Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

một số giải pháp giúp học sinh THPT làm tốt dạng bài văn nghị luận so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.8 KB, 29 trang )

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Nghị luận so sánh văn học là một kiểu bài làm văn đóng vai trò không nhỏ
trong cơ cấu bài văn thi đại học của học sinh. Đây là kiểu bài mới, được áp dụng kể
từ khi thay sách nên không ít giáo viên còn lúng túng khi giảng dạy. Bởi lẽ, hầu hết
giáo viên ra trường trước năm 2006 ít được tiếp cận kiểu bài này, còn những giáo
viên ra trường sau kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế . Mặt khác, dạng đề
này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững vàng, năng lực cảm nhận tác phẩm văn
chương sâu rộng và nhận định dề tinh nhạy để trình bày. Do đó, cách học thuộc bài,
học theo lối mòn sẽ không phát huy được tác dụng. Trước thực trạng trên, bằng
kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu tài liệu tôi mạnh dạn đề xuất “một số
giải pháp giúp học sinh THPT làm tốt dạng bài văn nghị luận so sánh” này trong
quá trinh ôn tập thi học sinh giỏi, đại học.
II. Mục đích nhiệm vụ của đề tài:
II.1. Về kiến thức :
Nắm được những định hướng chung về cách làm bài nghị luận so sánh cho học
sinh lớp 12 giúp các em làm bài hiệu quả và chất lượng.
Nội dung và phương pháp làm kiểu bài so sánh văn học. Đưa ra một số giải
pháp mang tính định hướng cho học sinh vận dụng trong quá trình giải quyết các đề
bài nghị luận văn học kiểu bài so sánh thường gặp.
II.2. Về kĩ năng:
Nhận diện đề, lập dàn ý, thiết kế đề kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo
hướng đổi mới.
Trang 1
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
II.3. Về thái độ :
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn.
Đổi mới quan niệm đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường rèn
luyện kĩ năng
III. Phương pháp nghiên cứu:


Làm đề tài này, tôi đã vận dụng những phương pháp sau đây:
Phương pháp thống kê , nêu ví dụ.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp phân loại, phân tích.
Trang 2
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Môn ngữ văn (bao gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) là một môn
học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn
học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ
năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là
phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh.
Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong xu thế ra
đề tuyển sinh đại học những năm gần đây, dạng bài nghị luận so sánh văn học
chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây.
ThS Trần Văn Nịch, Phó Vụ trưởng vụ GV-CBQLDN cho biết: Để hình thành
cho học sinh một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động
hợp lý các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực
(tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài cá nhân).
Như vậy, để làm tốt bài văn nghị luận văn học học sinh cần phải được trang bị
kiến thức phong phú và kĩ năng thuần thục. Đây là cơ sở để giáo viên áp dụng trong
giảng dạy nghị luận văn học.
II. Cơ sở thực tiễn:
II.1. Đối với giáo viên.
Trang 3
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Khảo sát cho thấy, việc dạy kiểu bài văn nghị luận văn học thường rập khuôn, áp
đặt .Thậm chí nhiều đồng nghiệp còn cung cấp cho học sinh những bài văn mẫu để

học sinh thuộc lòng, hy vọng sẽ “trúng tủ”…khiến phần lớn học sinh kiến thức
nghèo nàn,và có thói quen trông chờ, ỉ lại, nảy sinh nạn quay cóp trong thi cử.
II. 2. Đối với học sinh.
Các em học và làm bài nghi luận văn học (NLVH) một cách máy móc, còn quá
lệ thuộc vào cách học khuôn mẫu, thiếu tư duy sáng tạo. Kiến thức văn học non
kém, không có khả năng cảm nhận văn học một cách sáng tạo. Vì thế số điểm học
sinh đạt được còn khiêm tốn.
II. 3. Thực trạng ra đề thi :
Nghị luận so sánh là một kiểu bài làm văn đóng vai trò không nhỏ trong cơ cấu
bài văn thi đại học những năn gần đây. Đây là kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa
bằng một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó
ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định
hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. Góp phần tháo gỡ những khó khăn
trên, bài viết này xin đưa ra một số gợi ý để giúp cho các em ôn tập tốt trong các kì
thi.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
III.1. Những kiến thức cơ bản về kiểu bài so sánh :
Khái niệm so sánh văn học cần được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. Thứ
nhất, so sánh văn học là "một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn". Thứ
hai, nó được xem như một thao tác lập luận như : phân tích, bác bỏ, bình luận đã
được đưa vào chương trình giáo khoa ngữ văn lớp 11. Thứ ba, nó được xem như
"một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là như một
Trang 4
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ ;
nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12.
Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học chưa được cụ thể
bằng một bài học độc lập. Vì vậy, việc xác lập nội hàm khái niệm như kiểu bài,
mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình

diện : đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật,
nghệ thuật trần thuật, phong cách nghệ thuật Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra
ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác
phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích
cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau
giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm
cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm ; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác
phẩm ; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu
bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa
các hiện tượng văn học - một năng lực rất cần thiết góp phần tránh khuynh hướng
"bình tán", khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối
với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần
phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả
năng lí giải sự giống nhau, khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí bằng những
đơn vị kiến thức cụ thể phù hợp với năng lực và nhận thức của các em. Chuẩn kiến
thức kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ kiểm định vấn đề này.
III.2. Dàn ý chung kiểu bài nghị luận so sánh:
Trang 5
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Trong thời gian qua, kiểu bài này tôi đã lồng ghép trong các tiết ôn tập và chữa
bài kiểm tra, áp dụng cho học sinh khối 12 ở trường THPT Hàm Rồng. Về cơ bản,
học sinh đã vận dụng một cách hiệu quả trong việc giải quyết các đề bài yêu cầu so
sánh trong bài làm văn nghị luận văn học, đồng thời tiến hành rèn luyện cho đối
tượng là học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi, học sinh thi Đại học. Việc ứng
dụng phương pháp này cũng được đưa ra thảo luận ở tổ chuyên môn để cùng thống
nhất trong việc giảng dạy. Sau đây là một số định hướng cơ bản cho kiểu bài nghị
luận so sánh văn học.
DÀN Ý KHÁI QUÁT
Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có ba phần
như một bài nghị luận thông thường. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại

có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích
văn bản thơ, đoạn trích văn bản văn xuôi, hay kiểu bài cảm nhận về một vấn đề văn
học khác. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau :
MỞ BÀI
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về đối tượng so sánh.
THÂN BÀI
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này cần vận dụng kết hợp nhiều thao tác
lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
2. Làm rõ đối tượng thứ hai ( bước này thực hiện các thao tác như phần trên)
3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình
diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này cần vận dụng nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
Trang 6
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
4. Lí giải sự khác biệt : Thực hiện thao tác này cần dựa vào ba tiêu chí cơ bản
sau:
- Bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa - môi trường tồn tại của đối tượng nghị
luận.
- Tư tưởng, phong cách của nhà văn.
- Đặc trưng thi pháp của thời kì văn học
Bước này cần vận dụng nhiều thao tác lập luận phân tích nhưng chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích.
KẾT BÀI
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Nêu những cảm nghĩ của bản thân
III.3. Kiểm định dàn bài trên bằng cách so sánh với đáp án câu III.a - Đề thi
tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2009, khối C như sau :
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt

(Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa -
Nguyễn Minh Châu).
Mục đích và yêu cầu của kiểu bài này là người viết trên cơ sở cảm nhận được cái
hay về nội dung và vẻ đẹp về nghệ thuật của hai đoạn văn, so sánh để thấy được sự
khác nhau của hai đoạn văn đó trên cả bình diện nội dung và nghệ thuật để từ đó
thấy được sự giống và khác nhau trong phong cách nghệ thuật cũng như sự đóng
góp của hai nhà văn đó cho nền văn học nước nhà. Cụ thể
MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát về đối tượng so sánh
Trang 7
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm :
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có
sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc , viết về tình huống
"nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của
những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mỹ, cũng là cây bút tiên
phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau,
viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình
hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những
trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
THÂN BÀI
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất : Nhân vật người vợ nhặt :
- Giới thiệu chung : Tuy không miêu tả thật nhiều nhưng nhân vật người vợ nhặt
vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa
sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu :
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng là một lòng ham sống mãnh liệt. (dẫn
chứng)
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người hiểu biết, ý tứ.(dẫn chứng)

+ Bên trong vẻ chao chát, cong cớn, chỏng lỏn lại là một người phụ nữ hiều hậu,
đúng mực, biết lo toan. (dẫn chứng)
2. Làm rõ đối tượng thứ hai : Nhân vật người đàn bà hàng chài
Trang 8
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Giới thiệu chung : Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét, theo lối tương phản giữa
bên ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu.
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ
lượng, giàu đức hi sinh. (dẫn chứng)
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc,
can đảm, cứng cỏi. (dẫn chứng)
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ
đời. (dẫn chứng)
3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật :
- Tương đồng : Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của
hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm
khất lấp. Cả hai đều khắc họa bằng những chi tiết chân thực
- Khác biệt : Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là phẩm
chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn
đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở nhân vật người đàn bà hàng chài là những
phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy
kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình
4. Lí giải sự khác biệt : Thực hiện thao tác này cần dựa trên ba tiêu chí cơ bản
như đã nói ở phần trên.
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến
đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà hàng chài lại
Trang 9

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời
tư trong khuynh hướng nhận thức lại)
+ Sự khác biệt giữa con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa
dạng phúc tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này.
KẾT BÀI
- Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu và nêu những cảm nghĩ của
bản thân. (Học sinh dựa vào gợi ý trên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác
nhau, hướng dẫn trên chỉ có tính chất tham khảo)
Bảng so sánh trên đây chỉ ra rằng, dàn bài khái quát mà tôi đề xuất về cơ bản đã
thể hiện được một cách tuần tự hệ thống ý trong đáp án của đề thi tuyển sinh Đại
học - Cao đẳng khối C năm 2009. Tiếc rằng, trong đáp án của đề thi tuyển sinh Đại
học - Cao đẳng khối C năm 2009 lại chưa yêu cầu so sánh về nghệ thuật xây dựng
nhân vật và yêu cầu lí giải về nguyên nhân sự khác biệt giữa hai nhân vật là do đâu.
Rất có thể, hội đồng ra đề đã ý thức rằng nếu thêm phần này vào sẽ là "quá sức" đối
với thí sinh, vì rằng để trả lời cho câu hỏi này, học sinh phải nắm vững đặc điểm
hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa, phải nắm được phong cách nghệ thuật nhà văn,
đặc trưng thi pháp của mỗi thời kì Theo tôi, kiểu bài so sánh văn học cần phải có
thêm hai phần này và đối với đề thi khối C yêu cầu ở đáp án có mức độ khó cao
hơn ở các khối khác. Có như vậy mới đánh giá đúng năng lực của học sinh thi vào
khối C (đề của khối C thường khó hơn các khối thi khác có thi môn Ngữ văn). Hơn
thế, trong quá trình thực hiện yêu cầu phân hóa trong việc ra đề thi thì yêu cầu này
cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết.
Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt
quy trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, có thể đồng
Trang 10
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh trên hai bình diện nội
dung và hình thức nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao có sự khác biệt. Hoặc
chỉ trong bước so sánh, học sinh có thể vừa so sánh, vừa lí giải. Tuy nhiên, nếu

thực hiện theo quy trình này thì bài viết không khéo rơi vào rối rắm, luẩn quẩn. Tốt
nhất là hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước theo như dàn ý khái quát.
III.4. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN KIỂU BÀI SO SÁNH THƯỜNG
GẶP:
Như đã trình bày, kiểu bài nghị luận so sánh văn học có yêu cầu khá phong phú,
đa dạng khó có thể tìm ra một dàn ý khái quát thỏa mãn tất cả các dạng đề bài.
Trong yêu cầu từng đề bài cụ thể thuộc kiểu bài này, học sinh cần linh hoạt, sáng
tạo. Vấn đề cốt lõi của mọi bài nghị luận là làm thế nào để vừa "trúng" vừa "hay".
Nguyên tắc trình bày một bài nghị luận so sánh văn học cũng không đi ra ngoài
mục đích đó. Sau đây là một số dạng đề so sánh thường gặp.
III. 4.1. So sánh về phong cách sáng tác của một nhà văn ở hai giai đoạn khác
nhau.
Mục đích của kiểu bài này là giúp học sinh nhận rõ được sự thống nhất và thay
đổi trong phong cách nghệ thuật của một nhà văn suốt quá trình sáng tác. Kiểu bài
này được cụ thể hóa bằng một hệ thống dàn ý chi tiết sau :
a/ Yêu cầu về kĩ năng :
Sử dụng thao tác lập luận so sánh, phân tích bình luận.
b/ Yêu cầu về kiến thức :
- Cần chỉ ra sự thống nhất trong phong cách của nhà văn trong cả quá trình sáng
tác.
Trang 11
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Chỉ ra những thay đổi đáng kể trong phong cách nghệ thuật ở giai đoạn sáng
tác sau đó.
- Lí giải nguyên nhân cụ thể về sự thay đổi đó.
(Yêu cầu học sinh cần nhớ trong chương trình Ngữ văn THPT có ba tác gia : Tố
Hữu ; Hồ Chí Minh ; Nguyễn Tuân là có thể so sánh ở kiểu bài này).
Đối với kiểu bài so sánh về sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ
thuật của một nhà văn ở hai giai đoạn sáng tác sẽ có hai dạng đề.
Dạng thứ nhất:

Đề bài :
Anh/chị hãy nêu sự giống nhau và thay đổi trong phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng tám 1945.
Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh tái hiện kiến thức cơ bản trong bài giới
thiệu về tác gia Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 12 nâng cao. Việc nắm
vững kiến thức cơ bản này sẽ là chìa khóa để học sinh hiểu được những tác phẩm
của Nguyễn Tuân.
MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân trong đời sống văn học nước nhà.
THÂN BÀI
* Luận điểm 1: Nét chung trong phong cách nghệ thuật
- Cái Tôi "Tài hoa - Uyên bác - Độc đáo"
- Tiếp cận cảnh vật nghiêng về góc độ văn hóa thẩm mỹ, cảnh tráng lệ, có
tính cách sinh động, cảnh thường đập mạnh vào giác quan.
- Tiếp cận con người nghiêng về góc độ tài hoa nghệ sĩ, đó là những con
người hội tụ cả : Tài - Tâm - Khí phách mà Nguyễn Tuân gọi đó là "Thiên lương"
Trang 12
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
và thường đặt nhân vật vào một tình huống oái oăm để bộc lộ tính cách, Nhân vật
không phụ thuộc vào hoàn cảnh, luôn chủ động và vượt lên hoàn cảnh bằng bản
lĩnh phi thường. Truyện của Nguyễn Tuân mang giá trị nhân văn sâu sắc.
- Ngôn ngữ : Điêu luyện, dùng từ Hán - Việt, miêu tả sự vật, cảnh vật dưới
nhiều góc độ và bằng sự quan sát của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau.
* Luận điểm 2: Nét riêng :
+ Trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Thể loại truyện ngắn, có yếu tố của tùy bút (cảm xúc của cái tôi qua thái độ,
tình cảm của nhà văn). Có sự dung hòa giữa lãng mạn và hiện thực.
- Có sự đối lập trong nghệ thuật giữa cái cao thượng với cái tầm thường, giữa
cổ và kim, nhân vật là những kẻ sĩ tài hoa bất đắc chí, những con người trong quá
khứ "Vang bóng một thời".

+ Sau cách mạng :
- Thể loại tùy bút có yếu tố truyện ngắn (Xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình
tiết )
- Cảm hứng thiên về thiên nhiên tráng lệ
- Nhân vật khác trước : là những con người của hiện tại, những con người của
đời thường trên mặt trận chống quân thù và trong cuộc sống lao động sản xuất.
* Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân
- Hoàn cảnh sống : Trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng đã có sự
thay đổi.
- Tư tưởng : "Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp" (Nguyễn Đăng Mạnh) nên
sau cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân đã hòa nhập nhanh chóng với cuộc
Trang 13
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
kháng chiến, săn tìm được nhiều cái đẹp trong đời sống chiến đấu và lao động sản
xuất
- Đặc trưng thi pháp :Văn học sau 1945 thiên về khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn, ông đã tìm đến với thể loại tùy bút để thỏa mãn với năng lực sáng
tạo nghệ thuật của mình.
* Luận điểm 4: Đánh giá : Khẳng dịnh sự đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân
cho nền văn học nước nhà.
KẾT LUẬN
Nêu ấn tượng của bản thân về tác giả Nguyễn Tuân.
Dạng thứ 2:
Đề bài :
(1). "Biết đọc vỡ sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của
viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà mình một đôi câu đối
do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn
khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là có
một báu vật trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất thì ân hận suốt đời" (Chữ
người tử tù)

(2). "Ông lái đò nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc
quy luật phục kích của lũ đá nơi cửa ải( ) Cưỡi lên thác sông đà, phải cưỡi đến
cùng như cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hùng hục tế mạnh trên sông đá. Nắm
chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy
luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường thẳng chéo
về phía cửa đá ấy đứa thì ông đò đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.
(Người lái đò sông Đà)
Trang 14
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Từ hai đoạn văn trên, anh/chị hãy chỉ ra sự thống nhất và thay đổi trong
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám
1945.
Mục đích của kiểu bài này là học sinh vận dụng kĩ năng cảm nhận cái hay,
cái đẹp của hai đoạn văn và từ đó vận dụng thao tác lập luận phân tích, so sánh để
làm nổi bật sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân ở hai thời kì sáng tác qua hai đoạn trích văn bản cụ thể.
Ta có thể xây dựng một dàn ý với những yêu cầu sau :
MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu về hai đoạn trích, từ đó khẳng định cả hai đoạn văn
trên đều thể hiện được tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
THÂN BÀI
* Luận điểm 1: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và vị trí của hai đoạn trích.
* Luận điểm 2: Nét chung :
- Cả hai đoạn trích đều đã thể hiện được một cái "Tôi" : Tài hoa - Độc đáo
- Uyên bác.
- Cách tiếp cận cảnh vật : Nghiêng về góc độ văn hóa thẩm mỹ, cảnh sắc
tráng lệ, dữ dội, đập mạnh vào giác quan (Người lái đò sông Đà).
- Miêu tả con người : Là những con người có khí phách, tài hoa :
+ Ngục quan : Tuy không có tài sáng tạo cái đẹp nhưng lại có tài cảm thụ
và thưởng thức cái đẹp (dẫn chứng)

+ Ông lái đò : Chèo đò trên dòng nước hung bạo thuần thục, khéo léo đến
tài hoa
Trang 15
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Ngôn ngữ : Sử dụng ngôn ngữ và cách quan sát, miêu tả, dựng cảnh bằng
con mắt của nhiều ngành nghệ thuật và khoa học khác nhau. (Dẫn chứng).
* Luận điểm 3: Nét riêng :
- Đoạn trích trong truyện ngắn Chữ người tử tù :
+ Thể loại : truyện ngắn có pha chất tùy bút (Cảm xúc của cái "tôi" qua thái
độ của nhà văn với nhân vật) (Dẫn chứng)
+ Có sự đối lập : Sự đấu tranh tư tưởng của Ngục quan, một con người đại
diện cho bộ máy cai trị của chính quyền thực dân phong kiến lại ngưỡng mộ và tôn
thờ vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một tử tù. Đối lập giữa cái thiện, cái đẹp với cái ác,
cái xấu ; giữa cái cao cả và cái tầm thường
+ Ngôn ngữ : Dùng từ Hán Việt, tạo không khí cổ kính, trang nghiêm.
- Đoạn trích trong tùy bút Người lái đò sông Đà.
+ Thể loại : Tùy bút có yếu tố của truyện ngắn (Cốt truyện, tình huống,
nhân vật ).
+ Nhân vật : Là con người trong lao động sản xuất.
+ Ngôn ngữ : Có sử dụng các thuật ngữ của lĩnh vực quân sự tạo không khí
trận mạc căng thẳng, cam go quyết liệt.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa làm cho cảnh vật sống
động.
* Luận điểm 4: Lí giải về sự khác nhau :
- Hoàn cảnh xã hội và đặc điểm thẩm mỹ, đặc điểm thi pháp có sự thay đổi :
văn học sau 1945 mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Tình cảm của nhà văn đã có sự thay đổi, không còn "bất mãn" như trước
1945.
Trang 16
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

* Luận điểm 5: Đánh giá : Khẳng định sự đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân
cho nền văn học nước nhà.
KẾT LUẬN
Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu, đồng thời nêu cảm
nghĩ của bản thân.
III.4.2. So sánh về phong cách nghệ thuật của hai nhà văn:
Mục đích của kiểu bài này là giúp học sinh thấy được những điểm giống
nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của hai nhà văn trong một giai
đoạn sáng tác, thấy được sự đóng góp của họ cho nền văn học nước nhà trong giai
đoạn đó. Để làm một cách có hiệu quả và thống nhất, người viết cần đáp ứng được
một số yêu cầu cơ bản sau.
a/ Yêu cầu kĩ năng : Sử dụng thao tác phân tích, bình luận, so sánh.
b/ Yêu cầu kiến thức :
- Cần chỉ ra sự thống nhất trong phong cách nghệ thuật của hai nhà văn trong
quá trình sáng tác.
- Chỉ ra những nét khác biệt trong phong cách nghệ thuật của hai nhà văn.
- Lí giải nguyên nhân của sự khác biệt.
- Đánh giá về sự đóng góp của hai nhà văn cho nền văn học.
Ví dụ :
Đề bài.
(1). "Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi
lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có
chuếc thuyền nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn lại nhổm cả dậy để vồ
Trang 17
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
lấy thuyền. Mặt hòn nào hòn nấy trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm,
méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này".
(Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)
(2). "Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca
của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những thác, cuộn xoáy

như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và
say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng
Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô giá Di - gan
phóng khoáng và man dại".
(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Anh/chị hãy làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau trong phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai đoạn trích trên.
Những yêu cầu cơ bản :
MỞ BÀI :
Giới thiệu được cảm hứng chung của hai đoạn văn trên : Đều thể hiện được
cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, qua đó bộc lộ được tình
yêu quê hương đất nước và niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước.
THÂN BÀI
* Luận điểm 1: Giới thiệu ngắn gọn về hai tác giả và hoàn cảnh sáng tác của
hai tác phẩm.
* Luận điểm 2: Những nét chung : Đều thể hiện được cái tôi tài hoa, phóng
túng. Cảm hứng mãnh liệt trước cảnh sắc thiên nhiên.
* Luận điểm 3: Những nét khác biệt :
- Phân tích đoạn văn (1) :
Trang 18
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
+ Tiếp cận cảnh vật : Nghiên về gốc độ văn hóa thẩm mỹ. Sự vật có cá tính
mạnh mẽ, sống động. (Dẫn chứng và phân tích).
+ Đậm yếu tố truyện ngắn : Có tình huống, sự việc (dẫn chứng và phân tích).
+ Bút pháp miêu tả : Vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ thuật
khác nhau để miêu tả sự vật (dẫn chứng và phân tích).
+ Ngôn ngữ : Uyên bác, sắc sảo, tài tình (dẫn chứng và phân tích).
- Phân tích đoạn văn (2) :
+ Tiếp cận cảnh vật nghiêng về góc độ văn hóa lịch sử (dẫn chứng và phân
tích)

+ Thể hiện cái tôi trữ tình đậm nét : Sự say mê tìm tòi, quan sát, tích lũy
(Dẫn chứng và phân tích).
+ Bút pháp miêu tả : Sử dụng nhiều biện pháp : So sánh, liệt kê (dẫn chứng và
phân tích)
+ Ngô ngữ : Sử dụng lời văn thật đẹp, thật sang (dẫn chứng và phân tích)
* Luận điểm 4: Lí giải về sự khác biệt :
- Hoàn cảnh sống, hoàn cảnh sáng tác.
- Quan điểm thẩm mỹ :
+ Nguyễn Tuân không thích sự hời hợt bằng phẳng mà thích cái đẹp phải nổi
loạn.
+ Hoàng Phủ Ngọc Tường : Yêu cảnh sắc thiên nhiên gắn với truyền thống văn
hóa, lịch sử được viết bằng ngòi bút thật đẹp, thật sang
* Luận điểm5: Đánh giá về sự đóng góp của hai tác giả trên cho nền văn học
nước nhà giai đoạn 1945 - đến nay.
KẾT LUẬN :
Trang 19
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau cơ bản.
- Nêu cảm xúc của bản thân.
III.4.3. So sánh về phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ:
Đây là một dạng đề khó, thường dành cho đối tượng theo học chương trình
nâng cao, yêu cầu học sinh tích hợp được kiến thức một cách khoa học không
những chỉ làm sáng tỏ được vẻ đẹp của văn bản mà còn chỉ ra được những nét
giống nhau và khác nhau, lí giải được nguyên nhân của sự khác nhau đó. Nhưng về
cơ bản, kiểu bài này áp dụng một cách đầy đủ những yêu cầu của dàn ý khái quát
đã trình bày ở phần trên.
Ví dụ :
(1) Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này ?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
(Tương tư - Nguyễn Bính SGK Ngữ văn 11 NC tập 1- trang 55 )
(2) Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Trang 20
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Cả trong mơ còn thức
(Sóng - Xuân Quỳnh SGK Ngữ văn12 NC tập 1 trang 121)
Anh/chị hãy làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh qua hai đoạn thơ trên.
Yêu cầu cơ bản :
MỞ BÀI : Cần nêu được cảm hứng bao trùm cả hai đoạn trích : Cả hai đoạn
trích đều làm nổi bật được một đặc điểm trong bản chất của tình yêu, đó là sự thủy
chung trong tình yêu được biểu hiện qua nỗi nhớ.
THÂN BÀI :
* Luận điểm 1: Giới thiệu về tác giả (tư tưởng và phong cách của hai nhà
thơ), hoàn cảnh sáng tác của hai tác phẩm và vị trí của đoạn trích.
* Luận điểm 2: Khái quát về sự giống nhau
- Đề tài : Đều viết về tình yêu đôi lứa, một đề tài quen thuộc trong thơ ca.
- Nghệ thuật : Đều sử dụng chất liệu dân gian (sử dụng các hình tượng nghệ
thuật truyền thống) và biện pháp tu từ ẩn dụ.
* Luận điểm 3: Khái quát về sự khác nhau :
- Phân tích đoạn thơ (1)

+ Thể hiện được bản chất của sự tương tư : một tình yêu đơn phương, có sự
nhớ nhung và trách móc.
+ Nghệ thuật : Mượn hình ảnh ước lệ và sử dụng một cách sáng tạo thành
ngữ. Có sự ảnh hưởng sâu sắc của thơ mới.
- Phân tích đoạn thơ (2)
+ Bộc lộ rõ tình cảm của người con gái trong tình yêu : Nỗi nhớ người yêu,
khẳng định một tình yêu chung thủy son sắc.
Trang 21
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
+ Nghệ thuật : Xây dựng hai hình tượng sóng đôi (Sóng và Em), sử dụng biện
pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh.
* Luận điểm 4: Giải thích về sự giống nhau và khác nhau.
- Nguyễn Bính :
+ Là người nhạy cảm với thời đại đầy biến động, trong đó những nề nếp
nghìn đời sau lũy tre xanh đang bị lung lay trước sự xâm nhập của cuộc sống đô
thị. Nguyễn Bính là một nhà thơ mới nhưng lại trở về đào sâu vào truyền thống văn
hóa dân gian nên đã đem đến cho thơ một vẻ đẹp chân quê.
+ Tương tư sáng tác trước cách mạng tháng Tám 1945 nên có sự ảnh hưởng
sâu sắc của thơ mới lãng mạn.
- Xuân Quỳnh :
+ Thể hiện một tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn
nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng bình dị
về hạnh phúc đời thường.
+ Bài thơ Sóng sáng tác lấy cảm hứng từ chuyến đi vè vùng biển Diêm Điền
(Thái Bình), trước những con sóng biển đã gợi cảm hứng cho tác giả, đồng thời bài
thơ có sự ảnh hưởng của cảm hứng lãng mạn sau cách mạng tháng Tám 1945.
* Luận điểm 5: Đánh giá : Cả hai nhà thơ đã có sự đóng góp tích cực cho thơ
ca ở hai thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám 1945.
KẾT LUẬN :
- Nêu khái quát những điểm giống nhau và khác nhau.

- Nêu cảm xúc của người viết.
III.4.4. So sánh về đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi
tiết nghệ thuật:
Trang 22
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Đối với kiểu bài này yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ các bước như dàn ý
khái quát.
Ví dụ : Cảm nhận của anh/chị về hình tượng bóng tối và ánh sáng trong hai
truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch lam và "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.
Yêu cầu như sau.
MỞ BÀI :
Giới thiệu khái quát về hai đối tượng so sánh (cảm nhận).
THÂN BÀI :
* Luận điểm 1: Làm rõ đối tượng thứ nhất.
- Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Hai đứa trẻ, cần lưu ý
rằng những truyện của Thạch Lam thường lấy cảm hứng từ những kí ức trong cuộc
đời nhà văn để sáng tạo nên cốt truyện.
- Phân tích hình tượng ánh sáng : Có hai loại ánh sáng trong truyện đó là ánh
sáng gần (ngọn đèn, bếp lửa, con đom đóm) loại ánh sáng này yếu ớt, lù mù gợi
cuộc sống leo tét, uể oải, nó tồn tại dai dẳng, gợi lên cuộc sống lạc hậu, tù đọng,
không biết đến ngày mai. Ánh sáng xa (Ánh đèn điện của bờ hồ, Hà Nội rực sáng,
ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng của dải Ngân Hà) đó là ánh sáng rực rỡ, ánh sáng
của những ước mơ, hi vọng, nó chỉ thoáng qua. (Dẫn chứng)
- Hình tượng bóng tối : Bóng tối có sự lan tỏa theo không gian, mỗi lúc một
lớn hơn và bao trùm cả phố huyện và cuối cùng ngập đầy dần trong mắt. gợi lên
cuộc sống tù đọng, bế tắc, ngột ngạt, nghèo đói, không lối thoát.(Dẫn chứng)
- Nghệ thuật : Lời văn giản dị, nhẹ nhàng nhưng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ,
cảnh vật gợi buồn, điều này chỉ có thể gặp trong thơ mới nên truyện của Thạch
Lam có dung hòa giữa lãng mạn và hiện thực. (Dẫn chứng)
Trang 23

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
* Luận điểm 2: Làm rõ đối tượng thứ hai.
- Hình tượng ánh sáng : Biểu tượng cho cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiên Lương
của con người. Cái đẹp bao giờ cũng chiến thắng. (Dẫn chứng)
- Hình tượng bóng tối : Biểu tượng cho sự tàn bạo, dơ bẩn của xã hội phong
kiến suy đồi. Sự xấu xa đê tiện cái thấp hèn. (Dẫn chứng)
- Nghệ thuật : Ẩn dụ, giọng văn trang nghiên cổ kính (Dẫn chứng)
* Luận điểm 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau trên cả bình diện nội
dung và hình thức nghệ thuật.
- Giống nhau : Đều sử dụng hình tượng ánh sáng và bóng tối để tạo ý đồ riêng
cho sáng tạo nghệ thuật. Đều sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập. Hình tượng
bóng tối đều nói về cái âm u, tù túng, xấu xa ngột ngạt của xã hội. Ánh sáng đều
hướng con người đến cái cao thượng, vươn tới những khát vọng cao đẹp.
- Khác biệt :
+ Nguyễn Tuân : Hình tượng ánh sáng và bóng tối vừa có sự đối lập, vừa có
sự bổ sung, nâng đỡ, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng.
+ Thạch Lam : Bóng tối vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống tù đọng
bế tắc, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như một phông nền chính làm
nổi bật giá trị nhân văn của tác phẩm.
* Luận điểm 4: Lí giải về sự khác biệt.
- Nguyễn Tuân : Cảm hứng thẩm mỹ bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cao cả, bi
hùng hoặc mô tả những con người có nhân cách lớn nên dựa trên thủ pháp nghệ
thuật đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những
tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ
Trang 24
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự
chiến thắng giữa chân lí, cái đẹp với cái xấu, cái ác.
- Thạch Lam : Chú ý đến cái bình dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng
và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

KẾT BÀI :
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu cảm nghĩ của bản thân.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Về nhận thức : Học sinh đã không còn thái độ e ngại, lo sợ đối với kiểu đề
bài nghị luận so sánh văn học. Thậm chí có nhiều học sinh đã có sự thích thú, chủ
động tích cực với những đề bài này. Điều đó đã góp phần làm chuyển biến tích cực
tình trạng học sinh không yêu thích học môn Ngữ văn hiện nay trong nhà trường.
Về kĩ năng : Học sinh đã biến vận dụng thành thạo một cách bài bản các bước
từ việc tìm hiểu xác định từng dạng đề bài cụ thể đến việc thực hiện các thao tác
nghị luận phù hợp với mỗi dạng đề bài; biết sử dụng các thao tác lập luận, huy
động kiến thức và từng bước nâng cao chất lượng bài làm của mình. Từ những yêu
cầu cơ bản của kiểu bài nghị luận so sánh văn học, học sinh đã biết vận dụng trong
các đoạn văn nghị luận cần mở rộng vấn đề hay nhấn mạnh một nội dung nào đó
trong một kiểu bài khác, làm cho bài viết ngày càng thuyết phục hơn, đồng thời
giúp cho bài làm của học sinh sát hơn với những yêu cầu của đáp án.
Kết quả cụ thể : Trong kì thi Đại học và Cao đẳng năm học 2010 - 2011 bộ
môn Ngữ văn đã đạt được kết quả như sau :
Số Điểm Tỉ Điểm Tỉ Điểm Tỉ Điểm Tỉ
Trang 25

×