Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Mạch phát fm và gây nhiễu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.89 KB, 28 trang )

Trường đại học Bách Khoa – Đại học quốc gia TP HCM
Chương trình kĩ sư chất lượng cao Việt Pháp
--------------

BÁO CÁO PROJECT
MÔN: ĐIỆN TỬ HỌC TẦN SỐ VÔ TUYẾN &
TỔNG HỢP TẦN SỐ

MẠCH PHÁT FM VÀ GÂY
NHIỄU
GVHD:
Nhóm :
Lớp :

PGS.TS Hoàng Đình Chiến
01
VP10VT

TP HCM – tháng 12/2014

Nội dung
và Kết luận


Mạch ĐTTT & THTS

Trang 2


Danh sách hình


Mạch ĐTTT & THTS

Trang 3


I. YÊU CẦU:
Thiết kế mạch phát FM stereo hai cuộn dây .
Thiết kế mạch khuếch đại 2 tầng nhằm tăng khả năng truyền xa
Thiết kế mạch tổng hợp tần số (Jammer)

II. NGUYÊN LÝ PHÁT THANH TRÊN SÓNG FM
FM là viết tắt của ( Frequency Moducation : Điều chế tần số ) là điều chế theo
phương thức làm thay đổi tần số của tín hiệu cao tần theo biên độ của tín hiệu âm tần,
khoảng tần số biến đổi là 150KHz.
Sóng FM là sóng cực ngắn đối với tín hiệu Radio, sóng FM thường phát ở dải tần từ
88MHz đến 108MHz.

a) Khái niệm về tín hiệu âm tần.
Tín hiệu âm tần là tín hiệu của sóng âm thanh sau khi được đổi thành tín hiệu điện
thông qua Micro.
Sóng âm thanh là một dạng sóng cơ học truyền trong không gian, khi sóng âm thanh
va chạm vào màng Micro làm cho màng Micro rung lên, làm cho cuộn dây gắn với màng
Micro được đặt trong từ trường của nam châm dao động, hai đầu cuộn dây ta thu được một
điện áp cảm ứng => đó chính là tín hiệu âm tần.
Tín hiệu âm tần có giải tần từ 20Hz đến 20KHz và không có khả năng bức xạ thành
sóng điện từ để truyền trong không gian, do đó để truyền tín hiệu âm tần đi xa hàng trăm,
hàng ngàn Km. Người ta phải giử tín hiệu âm tần cần truyền vào sóng cao tần gọi là sóng
mang, sau đó cho sóng mang bức xạ thành sóng điện từ truyền đi xa với vận tốc ánh sáng.

b) Khái niệm về tín hiệu cao tần và sóng điện từ.

Tín hiệu cao tần là các tín hiệu điện có tần số trên 30kHz, tín hiệu cao tần có tính
chất bức xạ thành sóng điện từ. Thí dụ trên một dây dẫn có tín hiệu cao tần chạy qua, thì
dây dẫn có một sóng gây can nhiễu ra xung quanh, đó chính là sóng điện từ do dòng điện
cao tần bức xạ ra không gian.
Sóng điện từ: Là sóng truyền dẫn trong không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh
sáng, có tần số từ 30KHz đến hàng ngàn MHz, cong người đã sử dụng sóng điện từ trong
các lĩnh vực thông tin, vô tuyến điện, truyền thanh, truyền hình, trong đó Radio là lĩnh vực
truyền thanh chiếm giải tần từ 30KHz đến khoảng 16MHz với các sóng điều chế AM, và từ
76MHz đến 130MHz với các sóng điều chế FM.

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 4


c) Ưu và nhược điểm của sóng FM.
Sóng FM có nhiều ưu điểm về mặt tần số, dải tần âm thanh sau khi tách sóng điều
tần có chất lượng rất tốt, cho âm thanh trung thực và có thể truyền âm thanh stereo, sóng
FM ít bị can nhiễu hơn só với sóng AM.
Nhược điểm của sóng FM là cự ly truyền sóng ngắn, chỉ truyền được cự ly từ vài
chục đến vài trăm km, do đó sóng FM thường được sử dụng làm sóng phát thanh trên các
địa phương.

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 5


d) Máy phát FM cơ bản:


Hình 1. Sơ đồ khối tổng quát của máy phát điều tần (FM)

+ Khối chủ sóng có nhiệm vụ tạo ra dao động cao tần (sóng mang) có biên độ
và tần số ổn định, có tầm biến đổi tần số rộng. Muốn vậy ta phải dùng mạch dao
động LC kết hợp với mạch tự động điều chỉnh tần số (AFC).
+ Khối tiền khuếch đại có thể dùng để nhân tần hoặc khuếch đại dao động cao
tần đến mức cần thiết đểkích thích tầng công suất làm việc. Nó còn có nhiệm vụ
đệm, làm giảm ảnh hưởng của các tầng sau đến độ ổn định tần số của khối chủ sóng.
Vì vậy mà khối tiền khuếch đại có thểcó nhiều tầng: tầng đệm; tầng nhân tần và tầng
tiền khuếch đại cao tần.
+ Khối khuếch đại công suất cao tần có nhiệm vụ tạo ra công suất cần thiết
theo yêu cầu công suất ra Pra của máy phát. Công suất ra yêu cầu càng lớn thì số tầng
khuếch đại trong khối khuếch đại công suất cao tần càng nhiều.
+ Mạch ra để phối hợp trở kháng giữa tầng khuếch đại công suất cao tần cuối
cùng và anten để có công suất ra tối ưu nhất (Pra tối ưu).
+ Anten để bức xạ năng lượng cao tần (biến đổi năng lượng dao động cao tần
của máy phát thành sóng điện từ truyền đi trong không gian).
Đối với máy phát điều tần thì yêu cầu điện áp âm tần không lớn lắm, nên tín
hiệu âm tần từ micro chỉ cần qua một bộ tiền khuếch đại âm tần rồi đưa tới bộ chủ
sóng. Mặt khác do tín hiệu điều tần có tần sốlàm việc cao hơn nhiều so với tín hiệu
điều biên nên số tầng nhân tần trong bộ tiền khuếch đại công suất nhiều hơn. Đồng
thời dùng nhiều tầng nhân tần thì độ di tần lớn hơn (∆f = ±75 KHz). Độ ổn định tần
số của máy phát điều tần cũng yêu cầu cao hơn (10-5÷ 10-7), nên hệ thống AFC
thường có cấu tạo phức tạp.
Mạch ĐTTT & THTS

Trang 6


e) Điều chế FM


Hình 2. Điều chế FM

Với mạch điều chế tần số thì sóng mang có biên độ không đổi, nhưng tần số thay đổi
theo biên độ của tín hiệu âm tần, khi biên độ tín hiệu âm tần tăng thì tần số cao tần tăng, khi
biên độ âm tần giảm thì tần số cao tần giảm. Như vậy sóng mang FM có tần số tăng giảm
theo tín hiệu âm tần và giới hạn tăng giảm này là +150KHz và -150KHz , như vậy tần số
sóng mang điều tần có dải thông là 300KHZ.
Thí dụ nếu đài tiếng nói việt nam phát trên sóng FM 100MHz thì nó truyền đi một
dải tần từ 99,85 MHz đến 100,15 MHz.
Tín hiệu sau điều chế FM

xc(t) = Accos(2πfct + θ(t))
Với:

fc là tần số của sóng mang.
Ac là biên độ của sóng mang.
θ(t) là góc pha thay đổi theo tín hiệu.

Đối với FM: θ(t) = 2πf∆
Tần số của tín hiệu sau điều chế: f(t) = fc + f∆x(t) trong đó f∆ là độ dịch tần đảm bảo
f(t) > 0 (thông thường f∆ < fc).
4

bien do

2

0


-2

-4

0

1

2

3

4
thoi gian

5

6

7
-3

x 10

Hình 3. Sóng mang chưa điều chế

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 7



4

bien do

2

0

-2

-4

0

1

2

3

4
thoi gian

5

6

7
-3


x 10

Hình 4. Sóng mang sau điều chế
Băng thông của tín hiệu điều chế FM

Xét tín hiệu x(t) có dạng x(t) = Amcos(ωmt) suy ra θ(t) = βsin(ωmt) với β = f∆Am / fm
xc(t) = Ac[ cos(θ(t))cos(2πfct) - sin(θ(t))sin(2πfct)]
= Ac[cos(βsin(ωmt))cos(2πfct) - sin(βsin(ωmt))sin(2πfct)]

Áp dụng phép khai triển:
cos(βsin(ωmt)) = J0(β)+Σ2Jn(β)cos(nωmt) với n chẵn.
sin(βsin(ωmt)) = Σ2Jn(β)sin(nωmt) với n lẻ.
Jn(β) là hàm Bessel bậc n với đối số β.
Các giá trị của Jn(1) cho bởi hình sau:
0.8

0.6

0.4

0.2

0

-0.2

-0.4

-0.6

-10

-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

Hình 5. Hàm Bessel

Ta thấy phổ tần của tín hiệu fm là vô hạn (không thể truyền như vậy). Tuy nhiên biên độ
của các hài bậc cao rất bé, ta có thể loại bỏ. Như vậy băng thông có thể được giới hạn
tuy nhiên sẽ gây méo tín hiệu do mất hài bậc cao.Vì vậy cần lựa chọn để tín hiệu méo
dạng có thể chấp nhận được.

Mạch ĐTTT & THTS


Trang 8


1
n=0
n=1
n=2
n=3
n=10

0.8

ham Bessel bac n,doi so beta

0.6
0.4
0.2
0
-0.2
-0.4
-0.6
-0.8
-1

0

5

10


15

beta

Hình 6. Hàm Bessel

Thông thường ta sẽ loại bỏ các vạch phổ có | Jn(β) | < ε với ε chọn từ 0,01 đến 0,1. Băng
thông của tín hiệu: BW = 2(β+2)fm(max).

f ) Giải điều chế FM
 Dùng mạch tách sóng cổ điển
Hình 1 mô tả sơ đồ khối của mạch tách sóng phân biệt.
Mạch dịch pha tuyến tính có chức năng tạo độ trễ pha t1, đồng thời tạo độ lệch pha
0
90 trên sóng mang.

Hình 7. Mạch tách sóng

Tín hiệu ra từ bộ nhân đi qua mạch lọc thông thấp sẽ loại bỏ thành phần tần số cao,
ta nhận được tín hiệu yD(t) tỷ lệ với x(t).
 Dùng vòng khóa pha (PLL)

Hình 2 mô tả sơ đồ khối của mạch giải điều chế FM dùng PLL.

Hình 8. Bộ giải điều chế FM dùng PLL
Mạch ĐTTT & THTS

Trang 9



Bộ so sánh pha (Phase comparator) hay bộ phát hiện pha (Phase detector) là một
thiết bị so sánh các tần số ở lối vào, tín hiệu lối ra phản ánh sự khác nhau về pha giữa chúng
(ví dụ, nếu như chúng khác nhau về tần số, nó sẽ tạo ra ở lối ra một dao động tuần hoàn có
tần số bằng hiệu hai tần số). Nếu tần số tín hiệu vào f0 không bằng tần số dao động của bộ
VCO thì tín hiệu sai pha từ ngõ ra bộ so sánh pha, sau khi được lọc và khuếch đại, lại được
đưa đến VCO. Điều khiển tần số của VCO hướng tới f0 . Cứ thế, bộ VCO sẽ nhanh chóng
“khoá” vào f0 và duy trì một mối liên hệ vững chắc với tín hiệu lối vào.
Bằng các phép biến đổi toán học, người ta chứng minh được sai số pha tức thời ở
ngõ ra bộ so sánh là tỷ lệ với tín hiệu điều chế x(t).
Ưu và nhược điểm của vòng khoá pha (PLL):
Sử dụng vòng khóa pha PLL như một hệ thống lọc so với bộ lọc tích cực RC dùng
kỹ thuật hồi tiếp hay những mạch cộng hưởng LC có những ưu điểm sau:
• Khả năng hoạt động ở tần số cao:
Vòng khóa pha PLL đơn khối có thể hoạt động ở phạm vi tần số cao (2÷ 160MHz)
trong khi phần nhiều kỹ thuật hồi tiếp RC tích cực bị giới hạn ở dải tần số dưới 100Hz.
• Sự độc lập về khả năng chọn lọc và điều hưởng tần số trung tâm:
Tần số trung tâm thì được “tần số chạy tự do” của VCO (Vottage Controlled
Oscillator), còn tính chọn lọc của PLL được xác định bằng bộ lọc thông thấp của vòng này.
Điều này loại trừ được vấn đề đồng chỉnh phức tạp khi dùng nhiều tầng lọc điều hưởng LC
nối kết với nhau. Mặt khác việc thay đổi tần số của PLL không làm thay đổi phẩm chất Q
như mạch cộng hưởng LC.
• Dễ dàng trong việc điều hưởng:
PLL có thể được điều hưởng theo1 tần số yêu cầu nào đấy, bởi sự chọn lọc riêng
của“tần số chạy tự do VCO”. Tần sốnày thông thường được quyết định bởi phần tử đơn bên
ngoài (tụ điện C) và có thể được điều chỉnh liên tục từ 1Hz đến phạm vi lệch tần số mong
muốn là 50MHz.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưtrên, PLL vẫn không thểthay thế hoàn toàn cho những bộ
lọc cộng hưởng LC hay bộ lọc tích cực RC trong tất cả các ứng dụng vì:
• Sự thiếu thông tin về biên độ tín hiệu:

PLL chỉ đáp ứng với tần số của tín hiệu vào, mà không đáp ứng với biên độ, miễn là
biên độ vào cao đủ để duy từ khóa. Như vậy, PLL chỉ lọc được những tần số mong
muốn. Trong khi dùng mạch cộng hưởng LC (hay dùng mạch lọc tích cực RC có hồi
tiếp) thì không những lọc được tần sốmong muốn mà tại tần số đó biên độtín hiệu là
cực đại.
• Sự khó khăn trong vấn đề tự động điều chỉnh hiệu số khuếch đại (AGC):
Mặc dù 1 số khuyết đểm như vậy, nhưng PLL dưới dạng vi mạch đơn khối có khả
năng thực hiện nhiều chức năng nhất trong các thiết bị điện tử viễn thông tương tự, công tác
ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 10


III.THỰC HIỆN MẠCH FM
a) Sơ đồ khối phát FM stereo:

Hình 9. Sơ đồ khối phát FM stereo

Tín hiệu từ kênh trái và phải sẽ được đưa qua 2 bộ cộng và trừ tạo ra 2 tín hiệu L+R và L-R.
Tín hiệu L-R được điều chế DSB tại tần số 38KHz.
Tín hiệu DSB này cùng tín hiệu L+R và pilot 19KHz cộng lại với nhau tạo thành tín hiệu
cuối.
Tín hiệu này sẽ được điều chế FM phát đi.

Hình 10. Phổ tín hiệu băng gốc của FM stereo

b) Cấu trúc & chức năng IC BA1404
IC BA1404 là một IC phát FM stereo, mỗi IC gồm 3 khối chức năng chính:

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 11






Khối điều chế stereo: Tạo tín hiệu stereo tổng hợp từ tín hiệu MAIN (L+R), SUB
(L-R) và tín hiệu pilot từ bộ dao động thạch anh 38kHz.
Khối điều chế FM: Tạo sóng FM có tần số sóng mang nằm trong dải tần 75108MHz.
Khối khuếch đại RF: Phát đi tín hiệu FM đã mã hóa và cũng là bộ đệm cho khối
điều chế FM.
IC BA1404 gồm 18 chân với sơ đồ kết nối và chức năng cụ thể như sau:

Hình 11. Sơ đồ khối IC BA1404

Chân số
1
2
3
4
5

Tên
Ngõ vào tín hiệu audio kênh R
Ngõ vào bộ khuếch đại
Nối đất
Bộ dao động 38 kHz

Bộ dao động 38 kHz

6

Bộ dao động 38 kHz

7

Ngõ ra RF

8
9
10

Đất
Bộ dao động RF
Bộ dao động RF

11
12

Nguồn áp
Ngõ vào tín hiệu điều chế

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 12

Chức năng
Kết nối đến mạch tiền nhấn

Kết nối đến tụ bypass
Nối đất tần số thấp
Kết nối đến tụ bypass
Kết nối với bộ tạo dao động
thạch anh 38kHz
Kết nối đến tụ tải của bộ tạo dao
động thạch anh
Kết nối đến mạch cộng hưởng
LC
Nối đất tần số cao
Kết nối đến tụ bypass
Kết nối đến tụ và mạch cộng
hưởng LC
Kết nối đến varicap
Kết nối đến tụ bypass và nguồn


13
14
15
16
17
18

Ngõ ra tín hiệu pilot
Ngõ ra tín hiệu ghép kênh
Vcc
Bộ ghép kênh điều chế cân bằng
Bộ ghép kênh điều chế cân bằng
Ngõ vào tín hiệu audio kênh L


tín hiệu đã điều chế
Kết nối đến mạch trộn RC
Kết nối đến mạch trộn RC
Nguồn áp
Kết nối đến trở trimport (?)
Kết nối đến trở trimport (?)
Kết nối đến mạch tiền nhấn

Trong viễn thông, tín hiệu pilot là một tín hiệu, thường có tần số duy nhất, được truyền qua
một hệ thống thông tin liên lạc để giám sát, kiểm soát, cân bằng, đồng bộ hóa, hoặc các mục
đích tham khảo.
Trong máy phát FM stereo : một tone pilot là 19kHz chỉ ra rằng thông tin FM là tại 38kHz
(19x2 , là các hài bậc hai của pilot).Các máy thu FM lấy gấp đôi tần số pilot và sử dụng nó
trong giải điều chế FM stereo.

c) Nguyên lý hoạt động mạch phát fm stereo dùng BA1404
Sơ đồ mạch

Hình 12. Sơ đồ mạch phát FM stereo với BA1404
Mô tả hoạt động của mạch
Khối điều chế Stereo

Đầu vào là tín hiệu âm tần kênh R tại chân số 1 và chân L tại chân số 18. Mỗi tín
hiệu âm tần được khuếch đại 37dB rồi đưa đến bộ ghép kênh.
Thạch anh 38kHz nối vào chân 5&6 tạo sóng mang 19kHz và sóng mang con 38kHz.
Tín hiệu âm tần và sóng mang con được cân bằng và điều chế tại bộ ghép kênh FM stereo

Mạch ĐTTT & THTS


Trang 13


Sơ đồ khối bộ ghép kênh stereo được vẽ như hình 3, bộ này tạo tín hiệu dải nền FM
stereo trước khi được dùng để điều chế FM sóng mang fc. Tín hiệu âm thanh đầu vào ở
dạng lập thể (stereo) gồm micro trái L và micro phải R. Hai tín hiệu này được lọc tiền nhấn
bởi các bộ lọc Hpe sau dó qua ma trận cộng trừ để tạo tín hiệu L+R và L-R.
Tín hiệu L+R được điều chế FM bình thường để máy thu FM mono vẫn thu nhận
được.Tín hiệu L-R dùng để điều chế DSB, một sóng mang 38kHz được tạo ra do nhân đôi
tần số từ dao động chuẩn 38kHz.

Hình 13. Sơ đồ mạch ghép kênh FM stereo

Hình 14. Phổ tín hiệu dải nền ghép kênh FM

Như vậy, 3 thành phần tín hiệu L+R, L-R và pilot 19kHz được ghép chung thành tín
hiệu dải nền xb(t) có phổ như hình 14, xuất ra ở chân 14.
Khối điều chế FM

Mạch dao động cao tần loại Colpitts, tín hiệu vào ở chân 12 nối đến chân B của
transistor. Bằng cách cộng tín hiệu âm tần vào cực nền, điện kháng transistor thay đổi. Điều
chỉnh thời hằng trên mạch dao động, tần số được điều chế.
Tần số cộng hưởng được xác định từ mạch cộng hưởng RC nối giữa nguồn Vcc và
chân số 10.

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 14



Hình 15. Mạch điều chế FM (dao động Cotpitt)
Khối khuếch đại cao tần

Là mạch đơn tần cực emitter nối đất (hình 15).
Ngõ ra RF ở chân số 7 kết nối tới mạch cộng hưởng song song ghép một phần điện
dung để chọn lọc tần số ngõ ra.

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 15


d) Thực hiện - thi công mạch và đo đạc
Sơ đồ nguyên lý mạch FM.
a) Mạch hai cuộn dây

Hình 16. FM hai cuộn dây

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 16


Sơ đồ mạch in.
a) Mạch hai cuộn dây

Hình 17. Mạch in 2 cuộn dây

Mạch ĐTTT & THTS


Trang 17


Kết quả mạch thực:
a) Mạch hai cuộn dây

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 18


Hình 17. BA1404 với 2 cuộn dây

b) Kết quả đo đạc bằng máy phân tính phổ cho mạch 2 cuộn dây.
Mạch ĐTTT & THTS

Trang 19


IV. MẠCH KHUẾCH ĐẠI SIÊU CAO TẦN
a) Cấu trúc & chức năng
Mạch khuếch đại công suất siêu cao tần được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
như Thông tin vô tuyến, Truyền hình, Radar…
Các kỹ thuật cơ bản dùng trong khuếch đại công suất cao tần có thể sử dụng các lớp
như A, B, AB, C, D,… cho dãy tần số từ VHF đến siêu cao tần ( từ 30Mhz trở đi)
Công suất ngõ ra từ vài mW đến hàng MW, tùy ứng dụng.
Chức năng chính của 1 mạch khuếch đại (MKĐ) là nhận tín hiệu vào và làm cho
biên độ của nó lớn hơn. Có nhiều loại MKĐ tùy theo mục đích sử dụng. Ví dụ mạch phát
sóng vô tuyến dùng MKĐ tần số vô tuyến (RF) để khuếch đại tín hiệu trước khi đưa đến
anten phát.

Các thông số quan trọng nhất cần quan tâm đối với một MKĐ công suất siêu cao tần
là:
 Công suất ngõ ra
 Độ lợi
 Tính tuyến tính
 Độ ổn định
 Nguồn áp cấp DC
 Hiệu suất
 Tính bền vững

b) Các khối chức năng chính của một MKĐ
 Khối công suất nguồn: Chức năng đầu tiên của khối này là nhận công suất xoay

chiều từ ổ cắm và chuyển đổi nó thành điện áp một chiều. Quá trình chuyển đổi này
là cần thiết vì các thiết bị bán dẫn bên trong MKĐ (transistors, FETs, MOSFETs,
v.v...) chỉ hoạt động với dạng áp này.
 Tầng ngõ vào: Thu nhận tín hiệu chuẩn bị cho việc khuếch đại ở tầng ngõ ra.
 Tầng ngõ ra: Chuyển đổi tín hiệu vào biên độ thấp thành một bản sao có năng
lượng lớn hơn nhiều lần có khả năng truyền tải công suất lớn đến anten. Khối này
thường sử dụng các transistor công suất hoặc MOSFETs và tỏa nhiệt nhiều nhất
trong MKĐ.
 Các lớp khuếch đại:

Lớp trong MKĐ liên quan đến việc thiết kế mạch, thường là ở Tầng ngõ ra. Trong
thực tế có nhiều lớp được sử dụng trong 1 MKĐ, các lớp phổ biến bao gồm:
Lớp A: Các mạch khuếch đại lớp A có sự méo dạng rất thấp, tuy nhiên chúng có
hiệu suất kém (khoảng 50%) và hiếm khi được dùng cho các thiết kế công suất lớn. Sự méo
dạng thấp là do transistor trong mạch được phân cực ON khi mạch chạy không tải. MKĐ
lớp A thường được sử dụng cho các mạch công suất thấp.
Mạch ĐTTT & THTS


Trang 20


Lớp A có tính tuyến tính cao nhất trong các lớp.
Góc dẫn: 3600: Transistor dẫn trong toàn chu kỳ của tín hiệu vào.

Hình 21. Đồ thị biểu diễn tín hiệu vào vi(t) và dòng Ic(t) của MKĐ lớp A

Lớp B: MKĐ lớp B được dùng trong các thiết kế giá thành thấp. Nó có hiệu suất
đáng kể hơn so với lớp A (khoảng 78.5%), tuy nhiên chúng chịu sự méo dạng lớn (tính
tuyến tính thấp) khi tín hiệu nhỏ. Trước sự xuất hiện của các MKĐ IC, MKĐ lớp B khá phổ
biến trong các mạch vô tuyến hoặc các ứng dụng mà chất lượng âm thanh không quan
trọng.
Góc dẫn: 1800: Transistor dẫn trong ½ chu kỳ của tín hiệu vào.

Hình 22. Ví dụ về MKĐ lớp B

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 21


Hình 23. Đồ thị biểu diễn tín hiệu vào vi(t) và dòng Ic(t) của MKĐ lớp B

Lớp AB: đây là lớp khuếch đại được dùng nhiều nhất hiện nay trong các MKĐ
stereo và tương tự. Nó là sự kết hợp những ưu điểm của lớp A và lớp B: hiệu suất cao của
lớp B và tính ít méo dạng của lớp A. Sự méo dạng lớn nhất khi tín hiệu nhỏ và nhỏ nhất khi
tín hiệu qua điểm cắt.
Góc dẫn: giữa 1800 và 3600 : Transistor dẫn trong hơn ½ chu kỳ của tín hiệu vào.


Hình 24. Đồ thị biểu diễn tín hiệu vào vi(t) và dòng Ic(t) của MKĐ lớp AB

c) Thực hiện – thi công mạch.
Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại:

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 22


Hình 25. Shematic mạch khuếch đại RF

Sơ đồ mạch in của mạch khuếch đại:

Thi công thực tế:

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 23


Hình 18. Mạch khuếch đại

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 24


V. Mạch FM jammer:


Sơ đồ nguyên lý:

Layout:

Mạch ĐTTT & THTS

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×