Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sang kien kinh nghiem ve mon Ngu van THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.91 KB, 14 trang )

GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG TỐT YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lý do chọn đề tài:
Nhạc sĩ Trần Tiến có viết: “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai…Xin được hát
ngàn lần như thế”.
Bác Hồ xác định vị trí của học sinh hôm nay bằng lời nhắn gửi rất cụ thể: “ Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần ở công học tập của các cháu”. Vì vậy việc giáo dục, chuẩn bị hành trang cho học
sinh hôm nay là vô cùng quan trọng.
Hơn nữa, năm học 2013 – 2014 là năm học tiếp tục thự hiện có hiệu quả cuộc vận
động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận đông: “Mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “hai không”
với 4 nội dung và phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của
ngành.
Xác định được mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể của năm học mhư vậy, bản
thân tôi là một giáo viên Ngữ văn, nhà giáo dục, luôn trăn trở làm thế nào để những đơn
vị kiến thức của bài dạy có thể đến với các em một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Từ
suy nghĩ như vậy cùng với thực trạng giảng dạy môn ngữ văn 8,9, tôi đã xây dựng chủ
đề: “ Giải pháp giúp học sinh vận dụng tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự
sự” để đưa ra trao đổi với các bạn đồng nghiệp.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là vô cùng quan trọng. Nó là
đòn bẩy, là thứ “gia vị” để làm cho bài văn tự sự được “đậm đà”, “ngon” hơn, “sắc nét.
nổi bật” hơn. Thiếu nó tưởng như thức ăn không có mắm muối vậy. Cụ thể khi kể con
vật là con mèo, một học sinh viết:
“ Hè năm ngoái, bà nội ra nhà tôi chơi. Bà mang theo một con mèo cho tôi. Đó là
một con mèo mướp, màu lông vàng nhạt xen lẫn màu trắng trông thật đẹp. Hai con mắt
trông như hai hòn bi ve.. Chưa quen, lúc nào nó cùng trốn trong gầm giường. Khi ăn
cơm mới ra. Em rất yêu thích và thấy tội nghiệp cho nó vì nó phải xa gia đình, người


thân”.
Điều này càng thấy được rõ khi ta xem xét ví dụ sau: Bài viết kể về một buổi về
thăm trường cũ không thể chỉ chú ý kể về sự việc: về trường – vào thăm trường - gặp
thầy cô gáo cũ, nói chuyện- gặp gỡ học sinh mới – thăm phòng học, chỗ ngồi cũ – ra về.
Thật chẳng khác nào con người rô bốt, không cảm xúc, không cảm nhận. đối với một
-1-


người về thăm trường cũ cảm xúc ra sao? (cảm xúc khi đến cổng, cảm xúc khi gặp thầy
cô giáo cũ, khi gặp gỡ học sinh mới có suy nghĩ gì?) Sự cảm nhận trường thay đổi như
thế nào? (cảnh quan, cây cối, phòng học, cấu trúc…thầy cô?)
Từ đó ta thấy được việc sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự không
phải là vấn đề thích hay không mà là vấn đề thiết yếu.
Nhưng qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn 8,9 tôi thấy rằng rất nhiều học sinh
chưa có ý thức sử dụng yếu tổ miêu tả, biểu cảm vào văn tự sự. Hoặc có sử dụng nhưng
không triệt để, còn lấy lệ, hời hợt. Chẳng hạn khi kể về con vật là con chó, trong bài học
sinh có đoạn viết:
“Năm nay chó đã lớn. Nó ăn rất khỏe. Chú và em giỡn với nhau rất vui”. Nếu có ý
thức sử dụng học sinh sẽ miêu tả chi tiết: Chó lớn ra sao? Hình dáng, màu lông, chân,
mắt, tai…của con chó trưởng thành như thế nào? Tình cảm của em đối với nó.
Tôi đã tiến hành khảo sát vấn đề trên với bài tập cụ thể sau:
? Em hãy kể về con vật mà em yêu thích.
Kết quả thu được:
Năm
học
2010-

Giỏi

Khá


TB

SL

%

SL

%

SL

%

01

3%

03

9%

11

8B/34 02

6%

04


12%

09

8A/3
5

Yếu
SL

Kém

%

SL

%

31% 13

37%

7

20%

26% 15

44%


04

12%

Vậy tại sao học sinh chưa biết sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm? Qua tìm hiểu
cho thấy, các em chưa phân biệt được yếu tố miêu tả và biểu cảm. Với yếu tố tự sự, chưa
thấy được giá trị sử dụng cụ thể của hai yếu tố đó trong văn bản nghị luận. Đặc biệt khi
hỏi giá trị của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự cụ thể thì các em trả lời giá trị
chung chung: “ Làm cho văn bản tự sự được sinh động, hấp dẫn, sự vật, sự việc cụ thể,
sâu sắc” chứ chưa xác định được giá trị cụ thể ở từng đoạn.
-2-


III. Đối tượng nghiên cứu.
Vận dụng tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự ở tất cả các khối lớp
THCS đặc biệt là khối 8,9.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu trong phạm vi phân môn Tập làm văn, tích hợp với Văn bản và tiếng
Việt, qua đó giáo dục kĩ năng sống cho các em.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Khi triển khai đề tài, người viết tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, đọc tài liệu, thu thập dữ liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học
sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
+Thu thập dữ liệu qua bài viết của học sinh sau đó thống kê lại và trao đổi với đồng
nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, ứng dụng.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. Cơ sở lý luận:
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục THCS của bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Bậc

THCS phải giúp học sinh có kỹ năng bước đầu, biết vận dụng những kiến thức đã học và
kinh nghiệm thu được của bản thân để áp dụng vào hành văn một cách trôi chảy, lôgic,
có thể vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học đề giải quyết những vấn đề trong
học tập hoặc thường gặp trong cuộc sống bản thân, cộng đồng”.
Bên cạnh đó mục tiêu môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng
cũng khẳng định: dạy học môn Ngữ văn phải “Làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói,
đọc, đặc biệt là viết thành thạo.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
Các em đã tiếp xúc với kiểu văn bản tự sự từ cấp 1 và lên lớp 6 các em đã được
thực hành viết một số bài văn tự sự. Trong một số văn bản tự sự ở các em cũng đã được
tiếp xúc với nhiều đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. Bên cạnh đó các em
còn được thực hành nhiều tiết Luyện nói văn tự sự. Đó là điều kiện thuận lợi cho các em
trong quá trình viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
2. Khó khăn:
Trường THCS Êatrul có tỉ lệ học sinh dân tộc trên 50%. Sự nhận thức của các em
còn hạn chế so với học sinh thị xã, thành phố. Vốn ngôn ngữ của các em đồng bào ít ỏi,
các em lại quen với lối tư duy ghi nhớ máy móc. Mặc dù các em đã được làm quen với
kiểu bài tự sự ở bậc tiểu học nhưng các em chỉ quen với cách viết đoạn văn đơn thuần,
-3-


diễn đạt vụng về. Vì vậy học sinh gặp không ít khó khăn khi phát hiện hoặc viết đoạn
văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Việc nghiên cứu thể nghiệm phương pháp, cách thức tổ chức, rèn luyện kĩ năng viết
đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm cho học sinh THCS đến nay chưa có
một tác giả nào trình bày thành một đề tài riêng để nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Vì vậy bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cho mình một phương pháp,
cách thức giảng dạy tương đối phù hợp với đối tượng học sinh, để khắc phục phần nào
những khó khăn chung tôi thường gặp phải trong quá trình dạy học.

III. Các giải pháp thực hiện.
Từ thực trạng trên tôi đưa ra các giải pháp thực hiện như sau:
1. Phát hiện yếu tố miêu tả, biểu cảm và giá trị của chúng trong đoạn văn tự sự.
1.1. Phát hiện yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Phát hiện ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự không phải là vấn đề
đơn giản ngay cả đối với giáo viên, chưa nói gì đến học sinh. Bởi vì những yếu tố miêu
tả nhiều khi rất mờ nhạt.
Chẳng hạn, Bác Hồ viết: “Cái tách của ta nó có tai” - Ngữ văn 9- tập 1. Nói như
vậy không có nghĩa là học sinh và giáo viên không thể xác định được. Giáo viên nên rèn
luyện dần cho học sinh, không nên coi nhẹ bước này mà quá chú tâm tìm ra giá trị sử
dụng.
1.2. Phát hiện giá trị của yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Thực tế cho thấy khi làm bài phân tích giá trị sử dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm
trong văn bản tự sự, học sinh chỉ ghi lại khái quát, chung chung ở phần ghi nhớ mà
không tìm ra giá trị cụ thể trong từng đoạn văn, không bám vào nội dung của đoạn văn.
Nếu như vậy thì giá trị của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong mười đoạn văn tự sự đều
giống nhau. Tránh tình trạng trên, giáo viên cho học sinh luyện tập để học sinh ý thức
được rằng phải tìm ra giá trị cụ thể trong từng đoạn tự sự.
2. Viết đoạn văn phân tích giá trị của miêu tả và biểu cảm trong đoạn tự sự.
Nếu chỉ tìm và nêu được giá trị của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự
thì chưa đủ, cần yêu cầu cao hơn là cho học sinh viết được đoạn văn phân tích giá trị sử
dụng của chúng. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách viết đoạn văn phân tích giá trị
biểu đạt của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự.
3. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Từ việc tìm hiểu, nắm được giá trị của miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự, cần
rèn luyện thói quen cho học sinh sử dụng chúng khi viết văn bản tự sự.
IV. Giải pháp thực hiện cụ thể:
1. Phát hiện yếu tố miêu tả, biểu cảm và giá trị của chúng trong đoạn văn tự sự.
-4-



Tiến hành thực hiện ở tiết 24- ngữ văn 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự
sự. Thời gian chỉ có 1 tiết, giáo viên có thể luyện tập cho học sinh vào các buổi phụ đạo.
Nội dung cụ thể của tiết học:
a. Yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
Ví dụ: Giáo viên treo bảng phụ hoặc máy chiếu trình bày đoạn văn:
“ Xe chạy chầm chậm…Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở
hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi,
xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Con nín đi, mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi
mới kịp nhận ra mẹ không còm cõi, xơ xác quá như cô nhắc lại lời người họ nội của tôi.
Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu
hồng của hai gò má, hay tại sự sung sướng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài, máu
mủ của mình mà mẹ tôi lại trở nên tươi đẹp như thuở còn sung túc. Tôi ngồi trên đệm
xe, đùi áp vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi. Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã
bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và hơi thở ở khuôn miệng
xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ,
để bàn tạy của người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới
thấy người mẹ có một sự êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi
không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì?”
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
? Hãy gạch chân yếu tố miêu tả và biểu cảm.
? Các yếu tố này đứng riêng lẻ hay xen kẽ với các yếu tố tự sự?
HS: Xen kẽ
? So sánh đoạn văn trên với đoạn văn viết lại đã lược bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm.
“ Xe chạy . Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi trèo lên xe, mẹ tôi
kéo tay tôi hỏi tôi, tôi khóc, mẹ tôi cũng khóc.
- Con nín đi, mợ đã về với các con rồi.

Tôi ngồi quan sát mẹ tôi. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ
mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì?”
Dự kiến học sinh trả lời:
+ Nội dung không cụ thể.
+ Không sâu sắc
+ Đoạn văn khô khan.
-5-


? Không cụ thể, không sâu sắc ở chỗ nào? Lý giải cụ thể?
+ Không thấy được Hồng và mẹ Hồng khóc như thế nào. Cảm nhận của Hồng về mẹ sau
bao ngày xa cách không rõ. Hạnh phúc của hai mẹ con khi gặp nhau không rõ.
Gv. Từ đó bình và phát triển thêm để học sinh thấy được giá trị của yếu tố miêu tả
và biểu cảm trong đoạn văn.
Nhờ các yếu tố miêu tả “chầm chậm”, người đọc và cả bé Hồng biết được đó là mẹ
của Hồng, đáp lại sự hồi hộp, lo lắng nhầm tưởng của Hồng. Đồng thời qua chi tiết
“trán đẫm mồ hôi”, “ríu cả chân”, “thở hồng hộc” thấy được sự cuống quýt, rối rít,
những bước chạy của sự khát khao sau bao ngày mòn mỏi chờ đợi, hy vọng gần rơi vào
sự vô vọng. Tiếng khóc của hai mẹ con cũng rất cụ thể, Hồng “nức nở”, tiếng khóc tủi
thân của một đứa trẻ, rất phù hợp sau bao ngày xa cách không có lấy một lá thư, rồi
thăm hỏi, một món quà, nay được gặp mẹ, mẹ xốc nách lên xe, xoa đầu hỏi han khiến
cho Hồng vừa hờn vừa tủi. Nhưng cái khóc kìm nén của một đứa trẻ “nức nở” khác với
cái khóc “hu hu”.
Người mẹ cũng không kém “sụt sùi theo”. Qua tiếng khóc ta như thấy được một
người mẹ đang kìm nén cảm xúc, tiếng khóc của người mẹ thương con mà không làm gì
được cho con. Khác với các kiểu “thương vay khóc mướn”, cũng không chung chung
như là “khóc”.
Chi tiết “chiếc áo nâu” là chi tiết nhỏ trong đoạn văn nhưng cũng đầy dụng ý của
tá giả. Chứng tỏ cuộc sống của mẹ cũng giản dị như bao người phụ nữ chân chính khác.
Thì không thể là mẹ lẳng lơ “ chưa đoạn tang với thầy tôi mà chửa đẻ với người khác”.

Và những quan sát, những cảm nhận của Hồng về mẹ “ gương mặt tươi sáng, nước da
mịn, tươi đẹp”, “ hơi quần áo và hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu…thơm tho lạ
thường” ta thấy được tình yêu vô bờ của Hồng dành cho mẹ. Trong con mắt trẻ thơ, mẹ
lúc nào cũng đẹp, luôn luôn đẹp nhất. Ta cũng suy luận thấy rằng mẹ cũng khao khát
muốn gặp con, hạnh phúc được “trông nhìn và ôm ấp hình hài máu mủ” mà mẹ trở nên
xinh đẹp. Đặc biệt nhờ yếu tố biểu cảm, ta thấy được niềm hạnh phúc bất tận vô bờ của
Hồng khi được ở trong lòng mẹ, trong vòng tay của mẹ “phải bé lại và lăn vào lòng mẹ,
áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ…thấy người mẹ có một sự êm dịu vô cùng”.
Như vậy nhờ yếu tố miêu tả và biểu cảm ta thấy được cụ thể hơn, sâu sắc hơn tình
yêu cháy bỏng và niềm hạnh phúc lớn lao của Hồng khi gặp mẹ. Đồng thời chúng ta
cũng thấy được trong ngòi bút của Nguyên Hồng thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân
đạo cao cả.
? Qua việc tìm hiểu trên, hãy rút ra việc sử dụng và giá trị của yếu tố miêu tả, biểu
cảm trong đoạn văn tự sự?
- Sử dụng đan xen với yếu tố tự sự.
- Tác dụng: làm cho việc kể chuyện hiện lên cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn.
GV. Cho học sinh đọc ghi nhớ sgk
-6-


Luyện tập.
Bài tập 1: Cho đoạn văn sau: xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm, nêu giá trị (gv dùng
bảng phụ hoặc máy chiếu)
“ Cô tôi hỏi tôi, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
- Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu
xuống đất: Lòng tôi thắt lại, khóe mắt cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi mà rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa
và thăm em bé chứ.
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ.

Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn lấy tôi
như ý cô tôi muốn”
? Gạch chân yếu tố miêu tả, biểu cảm.
+ Học sinh lên bảng gạch chân (phân biệt yếu tố miêu tả, biểu cảm bằng phấn khác màu)
? Phân tích giá trị biểu đạt bằng cách so sánh với đoạn văn sau:
( Giáo viên treo bảng phụ đặt song song để học sinh so sánh)
“ Cô tôi hỏi:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm cơ mà, có như dạo trước đâu?
- Rồi cô nhìn tôi. Tôi không nói gì. Cô tôi vỗ vai tôi nói:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa
và thăm em bé chứ.
Tôi khóc”
Học sinh:
- Yếu tố miêiu tả: Giọng vẫn ngọt, mắt long lanh, chằm chặp nhìn. Hai tiếng “em bé”
ngân dài thật ngọt, thật rõ: đã làm rõ thái độ trêu chọc, giễu cợt, đầy ác ý của người cô.
- Yếu tố biểu cảm: “ Lòng tôi thắt lại, khóe mắt cay cay, nước mắt tôi ròng ròng rớt
xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ, xoắn chặt lấy tâm can” làm rõ
tâm trạng đau đớn của Hồng vì thương mẹ.
GV bình thêm: Qua yếu tố miêu tả, ta thấy được sự giả tạo trong lời nói có vẻ đầy quan
tâm của người cô “ vào đi tao chạy cho tiền tàu”, nhưng “mắt chằm chặp nhìn”, xem sự
thay đổi trên nét mặt của Hồng ra sao và ánh mắt “long lanh” có vẻ đắc ý khi thực hiện
được điều mong muốn, ý đồ gieo rắc vào đầu Hồng sự hoài nghi khinh miệt mẹ. Cô tươi
cười trước đau khổ của đứa cháu ruột tội nghiệp, đáng thương, giọng mỉa mai “ ngân
thật dài, thật ngọt, thật rõ” như đã khẳng định sự vô tâm, lạnh lùng, tàn nhẫn, độc ác,
khô héo tình máu mủ ruột rà của người cô. Cũng qua yếu tố biểu cảm “im lăng”, “lòng
-7-


thắt lại”, “mắt cay cay”, nước mắt “ròng ròng”, “đầm đìa”, “chan hòa”, thấy được cách
cư xử nhã nhặn phải đạo của Hồng, mặc dù rất tức giận, không hài lòng nhưng Hồng

chịu đựng chứ không phản ứng lại. Thấy được người cô càng gieo rắc bao nhiêu Hồng
càng đau khổ bấy nhiêu và càng thể hiện tình thương yêu sâu sắc.
Bài tập 2:
Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm, phân tích giá trị của chúng?
“ Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm
như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy
vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn
một nửa hay dám bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn
quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ.
Họ thèm vụng và ước ao được như những họ trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi
phải rụt rè trong cảnh lạ”.
( Tôi đi học Thanh Tịnh)
? Gạch chân yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Học sinh gạch chân.
? Giá trị.
- Miêu tả được cảnh trường Mỹ Lý.
- Cảm xúc của đứa trẻ lần đầu tiên đến trường rụt rè e sợ.
Gv bình:
Cảm nhận mới lạ của đứa trẻ lần đầu tiên tựu trường, mặc dù không phải là đến lần
đầu, nhưng là lần đầu tiên cảm nhận, quan sát ngôi trường dưới con mắt của một học
sinh, chủ nhân của nó, nên cảm thấy trường đáng yêu, đẹp hơn, xinh xắn, oai nghiêm,
“rộng”, “cao” hơn. Chính sự cảm nhận như vậy nên tâm trạng của nhân vật mới “ lo sợ
vẩn vơ” rất phù hợp tâm trạng của một đứa trẻ lần đầu xa mẹ (người thân) bước vào môi
trường mới, rộng hơn, xa lạ hơn. Cảm thấy bỡ ngỡ “e sợ” rụt rè nép bên người thân,
không dám tự do chạy nhảy đùa vui như ở mẫu giáo đã quen thuộc, chỉ dám nhìn một
nửa, đi từng bước nhẹ, mặc dù rất muốn. Cảm giác đó càng được nhận thấy rõ hơn qua
hình ảnh so sánh “ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời muốn bay
nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Qua yếu tố miêu tả, biểu cảm ta thấy được ngôi trường
hiện lên cụ thể hơn, thấy rõ tâm trạng nhân vật hơn. Đồng thời thấy được sự miêu tả vô

cùng tinh tế của Thanh Tịnh trong việc miêu tả tâm lí của một đứa trẻ, ngòi bút văn
xuôi đậm chất trữ tình, cảm xúc trong trẻo. êm dịu.
Bài tập 3: Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn trích:
“Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở trên nhà
lão Hạc. Tôi mãi mới chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước đang xôn xao ở trong
-8-


nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo
xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại
giật mạnh một cái nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão.
Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”.
(Lão Hạc – Nam Cao)
? Gạch chân yếu tố miêu tả?
? So sánh với đoạn văn sau và nêu giá trị của yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
“Tôi ở nhà Binh Tư về một lúc. Nghe tiếng nhiều người bên nhà lão Hạc. Tôi chạy
sang. Tôi thấy người hàng xóm đến trước đang hỏi nhau. Tôi chạy vào thấy lão Hạc
đang nằm trên giường, có hai người đàn ông đè lên. Hai tiếng sau lão chết”.
Học sinh: Cái chết của lão Hạc hiện lên không rõ.
? Không rõ như thế nào?
+ Không thấy được không khí nhốn nháo.
+ Lão chết, cái chết của một người ăn bã chó ra sao?
Gv từ đó bình: Sử dụng yếu tố miêu tả, ta thấy được cảnh nhốn nháo của những người
hàng xóm không hiểu vì sao lão chết, một cái chết quá bất ngờ nên “xôn xao”, “băn
khoăn” hỏi. Những chi tiết “ mắt long sòng sọc”, “ đầu tóc rũ rượi”, “ vật vã”, “ quần
áo xộc xệch”, “ bọt mép sùi ra” làm rõ, cụ thể cái chết của một người ăn bã chó không
khác gì cái chết của một con chó ăn bã chó. Khác hẳn cái chết của một người bình
thường “ nhắm mắt xuôi tay”. Đặc biệt là hai người đàn ông “ lực lưỡng” đè lên người
lão, trong khi lão Hạc đã già, ốm yếu, gầy đi nhiều. Càng thấy rõ cái chết vật vã, dữ dội
nhường nào! Sự dữ dội, vật vã đó không phải trong tích tắc, vài phút mà hai tiếng đồng

hồ.
? Qua việc miêu tả đó, thể hiện thái độ, tình cảm gì ở tác giả và gợi cho em cảm
xúc gì?
- Bày tỏ lòng thương cảm, ca ngợi lòng thương con cao cả (thà chọn cái chết khổ sở
còn hơn để ăn vào số tiền, vườn của con)
- Gợi cho em sự thương xót, kính phục.
* Giáo viên chốt: Như vậy việc sử dụng yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên có tác dụng:
- Làm rõ cái chết của lão Hạc.
- Bày tỏ lòng thương cảm của tác giả.
- Gợi tình cảm thương xót của người đọc.
2. Viết đoạn văn phân tích giá trị yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự.

-9-


Sau khi học sinh xác định được yếu tố miêu tả, biểu cảm và phát hiện gái trị biểu đạt
của nó trong đoạn văn tự sự, giáo viên cần cho học sinh luyện tập viết đoạn văn trình
bày giá trị của hai yếu tố trên.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết bằng cách đưa ra mô hình, cấu trúc của đoạn
văn.
- Câu mở đoạn: Giới thiệu sự việc (nội dung) của đoạn, tác phẩm, tác giả nào?
- Các câu thân đoạn: Phân tích giá trị cụ thể của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn tự
sự.
- Câu kết: Khái quát lại giá trị, tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề của văn
bản (sự thành công của tác phẩm)
* Lưu ý học sinh viết các câu thân đoạn phân tích giá trị sử dụng: Vì có nhiều chi tiết
miêu tả, biểu cảm nên tuỳ vào từng đoạn văn có thể phân tích tuần tự từng chi tiết hoặc
ta quy các yếu tố miêu tả đồng đối tượng, tính chất về một ý tránh lặp lại, vụn vặt.
- Sau khi đưa ra công thức, cấu trúc của đoạn, giáo viên cho học sinh phân tích giá trị
của miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự. Nên làm từ mức độ dễ đến khó. Có thể cho

làm ở những bài mà giáo viên vừa hướng dẫn, học sinh tìm và phát hiện ra giá trị của
chúng trong đoạn văn. Sau đó cho học sinh ở bài không cần sự hướng dẫn của giáo viên
(bài mới)
Bài tập 1: Viết đoạn văn phân tích giá trị của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn:
“ Nhưng lần này lại khác. Trường Mỹ Lý trông vừa xinh xắn, oai nghiêm như cái
đình làng Hòa Ấp…….rụt rè trong cảnh lạ”
- HS viết
- HS trình bày
- Nhận xét: + Diễn đạt
+ Nội dung
- GV củng cố: Đưa ra đoạn văn mẫu cụ thể bằng bảng phụ.
Đoạn văn kể về kỉ niện lần đầu tiên của trường “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” của
Thanh Tịnh. Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm để miêu tả ngôi trường và
tâm trạng của “tôi” cũng như những đứa trẻ như tôi”. Việc sử dụng hai yếu tố miêu tả và
biểu cảm đã toát lên cụ thể những cảm nhận mới lạ và cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè, e sợ của
“tôi” trong ngày tựu trường. Sự cảm nhận mới lạ đó được thể hiện rõ qua chi tiết
“Trường xinh xắn, oai nghiêm”, “sân nó rộng, mình nó cao hơn”, không phải lần đầu tới
trường nhưng lại là lần đầu tiên tới trường, quan sát bằng con mắt của một cậu học trò,
chủ nhân của nó nên khác hoàn toàn so với lần đi bắt chim ghé vào. Chính sự “oai
nghiêm”, “rộng”, “cao hơn” mà cậu bé “đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Tâm trạng của một đứa
trẻ còn non nớt, lần đầu rời xa người thân bước vào môi trường mới, xa lạ hơn, cảm thấy
“bỡ ngỡ’, “nép bên người thân” không còn tự do vui đùa, chạy nhảy như ở nhà hay ở
- 10 -


trường mẫu giáo đã thân quen, không dám đi chỉ dám nhìn “một nửa”. Đặc biệt hình ảnh
so sánh “ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng
còn ngập ngừng e sợ”, vừa diễn tả được đặc tính, tâm lí trẻ thơ thích đùa vui, chạy nhảy,
khám phá cái mới nhưng tâm lí sợ hãi khiến họ “ngập ngừng”. Qua yếu tố miêu tả và
biểu cảm cho ta thấy được sự miêu tả tinh tế tâm lí trẻ thơ, đồng thời thấy được ngòi bút

văn xuôi đậm chất trữ tình, cảm xúc trong trẻo, nhẹ nhàng, êm dịu của nhà văn Thanh
Tịnh.
Bài tập 2: Viết đoạn văn phân tích giá trị của yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau:
“ Lão cố làm ra vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước,
tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc…Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết
nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái
miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Lão Hạc – Nam Cao)
Yêu cầu:
- Học sinh chỉ ra được:
+ Tác dụng của yếu tố miêu tả ngoại hình làm nổi bật tâm trạng đau khổ của lão Hạc sau
khi bán chó.
+ Sự thông cảm của tác giả, người đọc.
- Đoạn văn diễn đạt, cấu trúc rõ ràng.
Bài tập 3: Viết đoạn văn phân tích giá trị của yếu tố miêu tả trong đoạn văn:
“ Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc
là thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn
đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp
độp xuống đất từ mái hiên kiểu Hà Lan.
Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn Xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệch kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”
( Chiếc lá cuối cùng – O Hen ri)
Yêu cầu:
+ Bố cục đoạn văn diễn đạt.
+ Nội dung: Chỉ rõ được giá trị của yếu tố miêu tả, đặc biệt là miêu tả đêm mưa, gió…
làm cho mọi người suy nghĩ, hồi hộp, lo lắng về một điều rằng: chắc chắn chiếc lá đơn
độc kia sẽ rụng trong đêm mưa đó. Nhưng rồi sau đó lại bất ngờ về “ chiếc lá thường
xuân vẫn còn ”. Tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện.
- Sau khi học sinh làm xong, cho các em trình bày, học sinh và giáo viên cùng nhận xét.
3. Viết đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- 11 -


Bài tập 1: Viết đoạn văn kể về một giờ học ấn tượng.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn:
- Xác đinh giờ học định kể.
- Diễn biễn sự việc? Cô bước vào- kiểm ta bài cũ- bài mới- kết thúc giờ học.
- Em sẽ miêu tả chi tiết nào?
+ Thầy cô: Trang phục, nét mặt, giọng nói, chữ viết.
+ Nét mặt, cử chỉ, tâm lí học sinh khi nghe cô giảng, kiẻm tra bài cũ.
+ Không khí giờ học ra sao? (kết thúc giờ học, tâm trạng, ấn tượng)
Hoạt động 2: Viết bài:
Sau khi hướng dẫn xong cho học sinh viết bài.
Hoạt động 3: Đọc, sửa chữa
- Học sinh đọc
- Nhận xét: + học sinh nhận xét
+ Giáo viên
Sự việc miêu tả, biểu cảm phù hợp chưa, cách diễn đạt?
Bài tập 2: Viết bài văn kể về kỷ niệm với một con vật nuôi.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn:
- Xác đinh con vật định kể
- Xây dựng sự việc:
+ Sự việc 1: Xuất xứ vật nuôi
+ Sự việc 2: em (gia đình) chăm sóc vật nuôi ra sao?
+ Sự việc 3: Ấn tượng của vật nuôi (tính cách, việc làm)
+ Sự việc 4: Con vật này còn hay mất.
? Đối với sự việc trên, em sẽ kết hợp miêu tả, biểu cảm ở chỗ nào?
Học sinh:
Sự việc1: (ví dụ là mèo):
- mới mua về, có hình dáng, màu lông…

- cảm xúc, tình cảm của em (yêu, ghét)
Sự việc 2: (mèo lớn): hình dáng, cảm xúc…
Sự việc 3: Tính nết, việc làm của mèo? cảm xúc tình cảm của em và gia đình.
Sự việc 4: (mất) cảm xúc.
- 12 -


Lập dàn bài:
* Mở bài: Giới thiệu con vật kể, thời gian (lâu, mới)
* Thân bài:
Sự việc 1: miêu tả 1, biểu cảm 1
Sự việc 2: miêu tả 2, biểu cảm 2
Sự việc 3: miêu tả 3, biểu cảm 3
Sự việc 4: miêu tả 4, biểu cảm 4
* Kết bài: Cảm nghĩ về con vật, bài học rút ra (nếu có)
Hoạt động 2: Học sinh viết bài.
Hoạt động 3: Đọc, sửa chữa
Với các bước thực hiện trên tôi tin chắc rằng học sinh sẽ nhận diện, biết được yếu
tố miêu tả, biểu cảm. Đặc biệt thấy được giá trị to lớn và sự cần thiết của miêu tả, biểu
cảm trong văn tự sự. Khi biết được điều đó, học sinh sẽ có ý thức sử dụng chúng. Giáo
viên nên cho học sinh luyện tập nhiều ở bước 2,3
Bằng kinh nghiệm thực tế của bản thân và sự học hỏi đồng nghiệp, sau một vài
năm trực tiếp giảng dạy ở môn Ngữ văn 8, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và
áp dụng vào dạy học thấy hiệu quả mang lại rất rõ rệt.
V. Kết quả thu được qua khảo sát.
Với bài khảo sát: Em hãy kể về con vật em yêu thích. Tôi đã thu được kết quả như
sau:
Năm
học
2010-


Giỏi

Khá

TB

SL

%

SL

%

SL

%

06

17%

11

31%

16

8B/34 07


21%

10

29%

15

8A/3
5

- 13 -

Yếu
SL

Kém

%

SL

46% 02

6%

0

44% 02


6%

0

%


C. Kết luận:
Với các giải pháp, cách thức thực hiện trên, sau khi thực hiện, tôi thấy bài làm của
học sinh đã thể hiện rõ việc sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách có ý thức. Các
em đã biết vận dụng miêu tả sự vật, sự việc cần thiết, biểu cảm trước một sự vật, sự việc
như vậy.
Chẳng hạn khi kể về con trâu, ở sự việc (đã lớn), học sinh viết:
“Bây giờ chú đã lớn. Chú có một đôi sừng dài và nhọn để bảo vệ khi có kẻ thù làm
hại chú. Da chú có màu nâu sẫm, bóng mượt trông rất là thích. Bốn chân to như bốn cái
cột đình. Tai thì như hai cái quạt mo, cái mũi sần sùi như con đỉa”.
Mặc dù trình tự tả chưa hợp lí (Sừng, da, chân, tai, mũi) nhưng các em đã biết miêu
tả con vật khi đã lớn là như thế nào?
Trên đây mới là kinh nghiêm chủ quan của cá nhân tôi, chắc chắn còn nhiều thiếu
sót. Qua văn bản này, tôi kính mong đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo góp ý xây dựng hoàn
chỉnh hơn để áp dụng hiệu quả cho việc truyền tải kiến thức đến học sinh hiệu quả nhất.
Mặc dù là công việc nhỏ, tôi không dám khẳng định làm nên “hành trang” cho học sinh
nhưng Bác Hồ nói: “nhiều công việc nhỏ góp lại thành công việc lớn”. Nếu chúng ta
cùng biết trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi trong phương pháp giảng dạy, tôi tin rằng mục tiêu
của năm học, chúng ta sẽ thực hiện được.

- 14 -




×