Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN QUAN điểm của CHỦ NGHĨA mác lê NIN về QUÂN đội và xây DỰNG QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM TRONG THỜI kỳ mới HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.52 KB, 17 trang )

Quân đội là một hiện tượng lịch sử, gắn liền với giai cấp, Nhà nước. Do
đó, cùng với sự ra đời, phát triển của giai cấp, Nhà nước, quân đội cũng có sự
biến đổi về mọi mặt. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc
tế, cùng với thời cơ, đã xuất hiện những nguy cơ mới, trực tiếp tác động đến độc
lập, chủ quyền, chế độ chính trị …của các quốc gia. Sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ vững
chắc Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung xây dựng sức mạnh quốc
phòng, xây dựng quân đội nhằm bảo đảm đủ sức ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh xâm lược; trực tiếp và thường xuyên là đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn "Diễn biến hòa bình" và các hoạt động lợi dụng "dân chủ", "nhân
quyền", nhằm chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch; bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền đất nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, mở
rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng nền quốc
phòng toàn dân nói chung, xây dựng quân đội nói riêng đang đặt ra hàng loạt vấn
đề cần giải quyết, đòi hỏi cần nhận thức đầy đủ quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về quân đội và yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam
trong tình hình mới.
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quân đội
Từ khi có Quân đội đã có không ít nhà lý luận đề cập đến nguồn gốc, bản
chất của Quân đội trên các khía cạnh khác nhau. Nhưng chỉ có chủ nghĩa MácLênin mới lí giải đúng đắn và khoa học về hiện tượng chính trị xã hội đặc thù
này. Ph. Ăngghen chỉ rõ: “Quân đội là một tập đoàn người vũ trang, có tổ chức
do nhà nước xây dựng để dùng vào cuộc chiến tranh tiến công hoặc chiến tranh
phòng ngự”. Quân đội là một tổ chức của một giai cấp và nhà nước nhất định, là
công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu nhất, là lực lượng nòng cốt để nhà nước, giai
cấp tiến hành chiến tranh và đấu tranh vũ trang.


2

Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển từ tự do cạnh tranh sang độc


quyền (chủ nghĩa đế quốc), Lênin nhấn mạnh: chức năng cơ bản của quân đội đế
quốc là phương tiện quân sự chủ yếu để đạt được mục đích chính trị đối ngoại là
tiến hành chiến tranh xâm lược và duy trì quyền thống trị của bọn bóc lột với
nhân dân lao động trong nước.
Trên cơ sở những đặc điểm, đặc trưng cơ bản của quân đội, lý luận Mác Lênin cho rằng: Quân đội là tập đoàn người có vũ trang do nhà nước, hoặc tập
đoàn chính trị có chức năng nhà nước tổ chức, nuôi dưỡng và sử dụng nhằm bảo
vệ lợi ích cơ bản của mình bằng bạo loạn vũ trang, kể cả tiến hành chiến tranh.
Chủ nghĩa Mác- Lênin đã chứng minh một cách khoa học về nguồn gốc
ra đời của Quân đội từ sự phân tích cơ sở kinh tế- xã hội và khẳng định: quân đội
là một hiện tượng lịch sử, ra đời trong giai đoạn phát triển nhất định của xã hội
loài người, khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự đối kháng giai
cấp trong xã hội.Chính chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp đã làm nảy sinh nhà
nước thống trị bóc lột. để bảo vệ lợi ích của giai cấp đã làm nảy sinh nhà nước
thống trị bóc lột. Để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị v à đ à áp quần chúng
nhân dân lao động, giai cấp thống trị đã tổ chức ra lực lượng vũ trang thường trực
làm công cụ bạo lực của nhà nước. Như vậy chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự
phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng là nguồn gốc ra đời quân đội. Chừng nào
còn chế độ tư hữu, còn chế độ áp bức bóc lột thì quân đội vẫn còn tồn tại. Quân đội
chỉ mất đi khi giai cấp, nhà nước và những điều kiện sinh ra nó tiêu vong.
Theo chủ nghĩa Mác- lênin, bản chất quân đội là công cụ bạo lực vũ trang
của một giai cấp, nhà nước nhất định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích giai cấp
thống trị và nhà nước tổ chức nuôi dưỡng sử dụng nó. Bản chất của quân đội phụ
thuộc vào bản chất của nhà nước tổ chức, nuôi dưỡng và xây dựng theo đường lối
quan điểm chính trị , quân sự của giai cấp mình. Đó là cơ sở để quân đội trưởng
hành với nhà nước đã tổ chức ra nó.
Bản chất giai cấp của quân đội không phải tự phát hình thành mà phải trải
qua quá trình xây dựng lâu dài và được củng cố liên tục. Bản chất giai cấp của quân
đội là tương đối ổn định, nhưng không phải là bất biến. Sự vận động phát triển bản



3

chất giai cấp của quân đội bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: giai cấp, nhà nước, các
lực lượng, tổ chức trị xã hội và việc giải quyết mối quan hệ trong nội bộ quân đội. Do
sự tác động của các yếu tố trên mà bản chất của giai cấp của quân đội có thể được
tăng cường, hoặc bị phai nhạt, thậm chí bị biến chất và tuột khỏi tay nhà nước, giai
cấp đã tổ chức ra, nuôi dưỡng quân đội đó. Sự thay đổi bản chất giai cấp của quân đội
diễn ra dần dần thông qua việc tăng cường hoặc suy yếu dần các mối quan hệ trên.
Sức mạnh chiến đấu của quân đội theo quan điểm của Mác- Ănggen phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: con người, điều kiện kinhtế chính trị, văn hoá, xã hội,
vũ khí trang bị, khoa học quân sự trong xây dựng sức mạnh chiến đấu cho quân đội,
các Ông rất chú trọng đến khâu đội ngũ cán bộ, đánh giá và nhận xét về tài năng của
các tướng lĩnh quân sự, đồng thời phê phán sự yếu kém của đội ngũ này.
Phát triển tư tưởng của Mác- Ănggen, Lênin đã chỉ rõ sức mạnh chiến
đấu của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố quân số, tổ chức, cơ cấu
biên chế, yếu tố chính trị- tinh thần và kỷ luật, số lượng, chất lượng vũ khí trang
bị kỹ thuật, trình độ huấn luyện và thể lực, trình độ khoa học và nghệ thuật quân
sự, bản lĩnh lãnh đạo,trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ các cấp. giữa cácg yếu
tố trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của từng
yếu tố là không ngang bằng nhau. Trong những điều kiện xác định, yếu tố chính
trị tinh thần giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội. Lênin
khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào
tinnh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”.
Quân đội ra đời cùng với chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp. Do đó,
trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp,
giai cấp vô sản cũng cần tổ chức ra quân đội của giai cấp mình. C. Mác và
Ph.Ăngghen chủ trương “vũ trang cho giai cấp công nhân” để đập tan quân đội
thường trực của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền, giành lấy thắng lợi cho
cách mạng vô sản. Nghiên cứu vấn đề tổ chức quân sự mới của giai cấp vô sản
khi đã giành được chính quyền, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển chín

muồi ở một số nước, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự đoán thắng lợi của cách mạng
XHCN chỉ có thể diễn ra đồng thời ở tất cả hoặc phần lớn các nước tư bản phát


4

triển. Từ dự đoán đó, xuất phát từ sự đánh giá khả năng tiến công hệ thống
XHCN của các nước tư bản còn lại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận:
trong quá trình cách mạng XHCN, quân đội thường trực của giai cấp tư sản phải
được thay thế bằng nhân dân vũ trang, bằng lực lượng dân cảnh XHCN.
V.I. Lênin đã vận dụng sáng tạo và phát triển luận điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về tổ chức quân sự của giai cấp vô sản trong điều kiện lịch sử mới.
Người đã chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng một quân đội thường trực kiểu mới
trong điều kiện nhà nước XHCN bị chủ nghĩa đế quốc bao vây. Người chỉ rõ
rằng, trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Phải giải tán quân đội tư
sản, xây dựng quân đội thường trực của Nhà nước XHCN, có giác ngộ chính trị sâu
sắc, có kỷ luật nghiêm minh, được trang bị tốt, huấn luyện chu đáo theo những qui
tắc của nghệ thuật quân sự hiện đại, có tổ chức và chỉ huy thống nhất,… để đủ sức
đánh bại sự xâm lược của các cường quốc đế quốc chủ nghĩa có bộ máy chiến tranh
to lớn hiện đại nhất.
Trước một vấn đề hoàn toàn mới, V.I. Lênin đã xác định đúng đắn bản
chất cách mạng, chức năng, nhiệm vụ của quân đội kiểu mới; xác lập sự lãnh đạo
tuyệt đối của Đảng Cộng sản đối với quân đội cũng như các nguyên tắc xây dựng
về chính trị, quân sự của Hồng quân như: chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm
nòng cốt theo đúng đường lối chính trị, giai cấp của Đảng; vấn đề tổ chức, biên
chế, trang bị, vấn đề giáo dục và huấn luyện, cơ chế lãnh đạo của Đảng và hệ
thống công tác chính trị trong quân đội…Trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định đến sức mạnh, sự tồn tại, phát triển,
chiến đấu, chiến thắng của Hồng quân.
Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng,

xây dựng quân đội nhân dân là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Đánh giá đúng bản chất của chủ nghĩa thực
dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một
hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”. Cho nên con đường giải phóng
dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng, kết hợp bạo lực
chính trị với khởi nghĩa vũ trang để giành chình quyền. Khi đất nước được giải


5

phóng, trước âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: “Phải củng cố quân đội nhân dân là lực lượng chủ cốt để bảo
vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình”.
Xây dựng quân đội nhân dân phải trên cơ sở xây dựng lực lượng chính
trị, dựa chắc vào các tổ chức và đoàn thể cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, lực lượng để tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng bao gồm hai
lực lượng: lực lượng chính trị quần chúng và quân đội nhân dân. Lực lượng chính
trị quần chúng không những là cơ sở để xây dựng quân đội nhân dân, là cơ sở cho
đấu tranh quân sự, mà còn là lực lượng tiến công trực tiếp đánh địch, đấu tranh
đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống địch khủng bố, cướp bóc, tiến hành công tác
binh vận, địch vận làm tan rã hàng ngũ địch…Người nói: “Muốn có đội quân vũ
trang, phải có đội tuyên truyền vận động, đội quân chính trị trước đã, nên phải
làm ngay, sao cho đội quân chính trị này càng đông. Phải có quần chúng giác ngộ
chính trị tự nguyện cầm súng thì mới thắng được”, “các đoàn thể cách mạng càng
phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc
để tổ chức quân đội và tiến hành đấu tranh vũ trang”.
Tổ chức quân đội nhân dân gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương và dân quân du kích; trong đó bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương hợp
thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương vũ trang đông đảo quần chúng, đi đôi

với việc xây dựng quân đội cách mạng tập trung, phối hợp chặt chẽ trong các
hoạt động xây dựng và chiến đấu. Trong chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân, Hồ Chí Minh nêu rõ: “vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc
kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên
trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì quân
đội trong các địa phương cùng phối hợp hoạt động và giúp đỡ về mọi phương
diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của các đại
phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được làm cho các đội này
trưởng thành mãi lên”1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức quân đội với ba thứ quân
1. Hồ Chí Minh , Toàn tập, Tập 3, Nxb,CTQG, H. 1995, tr507.

1


6

đã từng bước được phát triển và hoàn chỉnh, từ xây dựng các đội du kích, đội tự vệ,
đến xây dựng “đội chủ lực”, từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Vệ
quốc đoàn, Quân đội quốc gia đến Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, hiện đại.
Xây dựng bản chất cách mạng cho quân đội; thực hiện nguyên tắc Đảng
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội nhân dân; xây dựng
quân đội nhân dân về chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Quân đội
nhân dân là quân đội cách mạng của nhân dân lao động, thực chất là của công
nông, chiến đấu vì quyền lợi của nhân dân lao động, do chính đảng của giai cấp
công nhân tổ chức, giáo dục, lãnh đạo. Tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong xây dựng
bản chất cách mạng cho quân đội nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Xây dựng quân đội nhân dân về chính trị là một nhiệm vụ hàng đầu trong

xây dung quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “...riêng về các chú chính trị, biểu
hiện ra trong lúc đánh giặc...” 2; nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chính
trị “...quân sự mà không có chính trị, như cây không có gốc, vô dụng lại có
hại...”3. Phải coi trọng xây dựng quân đội về chính trị, coi chính trị là nền tảng,
xây dựng quân đội về chính trị, phải đặc biệt chăm lo công tác đảng, công tác
chính trị; xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở các cấp, các đơn vị thật sự trong sạch,
vững mạnh; xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp
cách mạng của nhân dân, có khả năng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhiệm vụ quân sự
của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng; xây dựng và củng cố đoàn kết nội bộ, đoàn
kết quân dân, đoàn kết quốc tế; đề cao kỷ luật tự giác nghiêm minh đi đôi với mở rộng
dân chủ nội bộ.
Kết hợp xây dựng con người, trang bị vũ khí và huấn luyện quân sự, nâng
cao sức mạnh chiến đấu cho quân đội nhân dân. Theo Hồ Chí Minh con người là
nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh của quân đội nhân dân. Trong khi
2

2. Hồ Chí Minh , Toàn tập, Tập 6, Nxb, CTQG, H. 1995, tr319.
3. Hồ Chí Minh , Toàn tập, Tập 6, Nxb, CTQG, H. 2000, tr318.

3


7

nhấn mạnh nhân tố con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá đụng vai trò vũ khí
trang bị của quân đội, vì vậy, trong những điều kiện cho phép, phải hết sức chăm
lo trang bị vũ khí và huấn luyện quân sự cho các quân đội nhân dân. Trong nhân tố
co người, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ, vì “Tướng
là kẻ giúp nước. Tướng giỏi thì nước mạnh. Tướng xoàng thì nước hèn”. Từ đó Hồ
Chí Minh yêu cầu đối với người cán bộ phải có phẩm chất: Trí, Dũng, Nhân, Tín,

Liêm và Trung, phải học tư tưởng chiến lược, chiến thuật, học cách dạy bộ độ đánh
giặc, học phương pháp chỉ huy chiến đấu, toàn quân ta phải ra sức học tập chính
trị, quân sự và văn hóa. Quân đội ta phải tiến đến chính quy và hiện đại hóa.
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã chủ trương xây dựng quân đội nhân dân làm đội
quân tiên phong trong đấu tranh cách mạng. Trong hơn gần 70 năm xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành, quân đội ta đã lập nên nhiều chiến thắng oanh liệt, cùng
với toàn Đảng, toàn dân giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, thu nnon sông
về một mối, xây dựng và bảo vệ vững chức Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đó thật sự là đội quân cách mạng của giai cấp công nhân, có sự thống nhất giữa
tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
2. Xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới
Xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới chịu tác
động của nhiều yếu tố:
Trong vài thập kỷ tới, tình hình thế giới, khu vực ít có khả năng xảy ra
chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân
tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra
ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, quá trình toàn cầu
hóa với những mặt tích cực và tiêu cực của nó sẽ tác động mạnh đến các nước
đang phát triển, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Khoảng cách giữa
các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng rộng hơn.
Chủ nghĩa đế quốc sẽ gia tăng ảnh hưởng, lợi dụng chiêu bài “chống khủng
bố”, tăng cường sự hiện diện về quân sự, can thiệp sâu hơn vào khu vực, kích động


8

ly khai, đồng thời lôi kéo ASEAN vào quỹ đạo của mình, kiềm chế các nước lớn
khác trong khu vực. Một số nước lớn khác đang tăng cường ảnh hưởng của họ đối

với các nước, các khu vực bằng các quan hệ kinh tế. An ninh ở Campuchia và Lào
còn có nhiều phức tạp. Các thế lực bên ngoài sẽ can thiệp sâu hơn, mạnh hơn vào
Campuchia, Lào gây ảnh hưởng, kích động các lực lương phản động chống Việt
Nam, chia rẽ đoàn kết láng giềng giữa Việt Nam và Campuchia, Lào.
Dự báo đối tượng tác chiến, phương thức tiến hành chiến tranh của địch.
Mục tiêu xuyên suốt của kẻ thù là xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam và trên toàn thế
giới. Trước mắt và lâu dài, các thế lực hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là
đế quốc Mỹ là đối tượng nguy hiểm nhất của cách mạng Việt Nam. Do đó, đối tượng
tác chiến của quân đội và nhân dân ta là quân đội các nước đế quốc và các quân đội
thù địch xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Để đạt mục đích đã định quân đội các nước đế quốc và đồng minh của
chúng sẽ áp dụng phương thức tiến hành chiến tranh có đặc trưng là: tiến hành
chiến tranh tổng lực, tác chiến liên hợp để giành thắng lợi trong thời gian ngắn
nhất. Dựa vào ưu thế vũ khí trang bị hiện đại, địch có thể áp dụng phương thức tiến
hành chiến tranh “phi tiếp xúc”, “phi đối xứng” là chủ yếu để thực hiện mục đích
cuộc chiến tranh. Dù áp dụng phương thức tiến hành chiến tranh nào thì chiến
tranh xâm lược do các nước đế quốc và đồng minh tiến hành đối với nước ta sẽ sử
dụng vũ khí công nghệ cao với cường độ mạnh hơn các cuộc chiến tranh ở
Côsôvô (nam Tư) hay Irắc. Chiến sự sẽ diễn ra quyết liệt, tàn khốc ngay từ đầu,
không gian chiến tranh sẽ mở rộng ra nhiều chiều trên toàn bộ đất nước ta với
chiều sâu, tầm xa không hạn định, chiến trường chiến tranh, chiến trường tác chiến
có sự phát triển lớn; hình thái hậu phương tiền tuyến đan xen, khó phân biệt.
Khi tiến công trên bộ, địch sẽ kết hợp nhiều biện pháp tác chiến chiến
lược đồng thời và đan xen kế tiếp nhau giữa tiến công bằng hỏa lực đường không
với tiến công đổ bộ từ nhiều hướng vào các mục tiêu quan trọng của đất và mục
tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định.
Nghệ thuật tác chiến chiến lược, chiến dịch và chiến đấu, tiến công và
phòng ngự đan xen nhau và khó có sự phân biệt rõ ràng. Tác chiến liên hợp sẽ trở



9

thành phương thức phổ biến, đánh tập trung và phân tán cũng được giải quyết
theo quan điểm mới. Xu hướng tổ chức và sử dụng lực lượng quân đội của địch
trong các đơn vị hợp thành với quy mô nhỏ nhưng sẽ có khả năng chiến đấu cao,
cơ động nhanh, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ không cần sử dụng đến các
binh đoàn lớn, cồng kềnh như trước đây.
Xu hướng hiện đại hóa quân đội của các nước trên thế giới. Sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ
đến quá trình đổi mới tư duy quân sự, tổ chức lại quân đội của các nước trên thế
giới. Việc xây dựng lực lượng quân đội của các nước trên thế giới đã và đang có
những bước “chuyển động”, chuyển dịch” thích ứng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật quân sự và khoa học nghệ thuật quân sự hiện đại. Những năm gần
đây nhiều nước trên thế giới đều có chung quan điểm là tổ chức lại quân đội theo
hai hướng cơ bản sau:
Thứ nhất: giảm quân số, duy trì lực lượng “vừa đủ vừa hợp lý’, đồng
thời, tiến hành cải tổ về cơ cấu, hình thức tổ chức quân đội trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ tác chiến; coi trọng tính chỉnh thể, tính hợp thành, tính thích ứng và
tính linh hoạt cao. Bảo đảm cho các binh đoàn cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến
lược có thể tác chiến với cường độ cao trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và
đảm nhiệm được nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Thứ hai: coi trọng tối ưu hóa tổ chức, chú trọng tập trung xây dựng có trọng
điểm. Tối ưu hóa là tối ưu của các thành phần, hoặc các yếu tố trực tiếp cấu thành
sức mạnh của quân đội. Trong đó, đặc biệt coi trong cải tiến vũ khí trang bị, đẩy
mạnh đầu tư xây dựng các quân, binh chủng kỹ thuật hiện đại, nâng cao tố chất sĩ
quan, binh lính; hoàn thiện cơ chế chỉ huy, bảo đảm chiến đấu.
Để đạt được điều đó, các nước đều có chiến lược, chương trình, kế hoạch
xây dựng quân đội dài hạn với tầm nhìn xa có thể đáp ứng 10 - 15 năm tới. Xây
dựng quân đội có trọng điểm thường được tập trung vào: đầu tư phát triển hiện
đại hóa hải quân và không quân; xây dựng lực lượng phản ứng nhanh và xây

dựng lực lượng dự bị động viên của quân đội.


10

Xu hướng chung của các nước ngày nay là xây dựng quân đội trực tiếp
tham chiến trên chiến trường không cần nhiều như trước. Nhưng lại coi trọng xây
dựng lực lượng bảo đảm kỹ thuật từ xa “tại hậu phương”; xây dựng các đơn vị kỹ
thuật mới như lực lượng tên lửa, tác chiến điện tử, trinh sát, phát triển mạng lưới
tin học, thông tin… và chú trọng huấn luyện bộ đội ngày càng toàn diện hơn.
Tình hình trên đã đặt ra nhiều vấn đề mới đối với nhiệm vụ xây dựng Quân
đội cách mạng, chính quy, tinh nhệu, từng bước hiện đại là phải xây dung Quân đội
vừa trên cơ sở nghệ thuật quân sự truyền thống lại vừa tiếp thu kinh nghiệm và sự
phát triển vũ khí ký thuật của các nước. Quân đội ta không coi vũ khí kỹ thuật là
“duy nhất” mà coi trọng nhân tố con người, chất lượng của cán bộ, chiến sĩ, song
không vì thế mà bào thủ, không khai thác và vận dụng nhanh nhậy những kinh
nghiệm và tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới vào hiện đại hóa vũ khí kỹ thuật.
Trước tình hình đó, Đảng ta xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối
trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin
yêu. Xây dựng Quân đội nhân dân với số quân thường trực hợp lý, có sức chiến
đấu cao, lực lượng dị bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp.”4; “Chăm
lo nâng cao phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho
cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần phù
hợp với tính chất hoạt động của Quân đội và Công an trong điều kiện. Xây dựng
nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được
trang bị kỹ thuật từng bước hiện đại. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng- an ninh. ”5 .
Để thực hiện được điều đó cần quán triệt và thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên cảnh giác giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung khai thác mọi nguồn lực, góp sức đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp chặt chẽ KT-XH với quốc phòng, an ninh, xây
4

. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011. tr. 82 - 83.

5

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011. tr. 83.


11

dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân ngày càng vững mạnh; không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng của
đất nước, đặc biệt coi trọng việc tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, xây dựng
“thế trận lòng dân”, nhất là trên các hướng chiến lược, các địa bàn trọng yếu.
Đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa làm thất bại mọi âm mưu và
hành động "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, răn đe chiến tranh, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia của các thế lực thù địch, bảo vệ
thành quả cách mạng, môi trường hòa bình và cuộc sống bình yên của nhân dân.
Xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện
đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, có
sức chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, kế thừa và phát huy
truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân trong điều kiện mới, thực sự là nòng
cốt của quân đội nhân dân, cùng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự,
quốc phòng cả trước mắt, lâu dài.
Xây dựng phát triển công nghiệp quốc phòng độc lập, tự chủ, với các

bước đi thích hợp, vững chắc trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực và thành tựu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng nâng cao trình độ khoa
học kỹ thuật - công nghệ quân sự và khoa học nghệ thuật quân sự, từng bước đáp
ứng yêu cầu trang bị cho quân đội trong điều kiện mới.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố và tăng
cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội. Xây
dựng hệ thống tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, chú trọng
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh, tin cậy về chính trị, có
đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Những nội dung chủ yếu xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là:
Xây dựng về chính trị là nhiệm vụ hàng đầu, làm cơ sở nâng cao chất
lượng chiến đấu tổng hợp. Ngày nay, việc xây dựng về chính trị càng trở nên bức
thiết nhằm góp phần trực tiếp vào nâng cao sức chiến đấu chống địch phá hoại


12

trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đánh bại mưu đồ “phi chính trị hoá” của các thế
lực thù địch.
Thực chất, xây dựng quân đội về chính trị là giữ vững và phát huy bản chất
giai cấp công nhân, là chăm lo xây dựng yếu tố chính trị - tinh thần và xây dựng con
người cán bộ, chiến sĩ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị bảo vệ Tổ quốc trong
thời kỳ mới. Bản chất của giai cấp công nhân, chất lượng chính trị của quân đội phải
được biểu hiện tập trung ở sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, ở trình độ giác
ngộ cách mạng và sự vững vàng về chính trị ở mỗi cán bộ, chiến sĩ. Chất lượng
chính trị là kết quả tổng hợp của việc chăm lo xây dựng quân đội về các mặt chính
trị, tư tưởng và tổ chức, đồng thời được kiểm nghiệm thông qua rèn luyện và thực
hiện nhiệm vụ chính trị của quân đội trong mọi tình huống phức tạp.
Tăng cường công tác chỉ huy tham mưu - tác chiến, tăng cường nghiên
cứu và dự báo tình hình thế giới, khu vực, thực hiện tốt nhiệm vụ làm tham mưu

cho Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, đề xuất kịp thời
chính xác các chủ trương, chính sách khi tình hình thay đổi để giữ vững thế chủ
động, ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ đe doạ an ninh đất nước, không để bị bất ngờ
về chiến lược. Củng cố và tăng cường lực lượng nắm địch ở các cấp theo hướng
tinh, gọn, hiệu quả, xây dựng mạng lưới quân báo nhân dân vững mạnh, có trọng
điểm; thường xuyên đề cao cảnh giác, theo dõi nắm chắc tình hình mọi mặt, kịp
thời phát hiện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, dự kiến chính xác các
tình huống có thể xảy ra, tổ chức chỉ huy lực lượng vũ trang thực hành các biện
pháp ứng phó, chủ động phối hợp với các lực lượng khác và nhân dân đấu tranh
để giành thắng lợi trong mọi tình huống. Duy trì và nâng cao khả năng sẵn sàng
chiến đấu và chiến đấu của quân đội, thực sự là lực lượng nòng cốt của toàn
Đảng, toàn dân đánh bại các âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật
đổ của địch. Làm tốt công tác vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở
trong sạch vững mạnh ở địa phương, luôn cảnh giác, sẵn sàng đánh trả thắng lợi
lực lượng can thiệp từ bên ngoài. Kiên quyết và khôn khéo xử lý chính xác các
tình huống phức tạp. Hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ biên giới, biển đảo, vùng
trời của Tổ quốc, giữ vững chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi


13

quốc gia. Hoàn chỉnh cơ chế hoạt động của bộ đội biên phòng, bảo đảm chỉ huy
thống nhất, tăng cường khả năng chiến đấu của các lực lượng, sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ cơ động tác chiến bảo vệ biên giới. Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong
nhiệm vụ phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai.
Đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội, xây dựng nền nếp
chính quy quân đội. Phương hướng huấn luyện bộ đội theo phương châm “cơ
bản, thiết thực, vững chắc”. Coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, sát
thực tế chiến đấu, sát đối tượng tác chiến, sát yêu cầu nhiệm vụ, địa bàn hoạt
động của từng lực lượng, từng thứ quân, phù hợp với tổ chức biên chế, khả năng

trang bị hiện nay và những năm tới; phù hợp với nghệ thuật quân sự, kinh nghiệm
chiến đấu và cách đánh truyền thống của Việt Nam. Phải huấn luyện bộ đội tác
chiến giỏi bằng vũ khí trang bị trong biên chế cũng như khi được tăng cường binh
khí kỹ thuật, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô trung, sư đoàn và hiệp
đồng ba thứ quân. Từng bước huấn luyện khai thác sử dụng thành thạo vũ khí,
khí tài trang bị kỹ thuật công nghệ cao. Chú trọng huấn luyện cơ bản, thuần thục,
vững chắc cho các phân đội, tiểu đoàn, huấn luyện công tác tham mưu cho các cơ
quan cấp trung đoàn, sư đoàn. Tăng cường diễn tập, huấn luyện dã ngoại, huấn
luyện nguỵ trang, nghi binh, nâng cao khả năng cơ động, sức dẻo dai, tác chiến
liên tục trong mọi điều kiện, chú trọng tổ chức diễn tập hiệp đồng giữa các lực
lượng.
Từng bước giải quyết các nhu cầu về vũ khí trang bị cho lực lượng vũ
trang nhân dân ngày càng hiện đại. Phương hướng trang bị vũ khí cho lực lượng
vũ trang nhân dân ngày nay là kết hợp vũ khí hiện đại, tương đối hiện đại và cả
vũ khí thô sơ trong cơ cấu trang bị của lực lượng vũ trang nhân dân. Phải tận
dụng và cải tiến, phát huy những vũ khí trang bị hiện có đi đôi với không ngừng
nâng cao trình độ hiện đại hoá vũ khí trang bị của lực lượng vũ trang nhân dân
phù hợp với điều kiện và khả năng của đất nước và xu hướng phát triển của nền
khoa học, kỹ thuật quân sự hiện đại trên thế giới.
Bảo đảm tốt hậu cần, kỹ thuật và tài chính, chăm lo đời sống vật chất tinh
thần của bộ đội và chính sách hậu phương quân đội. Tiếp tục hoàn thiện phương


14

thức bảo đảm hậu cần, kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân phù hợp với cơ
chế quản lý kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo phương châm
“cần kiệm, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, hết lòng phục vụ bộ đội”.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ – môi trường quân sự
phục vụ cho xây dựng, chiến đấu của Quân đội và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Tiếp

tục xây dựng và phát triển hoàn chỉnh nền khoa học quân sự Việt Nam trong sự
nghiệp giữ nước, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân trong điều kiện hoàn cảnh mới. Nền khoa học quân sự Việt Nam thời kỳ
mới tiếp tục được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở nền khoa học, công nghệ
hiện đại, trên cơ sở khoa học quân sự truyền thống Việt Nam và tiếp thu những
tinh hoa khoa học quân sự tiên tiến của thế giới.
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên hùng hậu, rộng
khắp. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở địa phương trong huy động xây
dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ là một quan điểm có tính nguyên
tắc trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân. Sức mạnh tổng hợp đó là sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành
quản lý của chính quyền, sự phối hợp hiệp đồng giữa các đơn vị Quân đội, ban
chỉ huy quân sự với các ban ngành trong hệ thống chính trị và sự làm chủ của
nhân dân trong huy động, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ.
Để xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của tình
hình mới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu là:
Một là, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân, toàn bộ hệ thống
chính trị, thường xuyên chăm lo xây dựng quân đội. Giáo dục, quán triệt thường
xuyên mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, bồi dưỡng lòng yêu nước và
lý tưởng XHCN, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân, chiến tranh
nhân dân làm cho mọi công dân nhận thức sâu sắc nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an
ninh, nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân trong thời bình và thời chiến. Tăng
cường giáo dục pháp luật quốc phòng, an ninh, luật bảo vệ tổ quốc… xây dựng ý
thực thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đối với sự nghiệp QP-AN và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng quân đội toàn diện về mọi mặt, cả tinh thần và vật chất. Trước hết phải


15

xây dựng quân đội nhân dân về chính trị, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với

Đảng, Nhà nước và nhân dân, chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì
CNXH, lòng yêu nước, gắn bó mật thiết với nhân dân, ý thức cảnh giác cách
mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hoạt động chống phá của kẻ thù, trước
mắt đánh bại âm mưu và thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Đảng lãnh đạo
quân đội theo nguyên tắc tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, không chia sẻ quyền
lãnh đạo ấy cho bất kỳ tổ chức chính trị nào khác. Đảng lãnh đạo lục lượng vũ
tranh thông qua cơ chế thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống tổ chức đảng,
cơ quan chính trị, cán bộ chính trị trong quân đội. Quán triệt sâu sắc đến toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi
mặt đối quân đội nhân dân và sự nghiệp quốc phòng.
Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 51/ NQ-TW của Bộ Chính trị về việc
tiếp tục thực hiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy
gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt
Nam và Nghị quyết 513 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương. Đổi mới nội dung,
phương pháp, tác phong CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bảo đảm
cho Đảng lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt đối với lực quân đội trong mọi tình
huống. Kiên quyết đập tan mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch về “phi
chính trị hoá quân đội” các quân đội nhân dân của ta. Thường xuyên quan tâm xây
dựng tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về xây dựng quân
đội. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, mọi quyết định của Đảng đối
với quân đội nhân dân phải được thể chế hoá thành luật mới có giá trị pháp lý để
thống nhất nhận thức tư tưởng và bắt buộc mọi công dân, mọi tổ chức chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội chấp hành. Đó cũng là cơ sở pháp lý để phát huy hiệu lực
quản lý nhà nước đối với quân đội nhân dân, bảo đảm giữ vững và tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, phát huy được vai trò của của cả hệ thống chính trị, của toàn
dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quân đội.
Kịp thời thể chế hoá các chủ trương chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc



16

phòng toàn dân, xây dựng quân đội, trước hết là luật về ngân sách, về nhân lực,
về công nghiệp quốc phòng, về các cơ chế chuẩn bị và tiến hành động viên, về
kết hợp kinh tế với quốc phòng… Thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao chất
lượng các cơ quan và cán bộ chuyên trách về quốc phòng, xây dựng quân đội từ
Trung ương đến địa phương. Tiến hành mạnh mẽ và thường xuyên hơn nữa việc
tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng bằng nhiều biện pháp, hình thức
và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra, khen thưởng kịp thời những cá
nhân, tập thể có thành tích; sử phạt nghiêm minh, kịp thời, chính xác đối với những
cá nhân, tập thể vi phạm luật pháp.
Bốn là, xây dựng quân đội phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Mục tiêu lâu dài của CNH, HĐH ở nước ta là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ tiên tiến, tạo ra lực lượng
sản xuất hiện đại. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, cuộc đấu tranh giai cấp
vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình thức mới. Nội dung chủ yếu của cuộc
đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường: con đường tư bản chủ nghĩa và con
đường XHCN là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN.
Cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, quân đội cùng ngày càng được phát
triển hiện đại. Do vậy, phải tận dụng thời cơ có lợi, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức với các bước đi thích hợp. Trong đó quan trọng nhất là phát huy
cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, bảo đảm CNH, HĐH theo đúng
định hướng XHCN, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển KT-XH với tăng cường
QP-AN trong quá trình CNH, HĐH. Trong quá trình CNH, HĐH phải tích cực xây
dựng nền công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại hoá. Đồng thời có kế hoạch
động viên công nghiệp và động viên nền kinh tế khi có tình huống chiến tranh xảy ra.
Quân đội phải tập trung bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi
để công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công. Đồng thời tích cực tham gia có hiệu quả

vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tận dụng kết quả của CNH, HĐH để xây
dựng quân đội và nâng cao kiến thức và năng lực toàn diện trong quản lý và sử dụng có


17

hiệu quả các loại vũ khí và phương tiện được trang bị; mặt khác, các xí nghiệp quốc
phòng và tổ chức làm kinh tế của quân đội phải nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả, góp phần tích cực phát triển KT-XH của đất nước. Chống mọi khuynh hướng tách
rời hoặc thiếu sự kết hợp chặt chẽ xây dựng quân đội với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Tóm lại, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là
nhiệm vụ quan trọng, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sức mạnh quốc
phòng của đất nước. Vì vậy, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa số và chất lượng, giữa con người và vũ khí, trang bị, giữa xây dựng
lực lượng và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, giữa quốc phòng với an ninh, giữa
phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quân sự… Trong đó, cần quán triệt
sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, đặc biệt chú trọng tăng
cường bản chất giai cấp công nhân, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội,
nâng cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, chủ động làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch./.



×