng 03: Phân loại SĐK thuốc tân dược, đông dược sản xuất trong nước
(tính đến 31/12/2011)
Tổng số đăng ký SĐK tân dược Tỷ lệ % SĐK Đông dược Tỷ lệ%
12.588 680 năm 2011 và
1086 hết năm
2010
Nguồn: Cục quản lý Dược
2.2. Tiềm năng nguồn dược liệu Việt Nam.
2.2.1. Tiềm năng dược liệu tự nhiên.
a. Những tiềm năng nổi bật:
Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ
sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc, thể
hiện thông qua:
- Sự đa dạng về chủng loại cây thuốc: Theo số liệu báo cáo của hội nghị

phát triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia tại Bình Dương năm 2010 đã ghi
nhận 3.948 loài thực vật, nấm lớn có công dụng làm thuốc. Trong đó có hơn 200
loài đã được giới thiệu và cho khai thác, cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong
nước và xuất khẩu (mỗi năm khai thác từ 10.000 – 20.000 tấn dược liệu các loại).
- Vùng phân bố rộng: Các loài cây thuốc được phân bố rộng khắp trên toàn
lãnh thổ đất nước, trải dài trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp, 9 vùng sinh thái lâm
nghiệp, từ khí hậu nhiệt đới núi cao đến vùng trung du phía Bắc, đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ, vùng núi cao Tây Nguyên, Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long.
- Nhiều loài dược liệu quý: Trong các loài cây thuốc hiện đã được công bố,
nước ta có nhiều loài cây thuốc được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới (như
Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng,
Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú )
BỘ Y TẾ
13
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
Với hệ thực vật phong phú về thành phần loài và khả năng cung cấp các
dược liệu quý. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về mặt cây
thuốc trong khu vực Đông Nam Á.
b. Những hạn chế, khó khăn, thách thức, cơ hội:
- Với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu làm thuốc ngày càng tăng, do
khai thác liên tục trong nhiều năm không chú ý tới bảo vệ tái sinh, cộng với nhiều
nguyên nhân khác đã làm cho nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam bị giảm sút
nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo điều tra
dược liệu của Viện Dược liệu từ năm 1970 – 1990 đã phát hiện nhiều vùng có
cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị mất đi như núi Hàm Rồng (Sapa – Lào
Cai) có nhiều loại cây thuốc quý Sâm Vũ Diệp, Tam Thất Hoang, Hoàng Liên
Gai ; Các vùng rừng ở tiểu cao nguyên An Khê (thuộc tỉnh Gia Lai và Bình
Định) là trung tâm phân bố lớn nhất Việt Nam của cây Vàng Đắng hiện đã nằm

dưới lòng hồ chứa nước của thủy điện Vĩnh Sơn. Bên cạnh đó còn rất nhiều vùng
phân bố tự nhiên của các loài cây thuốc quý như Sâm Ngọc linh, Thiên niên kiện,
Cốt khí củ, Ba kích, Đảng sâm, Hoàng đằng, Ngũ gia bì chân chim cũng bị thu
hẹp do nạn phá rừng và mất rừng.
- Nguồn dược liệu cung cấp cho YHCT và nguyên liệu cho công nghiệp
dược đang bị mất cân đối và tái phụ thuộc ngày càng nhiều vào dược liệu nhập
khẩu. Trong đó là sự suy giảm nghiêm trọng nguồn cây thuốc mọc tự nhiên,
nhiều loài cây có giá trị sử dụng và kinh tế cao trước kia khai thác được nhiều
nhưng hiện đã mất khả năng khai thác, thậm chí một số loài như Hà thủ ô đỏ, Sa
nhân, Vàng đắng, đã phải nhập khẩu.
- Sự giảm sút nhanh chóng khả năng khai thác những loài cây thuốc và
động vật làm thuốc có nhu cầu sử dụng cao: Việc khai thác ồ ạt, nạn phá rừng
làm nương rẫy dẫn đến tình trạng nguồn cây thuốc ở Việt Nam ngày càng cạn
kiệt, theo thống kê gần đây của Viện Dược liệu (2007), trong nước có 144 loài
cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn (trong
đó có các loài cây thuốc quý như Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang,
Hoàng liên, Bách hợp, Biến hóa núi cao, Thanh mộc hương, Đảng sâm )
BỘ Y TẾ
14
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
- Công tác điều tra cơ bản dược liệu ở Việt Nam đã được thực hiện trên
phạm vi toàn quốc từ năm 1961 đến 1965. Từ năm 1986 đến nay công tác điều
tra vẫn được tiếp tục tiến hành ở những vùng trước kia chưa tiến hành điều tra và
tiến hành phúc tra ở các tỉnh mới được tái lập hoặc chia tách mới.
Có thể nói rằng tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt
Nam là phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, sự phong phú này cũng chỉ có giới
hạn. Chúng chỉ có thể thực sự trở thành tiềm năng lâu dài nếu biết giữ gìn và khai
thác một cách hợp lý.
2.2.2. Tiềm năng dược liệu nuôi trồng

a. Những thành tựu nổi bật
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có
nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng và
phát triển trong nước. Trong quá trình khai thác cây thuốc hoang dại, một số loài
do nhu cầu cao, tái sinh tự nhiên không đáp ứng nhu cầu sử dụng đã được nghiên
cứu và thuần hóa đưa vào trồng.
- Ngay từ những năm 1960 để phục vụ cho chương trình phòng chống giun
sán ở miền Bắc, Viện Dược liệu đã triển khai nghiên cứu và đưa vào trồng trên 30
loài cây thuốc ở các mức độ khác nhau như Dầu giun, Ích mẫu, Địa liền, Mã đề,
Cốt khí củ, Diệp hạ châu, Hoài sơn, Táo mèo, Tục đoạn, Nhiều loài đã thay thế
hoàn toàn cho việc khai thác hoang dại như Địa liền, Dừa cạn, Chè đắng, Thanh
cao, Sài đất, Sâm ngọc linh, Có loài có khả năng cho sản lượng cả ngàn tấn/năm,
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược (Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Tỏi,
Gấc, Ích mẫu, Nghệ…) hoặc chuyên phục vụ xuất khẩu (Địa liền, Dừa cạn, Mã đề,
Lão quan thảo, Bụp giấm, Nghệ, Ý dĩ, Gấc, Quế, Hồi ).
- Song song với việc trồng cây thuốc bản địa, từ năm 1956 đến nay, Việt
Nam chủ động nhập nội trên 100 loài và giống cây thuốc từ Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Cu Ba, Qua nghiên cứu di thực đã có khoảng 30 loài được
đưa vào sản xuất lớn. Trong đó đáng chú ý có tới 20 loài là cây thuốc bắc đầu vị
(Bạch chỉ, Bạch truật, Cát cánh, Địa hoàng, Xuyên khung, Huyền Sâm, Ngưu tất,
Đương quy, Vân mộc hương, Đỗ trọng, Hoàng bá ), cây nguyên liệu công
BỘ Y TẾ
15
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
nghiệp dược (Bạc hà, Ba gạc bốn lá, Actisô, Sả hoa hồng, Xuyên tâm liên ) hoặc
chủ yếu để tái xuất khẩu (Chè xanh Nhật, Lão quan thảo, Phan tả diệp, )
- Bên cạnh đó nhiều địa phương, công ty kinh doanh, các đơn vị nghiên
cứu đã xây dựng được vùng trồng một số loài cây thuốc để tạo nguồn nguyên liệu
cho sản xuất như tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đầu tự phát triển Sâm Ngọc Linh;

tỉnh Thanh Hóa xây dựng được 7 quy trình trồng 7 cây thuốc tạo nguyên liệu cho
sản xuất thuốc: Angelin từ Đương qui Nhật Bản, Morantin từ Mướp đắng; Xây
dựng vùng trồng Hòe xen canh với cây nông nghiệp ở Tây Nguyên; xây dựng
vùng trồng Tràm để chưng cất tinh dầu ở Đồng Tháp Mười; xây dựng vùng trồng
Artisô và Chè dây tại SaPa – Lào Cai; Lâm Đồng,; trồng Kim tiền thảo tại Bắc
Giang,
- Tổng sản lượng dược liệu trồng hàng năm trên cả nước ước tính khoảng
3.000 – 5.000 tấn. Trong đó đáng kể nhất là Thanh hao hoa vàng gần 500 tấn
/năm, Quế trên 300 tấn/năm, Kim tiền thảo gần 300 tấn/năm, Artisô khảng 850
tấn/năm, Nghệ khoảng 1000 tấn/năm, Gừng 500 tấn/năm, Tỏi 100 tấn/năm, Gấc
3000 tấn/năm…. Về diện tích trồng một số cây truyền thông như Quế, Cúc hoa,
Hồi, Hòe, Kim tiền thảo gần đây đã tăng lên khá nhiều.
b. Những hạn chế, khó khăn, thách thức, cơ hội
- Tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự
phát, qui mô nhỏ, chưa có định hướng nên dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn
định, giá cả biến động.
- Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể: Dược
liệu được trồng lẫn với vùng trồng lúa và hoa màu; Kỹ thuật trồng và chăm sóc các
cây dược liệu chủ yếu theo kinh nghiệm; Việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, nguồn nước tưới… còn tùy tiện. Điều này không những gây ảnh
hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu.
- Vùng trồng dược liệu liệu trong cộng đồng hiện đã bị thu hẹp đáng kể,
thậm chí một số vùng trồng cây thuốc truyền thống đã không còn. Nhiều cây
thuốc Nam như Hương nhu tía, Đậu ván trắng, Ngải máu,… đang có xu hướng bị
lãng quên. Nhiều giống, loài cây thuốc nước ngoài đã từng được đưa vào sản xuất
BỘ Y TẾ
16
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
đại trà ở nước ta, nay trở lại tình trạng phụ thuộc vào nhập khẩu như Bạch chỉ,

Bạch truật, Đương qui, Huyền sâm, Ngưu tất, Xuyên khung
- Công tác tuyển chọn giống cây thuốc chưa được quan tâm và thiếu
chuyên gia nên năng suất và chất lượng chưa tốt;
- Cán bộ làm công tác dược liệu thiếu trầm trọng, chưa chú trọng công tác
đào tạo và chính sách ưu đãi khác.
- Tổng khối lượng dược liệu thuốc bắc hiện đã phải nhập khẩu từ Trung Quốc
mỗi năm lên tới trên 20.000 tấn, với giá trị nhập khẩu khoảng 16 - 18 triệu USD/năm,
cụ thể như:
Bảng 04. Số liệu nhập khẩu dược liệu trong năm 2010-2011
Năm
Tổng khối lượng dược liệu thô
nhập khẩu (tấn)
Tổng giá trị nhập khẩu dược liệu
(1000 USD)
2010 16.790,38 15.143,39
2011 18.772,48 16.445,87
(Nguồn: Cục Quản lý dược)
3. Dự báo nhu cầu dược liệu trong nước và trên thế giới trong thời gian tới.
3.1. Dự báo về thị trường và khả năng cạnh tranh của dược liệu và các sản
phẩm từ dược liệu trong nước và thế giới.
Dựa trên các nhân tố tích cực như: Các chỉ số kinh tế (Tăng trưởng GDP,
bình quân thu nhập đầu người), xu hướng chẩn đoán và điều trị sớm, đầu tư mạnh
về hạ tầng y tế công lập và tư nhân, mức độ tăng trưởng đầu tư trong nước và nước
ngoài vào lĩnh vực dược và nghiên cứu một số dự báo của các tổ chức trong và
ngoài nước. Đề án xây dựng một số dự báo chiến lược cho ngành dược nói chung
và dược liệu nói riêng như sau:
- Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam và khả năng cung ứng thuốc đến
năm 2020:
Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ
tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm và đạt giá trị (sản xuất trong nước và xuất khẩu)

trên 2 tỷ USD vào năm 2013 theo dự đoán của hãng nghiên cứu thị trường
Business Monitor International Ltd (BMI) của Anh Quốc.
BỘ Y TẾ
17
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
BMI dự báo, trong 5 năm tới thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ là mảnh
đất giàu tiềm năng cho các công ty nước ngoài do thị trường bắt đầu mở cửa rộng
hơn cho các doanh nghiệp và thị trường Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng: 17%-
19%/năm và tiền thuốc tăng gấp đôi sau 5 năm
Theo cam kết của WTO, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở
chi nhánh tại Việt Nam và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm, mặc dù
chưa được quyền phân phối. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ giảm thuế cho sản phẩm
y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập
WTO.
Biểu đồ 02: Dự báo nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam
Biểu đồ 03: Biểu đồ Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam
(Dự báo quy hoạch)
- Dự báo về cung cầu thị trường dược liệu trong nước, khả năng xuất khẩu
dược liệu của Việt Nam đến các thị trường Quốc tế:
Nhu cầu trong nước: Với trên 86 triệu dân Việt Nam, hứa hẹn cho dược liệu
một thị trường tiềm năng khi nhu cầu sử dụng mặt hàng này của mặt hàng này
ngày càng lớn, có tốc độ tăng trưởng bình quân cao 11,7%/năm. Không chỉ là
BỘ Y TẾ
18
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
thuốc, xu thế mỹ phẩm dùng nguyên liệu từ thiên nhiên thay thế nguyên liệu tổng
hợp đã chiếm 90% tổng số mỹ phẩm được sản xuất.
Khả năng xuất khẩu dược phẩm: Trong những năm gần đây cũng có nhiều

khởi sắc, tuy nhiên, so với giá trị sản xuất thuốc trong nước, con số này còn quá
khiêm tốn. Thị trường xuất khẩu dược phẩm chủ yếu của Việt Nam trong những
năm gần đây là châu Phi, Nga, một số nước láng giềng. Các sản phẩm xuất khẩu
chủ yếu của các công ty là thuốc từ dược liệu, thuốc kháng sinh, một số loại
Vitamin tổng hợp và một số mặt hàng khác theo yêu cầu của đối tác.
Với tiềm năng sẵn có về nguồn dược liệu tự nhiên, kết hợp với quy hoạch
nuôi trồng dược liệu, đồng thời xây dựng một số nhà máy chế biến và chiết xuất thì
khả năng cung ứng và xuất khẩu dược liệu và thuốc từ dược liệu trong giai đoạn
tới là rất có khả năng. Hàng năm khối lượng dược liệu xuất khẩu có thể đạt tới
15.000 – 20.000 tấn nguyên liệu/năm, cung ứng cho sản xuất trong nước khoảng
20.000 tấn/năm, các sản phẩm từ dược liệu đảm bảo sức cạnh tranh với thị trường
quốc tế.
3.2. Dự báo khả năng công nghệ.
- Dự báo về khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất dược
liệu; giống cây thuốc chất lượng cao, biện pháp, kỹ thuật canh tác mới. Cơ khí
hóa trong canh tác và thu hoạch dược liệu để tăng khả năng cạnh tranh về giá cả,
đầu tư công nghệ chọn lọc giống cây thuốc chất lượng cao.
+ Dược liệu là sản phẩm của nông nghiệp, gắn với nông thôn ở giai đoạn
tạo nguồn nguyên liệu và sau đó là sang giai đoạn chế biến bào chế, chiết xuất,
tức là công nghệ sau thu hoạch. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi các
khâu từ trồng trọt, thu hái, bào chế, bảo quản để đảm bảo dược liệu có đủ các
tiêu chuẩn: đúng, tốt, sạch tinh khiết cũng khắt khe hơn.
+ Với địa vị là một nước vừa thoát qua ngưỡng thu nhập thấp, việc đầu tư
các cơ sở nghiên cứu khoa học không thể chỉ trông chờ vào đầu tư công mà cần
có chính sách khuyến khích và tăng cường đầu tư từ khu vực tư nhân và doanh
nghiệp. Tuy nhiên, cần chú ý tình trạng hiện nay, các doanh nghiệp dược Việt
Nam có quy mô nhỏ, khó có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào các cơ sở
nghiên cứu khoa học dược đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn. Vì vậy, cần nghiên
cứu đưa ra các mô hình kết hợp công - tư và khuyến khích sự hợp tác giữa các
BỘ Y TẾ

19
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
doanh nghiệp dưới nhiều hình thức, để trong một thời gian hợp lý có thể nâng cao
tiềm lực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dược liệu.
- Dự báo về công nghệ và thiết bị nhằm phục vụ quá trình sơ chế, chế biến
dược liệu sau thu hoạch trong thời gian tới.
Hiện nay một vài doanh nghiệp nắm bắt được sự phát triển của thị trường đã
bắt đầu đầu tư các nhà máy chiết xuất ở các vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, phần lớn
các trang thiết bị của các nhà máy này vẫn chỉ dùng để “nấu cao” ở quy mô lớn có
sự hỗ trợ của máy móc. Một số cơ sở nhỏ có thiết bị hiện đại hơn (chiết có gia
nhiệt với các dung môi cồn, cồn – nước, cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm…)
nhưng lại thiếu những quy trình chiết, các sản phẩm chiết có chất lượng cao đặc
trưng cho cơ sở, có sản lượng đủ lớn cạnh tranh với nước ngoài. .
Giai đoạn tới cần tập trung đầu tư thiết bị sấy khô dược liệu để có sản
phẩm dược liệu đạt chất lượng tốt; đầu tư cho chưng cất các loại tinh dầu; công
nghệ sản xuất bao bì; công nghệ cao hơn như chiết xuất dược liệu bằng dung môi
xăng cho các nhà sản xuất lớn;
- Dự báo khả năng đầu tư xây dựng mới các xưởng chế biến, chiết xuất
dược liệu trong vùng nguyên liệu.
Theo số liệu thống kê, hiện nay các cơ sở sản xuất dược tập trung ở Khu
vực Đông nam bộ và đồng bằng sông Hồng, chỉ có một cơ sở sản xuất dược
phẩm ở khu vực Tây Bắc.
Chính vì thế trong giai đoạn thực hiện đề án, cần chú trọng xây dựng một
số nhà máy chế biến dược phẩm đạt chuẩn GMP ở khu vực Tây Bắc, Đông Bắc,
Tây Nguyên để giảm thiểu chi phí vận chuyển nguyên liệu và đảm bảo chất
lượng nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, tại các vùng nguyên liệu cần bố trí các
nhà máy sơ chế dược liệu sau khi thu hái để đảm bảo chất lượng đầu vào cho
nguyên liệu sử dụng bào chế thuốc. Đồng thời khuyến khích và kêu gọi đầu tư
(trong nước và nước ngoài) xây dựng nhà máy sản xuất các dạng bào chế với

công nghệ cao ở bất kỳ vùng, tỉnh nào thuận lợi cho nhà đầu tư
3.3. Dự báo nhân lực, vật lực cho phát triển dược liệu.
a. Dự báo phát triển dân số:
Hiện dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với gần 90 triệu người
và là nước có dân số trẻ 60% dưới 30 tuổi,63% trong độ tuổi lao động, 40% ở khu
BỘ Y TẾ
20
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
vực thành thị. Theo dự báo năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản (nước
đang có số dân giảm) và đứng thứ tư châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và
Indonesia và với tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 1.3%/năm thì dân số Việt
Nam đạt 100 triệu vào 2025.Tỷ lệ phát triển dân số sẽ có những thay đổi trong vòng
10 năm tới. Trong đó, việc chuyển dịch dân số vào khu thành thị và tăng mạnh lực
lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ
kích thích việc tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng
quan kinh tế. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế
tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.
Biểu đồ 04: So sánh dân số các nước trong khu vực
Biểu đồ 05: Dự báo dân số Việt nam đến 2030
(Dự báo quy hoạch)
b. Dự báo nhân lực
Theo báo cáo về thực trạng nhân lực dược của Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; các cơ sở khám chữa bệnh và các Viện trực thuộc Bộ Y
tế, tính đến hết ngày 31/12/2011 tổng số nhân lực dược trên cả nước có 16.875
DSĐH và sau đại học (nhân lực chưa bao gồm các cơ sở đào tạo nhân lực dược
thuộc Bộ Y tế).
BỘ Y TẾ
21
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030”
Bảng 05: Thống kê lượng dược sĩ đại học tại các địa phương
Năm
DSĐH (1) 9.458 9.075 12.777 13.846 13.741 15.313
DS sau ĐH (2) 963 1.089 1.146 1.330 1.409 1.562
Bình quân số
DSĐH/vạn dân
1,2 1,19 1,5 1,77 1,76 1,92
(Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của 63 Sở Y tế)
Cho đến nay trong cả nước đạt tỷ lệ bình quân số DSĐH/vạn dân là 1,92
(ước tính khoảng 86 triệu dân) cao hơn so với năm 2010. Bên cạnh đó, theo báo
cáo của các Sở Y tế, trong năm vừa qua số lượng dược sỹ ĐH, dược sỹ sau ĐH
đều tăng hơn so với năm 2010, do nhu cầu thực tế về nhân lực dược tại địa
phương thiếu trầm trọng nhiều năm nay, nên trong giai đoạn vừa qua các
trường đại học đã mở rộng hình thức, quy mô và số lượng đào tạo DS ĐH
Nhân lực ngành dược tại Việt Nam hiện phân bố không đồng đều giữa
các vùng/miền, tỉnh/thành; chủ yếu nhân lực dược tập trung ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, tình trạng thiếu dược sĩ đang xảy ra khá trầm
trọng ở nhiều tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này tạo ra sự mất cần
bằng về nguồn lực phục vụ cho các địa phương.
Nhân lực dược còn có sự phân bổ không đều giữa giữa cơ quan quản lý
nhà nước và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhiều dược sĩ có trình độ không
muốn làm việc ở những nơi độc hại mà thường chọn những doanh nghiệp có
thu nhập cao để làm việc bởi chế độ chính sách tiền lương và thu nhập hiện
hành trong khối các cơ quan Nhà nước chưa thỏa đáng, không có chính sách
khuyến khích, thu hút cán bộ có năng lực làm việc lâu dài trong các cơ sở y
tế công lập đặc biệt trong các cơ sở kiểm nghiệm của nhà nước.
Để phát triển ngành dược, từ nay đến năm 2020 dự báo sẽ cần thêm khoảng
trên 10.000 nhân lực dược và 1/3 trong số đó sẽ phục vụ trực tiếp cho ngành dược
liệu ở Việt Nam.

BỘ Y TẾ
22
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
Biểu đồ 06: Dự báo dược sỹ sau đại học đến năm 2030
(Dự báo quy hoạch)
BỘ Y TẾ
23
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU Ở VIỆT NAM
1. Quản lý nhà nước.
1.1. Cơ cấu tổ chức.
Căn cứ, chức năng nhiệm vụ được giao hiện nay, Bộ Y tế là cơ quan của
Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân, trong đó có lĩnh vực dược. Theo quy định của Luật dược thì dược
là thuốc và hoạt động liên quan đến thuốc; Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất
dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc
điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm
thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng. Như vậy, dược liệu
dùng làm thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Tuy nhiên trong thực tế
việc quản lý nhà nước về “Dược liệu” không đơn thuần thuộc thẩm quyền của Bộ
Y tế mà còn liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác, cụ thể như: Tổng Cục Lâm
nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, có chức năng quản lý nhà
nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước (Quyết định số 04/2010/QĐ-TTg
ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức của Tổng Cục Lâm nghiệp) trong đó có nhiệm vụ quản lý rừng,
trong các vùng rừng có các cây, con dùng làm thuốc sống và mọc tự nhiên trong
cả nước. Khi cây và con đang sinh trưởng và phát triển trong tự nhiên, được thu
hái (thu hoạch), sơ chế và chế biến, bảo quản để làm nguyên liệu phục vụ cho các

ngành nghề khác nhau thì vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, khi nguyên liệu này được lưu thông trên thị trường (không
sử dụng để làm thuốc) thì thuộc thẩm quyển quản lý của Bộ Công Thương, chỉ
khi nguyên liệu đó được sử dụng vào mục đích chữa bệnh, sản xuất thuốc chữa
bệnh dùng cho người theo quy định của Luật dược được gọi chung là “Dược
liệu” thì thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Như vậy, hiện nay việc quản lý nhà nước về dược liệu vẫn đang có sự
chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển
BỘ Y TẾ
24
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030”
nông thôn và Bộ Công Thương, điều này đã gây rất nhiều khó khăn, bất cập trong
công tác quản lý nhà nước về dược liệu nói chung và hiện chưa có Bộ ngành nào
nhận trách nhiệm làm đầu mối để quản lý dược liệu thống nhất trong cả nước.
Hệ thống văn bản pháp qui đã ban hành nhưng chưa cụ thể hóa bằng hành
động do thiếu các văn bản dưới luật để cụ thể hóa và phối hợp thực hiện trong
thực tế. Đồng thời thiếu các văn bản pháp qui hỗ trợ về tài chính, thuế, hỗ trợ sản
phẩm mới từ thiên nhiên.
Do vậy, cần thiết và đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, thống
nhất giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính (Tổng
Cục Hải quan), Bộ Công Thương (Cục Quản lý thị trường), Bộ Quốc phòng (Bộ
đội Biên phòng). Thực tế hiện nay có nhiều Bộ, ngành theo dõi, quản lý “dược
liệu” như:
1. Bộ Y tế: Quản lý dược liệu dùng làm thuốc (Thuốc từ dược liệu):
2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: Quản lý nuôi trồng cây thuốc,
quản lý rừng (trong đó có động vật, thực vật làm thuốc);
3. Bộ Công Thương quản lý việc buôn bán, xuất nhập khẩu “dược liệu”
dùng cho các lĩnh vực khác thuốc như: Thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ
phẩm, công nghiệp hóa dược, tinh dầu, chất thơm…

4. Bộ Khoa học & Công nghệ: Quản lý về nghiên cứu, công nghệ và tiêu
chuẩn hóa;
5. Bộ Tài chính (Tổng Cục Hải quan): Quản lý và giám sát việc nhập khẩu
“dược liệu” tại các cửa khẩu;
6. Bộ Quốc phòng (Bộ đội biên phòng): Phối hợp quản lý dược liệu nhập
lậu qua đường tiểu ngạch tại các vùng biên giới.
7. UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW: quy hoạch vùng nuôi trồng,
chỉ đạo nuôi trồng và khai thác cây thuốc trên địa bàn.
1.2. Hệ thống văn bản pháp qui.
1. Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới:
BỘ Y TẾ
25

×