Tải bản đầy đủ (.doc) (280 trang)

Lịch Sử Giáo Dục Thế Giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.79 KB, 280 trang )

LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
(Tái bản lần thứ 1)
Tác giả: HÀ NHẬT THĂNG - ĐÀO THANH TÂM

LỜI NÓI ĐẦU
Sau Nghị quyết của Ban chấp hành TƯ II khóa VIII về Giáo dục và đào
tạo, được sự khích lệ của đồng nghiệp, của các thế hệ học trò và đặc biệt với
sự giúp đỡ về mọi phương diện của Nhà xuất bản Giáo dục, tập thể tác giả là
những người nghiên cứu giảng dạy môn Lịch sử giáo dục đã nhiều năm,
mạnh dạn trình bạn đọc cuốn Lịch sử giáo dục thế giới.
“Lịch sử giáo dục thế giới" được thực hiện dưới quan điểm phương
pháp luận logic lịch sử như đã trình bày ở chương I “Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu lịch sử giáo dục". Đồng thời, cũng quán triệt những quan
điểm của Đảng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Dưới thời đại nào, giáo dục cũng là một hoạt động đặc trưng của con
người và xã hội loài người. Ngày này, trong thời đại nhân loại đang bước vào
nền văn minh hậu công nghiệp, hơn bao giờ hết giáo dục càng trở nên quan
trọng và đã được thừa nhận là nhân tố quyết định chủ tiếu đến sự phát triển
kinh tế xã hội. Tư tưởng quan trọng nhất mà tập thể tác giả thuốn thể hiện là
mối quan hệ tác động biện chứng giữa sự phát triển xã hội và giáo dục qua
các thời kì lịch sử. Lí luận và kinh nghiệm giáo dục có tính kế thừa và phát
triển. Giữa sự phát triển xã hội và giáo dục cũng như giữa lý luận và thực tiễn
của hoạt động giáo dục có mối quan hệ khăng khít, song cũng có khoảng
cách nhất định. Mối quan hệ ấy thể hiện tính biện chứng của quan hệ giữa hạ
tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Khoảng cách giữa sự phát triển xã hội
và giáo dục, giữa lí luận và hoạt động thực tiễn giáo dục càng ngắn thì con
người, giáo dục và xã hộii càng phát triển. Song, sự tăng hay giảm của


khoảng cách nói trên lại do chính con người nhận thức, xây dựng một cơ chế


tác động vào thực tiễn khách quan đang tồn tại của các mối quan hệ đối với
giáo dục. Qua quá trình nghiên cứu sự phát ttriển của xã hội, của giáo dục
nhân loại, chúng ta thấy rất rõ động lực của sự phát triển xã hội nói chung
không chỉ là con người, mà còn phụ thuộc vào các giải pháp giải quyết những
mâu thuẫn của mối quan hệ biện chứng giữa xã hội - con người – giáo dục
nhân cách con người là chủ thể của sự vận động không ngừng đó.
Tập thể tác giả cũng đã cố gắng liên hệ lịch sử với nhiệm vụ xây dựng
giáo dục, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bằng
cách khai thác kinh nghiệm; lí luận giáo dục của các thời kì, của các nhà giáo
dục, đặc biệt những lí luận giáo dục của Mác, Lênin, Cơrúpxcaia, Makarencô,

Tập thể tác giả mong rằng cuốn “Lịch sử giáo dục thế giới” là một tài
liệu tham khảo đối với các nhà giáo, các cán bộ quản lí giáo dục và là một
giáo trình giúp thầy trò các trường sư phạm trong việc nghiên cứu, học tập.
Cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi thành thật xin độc
giả lượng thứ và mong nhận được ý kiến phê bình của bạn đọc gần xa, để lần
xuất bản sau được tốt hơn.
Tập thể tác giả

Chương 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mỗi lĩnh vực khoa học có quá trình hình thành, phát triển, có đối tượng,
nội dung, phương pháp nghiên cứu riêng của nó. Lịch sử giáo dục (LSGD) là
một chuyên ngành của khoa học giáo dục nói chung. Lịch sử giáo dục là một
khoa học giáp ranh của nhiều khoa học khác như: Khoa học lịch sử, dân tộc,
văn hóa, giáo dục học, tâm lí học... Đặc biệt, có quan hệ với triết học, lịch sử
tư tưởng, kinh tế học. Song, trước hết, lịch sử giáo dục liên quan trực tiếp tới
khoa học lịch sử, vì vậy, cũng đã có ý kiến cho rằng lịch sử giáo dục là


chuyên ngành của khoa học lịch sử. Quan điểm trên không đứng vững được

bởi lẽ cái nhân lõi của khoa học là các hiện tượng, sự kiện giáo dục mà thiếu
nó thì không còn nội hàm của khoa học nữa. Nó chỉ gần với khoa học lịch sử,
bởi lẽ lịch sử giáo dục đặt các sự kiện, hiện tượng trong quá trình vận động
có tính liên tục, kế thừa, phát triển của các sự kiện trong mối quan hệ biện
chứng logic của nó với các yếu tố tác động chi phối lẫn nhau trong những
hoàn cảnh lịch sử nhất định. Chính vì tính chất biện chứng, tính lịch sử của
các hiện tượng giáo dục diễn ra trong lịch sử mà lịch sử giáo dục là chuyên
ngành của khoa học giáo dục chứ không phải thuộc lĩnh vực khoa học nào
khác.
Để hiểu rõ hơn tính chất của khoa học lịch sử giáo dục, chúng ta hãy
nghiên cứu sâu hơn một số vấn đề liên quan sau đây:

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ GIÁO
DỤC
1. Lịch sử giáo dục ra đời từ bao giờ
Hãy đi ngược lại lịch sử, chúng ta thừa nhận loài người ra đời hàng
triệu năm. Những dấu hiệu phân biệt con người tách khỏi con vật là ở chỗ: Đi
thẳng, có lao động, ngôn ngữ xuất hiện và phát triển nhờ bộ não người ngày
càng hoàn thiện. Nhờ những yếu tố trên mà con người có tư duy, ý thức ở
con người dần dần hình thành. Ph. Ăngghen đã phân tích hết sức sâu sắc
các điều kiện, các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển người
trong tác phẩm nổi tiếng "Vai trò của lao động trong quá trình chuyền biến từ
vượn thành người".
Có thể nói nhờ ý thức mà con người vượt qua ngưỡng tư duy trực
quan, nhận thức cảm tính chuyển sang tư duy trừu tượng, nhận thức lí tính,
nói một cách khác, chính xác hơn cùng với tư duy trực quan, cùng với nhận
thức cảm tính, tư duy và ngôn ngữ đã làm cho tư duy trừu tượng, nhận thức lí
tính của con người phát triển nhanh chóng, trở thành con người hiện đại.



Trong cuộc trường kì để thành người hiện đại, loài người đã trải qua
những cái mốc lịch sử rất lớn, có những dấu hiệu hết sức điển hình về nhiều
mặt, nhưng giáo dục được coi là sản phẩm của sự phát triển, đồng thời lại là
yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội và hoàn thiện con người (cả ở góc độ
giống loài lẫn cá thể người cụ thể). Không ít những phát hiện ngẫu nhiên cho
thấy những đứa trẻ mới sinh ra sống trong thế giới loài vật, tách hoàn toàn
khỏi xã hội, khỏi giao lưu của xã hội loài người, thực chất những đứa trẻ đó
không được hưởng giáo dục (theo nghĩa rộng nhất của khái niệm giáo dục)
thì khi lớn lên đứa trẻ chịu ảnh hưởng sâu sắc của loài vật đã nuôi sống nó.
Ở thời kì tiền sử, mới chỉ có hiện tượng giáo dục, đó là những truyền
thụ và bắt chước kinh nghiệm lẫn nhau giữa thế hệ này đối với thế hệ khác,
giữa người có kinh nghiệm và người thiếu kinh nghiệm.
- Chuyển sang thời kì chiếm hữu nô lệ, nhờ nhiều lí do, có một bộ phận
được chuyên trách làm công tác giáo dục (vừa đảm nhận công việc huấn
luyện, vừa tổng kết kinh nghiệm này nâng dần lên thành lí luận). Sự xuất hiện
một số người chuyên làm công tác giáo dục là một cái mốc đánh dấu sự tiến
bộ của xã hội loài người, vai trò của giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển khoa học, giáo dục, xã hội nói chung. Ở thời kì này phải kể đến
đóng góp của Khổng Tử, Xôcrát, Arixtốt, Platon, Đêmôcrít - đó là những nhà
triết học, giáo dục học của Trung Hoa, Hi Lạp và La Mã cổ đại.
Có thể nói các nhà giáo dục thời kì chiếm hữu nô lệ là những người đặt
những viên gạch đầu tiên cho lí luận giáo dục, đó là sự khởi đầu của khoa
học giáo dục. Cũng có người hoài nghi khoa học giáo dục ra đời từ thời kì
chiếm hữu nô lệ (cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm) là quá sớm vì
họ cho rằng thời kì này lí luận giáo dục chưa đầy đủ, lí luận giáo dục đậm nét
triết học, xã hội học hơn là tính giáo dục học. Thực tế tuy chưa sâu sắc như
khoa học giáo dục hiện đại: nhưng đã có đối tượng nghiên cứu riêng của nó,
đó là lí luận về giáo dục con người không ít tư tưởng giáo dục của các nhà
giáo dục, triết học thời kì cổ đại cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử,



vẫn có ý nghĩa thực tiễn không nhỏ như hoạt động và lí luận của Khổng Tử,
phương pháp dạy học của Xôcrát.
- Trải qua nhiều năm tháng, thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục ngày
càng đa dạng, kinh nghiêm lí luận giáo dục ngày càng phong phú, phức tạp,
đặc biệt sau thời kì văn hóa phục Hưng (thế kỉ XVI) ở châu Âu, các nhà sư
phạm ở Đức, Pháp, Nga nhận thấy cần phải xem xét, tổng kết lại kinh nghiệm
của loài người trên cả 2 bình diện hoạt động tổ chức giáo dục va lí luận giáo
dục. Vì vậy, lần lượt một loạt công trình với nội dung nghiên cứu có tính mô tả
diễn biến, rút ra nhận xét quá trình phát triển giáo dục ra đời.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục để thống nhất đánh giá công lao
của C. E. Menghenxđô là người đặt nền móng cho khoa học LịCH SỬ GIÁO
DỤC với công trình của ông "trình bày những kinh nghiệm người ta đã nói và
lầm trong lĩnh vực giáo dục suốt ngàn năm qua" xuất bản năm 1779. Theo
hướng nghiên cứu trên, những năm sau liên tiếp ra đời một loạt tác phẩm
được xuất hiện ở Đức, Pháp, Nga, Mĩ... Năm 1794 xuất bản “Lịch sử nhà
trường và giáo dục" ở Đức của F.E. Rucốp... Vào những năm 90 của thế kỉ
XIX đội ngũ nghiên cứu ngày càng đông, tác phẩm lịch sử giáo dục ngày càng
nhiều. Năm 1882 xuất hiện “Lịch sử giáo dục và dạy học từ thời kì Phục Hưng
cho đến thời kì chúng ta”, tác phẩm của K. Raumer. Năm 1884 "Lịch sử giáo
dục từ lúc phát sinh cho đến thời đại chúng ta", của K.A. Xmít người Đức;
"Các nhà cải cách giáo dục" của nhà nghiên cứu Mĩ, R.H. Quých, 1868. Cuốn
“Tư tưởng giáo dục” của tác giả người Mĩ, năm 1895; cuốn "Phê phán các
học thuyết giáo dục ở Pháp từ thế kỉ XVI đến nay" của G. Compairê, năm
1897.
Những năm cuối thế kỉ XIX, nhiều công trình nghiên cứu và đi sâu
nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể như "Lịch sử phương pháp giảng dạy trong
nhà trường Đức" của K. Kér. Năm 1882, nhà nghiên cứu Đức R. Rixman công
bố "Lịch sử dạy lao động", nhà nghiên cứu Nga Lavrốpxki xuất bản "Về
trường học ở Nga cổ đại" năm 1851...



Lịch sử giáo dục từ khi ra đời đã nghiên cứu, mô tả quá trình tổ chức
hoạt động giáo dục như cách tổ chức hệ thống trường, cách dạy học, truyền
thụ kinh nghiệm của xã hội loài người; đồng thời, nghiên cứu tư tưởng, lí luận
giáo dục của loài người thông qua nghiên cứu quan điểm của các nhà sư
phạm...
Hoạt động giáo dục ngày càng đa dạng, sự phát triển lí luận giáo dục
ngày càng phong phú, phức tạp. Vì vậy, xuất hiện những công trình lấy sự
phát triển lí luận làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu, đó là lịch sử của "Giáo
dục học" - lịch sử của một khoa học. Từ đó LỊCH SỬ GIÁO DỤC HỌC
(LSGDH) ra đời.
LỊCH SỬ GIÁO DỤC HỌC nghiên cứu quá trình nảy sinh, phát triển
các tư tưởng, quan điểm giáo dục; các yếu tố chi phối sự nảy sinh và phát
triển của lí luận giáo dục. Đồng thời, đánh giá ý nghĩa của các tư tưởng, quan
điểm giáo dục.
Có thể coi LSGDH là một chuyên ngành hẹp của lịch sử giáo dục.
- Khi xuất hiện lí luận giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiều nhà
nghiên cứu giáo dục đã đi sâu tìm hiểu những đóng góp của Mác làm sáng tỏ
nội dung, sự khác biệt của lí luận Mác-xít so với các hệ thống lí luận giáo dục
khác và khẳng định tính kế thừa, phát triển của lí luận giáo dục XHCN khoa
học, từ đó xuất hiện một lĩnh vực mới của lịch sử giáo dục, đó là GIÁO DỤC
HỌC SO SÁNH. Người có công lao trong việc nghiên cứu và là người góp
phần khai sinh ra giáo dục học so sánh là N.K. Krúpxcaia với tác phẩm “Giáo
dục nhân dân và nền dân chủ” vào năm 1915 và được xuất bản sau 1917.
Vậy, giáo dục học so sánh nghiên cứu cái gì? Giáo dục học so sánh
nghiên cứu sự giống nhau và khác nhau giữa các hệ thống giáo dục, các
quan điểm giáo dục của các thời kì lịch sử, của các vùng, các quốc gia, hoặc
của cùng một thời kì lịch sử nhằm tìm ra quy luật phổ biến và đặc thù trong
quá trình phát triển thực tiễn và lí luận giáo dục.



Song muốn nghiên cứu sự giống nhau và khác nhau, các nhà nghiên
cứu về giáo dục học so sánh phải am hiểu lịch sử giáo dục của các hệ thống
giáo dục, các quan điểm giáo dục trong sự phát triển của nó, tức là phải dựa
trên tri thức của lịch sử giáo dục hoặc lịch sử giáo dục học.
Có thể nói khách thể của Giáo dục học so sánh lại là đối tượng của lịch
sử giáo dục.
Có quan điểm xếp Giáo dục học so sánh trong hệ thống của Giáo dục
học. Cách phân loại khoa học này e rằng không xác định đúng đối tượng,
khách thể nghiên cứu của Giáo dục học so sánh. Mắc sai lầm này không chỉ
ở Việt Nam mà ở cả một số nước, bởi vì, họ đã không xác định đúng đối
tượng nghiên cứu của Giáo dục học so sánh.
Một số nhà nghiên cứu Giáo dục học so sánh đã nghiên cứu các hệ
thống giáo dục, các quan điểm giáo dục độc lập, chẳng hạn, tình hình giáo
dục Pháp, Anh, Mĩ... mà không nghiên cứu trong sự phát triển của nó - họ
tước bỏ tính phát triển của các sự kiện, hiện tượng giáo dục.
- Trong những năm gần đây, do sự phát triển của lịch sử giáo dục và
mối quan hệ, chế ước của các khoa học khác đã xuất hiện một số chuyên
ngành của Lịch sử giáo dục như:
Lịch sử triết học giáo dục (cũng có thể gọi là triết học giáo dục) là một
chuyên ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa các trào lưu triết học và giáo dục.
Ví dụ triết học duy tâm, hoặc duy vật máy móc sẽ có quan điểm giáo dục duy
tâm, hoặc duy vật không đầy đủ. Chẳng hạn, triết học duy vật máy móc coi
con người là khách thể thụ động của sự biến đổi tự nhiên và xã hội, đã nảy
sinh quan điểm cho rằng giáo dục là yếu tố quyết định duy nhất của sự phát
triển nhân cách. "Trẻ em như tờ giấy trắng", nhào nặn tâm hồn trẻ là do người
thầy quyết định.
Nhờ nghiên cứu lịch sử mối quan hệ giữa sự phát triển triết học và thực
tiễn, nghiên cứu lí luận giáo dục mà xã hội có những TRIẾT LÍ GIÁO DỤC

khác nhau.


Sau hơn 200 năm ra đời, LSGD đã phát triển không ngừng và ngày
càng nảy sinh những chuyên ngành hẹp. Hầu hết các nước có nền giáo dục
phát triển đều rất quan tâm tới việc nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử giáo dục
trong các trường sư phạm, trong các bộ quản lí giáo dục và hoạt động xã hội,
bởi vì nhân loại càng ngày càng nhận thức ra rằng nắm vững sự phát triển
giáo dục qua các thời kì lịch sử, ở các vùng của các dân tộc khác nhau, làm
cho con người tránh được sự mò mẫm tích lũy kinh nghiệm của xã hội loài
người, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thực tế của họ
trong thời đại ngày nay.
Chính vì ý nghĩa của Lịch sử giáo dục và các chuyên ngành hẹp của
nó mà Lịch sử giáo dục được coi như một môn khoa học có tính chất phương
pháp luận của khoa học giáo dục.
2. Lịch sử giáo dục thế giới được nghiên cứu ở Việt Nam từ bao
giờ
Đây là một câu hỏi chưa có câu trả lời thống nhất. Tuy nhiên, qua các
sự kiện, chúng ta có thể khẳng định GS Nguyễn Lân là người đầu tiên nghiên
cứu LSGD thế giới. Do yêu cầu của sự nghiệp đào tạo giáo viên Việt Nam tại
khu học xá vào những năm 1951 - 1954, GS Nguyễn Lân đã nghiên cứu lịch
sử giáo dục thế giới để giảng dạy và xây dựng môn học “LỊCH SỬ GIÁO DỤC
THẾ GIỚI”. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, chúng ta thành lập Trường
đại học Sư phạm ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của GS Nguyễn Lân được
phát hành thành giáo trình “Lịch sử giáo dục học thế giới” vào năm 1958.
Từ đó, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, học tập LSGD đã không
ngừng phát triển cả trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử giáo dục thế giới và lịch
sử giáo dục Việt Nam.
Phải thừa nhận rằng ở giai đoạn đầu vào những năm 1950 - 1960 của
thế kỉ XIX, hầu hết các công trình nghiên cứu phải kế thừa, tiếp thu kết quả

nghiên cứu của các nhà nghiên cứu LSGD nước ngoài, trực tiếp là các nhà
nghiên cứu ở Liên Xô (cũ) và Trung Quốc. Trong những người được đào tạo
từ nước ngoài để tâm nghiên cứu về phương pháp luận nghiên cứu Lịch sử


giáo dục phải kể đến Hà Thế Ngữ, Võ Quang Phúc, Hà Nhật Thông... Những
quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam về phương pháp luận nghiên cứu
LSGD ở các hội thảo, Xêmina về LSGD được các nhà khoa học thế giới quan
tâm, đồng tình. Với phương pháp luận nghiên cứu đúng đắn đã mở ra cho
LSGD một phương hướng phát triển mới, làm tăng thêm ý nghĩa thực tiễn của
khoa học LSGD.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ GIÁO DỤC
1. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử giáo dục
Nhiều nhà khoa học nghiên cứu LSGD lớn như Côngxtăngtinốp,
Sabaeva, Mendinxki... cũng chưa đưa ra một định nghĩa tóm tắt về đối tượng
nghiên cứu của Lịch sử giáo dục với tư cách là một khoa học.
- LSGD với tư cách là một khoa học, có nhiệm vụ nghiên cứu quá trình
hình thành, phát triển của thực tiễn hoạt động giáo dục, và lí luận giáo dục
của nhân loại, qua các thời kì lịch sử, từ khi xã hội loài người ra đời cho đến
nay.
Vì Lịch sử giáo dục nghiên cứu hoạt động thực tiễn và lí luận giáo dục
nên đối tượng nghiên cứu của LSGD là ĐỐI TƯỢNG KÉP. Hai mặt đó gắn bó
với nhau. Tuy nhiên, trong một công trình nghiên cứu không thể đòi hỏi một
chuyên gia nghiên cứu trình bày đầy đủ, cân đối cả hai mặt của đối tượng
nghiên cứu. Đó là lẽ đương nhiên. Vì vậy, trước hết, cần phân biệt đối tượng
nghiên cứu của một khoa học và nội dung của một công trình nghiên cứu cụ
thể.
Đối tượng kép là một đặc trưng của lịch sử giáo dục, khác với một số
khoa học khác như lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng.

2. Nội dung nghiên cứu của lịch sử giáo dục
Lịch sử giáo dục nghiên cứu một phạm vi rất rộng:


- Nghiên cứu, mô tả lại các hoạt động tổ chức giáo dục như: Hệ thống
giáo dục quốc dân của các dân tộc qua các thời kì lịch sử: các kiểu tổ chức
giáo dục, dạy học, các loại hình trường lớp, các hình thức dào tạo giáo viên;
quản lí giáo dục, các loại đào tạo ngành nghề của xã hội.
- Mô tả các phong trào giáo dục trong những hoàn cảnh lịch sử đặc
biệt. Các phong trào giáo dục có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển giáo dục
của mỗi dân tộc. Vì vậy, mô tả, phân tích các phong trào giáo dục có ý nghĩa
không nhỏ đến phát triển thực tiễn giáo dục. Ở Việt Nam, có những phong
trào giáo dục rất đáng nghiên cứu. Ví dụ, phong trao hoạt động của "Hội
truyền bá Quốc ngữ" 1938 - 1945; phong trào "Đông du, Đông kinh nghĩa
thục", phong trào "Diệt giặc dốt" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau Cách
mạng tháng Tám 1945, phong trào thi đua "Hai tốt"…
- Nghiên cứu hoạt động của các nhà sư phạm có đóng góp lớn lao cho
sự nghiệp phát triển thực tiễn và lí luận giáo dục của nhân loại cũng như mỗi
dân tộc, ở mỗi thời kì lịch sử. Khi nghiên cứu hoạt động giáo dục của các nhà
sư phạm tiêu biểu thường diễn ra hai xu hướng: thứ nhất chỉ nghiên cứu tư
tưởng, quan điểm giáo dục mà quên mất những đóng góp lớn lao của họ
trong việc đào tạo, dạy học, hoặc những thử nghiệm của họ trên thực tế. Xu
hướng thứ hai chỉ mô tả những hoạt động giáo dục thực tế, không quan tâm
thỏa đáng đến những cống hiến về lí luận của các nhà sư phạm. Ví dụ, khi
nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí minh với giáo dục, thường chỉ nghiên cứu "Tư
tưởng giáo dục của Người" qua các tác phẩm. Ít người thấy đóng góp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày đầu tiên Người đã tham gia trực tiếp vào
việc chuẩn bị cho một nền giáo dục mới của dân tộc và những quan điểm
giáo dục của Người đều xuất phát từ việc nghiên cứu rất sâu sắc tình hình
giáo dục ở Việt Nam và hàng loạt các nước mà Người đã đi qua.

Nói như vậy, không phải nhà sư phạm nào trong lịch sử giáo dục nhân
loại và của dân tộc cũng có những đóng góp trên cả hai lĩnh vực. Song, điều
muốn nhấn mạnh là khi nghiên cứu đóng góp của các nhà sư phạm, cần lưu ý
cả hoạt động thực tiễn và lí luận.


- Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển các tư tưởng giáo dục, các hệ
thống lí luận, các quan điểm giáo dục của các thời kì lịch sử của nhân loại và
dân tộc.
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử giáo dục, việc nghiên cứu quá trình
phát sinh và hình thành các quan điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển và thay đổi những tư tưởng giáo dục, lí luận giáo dục có một ý nghĩa rất
quan trọng để có thể rút ra quy luật phổ biến và quy luật đặc thù của quá trình
phát triển lí luận giáo dục.
Việc nghiên cứu mối quan hệ của những điếu kiện kinh tế, xã hội, triết
học, khoa học kĩ thuật; đặc điểm tâm lí vùng và dân tộc... với lí luận giáo dục
sẽ giúp ta rút ra những kinh nghiệm thành công và thất bại của lịch sử, vận
dụng vào thực tiễn hiện nay.
Trong quá trình phát triển của thực tế và lí luận giáo dục; bao giờ cũng
bị chi phối, chế ước bởi hàng loạt các yếu tố chủ quan và khách quan của tự
nhiên và xã hội. Đồng thời, quá trình phát triển giáo dục cũng có những quy
luật riêng của nó. Nghiên cứu phát hiện ra những nội tại và các yếu tố, điều
kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động giáo dục sẽ giúp người ta
hiểu tính phức tạp, tính biện chứng của lí luận và thực tiễn tổ chức giáo dục.
Hiểu được logic biện chứng của thực tiễn giáo dục trong lịch sử, chúng ta có
một phương pháp luận xem xét, nghiên cứu hoạt động thực tiễn trên các lĩnh
vực giáo dục.
- Một trong những nội dung và yêu cầu của việc nghiên cứu lịch sử giáo
dục là đưa ra dự báo phương hướng, chiến được phát triển giáo dục cũng có
thể đề xuất nội dung, phương pháp, mô hình phát triển, mô hình tổ chức, hoạt

động giáo dục cho hiện tại và tương lai. Những mô hình giáo dục được đề
xuất rút ra từ trong lịch sử giáo dục sẽ khoa học, có tính khả thi, có sức thuyết
phục, vì nó dựa vào sự phân tích tổng hợp kinh nghiệm loài người đã trải
nghiệm.
Trong thực tiễn xây dựng nền giáo dục ở nước ta và các nước đã có
không ít quan điểm và hoạt động giáo dục không dựa trên kinh nghiệm của


lịch sử giáo dục nhân loại, nên đã phải trả giá cho những thất bại đau đớn, ví
dụ không nghiên cứu một cách hệ thống sự ra đời và thất bại của “lí luận giáo
dục tự nhiên tự do”, có người lại đề cao, tuyên truyền và áp dụng lí luận này
thiếu sáng tạo. Cũng tương tự, ở một số nước, khi tiến hành công nghiệp hóa
tư bản chủ nghĩa đã quá coi trọng việc trang bị tri thức khoa học, trang bị
nghề mà sao nhãng, coi nhẹ giáo dục nhân văn, giáo dục đạo đức. Do đó, các
nước này đã phải trả giá về những sai lầm đó. Vài thập niên gần đây họ đã
buộc phải cố gắng uốn nắn, điều chỉnh quá trình dạy học và quá trình giáo
dục nhân cách, giáo dục hệ thống giá trị nhân văn. Song, cũng vì không
nghiên cứu kinh nghiệm và LSGD của nhân loại, mà hiện nay ở một số người
lại lặp lại sai lầm của người đời trước, chỉ quan tâm tới chất lượng văn hóa
mà không chú ý tới chất lượng đào tạo toàn diện, trong đó có vấn đề đạo đức,
nhân văn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh tỉnh chúng ta từ lâu rằng "có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì có khi hạt
dân, hại nước". Thiếu một trong hai mật đó là "người bán thân bất toại". Bác
Hồ cũng thường xuyên nhắc “đạo đức là cái gốc của người cách mạng”, vì
vậy, trong giáo dục phải chú ý giáo dục đạo đức.

III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ GIÁO DỤC
1. Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử giáo dục
LSGD thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, có liên quan đến nhiều lĩnh vực

khoa học khác. Muốn nghiên cứu tốt Lịch sử giáo dục, đòi hỏi phải hiểu lịch
sử của nhiều lĩnh vực như văn hóa, dân tộc, triết học, kinh tế học, quân sự,
chính trị, tư tưởng, xã hội học, tâm lí học... Điều chủ yếu là hiểu các sự kiện
một cách có hệ thống và mối quan hệ giữa các sự kiện khác nhau trong cùng
một thời kì lịch sử.
Các hiện tượng giáo dục (cả thực tiễn và lí luận) là sản phẩm của
những điều kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy, khi nghiên cứu xem xét các hiện tượng


giáo dục phải quan tâm tới các yếu tố chi phối, chế ước tác động đến hiện
tượng giáo dục đó.
Đồng thời, mỗi hiện tượng giáo dục lại có một quá trình hình thành,
phát triển của chính nó, có mối quan hệ logic nội tại của các nhân tố bên trong
của giáo dục. Đó là mối quan hệ phát triển của các hiện tượng giáo dục mang
tính độc lập tương đối trong sự phát triển xã hội.
Hai hệ thống quy luật trên đan chéo nhau, chế ước, chi phối nhau, ảnh
hưởng tới sự phát triển giáo dục, xã hội và phát triển con người. Nghiên cứu
lịch sử giáo dục phải quán triệt quy luật của mối quan hệ biện chứng, logic
phát triển không ngừng, đa dạng và phức tạp của sự nảy sinh và phát triển
của các hiện tượng giáo dục.
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Lịch sử giáo dục dựa trên
phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để xác
định phương pháp luận nghiên cứu cụ thể, đó là phương pháp luận logic lịch
sử giáo dục.
Nội dung cơ bản của phương pháp luận logic Lịch sử giáo dục là ở chỗ:
- Xem xét các hiện tượng giáo dục (về hoạt động thực tiễn và lí luận)
trong mối quan hệ của nó với các tác động, chi phối một cách khách quan của
các hiện tượng xã hội và tự nhiên.
Trên cơ sở đó xác định các tác động chủ yếu, cơ bản cũng như những
yếu tố không cơ bản để xác định các giải pháp hữu hiệu nhất giải quyết

những mâu thuẫn của thực tiễn.
- Xem xét các hiện tượng giáo dục trong sự phát triển của nó qua các
thời kì lịch sử để thấy tính kế thừa, phát triển nội tại của mỗi hiện tượng cần
nghiên cứu. Quán triệt quan điểm, phương pháp luận trên, vừa rút ra quy luật
vận động, phát triển của hiện tượng giáo dục, đống thời rút ngắn được những
thất bại, phát huy, kế thừa được những di sản của các thế hệ đi trước. Xin
nêu một ví dụ minh họa: Những năm gần đây có ít người phủ nhận lí luận
giáo dục tập thể - một nguyên tắc của quá trình giáo dục nhân loại nói chung,


giáo dục XHCN nói riêng. Họ quên rằng quá trình hình thành và phát triển
nhân cách là tổng hòa các quan hệ xã hội, trong đó quan hệ tập thể lớp học,
trường học là quan hệ xã hội trực tiếp, tập thể học sinh là lực lượng xã hội tác
động trực tiếp tới sự hình thành nhân cách của mỗi thành viên. Song, muốn
tập thể trở thành một môi trường, lực lượng giáo dục, bản thân tập thể giáo
dục cần có những điều kiện: có quan hệ tương hỗ giữa mục tiêu hoạt động,
có kế hoạch hoạt động chung, có đội ngũ tự quản vững vàng, có kỉ luật tập
thể chặt chẽ, có dư luận tập thể lành mạnh. 5 điều kiện trên có quan hệ với
nhau và tạo thành logic nội tại của lí luận giáo dục tập thể. Nếu thiếu một vài
thành tố tạo nên một tập thể giáo dục thì cấu trúc logic nội tại của lí luận giáo
dục tập thể đã mất đi cái biện chứng của sự phát triển của các hiện tượng
giáo dục.
- Một trong những yêu cầu của phương pháp luận logic lịch sử giáo dục
là ở chỗ luôn luôn tôn trọng tiến trình của sự kiện giáo dục. Phải đảm bảo
nghiêm ngặt logic của tiến trình phát triển của sự kiện giáo dục khi nghiên cứu
LSGD, đó là sự khác biệt giữa phương pháp luận nghiên cứu LSGD với một
số phương pháp nghiên cứu của một số các khoa học khác.
2. Các phương pháp nghiên cứu lịch sử giáo dục
Lịch sử giáo dục là môn khoa học, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa
học khác. Song, trước hết, liên quan đến lịch sử và khoa học giáo dục. Vì vậy,

khi nghiên cứu LSGD, có thể tận dụng các phương pháp nghiên cứu của
nhiều lĩnh vực khoa học khác:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm khai thác những tư liệu lí luận
của lịch sử, tư tưởng quan điểm triết học, tư tưởng xã hội, các quan điểm lí
luận, số liệu về giáo dục và về kinh tế, xã hội, dân số, văn hóa xã hội của dân
tộc và nhân loại.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Đây là một phương pháp đặc
trưng của khoa học lịch sử nhằm rút ra từ trong lịch sử xây dựng, phát triển
giáo dục những ưu nhược điểm, nguyên nhân thành công và thất bại để nêu


lên những kinh nghiệm mà có khả năng vận dụng vào quá trình xây dựng giáo
dục ngày nay cả về lí luận và hoạt động thực tiễn giáo dục.
- Phương pháp mô tả cũng là một phương pháp đặc trưng của lịch sử,
nhằm dựng lại những sự kiện, những phong trào, những hoạt động giáo dục
các thời kì đã qua, nhằm làm sống lại quá khứ của hoạt động giáo dục. Nhờ
phương pháp mô tả lại, ngày nay có thể xây dựng thành phim, tranh ảnh làm
cho người nghiên cứu, người học dễ dàng tái hiện lại quá khứ. Việc mô tả lại
các hiện tượng lịch sử giáo dục còn có thể bằng sơ đồ, giản đồ mô hình hóa.
- Phương pháp điều tra cơ bản bằng hệ thống câu hỏi, có thể cho ta
nhận định khái quát về một hiện tượng, sự kiện lịch sử, hoặc nhằm đánh giá
những bài học kinh nghiệm, lượng hóa được ý nghĩa giá trị thực tiễn, khả
năng ứng dụng một bài học kinh nghiệm đã qua hoặc một dự báo đưa ra sau
khi nghiên cứu.
- Cần sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, điều tra thực tế, phỏng
vấn các chuyên gia, những người đã từng tham gia, chứng kiến các sự kiện
lịch sử.
- Còn có thể sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh
giá những bài học kinh nghiệm đã qua, kiểm chứng giá trị thực thi của những
mô hình, những giả định đưa ra, hoặc một quy trình, một nội dung giáo dục

mới đề xuất nêu lên sau khi nghiên cứu.
- Nhóm các phương pháp xử lý thông tin. LSGD cũng sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; sử dụng toán học, thống kê học...
để xử lí các tư liệu, số liệu thu thập được để đánh giá các kết quả nghiên cứu.
Đó là nhóm các phương pháp nghiên cứu chung của nhiều lĩnh vực khoa học.
Sử dụng phương pháp nào trên đây tùy thuộc vào nội dung cụ thể của
từng loại đề tài nghiên cứu.


Chương 2. GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI CỘNG SẢN NGUYÊN THỦY
Xã hội cộng sản nguyên thủy là thời kì đầu tiên và dài nhất trong lịch sử
phát triển của xã hội loài người, kể từ khi xuất hiện con người trên trái đất,
đến khi xã hội phân chia thành giai cấp và xuất hiện nhà nước. Đây là thời kì
thấp kém nhất trong sự phát triển mọi mặt.

I. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN NGUYÊN THỦY
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do cuộc sống còn hoang dã, con
người phải đùm bọc nhau để sống và chống lại mọi sự đe dọa của tự nhiên
(thiên nhiên, thú dữ) tạo thành cộng đồng người. Để tồn tại, trong thời kì này,
con người tác động vào tự nhiên bằng công cụ chủ yếu được chế tạo từ
nguyên liệu tự nhiên như đá, rễ cây, xương thú... Đây là đặc điểm đặc trưng
nhất của công cụ sản xuất thời kì công xã nguyên thủy. Do còn thô sơ về
công cụ sản xuất, nên năng suất lao động của con người quá thấp và sức
chống đỡ với tự nhiên của con người quá nhỏ bé. Vì thế, thời kì này con
người quá lệ thuộc vào tự nhiên. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng trì trệ và phát triển chậm chạp của loài người ờ thời kì cộng sản nguyên
thủy. Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thủy là công xã thị tộc. Ở đó
con người đùm bọc với nhau theo dòng mẫu hệ và quần hợp với nhau trên
một địa bàn thuận lợi cho cuộc sống tự nhiên, gần nguồn sống (gần rừng,
sông, suối...). Thời kì này, người đàn bà giữ vị trí quan trọng nhất trong công

xã và thế hệ sau cho biết đến thế hệ trước qua người mẹ. Vì thế, công xã thị
tộc lúc này sống theo "chế độ mẫu hệ". Trong cuộc sống nguyên thủy lâu đời
hàng triệu năm, để tồn tại con người đã biết chăn nuôi - đó là thuần dưỡng
động vật từ những con vật hoang dã trong rừng thành những con vật nuôi
trong nhà và biết trồng trọt - lấy từ những cây rau, quả trong rừng về trồng
trong ruộng, vườn. Hơn thế nữa, người nguyên thủy trong quá trình vật lộn
với tự nhiên đã tìm ra lửa bằng cách cọ sát đá để phát ra lửa và giữ lại lửa để
dùng. Việc tìm ra lửa coi như một phát kiến vĩ đại của người nguyên thủy.


Nhờ có lửa mà con người được sưởi ấm, đỡ bị chết rét; nhờ có lửa mà con
người bắt đầu biết ăn thức ăn nướng chín làm cho sự tiêu hóa thức ăn tốt
hơn và kéo theo nó não bộ người phát triển, con người ngày càng sống văn
minh hơn, ngày càng tiến xa thế giới động vật hơn và xa người cổ xưa hơn.
Đó chính là thành quả lao động mà người nguyên thủy tìm ra, chẳng thế mà
F. Ăngghen có nói: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh
hoạt loài người, và... một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã
sáng tạo ra chính bản thân con người".
Đặc biệt là nhờ có lửa mà người nguyên thủy đã biết nung chảy kim
loại để chế tạo công cụ lao động bằng kim loại. Lịch sử sang trang từ đây
theo thứ bậc từ đồ đá thành đồ đồng, rồi đồ sắt. Việc lửa xuất hiện trong đời
sống người nguyên thủy đã tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển của lịch sử
xã hội loài người, được C. Mác khái quát rằng, xét đến cùng thì lịch sử xã hội
loài người là lịch sử phát triển của sức sản xuất, mà thước đo của nó là sự
phát triển của công cụ sản xuất. Chính vì vậy, khi đánh giá vai trò của lửa, C.
Mác nói rằng, lửa chẳng những nung chảy kim loại, mà lửa còn thiêu cháy cả
xã hội nguyên thủy. Theo. C. Mác thì nhờ có lửa mà lịch sử đã sang trang từ
xã hội cộng sản nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ - một bước phát triển mới
của lịch sử. Dựa vào đặc điểm của công cụ sản xuất được con người đương
thời khi đó sử dụng, mà lịch sử đã xác định được người đó ở vào thời kì nào.

Ở đây thời kỳ này chưa có chữ viết, nên nguồn sử liệu vật chất hết sức quan
trọng cho thời kì nguyên thủy là công cụ lao động, đồ trang sức, đồ gốm,
những nhà cửa, công trình kiến trúc... Tóm lại, tất cả những di tích của đời
sống văn hóa vật chất của xã hội nguyên thủy đã qua đều gắn liền với công
cụ sản xuất giản đơn: thời kì đồ đá. Do trình độ phát triển thấp kém của sức
sản xuất nên chưa có sự dư thừa về vật chất buộc người nguyên thủy trong
các công xã thị tộc phải đùm bọc nhau để cùng sống trên cơ sở mọi người
đều phải lao động và có quyền bàn bạc bình đẳng mọi việc trong công xã. Để
sống yên ổn, mọi người trong công xã bầu ra người có uy tín nhất để điều
hành bộ lạc (thường là đàn ông có uy tín gọi là tộc trưởng) và sống theo một
trật tự nhất định do mọi người bàn bạc thống nhất và có những truyền thống


văn hóa riêng (thành phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng). Phải chăng
những nét truyền thống ngày nay qua nền văn hóa dân gian để lại trong ca
dao, tục ngữ, dân ca, trong tranh dân gian, trò chơi và cách ăn mặc,... Như
vậy, công xã nguyên thủy là thời kì mà sức sản xuất phát triển thấp kém nhất,
nhưng mọi người được bình đẳng nhất - thời kì chưa có giai cấp. Đó là xã hội
cộng sản nguyên thủy.
Thông qua nguồn sử liệu vật chất quan trọng được con người khai
quật, phát hiện đã chứng tỏ các dân tộc và các quốc gia trên thế giới đều có
lịch sử phát triển lâu dài, đi từ nền văn minh đồ đá đến thời kì hiện đại ngày
nay. Như vậy, con người và cộng đồng nguyền thủy sống cách chúng ta hàng
triệu năm với một đời sống thấp kém về vật chất nhưng đã đặt những tiền đề
quan trọng để lịch sử sang trang từ "mông muội" đến "dã man". Đó là việc con
người bắt nguồn từ lao động thô sơ, giản đơn đến chăn nuôi, trồng trọt và tìm
kiếm ra nguyên liệu mới để chế tạo công cụ sản xuất làm cho lịch sử đi lên
không ngừng từ thấp đến cao: từ vượn thành người, từ xã hội cộng sản
nguyên thủy (chưa có giai cấp) đến chế độ chiếm hữu nô lệ (xã hội có giai
cấp đầu tiên trong lịch sử).


II. ĐẶC ĐIỂM GIÁO DỤC CỘNG SẢN NGUYÊN THỦY
Cuộc sống lao động và sinh hoạt xã hội của người nguyên thủy đã làm
cho tri thức của con người được nảy sinh, đó là những kinh nghiệm sản xuất,
kinh nghiệm chống thiên nhiên, thú dữ; là những phong tục, tập quán, lễ
nghi... Tóm lại, là tất cả những gì cần có để con người tồn tại và phát triển.
Những tri thức này có nhu cầu được truyền lại từ thế hệ trước cho thế hệ sau,
từ người biết truyền cho người chưa biết, làm nảy sinh một hiện tượng mới
mẻ, xuất hiện trong chế độ cộng sản nguyên thủy gọi là giáo dục.
1. Giáo dục - một hiện tượng xã hội
Hiện nay, tuy còn nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc con
người, nhưng hiện một cách đầy đủ và đúng đắn nhất là theo quan điểm duy


vật biện chứng của C. Mác và F. Ăngghen. Đi từ luận điểm duy vật của La
Mác (nhà sinh vật học Pháp) và Đác Uyn. (nhà sinh vật học Anh) thế kỉ XIX,
C. Mác và F. Ăngghen đã chứng minh rằng con người có nguồn gốc từ động
vật và yếu tố quyết định cho sự chuyển biến từ vượn thành người là lao động,
cho nên trong một chừng mực nào đó có thể nói rằng lao động là nguồn gốc
của con người.
Tuy bắt nguồn từ động vật, nhưng con người khác hẳn động vật ở chỗ:
- Con vật chỉ sống theo bản năng sinh vật (cái vốn có của loài người mà
sinh ra đã có). Nhờ bản năng mà con vật thích nghi với môi trường - một đặc
tính của sinh vật gọi là tính thích nghi của cơ thể với môi trường. Chẳng hạn,
con ong biết làm tổ, con kiến biết tha mồi, con gà con chui ra khỏi vỏ đã biết
mổ tấm v.v... Những đặc tính sinh vật vốn có của loài như trên gọi là bản
năng sinh vật. Con vật nhờ bản năng để tồn tại và phát triển, để thích nghi
được với môi trường - đây chính là phương thức tồn tại và phát triển của loài.
- Con người, ngoài những bản năng sinh vật (như phản xạ bú mút,
phản xạ tự vệ, và nói chung là các phản xạ không điều kiện), còn có những

hoạt động để thích ứng với môi trường sống (cả môi trường tự nhiên và xã
hội) nhờ kinh nghiệm sống và bằng cách truyền thụ từ người biết cho người
chưa biết, nghĩa là những cái kiếm được trong cuộc sống (câu nói cửa miệng
là đời dạy. Chẳng hạn như, những quy luật thiên nhiên do con người phát
hiện ra là:
“Thâm đông, quầng tây chẳng mưa dây cũng bão dật”
Hoặc:.
“Lúa chiêm đứng nấp đầu bờ
Nghe thấy tiếng sấm phất cờ mà lên”
Những điều hiểu biết này không phải con người sinh ra đã biết mà chỉ
có được trong việc tích lũy kinh nghiệm sống và có nhu cầu được học hỏi,
được truyền thụ từ người biết cho người chưa biết. Hiện tượng này gọi là
giáo dục. Vậy giáo dục chính là một hiện tượng xã hội và chỉ có trong quan hệ


xã hội: người - người mới có; không phải tự sinh ra đã có và hiện tượng này
chỉ là riêng của con người. Xã hội càng văn minh trên cơ sở phát triển của
sức sản xuất thì tri thức càng phong phú, vì vậy đòi hỏi con người càng phải
đẩy mạnh việc giáo dục để lưu truyền, tồn giữ và phát triển những giá trị tinh
thần ấy. Chính vì thế giáo dục là một thước đo của sự tiến bộ xã hội và văn
minh của mỗi xã hội, mỗi quốc gia - cái để phân biệt người với động vật và
phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Với lí do ấy có thể nói rằng giáo dục
là một hiện tượng xã hội, một phương thức để tồn tại và phát triển của xã hội
loài người với đặc trưng của nó là sự truyền thụ tri thức từ người này cho
người khác để thành người. Nếu không có giáo dục thì trẻ em sinh ra chỉ lớn
lên về thể xác, còn về tính người thì không bao giờ có và mãi mãi chỉ như con
vật (xem hiện tượng năm 1920 bác sĩ Ấn Độ tên là Xing tình cờ phát hiện
trong hang thú hai em bé gái: một em khoảng 2 tuổi, một em khoảng 8 tuổi
sống được do thú nuôi, nhưng đến độ tuổi đó hai em vẫn gầm rú như thú
(chưa có tiếng nói) và vẫn đi bằng bốn chân (chưa có đặc tính người) để

chứng minh cho luận điểm nêu trên). Đã có một giả thuyết nói rằng, giả sử
con người không có giáo dục thì mông muội đến bao giờ và đến khi nào mới
có sự khác biệt giữa con vật với con người (về các đặc tính người: đi bằng 2
chân, có tiếng nói…) và không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân nói:
“Hậu sinh khả úy” (Thế hệ sau hơn thế hệ trước)
Để trả lời cho những câu hỏi này? chỉ có thể trở lại vị trí và chức năng
của giáo dục.
- Giáo dục là một hiện tượng phổ biến và vĩnh hằng:
+ Phổ biến vì dễ thấy, hễ có con người theo đúng nghĩa của nó là có
giáo dục; giáo dục không phụ thuộc vào màu da, vào địa vị xã hội hoặc trình
độ phát triển của dân tộc ấy.
+ Có rất nhiều hiện tượng xã hội như văn hóa, giáo dục, đạo đức, kinh
tế, chính trị, nhà nước, pháp luật, tôn giáo... trong đó có nhiều hiện tượng có
nảy sinh, có phát triển và diệt vong (như tôn giáo đạo đức, nhà nước...)
nhưng hiện tượng giáo dục thì tồn tại mãi với xã hội loài người dù cho con


người ở trình độ phát triển nào của sức sản xuất và sống ở nền kinh tế - xã
hội nào. Vì thế giáo dục là một "phạm trù vĩnh hằng".
2. Đặc điểm của giáo dục cộng sản nguyên thủy
Như trên đã trình bày, giáo dục là một hiện tượng xã hội đã nảy sinh
chính trong cuộc sống của công xã nguyên thủy. Cuộc sống lao động và sinh
hoạt của người nguyên thủy trong công xã để sản xuất nuôi sống mình và bảo
vệ được con người trước sự đe dọa của tự nhiên và thú dữ đã nảy sinh tri
thức và tri thức này được truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau bằng con
đường giáo dục. Giáo dục đầu tiên của con người trong thời kì này được gọi
là giáo dục nguyên thủy hay "Giáo dục tự nhiên" với những đặc điểm sau:
- Nội dung giáo dục: Người nguyên thủy giáo dục cho thế hệ trẻ những
gì cần thiết để họ sống, tồn tại và phát triển. Đó là những kinh nghiệm sản
xuất, kinh nghiệm chống thiên nhiên, thú dữ để bảo vệ con người và những

phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo, luật lệ công xã để mỗi người biết sống
yên ổn trong công xã.
- Về hình thức giáo dục: Lúc này chưa có gia đình, trẻ em là của chung
của toàn công xã. Trẻ em cùng sống với người lớn trong lao động và sinh
hoạt. Trong quá trình chung sống ấy mà người lớn dạy bảo, truyền thụ sự
hiểu biết của mình cho trẻ em một cách trực tiếp - đây chính là hình thức giáo
dục cá nhân.
+ Trường lớp chuyên biệt chưa có mà việc giáo dục đạo thực hiện
chính trong cuộc sống lao động và sinh hoạt của mọi người trong công xã thị
tộc. Chính vì vậy, để phê phán tình trạng xa rời giữa giáo dục với lao động
sản xuất, lí luận giáo dục hiện đại coi "Giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất" là nguyên lí cơ bản của giáo dục, nó đúng mãi với mọi thời kì và bắt
nguồn từ khi giáo dục mới hình thành và không phải ngẫu nhiên mà người đời
có nói “Cuộc đời là trường học rộng mở và thực tiễn là người thầy vĩ đại
nhất”.


+ Mọi người trong công xã đều có nghĩa vụ lao động và có quyền bàn
bạc để xây dựng công xã, vì rằng tri thức là điều cần thiết cho mọi người và
bằng giáo dục để truyền thụ tri thức ấy. Vì thế nhu cầu giáo dục của người
nguyên thuỷ đã mang tính chất chính đáng và rất tự nhiên. Giáo dục vì vậy
mang tính bình đẳng cho một người, không phân biệt về giới tính (trai, gái) về
vị trí xã hội (giàu, nghèo) mà có chăng là do có sự khác nhau về mục đích
giáo dục theo giới tính. Thật thế vì lao động của con trai và con gái về mặt
thiên tính có khác nhau nên người ta dạy cho con trai những kinh nghiệm về
săn thú, đánh cá, chế tạo công cụ lao động và làm vũ khí; còn đối với con gái
thì được nhận sự giáo dục về kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, hái lượm,
khâu vá, nấu nướng, nuôi con v.v... Do đó, có sự chuyên môn hóa lao động
của người nguyên thủ theo giới tính: song không phải vì thế mà mất đi tính
bình đẳng của giáo dục nguyên thủy. Có thể nói rằng, mỗi người nguyên thủy

vừa là người lao động, vừa là người thầy nếu biết hơn người khác, vừa là trò
nếu phải tìm học người khác. Chính vì thế, cùng với các phạm trù khác, giáo
dục trong xã hội cộng sản nguyên thủy là bình đẳng.
- Phương pháp giáo dục: Như trên đã nói, từ cuộc sống lao động và
sinh hoạt trong công xã thong qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người lớn với trẻ
em, giữa người biết với người chưa biết mà họ truyền thụ cho nhau tri thức
để làm người. Vậy, phương pháp giáo dục chính trong thời kì này là dùng lời
nói; trực quan và hoạt động thực tiễn. Phải chăng những phương pháp giáo
dục này sớm được hình thành từ thời cộng sản nguyên thủy và tồn tại mãi
đến ngày nay như là hệ thống các phương pháp giáo dục truyền thống của
nhân loại.
Toàn bộ những đặc điểm giáo dục của thời kì này bắt nguồn từ tính
chất tự nhiên của giáo dục và phản ánh chính cuộc sống đời thường của
người nguyên thủy. Đó chính là những nhu cầu thiết yếu phải có và cần thiết
phải được truyền lại cho thế hệ sau để con người sống, tồn tại và phát triển
trong cộng đồng đầu tiên của con người. Vì thế, gọi giáo dục thời kì này là
giáo dục tự nhiên.


+ Một nền giáo dục sơ khai nhưng thiếu nó thì xã hội không thể đi lên
từ đây để chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn: Chế độ chiếm hữu nô lệ.
Trên cơ sở phát triển cao hơn nữa sức sản xuất làm cho lịch sử đi lên.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, từ chỗ người nguyên thủy dùng công cụ sản
xuất bằng đá đến chỗ tìm ra lửa, dùng lửa nung chảy kim loại để tạo ra công
cụ mới - đồ đồng rồi đồ sắt: nền văn minh đồ đồng, đồ sắt ra đời. Bằng công
cụ lao động mới đã làm cho năng suất lao động cao hơn vì thế sức tự vệ của
con người trước tự nhiên cũng tốt hơn. Trước đây phải hàng trăm người
chụm lại bằng công cụ đồ đá mới lao động (chăn nuôi, trồng trọt) đủ ăn, nay
chỉ cần ít người với công cụ sản xuất mới cũng đủ làm việc trên. Thế là công
xã thị tộc có xu thế bị phân hóa từ đông người thành ít người. Đơn vị sản xuất

trước đây là cả thị tộc thì nay chỉ cần ít người và đơn vị sản xuất ấy lại gắn bó
với nhau về quan hệ hôn nhân - một hiện tượng mới của xã hội nảy sinh vào
thời kì con người đã biết dùng đồ đồng và sắt đó là “gia đình” xuất hiện. Gia
đình có vợ chồng và con cái. Gia đình là một tế bào của xã hội; nó chính là
một đơn vị sản xuất và sự liên kết về hôn nhân: Chồng - vợ. Lúc này người
chồng trong gia đình giữ vai trò lớn lao trong việc chế tạo và sử dụng công cụ
sản xuất bằng đồng và sắt. Vai trò của người vợ - người phụ nụ bị lu mờ và
thế là có sự chuyển dịch tự nhiên từ công xã thị tộc theo chế độ mẫu hệ sang
công xã theo chế độ phụ hệ. Khi đã có gia đình thì tất yếu dẫn đến có gia đình
giàu và gia đình nghèo. Địa vị của gia đỉnh giàu nổi lên như một tầng lớp
thống trị xã hội, còn những gia đình nghèo thì hạ xuống thân phận của tầng
lớp bị trị - mầm mống giai cấp ra đời từ đây. Vậy có thể nói rằng cuối thời kì
công xã thị tộc (cuối thời kì cộng sản nguyên thủy) trên cơ sở phát triển của
sức sản xuất làm công xã thị tộc phân hóa thành gia đình và kéo theo nó là
biết bao nhiêu hiện tượng mới của xã hội như giai cấp xuất hiện và vị trí của
người đàn bà trong “chế độ mẫu hệ” đã bị thay thế bằng vị trí của người đàn
ông trong "chế độ phụ quyền". Hiện tượng xã hội này đã được F. Ăngghen
nhận xét một cách khái quát rằng, chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ là
một thất bại mạng tính lịch sử của người phụ nữ, hiện tượng này gắn liền với
việc xã hội phân chia thành giai cấp.


Kể từ đây giáo dục không còn mang tính bình đẳng như nền giáo dục
tự nhiên của thời kì cộng sản nguyên thủy trước kia mà bắt đầu mang tính bất
bình đẳng trong giáo dục cùng với xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử Lịch sử sang trang mới từ Cộng sản nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô
lệ.

CÂU HỎI
1. Hãy nêu đặc điểm xã hội loài người thời cộng sản nguyên thủy.
2. Hãy chỉ ra những đặc điểm chung của nền giáo dục tự nhiên (giáo dục

trong công xã nguyên thủy).
3. Hãy chỉ ra đặc điểm của xã hội cộng sàn nguyên thuỷ ở giai đoạn cuối của
nó khi xuất hiện gia đình.

Chương 3. GÍAO DỤC DƯỚI CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Chiếm hữu nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người.
Theo quy luật phát triển của lịch sử là, do sức sản xuất phát triển đã làm cho
công xã thị tộc bị phá vỡ và tạo nên gia đình, rồi kéo theo nó là ra đời hai tầng
lớp xã hội đối lập nhau trong xã hội có giai cấp đầu tiên đó là chủ nô - tầng
lớp có của giữ vai trò thống trị xã hội và nô lệ - tầng lớp không có của, chịu
thân phận là tầng lớp bị trị của xã hội (ngoài ra còn có tầng lớp dân tự do). Nô
lệ trong xã hội này được coi như công cụ biết nói. (Trong lịch sử cổ đại đã
phân biệt loại công cụ thành:
- Công cụ câm: gồm dụng cụ lao động như cày, cuốc...
- Công cụ nửa câm: gồm gia súc như trâu, bò, ngựa...
- Công cụ biết nói: là nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ).


Họ bị tước bỏ hết quyền làm người. Nô lệ không có tên gọi riêng cho
mỗi người mà thường được chủ nô đặt tên cho theo quê quán, ví dụ nô lệ síp,
nô lệ Ba Tư, nô lệ châu Phi... Nô lệ bị đóng dấu chín vào người (thường vào
mặt hoặc tay) để đánh dấu nô lệ của ai. Theo luật pháp của Aten (Nhà nước
chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp thời cổ đại) thì nô lệ thuộc quyền sở hữu riêng của
chủ nô, chủ có quyền sử dụng nô lệ như tài sản riêng, có quyền ra chợ để
mua bán và đổi chác nô lệ. Thời cổ đại, Aten là nơi có nhiều chợ bán nô lệ
nhất thế giới. Nô lệ làm mọi việc cho chủ nô (sản xuất, vận chuyển hàng hóa)
kể cả tiêu khiển cho chủ. Có loại nô lệ chuyên trách đánh nhau cho chủ xem
hoặc đánh nhau với thú dữ để chủ tiêu khiển. Có những lúc chủ nô lệ còn
xích chân lao động lại, sợ họ chạy trốn. Có thể nói lao động của nô lệ hết sức

nặng nề, khổ sai không khác gì con vật. Chính vì vậy, thời kì này mâu thuẫn
đối kháng hết sức gay gắt thường xuyên xảy ra giữa chủ nô và nô lệ dẫn đến
nhiều cuộc bạo động của nô lệ chống ách áp bức của chủ nô. Điển hình nhất
trong lịch sử thời kì cổ đại là cuộc khởi nghĩa của anh hùng nô lệ Xpáctaquýt
(ở La Mã vào năm 74 - 71 trước Công nguyên) chống đế quốc La Mã. Về
cuộc khởi nghĩa này C. Mác viết: “... một nhân vật điển hình tốt đẹp nhất trong
toàn bộ cổ sử. Đó là một tướng có tài... một bản chất cao quý, một đại biểu
chân chính của giai cấp vô sản cổ đại”.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, chủ nô lập ra nhà nước, có quân đội bảo
vệ, có tòa án để xét xử và luật pháp để buộc mọi người nhất là nô lệ và dân
tự do phải tuân theo vì lợi ích của chủ nô (điển hình là bộ luật Hammurabi ở
Babilon thời cổ đại).
Cảnh sống không còn là con người của nô lệ thời kì này không phải là
hiện tượng riêng lẻ ở một vài nhà nước chiếm hữu nô lệ nào, mà là hiện
tượng phổ biến như diễn ra ở Aten, Xpáctơ, Ai Cập, Babilon v.v... Vậy chế độ
chiếm hữu nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử và đã diễn ra ách
áp bức con người dã man nhất trong lịch sử.


×