Tải bản đầy đủ (.doc) (192 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁT TRIỂN KINH tế TRI THỨC và tác ĐỘNG của nó đến sự NGHIỆP xây DỰNG QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM THỜI kỳ CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.64 KB, 192 trang )

5

Cuộc cách mạng KH - CN hiện đại diễn ra như bão táp trong những
thập niên gần đây, đã tạo nên những biến đổi nhảy vọt trong đời sống nhân
loại. Kinh tế thế giới chuyển sang một thời kỳ phát triển mới với sự gia
tăng về chất của lực lượng sản xuất mang tính toàn cầu, dẫn tới sự ra đời và
phát triển của KTTT. Sự xuất hiện của KTTT trong bối cảnh toàn cầu hoá,
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo ra cơ hội và thách thức mới đối với
các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng trên con đường
phát triển của mình. Điều đó đặt ra và đòi hỏi nước ta hiện nay phải tận
dụng cơ hội quí giá để phát triển KTTT, đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi
mục tiêu CNH, HĐH mà Đảng ta đã đề ra, rút ngắn khoảng cách phát triển
kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức sâu sắc
vấn đề này, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: "Phát huy
những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ
tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ
ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành
tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức"
[30, tr.91].
Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, sự
phát triển KTTT của nước ta tuy mới ở bước đi ban đầu nhưng đã và đang
tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quốc
phòng - an ninh và xây dựng quân đội. KTTT và phát triển KTTT ở Việt
Nam là vấn đề còn mới, đang là tâm điểm nghiên cứu của nhiều tổ chức và
các nhà khoa học. Quá trình phát triển của nó ra sao? tác động của quá
trình đó như thế nào đến xây dựng QĐNDVN, lực lượng nòng cốt trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN cũng là vấn đề phức tạp và chưa được làm
sáng tỏ. Cho nên, cần có sự luận giải về mặt lý luận, cũng như kịp thời
tổng kết những vấn đề thực tiễn nảy sinh liên quan đến những vấn đề này.



6

Vì lẽ đó, "Phát triển kinh tế tri thức và tác động của quá trình đó đến sự
nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá" là vấn đề hết sức quan trọng.
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, KTTT đã được nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu. Gần đây, một số công trình của các tác giả nước ngoài đã được
Nxb Thống kê, Hà Nội tập hợp và giới thiệu trong các cuốn: "Nền kinh tế tri thức
nhận thức và hành động - kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển",
xuất bản năm 2000; "Kinh tế tri thức vấn đề và giải pháp - kinh nghiệm của các
nước phát triển và đang phát triển", xuất bản năm 2001. Nổi bật trong các cuốn
sách này là các bài viết: "Nền kinh tế tri thức" của nhóm cố vấn về CNTT của Bộ
trưởng Bộ CNTT trình lên Chính phủ New Zeland (tháng 8/1999); "Nền kinh tế
tri thức là gì" Báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới (năm 1999); "Tri
thức là một sức mạnh kinh tế tạo ra tăng trưởng và thay đổi" của David S. Landes
- W. Birian Athur - Cansdise Stevens. Cũng vào năm 2001, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội đã phát hành hai cuốn sách của các tác giả người Trung Quốc, đó là:
"Thời đại kinh tế tri thức" của Tần Ngôn Trước và "Kinh tế tri thức xu thế mới
của xã hội thế kỷ XXI" của GS.TS Ngô Quý Tùng. Các công trình nêu trên đã đề
cập đến nhiều vấn đề của KTTT như: khái niệm, vai trò, biểu hiện đặc trưng, sự
hình thành và xu hướng phát triển... khuyến nghị đối với Chính phủ các nước phát
triển hoạch định chính sách nhằm gia tăng tri thức, sáng tạo, phổ biến và khai thác
tri thức phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; đối với các nước đang phát triển,
các tác giả cho rằng cần phải xây dựng chiến lược, chính sách hợp lý nhằm thu
hẹp khoảng cách về tri thức so với các nước phát triển (hấp thụ và sử dụng tri thức
của nhân loại), tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về tri thức trong phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia này. Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả
đã đưa ra được khái niệm KTTT, tuy nhiên, các khái niệm đó còn bộc lộ những
hạn chế nhất định, chưa đủ sức thuyết phục và chưa được xem là khái niệm chính
thống.



7

Một số tác giả khác tập trung bàn về vai trò của chính phủ, của GD - ĐT
trong KTTT như: "Các tổ chức học tập trong nền kinh tế toàn cầu dựa trên tri
thức" của Stan Davis, Jim Botkin, John Mathews, Riiel Miller và Gregory
Wurzburg; "Xã hội và chính sách công: Chính phủ, giáo dục và đào tạo trong nền
kinh tế dựa trên tri thức" của Lester C. Thurow, Hedrick Smith, Daniell Colardyn
và Marianne Durand - Drouhin. Vấn đề được bàn đến trong các công trình này
khá bổ ích, nó đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ và nền GD - ĐT của một nước
cần phải có động thái và quyết sách cụ thể để thích ứng với KTTT. Điều đó mang
tính gợi mở và có một giá trị nhất định đối với nước ta hiện nay, song luận án
không đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Ở Việt Nam, vấn đề KTTT đã được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm
nghiên cứu dưới góc độ lý luận. Trong thời gian qua đã có hai cuộc hội thảo về
KTTT, đó là: "Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" do Ban
Khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Bộ ngoại giao đã
phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 21 - 22/6/2000; "Kinh tế tri thức - khoa học và
thực tiễn ở Việt Nam" do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức
vào tháng 11/2003. Cùng thời gian này, nhiều cuốn sách đã được xuất bản: "Kinh tế
tri thức - Những khái niệm và vấn đề cơ bản" của Đặng Mộng Lân, Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 2001; "Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá" do GS. VS Đặng Hữu (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001. Nhiều bài viết được đăng tải: "Cơ sở lý luận về kinh tế tri thức" của GS. TS
Trần Ngọc Hiên, Tạp chí Khoa học xã hội, số234, tháng 6 năm 2002; "Những đặc
trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức" của PGS. TS Nguyễn Kế Tuấn, Tạp chí Kinh
tế và phát triển, số 63, tháng 9/2002... Một số bài tham luận, các cuốn sách và các
công trình nghiên cứu kể trên nhìn chung đều thống nhất cho rằng, sự ra đời của
KTTT là bước phát triển tất yếu của nhân loại, đưa ra được quan niệm của mình về

KTTT, nêu bật vai trò của thông tin, tri thức đối với sự phát triển kinh tế, chỉ rõ
những đặc trưng cơ bản của KTTT. Tuy nhiên, do cách tiếp cận khác nhau nên các


8

quan niệm về KTTT rất khác nhau, chưa có sự thống nhất, thậm chí có quan niệm
lệch lạc khi xem KTTT như một hình thái kinh tế - xã hội mới.
Hướng nghiên cứu của một số tác giả khác lại tập trung bàn về mối
quan hệ giữa CNH, HĐH và KTTT, luận chứng sự cần thiết phải gắn kết
giữa CNH, HĐH và KTTT; vai trò của KTTT đối với quá trình CNH, HĐH
ở nước ta hiện nay, đó là: "Nền kinh tế tri thức và mục tiêu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của Việt Nam trong tầm nhìn 2020" của TS Đặng Ngọc Dinh,
đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt
ra đối với Việt Nam"; "Kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá thực hiện sự phát triển định hướng hiện đại, rút ngắn" của PGS. TS
Lê Cao Đoàn, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 306, tháng 11/2003.
Dưới góc độ thực tiễn, phát triển KTTT trên thế giới thời gian qua cũng
được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều khía cạnh: chiến lược, chính sách, kế
hoạch phát triển của các nước phát triển, đang phát triển trong khu vực và trên
thế giới; những thành tựu mà họ đã và đang đạt được trong việc phát triển GD ĐT nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khai thác và sử dụng tri thức
cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển năng lực KH - CN quốc gia, đẩy mạnh
xây dựng các khu CNC, đột phá vào các lĩnh vực CNC đặc biệt là CNTT và
CNSH, xây dựng cơ chế chính sách tài chính mở, tạo môi trường thông thoáng
cho SX - KD và cạnh tranh hiệu quả trong KTTT. Những vấn đề này được trình
bày trong các cuốn sách, bài viết tiêu biểu: "Bước chuyển sang nền kinh tế tri
thức ở một số nước trên thế giới hiện nay" của nhóm tác giả do TS Lưu Ngọc
Trịnh (chủ biên), Nxb Giáo dục, năm 2002; "Tiếp cận kinh tế tri thức qua kinh
nghiệm của một số nước" của Nguyễn Xuân Tề, Tạp chí Cộng sản, số 16, tháng
8/2001; "Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở Mỹ hiện nay" của Bùi Trường

Giang, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số289, tháng 6/2002. Điều đó đem lại giá trị
thiết thực giúp cho việc nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chính sách phát
triển KTTT ở Việt Nam. Thế nhưng, vấn đề quan trọng hơn là phải có những
khảo sát, luận chứng xác thực về thuận lợi và khó khăn, điều kiện phát triển


9

KTTT ở Việt Nam và những kiến nghị ở tầm vĩ mô giúp Đảng và Nhà nước ta
hoạch định chiến lược, chính sách phát triển KTTT trong thời kỳ CNH, HĐH
chưa được nghiên cứu đầy đủ, thấu đáo.
Một nhóm công trình nghiên cứu khác đề xuất những vấn đề mang tính
giải pháp nhằm phát triển KTTT ở Việt Nam hiện nay. Các công trình này cố
gắng làm rõ vai trò của GD - ĐT, sự cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất
lượng GD - ĐT nhằm tạo nguồn nhân lực thúc đẩy KTTT phát triển; xây dựng
và phát triển thị trường KH - CN cũng được xem là giải pháp quan trọng trong
quá trình phát triển KTTT. Đáng chú ý hơn cả là các công trình: "Đổi mới, nâng
cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo - Một biện pháp quan trọng để xây
dựng, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam" của Lê Huy Thực, Tạp chí Khoa
học Chính trị, số 4/2003; "Mấy vấn đề giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế tri thức" của GS. TS Đặng Hữu, Tạp chí Thông tin công tác tư
tưởng lý luận, tháng 5/2004; "Thị trường khoa học và công nghệ, đặc trưng của
kinh tế tri thức" của GS Vũ Đình Cự, Tạp chí Cộng sản, số 20, tháng 10/2004.
Mặc dầu vấn đề trình bày trong các bài viết là các biện pháp cơ bản, quan trọng,
nhưng chưa đầy đủ. Cần phải có một hệ thống giải pháp mang tính toàn diện và
đồng bộ từ phá bỏ rào cản trong nhận thức và hành động của các cấp các ngành,
các địa phương và mỗi người dân đến việc đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp,
thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý điều
hành kinh tế - xã hội..., chưa thấy đề cập trong các công trình này.
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÓ ĐẾN SỰ NGHIỆP
XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ


10

1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tri thức
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng kinh tế tri thức
1.1.1.1. Khái niệm kinh tế tri thức
Do sự phát triển như vũ bão của cách mạng KH - CN hiện đại vào những
thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, một hiện tượng kinh tế mới trên thế giới đã
xuất hiện, giải thích hiện tượng đó, dưới góc độ tiếp cận khác nhau người ta đã
dùng nhiều thuật ngữ, tên gọi khác nhau như: kinh tế thông tin (Information
economy), kinh tế số hoá (Digital economy), kinh tế mạng (Net work
economy), kinh tế học hỏi (Learning economy), kinh tế dựa vào tri thức
(Knowledge based economy), KTTT (Knowledge economy)...
Trong các thuật ngữ trên, KTTT được sử dụng phổ biến hơn cả. Để có sự
hiểu biết sâu sắc về KTTT, thiết nghĩ cần phải làm rõ khái niệm tri thức là gì? Tri
thức là sự hiểu biết đúng đắn của con người đối với bản thân và thế giới mà sự
hiểu biết đó đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Trong đời sống có nhiều sự kiện diễn
ra hàng ngày hàng giờ, nhiều sự vật, hiện tượng mới xuất hiện. Cùng với chúng là
những thông tin đa dạng và nhiều chiều sẽ xuất hiện, nhưng không phải bất cứ
thông tin nào cũng trở thành tri thức. Chỉ có những thông tin đã được xử lý, kiểm
chứng giúp cho khám phá, hiểu biết đúng đắn về sự vật, hiện tượng thì mới được
xem là tri thức. Tri thức của loài người vô cùng phong phú và đa dạng, là cơ sở
hình thành nên các ngành khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn, KH - CN. Mỗi một ngành khoa học đều phải dựa vào một hệ thống tri
thức nhất định. Bất cứ một công nghệ mới nào, một lĩnh vực SX - KD, một sản

phẩm nào cũng chứa đựng một hàm lượng tri thức nhất định. Tri thức ngày càng
trở nên quan trọng trong đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế. Vì lẽ đó,
sự xuất hiện của KTTT là bước phát triển tất yếu trong đời sống nhân loại.
Trên thế giới hiện nay có hàng trăm định nghĩa về KTTT, tuy nhiên, chưa có
định nghĩa nào được đồng thuận để trở thành tiêu chí chung cho các tài liệu của


11

các tổ chức quốc tế hay các quốc gia. Ngay từ rất sớm, KTTT ở dạng phôi thai đã
được đề cập tới. Năm 1962, nhà khoa học Mỹ là Fritz Marklup cho ra đời cuốn
sách: "Sản xuất và phân phối kiến thức ở Mỹ". Trong tác phẩm này, lần đầu tiên
ông đưa ra khái niệm "công nghiệp tri thức", theo đó, công nghiệp tri thức là công
nghiệp sản xuất, phân phối tri thức dưới hình thức sản phẩm nghiên cứu khoa học,
giáo dục, đào tạo và thông tin. Đồng thời Fritz Marklup còn nêu khái niệm "ngành
trí tuệ", và đem các vấn đề như nghiên cứu, mở mang giáo dục, thông tin môi
giới, thiết bị và dịch vụ tin học vào nội dung của ngành trí tuệ. Sau đó, khái niệm
ngành tin học và các thuật ngữ kinh tế thông tin, kinh tế mới, kinh tế học hỏi,
kinh tế số hoá... lần lượt ra đời. Người đưa ra các thuật ngữ này là Đanien Ben
(Daniel Bell), nhiều tác giả khác đã bổ sung và góp phần làm phong phú thêm.
Năm 1990, thuật ngữ KTTT được xuất hiện trong một số báo cáo của Liên hợp
quốc. Đến năm 1996, trong báo cáo "Kinh tế dựa vào tri thức" OECD đã đưa ra
định nghĩa: "KTTT là những nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối
và sử dụng tri thức, thông tin" [71]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến kết cấu của
KTTT, đồng thời nó cũng chỉ ra điểm mấu chốt trong sự phát triển của KTTT đó
chính là tri thức và thông tin. Một nền kinh tế đạt tới KTTT không chỉ dựa vào tri
thức để phát triển, mà quan trọng hơn phải sản xuất tri thức, phân phối và sử dụng
tri thức, xem đó là những ngành, những lĩnh vực kinh tế đặc thù tức là kinh tế
chuyên ngành với tiêu chí là ngành khoa học kỹ thuật cao, làm động lực thúc đẩy
nền kinh tế quốc dân phát triển. Tuy nhiên, định nghĩa này bộc lộ hạn chế ở chỗ nếu

cho rằng, KTTT tồn tại như ngành kinh tế riêng biệt, vậy thì các ngành khác không
dựa trên tri thức?
Từ định nghĩa đó đã dẫn đến sự hiểu lầm: phát triển KTTT chỉ là phát triển
các ngành kinh tế dựa vào tri thức, nghĩa là các ngành CNC. Trên thực tế, một số
nước đã chú trọng vào phát triển CNC mà không quan tâm đầy đủ đến việc sáng
tạo, phát triển và ứng dụng tri thức vào tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế. Vì lẽ


12

đó, năm 2000, APEC đã có sự điều chỉnh lại: "KTTT là nền kinh tế trong đó sự
sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng
trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế" [2]. Định nghĩa
này nhấn mạnh sử dụng tri thức ở tất cả các lĩnh vực kinh tế chứ không riêng một
ngành nghề nào.
Viện Khoa học xã hội Trung Quốc gần đây đã đưa ra một định nghĩa
về KTTT: "Nền kinh tế dựa trên tri thức là một loại nền kinh tế được hình
thành trên cơ sở sản xuất, phân phối, áp dụng và sử dụng tri thức và thông
tin" [95, tr.36]. Định nghĩa này gần với định nghĩa của OECD đã nêu ở
trên, mặc dầu có điểm đúng, song nó chưa phải là một định nghĩa hoàn
chỉnh, đủ sức khái quát bản chất, nội dung của KTTT.
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau.
Theo giáo sư, viện sĩ Đặng Hữu: "KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,
phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh
tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống" [41, tr.21]. Cũng theo ông,
trong nền KTTT hai ngành nông nghiệp và công nghiệp truyền thống vẫn còn
tồn tại nhưng chiếm tỷ lệ thấp, cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn
kinh tế nông nghiệp nhưng rất nhỏ bé. Trong nền KTTT, các ngành kinh tế dựa
vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của KH - CN chiếm đa số.
Một học giả khác đã đưa ra quan niệm của mình về KTTT như sau:

Giá trị (GT) của mỗi sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ (tính bằng tiền)
gồm giá trị của hai thành tố:
+ Giá trị của vật liệu tạo ra sản phẩm (GTvl).
+ Giá trị của công sức con người tạo ra sản phẩm (GTcs), phần này lại
bao gồm hai yếu tố giá trị công lao động chân tay (GTct) và giá trị của công
lao động trí tuệ (GTtt).
Có thể diễn đạt là, GT = GTvl + GTcs = GTvl + GTct + GTtt


13

Nếu GTtt chiếm phần lớn của GT (ví dụ GTtt > 50% GT), ta nói sản
phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Hiển nhiên điều này chỉ có nghĩa khi sản
phẩm được định giá, nghĩa là được thông qua quá trình trao đổi. Đối với một
ngành kinh tế hay toàn bộ nền kinh tế, tương tự như với sản phẩm nói ở trên:
Tổng GT = Tổng GTvl + Tổng GTct + Tổng GTtt
Khi mà tổng GTtt chiếm phần lớn của tổng GT, chẳng hạn > 50% thì
được gọi là nền hay ngành kinh tế đó là KTTT. Mặt khác, những ngành kinh
tế mà sản phẩm của nó có GTvl nhỏ hay bằng không, hàm lượng lao động
chân tay rất ít (nghệ thuật, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tài chính, ngân hàng,
quảng cáo, xuất bản, y tế, các ngành chế tạo CNC như máy tính, viễn thông,
hàng không, vũ trụ, dược...) được xem là các ngành KTTT [1, tr.197]. Tuy
nhiên, cách tính trên vô hình chung đã quên yếu tố C 1 (máy móc), một thành
tố quan trọng khi tính toán giá trị sản phẩm.
Các khái niệm nêu ở trên đều chỉ ra được vấn đề cơ bản của KTTT đó là,
dựa vào tri thức để phát triển, công nghệ là động lực cho sự phát triển kinh tế,
điều này hoàn toàn đúng. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì rất dễ dẫn đến
sự ngộ nhận cho rằng, KTTT là nền kinh tế vượt lên trên cả CNTB và CNXH,
nó là một hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế cho các hình thái kinh tế - xã
hội hiện tồn, trên thực tế đã xuất hiện khuynh hướng này. Cũng cần phải nhấn

mạnh nếu cho rằng, KTTT là một ngành kinh tế thay thế nông nghiệp và công
nghiệp thì luận điểm này khó có thể đứng vững.
Nói đến KTTT là nói đến nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, trong đó sự
chi phối của tri thức là rất lớn đối với toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội, nó khác
về chất và lượng so với kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp ra đời trước
đó. KTTT chính là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó không phải là một ngành,
một lĩnh vực cụ thể như kinh tế nông nghiệp, kinh tế lâm nghiệp, kinh tế công
nghiệp, dịch vụ... KTTT có mặt ở mọi nơi, mọi ngành nghề và chi phối đến mọi


14

hoạt động kinh tế cụ thể. Nghĩa là, trong bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế
quốc dân cũng đều chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao, tỷ trọng tri thức lớn.
Trước một hiện tượng kinh tế mới ra đời như KTTT thì sự xuất hiện những
quan niệm khác nhau về nó là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu cho rằng, KTTT là
một phương thức sản xuất mới, một hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế CNTB
và CNXH; hoặc cho rằng, CNTB tồn tại vĩnh hằng, không thể tiêu vong mà còn
phát triển vượt qua mọi giới hạn nhờ dựa vào KTTT thì thật là sai lầm.
Chúng tôi đồng tình với quan niệm của Đảng ta cho rằng, KTTT là một
thực tế khách quan, một trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, của
kinh tế thế giới, nhưng nó không phải là một hình thái kinh tế - xã hội mới
thay thế CNTB và CNXH. Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa
Mác - Lênin dựa trên sự phân định về phương thức sản xuất, về mối quan hệ
biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng vẫn hoàn toàn đúng đắn, mang tính cách mạng và khoa
học trong điều kiện phát triển KTTT. Mọi mưu toan làm lu mờ, phủ nhận lý
luận về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải được
đấu tranh vạch trần và bác bỏ.
Từ lâu, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định,

chính con người bằng bàn tay, khối óc của mình, bằng "sức mạnh đã vật hoá
của tri thức" đã tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội chứ
không phải là thiên nhiên ban tặng. C.Mác viết: "Thiên nhiên không chế tạo
ra máy móc, đầu máy xe lửa, đường sắt, điện báo... Tất cả những cái đó đều là
sản phẩm lao động của con người, là vật liệu tự nhiên đã được chuyển hoá
thành những cơ quan của ý chí con người chế ngự giới tự nhiên... Tất cả
những cái đó đều là những cơ quan của bộ óc con người do bàn tay con người
tạo ra, đều là sức mạnh đã vật hoá của tri thức" [60, tr.372]. Các ông còn quan
niệm rằng, lực lượng sản xuất xã hội không những bao gồm các yếu tố vật


15

chất, mà còn bao gồm cả yếu tố tinh thần, trước hết là tri thức. Ph.Ăngghen đã
viết: "Có hai yếu tố sản xuất hoạt động: giới tự nhiên và con người; con
người, đến lượt mình, lại hoạt động với những thuộc tính thể chất và tinh thần
của nó...", đồng thời ông còn khẳng định vai trò của yếu tố tinh thần trong sản
xuất và trong kinh tế chính trị học: "Dưới một chế độ hợp lý vượt lên trên sự xé
lẻ những lợi ích - như là điều đó đang diễn ra ở các nhà kinh tế học, - thì yếu tố
tinh thần cố nhiên sẽ thuộc về số các yếu tố sản xuất và sẽ tìm thấy vị trí của
mình trong chi phí sản xuất và trong kinh tế chính trị học" [5, tr.762]. Cũng
chính từ đó, C.Mác vạch rõ sự phụ thuộc của sản xuất vào khoa học và vai trò
ngày càng lớn của khoa học trong phát triển sản xuất: "Theo đà phát triển của
đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào thời gian
lao động và vào số lượng lao động đã chi phí hơn..., mà đúng ra, chúng phụ
thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là
phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất" [60, tr.368].
Từ sự trình bày trên cho thấy, để đưa ra quan niệm KTTT cần phải thống
nhất một số nhận thức sau:
+ KTTT là một phạm trù tổng hợp phản ánh trình độ phát triển cao của lực

lượng sản xuất, ở đó các hoạt động kinh tế không chỉ dựa vào tri thức mà còn phải
không ngừng sáng tạo, sử dụng tối ưu tri thức và công nghệ mới.
+ Trong KTTT, tri thức ngày càng xâm nhập và gia tăng trong mỗi sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ, trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực và trong toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống con người,
đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở
mỗi quốc gia dân tộc.
+ KTTT không phải là một phương thức sản xuất (một hình thái
kinh tế - xã hội) mới, mà là kết quả của quá trình xã hội hoá lao động và


16

sản xuất. Nó tiêu biểu cho giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản
xuất xã hội và của cả nền kinh tế thị trường.
+ KTTT tạo ra những thay đổi cơ bản, sâu sắc không chỉ đối với lực
lượng sản xuất, mà còn đối với cả quan hệ sản xuất xã hội. Điều này thể hiện
ở chỗ: quan hệ giữa các giai tầng xã hội trong việc sở hữu tri thức như thế
nào? Quản lý và sử dụng tri thức trong nền sản xuất xã hội ra sao? Với
những mục đích gì? Sự phân chia lợi ích như thế nào do việc sử dụng tri
thức trong các hoạt động kinh tế? Ở mỗi quốc gia dựa trên các chế độ chính
trị - xã hội khác nhau thì mục đích và hệ quả của nó rất khác nhau. KTTT ra
đời trong lòng CNTB hiện đại, nhưng sự phát triển của nó lại đang bị giới
hạn bởi chính phương thức sản xuất TBCN. Bởi lẽ, chế độ chiếm hữu tư
nhân TBCN về tư liệu sản xuất vẫn ngự trị trong các nước tư bản, do đó việc
phân phối tri thức và sử dụng tri thức trong SX - KD trước hết phải vì lợi ích
của giai cấp tư sản, các tập đoàn tư bản. Người lao động có tri thức vẫn với
tư cách là người làm thuê cho giai cấp tư sản, địa vị của họ không hề thay
đổi trong xã hội tư bản. Sự ra đời của KTTT là cơ hội để giai cấp tư sản,
CNTB tiếp tục tăng cường sự thống trị và bóc lột giai cấp, ép buộc và khống

chế thế giới theo quỹ đạo của chúng. Vì lợi ích vị kỷ mà giai cấp tư sản sẵn
sàng sử dụng nguồn lực tri thức, KTTT cho các tham vọng chính trị - quân
sự của mình bất chấp hậu họa. Cho nên, ở các nước tư bản, phát triển KTTT
dù có đem lại sự tiến bộ nhiều mặt trong đời sống xã hội, nâng cao chất
lượng sống của con người, song nó không phải là phương thuốc màu nhiệm
xoá bỏ mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc. Sự phát triển của
KTTT sẽ bị giới hạn bởi chính phương thức sản xuất TBCN. Đòi hỏi phải có
một quan hệ sản xuất mới, một hình thái kinh tế - xã hội mới thích ứng với


17

nó. Đó chính là quan hệ sản xuất XHCN, là chế độ XHCN và cộng sản chủ
nghĩa. Từ đó có thể rút ra:
KTTT là phạm trù kinh tế tổng hợp phản ánh sự nhảy vọt về chất của lực
lượng sản xuất xã hội, là quá trình tri thức không ngừng được sáng tạo ra, được
truyền bá, xâm nhập, chuyển hoá và chi phối các hoạt động kinh tế - xã hội, nhờ đó
đem lại những biến đổi sâu rộng chưa từng có trong đời sống xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống con người; ở mỗi quốc gia, mỗi chế độ xã hội việc sử dụng
KTTT với mục đích khác nhau dẫn đến hệ quả chính trị - xã hội khác nhau.
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức
Xung quanh vấn đề này, tuy ý kiến các nhà nghiên cứu còn có sự khác
nhau nhất định, tuỳ theo góc độ xem xét khái quát, nhưng nhìn chung đều có
sự nhận diện khá thống nhất về đặc trưng của KTTT. Những đặc trưng cơ bản
ấy được thể hiện như sau:
Một là: Thông tin, tri thức và CNC có vai trò to lớn trong các hoạt động
kinh tế - xã hội, là nhân tố chủ yếu tạo ra giá trị kinh tế; cơ cấu nền kinh tế
chuyển dịch theo hướng gia tăng các ngành kinh tế dựa vào tri thức và CNC.
Trước đây, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, của cải vật chất được
đánh giá cao, được xem là những yếu tố hàng đầu của sản xuất; đồng thời còn

là lợi thế so sánh, là những yếu tố đem lại sự phồn thịnh cho mỗi quốc gia.
Ngày nay, KTTT ra đời đã làm cho những yếu tố này giảm xuống so với tiềm
năng trí tuệ, tinh thần, văn hoá của mỗi quốc gia. Ở đây, trí lực là nguồn tài
nguyên chủ yếu nhất, quan trọng bậc nhất trong phát triển kinh tế [14, tr.16].
KH - CN hiện đại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự gia tăng
không ngừng của kinh tế - xã hội. C.Mác từng coi tri thức là nhân tố trực tiếp
của sản xuất, của lực lượng sản xuất. Mác viết: "Sự phát triển của tư bản cố


18

định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến [Wissen, Knowledge] đã chuyển
hoá đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp" [60, tr.372].
Ngày nay, tri thức càng trở thành nhân tố trực tiếp của quá trình sản
xuất, đầu tư vào sáng tạo và khai thác tri thức trở thành yếu tố then chốt cho
sự tăng trưởng kinh tế dài hạn. Nhiều nước phát triển rất chú trọng đầu tư
vào các lĩnh vực GD - ĐT, KH - CN, văn hoá - nghệ thuật. Các lĩnh vực này
không những là nền tảng của sự phát triển, mà còn đem lại giá trị kinh tế to
lớn đối với mỗi quốc gia. Với sự tham gia trực tiếp của tri thức khoa học vào
sản xuất đã làm cho đầu vào của sản xuất phải được tính toán lại, nếu trước
đây trật tự là: vốn + lao động + tài nguyên tự nhiên + tri thức, thì ngày nay
tri thức vượt trội hơn tất cả, nó trở thành số một và ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn trong quá trình sản xuất. Trong KTTT, việc sản xuất ra tri thức, thông tin
và công nghệ mới đóng vai trò hàng đầu. Ở xã hội công nghiệp, sản phẩm
công nghiệp là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nông nghiệp là một ngành sản
xuất không hề mất đi, nông sản vẫn là sản phẩm cơ bản mà nhân loại cần sử
dụng, nhưng địa vị của nông nghiệp trong toàn bộ kết cấu kinh tế - xã hội đã
có sự thay đổi. Công nghiệp thay thế cho nông nghiệp và trở thành ngành chủ
đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Tiến tới xã hội thông tin, tri thức thì
sản xuất vật chất càng dựa vào tri thức, thông tin, công nghệ mới. Giá trị của

sản phẩm lớn hay nhỏ là do lượng tri thức và lượng thông tin được vật chất hoá
trong nó nhiều hay ít. Bản thân tri thức và thông tin trở thành một loại của cải
vô hình, loại tài nguyên quí giá. Ai nắm được thông tin, tri thức và công nghệ
tốt hơn sẽ chiến thắng được đối thủ cạnh tranh trong hoạt động kinh tế. Vào
đầu thế kỷ XX, trong số 12 công ty lớn nhất nước Mỹ có tới 10 công ty SX KD dựa trên tài nguyên thiên nhiên. Tới nay, chỉ còn duy nhất 1 công ty loại
này. Thực tế trên thế giới cho thấy, các ngành tăng trưởng mạnh nhất trong
những thập niên cuối thế kỷ XX đều là những ngành dựa trên sức mạnh trí tuệ


19

và CNC: vi điện tử, bưu chính, viễn thông, CNTT, CNSH..., với việc sử dụng
rất ít tài nguyên thiên nhiên. Số liệu thống kê cho thấy, giá trị tổng thu nhập
quốc dân (GNP) của Mỹ và cộng đồng châu Âu bình quân hàng năm tăng
trưởng 2,3%, còn ngành thông tin là 20%; từ năm 1990 đến 1995, qui mô
thị trường ngành dịch vụ thông tin Nhật Bản đã mở rộng 47 lần, tỷ lệ tăng
trưởng hàng năm bình quân đạt tới 26,4% [83, tr.118]. Năm 1999, thị
trường CNTT thế giới trị giá khoảng 2.100 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng gần
8%/năm. Ở Mỹ, riêng ngành CNTT đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tới
45%, còn ngành xây dựng chỉ chiếm 14%, sản xuất xe hơi chỉ có 4% [81,
tr.2]. Trong tương lai không xa, khả năng khai thác tri thức sẽ trở thành chủ
yếu thay cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đang dần dần cạn kiệt.
CNC cho phép khai thác tài nguyên ở mức độ thấp nhưng lại tạo ra sản
phẩm có giá trị rất cao. Ví dụ: từ vài gram đá silic (S iO2) giá trị rất nhỏ, có thể tạo
thành mạch tổ hợp IC (chip) trong máy vi tính có giá trị bằng cả một tấn thép
[102, tr.23]; một chiếc điện thoại di động đa năng, nhỏ gọn, tốn rất ít nguyên vật
liệu nhưng có giá trị tương đương với vài tấn thóc. Sở dĩ có được kết quả này là
nhờ vào vốn kiến thức, trí tuệ và CNC tạo ra chúng. CNC còn tạo ra nhiều việc
làm mới, thu hút nhiều lao động vào làm việc trong các lĩnh vực này. Ở Mỹ từ
năm 1980 đến 1998, do chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên mất đi 44 triệu việc làm,

nhưng lại tạo ra 73 triệu việc làm mới [7, tr.6].
Các doanh nghiệp muốn thu được nhiều lợi nhuận, muốn chiến thắng trong
cạnh tranh đòi hỏi phải không ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Vì
thế, sản xuất CNC trở thành loại hình sản xuất quan trọng hàng đầu, tiêu biểu cho
KTTT. Các doanh nghiệp sản xuất bằng CNC (có thể gọi là doanh nghiệp tri thức)
được phát triển nhanh chóng, trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá,
không có sự phân biệt giữa phòng thí nghiệm với công xưởng sản xuất. Những
người làm việc ở đây là công nhân tri thức (công nhân khoa học - công nhân cổ


20

cồn), họ vừa nghiên cứu, sáng tạo, vừa ứng dụng vào sản xuất. Các nước phát
triển nhất hiện nay có tới 70 - 80% lực lượng lao động không trực tiếp làm ra các
sản phẩm, họ chuyển sang làm các công việc liên quan đến di chuyển vật phẩm,
xử lý thông tin, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Việc làm trong lĩnh vực sản
xuất trực tiếp giảm đi nhiều, thay vào đó là việc làm trong văn phòng và các dịch
vụ phục vụ sản xuất ngày càng tăng lên. Ngày nay và tương lai, chỉ có không
ngừng sáng tạo ra tri thức, biến tri thức khoa học thành công nghệ mới, tạo ra
nhiều sản phẩm tri thức (sản phẩm thông minh) đáp ứng nhu cầu không ngừng gia
tăng của con người, thì mới có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền
vững. Các nước đang phát triển không thể chỉ dựa vào lợi thế so sánh về lao động
rẻ để phát triển kinh tế. Giờ đây, lợi thế so sánh của một quốc gia là lao động có tri
thức và trí tuệ cao, những bí quyết công nghệ mới. Vì thế, suy đến cùng sở hữu
nhân tài và tri thức là sở hữu quan trọng nhất trong KTTT.
Hai là: Thông tin, tri thức biến đổi với tốc độ rất cao; xu thế toàn cầu
hoá, nhất thể hoá các nền kinh tế quốc gia và khu vực tăng nhanh với tính hai
mặt cạnh tranh khốc liệt và hợp tác hiệu quả.
Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của KTTT. Nó thể hiện ở tốc độ xuất
hiện những thông tin và ý tưởng mới, tốc độ sản sinh tri thức, tốc độ ứng dụng

các phát minh khoa học vào thực tiễn, nghĩa là từ nghiên cứu phát minh khoa
học đến sáng chế công nghệ mới và cuối cùng là triển khai sản xuất ra sản
phẩm hàng hoá ngày càng nhanh chóng. Nhịp độ biến đổi của đời sống xã hội
cũng diễn ra hết sức khẩn trương. Ngày nay, lượng tri thức của nhân loại
không những đồ sộ hơn, mà còn được sản sinh ra với thời gian ngắn hơn
trước rất nhiều. Có nhà khoa học tính toán: Tri thức của loài người ở thế kỷ
XIX, cứ 50 năm thì tăng gấp đôi; sang đầu thế kỷ XX, cứ 30 năm tăng gấp
đôi; vào giữa thế kỷ XX, cứ 10 năm tăng gấp đôi; đến những năm 1970, cứ 5
năm tăng gấp đôi; tới những năm 1980, cứ 3 năm tăng gấp đôi. Sự phát triển
rầm rộ của CNTT và truyền thông đã làm cho thời gian sáng tạo, khai thác,


21

chọn lọc, sử dụng thông tin và tri thức được rút ngắn. Vì thế, nó khiến cho giá
trị sử dụng của tri thức không thể kéo dài. Một thông tin, tri thức hôm nay có
giá trị tới bạc triệu, nhưng ngày mai có thể không còn giá trị nữa. Cùng với sự
ra đời của các sản phẩm mới, thì giá trị của chúng có xu hướng ngày càng giảm
đi, đặc biệt là giá cả các sản phẩm CNC. Đơn cử, giá máy tính đã giảm đi 125
lần trong vòng 30 năm, tính từ năm 1960 đến 1990 [108, tr.30].
Trong KTTT, vấn đề thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với cạnh tranh.
Cùng một loại sản phẩm, được sản xuất bởi công nghệ tương đương, nếu ra đời
trước sẽ chiếm ưu thế hơn, bán được giá hơn (thu được lợi nhuận cao hơn) so
với sản phẩm ra đời muộn hơn. Tốc độ áp dụng và phổ biến các thành tựu KH CN ngày càng nhanh hơn. Trước đây phải cần đến 74 năm để đạt tới con số 50
triệu người thuê bao dịch vụ điện thoại, cần 30 năm để đạt tới con số 50 triệu
người sử dụng Radio, máy tính cá nhân cần 16 năm, ti vi cần 13 năm, còn mạng
thông tin toàn cầu (Internet) chỉ cần có 4 năm [108, tr.31]. Thuộc tính tốc độ
biến đổi mau lẹ trên cho thấy khả năng đuổi kịp các nước đi trước, cũng như khả
năng bị tụt hậu xa hơn đều rất lớn, điều đó phụ thuộc vào việc hoạch định chiến
lược, chính sách cùng các giải pháp phát triển KTTT của mỗi nước.

Tri thức và thông tin không có biên giới, nó mang tính phổ quát toàn
cầu. Các yếu tố cơ bản của quá trình SX - KD như tri thức, vốn, sức lao động,
nguyên vật liệu, máy móc, qui trình công nghệ, thông tin quảng cáo xuyên
quốc gia. Vấn đề liên kết, hợp tác trong SX - KD được tăng cường mạnh mẽ
hơn, đồng thời cạnh tranh cũng trở nên gay gắt ở cả địa hạt quốc gia và quốc
tế. Bởi vậy, thị trường của các doanh nghiệp trong thời đại KTTT là thị
trường toàn cầu. Trong KTTT, các công ty mới ra đời gắn liền với sự ra đời
của các sáng chế mới, công nghệ mới. Các công ty đang hoạt động muốn trụ
vững đòi hỏi công nghệ phải thường xuyên đổi mới và hiện đại hoá. Cuộc chiến
trên thương trường chính là cuộc chiến về công nghệ. Ai có công nghệ tốt hơn,
ứng dụng sớm hơn, người đó sẽ chiến thắng. Vì thế mà cuộc đua tranh kinh tế


22

giữa các công ty, các quốc gia trên thế giới ngày càng khốc liệt hơn, mặc dù có
nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và rủi ro. Trong bối cảnh đó, thách
thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển chính là sự lạc
hậu, yếu kém về tri thức và công nghệ. Đối với các nước phát triển, sự cạnh tranh
về công nghệ vẫn diễn ra gay gắt, mặc dù ở mức độ nào đó có sự hợp tác bắt tay
với nhau. Để tăng sức mạnh cạnh tranh, các công ty đi tới thoả thuận, hợp tác với
nhau để hợp thành công ty lớn. Có rất nhiều công ty khổng lồ, với giá trị hàng
chục, hàng trăm tỷ USD sát nhập, liên hợp với nhau trong thời gian gần đây để trở
thành những tập đoàn lớn chi phối cả thế giới. Tính riêng ở Mỹ, các công ty lớn đã
sát nhập hoặc mua lẫn nhau, như ngành ôtô thành ba tập đoàn lớn, ngành tài chính
kiểm toán thành 5 tập đoàn lớn, ngành thuốc lá thành 3 công ty; nền công nghiệp
quân sự Mỹ tập trung thành các tập đoàn lớn (Lockheed - Martin, Northrop Grumman, Raytheon - Hughes, Boeing, Mcdonnell Douglas, Textron - Bell). Như
vậy, trong KTTT, triết lý "cá lớn nuốt cá bé" vẫn diễn ra phổ biến. Các công ty
khổng lồ (công ty mẹ) lại được chia thành nhiều công ty con rải khắp thế giới. Các
công ty con được quyền chủ động, linh hoạt hơn và dễ thích ứng với sự đổi mới.

Ba là: KTTT tạo ra một xã hội thông tin rộng khắp, đa chiều.
Không riêng gì lĩnh vực sản xuất, nhờ ứng dụng những thành tựu mới
nhất của CNTT, nên các khâu của quá trình sản xuất, dịch vụ và quản lý được
tin học hoá một cách nhanh chóng. Trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội
cũng đều có dấu ấn của CNTT như: quản lý điều hành của chính quyền, quốc
phòng - an ninh, toà án, y tế, GD - ĐT, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn
hoá nghệ thuật, giải trí, thương mại, giao thông vận tải v.v. Cũng vì lẽ đó mà
người ta còn gọi KTTT bằng những tên khác: kinh tế mạng, kinh tế số. Trong
KTTT, thương mại điện tử cùng các hoạt động như thị trường ảo, xí nghiệp ảo,
công ty ảo, chính quyền ảo..., được sử dụng rộng rãi. Thực tế cho thấy, Mỹ là
nước sử dụng mạng Internet đứng hàng đầu thế giới. Ở Mỹ có 1/5 số gia đình
(khoảng 20 triệu gia đình) đã nối mạng, khoảng 30 triệu người Mỹ khác có thể
truy cập Internet tại các mạng ở trường học và nơi làm việc. Nhiều người Mỹ


23

sử dụng Internet thường xuyên để mua hàng hoá và dịch vụ [115, tr.141]. Ở
Nhật Bản có khoảng 18% dân số truy cập Internet. Hàn Quốc có 45 triệu dân,
cuối năm 2000, cả nước đạt đến con số 4 triệu thuê bao Internet với hơn 19
triệu người sử dụng thường xuyên, 15 triệu máy tính cá nhân, 20 triệu thuê bao
điện thoại di động. Tại nhiều điểm công cộng có thể truy cập Internet miễn phí
nên việc tiếp nhận và xử lý thông tin càng nhanh chóng, tiện lợi hơn. Ở
Singapo, khoảng 1/2 gia đình có máy vi tính và 1/5 dân số đã sử dụng Internet,
98% các gia đình Singapo đã truy cập mạng Intranet Singapo One, là mạng kết
nối toàn quốc của nước này [115, tr.139].
Dựa vào CNTT, các hoạt động SX - KD, dịch vụ cùng nhiều hoạt động
khác của con người trở nên nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm được nhiều thời
gian và công sức. Sự xa cách về không gian, những bất lợi về địa lý sẽ giảm
xuống thấp nhất nhờ các thành tựu mới của CNTT. Xã hội thông tin phát triển,

thông tin đa dạng nhiều chiều sẽ thay thế cho thông tin một chiều, đơn điệu,
con người và xã hội ngày càng được tiếp xúc, nắm bắt nhiều thông tin hơn.
Mạng thông tin cực kỳ phức tạp và tinh xảo sẽ được phủ khắp nước, được kết
nối với hầu hết mọi tổ chức và gia đình trong toàn xã hội, thậm chí vượt khỏi
sự hạn hẹp của biên giới quốc gia để hoà vào mạng toàn cầu.
Bốn là: Phương thức quản lý có sự thay đổi căn bản, xuất hiện nhiều mô
hình quản lý linh hoạt, dễ thích ứng với cái mới, khơi dậy sự năng động sáng
tạo của con người.
Thích ứng với sự phát triển của KTTT, trong quản lý vĩ mô có thể xuất
hiện các mô hình chỉ huy phi đẳng cấp, phi tập trung, mô hình mạng, trong
đó các mối quan hệ ngang được phát huy, nhiều khâu quản lý điều hành
trung gian cồng kềnh kém hiệu quả được loại bỏ. Có thể dự tính rằng, với sự
phát triển của KH - CN, nhất là CNTT cùng với trình độ nhân viên của các
cơ quan chính phủ được nâng cao, sẽ làm cho "chính phủ điện tử" trở thành


24

hiện thực. Có thể hiểu chính phủ điện tử là chính phủ làm việc với người dân
24/24 giờ trong ngày, 7/7 ngày trong tuần; người dân có thể thụ hưởng các
dịch vụ công cộng dù họ ở bất cứ đâu. Điều này có ý nghĩa là người dân có
thể lấy giấy phép kinh doanh, hộ chiếu, đóng thuế, làm giấy khai sinh...
24/24 giờ, 7/7 ngày trong tuần và ở bất cứ nơi nào, mọi rào cản về thủ tục
hành chính bị loại bỏ [102]. Hiện nay, ở một số quốc gia như Mỹ, Nhật, Tây
Âu đã triển khai mạnh vấn đề này. Một số địa phương của Việt Nam (thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...) đã xuất hiện một vài yếu tố của chính phủ
điện tử, đó là thực hiện công việc hành chính điện tử ở một số khâu, một số
lĩnh vực nhất định. Phương thức quản lý xã hội có sự đổi mới, sẽ khơi dậy, phát
huy tính linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo của con người trong công việc. Người dân
nào cũng được thông tin kịp thời về các quyết sách của cơ quan nhà nước hoặc tổ

chức, đoàn thể liên quan tới họ và họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù
hợp. Việc tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, phúc đáp và giải quyết kiến
nghị của người dân nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Năm là: Hình thành một xã hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt
đời; đầu tư cho giáo dục và khoa học chiếm tỷ lệ rất cao; nhân tố quan trọng
hàng đầu trong xã hội là phát triển nguồn lực con người có tri thức.
Mọi người trong xã hội đều được học tập, đây là nhu cầu tự thân, học tập
thường xuyên, học ở nhà trường, học ở trên mạng, tự học tập để không ngừng
phát triển các kỹ năng, giàu có về tri thức và dồi dào trí sáng tạo. Trong thời đại
bùng nổ về thông tin, sự phát triển như bão lốc của cách mạng KH - CN hiện đại
đòi hỏi con người phải không ngừng học tập, cập nhật kiến thức, sáng tạo tri thức
mới, công nghệ mới, đồng thời phải chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năng
thúc đẩy sự đổi mới. Mặt khác, con người phải học và tự học suốt đời mới thích
ứng linh hoạt với sự biến đổi mau lẹ của môi trường và điều kiện làm việc mới.


25

Tri thức là tài nguyên bậc nhất không thể thay thế, nhưng để có thứ tài nguyên đó
không còn cách nào khác là phải phát triển sự nghiệp GD - ĐT. Tri thức không
phải là tặng vật chúa ban cho con người ngay từ lúc chào đời, nó cũng không phải
bỗng dưng mà có ở mỗi con người, mà phải trải qua một quá trình học tập lâu dài,
bền bỉ. Không có sự nghiệp giáo dục, không có sự học hành thật tốt thì mỗi
người, xã hội và quốc gia đó không thể có tri thức, không thể có sự sáng tạo. Cốt
lõi của KTTT là phải có nguồn tri thức khoa học và sự sáng tạo thật dồi dào. Nếu
một quốc gia không phát triển hệ thống giáo dục tối ưu, không có sự học tập
thường xuyên và suốt đời của mỗi người dân thì không thể phát triển KTTT.
Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã ý thức được vấn đề này, do đó ngân
sách dành cho GD - ĐT và khoa học rất lớn, ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Các
trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhất cũng được trang bị cho các lĩnh

vực này. Do yêu cầu rất cao của KTTT nên mô hình giáo dục cũ sẽ được thay thế
bằng mô hình mới, đó là, đào tạo cơ bản, làm việc và tiếp tục đào tạo, vừa đào tạo
vừa làm việc, học tập suốt đời (mô hình cũ chỉ cần đào tạo một lần sau đó ra làm
việc). Theo đó, hình thức giáo dục từ xa thông qua mạng rất phát triển, nó bảo
đảm cho mọi người ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể học tập được. Mạng
thông tin, Internet vì thế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học tập suốt đời của
mỗi người. Kinh nghiệm quốc tế và "những con rồng châu Á" cho thấy, trong các
nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực con người giữ vai trò quyết định.
Thế nhưng, nguồn lực này chỉ phát huy hiệu quả trong trường hợp đã qua đào tạo,
có năng lực trí tuệ và sức sáng tạo, nắm bắt được tri thức khoa học, làm chủ ngành
nghề và công nghệ mới để xây dựng và phát triển đất nước.
Những đặc trưng trên đây chỉ là phác thảo bước đầu, trong tương lai, cùng
với sự phát triển hoàn thiện của KTTT những đặc trưng đó sẽ bộc lộ đầy đủ và rõ
nét hơn. Cần phải thấy rằng, KTTT ở mỗi nước, mỗi chế độ chính trị - xã hội khác


26

nhau có những những sắc thái và biểu hiện khác nhau. Mỗi nước xây dựng KTTT
trong một khuôn khổ thể chế chính trị - xã hội nhất định, bị chi phối bởi hoàn cảnh
đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội mang tính đặc thù, do đó việc hoạch định chiến
lược, chính sách, giải pháp, bước đi trong quá trình phát triển KTTT sẽ khác nhau,
vì thế KTTT ở mỗi nước có những biểu hiện khác nhau.
Hiện nay, KTTT đang trong quá trình phát triển, do đó, yêu cầu xây dựng hệ
thống tiêu chí mang tính khoa học, hoàn chỉnh và đồng bộ là rất khó khăn. Tuy nhiên,
dựa vào các đặc trưng trên, các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước bước
đầu đã phác thảo sơ bộ một hệ thống tiêu chí về KTTT để đánh giá trình độ phát triển
KTTT của một nước.
1. Cơ cấu kinh tế: Các ngành KTTT thống trị
2. Cơ cấu giá trị gia tăng: Hơn 70% do lao động trí óc mang lại

3. Công nghệ chủ yếu thúc đẩy phát triển nền kinh tế: Tỷ trọng các ngành
CNC trong nền kinh tế chiếm hơn 40%, thương mại điện tử rất phổ biến
4. Tin học hóa đời sống kinh tế - xã hội, mạng thông tin và viễn thông rất phát
triển, lượng máy tính không ngừng gia tăng và trở thành công cụ không thể
thiếu của mỗi cá nhân và tổ chức trong xã hội.
5. Vai trò của nghiên cứu khoa học: Rất lớn
6. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R & D)> 3% GDP
7. Tỷ lệ đóng góp của KH - CN đối với tăng trưởng kinh tế > 80%
8. Vai trò của giáo dục: Rất lớn
9. Đầu tư cho giáo dục > 6% GDP
10. Trình độ học vấn trung bình của người dân: Sau trung học
11. Vai trò của truyền thông: Rất lớn
12. Cơ cấu lao động: Hơn 70% là công nhân tri thức
13. Tuổi thọ trung bình của người lao động > 70 tuổi


27

14. Thời gian rỗi của người lao động: 19 năm (trong xã hội nông nghiệp là 3
năm, xã hội công nghiệp là 12 năm)
15. Mức độ nhất thể hóa kinh tế thế giới: Rất cao
Ngoài những chỉ tiêu này, có thể tham khảo một số chỉ tiêu khác ở [117], [118].
1.1.2. Phát triển kinh tế tri thức - lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
1.1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế tri thức
Từ sự phân tích, luận giải những vấn đề đã đề cập ở trên, giúp cho chúng ta
nhận diện đúng đắn về KTTT. Nhưng có nhiều vấn đề khác đặt ra: phát triển
KTTT là phát triển cái gì? Phải chăng phát triển KTTT chỉ thuần túy là phát triển
các ngành khoa học, các ngành CNC? Hay chỉ cần khai thác, sử dụng tri thức
trong lĩnh vực kinh tế?
Nói đến KTTT là nói đến bất kỳ ngành nào, lĩnh vực kinh tế nào cũng

phải chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao, tỷ trọng tri thức lớn. Như vậy, phát
triển KTTT không thể không gia tăng việc khai thác, phân phối, sử dụng tri
thức ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời còn
phải khai thác và sử dụng có hiệu quả tri thức trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Điều hiển nhiên là quốc gia đó phải có một nền GD - ĐT hiện đại,
chất lượng tốt, đồng thời phải xây dựng được một nền KH - CN hiện đại với
các ngành CNC chủ chốt. Các ngành CNC chính là xương sống và là "cái nôi"
của KTTT. Nếu không xây dựng và phát triển các ngành CNC thì không thể
nói gì đến phát triển KTTT.
CNC được hiểu là công nghệ mới hoặc mũi nhọn được tích hợp từ các
thành tựu KH - CN tiên tiến, có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển
kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng; là động lực thúc đẩy đổi mới các
ngành nghề truyền thống hoặc tạo ra một ngành sản xuất, dịch vụ mới có hiệu
quả kinh tế cao. Theo như phân loại của tổ chức Liên hợp quốc thì CNC bao
gồm các nhóm ngành: CNTT, CNSH, CNVLM, CNNLM, công nghệ hàng
không - vũ trụ, công nghệ hải dương học, công nghệ quản lý... Nhiều ý kiến


28

thống nhất cho rằng, CNTT, CNSH, CNNLM, CNVLM là những ngành trụ cột
của KTTT. Chúng được xem là những “đầu tàu” dẫn dắt KTTT bởi sự kích ứng
và chi phối mạnh mẽ đối với các ngành, các lĩnh vực khác trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Các ngành CNC có đặc trưng là tạo ra các sản phẩm có hàm
lượng trí tuệ cao và được đổi mới nhanh chóng; tạo ra các giá trị gia tăng lớn;
đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm mới; có khả năng cạnh
tranh quốc tế; thời gian từ nghiên cứu khoa học đến sáng tạo công nghệ ngày
càng rút ngắn hơn trước; được khoa học hiện đại mở đường, soi rọi (như vật lý
vi mô và vật lý vũ trụ, sinh học phân tử và lý thuyết di truyền, sinh thái học...);
được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội (kinh tế, chính trị,

văn hoá, xã hội, quân sự, quản lý); tiêu thụ ít nguyên, nhiên liệu, ít gây ô nhiễm
môi trường...
CNC giúp cho việc nối dài các giác quan, mở rộng khả năng tư duy và tăng
sức mạnh vật chất của con người. Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định CNC là cơ
sở và điều kiện để nâng cao năng lực nhận thức và cải tạo thế giới của con
người. Hiện nay, hầu hết các nước phát triển KTTT đều dựa vào bốn lĩnh vực
CNC chủ chốt sau đây:
Thứ nhất, CNTT, đây là lĩnh vực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của
tất cả các lĩnh vực khác; đồng thời tăng hiệu quả của tổ chức quản lý, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, giúp con người cải thiện chất lượng
cuộc sống, rút ngắn thời gian và không gian, do đó có tác động sâu sắc đến toàn
xã hội. CNTT là động lực chủ yếu của sự phát triển KTTT, nó là một trong
những ngành đem lại thu nhập cao của nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, CNSH là tác nhân thúc đẩy mạnh mẽ năng suất, chất lượng của
cây trồng, vật nuôi, đặc biệt nâng cao hàm lượng đạm và các vitamin trong
từng loại nông sản, làm tăng giá trị hàng hoá từ nuôi trồng và chế biến, góp
phần nâng cao giá trị kinh tế và chất lượng cuộc sống con người. Nhờ công
nghệ enzim đã tạo ra những giống lúa mới sản lượng hơn 15 tấn/ha. Công


29

nghệ nhân bản vô tính (cloning), nhất là sau khi nhân bản thành công cừu
Dolly, có thể nhân bản vô tính đối với con người. Hiện nay, về mặt đạo lý,
công nghệ nhân bản vô tính ở người chưa được các nhà khoa học và nhiều
quốc gia chấp nhận, tuy nhiên nó đã mở ra hướng mới cho việc thay thế những
cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người bị hư hại, thương tổn nặng.
Hiện nay, các nhà khoa học đã lập được bản đồ gen con người với gần
100 nghìn gen, đọc được 3,25 tỷ trong khoảng 3,5 tỷ chữ cái của mã di truyền
bộ gen người [7, tr.5], giúp cho việc chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ con người.

Thứ ba, CNNLM, nền sản xuất nào cũng phải dựa vào năng lượng, không
có năng lượng thì không thể có các hoạt động sản xuất. Hiện nay, nguồn năng
lượng chủ yếu của thế giới vẫn là than, dầu mỏ... tuy nhiên, chúng là hữu hạn
chứ không phải là vô tận. Việc khai thác và sử dụng chúng trong nhiều năm
qua đã làm tổn hại không nhỏ đến môi trường sống. Mặt khác, dầu mỏ luôn bị
chi phối bởi các nhân tố kinh tế, chính trị nên giá cả thường biến động theo
hướng tăng mạnh trong thời gian qua. Điều này gây bất lợi đến sự phát triển
của nhiều nước, vì thế, việc khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng
mới, sạch đang và sẽ trở thành xu hướng chủ đạo của các quốc gia trên thế giới.
Nhiều nguồn năng lượng mới đã và đang được khai thác, sử dụng trong sản
xuất và đời sống như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt...
Thứ tư, CNVLM, vật liệu cũng là yếu tố qui định sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Ngày càng xuất hiện nhiều dạng vật liệu mới thay thế cho vật liệu truyền
thống, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của sản xuất và đời sống: vật liệu composit,
vật liệu phỏng sinh học, vật liệu siêu dẫn, vật liệu nanomet.
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đang đột phá vào công nghệ nano,
đây cũng là một lĩnh vực CNC và mới. Công nghệ nano, hiểu một cách khái quát
nhất là công nghệ nhằm tạo ra các vật liệu, linh kiện và hệ thống có các tính chất
mới, nổi trội nhờ vào kích thước nanomet (một phần tỷ của mét), đồng thời có


×