Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý phần bài tập địa lý tự nhiên 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.6 KB, 13 trang )

Giáo án Bồi dỡng Học sinh giỏi môn Địa Lý

S GIO DC & O TO
TRNG THPT
-------------------

----------------

Giáo án
BồI DƯỡNG Học sinh giỏi môn địa lý

Phần bài tập : địa lý tự nhiên 10

NTH


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trái Đất tham gia vào nhiều loại vận động trong vũ trụ nhưng có hai vận động chính ảnh hưởng trực
tiếp đến các hiện tượng địa lí trên Trái Đất đó là vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và quay
quanh Mặt Trời.
Giải được các bài toán về tính các ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, tính góc nhập xạ của các vĩ độ, cho
thấy được tác dụng to lớn trong việc khắc sâu hơn kiến thức và những kĩ năng vận dụng kiến thức của
học sinh để giải thích các hệ quả tạo ra bởi các chuyển động này. Học sinh hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa
của góc nhập xạ:
Đối với từng địa phương: Quy định năng lượng ánh sáng nhận được do đó ảnh hưởng lớn đến chế
độ nhiệt, khí áp, gió, chế độ ẩm, tạo ra sự phân mùa của khí hậu.
Đối với khí hậu toàn cầu: Tạo nên sự phân chia các đới khí hậu từ xích đạo đến 2 cực đối xứng qua
xích đạo, các mùa giữa 2 bán cầu trái ngược nhau. Là nguyên nhân chủ yếu của quy luật địa đới, các


đới cảnh quan, sinh ra ngoại lực, phân bố các khu khí áp, chế độ gió trên Trái Đất.
Qua việc nắm vững các cách tính này còn giúp học sinh phân tích được mối quan hệ nhân quả giữa các
hiện tượng tự nhiên, nhận xét và giải thích được những nguyên nhân của hệ quả, các sơ đồ, các hình vẽ
liên quan đến hai chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trong SGK và các tài liệu khác.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. TÍNH NGÀY MẶT TRỜI LÊN THIÊN ĐỈNH Ở CÁC ĐỘ VĨ
1. Khái niệm: Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng xảy ra ở những địa điểm trong vùng nội chí tuyến
(từ chí tuyến Bắc (CTB) đến chí tuyến Nam (CTN) lúc 12h (giữa trưa) Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu
của một điểm, tia sáng Mặt trời thẳng góc với đường chân trời của địa phương đó vào những ngày
khác nhau.
Nguyên nhân : do trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’ không đổi so với mặt phẳng quỹ đạo trong
khi chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, làm cho Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt các
điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC) đến Nam bán cầu (NBC).
Biểu hiện: Từ ngày 21/3 (Xuân Phân) đến ngày 23/9 (Thu Phân), BBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt
Trời lên thiên đỉnh lần lượt tại các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC), xa nhất là tại
CTB (23027’B).Từ sau ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau NBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lần
lượt lên thiên đỉnh ở vùng nội chí tuyến NBC, xa nhất là tại CTN (23027’N).
Mọi điểm trong vùng nội chí tuyến trong 1 năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng vào các
ngày khác nhau. Càng xa xích đạo khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau.
Vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng này. Ngay tại đường chí tuyến 23 027’ B & N chỉ có 1 lần
duy nhất.
2. Cách tính tổng quát:


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
Muốn tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh của điểm A có A 0 vĩ, ta cần nắm số ngày từ lúc Mặt Trời lên
thiên đỉnh tại xích đạo 00 đến chí tuyến 23027’đi mất ở BBC: 93 ngày. Ở NBC: 90 ngày. Mỗi ngày Mặt
Trời đi được ở BBC: 908”, ở NBC: 938”.
Bước 1: Đổi vĩ độ của điểm A ra giây (1)
Bước 2: Tính số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh từ xích đạo đến vĩ độ của điểm A bằng cách lấy (1):

908” (ở BBC) hoặc 938” (ở NBC) (2)
Bước 3: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh
Ở BBC: lần I: Từ 21/3 + số ngày đến A. lần II: 23/9 - số ngày đến A.
Ở NBC: lần I: Từ 23/9 + số ngày đến A. lần II: 21/3 - số ngày đến A.
Lưu ý : - Tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày.
- Tháng 2 có 28 ngày, năm nhuận 29 ngày
- Tháng 4,6,9,11 có 30 ngày.
- 10 = 60’ cung vĩ độ
- 10 = 3600’’ cung vĩ độ
- 1’ = 60’’ cung vĩ độ
3. Công thức tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh
a. Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại địa điểm Huyện Diễn Châu (Nghệ An) có vĩ độ 19 0 20 ' B.
- Mặt trời di chuyển biểu kiến từ Xích đạo (21/3) -> CTB (22/6) hết 93 ngày với góc đi được là: 23 0
27’ = ( 23 x 60’ ) + 27’ = 1407’.
- Như vậy, mỗi ngày Mặt trời di chuyển được một góc: (1407 ' x 60’’) : 93 ngày = 908’’
- Số ngày Mặt trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên Diễn Châu (19 0 20 ' ) là:
19 0 20 ' = (( 19 x 3600’’) + (20’ x 60’’)) : 908’’
= ( 68400’’ + 1200’’ ) : 908’’
= 69600’’ : 908’’
= 77 ngày
- Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất tại Diễn Châu là: 21/ 3 + 77 ngày = ngày 6/6.
- Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ hai tại Diễn Châu là: 22/6 + ( 93 ngày – 77 ngày ) = ngày 10/7
Hoặc: 23/ 9 – 77 ngày = ngày 08/ 7.
- ( Được phép sai số 01 ngày )
b. Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại địa điểm Huế có vĩ độ 16 0 24 ' B.
- Mặt trời di chuyển biểu kiến từ Xích đạo (21/3) -> CTB (22/6) hết 93 ngày với góc đi được là: 23 0
27’ = ( 23 x 60’ ) + 27’ = 1407’.
- Như vậy, mỗi ngày Mặt trời di chuyển được một góc: (1407 ' x 60’’) : 93 ngày = 908’’
- Số ngày Mặt trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên Huế (16 0 24 ' B) là:
16 0 24 ' = (( 16 x 3600’’) + (24’ x 60’’)) : 908’’



Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
= ( 57600’’ + 1440’’ ) : 908’’
= 59040’’ : 908’’
= 65 ngày
- Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất tại Huế là: 21/ 3 + 65 ngày = ngày 26/5.
- Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ hai tại Huế là: 22/6 + ( 93 ngày – 65 ngày ) = ngày 20/7
Hoặc: 23/ 9 – 65 ngày = ngày 10/ 7.
4. Bài tập:
a. Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại địa điểm Cần Thơ có vĩ độ 10 0 02 ' B.
- Mặt trời di chuyển biểu kiến từ Xích đạo (21/3) -> CTB (22/6) hết 93 ngày với góc đi được là: 23 0
27’ = ( 23 x 60’ ) + 27’ = 1407’.
- Như vậy, mỗi ngày Mặt trời di chuyển được một góc: (1407 ' x 60’’) : 93 ngày = 908’’
- Số ngày Mặt trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên Cần Thơ (10 0 02 ' B) là:
10 0 02 ' = (( 10 x 3600’’) + (02’ x 60’’)) : 908’’
= ( 36000’’ + 120’’ ) : 908’’
= 36120’’ : 908’’
= 40 ngày
- Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất tại Cần Thơ là: 21/ 3 + 40 ngày = ngày 30/4.
- Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ hai tại Cần Thơ là: 22/6 + ( 93 ngày – 40 ngày ) = ngày 14/8
Hoặc: 23/ 9 – 40 ngày = ngày 14/ 8.
b. Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại địa điểm Đà Nẵng có vĩ độ 16 0 B.
- Mặt trời di chuyển biểu kiến từ Xích đạo (21/3) -> CTB (22/6) hết 93 ngày với góc đi được là: 23 0
27’ = ( 23 x 60’ ) + 27’ = 1407’.
- Như vậy, mỗi ngày Mặt trời di chuyển được một góc: (1407 ' x 60’’) : 93 ngày = 908’’
- Số ngày Mặt trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên Đà Nẵng (10 0 02 ' B) là:
16 0 = ( 16 x 3600’’) : 908’’
= 57600’’ : 908’’
= 63 ngày

- Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất tại Đà Nẵng là: 21/ 3 + 63 ngày = ngày 23/5.
- Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ hai tại Đà Nẵng là: 22/6 + ( 93 ngày – 63 ngày ) = ngày 22/7
Hoặc: 23/ 9 – 63 ngày = ngày 22/ 7.
c. Làm bài tập:
Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại địa điểm Hà Nội có vĩ độ 21 0 02 ' B và TP Hồ Chí Minh có
vĩ độ 10 0 47 ' B


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
II. TÍNH GÓC NHẬP XẠ CỦA CÁC VĨ ĐỘ
1. Khái niệm: Góc nhập xạ (góc chiếu sáng) là góc được tạo ra bởi các tia tới của ánh sáng Mặt Trời
hợp với mặt phẳng chân trời của 1 điểm ở 1 độ vĩ trên bề mặt Trái Đất.
Cùng với mặt cong của bề mặt Trái Đất và chuyển động biểu kiến hàng năm của Trái Đất nên góc
nhập xạ có 1 số tính chất sau:
- Góc nhập xạ của các vĩ độ khác nhau thì không bằng nhau, nhìn chung nhỏ dần từ xích đạo đến
cực.
- Vào 2 ngày 21/3 và 23/9 góc nhập xạ có sự đối xứng qua đường xích đạo: tại xích đạo góc nhập
xạ = 900, các điểm nằm trên cùng 1 vĩ độ ở Bắc và Nam bán cầu thì có góc nhập xạ bằng nhau.
- Vào ngày 22/6 góc nhập xạ lớn nhất ở CTB và = 90 0, vào ngày 22/12 góc nhập xạ lớn nhất ở
CTN và = 900.
- Chỉ có các vĩ độ trong vùng nội chí tuyến mới có góc nhập xạ lớn nhất = 90 0 ứng với ngày Mặt
Trời lên thiên đỉnh .Ngoài vùng chí tuyến góc nhập xạ luôn nhỏ hơn 900.
- Góc nhập xạ của mỗi độ vĩ thay đổi trong năm. Lớn nhất ứng với ngày Hạ chí và nhỏ nhất ứng
với ngày Đông chí của bán cầu đó đối với các vĩ độ từ chí tuyến về hai cực. Trong vùng nội chí tuyến
là ngày Mặt trời lên thiên đỉnh tại điểm đó.
2. Cách tính góc nhập xạ:
2.1. Công thức tính góc nhập xạ
- Ngày 21/3 và 23/9: tia sáng MT chiếu thẳng góc vào XĐ, độ cao MT ở mọi địa điểm vào lúc 12h trưa
được tính theo công thức:
h = 90 0 - φ

Riêng ở XĐ: h = 90 0
- Ngày 22/6: Lúc 12h trưa tại BBC độ cao MT ở các vĩ độ Bắc là:
h = 90 0 - φ + 23 0 27’
ở các vĩ độ Nam là:
h = 90 0 - φ - 23 0 27’
- Ngày 22/12: Lúc 12h trưa tại BBC độ cao MT ở các vĩ độ Bắc là:
h = 90 0 - φ - 23 0 27’
ở các vĩ độ Nam là:
h = 90 0 - φ + 23 0 27’
- Ngày 22/6 MT chiếu thẳng góc vào CTB (23 0 27’B ) lúc 12h trưa CTB = 90 0
- Ngày 22/12 MT chiếu thẳng góc vào CTN (23 0 27’N ) lúc 12h trưa CTN = 90 0
Riêng ở XĐ:
h = 90 0 - φ
2.2. Ví dụ:
* Ngày 22/6:
+ Tại CTB ( 23 0 27’B ) = 90 0
+ Tại CTN = 90 0 - (23 0 27’ + 23 0 27’ ) = 43 0 06’
+ Ở vòng cực Bắc ( 66 0 33’ B )
90 0 - ( 66 0 33’ - 23 0 27’ ) = 46 0 54’
+ Ở XĐ: 90 0 - 23 0 27’ = 66 0 33’
+ Ở vòng cực Nam = 00 vì tia sáng tiếp tuyến với vòng cực này.
* Ngày 22/ 12 .Tính tương tự ta có:


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
+ Ở vòng cực Bắc = 00 vì tia sáng tiếp tuyến với vòng cực này.
+ Tại CTB = 43 0 06’.
+ Ở XĐ: 90 0 - 23 0 27’ = 66 0 33’
+ Tại CTN ( 23 0 27’N ) = 90 0
+ Ở vòng cực Nam ( 66 0 33’ N )

90 0 - ( 66 0 33’ - 23 0 27’ ) = 46 0 54’
* Ngày 21/3 và 23/9:
+ Tại vòng cực Bắc: 90 0 - 66 0 33’ = 23 0 27’
+ Tại CTB: 90 0 - 23 0 27’ = 66 0 33’
+ Tại XĐ: = 90 0
+ Tại CTN: 90 0 - 23 0 27’ = 66 0 33’
+ Tại vòng cực nam:
90 0 - 66 0 33’ = 23 0 27’
* Kết luận:
Góc chiếu sáng lúc 12 h trưa

21 - 3 và
22 - 6
22 - 12
23 - 9
66033’ B
23027’
46054’
00
23027’ B
66033’
900
43006’
00
900
66033’
66033’
0
0
0

23 27’ N
66 33’
46 06’
900
66033’ N
23027’
00
46054’

3. Tính độ vĩ (φ) khi biết góc nhập xạ:
Từ công thức tổng quát tính góc nhập xạ:
h0=900 - φ ± δ và φ = 900 – h0 ± δ
3.1. Đối với vùng nội chí tuyến: φ = h0 - 900 + δ
Ví dụ 1: Tính φ của điểm A nằm trong vùng nội chí tuyến BBC vào ngày 22/6 khi biết h0= 800
δ A = (800 - 900) + 23027’ = 13027’ = 13027’B.
Ví dụ 2: Tính φ của điểm B nằm trong vùng nội chí tuyến BBC vào ngày 22/6 khi biết h0 = 87034’.
φ B = 87034’ - 900 + 23027’ = 21001’B
3.2. Đối với vùng ngoại chí tuyến: φ = 900 – h0+ δ
Ví dụ: Tính φ của điểm C có h0 = 43006’ vào ngày 22/6.
φ C = 900 – h0 + δ = 900 – 43006’ + 23027’ = 71001’B.
3.3. Đối với tất cả các độ vĩ ở NBC: vào ngày 22/6


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
Công thức tổng quát là φ = 900 – h0 – δ
Ví dụ: Tính φ của điểm D khi biết h0 = 43006’
φ D = 900 – h0 – δ = 900 – 43006’ – 23027’ = 23027’N.
Vào ngày 22/12 thì ngược lại với ngày 22/06.
4. Bài tập 1: Cho BSL về số giờ chiếu sỏng trong ngày ở một số vĩ tuyến:
Vĩ tuyến

Số giờ chiếu sỏng trong ngày
21 - 3
22 - 6
23 - 9
22 - 12
0
66 33’ B
12
24
12
0
23027’ B
12
13 1/2
12
10 1/2
00
12
12
12
12
0
23 27’ N
12
10 1/2
12
13 1/2
66033’ N
12
0

12
24
Hãy tìm nguyên nhân để giải thích về sự khác nhau hoặc giống nhau của số giờ chiếu sáng trong ngày
tại một số vĩ tuyến tại bảng trên.
Bài làm:
* Số giờ chiếu sáng tại Xích đạo các ngày trong năm là như nhau (12h). Nguyên nhân là do dạng cầu
của Trái Đất, đường phân chia sáng-tối luôn đi qua tâm Trái Đất và chia xích đạo thành hai phần bằng
nhau.
* Sự giống và khác nhau về số giờ chiếu sang trong ngày ở mỗi vĩ tuyến là do Trái Đất hình cầu và là
kết quả của sự chuyển động quanh Mặt Trời, trong quá trình chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng
66033’ với mặt phẳng Hoàng đạo và không đổi phương trong không gian.
- Vào ngày 21-3 và 23-9 thời gian chiếu sáng ở các vĩ tuyến là như nhau (12h). Do lúc này Mặt Trời
chiếu vuông góc tại Xích đạo, đường phân chia sáng-tối đi qua hai cực của Trái Đất và chia các vĩ
tuyến ra 2 phần bằng nhau, nên mọi nơi số giờ chiếu sáng là như nhau.
- Vào ngày 22-6 , bán cầu Bắc có thời gian chiếu sáng dài hơn, còn bán cầu Nam thì ngược lại:
+ Ở CTB: số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5h, ngày dài hơn đêm.
+ Ở CTN: số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5h, ngày ngắn hơn đêm.
+ Ở vũng cực Bắc: số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm.
+ Ở vòng cực Nam: số giờ chiếu sỏng trong ngày là 0h, không có ngày.
-> Nguyên nhân là do vào ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên diện tích được chiếu
sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Nam thì ngược lại. Vòng
cực Bắc nằm trước đường phân chia sáng-tối nên có ngày dài 24h, vòng cực Nam nằm khuất hoàn
toàn sau đường phân chia sáng-tối nên không có ban ngày.
- Vào ngày 22-12 số giờ chiếu sáng tại các chí tuyến và vòng cực diễn ra ngược với ngày 22-6.
5. Bài tập 2: Dựa vào kết quả của 2 bảng số liệu đó tính toán ở trên, hãy nhận xét chung về số giờ
chiếu sáng và độ lớn góc chiếu sáng trong những ngày nói trên từ Xích đạo đến 2 vòng cực.
Bài làm:
- Ngày 21-3 và 23-9 số giờ chiếu sáng như nhau trên tất cả các vĩ tuyến, còn góc nhập xạ giảm dần
từ Xích đạo về 2 cực.
- Ngày 22-6 số giờ chiếu sáng giảm từ vòng cực Bắc về vòng cực Nam, còn góc nhập xạ giảm dần

từ chí tuyến Bắc về 2 cực.


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
- Ngày 22-12 số giờ chiếu sáng giảm từ vòng cực Nam về vòng cực Bắc, còn góc nhập xạ giảm từ
chí tuyến Nam về 2 cực.
- Trong năm, tổng số giờ chiếu sáng là như nhau ở các vĩ tuyến, nhưng tổng lượng bức xạ Mặt Trời
giảm dần từ Xích đạo về 2 cực.
6. Làm bài tập
6.1) Tính góc nhập xạ của mặt trời tại Hà Nội ở vĩ độ 21 0 01’ B và TP HCM tại vĩ độ 10 0 40’ B vào
các ngày 21/3, 23/9, 22/6, 22/12.
6.2) Tính góc nhập xạ của mặt trời tại Cần Thơ ở vĩ độ 10 0 02’ B, Đà Nẵng 16 0 02’ B và TP Nha
Trang tại vĩ độ 12 0 15’ B vào các ngày 21/3, 23/9, 22/6, 22/12.

III. CÁCH TÍNH GIỜ
1. Giờ địa phương.
- Trái đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục, nên ở mỗi địa điểm quan sát trong 1 ngày đêm chỉ
nhìn thấy mặt trời lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 12h trưa.
- Do trái đất quay từ T -> Đ nên ở phía đông địa điểm quan sát thấy mặt trời ngã về phía tây, còn ở
phía tây thấy mặt trời sắp tròn bóng.
- Cùng 1 thời điểm mỗi địa phương có 1 giờ riêng, giờ địa phương thống nhất ở tất cả các địa điểm
nằm trên 1 KT.
- Để tiện cho việc tính toán, bề mặt trái đất được chia làm 24 khu vực giờ, giờ chính thức của toàn khu
vực là giờ địa phương của KT đi qua chính giữa khu vực.
- Các múi giờ được đánh thứ tự từ 0 -> 24, khu vực đánh 0 gọi là khu vực giờ gốc tại Green wich nước
Anh.
2. Đường chuyển ngày quốc tế
- Do trái đất có hình khối cầu nên khu vực giờ gốc số 0 trùng vớ khu vực 24, vì vậy trên Trái Đất bao
giờ cũng có 1 khu vực có 2 ngày khác nhau.
- Trên trái đất quy ước lấy KT 180 0 ở giữa múi giờ 12 trên TBD làm đường chuyển ngày quốc tế, nếu

đi từ T-> Đ qua KT này phải cộng thêm 1 ngày, ngược lại thì phải trừ đi 1 ngày.
3. Cách tính giờ:
- Công thức: Tm = To + m
Trong đó: Tm : giờ của múi m
To : giờ GMT
m : số thứ tự múi giờ
- Ví dụ: Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24h ngày 31
tháng 12.
+ Giờ GMT đang là 24h ngày 31/12 cũng là 0h ngày 1/1/. Việt Nam ở múi giờ số 7, giờ đến sớm hơn
giờ GMT 7h, nên ta có: T7 = 0 + 7 + 7h.
+ Vậy ở Việt Nam lúc đó là 7h ngày 1/1.
4. Bài tập:


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
* VD1: Một trận bóng đá giao hữu giữa 2 đội Pháp và Braxin diễn ra lúc 19h45’ ngày 28/ 2/ 2009 tại
Braxin. Các nước đều có truyền hình trực tiếp trận đấu này, hãy tính giờ truyền hình trực tiếp tại các
nước sau:
Nước

Múi
Giờ
Ngày
giờ
Braxin
450 T
21
19h45
28/2
Gambia

150 T
23
?
?
0
Achentina
60 T
20
?
?
Mỹ
1200 T
16
?
?
0
Anh
0
0
?
?
0
Nam phi
30 Đ
2
?
?
Nga
450 Đ
3

?
?
0
VN
105 Đ
7
?
?
T. Quốc
1200 Đ
8
?
?
=> Đáp án:
Nước



Braxin
Gambia
Achentina
Mỹ
Anh
Nam phi
Nga
VN
T. Quốc

450 T
150 T

600 T
1200 T
00
300 Đ
450 Đ
1050 Đ
1200 Đ

Múi
giờ
21
23
20
16
0
2
3
7
8

Giờ

Ngày

19h45
21h45
18h45
14h45
22h45
0h 45

1h 45
5h 45
6h45

28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
1/3
1/3
1/3
1/3

* VD2: Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ ngày 1/3/2009 đến Luân Đôn sau 12
giờ bay , máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ và ngày
nào tại các điểm sau :
Vị trí

Tôki-ô

Kinh
độ
Giờ
Ngày

1350
Đ
?
?


Vị trí

Tôki-ô

Kinh
độ
Giờ
Ngày

1350
Đ
20h
1/3

Niuđêli
750
Đ
?
?

Xítni
1500
Đ
?
?

Oasinhtơn
750
T

?
?

Lốt- Angiơ- lét

Oasinhtơn
750
T
6h
1/3

Lốt- Angiơ- lét

1200
T
?
?

=> Đáp án:
Niuđêli
750
Đ
16h
1/3

Xítni
1500
Đ
21h
1/3


1200
T
3h
1/3


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
- Giờ cất cánh tại VN là 6h ngày 1/ 3/ 2009
Lúc đó ở Anh đang là 23h ngày 28/2. Sau 12h bay (23 + 12 = 11h ngày 1/3 ) máy bay đến Anh lúc 11h
ngày 1/ 3/ 2009.
5. Làm bài tập1: Tính giờ trên Trái Đất.
a) Một trận đấu bóng đá ở Anh được tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 08/3/2009, được truyền hình trực
tiếp . Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau đây:
Vị trí
Việt Nam
Anh
Nga
Ôxtrâylia
Hoa kì
o
o
o
o
Kinh độ
105 Đ
0
45 Đ
150 Đ
120oT

Giờ
15 giờ
Ngày,tháng
08/3
b) Ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 08/3/2009 thì các địa điểm khác trên Trái Đất có cùng ngày
08/3 nhưng giờ lại khác nhau? Giải thích tại sao?
* Giải
a) Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia.
- Từ kinh độ của các quốc gia ta suy ra giờ các nước so với giờ ở Anh như sau: Nga sớm hơn ở Anh 3
giờ, Việt Nam sớm hơn 7 giờ, Ôxtrâylia sớm hơn 10 giờ. Còn Hoa Kì muộn hơn 8 giờ => kết quả :
Vị trí

Việt Nam

Anh

Nga

Ôxtrâylia

Hoa Kì

Kinh độ

105oĐ

0o

45oĐ


150oĐ

120oT

Giờ

22 giờ

15 giờ

18 giờ

01 giờ

07 giờ

Ngày,tháng

08/3

08/3

08/3

09/3

08/3

b)
- Ở Việt Nam vào thời điểm 18 giờ ngày 8/3/2009 thì mọi nơi trên Trái Đất có cùng ngày 08/3 nhưng

có giờ khác nhau.
- Vì Việt Nam ở múi giờ số 7, mà múi giờ số 12 là nơi có ngày sớm nhất. Vậy lúc đó múi giờ số 12 là
18 + 5 = 23 giờ ngày 8/3, còn múi giờ số 13 có ngày trễ nhất, lúc đó là 0 giờ ngày 08/3.
6. Làm bài tập2:
a) Một bức điện được đánh từ Hà Nội ( múi giờ số 7 ) đến Niu Iooc ( múi giờ số 19 ) hồi 9h ngày
02/03/2000. Một giờ sau thì trao cho người nhận, lúc ấy là mấy giờ, ngày nào ở Niu Iooc?
b) Điện trả lời được đánh từ Niu Iooc hồi 1h ngày 02/03/2000. Một giờ sau thì trao cho người nhận,
lúc ấy là mấy giờ, ngày nào ở Hà Nội?
* Giải
a) Niu Iooc cách Hà Nội : 19 – 7 = 12 múi giờ
- Khi Hà Nội là 9h ngày 02/03/2000 thì Niu Iooc sẽ là 21h ngày 01/03/2000
- Một giờ sau trao cho người nhận, lúc đó là: 21h + 1h = 22h ngày 01/03/2000
b) Khi Niu Iooc vào lúc: 1h ngày 02/03/2000 thì hà Nội sẽ là 13h ngày 02/03/2000
- Một giờ sau trao cho người nhận, lúc đó là: 13h + 1h = 14h ngày 02/03/2000


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
CÔNG THỨC TÍNH GÓC NHẬP XẠ
Câu hỏi : Hãy tính góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa tại: Xích
đạo, các chí tuyến và các vùng cực trong các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12 rồi điền vào bảng theo mẫu
dưới:
Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa
Vĩ tuyến
21-3

22-6

23-9

22-12


0

66 33’B (vùng cực Bắc)
23027’B (chí tuyến Bắc)
00 (Xích đạo)
23027’N (chí tuyến Nam)
66033’N (vùng cực Nam)
* Cụ thể: Nếu gọi h là gúc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa, φ là vĩ độ địa lý tại địa điểm
cần tính, chúng ta sẽ có các công thức tính vào các ngày nói trên, cụ thể là:
Vào ngày 21-3 và 23-9 : Tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều có góc nhập xạ được tính
bằng công thức:
h= 900- φ
Vào ngày 22-6:
+ Bắc bán cầu (BBC):
h= 900- φ + 23027’
+ Nam bán cầu (NBC):
h= 900- φ - 23027’
Vào ngày 22-12:
+ BBC:
h= 900- φ - 23027’
+ NBC:
h= 900- φ + 23027’
Áp dụng các công thức vào bài tập trên ta có:
Vào ngày 21-3 và 23-9:
+ Tại vòng cực Bắc:
h= 900- 66033’
= 23027’
+ Tại chí tuyến Bắc:
h= 900- 23027’

= 66033’
+ Tại xích đạo:
h= 900- 00
= 900
+ Tại chí tuyến Nam:
h= 900- 23027’
= 66033’


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
+ Tại vòng cực Nam:
h= 900- 66033’
= 23027’
Vào ngày 22-6:
+ Tại vòng cực Bắc:
h= 900- 66033’+ 23027’
= 46054’
+ Tại chí tuyến Bắc:
h= 900- 23027’+ 23027’
= 900
+ Tại xích đạo:
h= 900- 00+ 23027’
= 66033’
+ Tại chí tuyến Nam:
h= 900- 23027’- 23027’
= 43006’
+ Tại vòng cực Nam:
h= 900- 66033’- 23027’
= 00
Vào ngày 22-12:

+ Tại vòng cực Bắc:
h= 900- 66033’- 23027’
= 00
+ Tại chí tuyến Bắc:
h= 900- 23027’- 23027’
= 43006’
+ Tại xích đạo:
h= 900- 00- 23027’
= 66033’
+ Tại chí tuyến Nam:
h= 900- 23027’+ 23027’
= 900
+ Tại vòng cực Nam:
h= 900- 66033’+ 23027’
= 46054’
Cả hai phương pháp đều cho kết quả tính như sau:
Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa

Vĩ tuyến
660 33’B (vòng cực Bắc)
23027’B (chí tuyến Bắc)
00 (Xích đạo)
23027’N (chí tuyến Nam)
66033’N (vòng cực Nam)

21-3
23027’
66033’
900
660333’

23027’

22-6
46054’
900
66033’
43006’
00

23-9
23027’
66033’
900
660333’
23027’

22-12
00
43006’
66033’
900
46054’


Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý
Câu hỏi:
Những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây?
- Hiện tượng Mặt trời mọc và lặn là một loại chuyển động biểu kiến diễn ra hàng ngày, đó là hệ
quả chuyển động của Trái Đất.
- Khi Mặt Trời mọc chính Đông vào sáng sớm và lặn chính Tây vào chiều tà thì lúc giữa trưa (12h)

Mặt Trời phải ở đỉnh đầu của người quan sát.
- Chỉ trong khu vực nội chí tuyến thì mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây ( Vì chỉ
trong khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh - tia nắng Mặt Trời tạo góc nhập xạ bằng 90 o lúc
12h trưa).
- Không phải ngày nào các địa điểm trong khu vực nội chí tuyến đều thấy hiện tượng này, mà chỉ
vào đúng ngày tại địa điểm đó có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh thì mới thấy Mặt Trời mọc chính
Đông và lặn chính Tây.
- Ở xích đạo có hai ngày Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây - đó là vào ngày Xuân Phân
(21/3) và ngày Thu Phân (23/9).
- Ở chí tuyến Bắc hiện tượng này chỉ xảy ra một ngày - đó là ngày Hạ chí(22/6).
- Ở chí tuyến Nam hiện tượng này chỉ xảy ra một ngày - đó là ngày Đông chí(22/12).
- Những địa điểm khác trong khu vực nội chí tuyến sẽ có hai ngày quan sát thấy Mặt Trời mọc
chính Đông và lặn chính Tây - là hai ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại địa điểm đó.
- Các địa điểm ngoại chí tuyến không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn
chính Tây.

Câu hỏi:
Hình dạng khối cầu của Trái Đất có ý nghĩa rất quan trọng trong các công trình nghiên
cứu về địa lý, địa vật lý và địa chất. Em hãy cho biết khi Trái Đất tự quay quanh trục và quay
xung quanh Mặt Trời, hình dạng khối cầu của Trái Đất đã có ảnh hưởng đến những hiện tượng
nào về mặt địa lý?
Khi Trái Đất tự quay quanh trục và quay xung quanh Mặt Trời, về mặt địa lý, hình dạng khối cầu của
Trái Đất đã có những ảnh hưởng đến những hiện tượng sau:
- Hình dạng cầu của Trái Đất làm cho bề mặt của nó luôn luôn có một nửa được chiếu sáng và nột
nửa nằm trong bóng tối, nhịp điệu ngày và đêm diễn ra liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất làm cho
nhiệt độ ở lớp vỏ địa lý điều hoà.
- Hình dạng cầu của Trái Đất làm cho các tia sáng song song của Mặt Trời khi chiếu xuống bề mặt
Trái Đất ở các độ vĩ khác nhau tạo ra những góc nhập xạ khác nhau, dẫn đến sự phân bố nhiệt giảm
dần từ xích đạo về 2 cực, hình thành các vòng đai nhiệt, các vành đai khí hậu và tính địa đới của các
yếu tố địa lý.

- Hình dạng cầu của Trái Đất đối xứng qua mặt phẳng xích đạo hình thành nên nửa cầu Bắc và nửa
cầu Nam, làm cho nhiều hiện tượng xảy ra trong lớp vỏ địa lý của 2 nửa cầu trái ngược nhau: ở nửa
cầu Bắc gió xoáy theo chiều thuận chiều kim đồng hồ thì nửa cầu Nam ngược lại, ở nửa cầu Bắc càng
đi về phía bắc càng lạnh thì nửa cầu Nam ngược lại,…



×