Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện kiến thụy thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

ĐỖ XUÂN KHƯƠNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG CƠ GIỚI HOÁ TRONG
SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN THỤY
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

ĐỖ XUÂN KHƯƠNG



GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG CƠ GIỚI HOÁ TRONG
SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN THỤY
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ

: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn,các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Xuân Khương


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều
cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn và Bộ môn Phân tích định lượng, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Ngô Thị Thuận đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các ban ngành của thành phố Hải Phòng,
huyện Kiến Thụy đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Xuân Khương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài


1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu


3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

5

2.1

Cơ sở lý luận của đề tài

5

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

5

2.1.2 Ý nghĩa cơ giới hóa trong sản xuất lúa

6

2.1.3 Nội dung cơ giới hóa trong sản xuất lúa

7

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa


12

2.1.5 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ giói hóa trong
sản xuất lúa
2.2

13

Thực tiễn áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 18

2.2.1 Kinh nghiệm áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở một số nước
trên thế giới

18

2.2.2 Kinh nghiệm cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại Việt Nam

28

2.2.3 Bài học từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam

34

2.3

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


35

Page iii


2.3.1 Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững

35

2.3.2 Chiến lược quốc gia sau thu hoạch lúa, ngô, đậu tương và lạc đến năm 2020

35

2.3.3 Làm thế nào để ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp một
cách hiệu quả ở ĐBSCL

36

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

38

Đặc điểm cơ bản huyện Kiến Thụy

38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên


38

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

41

3.2

48

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Khung phân tích

48

3.2.2 Phương pháp chọn điểm khảo sát

49

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

50

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

50

3.2.5 Phương pháp phân tích


50

3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

51

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

53

4.1

Thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện
Kiến Thụy

53

4.1.1 Tổng quan về sản xuất lúa ở huyện Kiến Thụy

53

4.1.2 Thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa huyện Kiến Thụy

57

4.1.3 Đánh giá kết quả áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa huyện Kiến Thụy

66

4.1.4 Nhược điểm của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa

bàn huyện Kiến Thụy
4.2

75

Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất trên địa
bàn huyện Kiến Thụy

79

4.2.1 Địa hình canh tác lúa

80

4.2.2 Khí hậu và thời tiết

82

4.2.3 Số lượng và chất lượng lao động trong canh tác lúa

82

4.2.4 Sự liên kết trong sản xuất lúa

84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv



4.2.5 Vốn đầu tư

86

4.2.6 Hiệu quả đầu tư dịch vụ cơ giới

87

4.2.7 Tập quán sản xuất

90

4.3

Giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa
bàn huyện Kiến Thụy

91

4.3.1 Căn cứ đề xuất

91

4.3.2 Các giải pháp cụ thể

93

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


103

5.1

Kết luận

103

5.2

Kiến nghị

104

5.2.1 Đối với Nhà nước

104

5.2.2 Đối với huyện Kiến Thụy

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BQ

Bình quân

BQLĐ

: Bình quân lao động

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CC

: Cơ cấu

ĐVT

: Đơn vị tính

GĐLH

: Gặt đập liên hoàn


HTX

: Hợp tác xã



: Lao động

NHNN

: Ngân hàng nông nghiệp

NN

: Nông nghiệp

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn



: Quyết định

SL

: Sản lượng

UBND


: Ủy ban nhân dân

XD

: Xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Tỷ lệ % các nguồn động lực khác nhau trong nông nghiệp Ấn Độ
thay đổi qua các năm

25

3.1

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Kiến Thụy năm 2012 – 2014

40


3.2

Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyện Kiến Thụy năm 2012 – 2014

43

3.3

Tình hình dân số - lao động huyện Kiến Thụy qua các năm 2012 – 2014

47

3.4

Diện tích đất, dân số của ba xã chọn năm 2014

49

4.1

Sản xuất lúa huyện Kiến Thụy qua các năm

53

4.2

Số lượng máy cơ giới được áp dụng trong sản xuất lúa tại huyện
Kiến Thụy tính đến thời điểm cuối năm 2014

4.3


61

Số lượng máy cơ giới được áp dụng trong sản xuất lúa tại 3 xã đến
thời điểm cuối năm 2014

4.4

63

Diện tích gieo trồng cơ giới hóa các khâu sản xuất lúa huyện Kiến
Thụy năm 2014

65

4.5

Một số chỉ tiêu thực hiện sản xuất lúa tập trung của huyện Kiến Thụy

67

4.6

So sánh năng suất lao động trong các hình thức gieo cấy lúa

68

4.7

Chi phí gieo cấy


71

4.8

So sánh chi phí đoạn thu hoạch

72

4.9

Ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch đến tổn thất thu hoạch

73

4.10

Năng suất lúa đối với các loại hình sản xuất lúa khác nhau

74

4.11

Đánh giá tổng hợp hiệu quả cơ giới

75

4.12

Tổn thất trong sản xuất lúa


78

4.13

Yếu tổ ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong sản xuất lúa huyện Kiến Thụy

80

4.14

Số lượng lao động tại các hộ điều tra

83

4.15

Chi phí và tình hình hoạt động của máy GĐLH DC60

87

4.16

Hiệu quả đầu tư máy GĐLH CD60

89

4.17

Phân tích ma trận SWOT


92

4.18

Định hướng cơ giới hóa đến năm 2015, 2020

93

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, trong
đó hội nhập lĩnh vực nông nghiệp được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Quá trình hội nhập vấn đề nâng cao được chất lượng và khả năng cạnh tranh của
các sản phẩm trong đó có nông sản là bài toán khó khăn. Trong những năm qua
Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy quá trình hội nhập và nhận
thấy vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp là yếu tố tác động trực tiếp việc nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, không chỉ thế cơ giới hoá nông nghiệp đã góp
phần thay đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, tăng thu nhập đáng kể cho dân cư
nông thôn. Hơn thế nữa, cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần thực hiện chủ
trương Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Thành phố Hải Phòng được Bộ Chính trị xác định là địa phương đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành thành phố công
nghiệp văn minh hiện đại trước năm 2020. Vì vậy, ngay sau khi Trung ương

Đảng ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 15/8/2009 về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân, thành phố Hải Phòng là địa phương đi đầu áp dụng cơ giới hóa
vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ cơ giới hóa đến năm 2010 khâu làm đất đạt 85%,
say sát đạt 100%, vận chuyển đạt 50%, tưới tiêu đạt 85% và với 3300 máy tuốt
lúa (Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, 2012). Giai đoạn 2011-2015, thành
phố tiếp tục tập trung hiện đại hóa các khâu trong sản xuất, quan tâm đến các
khâu gieo cấy, bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản bằng phương tiện máy có
công suất cao hơn, hiện đại hơn và thay dần phương tiện lạc hậu. Đến nay, tất cả
các địa phương đã có mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa từ gieo cấy
đến thu hoạch, vận chuyển; đặc biệt có xã đã áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong
tất cả các khâu trong sản xuất lúa.
Trong những năm qua, huyện Kiến Thụy là điển hình trong sản xuất nông
nghiệp thành phố, triển khai thành công nhiều mô hình cánh đồng mẫu lớn, cơ giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


hóa đồng bộ, cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao gắn với tiêu thụ, hợp tác
xã hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, huyện có truyền thống trong sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt trong công tác chỉ đạo sản xuất và tư duy phát triển nông nghiệp
tiên tiến. Cả hệ thống chính trị huyện Kiến Thụy đã vào cuộc thực hiện nhiều giải
pháp để thức đẩy việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội nâng cao thu nhập cho người dân,
tăng năng suất lúa để hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội được thành phố giao
hàng năm, hơn nữa để đạt được mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày
25/11/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy khóa XIII “Về xây dựng và phát triển
huyện Kiến Thụy đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
Khoảng thời gian đến năm 2020 không còn dài, huyện Kiến Thụy cũng

như các địa phương khác đang chịu chung sức ép cùng thành phố hoàn thành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2020; trong đó công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nói chung và cơ giới hóa trong sản xuất lúa nói riêng là yêu
cầu tất yếu của quá trình. Theo định hướng của Ủy ban nhân dân thành phố về
phát triển kinh tế xã hội huyện Kiến Thụy, vẫn lấy nông nghiệp là mục tiêu phát
triển trung tâm. Vì vậy, việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa là
cấp thiết.
Tuy nhiên, cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Kiến Thụy còn gặp
nhiều khó khăn như tiến độ dồn điền đổi thửa còn chậm, chưa triệt để; kinh phí
đầu tư máy lớn đối cá nhân; lúng túng trong việc thành lập tổ cơ giới hóa; hợp
đồng thực hiện dịch vụ cơ giới hóa chưa chặt chẽ; chưa nghiên cứu sâu, bài bản
về cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Kiến Thụy. Vì vậy tôi chọn
nghiên cứu đề tài “Giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa
trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa và đề ra những giải
pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện
huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất lúa nói riêng;
- Đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Kiến
Thụy những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ứng dụng cơ giới hóa trong sản

xuất lúa trên địa bàn huyện Kiến Thụy;
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa trong sản
xuất lúa trên địa bàn huyện Kiến Thụy trong các năm tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa gồm những nội dung nào?
(2) Hộ, diện tích lúa áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Kiến Thụy?
(3) Kết quả kinh tế - xã hội của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
lúa trên địa bàn huyện Kiến Thụy như thế nào?
(4) Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển cơ giới hóa trong sản
xuất lúa của Đảng và Nhà nước được áp dụng trên địa bàn huyện Kiến Thụy như
thế nào?
(5) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việp áp dụng cơ giới hóa trong sản
xuất lúa?
(6) Giải pháp nào để đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Kiến Thụy trong những năm tiếp theo?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn
về các hoạt động cơ giới hóa trong sản xuất lúa, cụ thể như sau:
- Các hộ nông dân sản xuất lúa, chủ máy nông nghiệp, tổ hợp tác dịch vụ,
hợp tác xã nông nghiệp.
- Các tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ (Trung tâm Khuyến
nông và Khuyến ngư...).
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ giới hóa trong sản xuất lúa,
kinh nghiệm cơ giới hóa trong sản xuất lúa một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3



1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Về nội dung
Nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Kiến Thụy, các chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ giới hóa trong sản
xuất lúa, kinh nghiệm cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam,
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa, các
giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
tại huyện Kiến Thụy.
b) Về không gian
- Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
- Khảo sát nội dung nghiên cứu chuyên sâu tại xã Đoàn Xá, Tân Trào,
Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuy.
c) Về thời gian
- Dự liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập, thống kê từ năm
2012 - 2014;
- Dự liệu sơ cấp sẽ khảo sát ở năm 2014 - 2015;
- Các giải pháp đề xuất đến năm 2020.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Sản xuất: Sản xuất là quá trình kết hợp các nguồn lực để tạo ra một số hàng hóa hay
dịch vụ có giá trị. (Nguyễn Đức Minh, 2010)
* Sản xuất lúa: Hoạt động sản xuất nông nghiệp là những tác động của con người lên

các đối tượng thiên nhiên (cây trồng, đất đai...) để tạo ra các sản phẩm (nông sản) nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của mình. Những tác động đó của con người nếu như phù hợp
với các quy luật khách quan của thiên nhiên sẽ thúc đẩy sự phát triển của thiên nhiên và
tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho con người. (Đường Hồng Dật,1997)
Trong sản xuất lúa thì các yếu tố đầu vào (giống lúa, đất đai…) và sản phẩn
nông sản là gạo, như vậy sản xuất lúa được hiển là quá trình kết hợp giữa các yếu tố đầu
vào và sử dụng phương tiện sản xuất, biện pháp kỹ thuật theo quy trình nhất định để sản
xuất ra sản phẩm gạo để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, trao đổi của con người.
* Cơ giới hóa trong nông nghiệp
Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơ
giới, lao động của người và gia súc bằng công cụ cơ giới, thay thế phương pháp sản
xuất lạc hậu bằng các phương pháp khoa học.
Cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình sử dụng máy móc vào sản xuất nông
nghiệp thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc súc vật nhằm tăng năng suất
lao động và giảm nhẹ cường độ lao động. Cơ giới hóa nông nghiệp có các mức độ
khác nhau từ cơ giới hóa từng công việc riêng lẽ (cày đất, gieo hạt, đập lúa) đến việc
cơ giới hóa liên hoàn đồng bộ một quy trình sản xuất một cây trồng, một vật nuôi,
một sản phẩm nông nghiệp (Từ điển Bách Khoa Nông Nghiệp, 1991).
* Cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa là quá trình sử dụng máy móc thay thế sức
lao động của con người hay súc vật là quá trình tất yếu trong sản xuất, nhằm
giảm dần sức lao động trong các khâu sản xuất lúa, góp phần tăng năng suất,
giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập của người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


Mức độ phát triển cơ giới hóa được chia thành hai giai đoạn khác nhau, cơ
giới hóa có sự tham gia của con người, đến giai đoạn phát triển cao hơn con người

chỉ hỗ trợ gián tiếp thông qua việc điều khiển từ xa hoặc máy móc được lập trình tự
hoạt động còn gọi là tự động hóa. Tự động hóa đã được các nước có nền nông
nghiệp phát triển nhưng tự động hóa trong sản xuất lúa chưa được nhắc đến.
Giai đoạn đầu của cơ giới hóa cũng có bước thay đổi khác nhau từ cơ giới
hóa từng bộ phận như thực hiện các công đoạn thu hoạch máy gặt, máy phụt lúa;
tiến thêm được thực hiện bởi một thiết bị máy GĐLH. Hiện nay, cơ giới hóa đã
tham gia hầu hết các khâu sản xuất lúa từ gieo hạt, cấy, làm đất, tưới tiêu, chăm
sóc, thu hoạch và vận chuyển, say xát, nói chung là cơ giới hóa tổng hợp các
khâu sản xuất lúa nhưng với tỉ lệ khác nhau. Trong từng giai đoạn phát triển sức
lao động của con người hay súc vật được giảm dần và thay vào đó là máy móc;
các địa phương nước ta đã và đang áp dụng mô hình cơ giới hóa tổng hợp trong
sản xuất lúa và đã đạt được những kết quả rất khả quan. (Phan Hữu Hiền, 2008)
2.1.2. Ý nghĩa cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa tạo đột phá trong sản xuất và thay đổi tư
duy sản xuất, phương thức sản xuất với ý nghĩa chính như sau:
Cơ giới hóa là bước tiến trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chủ trương
công nghiệp hóa hiện đại hóa và hiện nay, mô hình sử dụng máy móc tham gia
thực hiện các khâu trong sản xuất lúa đang được áp dụng tại nhiều địa phương.
Cơ giới hóa đã giải phóng phần lớn sức lao động, góp phần chuyển dịch
cơ cấu lao động; đồng thời làm tăng đáng kể năng suất lao động nông nghiệp và
nâng cao trình độ kỹ thuật của người lao động.
Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh tế và giảm cường độ nặng nhọc cho
nông dân từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động; tạo điều kiện mở
rộng diện tích canh tác và đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn, tiết kiệm giống,
phân bón, nước….(Lê Văn Bảnh, 2012)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6



2.1.3 Nội dung cơ giới hóa trong sản xuất lúa
2.1.3.1 Làm đất bằng máy
Hiện nay, máy làm đất có ba loại chủ yếu là máy cày, máy bừa (máy lồng)
và máy san phẳng đồng ruộng, như vậy, khâu làm đất trong sản xuất lúa đã được
cơ giơi hóa.
Khâu làm đất là khâu nặng nhọc nhất nên con người đã sử dụng sức kéo
của súc vận để hỗ trợ thực hiện và cho năng suất làm đất cao nhất, ngoài ra còn
sử dụng sức người 100% như cuốc. Như vậy, làm đất bằng máy là việc sử dụng
máy móc thay thế sức lao động của súc vật và giảm sức lao động của con người
hoặc thay thế, qua đó tác động lên mặt ruộng nhằm tạo ra đồng ruộng để con người
dễ dàng thực hiện việc gieo cấy, thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.
Cơ giới hóa khâu làm đất đã cho thấy hiệu quả: Nâng cao năng suất lao
động, giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động và chất lượng làm đất cao hơn
hẳn so với làm thủ công.
Trước khi thực hiện việc gieo hoặc cấy người dân thường dùng tay hoặc
công cụ khác nhằm san phẳng đồng ruộng, đến thời điểm hiện nay gần như tất cả
các địa phương vẫn thực hiện biện pháp này và coi nhẹ khâu làm đất này nên
việc đưa máy móc thay thế sức lao động chưa được quan tâm.
San phẳng tạo tính thẩm mỹ cho đồng ruộng, mặt phẳng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc chăm sóc, giữ đều nước và tiết kiệm nước, lượng phân bón
được giải đều. Xác định được tầm quan trọng củ công đọa san phẳng đồng ruộng
và mục tiêu thay thế sức lao động ở khâu này, thiết bị san phẳng mặt ruộng điều
khiển bằng laser. Tuy nhiên, chi phí đầu tư thiết bị này không phù hợp với sản
xuất nhỏ, lẻ do chi phí ban đầu khá lớn và thiết bị này thực sự phát huy được hiệu
quả với đồng ruộng có diện tích lớn.
2.1.3.2 Hệ thống tưới tiêu
Trước đây, tưới tiêu được sử dụng bằng biện pháp thủ công do con người
thực hiện là chính hoặc lấy theo con nước nên việc chủ động trong sản xuất là
khó khăn và nước phục vụ sản xuất lúa luôn được đạt lên hàng đầu và quyết định

được mất trong sản xuất lúa. Đến nay, để giảm bớt sự ảnh hưởng của nước đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


sản xuất lúa và thay thế sức lao động của con người thì hệ thống thủy lợi, thiết bị
tưới tiêu được ứng dựng rộng rãi.
Hệ thống thủy lợi hiện nay cơ bản đã được chủ động được nước tưới nên
đã đáp ứng kịp thời phục vụ khâu làm đất, tạo thuận lợi cho việc áp dụng hệ
thống máy móc vào sản xuất; đồng thời, thực hiện khâu tiêu thoát nước trong
thời điểm mưa, úng lụt.
Hệ thống tưới tiêu của nước ta cũng như các nước có sản xuất nông
nghiệp khác là công trình do con người tạo ra phục vụ cho mục tiêu con người và
có sự thay đổi và phát triển theo từng thời kỳ phát triển của sản xuất lúa nói
riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung. Hệ thống tưới tiêu, không chỉ cung cấp đủ
nước cho khâu làm đất, còn điều hòa nước theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của cây lúa và ngăn nước để phục vụ thu hoạch.
Hệ thống cấp nước chủ động đã là phổ biến, việc điều hành tưới tiêu được
tập trung và việc điều hành chỉ đạo sản xuất có hiệu quả hơn thông quan việc
điều tiết nước. Hệ thống thủy lợi đảm bảo, trạm bơm có công suất phù hợp với
diện tích vùng sản xuất nên người dân không phải tham gia tưới như trước bằng
các phương tiện thủ công như gầu sòng, gầu dây.
Hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất lúa được nhiều địa phương
quan tâm đầu tư cứng hóa hoặc bê tông hóa để nâng cao hiệu quả cấp nước.
2.1.3.3 Sử dụng máy móc quá trình gieo, cấy
Gieo cấy theo phương thức truyền thống vẫn được các hộ nông dân áp
dung rộng rãi, qua nhiều năm việc cơ giới hóa chưa thực hiện khâu này. Tuy
công đoạn này tốn thời gian nhưng không cần nhiều lao động nên các hộ vẫn tự
thực hiện, vì theo tư duy lấy công làm lãi trong sản xuất nông nghiệp, các khâu:

xử lý hạt giống, ngâm ủ, làm đất gieo mạ, gieo, chăm sóc, nhổ và tiến hành cấy.
Các giai đoạn trên thì cấy cần sử dụng nhiều công lao động nên cơ giới hóa đã
chủ trọng khâu này. Hình thức gieo cấy hiện nay, gieo vãi, gieo xạ, tại các tỉnh
thành trên cả nước đang áp dụng phương pháp gieo mạ trong khay và cấy bằng
máy, đây là một giải pháp mới cho việc cơ giới hoá nông nghiệp ở nông thôn. Mạ
dùng cho máy cấy đòi hỏi phải sản xuất theo phương pháp mạ thảm trên khay
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


hoặc trên ruộng có trải bạt ni-lông, có thể cắt theo kích thước của khay đựng mạ;
đối với Hải Phòng thì mạ khay được gieo bằng máy gieo hạt tự động, được chăm
sóc theo quy trình kỹ thuật chuẩn sau đó được bán hoặc chuyển giao cho các hộ
tự chăm sóc.
Sử dụng máy gieo mạ khay thay cho việc gieo mạ thủ công; máy cấy lúa
dần được áp dụng đại trà. Việc thay thế bằng máy đã tạo ra năng suất lao động
cao, thao tác đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. Không chỉ tiết kiệm chi phí
trong sản xuất, đem lại lợi ích lớn hơn là dùng máy cấy lúa rất tiện lợi cho
việc gieo trồng xuống giống đồng loạt trên những cánh đồng mẫu lớn. Từ đó, có
thể hạn chế được sâu bệnh gây hại, góp phần giảm chi phí và công chăm sóc.
Hiệu quả và tính ưu việt của sản xuất lúa theo phương pháp sản xuất mạ khay và
cấy lúa bằng máy rất rõ rệt, góp phần giảm chi phí sản xuất, giải phóng sức lao
động trong nông nghiệp.
2.1.3.4 Áp dụng máy móc sục bùn, phun thuốc bảo vệ thực vật
Khâu chăm sóc được thực hiện trong cả quá trình canh tác, bao gồm các
việc như bảo vệ thực vật, làm cỏ, bón phân và sục bùn. Công việc thì manh mún,
tốt ít thời gian nhưng nhắc lại nhiều lần và nếu áp dụng cơ giới hóa các khâu như
sục bùn, bón phân và làm cỏ thực sự không phù hợp với sản xuất nhỏ lẻ và nhiều
chủng loại giống như hiện nay của miền Bắc. Hiện nay, việc phun thuốc bảo vệ

thực vật đã được cơ giới hóa bằng bình phun có gắn động cơ hoặc máy phun
thuốc nhưng máy phun thuốc không được bà con hưởng ứng sử dụng do chi phí
lớn so hộ gia đình, hiệu quả sử dụng không cao. Thời gian làm cỏ giảm do sử
dụng thuốc trừ cỏ nhưng nhược điểm là như trước đây việc làm cỏ kết hợp sục
bin thì nay việc sục bùn ngần như bị bỏ qua; trong khi đó sục bùn là biên pháp kỹ
thuật quan trọng cho cây lúa, tạo bộ rễ khỏe giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát
triển mạnh.
2.1.3.5 Thu hoạch lúa bằng máy
Theo quan điểm nhiều nước trên thế giới sản xuất nông nghiệp, chia thành
hai công đoạn: Trước thu hoạch và sau thu hoạch và họ thống nhất rằng công
đoạn sau thu hoạch bắt đầu từ sản phẩm ăn được tách khỏi cây trồng vốn đã sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


sinh ra sản phẩm đó do hành động có chủ tâm của con người với ý định bắt đầu
từ sản phẩm này và đưa vào bữa ăn. Công đoạn sau thu hoạch bao gồm: Thu
hoạch, các hoạt động trước bảo quản (sơ chế, tuốt, phơi, làm sạch, bảo quản, xay
xát…), bảo quản, vận chuyển, thương mại và tiêu dùng. Đề tài này, chúng tôi
không đặt vấn đề rộng như vậy, căn cứ tình hình thực tế địa bàn nghiên cứu và
tập quán canh tác vùng miền, việc thu hoạch chỉ dừng lại việc cắt, ra hạt, làm
sạch, vận chuyển, phơi và cất giữ, không đề cập đến việc thương mại và chế biến.
Hiện nay, gần như tất cả các công đoạn trên đã được cơ giới hóa và nhiều
máy đã đảm nhận được nhiều công đoạn.
Trước đây, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế chính và lao động sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao thì phương pháp cắt lúa thủ công được áp dụng
rộng rãi tất cả các địa phương, do dư thừa lao động nên người nông dân chưa có
nhu cầu thu hoạch bằng máy và hiện nay, cắt lúa thủ công vẫn tồn tại với tỷ lệ
cao. Phương pháp cắt thủ công này với ưu điểm lớn nhất là giải quyết được lao

động nông thôn do thu hoạch 1 sào cần 1 công lao động. Nhưng khi các ngành
kinh tế khác phát triển, lao động nông thôn chuyển sang các lĩnh vực khác thì lao
động nông thôn thiếu và có khi trầm trọng dẫn đến tình trạng bỏ ruộng, cùng sự
phát triển của khoa học kỹ thuật thì cắt lúa bằng tay đã được thay thế một phần
sang cắt bằng máy xếp hàng. Cắt bằng máy xếp hàng có nhược điểm như chỉ cắt
được lúa đứng, tổn thất thu hoạch cao nên được chuyển sang sử dụng máy
GĐLH và hiện nay máy GĐLH là ưu tiên khuyến khích sử dụng trên toàn quốc
và các địa phương cũng có chính sách cụ thể để thực hiện việc này.
Thu gom, vận chuyển: Hiện tại việc thu gom sau cắt lúa vẫn là hình thức
phổ biến tại miền Bắc khi tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch bằng máy GĐLH còn
thấp. Vận chuyển địa chia thành hai khoảng thời gian khác nhau và xen giữa là
công đoạn gia hạt bằng máy; trước đây, việc vận chuyển trước khi ra hạt chủ yếu
sử dụng sức người (gánh, vác, thuyền) ở miền Bắc, Trung và miền ĐBSCL còn
thêm ghe, nam. Hiện nay, miền Bắc với việc đầu tư cứng hóa đường nội đồng thì
phương tiện vận chuyển đa dạng hơn hoặc máy ra hạt có thể ra tận đồng và người
dân chỉ việc vận chuyển thóc về nhà. Nhưng nhận thấy, thu hoạch lúa có nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


công đoạn tốn nhiều lao động thì việc áp dụng máy GĐLH là giải pháp thực sự
hiệu quả, vì đã thay sức lao động tất cả các khâu gặt, thu gom và ra hạt, trước đây
ta dùng máy tuốt, phụt để ra hạt.
Ra hạt và làm sạch: Hiện nay thì hai công đoạn này đã được xử lý bằng
máy GĐLH nhưng trước đây thì đây là hai công đoạn hoàn toàn khác nhau và cơ
sự tham gia của lao động thủ công.
Phơi, sấy: Đối với miền Bắc thì khâu phơi vẫn sử dụng lao động thủ công
và phụ thuộc vào thời tiết là chính; đối với ĐBSCL thì sử dụng sấy là chủ yếu.
Nếu phơi có ưu điểm không tốn nhiều chi phí nhưng lại không chủ động được độ

ẩm, nhiệt độ nên ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.
Hiện nay, thu hoạch lúa được thực hiện bởi hai hình thức chính là thu
hoạch nhiều giai đoạn và thu hoạch một giai đoạn mà phần trên đề cập là cơ giới
hóa tổng hợp.
Thu hoạch nhiều giai đoạn, bao gồm: Gặt, thu gom, vận chuyển, ra hạt,
làm sạch và công đoạn khác, nếu trước đây tất cả các giai đoạn này làm bằng thủ
công với sức người là chính thì nay từng công đoạn được thay thế bằng máy.
Hình thức thực hiện thủ công được sử dụng từ thời kỳ sơ khai sản xuất lúa và nay
nước ta vẫn còn tồn tại ở những tỉnh miền núi và địa phương đặc biệt khó khăn.
Hiện nay, một số công đoạn được cơ giới hóa hay gọi bán cơ giới hóa
trong thu hoạch lúa thì đây là phương pháp thu hoạch chính hiện nay ở các tỉnh
miền Bắc với hình thức cụ thể như sau: Phương án 1. Thủ công các công đoạn
gặt, thu gom và làm sạch, còn lại ra hạt bằng máy tuốt hạt hoặc máy phụt;
phương án 2. Thu gom, làm sạch bằng thủ công, gặt bằng máy xếp hàng.
Thu hoạch một giai đoạn là việc sử dụng máy GĐLH thay thế sức lao
động con người các giai đoạn gặt, thu gom, ra hạt và làm sạch.
Máy GĐLH với nhiều chức năng như vậy nên cấu tạo của máy rất phức
tạp, việc di chuyển trên địa hình không được thuận lợi (như mặt ruộng thường
khi sình lầy, mặt đồng ít khi được bằng phẳng, qua nhiều bờ lô, kênh rạch, v.v...),
thao tác gặt lúa, vận chuyển lúa mớ lên cho vào bộ phận đập, phóng rơm ra, có
sàng làm sạch sơ bộ hạt thóc, cho vào bao hoặc thùng chứa trên máy. Do trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


cùng một lúc máy phải làm nhiều công đoạn phức tạp như vậy trên địa hình khó
khăn (như mặt ruộng sình lầy, ẩm ướt...) nên chất lượng vật liệu và công nghệ
chế tạo máy GĐLH có yêu cầu đạt tiêu chuẩn cao mới đảm bảo máy hoạt động
tốt. Máy GĐLH có những ưu điểm là: thu hoạch 1 giai đoạn, rút ngắn 3 công

đoạn: cắt, thu gom, đập, do vậy tăng năng suất, giảm được công lao động đang
thiếu hụt trong mùa vụ, thu hoạch nhanh, đảm bảo thời vụ. Nhờ rút ngắn 3 công
đoạn trên vào thu hoạch 1 lần ( 3 trong 1) nên có thể giảm được hao hụt lúa lúc thu
hoạch. Tuy vậy, máy này cũng có một số nhược điểm: khó vận hành trên các lô thửa
nhỏ, mặt đồng ẩm ướt lầy thụt, đường giao thông kênh rạch, bờ phân lô nhiều nhiều
hạn chế việc di chuyển của máy, khi gặt ở cánh đồng có thân lúa cao (lúa nếp ở AG)
cũng gặp trỡ ngại khâu đập như trường hợp máy gặt xếp dải. Giá máy GĐLH đạt
tiêu chuẩn còn khá cao (hiện nay máy chế tạo trong nước khoảng 200 triệu đồng,
máy Trung Quốc từ 220 – 250 triệu đồng, máy Nhật trên 500 triệu đồng).
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa
- Các chính sách: Nhìn nhận vai trò cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp,
sản xuất lúa là rất quan trọng, nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. Tuy
nhiên, nhiều chính sách đi vào thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng chưa được
kịp thời điều chỉnh, bổ sung nên hạn chế việc mở rộng áp dụng cơ giới hóa (Phước
Minh Hiệp, 2014).
- Quy hoạch: Hiện tại các địa phương cấp xã đã thực hiện xong quy hoạch
chung xây dựng nông thôn mới; tuy nhiên việc quy hoạch vùng sản xuất không
tập trung, hợp lý sẽ ảnh hưởng đến dồn điền đổi thửa và quy vùng sản xuất để
đầu tư cơ sở hạ tầng (Phước Minh Hiệp, 2014).
- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất: Đường phục vụ sản xuất, diện tích ô
thửa và hệ thống tưới tiêu…không đồng bộ, đầu tư với quy mô không phù hợp sẽ
ngăn cản việc áp dụng máy móc vào sản xuất, do di chuyển khó khăn và chi phí
sản xuất cao. Trong thời gian tới, Nhà nước phải đặc biệt quan tâm đến các chính
sách hỗ trợ các địa phương để đầu tư nâng cấp hạ tầng nội đồng (Phan Hiểu
Hiền, 2008).
- Quá trình, phương pháp và kỹ thuật canh tác: Quy trình canh tác nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12



gần như được chuẩn hóa nhưng từng địa phương có phương pháp thực hiện khác
nhau, có địa phương chưa coi trọng công tác san phẳng mặt đồng nên ảnh hưởng
đến sự tiếp cận cơ giới hóa vào sản xuất lúa (Phan Hiếu Hiền, 2008).
- Điều kiện đồng ruộng: Đây vấn đề điều điện tự nhiên của từng vùng
nhưng ngay chính một vùng thì chân ruộng cũng khác nhau, trong khi đó các
máy mọc làm việc hiệu quả khi ruộng bằng phẳng không sụt lún và nhà cung cấp
máy không thể sản xuất nhiều loại máy có thể đáp ứng điều kiện tường đồng
ruộng khác nhau. Do vậy, địa hình đồng ruộng hay rộng hơn điều kiện đồng
ruộng có ảnh hưởng lớn đến cơ giới hóa (Phước Minh Hiệp, 2014).
- Giống: Ảnh hưởng chính đến khâu thu hoạch, giống lúa khác nhau với
biện pháp chăm sóc, quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau nên thời điểm
lúa chin có giống lúa ít bị đổ, hoặc đổ với tỷ lệ lớn sẽ ảnh hưởng đến việc thu
hoạch bằng máy (Nguyễn Văn Khải, 2013).
- Khí hậu, thủy văn: Sản xuất lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, trong khi
đó máy móc bị hạn chế không thể vận hành hoặc hạn chế rất nhiều và thời điểm
mưa bão. Nhưng chính máy móc sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất lúa tránh được mức độ
ảnh hưởng thời tiết như giảm tỷ lệ mạ chết, thu hoạch nhanh tránh mưa bão (Phước
Minh Hiệp, 2014).
- Trình độ của người dân: Tư duy sản xuất lúa và quan điểm ngại thay đổi
của người dân đã ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa; tư
duy sản xuất nhỏ, lẻ manh mún và ngại thay đổi hình thức sản xuất. Đặc biệt với
máy móc chuyên dụng, được sử dụng trên địa hình không thống nhất, phức tạp
nên người lao động phải được đào tạo để tránh tai nạn đáng tiếc và tăng năng
suất, hiệu quả lao động (Phước Minh Hiệp, 2014).
2.1.5 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ giói hóa trong sản
xuất lúa
* Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 và được sửa
đổi bổ sung tại Quyết định số 2213/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về
việc hỗ trợ vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông

nghiệp và vật liêu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


- Đối tượng: Nhà nước hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn, trung
hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay mua máy móc,
thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng
nhà ở khu vực nông thôn.
- Chủng loại máy được hỗ trợ: Hàng hóa sản xuất trong nước được hỗ trợ
lãi suất bao gồm: Sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản
xuất và chế biến nông nghiệp gồm: các loại động cơ đốt trong (động cơ nhỏ dưới
30 CV, động cơ thủy dưới 80 CV); Máy GĐLH; máy kéo, máy cày, máy xới,
máy làm đất; máy gặt, tuốt lúa, sấy nông sản, xát lúa gạo, bơm nước, phát điện,
máy vò chè, tẽ ngô, gieo hạt….
- Mức hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ mua các sản phẩm máy
móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp, các sản
phẩm vật tư nông nghiệp: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá.
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí hỗ trợ theo các quy định tại Quyết định này
lấy từ nguồn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.
- Phương thức hỗ trợ: Các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện
phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy tính: thời hạn vay được hỗ trợ lãi
suất tối đa là 24 tháng.
- Tổ chức thực hiện:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện hoàn trả số tiền cho các ngân
hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân theo định kỳ hàng
tháng trên cơ sở báo cáo và đề nghị của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ
Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn (bảo đảm

thủ tục đơn giản, thuận tiện và phù hợp với điều kiện hoạt động của các tổ chức,
cá nhân khu vực nông thôn), kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo Thủ tướng
Chính phủ việc thực hiện Quyết định này.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo chính
quyền cấp xã, phường, thị trấn xác nhận đối tượng được vay vốn theo Quyết định
này; Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, chủ động hỗ trợ cho việc mua máy
móc thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


dựng nhà ở nông thôn ngoài chủ trương hỗ trợ tại Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
* Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ
về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị định để đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia là: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa
đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến. Đối với cây lúa, thúc đẩy
nhanh cơ giới hóa sau thu hoạch để giảm thất thoát, đến năm 2020 thực hiện thu
hoạch bằng máy đạt 50%, trong đó khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đạt 80%,
chủ yếu sử dụng Máy GĐLH có tính năng kỹ thuật cao.
* Nghị định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn
thất sau thu hoạch trong nông nghiệp.
Ngày 14/11/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong
nông nghiệp, trong đó:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu,
50% trong năm thứ ba khoản vay (100% giá trị hàng hóa) thương mại đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân mua thiết bị nhằm

giảm tổn thất
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối
với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy,
thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế
tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp, trong đó: Hỗ trợ mức vay tối đa bằng
70% giá trị của dự án; Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn
của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh
doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số
08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 về việc hướng dẫn thực hiện một số
điều của Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam : Hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm
giảm tổn thất trong nông nghiệp.
* Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông.
Theo mục d khoản 1 điều 14 chương IV của Nghị định có nêu rõ: Đối với
các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông
thôn, nghề muối, được hỗ trợ kinh phí để mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị với
mức 100% ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, không quá 75% ở địa bàn trung du
miền núi, bãi ngang và không quá 50% ở địa bàn đồng bằng.
Tại điều 18 chương V của Nghị định cũng quy định ngồn kinh phí thực
hiện các chương trình dự án khuyến nông trong đó có các chương trình dự án về

cơ giới hóa trong sản xuất lúa được cấp từ các nguồn ngân sách của Trung ương,
địa phương và các ngồn tài trợ đóng góp hợp pháp của các nhà tài trợ và các tổ
chức trong và ngoài nước.
* Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất
ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đối với cơ giới hóa nông nghiệp nói chung, trong một số giải pháp chủ
yếu của Quyết định nêu:
Cơ giới hóa là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp. Phấn đấu
đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% năm 2010 lên 95%,
khâu gieo trồng, chăm bón từ 25% lên 70%, khâu thu hoạch từ 30% lên 70%,
khâu chế biến từ 30% lên 80%.
Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất máy động cơ, máy
canh tác phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, diêm nghiệp với giá thành hợp
lý. Mở rộng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng
mẫu lớn, nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


×