Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG KINH TẾ TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP M’ĐRĂK TỈNH ĐĂKLĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.15 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG KINH TẾ
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP M’ĐRĂK
TỈNH ĐĂKLĂK

HỒ THỊ PHƯƠNG THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả Trồng Rừng
Kinh Tế tại Công Ty Lâm Nghiệp M’Đrăk Tỉnh ĐăkLăk” do Hồ Thị Phương Thảo, sinh viên
khóa 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày……tháng……năm 2009.

LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn,

Ngày……tháng……năm2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo



Ngày……tháng……năm 2009

Ngày……tháng……năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được luận văn này không những là công sức của riêng cá nhân
tôi mà còn có sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên của rất nhiều người.
Đầu tiên tôi xin gởi lời biết ơn đến ba mẹ tôi những người đã sinh ra và cho tôi
cuộc sống như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Kinh Tế nói riêng và các
thầy, cô trường Đại học Nông Lâm TPHCM nói chung đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê
Văn Lạng người đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Xin cảm ơn toàn thể các anh, chị trong Công ty lâm nghiệp M’Đrắk và các anh,
chị trong Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Đặc biệt là chú Trần
Vinh trưởng bộ môn lâm nghiệp và cây ăn quả của Viện đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp DH05KT đã luôn đồng hành,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy,
cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TPHCM, tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Phương Thảo



NỘI DUNG TÓM TẮT
HỒ THỊ PHƯƠNG THẢO. Tháng 06 năm 2009. “Đánh Giá Hiệu Quả Trồng
Rừng Kinh Tế tại Công Ty Lâm Nghiệp M’Đrăk, Tỉnh ĐăkLăk”.
HO THI PHUONG THAO. June 2009. “Assessing The Effect of Planting
Economic Forest in M’Drak Forestry Company, Daklak Province”.
Để góp phần đẩy nhanh tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về
gỗ đồng thời tạo thêm việc làm cho người dân sống gần rừng nhất là đồng bào dân tộc
thiểu số, thì việc trồng rừng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao đang là yêu cầu
cấp thiết.
Keo lai và bạch đàn trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp M’Đrăk tỉnh
ĐăkLăk có khả năng sinh trưởng nhanh, lượng tăng trưởng bình quân/năm của keo lai
đạt khoảng 17,87 m3/ha/năm. Sau 7 năm trữ lượng keo lai đạt bình quân khoảng
125,08 m3/ha, cho lợi nhuận 19.260.363 đồng/ha. Lượng sinh trưởng bình quân/năm
của bạch đàn đạt khoảng 12,34 m3/ha/năm. Sau 7 năm trữ lượng bạch đàn đạt bình
quân khoảng 86,40 m3/ha, cho lợi nhuận 1.817.314 đồng/ha.Rừng trồng keo lai và
bạch đàn tại khu vực công ty lâm nghiệp M’Đrăk tỉnh ĐăkLăk không những mang lại
hiệu quả kinh tế mà còn tận dụng được diện tích đất trống, đồi núi trọc một cách khoa
học góp phần cải thiện môi trường đất, nâng cao tỷ lệ che phủ bề mặt, hàng năm tạo ra
khoảng 33,42 công/ha và khoảng 310,94 công/ha/chu kỳ 7 năm việc làm cho người
dân địa phương và CBCNV của công ty góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm
nghèo và nâng cao đời sống cho người dân.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii


Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

2

1.3.1. Phạm vi không gian


2

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc của khoá luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Sơ lược tổng quan về trồng rừng tại tỉnh Đăklăk

4

2.2. Giới thiệu về công ty lâm nghiệp M’Đrăk

5

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

5

2.2.2. Cơ cấu tổ chức

7


2.3. Điều kiện tự nhiên

10

2.3.1. Vị trí địa lý

10

2.3.2. Địa hình

10

2.3.3. Khí hậu, thủy văn

11

2.3.4. Hiện trạng tài nguyên rừng và tài nguyên đất

12

2.4. Điều kiện kinh tế-xã hội

17

2.5. Tình hình lao động của công ty

18

2.6. Các chương trình, dự án đang được triển khai thực hiện tại công ty lâm nghiệp
19


M’Đrăk
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

20
20

v


3.1.1. Rừng

20

3.1.2. Rừng sản xuất

20

3.1.3. Trữ lượng gỗ

20

3.1.4. Keo lai

21

3.1.5. Cây bạch đàn

21


3.1.6. Hiệu quả kinh tế

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

23

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

23

3.2.3. Phương pháp so sánh

23

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

24

4.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua


24

4.2. Các biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng kinh tế

29

4.2.1. Phương thức và phương pháp trồng rừng

29

4.2.2. Biện pháp kỹ thuật

29

4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác trồng rừng

32

4.3.1. Hợp đồng kinh tế về trồng rừng kinh tế

32

4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai

33

4.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng bạch đàn

42


4.3.4. So sánh hiệu quả kinh tế của rừng trồng bằng cây keo lai và rừng trồng
44

bằng cây bạch đàn

4.3.5. Phân tích sự ảnh hưởng của giá sản phẩm và sản lượng đến hiệu quả kinh tế
46

của rừng trồng
4.4. Đánh giá hiệu quả xã hội của việc trồng rừng kinh tế
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

50
51

5.1. Kết luận

51

5.2. Kiến nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC
vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

PGĐ

Phó Giám Đốc

XN

Xí nghiệp

BQL

Ban Quản Lý

CB CNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

QLBVR

Quản Lý Bảo Vệ Rừng


PCCR

Phòng Chống Cháy Rừng

Phòng KT & QLBVR

Phòng Kỹ Thuật và Qquản Lý Bảo Vệ Rừng

Phòng TCHC

Phòng Tổ Chức Hành Chính

Phòng KH & KD

Phòng Kế Hoạch và Kinh Doanh

UBTV

Ủy Ban Thường Vụ

STT

Số Thứ Tự

CPNC

Chi Phí Nhân Công

OTC


Ô Tiêu Chuẩn

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng Hợp Độ Che Phủ Rừng Theo Đơn Vị Hành Chính

4

Bảng 2.2. Hiện Trạng Đất Đai và Tài Nguyên Rừng của Công Ty

12

Bảng 2.3. Các Loài Thực Vật Quý Hiếm

14

Bảng 2.4. Số Lượng Tổ Thành Động Vật Rừng

15

Bảng 2.5. Diện Tích Đất PhânTheo Mục Đích Sử Dụng

16

Bảng 4.1. Các Mô Hình Rừng Trồng tại Công Ty


25

Bảng 4.2. Kế Hoạch và Thực Hiện Khai Thác từ Năm 2000-2007

26

Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động của Công Ty Năm 2007 và 2008

27

Bảng 4.4. Chi Phí Sản Xuất cho 1 Ha Rừng Trồng Keo Lai ở Năm Thứ Nhất

35

Bảng 4.5. Chi Phí Sản Xuất cho 1 Ha Rừng Trồng Keo Lai ở Năm 2 và Năm 3

36

Bảng 4.6. Chi Phí Sản Xuất cho 1 Ha Rừng Trồng Keo Lai ở Năm 4 và Năm 5

38

Bảng 4.7. Chi Phí Sản Xuất cho 1 Ha Rừng Trồng Keo Lai ở Năm 6 và Năm 7

39

Bảng 4.8. Sinh Trưởng Chiều Cao Dưới Cành (Hdc) và Đường Kính Ngang Ngực (D1,3) của
Cây Keo Lai tại Khu Vực Nghiên Cứu

40


Bảng 4.9. Trữ Lượng của Cây Keo Lai tại Khu Vực Nghiên Cứu

40

Bảng 4.10. Kết Quả Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế của 1 Ha Rừng Trồng Keo Lai trong 1 Chu
41

Kỳ
Bảng 4.11. Sinh Trưởng Chiều Cao Dưới Cành (Hdc) và Đường Kính Ngang Ngực (D1,3)
của Cây Bạch Đàn tại Khu Vực Nghiên Cứu

42

Bảng 4.12. Trữ Lượng của Cây Bạch Đàn tại Khu Vực Nghiên Cứu

42

Bảng 4.13. Kết Quả Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế của 1 Ha Rừng Trồng Bạch Đàn trong 1
Chu Kỳ

44

Bảng 4.14. Kết Quả So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế giữa 2 loại Rừng Trồng Keo Lai và Bạch Đàn
trong 1 Chu Kỳ Kinh Doanh

45

Bảng 4.15. Tác Động của Giá Đầu Ra đến Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Keo Lai


46

Bảng 4.16. Tác Động của Sản Lượng đến Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Keo Lai

47

Bảng 4.17. Tác Động của Giá Đầu Ra và Sản Lượng đến Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Keo Lai
47
Bảng 4.18. Tác Động của Giá Đầu Ra đến Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Bạch Đàn
viii

48


Bảng 4.19. Tác Động của Sản Lượng đến Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Bạch Đàn

48

Bảng 4.20. Tác Động của Giá Đầu Ra và Sản Lượng đến Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Bạch
Đàn

49

Bảng 4.21. Số Lao Động Tham Gia Trồng Rừng trong 1 Chu Kỳ Kinh Doanh 7 Năm

50

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Lâm Nghiệp M’Đrăk

x

7


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra sự sinh trưởng của rừng trồng năm thứ 7 tại công ty lâm
nghiệp M’Đrăk.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Xuất phát từ thực tế diện tích rừng tự nhiên nước ta ngày càng bị tàn phá nặng
nề do tình trạng khai thác rừng bừa bãi để lại đất trống đồi núi trọc, do vậy trồng rừng
là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, điều hòa
khí hậu, chống xói mòn, cải thiện môi trường sinh thái. Ngoài ra, trồng rừng còn đem
lại thu nhập hằng năm cho người dân mà đặc biệt là đồng bào dân tộc địa phương góp
phần cải thiện đời sống của người dân. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, nhu
cầu lâm sản của xã hội nhất là sản phẩm về gỗ ngày càng tăng cao. Đứng trước thực
trạng này quan điểm phát triển lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là phát triển lâm
nghiệp theo hướng lâm nghiệp xã hội và gắn liền với phát triển toàn diện có hiệu quả
cao trên cả 3 mặt kinh tế, văn hóa và môi trường sinh thái. Khuyến khích mọi thành

phần kinh tế tham gia xây dựng và kinh doanh rừng. Chuyển nền kinh tế lâm nghiệp
nhà nước thuần túy trước đây sang lâm nghiệp nhân dân và Nhà nước cùng phát triển.
Phát triển lâm nghiệp phải có hiệu quả và đảm bảo tính bền vững, phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với việc xây dựng nhiều chương trình dự án
mang tầm chiến lược như dự án 327 và dự án 661. Hiện tại, dự án 327 đã được hoàn
thành và dự án 661- chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đang được thực hiện.
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk nói chung
và huyện M’Đrăk nói riêng, đến năm 2020 đưa ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh
tế quan trọng ở địa phương, phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá nghề rừng, trên cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có. Tổ chức quản
lý, sử dụng tài nguyên rừng bền vững, làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, bảo vệ môi
trường, ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở địa phương.


Công ty lâm nghiệp M’Đrăk là một trong 15 công ty lâm nghiệp của tỉnh
ĐăkLăk có diện tích rừng lớn, phân bố khá tập trung, có nhiều loại lâm đặc sản, nguồn
gen động vật, thực vật (gỗ quý) đã và đang có nguy cơ bị đe doạ và suy thoái nghiêm
trọng. Việc gia tăng dân số và đặc biệt di cư tự do đến ĐăkLăk ngày càng nhiều nên
nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tăng đã tạo sức ép vào tài nguyên rừng
làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp dần theo năm tháng. Nguy cơ
này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
sinh thái của địa phương. Vì vậy vấn đề trồng rừng trong giai đoạn hiện nay là hết sức
cần thiết. Thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế của rừng trồng là không giống nhau giữa
các loài cây. Mức độ bảo vệ môi trường như: bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, điều hoà
nhiệt độ, độ ẩm...cũng không giống nhau.
Từ những thực tế trên, qua nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát thực tế cùng
với sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, bộ môn lâm nghiệp của Viện Khoa
Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, công ty lâm nghiệp M’Đrăk. Tôi quyết
định chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp

M’Đrăk tỉnh ĐăkLăk ” làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chính
Đánh giá hiệu quả trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp M’Đrăk tỉnh
ĐăkLăk.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng kinh tế tại công ty lâm
nghiệp M’Đrăk.
- Phân tích sự tác động của giá đầu ra và sản lượng đến hiệu quả kinh tế của
rừng trồng tại công ty.
- Đánh giá hiệu quả xã hội (chỉ đánh giá vấn đề trồng rừng kinh tế tạo công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động) trên địa bàn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty lâm nghiệp M’Đrăk tỉnh ĐăkLăk và bộ môn
lâm nghiệp của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.
2


1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 1/4 đến ngày 15/6/2009
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Cấu trúc của khoá luận bao gồm 5 chương.
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu. Đưa ra các mục tiêu
nghiên cứu và đề cập đến những giới hạn về mặt không gian, thời gian nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả về tổng quan của địa bàn nghiên cứu, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế xã hội tại công ty lâm nghiệp M’Đrăk tỉnh Đăklăk.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến cây keo lai và cây bạch
đàn và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng. Đồng thời giới thiệu
về các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng bằng cây keo lai và cây
bạch đàn trên địa bàn, phân tích sự ảnh hưởng của giá sản phẩm và sản lượng đến hiệu
quả kinh tế của mô hình trồng rừng bằng cây keo lai và cây bạch đàn. Đồng thời đánh
giá hiệu quả về mặt xã hội của rừng trồng mang lại.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra những kết luận xung quanh vấn đề nghiên cứu của khóa luận và đưa ra
các kiến nghị đối với các đối tượng có liên quan.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược tổng quan về trồng rừng tại tỉnh Đăklăk
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT về kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk. Số liệu rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh ĐăkLăk cho đến
ngày 31/12/2007 được trình thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tổng Hợp Độ Che Phủ Rừng Theo Đơn Vị Hành Chính
Đơn vị: ha
Huyện,

Thành

Đất


Đố che

Diện tích

Diện tích

Rừng tự

Rừng

phố

tự nhiên

có rừng

nhiên

trồng

Ban Ma Thuột

37.718

551,7

53,5

498,2


1.674,3

35.492

1,5

Buôn Đôn

141.040

114.331,6

114.314

17,6

1.663,2

25.045,2

81,1

Cư M’gar

82.443

12.055,4

11.690,7


364,7

750,6

69.637

14,6

Ea Kar

103.747

36.458

33.712,9

2.745,1

10.715,4

57.573,7

35,1

Ea Súp

176.563

131.900,1


131.900,1

3.774,4

40.888,5

74,7

Ea H’leo

133.512

59.791,6

56.396,8

3.394,8

9027,4

64.693

44,8

Krông Ana

64.439

8.010,7


6.009

2.001,7

3.189,3

53.239

12,4

Krông Buk

64.034

902,4

531,5

370,9

1.270,6

61.861

1,4

Krông Bông

125.749


79.520,1

77.799,3

1.720,8

12.109,7

34.119,2

63,2

Krông Năng

61.479

6.775

6.773,1

41,9

4.796

49.908

11

Krông Păk


62.581

3.901,1

2.898,2

1.002,9

2.234,4

56.445,5

6,2

Lăk

125.604

85.180,1

81.903,9

3.276,2

11.706

28.717,9

67,8


M’Đrăk

133.628

60.867,6

52.575,4

8.292,2

26.005,7

46.754,7

45,6

87.517

624.375

45,8

Trồng phân tán
Tổng toàn tỉnh

400
1.312.537

600.645,3


không

Đất khác

rừng

phủ
rừng

400
576.518,3

24.127

Nguồn: Sở NN&PTNT


Qua bảng 2.1 cho thấy: 7 huyện có diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh là:
M’Đrăk (8.292,2 ha), Ea H’leo (3.394,8 ha), Lăk (3.276,2 ha), Ea Kar (2.745,1 ha),
Krông Ana (2.001,7 ha), Krông Bông (1.720,8 ha) và Krông Păk (1.002,9 ha).
2.2. Giới thiệu về công ty lâm nghiệp M’Đrăk
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Lâm trường M’Đrăk được thành lập theo quyết định số 147/QĐ-UB ngày 22
tháng 3 năm 1978 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ĐăkLăk, đến năm 1983 được định hình đi
vào hoạt động từ đó đến nay đã qua các giai đoạn phát triển như sau
- Giai đoạn từ ngày thành lập đến năm 1985
Trong những năm này, lâm trường thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo
cơ chế bao cấp của Nhà nước và kế hoạch tập trung nhiệm vụ chính của lâm trường là
quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng. Cơ sở vật chất trong giai đoạn này chỉ có 1 nhà làm
việc với 150 m2, hầu hết các phương tiện, thiết bị không có gì, lực lượng lao động chỉ

có 50 người. Tổng diện tích lâm trường quản lý là 18.182 ha, mỗi năm trồng rừng từ
50-100 ha, chất lượng rừng trồng phát triển kém, đời sống CB CNV trong đơn vị gặp
nhiều khó khăn.
- Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995
Năm 1986 theo quy hoạch của huyện, lâm trường chuyển địa điểm làm việc và
đã xây dựng trụ sở làm việc với gồm 2 nhà làm việc hơn 300 m2, mua sắm thêm 1 xe
Uóat để phục vụ công tác. Năm 1992 sáp nhập nông lâm trường Phượng Hoàng, lâm
trường tiếp nhận thêm 1 nhà làm việc 80 m2 và được thành lập lại theo quyết định số
06/QĐ-UB ngày 02 tháng 01 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ĐăkLăk. Năm 1996
sáp nhập thêm xí nghiệp cơ khí chế biến gỗ lâm trường tiếp nhận thêm 1 cơ sở chế
biến gỗ với máy móc thiết bị và nhà xưởng cũ. Giai đoạn này lâm trường hoạt động
sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường và luật doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng
thực sự là đơn vị sự nghiệp có thu nhưng doanh thu thấp, đời sống CB CNV gặp nhiều
khó khăn.
- Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2001
Trong những năm này Đảng và Chính phủ đã ban hành chính sách và quy định
nhằm ổn định phát triển sản xuất lâm nghiệp. Lâm trường luôn giữ vai trò là bà đỡ cho
nhân dân trong việc nhận khoán rừng và đất rừng để phát triển nghề rừng, giải quyết
5


công ăn việc làm, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn này cơ
sở vật chất của đơn vị đã có những đổi mới đáng kể, hoạt động sản xuất kinh doanh
thu được những kết quả khả quan. Doanh thu bình quân hàng năm trên 3 tỷ đồng, thu
nhập bình quân hàng năm 50 triệu đồng, đời sống CB CNV tương đối ổn định. Tổng
diện tích đơn vị quản lý là 68.883,3 ha. Trong đó, đất có rừng là 37.005 ha, đất không
có rừng là 31.878,3 ha. Nhiệm vụ chủ yếu của lâm trường là quản lý bảo vệ, xây dựng
và phát triển vốn rừng, trồng rừng nông-lâm kết hợp, khai thác, chế biến gỗ và lâm
sản. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh lâm trường gặp rất nhiều
khó khăn về cơ chế quản lý và hoạt động, và quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh,

về quản lý tài nguyên đất đai, các cơ chế chính sách không còn phù hợp, tổng diện tích
rừng và đất rừng lớn, khó quản lý bảo vệ. Do vậy đòi hỏi phải đổi mới tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh của lâm trường quốc doanh.
- Giai đoạn từ năm 2002 đến nay
Sau khi có quyết định 187/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 16 tháng 9 năm
1999 về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh, lâm trường đã xây
dựng phương án sản xuất kinh doanh và đã được UBND tỉnh ĐăkLăk phê duyệt tại
quyết định số 3255/QĐ-UB ngày 24 tháng 10 năm 2001. Có thể nói quyết định 187
của Thủ tướng chính phủ là một cơ hội để lâm trường triển khai đổi mới tổ chức và
hoạt động kinh doanh, mở rộng ngành nghề sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lực
lượng cán bộ công nhân viên và nhân dân trên địa bàn. Khắc phục những yếu điểm,
những khó khăn về tổ chức sản xuất và cơ chế tài chính, tạo sự chủ động cho các lâm
trường quốc doanh. Tuy nhiên khi thực hiện phương án 187 trách nhiệm quản lý điều
hành sản xuất của lâm trường cao, đòi hỏi lâm trường phải năng động sáng tạo, phát
huy lợi thế của lâm trường để tổ chức sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và các
chế độ chính sách cho người lao động, trong khi đó nguồn vốn để sản xuất kinh doanh
hầu như không có gì, vốn lao động không có.
Năm 2007, thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính
phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, lâm trường đã xây dựng
phương án đổi mới lâm trường M’Đrăk và đã được UBND tỉnh ĐăkLăk phê duyệt
theo Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 13/06/2007. Trên cơ sở quyết định này đổi
tên lâm trường M’Đrăk thành Công ty lâm nghiệp M’Đrăk. Nhiệm vụ chủ yếu của
6


công ty là trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, khai thác và sơ chế gỗ, thu hoạch các loại
lâm sản khác, dịch vụ bảo vệ rừng, kiểm soát vật gây hại cho cây, cho động vật rừng,
kinh doanh tổng hợp lâm nông công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, dịch vụ nhà hàng,
nhà nghỉ, kinh doanh du lịch văn hoá, sinh thái. Tổ chức hoạt động theo điều lệ của
luật doanh nghiệp Việt Nam.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Lâm Nghiệp M’Đrăk

Cấp ủy

Đoàn thể

Giám đốc

PGĐ sản xuất

PGĐ kỹ thuật

Phòng Tài vụ

Phòng KH&KD

Phân

Phân

Phân

Phân

trường

trường


trường

trường

I

II

III

IV

Phân
trường

Đội
QLBVR

PGĐ kinh doanh

Phòng KT & QLBVR

XN
Đội

Đội

Gieo
ươm


V

Khai
thác

Chế
biến
gỗ

Phòng TCHC

Trại
Chăn
nuôi

Trạm

Xưởng

Xưởng

QLBVR

chế biến

mộc

gỗ

tinh chế


BQL
Du
lịch

Nguồn: Phòng TCHC

7


b) Nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc: giám đốc công ty được UBND tỉnh bổ nhiệm và chịu trách nhiệm
trước UBND tỉnh, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản
lý toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của đơn vị được Nhà nước giao quản lý.
Giám đốc trực tiếp điều hành các công việc:
- Trực tiếp điều hành công tác: tổ chức, khen thưởng và kỷ luật, quy hoạch, kế
hoạch, kinh doanh, tài chính và công nghiệp rừng.
- Quyết định phương án sản xuất kinh doanh của lâm trường, ký kết các hợp
đồng kinh tế với các đối tác.
Các phó giám đốc công ty: là những người giúp việc cho giám đốc, chịu trách
nhiệm chính sau
- Trực tiếp điều hành công tác: kỹ thuật lâm sinh, QLBVR, sản xuất kinh doanh
và các hoạt động của các phân trường.
- Thay mặt giám đốc điều hành các công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu giúp giám đốc quản lý tốt công tác nhân sự bao gồm: tuyển dụng
cán bộ công nhân, sắp xếp bố trí lao động trong đơn vị hợp lý, bổ nhiệm, nâng lương,
khen thưởng, kỷ luật, quản lý hồ sơ lý lịch, thực hiện chế độ chính sách đối với người
lao động.
- Quản lý tài sản (kể cả công cụ hỗ trợ) của doanh nghiệp đảm bảo sử dụng vật

tư, thiết bị, điện, nước, văn phòng phẩm… có hiệu quả và tiết kiệm, chống lãng phí,
làm tốt công tác văn thư lưu trữ tài liệu, báo cáo thống kê, giúp giám đốc trong quá
trình giao tiếp, duy trì chế độ trực ban, trực nhật bảo đảm an ninh trật tự an toàn trong
doanh nghiệp.
- Quản lý và điều hành cán bộ nhân viên giúp việc (văn thư, tạp vụ, lái xe, bảo
vệ) nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phòng kế hoạch và kinh doanh
- Xây dựng kế sản xuất kinh doanh hàng năm, 5 năm.
- Theo dõi và tham mưu cho giám đốc chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động kinh
doanh của đơn vị như: xí nghiệp chế biến gỗ, hoạt động khu du lịch các hoạt động kinh
doanh khác.
8


Phòng tài vụ
- Thực hiện quản lý và giám sát tài chính ở doanh nghiệp theo pháp lệnh kế
toán thống kê ngày 20/5/1988 do UBTV Quốc hội ban hành.
- Giúp giám đốc trong việc phát triển và bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh. Lập
kế hoạch tài chính hàng năm, quý, tháng. Giúp giám đốc phân tích hoạt động kinh tế.
- Đáp ứng tiền vốn theo kế hoạch của đơn vị, huy động các nguồn vốn nhằm
mở rộng sản xuất của doanh nghiệp. Theo dõi và thu hồi công nợ, quyết toán tài chính,
báo cáo thống kê kế toán. Quản lý và theo dõi tài sản, vật tư hàng hoá. Ký đề xuất các
khoản tạm ứng, thanh toán tài chính trong đơn vị.
- Quản lý và điều hành cán bộ nhân viên (kế toán viên, thủ quỹ) nhằm hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Phòng kỹ thuật
- Xây dựng các kế hoạch lâm sinh tổng hợp như: giao đất, giao rừng, kế hoạch
trồng rừng, chăm sóc rừng trồng hằng năm, định kỳ 5 năm trình giám đốc duyệt.
- Tổ chức thiết kế các công trình lâm sinh (trồng rừng, chăm sóc rừng trồng,
PCCR, khai thác rừng trồng), thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh, thống kê diễn

biến tài nguyên rừng.
- Tham mưu cho giám đốc về quy hoạch rừng, đất đai của doanh nghiệp thực
hiện các biện pháp về QLBVR, khoanh nuôi tu bổ rừng, phòng chống cháy rừng, giao
đất, giao rừng..
- Theo dõi kế hoạch hoạt động, hướng dẫn kỹ thuật nông lâm nghiệp và nghiệp
vụ cho các phân trường và các hộ gia đình trong lâm phần.
Đội quản lý bảo vệ rừng
- Tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
- Tổ chức tuần tra, quản lý bảo vệ rừng theo chức trách nhiệm vụ được giao.
- Lập biên bản vi phạm lâm luật, áp giải người, phương tiện phạm pháp, tang
vật về công ty để xử lý theo trình tự pháp luật.
Các phân trường: triển khai thực hiện kế hoạch trồng, chăm sóc rừng trồng
hàng năm, phải thường xuyên kiểm tra diện tích rừng trồng được giao, không để xảy ra
hiện tượng chặt phá, lấn chiếm đất, chăn thả gia súc vào rừng trồng, làm tốt công tác
phòng chống cháy, quản lý tốt sản phẩm sau khai thác.
9


Đội khai thác: tham mưu cho ban giám đốc quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt
động khai thác theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Bảo đảm khai thác đúng hiện trường,
đúng quy trình. Tổ chức sơ thám hiện trường, phối hợp tổ chức thiết kế khai thác theo
chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của đơn vị.
Xí nghiệp chế biến gỗ: tiến hành xẻ theo chỉ tiêu kế hoạch, gia công, xẻ gỗ
theo đơn đặt hàng của các đơn vị khác. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp theo cơ chế đơn vị tự hạch toán báo sổ.
Đội gieo ươm: quản lý vườn ươm của công ty, gieo tạo và chuẩn bị các loại
giống có chất lượng cao để phục vụ cho công tác trồng rừng hàng năm của đơn vị.
Hướng dẫn các phương pháp gieo tạo cây giống cho nông dân nhất là các hộ đồng bào
dân tộc thiểu số sống gần rừng.
Trại chăn nuôi: tổ chức quản lý hoạt động chăn nuôi trang trại.

Ban quản lý khu du lịch: tham mưu cho giám đốc đề ra kế hoạch xây dựng, tu
bổ cơ sở vật chất tại khu du lịch cũng như quảng cáo để thu hút ngày càng nhiều khách
đến thăm quan du lịch.
2.3. Điều kiện tự nhiên
2.3.1. Vị trí địa lý
Công ty lâm nghiệp M’Đrăk có trụ sở chính đặt tại Km 87 Quốc lộ 26, thuộc xã
Krông Jing, huyện M’Đrăk tỉnh Đăklăk.
- Phía Bắc giáp: xã Chư Prao huyện M’Đrắk tỉnh ĐăkLăk.
- Phía Nam giáp: Huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hoà.
- Phía Đông giáp: Huyện Ninh Hoà tỉnh Khánh Hoà.
- Phía Tây giáp: Huyện EaKar tỉnh Đăklăk
Toạ độ địa lý
Từ 12020’00” đến 12046’00” vĩ độ bắc.
Từ 1080 30’00” đến 108059’50” kinh độ đông.
2.3.2. Địa hình
Lâm phần của công ty lâm nghiệp M’Đrăk có địa hình đồi núi bị chia cắt bởi
các sông, suối. Một phần diện tích tương đối lớn nằm trên các khu vực có độ dốc lớn
(chủ yếu là ở phía Đông và phía Tây). Độ cao dao động từ 450 m (ở phía bắc) đến
1.270 m (ở phía Nam). Lâm phần của công ty được chia ra làm ba khu vực chính:
10


- Vùng núi cao: Có độ cao từ 900-1.270 m, phân bố ở dãy núi Chư Pá, Chư
Hoa, Chư Binh, Chu Gree và Chu Pai.
- Vùng núi thấp và đồi có hình dạng bát úp: Có độ cao từ 500-900 m, phân bố
rải rác xen kẽ vùng núi cao.
- Vùng đồi và thung lũng ven suối: Có độ cao từ 300 – 500m, phân bố dọc theo
suối Krông Jing, Ea TLư, Ea Krông Á và Ea Trang.
2.3.3. Khí hậu, thủy văn
a) Khí hậu

Công ty lâm nghiệp M’Đrăk thuộc vùng khí hậu cao nguyên và đồng bằng
duyên hải miền Trung có khí hậu gió mùa điển hình với độ ẩm cao. Mùa khô từ tháng
2 đến tháng 7 và mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao đạt 1.900 mm, lượng nước bốc
hơi bình quân hàng năm là 1.240 mm và độ ẩm bình quân lên đến 83%.
Nhiệt độ dao động từ 12 đến 39°C và nhiệt độ trung bình năm 24°C.
Mùa mưa có gió mùa đông bắc và có thể có bão (cấp 6-7). Mùa khô có gió tây
nam.
Nhìn chung điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
rừng. Tuy nhiên, do mùa mưa thường có mưa to vì vậy cần chú ý bố trí hệ thống cây
trồng phù hợp ở khu vực có độ dốc lớn để hạn chế rửa trôi, chống xói mòn. Điều kiện
khí hậu kết hợp với đặc điểm địa hình đã gây cản trở hoạt động khai thác vào mùa
mưa. Mùa khô, nguy cơ cháy rừng thường ở mức độ cao đặc biệt là đối với rừng trồng.
Do vậy, công tác sản xuất lâm nghiệp như: gieo ươm, khai thác, trồng rừng và phòng
chống cháy rừng mang tính chất mùa vụ.
b) Thủy văn
Lâm phần công ty đang quản lý nằm trên lưu vực các suối lớn:
Suối Ea Trang, Ea Krông Hinh, Ea Krông Jinh, Ea Ko và Ea Pa chảy vào sông
Hinh, tỉnh Phú Yên.
Suối Ea Boa và Ea Ral chảy vào sông Cái, tỉnh Khánh Hòa.
Suối Ea Krông Á chảy vào sông Krông Bông.
Ngoài ra còn có nhiều suối vừa và nhỏ phân bố đều khắp trong vùng. Nhiều
thác nước có cảnh quan đẹp phân bố dọc các suối, đây chính là tiềm năng phát triển du
11


lịch sinh thái. Mùa mưa thường có lũ đặc biệt là những khu vực có độ che phủ thấp.
Mùa khô thường thiếu nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Do điều kiện thổ
nhưỡng nên nguồn nước ngầm rất khan hiếm. Do đó rừng của công ty lâm nghiệp
M’Đrăk đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ và cung cấp nước trong khu vực.

2.3.4. Hiện trạng tài nguyên rừng và tài nguyên đất
a) Hiện trạng tài nguyên rừng
Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng của công ty được thống kê cụ thể ở bảng
2.2.
Bảng 2.2. Hiện Trạng Đất Đai và Tài Nguyên Rừng của Công Ty
Loại đất

Diện tích
ha

%

1. Tổng diện tích

26.754

100

2. Rừng tự nhiên

15.766

58,9

- Rừng giàu

2.751

10,3


- Rừng trung bình

4.147

15,5

- Rừng nghèo

4.269

16

- Rừng non

2.358

8,8

- Rừng hỗn giao tre nứa

1.264

4,7

- Rừng tre nứa

977

3,7


3. Rừng trồng

2.998

11,2

4. Đất khác

2.065

7,7

29

0,1

5.896

22

5. Đất nông nghiệp
6. Đất trồng

Nguồn: Phòng kỹ thuật
Rừng thường xanh (rừng tự nhiên) của công ty chiếm diện tích 15.766 ha (58,9
% tổng diện tích). Diện tích rừng trồng là 2.998 ha (chiếm 11,2 % tổng diện tích).
Diện tích đất trống là 5.896 ha chiếm 22 %. Diện tích đất khác và đất nông nghiệp là
2.355 (chiếm 7,8 % tổng diện tích), rừng thường xanh có mặt hầu hết trên 37 tiểu khu
của lâm phần công ty. Tuy nhiên về trạng thái rừng cũng thay đổi rất lớn trên từng tiểu
khu.


12


- Rừng giàu (IIIB – IIIA3) trạng thái rừng giàu có diện tích 2.751 ha (chiếm
10,3 % tổng diện tích), trữ lượng là 759.155 m3. Diện tích trên 50 ha/tiểu khu, có trên
14 tiểu khu, thường phân bố ở vùng cao xa, độ dốc lớn (20- 35 độ). Đây là diện tích
rừng có khả năng khai thác trong thời gian đến, đặc điểm nổi bật của trạng thái này là
rừng có trữ lượng lớn, thành phần loài phong phú với nhiều loài cây có giá trị kinh tế
cao như: giổi, trâm, táu, huỷnh, chò chai, chò xót, dầu nước….đáp ứng nhu cầu kinh
doanh gỗ lớn.
- Rừng trung bình (IIIA2) có diện tích rừng trung bình 4.147 ha (chiếm 15,7 %
tổng diện tích), trữ lượng là 949.692 m3. Trạng thái rừng trung bình, diện tích trên 50
ha/1 tiểu khu, có 9 tiểu khu. Đây là diện tích rừng đã bị tác động ở mức độ thấp, không
đáng kể, trữ lượng vẫn còn lớn trung bình 229 m3/ha (trong đó cây D>45cm trữ lượng
66,4 m3/ha và cây D = 31 – 45/cm trữ lượng 38,8 m3/ha). Điều này cho thấy rừng
trung bình có thể cho phép khai thác trong thời gian tới với sản lượng thấp hơn rừng
giàu và vẫn đảm bảo rừng phát sinh phát triển tốt sau khai thác vì thế hệ cây nối tiếp
rất phong phú.
- Rừng nghèo (IIIA1): rừng nghèo có diện tích là 4.269 ha (chiếm 16 % tổng
diện tích), trữ lượng là 405.520 m3. Đây là những diện tích rừng đã qua khai thác
nhiều lần trước đây. Diện tích này thường phân bố ở sườn, đỉnh đồi bát úp, ven khe
suối, nơi gần đường giao thông và cũng phân bố hầu hết trên các tiểu khu. Trữ lượng
rừng bình quân 95 m3/ha. Đây là đối tượng cần phải bảo vệ, nuôi dưỡng tạo cho rừng
phát triển tốt theo quy luật để nối tiếp đưa vào khai thác trong thời gian sau (sau 20
năm hoặc luân kỳ sau tùy theo tình hình phát sinh phát triển của rừng).
- Rừng phục hồi (II b) có diện tích 2.358 ha (chiếm 8,8 % tổng diện tích), rừng
đã có thời gian phục hồi sau khai thác kiệt, hoặc sau nương rẫy. Trữ lượng bình quân
trung bình 45 m3/ha, với các loài cây tiên phong, ưa sáng mọc nhanh, rừng đã bắt đầu
phát triển tương đối ổn định, đây là đối tượng cần bảo vệ nuôi dưỡng, phòng chống

cháy rừng để rừng phát sinh phát triển cho các luân kỳ sau.
- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, lồ ô: Có diện tích 1.264 ha (chiếm 4,7 % tổng diện
tích). Đây là loại rừng thứ sinh sau khai thác loại rừng này phân bổ ở vùng núi thấp và
chỉ có mặt trên 10 tiểu khu tập trung ở xã Ea Trang (phân trường IV). Trữ lượng gỗ
của rừng không đáng kể, theo thống kê có khoảng trên 7 triệu cây tre, nứa, lồ ô. Nhưng
13


tre, nứa chiếm hầu hết diện tích, lồ ô chỉ có khoảng 1/4 số lượng (khoảng 1,5 triệu
cây).
- Rừng tre, nứa: có diện tích 977 ha (chiếm 3,7 % tổng diện tích), trong đó rừng
sản xuất 961 ha. Đây cũng là loại rừng thứ sinh sau khai thác hoặc phục hồi sau nương
rẫy bỏ hoang. Loại rừng này phân bố ở vùng thấp, vùng hay làm nương rẫy trước đây
và chỉ có mặt trên 7 tiểu khu ở vùng xã Ea Trang.
Đối với rừng giàu và rừng trung bình tỷ lệ cây có phẩm chất A (là cây sinh
trưởng tốt, tán đều, không sâu bệnh) chiếm 50 % trữ lượng, cây phẩm chất B (tán lệnh
hoặc thân hơi cong, không rỗng ruột) chiếm 34 %, cây có phẩm chất C (cây cụt ngọn,
sâu, rỗng ruột) chiếm 16 %.
Đối với rừng nghèo cây phẩm chất C chiếm tỷ lệ 35 % trữ lượng, điều này cho
thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tạo rừng theo đám và làm giàu
rừng thông qua xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng dặm.
b) Đa dạng sinh học
- Thảm thực vật rừng
Tài nguyên rừng của M’Đrăk rất phong phú và đa dạng về loài. Qua khảo sát đã
xác định được 935 loài phân thành 5 dạng sống cơ bản, Phanerophytes (cây có chồi
trên đất cao 0,25-30 m) chiếm 63 %, 134 loài Chamerophytes (cây có chồi sát đất nhỏ
hơn 0,25m) chiếm 9 %, 216 loài Hemicryptophytes (cây có chồi nửa ẩn) chiếm 14 %,
112 loài Cryptophytes (cây có chồi ẩn dưới mặt đất) chiếm 7 % và 108 loài
Therophytes (cây sống một năm) chiếm 7 %. Thực vật rừng của công ty tổng cộng có
40 loài được xếp vào danh mục các loài quý hiếm, cụ thể như bảng 2.3

Bảng 2.3. Các Loài Thực Vật Quý Hiếm
Hiện trạng

Ký hiệu Loại

Số lượng loài

Có nguy cơ

E

2

Sắp xảy ra nguy cơ

V

16

Hiếm

R

12

Bị đe doạ

T

4


Chưa được biết đến đầy đủ

K

6
Nguồn: Phòng kỹ thuật

14


×