Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Xác định tổ hợp lai giữa đực landrace, yorkshire, pietrain với nái móng cái, tuổi cai sữa và khẩu phần ăn thích hợp để sản xuất lợn sữa trong nông hộ tại thái bình (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 25 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi sản phẩm lợn sữa,
công tác giống, chế độ cai sữa và khẩu phần thức ăn đóng vai trò rất quan trọng.
Chính vì vậy, xác định tổ hợp lai, tuổi cai sữa cũng như khẩu phần cho lợn sữa
cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi sản phẩm lợn sữa trong điều kiện nông hộ
và gia trại tại Thái Bình chúng tôi tiến hành hành nghiên cứu đề tài: “Xác định tổ
hợp lai giữa đực Landrace, Yorkshire, Pietrain với nái Móng Cái, tuổi cai sữa và
khẩu phần ăn thích hợp để sản xuất lợn sữa trong nông hộ tại Thái bình”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được tổ hợp lợn lai với tuổi cai sữa và khẩu phần thích hợp để
sản xuất lợn sữa trong điều kiện chăn nuôi nông hộ và gia trại ở Thái Bình
đạt hiệu quả cao nhất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú cơ sở dữ liệu về:
(i) Tổ hợp lợn lai giữa lợn đực giống ngoại Y,LR, Pi với nái MC; (ii) tuổi cai
sữa và (iii) khẩu phần cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi. Đồng thời có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo và giảng dạy ở các viện nghiên cứu và trường
đại học nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
Là tài liệu có cơ sở khoa học để giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước
trong việc xây dựng tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Đồng thời góp phần xây dựng
quy trình sản xuất thịt lợn sữa hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu.
4. Những đóng góp mới của luận án
Lần đầu tiên luận án đã khẳng định được: tổ hợp lợn lai F 1(PixMC), cai
sữa 21 ngày tuổi và nuôi bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đạt số
con/ổ, hiệu quả sử dụng thức ăn, khối lượng ở 42 ngày tuổi và tỷ lệ móc hàm
của lợn sữa cao hơn so với hai tổ hợp F 1(YxMC) và F1(LRxMC) khi cai sữa
21 hoặc 35 ngày tuổi và nuôi bằng bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp


hay cao.


2

5. Bố cục luận án
Toàn bộ Luận án gồm: 170 trang, 3 chương, 33 bảng, 6 hình, tham khảo
179 tài liệu trong và ngoài nước (64 tài liệu tiếng Việt và 115 tài liệu tiếng Anh).
Có 2 công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án được công bố.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số giống lợn nội, lợn lai được nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền
Bắc Việt Nam
Lợn sữa (sukling pig) được sản xuất từ lợn con thương phẩm là lợn nội
hoặc lợn ngoại lai nội (Tiêu chuẩn ngành số 10TCN 508-2002 Lợn sữa lạnh
đông xuất khẩu). Các giống lợn nội và lợn lai (ngoại x nội) để sản xuất lợn
sữa được nuôi phổ biến ở Miền Bắc là Móng Cái và các tổ hợp lai giữa lợn
đực Yorkshire, Landrace, Pietrain với lợn nái Móng Cái.
1.2. Cơ sở khoa học của ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật và
năng suất cao hơn mức trung bình của bố mẹ chúng. Ưu thế lai đạt cao nhất ở
con lai F1 và chịu ảnh hưởng của: Nguồn gốc di truyền của bố mẹ, tính trạng
nghiên cứu, công thức giao phối cũng như điều kiện nuôi dưỡng.
1.3. Cơ sở sinh học của sinh trưởng ở lợn con và những nhân tố ảnh hưởng
Quá trình sinh trưởng ở lợn con chủ yếu là sự phát triển của sinh khối mô
nạc, đây là cơ sở sinh lý của quá trình sinh trưởng ở lợn và một số loài động vật
có vú khác. Tốc độ tăng trưởng mô nạc ở lợn phụ thuộc rất lớn vào động thái
phát triển của tế bào cơ xương trong quá trình phát triển cá thể và quá trình này
bị tác động bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
1.4. Tiêu hóa ở lợn con và ảnh hưởng của cai sữa đến sinh trưởng của lợn con
Về cấu trúc hình thái học và hoạt động của hệ enzyme tiêu hóa ở lợn

con rất khác biệt so với lợn trưởng thành. Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa
tăng lên theo tuổi và phụ thuộc vào pH của môi trường dạ dày ruột. Cai sữa
làm ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzyme tiêu hóa trong chất chứa dạ dày
ruột của lợn con. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tuổi cai sữa.
1.5. Chất lượng thịt lợn con và những yếu tố ảnh hưởng


3

Ở lợn con, xu hướng chung là tích lũy protein vẫn luôn chiếm ưu thế so với
tích lũy mỡ, đến 35 ngày tuổi tương quan khối lượng giữa protein và mỡ là 1,5/1.
Quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng protein và mỡ trong thân thịt là một đặc trưng chất
lượng tạo nên tính hấp dẫn của lợn sữa. Di truyền ảnh hưởng quan trọng đến
chất lượng thịt lợn sữa. Tuổi cai sữa, mà thực chất là tổng lượng sữa cung
cấp và chất lượng khẩu phần có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ protein/mỡ ở lợn
con. Ngoài ra quy trình giết mổ cũng ảnh hưởng xấu đến mầu sắc và chất
lượng thịt.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Bảy mươi hai (72) lợn nái Móng Cái (đẻ lứa thứ 2 đến thứ 4). Ba (3) lợn
đực giống Landrace, Yorkshire và Pietrain (1 đực/giống, 2 năm tuổi) để phối với
lợn nái Móng Cái tạo các tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC).
Các nguyên liệu thức ăn (ngô, tấm, sắn, cám gạo, khô dầu đậu tương,
bột cá, premix vitamin, khoáng và các axit amin tổng hợp).
Đề tài được thực hiện tại 24 hộ gia đình nông dân thuộc hai thôn của xã
Thụy Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình từ tháng 01/2011 đến tháng 01/2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
− Nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái, khả năng sinh
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con nuôi để sản xuất thịt lợn

sữa ở ba tổ hợp lai: F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC).
− Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cai sữa (21 ngày và 35 ngày) đến
khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con nuôi để sản
xuất lợn sữa.
− Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần (khẩu phần với mức dinh
dưỡng cao và thấp) cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi đến khả năng sinh
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con nuôi để sản xuất thịt lợn sữa.


4

− Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của các yếu tố: (i) tổ hợp lai; (ii) tuổi
cai sữa; (iii) khẩu phần cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi đến khả năng
sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con dùng để sản xuất lợn sữa.
− Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố: (i) tổ hợp lai, (ii) tuổi cai sữa;
(iii) khẩu phần cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi và tương tác của các
yếu tố này đến tỷ lệ móc hàm của lợn sữa xuất chuồng 42 ngày tuổi.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Bố trí thí nghiệm
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thôn 1
Thôn 2

Số hộ thứ
Số nái/hộ
Số hộ thứ
Số nái/hộ

Số nái
Tổ hợp lai

Tuổi cai sữa

Khẩu phần

1
3
1
3
6

2
3
2
3
6

3
3
3
3
6

4
5
6
7
8
9
10 11 12
3

3
3
3
3
3
3
3
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12
3
3
3
3
3
3
3
3
3
6
6
6
6
6
6

6
6
6
Lô thí nghiệm
YxMC (n = 24)
LRxMC (n = 24)
PixMC (n = 24)
Lô A
Lô B
Lô A
Lô B
Lô A
Lô B
(n=12)
(n=12)
(n=12)
(n=12)
(n=12)
(n=12)
21 ngày
35 ngày
21 ngày
35 ngày
21 ngày
35 ngày
Lô a Lô b Lô a Lô b Lô a Lô b Lô a Lô b Lô a Lô b Lô a Lô b
(n=6) (n=6) (n=6) (n=6) (n=6) (n=6) (n=6) (n=6) (n=6) (n=6) (n=6) (n=6)
KP1 KP2 KP1 KP2 KP1 KP2 KP1 KP2 KP1 KP2 KP1 KP2

Ghi chú: YxMC = Đực Yorkshire phối với nái Móng Cái; LRxMC = Đực Landrace phối với nái Móng

Cái; PixMC = Đực Pietrain phối với nái Móng Cái; KP1 = Khẩu phần dinh dưỡng thấp; KP2 = Khẩu
phần dinh dưỡng cao; H1, H2….đến H12 là hộ chăn nuôi 1, hộ chăn nuôi 2….đến hộ chăn nuôi 12.

2.4.2. Khẩu phần thức ăn cho lợn thí nghiệm
2.4.2.1. Khẩu phần thức ăn cho lợn nái: Thức ăn cho lợn nái ở các lô được
ăn cùng một khẩu phần được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN-1547-2007) dành cho lợn nái chủa và nuôi con.
Bảng 2.2: Khẩu phần cho lợn nái Móng Cái mang thai và tiết sữa (%)
Thành phần dinh dưỡng/kg
Vật chất khô (%)
Năng lượng trao đổi (kcal/kg)
Protein thô (%)
Lysine (%)

Khẩu phần nái mang thai Khẩu phần nái tiết sữa
87,65
87,51
2950
3050
13,00
16,00
0,85
0,95

2.4.2 2. Khẩu phần thức ăn cho lợn con thí nghiệm:


5

Lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi ở các lô thí nghiệm ăn bằng 2 loại

khẩu phần được xây dựng theo khuyến cáo của NRC (1998).
Bảng 2.3: Bảng khẩu phần cho lợn con thí nghiệm (%)
Thành phần dinh dưỡng/kg
Vật chất khô (%)
Năng lượng trao đổi (kcal/kg)
Protein thô (%)
Lysine

Khẩu phần 1 (KP1)
88,74
3050
19,00
1,21

Khâu phần 2 (KP2)
88,79
3265
21,00
1,35

2.4.3. Phương thức nuôi dưỡng lợn thí nghiệm
2.4.3.1. Phương thức nuôi dưỡng lợn nái chờ phối và mang thai:
– Chửa kỳ I được ăn: 1,20 - 1,60 kg thức ăn tinh (tùy theo thể trạng béo
hay gầy), chia 2 bữa/ngày.
– Chửa kỳ II được ăn: 2,0 - 2,2 kg thức ăn tinh, chia 2 bữa/ngày.
Trước khi đẻ 7 ngày, lợn nái được ăn khẩu phần của nái nuôi con.
2.4.3.2. Phương thức nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn tiết sữa:
Đối với thức ăn tinh:
– Ngày đẻ: Không cho ăn
– Ngày thứ nhất sau khi đẻ: 1 kg/con/ngày

– Ngày thứ 2 sau khi đẻ:

2 kg/con/ngày

– Ngày thứ 3 sau khi đẻ:

2,2 kg/con/ngày

– Ngày thứ 4 sau khi đẻ đến cai sữa: 2 kg+(số lợn con x 0,15 kg/con).
Đối với thức ăn xanh (dây lá khoai lang): 1,5 kg/con/ngày .
2.4.3.3. Phương thức nuôi dưỡng lợn con:
Lợn con được ăn thức ăn thí nghiệm từ tập ăn đến kết thúc thí nghiệm
(10-42 ngày tuổi) và uống nước sạch tự do.
2.4.4. Phương pháp mổ khảo sát: Theo TCVN 3899-84.
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi
2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái
Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai
sữa/ổ, số con lợn sữa 42 ngày/ổ; khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai
sữa/con, khối lượng lợn sữa 42 ngày/con.


6

2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con
Khối lượng lợn sữa 42 ngày tuổi/con. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối: từ
sơ sinh đến cai sữa, từ cai sữa đến 42 ngày và từ sơ sinh đến 42 ngày.
2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con
Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con: từ sơ sinh đến cai sữa, từ cai
sữa đến 42 ngày tuổi và từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi. Tiêu tốn thức ăn/1 kg
lợn con cai sữa, 1 kg tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 42 ngày tuổi và

1 kg lợn con xuất chuồng 42 ngày tuổi.
2.5.4. Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá thành phần thân thịt lợn con
Khối lượng giết mổ (kg), khối lượng móc hàm (kg), tỷ lệ móc hàm (%).
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai
ANOVA-GLM trong phần mềm SAS 9.1 (2002). theo mô hình tổng quát sau:
yijkl=µ+THi+CSj+KPk+TH*CSij+TH*KPik+CS*KPjk+TH*CS*KPijk+εijkl
Trong đó: y là giá trị thu được của tính trạng; µ là giá trị trung bình của quần thể; TH
là tổ hợp lai; CS là tuổi cai sữa; KP là khẩu phần thức ăn; TH*CS là tương tác của hai yếu tố
tổ hợp lai và tuổi cai sữa; TH*KP là tương tác của hai yếu tố tổ hợp lai và khẩu phần thức
ăn; CS*KP là tương tác của hai yếu tố tuổi cai sữa và khẩu phần thức ăn; TH*CS*KP là
tương tác của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần thức ăn; và ε là sai số ngẫu
nhiên.

Nếu ANOVA cho thấy có sự sai khác thì phương pháp so sánh cặp số
trung bình Tukey sẽ được áp dụng để xác định sai khác giữa các nghiệm thức
với độ tin cậy 95% trở lên.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của giống lợn đực đến năng suất sinh sản của lợn nái
Móng Cái và khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con
3.1.1. Ảnh hưởng của đực phối đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng
Cái trong ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)


7

Bảng 3.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái trong ba tổ hợp lai
F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)
Các chỉ tiêu


Đơn

Số ổ đẻ được theo dõi
Số con sơ sinh/ổ
Số con sơ sinh sống/ổ
Số con để nuôi/ổ
Số con cai sữa/ổ
Số con lúc 42 ngày/ổ
Khối lượng sơ sinh/con
Khối lượng cai sữa/con
Khối lượng 42 ngày/con
TLNS đến 42 ngày tuổi


con
con
con
con
con
kg
kg
kg
%

Đực giống
Y
LR
72
72

12,11
12,22
11,94
12,05
b
10,76
10,96b
b
10,43
10,61b
10,01b
9,99b
b
0,76
0,75b
5,92b
5,93b
b
9,72
9,70b
93,37
91,67

Pi
72
12,68
12,52
11,47a
11,15a
10,69a

0,84a
6,09a
10,09a
93,69

SEM

P

0,12
0,12
0,08
0,07
0,06
0,01
0,01
0,04
0,60

0,12
0,10
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
0,11

Ghi chú: YxMC = Đực Yorkshire phối với nái Móng Cái; LRxMC = Đực Landrace phối với nái Móng

Cái; PixMC = Đực Pietrain phối với nái Móng Cái; SEM = Sai số chuẩn; P = Xác suất; TLNS = Tỷ lệ
nuôi sống; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác
có ý nghĩa thống kê.

Đực phối không ảnh hưởng đến số con (sơ sinh, số con sơ sinh sống)/ổ cũng
như tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi. Tuy nhiên, với số con cai sữa/oor,
42 ngày tuổi/ổ của tổ hợp lai F1(PixMC) đạt cao hơn so với 2 tổ hợp lai còn lại.
Lợn đực Pietrain có tác dụng nâng cao khối lượng (sơ sinh, cai sữa, 42 ngày
tuổi)/con so với lợn đực Yorkshire và Landrace. Không có sự khác biệt ở các chỉ
tiêu này giữa 2 tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC).
3.1.2. Ảnh hưởng của lợn đực phối đến tốc độ sinh trưởng của lợn con ở
các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)
Bảng 3.2: Khả năng sinh trưởng của lợn con ở các tổ hợp lai F1(YxMC),
F1(LRxMC) và F1(PixMC)
Các chỉ tiêu
Số ổ đẻ theo dõi
TKL từ SS-CS (g/con/ngày)
TKL từ CS-42 ngày (g/con/ngày)
TKL từ SS-42 ngày (g/con/ngày)

Đực giống x Móng Cái
YxMC LRxMC PixMC
72
72
72
187,29b 188,18ab 190,48a
307,20b 305,60b 320,66a
213,37b 213,20b 220,25a

SEM


P

0,96
5,31
0,61

<0,05
<0,01
<0,01

Ghi chú: YxMC = Đực Yorkshire phối với nái Móng Cái; LRxMC = Đực Landrace phối với nái Móng
Cái; PixMC = Đực Pietrain phối với nái Móng Cái. Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ
cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.


8

Tổ hợp lai F1(PixMC) có khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến 42 ngày
tuổi cao hơn so với 2 tổ hợp lai khác. Không có sự sai khác thống kê về sinh
trưởng của lợn con giữa 2 tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC).
3.1.3. Ảnh hưởng của đực phối đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con
ở các tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)
3.1.3.1. Ảnh hưởng của đực phối đến mức thu nhận thức ăn/ngày của lợn con
Bảng 3.3: Thu nhận thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC),
F1(LRxMC) và F1(PixMC)
Đực giống x Móng Cái
YxMC LRxMC PixMC
Số ổ đẻ theo dõi
72

72
72
TATN từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày)
93,76b 93,81b 94,34a
TATN từ cai sữa đến 42 ngày tuổi (g/ngày) 294,07b 293,99b 295,85a
TATN từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi (g/ngày) 179,63b 179,58b 180,82a
Các chỉ tiêu

SEM

P

1,40 <0,01
1,95 <0,01
1,36 <0,01

Ghi chú: TATN = Thức ăn thu nhận; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số
mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày chịu ảnh hưởng bởi giống lợn đực.
Lượng thức ăn thu nhận/ngày của tổ hợp lợn lai F1(PixMC) cao hơn so với 2
tổ hợp lai khác. Tuy giá trị tuyệt đối lượng thức ăn thu nhận/ngày giữa các tổ
hợp lai chênh nhau không nhiều nhưng sự sai khác có ý nghĩa thống kê rõ
rệt. Tổ hợp lai F1(PixMC) biết ăn sớm hơn so với các tổ hợp lai khác.
3.1.3.2. Ảnh hưởng của đực phối đến tiêu tốn thức ăn của lợn con
Bảng 3.4: Tiêu tốn thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC),
F1(LRxMC) và F1(PixMC)
Các chỉ tiêu

Đực giống x Móng Cái


SEM

P

YxMC LRxMC PixMC

Số ổ đẻ theo dõi
72
TTTA/1 kg lợn con cai sữa (kg/kg)
4,96a
TTTA/1 kg TKL lợn con từ cai sữa đến 42
1,08ab
ngày (kg/kg)
TTTA/1 kg khối lượng lợn con 42 ngày
3,51a
(kg/kg)

72
4,86a

72
4,56b

0,03 <0,01

1,13a

1.03b


0,02 <0,01

3,52a

3,24b

0,02 <0,01

Ghi chú: TTTA = Tiêu tốn thức ăn; TKL = Tăng khối lượng; Các giá trị trung bình trong cùng một
hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa, 1 kg tăng khối lượng từ sơ sinh đến


9

42 ngày tuổi, cũng như 1 kg lợn con 42 ngày tuổi chịu ảnh hưởng rõ rệt của
lợn đực phối. Tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi của tổ hợp lai
F1(PixMC) thấp hơn 0,28-0,29 kg so với F1(YxMC) và F1(LRxMC).
3.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn của lợn con
3.2.1. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng của lợn con
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng của lợn con
Chỉ tiêu
Số ổ đẻ theo dõi
Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
TKL từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày)
TKL từ cai sữa đến 42 ngày tuổi (g/ngày)
TKL từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi (g/ngày)


Tuổi cai sữa
21 ngày
35 ngày
108
108
a
10,04
9,63b
a
201,02
176,28b
240,25b
382,06a
220,63a
210,58b

SEM

P

0,03
0,96
5,31
0,61

<0,01
<0,01
<0,01
<0,01


Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác
có ý nghĩa thống kê.

Sinh trưởng của lợn con chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi tuổi cai sữa. Cai
sữa ở 21 ngày tuổi đạt sinh trưởng trung bình từ sơ sinh đến 42 ngày 220,63
g/ngày cao hơn so với cai sữa ở 35 ngày tuổi đạt 219,58 g/ngày. Theo đó, cai
sữa ở 21 ngày tuổi đạt khối lượng lợn con 42 ngày tuổi là 10,04 kg/con cao
hơn so với cai sữa ở 35 ngày tuổi là 9,63 kg/con.
3.2.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con
3.2.2.1. Ảnh hưởng tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
Chỉ tiêu
Số ổ đẻ theo dõi
TATN từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày)
TATN từ cai sữa đến 42 ngày (g/ngày)
TATN từ sơ sinh đến 42 ngày (g/ngày)

Tuổi cai sữa
21 ngày
35 ngày
108
108
73,47b
114,47a
266,12b
323,16a
a
199,90
160,12b


SEM

P

1,40
1,95
1,36

<0,01
<0,01
<0,01

Ghi chú: TATN = Thức ăn thu nhận; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số
mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Tuổi cai sữa ảnh hưởng rõ rệt đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn
con. Trung bình lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con được cai sữa 21 ngày


10

tuổi đạt 199,90 g cao hơn so với lợn con cai sữa ở 35 ngày tuổi đạt 160,12 g.
Nguyên nhân là do cai sữa sớm (21 ngày) buộc lợn con phải ăn nhiều hơn để
đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cơ thể dẫn đến tăng lượng thức ăn thu nhận. Trong
khi đó, cai sữa muộn (35 ngày tuổi) vì có sữa mẹ đã đáp ứng một phần nhu cầu
sinh trưởng nên nhu cầu thức ăn sẽ giảm đi so với nhóm cai sữa 21 ngày tuổi.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua
các giai đoạn
Chỉ tiêu

Số ổ đẻ theo dõi
Tổng lượng thức ăn tiêu thụ/nái/ổ (kg)
TTTA/1 kg lợn con cai sữa (kg/kg)
TTTA/1 kg TKL lợn con từ cai sữa đến
42 ngày (kg/kg)
TTTA/1 kg lợn con ở 42 ngày (kg/kg)

Tuổi cai sữa
21 ngày
35 ngày
108
108
256,92b
309,67a
4,91a
4,67b

SEM

P

1,84 <0,01
0,03 <0,01

1,21a

0,95b

0,02 <0,01


3,16b

3,69a

0,02 <0,01

Ghi chú: TTTA = Tiêu tốn thức ăn; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ
khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Tuổi cai sữa ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn của lợn con. Trong từng
giai đoạn (từ sơ sinh đến cai sữa và từ cai sữa đến 42 ngày tuổi) lợn con cai
sữa ở 21 ngày tuổi đều đạt tiêu tốn thức ăn cao hơn so với cai sữa ở 35 ngày
tuổi. Tuy nhiên, để sản xuất 1 kg lợn con 42 ngày tuổi, mức tiêu tốn thức còn
phụ thuộc rất nhiều vào lượng thức ăn tiêu thụ của lợn nái. Cai sữa sớm lợn
con (21 ngày tuổi) do lợn nái có số ngày nuôi con ít hơn theo đó tiêu tốn
trung bình/1 kg lợn con 42 ngày tuổi là 3,36 kg đạt thấp hơn (14,51%) so với
cai sữa ở 35 ngày tuổi do lợn nái có số ngày nuôi con nhiều hơn.
3.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của lợn con
3.3.1. hưởng của khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của lợn con
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh trưởng lợn con
Chỉ tiêu
Số ổ đẻ theo dõi

Khẩu phần
KP1
KP2
108
108


SEM

P


11
Khối lượng lợn con cai sữa (kg/con)
Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
TKL từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày)
TKL từ cai sữa đến 42 ngày tuổi (g/ngày)
TKL từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi (g/ngày)

5,96
9,70b
188,47
303,76b
212,23b

5,99
9,98a
188,83
318,55a
218,98a

0,07
0,03
0,96
5,31
0,61


0,47
<0,01
0,85
<0,01
<0,01

Ghi chú: KP1 = Khẩu phần mức dinh dưỡng thấp; KP2 = Khẩu phần mức dinh dưỡng cao; Các giá trị
trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Khẩu phần không ảnh hưởng đến tăng khối lượng của lợn giai đoạn từ sơ
sinh đến cai sữa, theo đó không có sự khác biệt về khối lượng cai sữa khi lợn con
được ăn bằng khẩu phần khác nhau. Trong khi đó, giai đoạn từ cai sữa đến 42
ngày tuổi cũng như trung bình cả giai đoạn thí nghiệm, lợn con được ăn bằng khẩu
phần có mức dinh dưỡng cao đạt tăng khối lượng trung bình/ngày tương ứng là
318,83 g và 218,98 g cao hơn so với lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh
dưỡng thấp tương ứng đạt là 303,76 g và 212,23 g, theo đó khối lượng lợn con 42
ngày tuổi cũng đạt cao hơn 9,98 kg/con so với 9,70 kg/con.
3.3.2. Ảnh hưởng của khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con
3.3.2.1. Ảnh hưởng của khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày
của lợn con
Chỉ tiêu

Khẩu phần
KP1

Số ổ đẻ theo dõi
TATN từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày)
TATN từ cai sữa đến 42 ngày (g/ngày)


SEM

P

KP2

108

108

93,99

93,95
a

295,52

a

TATN từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi (g/ngày) 180,37

1,40

0,22

b

1,95

<0,01


b

1,36

<0,01

293,76
179,65

Ghi chú: TATN = Thức ăn thu nhận; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số
mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Lượng thức ăn thu nhận trung bình/ngày từ sơ sinh đến cai sữa là
93,97 g, không có sự khác biệt giữa lợn con được ăn bằng khẩu phần khác
nhau. Từ cai sữa đến 42 ngày tuổi cũng như từ sơ sinh đến 42 ngày, lợn con
được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp đạt lượng thức ăn thu nhận/ngày
tương ứng là 295,52 gvà 180,37 g đều cao hơn so với được ăn khẩu phần có
mức dinh dưỡng cao tương ứng đạt 293,76 g và 179,65 g. Như vậy, khi được


12

ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp lợn con có xu hướng ăn nhiều
hơn so với khẩu phần có mức dinh dưỡng cao.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua
các giai đoạn
Khẩu phần
KP1

KP2
Số ổ đẻ theo dõi
108
108
TTTA/1 kg lợn con cai sữa (kg/kg)
4,80
4,78
TTTA/1 kg TKL từ cai sữa đến 42 ngày (kg/kg) 1,14a
1,01b
a
TTTA/1 kg lợn con 42 ngày tuổi (kg/kg)
3,50
3,35b
Chỉ tiêu

SEM

P

0,03
0,02
0,02

0,70
<0,01
<0,01

Ghi chú: TTTA = Tiêu tốn thức ăn; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ
khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.


Trung bình tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa là 4,79 kg, không có sự
sai khác giữa lợn được ăn bằng khẩu phần khác nhau. Trong khi đó, từ cai sữa
đến 42 ngày tuổi lợn con được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đạt mức
tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng là 1,01 kg thấp hơn so với lợn con được ăn
khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp là 1,14 kg. Khẩu phần có mức dinh dưỡng
cao có tác dụng giảm mức tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi (3,35 kg)
so với khẩu phần thức ăn mức dinh dưỡng thấp (3,50 kg).
3.3.2.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
Bảng 3.11: Chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
Diễn giải
Số ổ đẻ theo dõi
1. Tổng khối lượng lợn sữa
2. Tổng thức ăn tiêu tốn
Nái mang thai
Nái tiết sữa
Lợn con
3. Đơn giá 1 kg thức ăn
Nái mang thai
Nái tiết sữa
Lợn con
4. Tổng chi phí thức ăn

Đơn vị

kg/ổ
kg/ổ
kg/ổ
kg/ổ
kg/ổ


KP1
108
98,14b
341,25
187,36b
94,76
58,36

KP2
108
103,25a
343,22
189,73a
94,72
59,51

SEM

P

0,63
1,50
0,23
1,75
0,55

<0,01
0,11
<0,05
0,95

0,05

đồng
đồng
đồng
đồng/ổ

7.050
7.850
9.760
2.639.800b

7.050
7.850
10.250
2.685.800a

11185

<0,01


13
5. CPTA/kg lợn 42 ngày tuổi
6. So sánh

đồng
%

27.100a

100

26.200b
96,7

174
-

<0,01
-

Ghi chú: KP1 = Khẩu phần dinh dưỡng thấp; KP2 = Khẩu phần dinh dưỡng cao; CPTA = Chi phí thức
ăn; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý
nghĩa thống kê.

Khi tăng mức dinh dưỡng khẩu phần cho lợn con thì đơn giá thức ăn cũng
tăng (tăng từ 9.760 lên 10.250 đồng/kg tương ứng 4,76%). Mặc dù vậy, lợn con
được ăn bằng khẩu phần mức dinh dưỡng cao có chi phí thức ăn/1 kg lợn con xuất
chuồng (42 ngày tuổi) là 26.200 đồng thấp hơn so với khẩu phần dinh dưỡng thấp
là 27.100 đồng, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê rất rõ rệt. Như vậy, sử dụng
khẩu phần có mức dinh dưỡng cao làm giảm 3,19% chi phí thức ăn/1 kg lợn con
xuất chuồng 42 ngày tuổi so với khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp.
3.4. Tác động đồng thời của ba yếu tố: Tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần
đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con
Bảng 3.12: Tác động đồng thời của ba yếu tố TH, CS, KP với các tổ hợp
tương tác đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con
Các chỉ tiêu
KL lợn con 42 ngày
tuổi (kg/con)
TKL từ sơ sinh đến

42 ngày (g/ngày)
TATN từ sơ sinh đến
42 ngày (g/ngày)
TTTA/1 kg lợn con
42 ngày (kg/kg)

n (ổ)

R2

Các ảnh hưởng tương tác

TH CS KP

TH*CS TH*KP CS*KP TH*CS*KP

216 0,7293 ** ** **

**

ns

**

*

216 0,6924 ** ** **

**


ns

**

*

216 0,9999 ** ** **

**

ns

**

ns

ns

*

**

ns

216

0,793
8

** ** **


Ghi chú: R2 = Hệ số xác định của tính trạng; TH*CS = tương tác giữa tổ hợp lai và tuổi cai sữa; TH*KP =
tương tác giữa tổ hợp lai và khẩu phần thức ăn; CS*KP = tương tác giữa tuổi cai sữa và khẩu phần thức ăn;
TH*CS*KP = tương tác giữa tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần thức ăn; ** = P<0,01; * = P<0,05.

Hệ số xác định (R2) của các chỉ tiêu sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức
ăn đều ở mức khá cao. Như vậy, các yếu tố thí nghiệm này xác định từ 69,24 đến
99,99% biến đổi trong tổng các biến đổi đối với các chỉ tiêu nghiên cứu.
3.4.1. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến
khối lượng lợn con 42 ngày tuổi


14

Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần với
các tương tác đơn TH*CS và CS*KP ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu khối
lượng lợn con 42 ngày tuổi (P<0,01), tương tác phức TH*CS*KP ảnh hưởng
khối lượng lợn con 42 ngày tuổi ở mức P<0,05.
3.4.1.1. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến khối lượng
lợn con 42 ngày tuổi
Bảng 3.13: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến khối
lượng lợn con 42 ngày tuổi
Yếu tố thí nghiệm
Tổ hợplai
Tuổi cai sữa
YxMC
CS21
YxMC
CS35
LRxMC

CS21
LRxMC
CS35
PixMC
CS21
PixMC
CS35
SEM
P

n
(ổ)
36
36
36
36
36
36

Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi
(kg/con)
9,88b
9,55c
9,86b
9,54c
10,37a
9,80b
0,03
<0,01


Ghi chú: CS21 = Cai sữa ở 21 ngày tuổi; CS35 = Cai sữa ở 35 ngày tuổi; Các giá trị trung bình trong
cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Cai sữa 21 ngày tuổi ảnh hưởng khối lượng lợn con 42 ngày tuổi cao
nhất ở tổ hợp lai F1(PixMC) đạt 10,37 kg/con.
3.4.1.2. Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần thức ăn đến
khối lượng lợn con 42 ngày tuổi
Bảng 3.14: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối
lượng lợn con 42 ngày tuổi
Yếu tố thí nghiệm
Tuổi cai sữa

Khẩu phần

n
(ổ)

Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi
(kg/con)

CS21

KP1

54

9,81b

CS21


KP2

54

10,27a

CS35

KP1

54

9,57d

CS35

KP2

54

9,69c

SEM

0,03

P

<0,01



15
Ghi chú: KP1 = Khẩu phần dinh dưỡng thấp; KP2 = Khẩu phần dinh dưỡng cao; Các giá trị trung
bình trong cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Khẩu phần có mức dinh dưỡng cao ảnh hưởng khối lượng lợn con 42
ngày tuổi cao nhất khi cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi đạt 10,27 kg/con.
3.4.1.3. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến
khối lượng lợn con 42 ngày tuổi
Bảng 3.15: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần
đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi
Yếu tố thí nghiệm
Tổ hợp lai Tuổi cai sữa

n

Khối lượng lợn con 42 ngày
tuổi (kg/con)

Khẩu phần

YxMC

CS21

KP1

18

9,63de


YxMC

CS21

KP2

18

10,15b

YxMC

CS35

KP1

18

9,53e

YxMC

CS35

KP2

18

9,59de


LRxMC

CS21

KP1

18

9,60de

LRxMC

CS21

KP2

18

10,13b

LRxMC

CS35

KP1

18

9,51e


LRxMC

CS35

KP2

18

9,58de

PixMC

CS21

KP1

18

10,21b

PixMC

CS21

KP2

18

10,54a


PixMC

CS35

KP1

18

9,70d

PixMC

CS35

KP2

18

9,91c

SEM

0,03

P

0,05

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác

có ý nghĩa thống kê.

Khẩu phần có mức dinh dưỡng cao ảnh hưởng khối lượng lợn con 42
ngày tuổi cao nhất khi cai sữa lợn con lúc 21 ngày tuổi ở tổ hợp lai F1(PixMC)
đạt 10,54 kg/con.
3.4.2. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến
tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi
Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần với các
tương tác đơn TH*CS và CS*KP ảnh hưởng rõ rệt đến tăng khối lượng lợn con


16

từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi (P<0,01), tương tác phức TH*CS*KP ảnh hưởng
tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi ở mức P<0,05.
3.4.2.1. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến tăng khối
lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi
Bảng 3.16: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến tăng
khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi
Yếu tố thí nghiệm
Tổ hợp lai

Tuổi cai sữa

n
(ổ)

Tăng khối lượng của lợn con từ sơ sinh đến
42 ngày tuổi (g/ngày)


YxMC

CS21

36

217,49b

YxMC

CS35

36

209,24d

LRxMC

CS21

36

217,18b

LRxMC

CS35

36


209,20d

PixMC

CS21

36

227,21a

PixMC

CS35

36

213,28c

SEM

0,61

P

0,01

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác
có ý nghĩa thống kê.

Cai sữa ở 21 ngày tuổi ảnh hưởng mức tăng khối lượng từ sơ sinh đến 42

ngày tuổi cao nhất ở tổ hợp lai F1(PixMC) đạt 227,21 g/ngày.
3.4.2.2. Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối
lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi
Bảng 3.17: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng
khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi
Yếu tố thí nghiệm
Tuổi cai sữa

Khẩu phần

n
(ổ)

TKLcủa lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi
(g/ngày)

CS21

KP1

54

215,01b

CS21

KP2

54


226,25a

CS35

KP1

54

209,45d

CS35

KP2

54

211,70c

SEM

0,61

P

<0,01

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác
có ý nghĩa thống kê.



17

Khẩu phần có mức dinh dưỡng cao ảnh hưởng mức tăng khối lượng lợn
con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi cao nhất khi lợn con được cai sữa ở 21 ngày
tuổi đạt 226,25 g/ngày.
3.4.2.3. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến
tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi
Bảng 3.18: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần
đến tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi
Yếu tố thí nghiệm
Tổ hợp lai Tuổi cai sữa

Khẩu phần

n TKL của lợn con từ sơ sinh đến 42
ngày tuổi (g/ngày)
(ổ)

YxMC

CS21

KP1

18

210,86d

YxMC


CS21

KP2

18

224,12b

YxMC

CS35

KP1

18

208,41d

YxMC

CS35

KP2

18

210,08d

LRxMC


CS21

KP1

18

211,22d

LRxMC

CS21

KP2

18

223,16b

LRxMC

CS35

KP1

18

208,86d

LRxMC


CS35

KP2

18

209,56d

PixMC

CS21

KP1

18

222,96b

PixMC

CS21

KP2

18

231,47a

PixMC


CS35

KP1

18

211,09d

PixMC

CS35

KP2

18

215,48c

SEM

0,61

P

0,05

Khẩu phần có mức dinh dưỡng cao ảnh hưởng mức tăng khối lượng lợn
con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi cao nhất khi lợn con được cai sưa ở 21 ngày tuổi
ở tổ hợp lai F1(PixMC) đạt 231,47 g/con/ngày.
3.4.3. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến

lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
3.4.3.1. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến lượng thức
ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con
Bảng 3.19: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến lượng
thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con


18
Yếu tố thí nghiệm
Tổ hợp lai
YxMC
YxMC
LRxMC
LRxMC
PixMC
PixMC

Tuổi cai sữa
CS21
CS35
CS21
CS35
CS21
CS35
SEM
P

n

Lượng TATN/ngày của lợn con từ sơ sinh đến

42 ngày tuổi (g/ngày)

36
36
36
36
36
36

199,58b
159,66d
199,50b
159,66d
200,61a
161,02c
1,36
<0,01

Ghi chú: TATN = Thức ăn thu nhận; Các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ
khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi ảnh hướng lượng thức ăn thu nhận/ngày từ
sơ sinh đến 42 ngày cao nhất ở tổ hợp lai F1(PixMC) đạt 200,61 g/ngày.
3.4.3.2. Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượng thức
ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con
Bảng 3.20: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượng
thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày của lợn con
Yếu tố thí nghiệm
Tuổi cai sữa


Khẩu phần

n
(ổ)

Lượng TATN từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi
(g/ngày)

CS21

KP1

54

200,39a

CS21

KP2

54

199,40b

CS35

KP1

54


160,34c

CS35

KP2

54

159,89d

SEM

1,36

P

<0,01

Ghi chú: TATN = Thức ăn thu nhận; Các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ
khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp ảnh hưởng lượng thức ăn thu
nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi cao nhất khi cai sữa lợn con ở 21 ngày
tuổi đạt 226,25 g/ngày.
Bảng 3.21: Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần
đến lượng thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con
Tổ hợp lai

Yếu tố thí nghiệm
Ngày cai sữa

Khẩu phần

n Lượng TATN từ sơ sinh đến
(ổ)
42 ngày tuổi (g/ngày)


19
Y x MC
Y x MC
Y x MC
Y x MC
LR x MC
LR x MC
LR x MC
LR x MC
Pi x MC
Pi x MC
Pi x MC
Pi x MC

CS21
CS21
CS35
CS35
CS21
CS21
CS35
CS35
CS21

CS21
CS35
CS35

KP1
KP2
KP1
KP2
KP1
KP2
KP1
KP2
KP1
KP2
KP1
KP2

18
18
18
18
18
18
18
18
18
18
18
18


SE
P

200,16
199,00
159,89
159,44
199,95
199,04
159,90
159,43
201,06
200,16
161,24
160,80
1,36
0,10

Khẩu phần thức ăn có mức dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng đến lượng
thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi đạt cao khi cai sữa lợn con
lúc 21 ngày tuổi ở cả ba tổ hợp lai. Xu hướng đạt cao nhất là nhóm lợn con ở tổ
hợp lai F1(PixMC) cai sữa 21 ngày tuổi và được ăn bằng khẩu phần có mức
dinh dưỡng thấp đạt 261,06 g/ngày.
3.4.4. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến
tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
Tiêu tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi bị ảnh hưởng rõ rệt bởi
tương tác đơn CS*KP (P<0,01) và TH*KP (P<0,05), nhưng không bị ảnh
hưởng bởi tương tác đơn TH*CS và tương tác phức TH*CS*KP (P>0,05).
3.4.4.1. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và khẩu phần đến tiêu tốn thức
ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi

Bảng 3.22: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và khẩu phần đến
tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
Yếu tố thí nghiệm
Tổ hợp lai

Khẩu phần

n
(ổ)

TTTA/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
(kg/kg)

YxMC

KP1

36

3,62a

YxMC

KP2

36

3,41b

LRxMC


KP1

36

3,61a

LRxMC

KP2

36

3,44b

PixMC

KP1

36

3,27c


20
PixMC

KP2

3,20d


36

SEM

0,02

P

0,04

Ghi chú: TTTA = Tiêu tốn thức ăn; Các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ
khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Khẩu phần có mức dinh dưỡng cao ảnh hưởng mức tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn
con 42 ngày tuổi thấp nhất ở tổ hợp lai F1(PixMC) đạt mức 3,20 kg/kg.

3.4.4.2. Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn
thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
Bảng 3.23: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần
đến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
Yếu tố thí nghiệm
Tuổi cai sữa

Khẩu phần

n
(ổ)

TTTA để sản xuất 1 kg KL lợn sữa

(kg/kg)

CS21

KP1

54

3,28c

CS21

KP2

54

3,03d

CS35

KP1

54

3,72a

CS35

KP2


54

3,66b

SEM

0,02

P

<0,01

Ghi chú: TTTA = Tiêu tốn thức ăn; Các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ
khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Khẩu phần có mức dinh dưỡng cao ảnh hưởng tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42
ngày tuổi thấp nhất khi lợn con được cai sữa lúc 21 ngày tuổi đạt mức 3,03 kg/kg.
Bảng 3.24: Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu
phần đến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
Yếu tố thí nghiệm
Tổ hợp lai Ngày cai sữa
Khẩu phần
Y x MC
CS21
KP1
Y x MC
CS21
KP2
Y x MC
CS35

KP1
Y x MC
CS35
KP2
LR x MC
CS21
KP1
LR x MC
CS21
KP2
LR x MC
CS35
KP1
LR x MC
CS35
KP2

n
(ổ)

TTTA để sản xuất 1 kg KL
lợn sữa (kg/kg)

18
18
18
18
18
18
18

18

3,39
3,10
3,84
3,73
3,43
3,12
3,79
3,75


21
Pi x MC
Pi x MC
Pi x MC
Pi x MC

CS21
CS21
CS35
CS35

KP1
KP2
KP1
KP2

18
18

18
18

3,01
2,89
3,53
3,52
0,02
0,29

SE
P

Ghi chú: TTTA = Tiêu tốn thức ăn; Các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái ở vị trí số mũ
khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Khẩu phần có mức dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng mức tiêu tốn thức ăn/1
kg lợn con 42 ngày tuổi đạt thấp khi cai sữa lợn con lúc 21 ngày tuổi ở cả ba tổ
hợp lai. Xu hướng đạt thấp nhất là nhóm lợn con của tổ hợp lai F 1(PixMC) cai sữa
21 ngày và được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng cao (2,89 kg/kg).
3.5. Ảnh hưởng của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần và
tương tác giữa chúng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi
3.5.1. Ảnh hưởng của từng yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần
đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
3.5.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Các chỉ tiêu

Tổ hợp lai


SEM

P

YxMC LRxMC PixMC

Số lợn con theo dõi
48
48
KL lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
9,55 9,57
KL móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (kg/con) 6,68b 6,69b
Tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (%)
70,01b 70,00b

48
9,55
7,01a
73,37a

0,01 0,47
0,02 <0,01
0,16 <0,01

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có mang các chứ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê.

Yếu tố tổ hợp lai ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ móc hàm của lợn con 42
ngày tuổi (P<0,01). Tổ hợp lai F1(PixMC) có tỷ lệ móc hàm cao hơn so với
hai tổ hợp lai khác. Không có sự khác biệt về tỷ lệ móc hàm giữa hai tổ hợp
lai F1(YxMC) và F1(LRxMC).

3.5.1.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Các chỉ tiêu
Số lợn con theo dõi

Tuổi cai sữa
21 ngày 35 ngày
72
72

SEM

P


22
KL lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
KL móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
(kg/con)

9,55
6,81

9,56
6,78

0,01
0,02

0,60

0.21

Tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (%)

71,29

70,98

0,16

0,10

Khác với yếu tố tổ hợp lai, yếu tố độ tuổi cai sữa không ảnh hưởng đến
tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi (P>0,05).
3.5.1.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Các chỉ tiêu
Số lợn con theo dõi
KL lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
KL móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
Tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (%)

Khẩu phần
KP1
KP2
72
72
9,55
9,56
6,88

6,79
71,23
71,04

SEM

P

0,01
0,02
0,16

0,92
0,41
0,32

Ghi chusL KP1 = Khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp; KP2: Khẩu phần có mức dinh dưỡng cao.

Khẩu phần cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi khác nhau không ảnh
hưởng đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (P>0,05).
3.5.2. Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần
đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Bảng 3.28: Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và
khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Chỉ tiêu

n
(con)

R2


TH CS KP

Các ảnh hưởng tương tác
TH*CSTH*KP CS*KP TH*CS*KP

Tỷ lệ móc hàm lợn
144 0,6925 *** 0,10 0,32 0,99
42 ngày tuổi (%)

0,73

0,32

0,10

Ghi chú: R2 = Hệ số xác định của tính trạng; TH*CS = tương tác giữa tổ hợp lai và tuổi cai sữa;
TH*KP = tương tác giữa tổ hợp lai và khẩu phần; CS*KP = tương tác giữa tuổi cai sữa và khẩu phần
thức ăn; TH*CS*KP = tương tác giữa tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần.

Nhìn chung, hệ số xác định (R2) của tỷ lệ móc hàm lợn con ở 42 ngày tuổi ở
mức trung bình (R2 = 0,6925), phù hợp với quy luật chung. Các yếu tố thí nghiệm
này xác định 69,25% biến đổi trong tổng biến đổi. Tác động đồng thời của ba yếu
tố TH, CS và KP ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi.
Bảng 3.29: Tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi do tác động đồng
thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần


23


Tổ hợp lai
YxMC
YxMC
YxMC
YxMC
LRxMC
LRxMC
LRxMC
LRxMC
PixMC
PixMC
PixMC
PixMC

Yếu tố thí nghiệm
Tuổi cai sữa
Khẩu phần
CS21
KP1
CS21
KP2
CS35
KP1
CS35
KP2
CS21
KP1
CS21
KP2
CS35

KP1
CS35
KP2
CS21
KP1
CS21
KP2
CS35
KP1
CS35
KP2
SEM
P

n
(con)

Tỷ lệ móc hàm (%)

12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12

12

69,84
70,51
70,19
69,52
70,50
69,82
69,88
69,83
73,52
73,53
73,42
73,02
0,16
0,10

Khi được cai sữa ở các độ tuổi khác nhau và ăn khẩu phần có mức
dinh dưỡng khác nhau, lợn con 42 ngày tuổi ở tổ hợp lai F 1(PixMC) đều đạt
tỷ tệ móc hàm (73,02-73,53%) cao hơn so với F1(LRxMC) và F1(YxMC).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận
 Khi sử dụng đực Yorkshire, Landrace và Pietrain phối giống với nái
Móng Cái, các chỉ tiêu sinh sản của nái Móng Cái số con cai sữa/ổ, số
con lợn sữa 42 ngày/ổ chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi yếu tố đực phối,
trong đó sử dụng đực Pietrain cho kết quả tốt nhất.
 Trong ba tổ hợp lai khảo sát giữa đực Yorkshire, Landrace và Pietrain
với nái Móng Cái, tổ hợp lai F1(PixMC) có các chỉ tiêu năng suất lợn
sữa vượt trội so với tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC). Cụ thể: số

con 42 ngày tuổi đạt 10,69 con/ổ, khối lượng 42 ngày tuổi đạt 10,09
kg/con, hiệu quả chuyển hóa thức ăn đạt 3,24 kg thức ăn/kg khối lượng
42 ngày tuổi, tỷ lệ móc hàm của lợn sữa đạt 73,3% lúc 42 ngày tuổi
 Cũng với ba công thức lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) đã
khảo sát ở trên, việc áp dụng quy trình cai sữa lúc 21 ngày tuổi đã cho


24

năng suất và hiệu quả sản xuất lợn sữa cao hơn so với cai sữa lúc 35
ngày tuổi. Cụ thể, khối lượng lợn sữa 42 ngày tuổi đạt 10,04 kg/con
(sinh trưởng tuyệt đối 220,63 g/ngày); tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn sữa 42
ngày tuổi đạt 3,16 kg (giảm 14,51%) khi cai sữa lúc 21 ngày tuổi;
riêng tỷ lệ móc hàm (71,29%) không có sai khác so với cai sữa lúc 35
ngày tuổi.
 Việc áp dụng hai khẩu phần thức ăn cho lợn con tập ăn và sau cai sữa
ở ba công thức lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) cũng ảnh
hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn sữa
42 ngày tuổi. Cụ thể, khẩu phần có mức dinh dưỡng cao (3265 kcal
ME/kg, 21% protein thô, 1,35% lysine) cho khối lượng lợn sữa 42
ngày đạt 9,98 kg/con (sinh trưởng tuyệt đối 218,98 g/ngày) cao hơn;
tiêu tốn thức ăn/1 kg khối lượng lợn sữa 42 ngày tuổi đạt 3,35 kg thấp
hơn (giảm 4,48%) so với ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp (3050
kcal ME/kg, 19% protein thô, 1,21% lysine); riêng tỷ lệ móc hàm
(71,04%) không sai khác giữa hai khẩu phần.
 Khi xem xét đồng thời cả ba yếu tố thí nghiệm, năng suất và hiệu quả
sản xuất của lợn sữa 42 ngày tuổi đạt cao nhất ở tổ hợp lai F 1(PixMC),
đồng thời tổ hợp lai này được cai sữa 21 ngày tuổi và áp dụng khẩu
phần có mức dinh dưỡng cao (3265 kcal ME/kg, 21% protein thô,
1,35% lysine). Cụ thể, khối lượng 42 ngày tuổi, tăng khối lượng từ sơ

sinh đến 42 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn/1 kg khối lượng và tỷ lệ móc
hàm 42 ngày tuổi đạt tương ứng là 10,54 kg/con; 231,92 g/ngày; 2,89
kg thức ăn/1 kg khối lượng và 73,3%.
Đề nghị
Phổ biến tổ hợp lai F1(PixMC), áp dụng cai sữa sớm cho lợn con ở 21
ngày tuổi và sử dụng khẩu phần thức ăn cho lợn con từ tập ăn đến 42
ngày tuổi có mức dinh dưỡng ở mức 3265 kcal ME/kg, 21% protein thô,
1,35% lysine vào sản xuất lợn sữa xuất chuồng ở 42 ngày tuổi trong


25

điều kiện chăn nuôi nông hộ tại tỉnh Thái Bình và những vùng có điều
kiện tương tự nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn sữa.


×