Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

Tri thức bản địa đặc trưng của dân tộc Cơtu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 31 trang )

TRI THỨC BẢN ĐỊA ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN TỘC CƠ TU

GVHD: Lê Thị Lâm
NHÓM I


I. Giới thiệu chung về dân tộc Cơ Tu


I. Giới thiệu chung về dân tộc Cơ Tu





Người Cơ Tu (còn gọi là người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang).
Dân số người Cơ Tu có khoảng trên 76 nghìn người.
Người Cơ Tu nói tiếng Cơ Tu, một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer trong Hệ
ngôn ngữ Nam Á.


I. Giới thiệu chung về dân tộc Cơ Tu



Cư trú tại 38 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cơ Tu cư trú tập trung tại
các tỉnh: Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.



Quan hệ của tộc người Cơ Tu là tập hợp của cá quan hệ phân chi.




I. Giới thiệu chung về dân tộc Cơ Tu



Hình thái cư trú xen cư giữa người Cơ Tu Tây Giang với các dân tộc khác rất ít xảy
ra nên nó có sự thống nhất, không bị phân cách lớn, không phụ thuộc bởi yếu tố
địa hình phức tạp, địa bàn khó khăn không có gián đoạn lớn, không có dân tộc
khác xen kẻ. Từ đó, có những nét đặc trưng riêng, văn hóa riêng, tiếng nói riêng
của dân tộc Cơ Tu.


II. Một số đặc điểm cơ bản về dân tộc Cơ Tu


1. Về thiên nhiên
Đây là loại rừng tích tụ và lưu giữ nguồn
nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của con
người. Để bảo vệ những khu rừng này người
Cơ-tu đã xây dựng nên những truyền thuyết,
huyền thoại các khu rừng hay một vài loại
cây, loài động vật hoang dã.


1. Về thiên nhiên



Đối với rừng khai thác

Với người Cơ-tu, mỗi khu rừng có chủ riêng để quản lý, khai thác, săn bắt. Ai từ

nơi khác đến muốn có đất làm rẫy phải mua rừng, mua đoạn sông, đoạn suối bằng
vật có giá trị nhất của mình


2. Phong tục của dân tộc Cơ Tu
Người Cơ-tu ăn cơm lẻ, cơm nếp. Thịt cá
thường được ướp sấy hoặc làm chua trong
các ống tre, nứa gác bếp để dự trữ. Nam, nữ
ăn riêng và thường ăn bốc. Uống có nhiều loại
như rượu cần, rượu sắn, rượu gạo, rượu tà
vạc (chế từ cây rừng)...


2. Phong tục của dân tộc Cơ Tu
Nhà ở quây theo hình bầu dục thành
làng, có ngôi nhà chung gọi là gươl (nhà
rông). Người Cơ-tu ở nhà sàn. Nhà có
mái tròn hình mui rùa, đầu đốc có trang
trí khau cút.


2. Phong tục của dân tộc Cơ Tu



Hôn nhân: Người Cơ-tu có chế độ một vợ một chồng, nhưng có quan hệ hôn
nhân một chiều giữa hai dòng họ. Vợ góa lấy anh hoặc em chồng quá cố. Khi lấy
vợ phải qua các nghi thức, khi đã khá giả thường tổ chức cưới thêm một lần nữa.



2. Phong tục của dân tộc Cơ Tu



Tang ma: Người Cơ-tu thường dựng nhà mồ cho người chết. Chôn cất xong là bỏ
mả ngay. Sau 5 - 10 năm, người ta làm lễ dồn mồ. Đối với những người chết
trong dòng họ chôn chung vào một huyệt lớn.


3. Văn hóa của dân tộc Cơ Tu




Gươl


Văn hóa ăn mặc của người Cơ Tu


Lễ hội đâm trâu – niềm háo hức của người Cơ Tu


Ngủ Duông – Lướt Dướng






Tục ngủ duông là một thông điệp gửi gắm những mối tình trai gái Cơ Tu nên vợ
nên chồng để hôm nay nó vẫn còn trường tồn mãi với thời gian.
Tuy đôi nam nữ có quyền tự do tìm hiểu nhưng luật tục Cơtu cũng quy định rất
rõ và rất nghiêm khắc xử lý những trường hợp quan hệ tình dục bừa bãi hoặc có
thai trước khi cưới.
Tục ngủ duông của người Cơ Tu là sự hội tụ của những nét đẹp văn hoá đặc sắc
còn bảo lưu nhiều yếu tố truyền thống trong nghi thức đám cưới truyền thống
của người Cơ Tu.


III. Tri thức bản địa đặc trưng của dân tộc Cơ Tu


1. Về thiên nhiên





Thứ nhất, rừng thiêng (còn gọi là rừng cấm) theo họ là khu rừng có chôn người
chết tức là “nghĩa địa” (pịng xal).
Thứ hai, rừng thiêng là những khu rừng có người bị chết hoang, tự tử hay khi đi
săn bị sa bẫy chết, hoặc chết vì bị cây đè...người Cơ-tu gọi là chết xấu (pịng xal
mốp) thường chôn ở những khu rừng sâu.
Thứ ba, rừng thiêng còn là những khu “rừng tích” tức là có một sự tích rùng rợn
nào đó được người xưa kể lại.


2. Về lao động sản xuất

a. Lịch nông vụ





Người Cơ Tu ở các huyện miền núi cao Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang
(Quảng Nam) đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi. Họ dựa
theo chu kỳ của mặt trăng theo ngày âm lịch làm nông lịch và chia các tháng
trong năm để ấn định các công việc nương rẫy, xem như là nông lịch.
Cũng dựa vào Nông lịch, người Cơ Tu còn có kinh nghiệm xem ngày tốt xấu, nên
làm việc gì, nên tránh việc gì.
Các già làng và những người còn có kinh nghiệm nhìn trăng, mây và số lượng các
ngày mưa dông đã qua để tính toán thời gian sẽ tiến hành tỉa lúa…


2. Về lao động sản xuất
b. Kinh Tế



Rẫy làm theo kiểu du canh du cư, từ du canh theo từng chu kì dến du cư. Chọn
rẫy chủ yếu là xem màu đất theo kinh nghiệm dân gian, rẫy tốt phải ở nơi rừng
có đát dày, xốp. Mùa chọn rẫy là vào tháng 12 và tháng 1 theo lịch của đồng
bào. Đồng bào kiêng làm rẫy ở những nơi có cây đa hoặc một cây cổ thụ nào đó.
Theo quan niệm của họ, nếu làm rẫy ở nơi ấy thì sau này ma sẽ làm hại màu
màng và gây ra dịch bệnh.Trước đây, khi có công việc như phát rẫy, đốt rẫy, tra
hạt hay thu hoạch mùa màng ở vùng Cơ-tu đều có hình thức đổi công giũa các
gia đình, mọi thành quả thu hoạch thì chia đều cho các nhân khẩu .



2. Về lao động sản xuất
c. Dệt Thổ Cẩm



Người Cơtu vốn có những kỹ xảo trong dệt vải, nhất là kỹ xảo, nghệ thuật nhuộm
màu, trang trí hoa văn cấu tạo các dạng hoa văn, đặc biệt là dùng hạt cườm
nhựa, cườm chì tạo hoa văn, những sản phẩm của những làng dệt thường có độ
thẩm mỹ cao hơn những nơi khác, giá trị lưu thông cao hơn.


3. Về y học





Người đồng bào Cơ Tu cho rằng mọi bệnh tật mà họ mắc phải đều do thần linh
quở phạt hoặc ma quỷ gây nên.
Người bệnh không hoặc rất ít khi được đưa vào bệnh viện để chữa trị mà đa số
là được mời thầy cúng về để “ điều trị” tại nhà. Người Cơ Tu cho rằng họ bị bệnh
là do bị ma ám cho nên phải mời thầy về bắt ma.
Theo người dân Cơ Tu miền núi xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng
Nam, sau khi sinh con, nếu người mẹ không may bị chết thì đứa bé phải bị chôn
theo mẹ.


IV. Một số giải pháp đề xuất hỗ trợ người dân tộc Cơ Tu
trong gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống



1. Các giải pháp về kinh tế





Thứ nhất, đầu tư hoàn thiện dần cơ sở hạ tầng kinh tế: điện- đường- trườngtrạm đối với từng xã vùng cao.
Thứ hai, quy hoạch tái định cư cho dân để đảm bảo an cư và tạo điều kiện thuận
lợi trong hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, đảm bảo lương thực tại chỗ cho
miền núi.
Thứ ba, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp và đầu tư
giống cây trồng, con vật nuôi đến từng hộ dân.


×