BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------
---------
NGHIÊM ĐÌNH HƯƠNG
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------
----------
NGHIÊM ĐÌNH HƯƠNG
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG
HÀ NỘI, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Nghiêm Đình Hương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực
cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân
và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của các thầy, cô giáo bộ môn Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và
phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệpViệt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, giúp
đỡ, tận tình chỉ dẫn củaThầy giáo, GS.TS.Nguyễn Văn Song – Bộ môn Phát triển
nông thôn, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
là người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Ban quản lý các
Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các Khu công nghiệp huyện Yên
Phong và Lãnh đạo, cán bộ các ban ngành thuộc UBND huyện Yên Phong đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ luận
văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện bản luận
văn này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày ...... tháng ..... năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nghiêm Đình Hương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Danh mục viết tắt .................................................................................................. vii
Danh mục bảng .................................................................................................... viii
Danh mục hình và sơ đồ ......................................................................................... ix
PHẦN I MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1
Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1
Mục tiêu chung .......................................................................................... 4
1.2.2
Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 4
1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
13.1
Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
1.3.2
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
1.4
Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 5
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN ........................................................ 6
2.1
Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
2.1.1
Một số khái niệm ....................................................................................... 6
2.1.2
Phân loại đầu tư ....................................................................................... 10
2.1.3
Đặc điểm của đầu tư................................................................................. 12
2.1.4
Vai trò của đầu tư vào các khu công nghiệp ............................................. 14
2.1.5
Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN ..................... 18
2.2
Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 23
2.2.1
Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN một số nước trên thế giới .............. 23
2.2.2
Kinh nghiệm thu hút đầu tư tại một số địa phương của Việt Nam............. 30
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 38
3.1
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 38
3.1.1
Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 38
3.1.2
Điều kiện kinh tế, xã hội .......................................................................... 40
3.2
Khu công nghiệp Yên Phong .................................................................... 43
3.2.1
Vị trí địa lý............................................................................................... 43
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv
3.2.2
Hạ tầng xã hội .......................................................................................... 45
3.3
Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 45
3.3.1
Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 45
3.3.2
Phương pháp phân tích ............................................................................. 48
3.3.3
Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 49
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 51
4.1
Quá trình hình thành và phát triển các KCN huyện Yên Phong ................ 51
4.2
Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp huyện Yên Phong................... 53
4.2.1
Các hoạt động thu hút đầu tư vào các KCN huyện Yên Phong ................. 53
4.2.2
Tình hình đầu tư vốn vào khu công nghiệp Yên Phong ............................ 58
4.2.3
Tình hình sử dụng đất trong các khu công nghiệp .................................... 63
4.2.4
Tình hình thu hút và sử dụng lao động vào các KCN huyện Yên Phong......... 64
4.2.5
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN ............. 67
4.3
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư vào các KCN
huyện Yên Phong .................................................................................... 68
4.3.1
Yếu tố chính sách ..................................................................................... 68
4.3.2
Hệ thống giao thông ................................................................................. 72
4.3.3
Cơ sở hạ tầng trong các KCN huyện Yên Phong ...................................... 74
4.3.4
Lao động và chất lượng lao động ............................................................. 77
4.3.5
Giá cả và chi phí sử dụng các dịch vụ trong KCN .................................... 79
4.3.6
Thủ tục hành chính................................................................................... 80
4.3.7
Một số đánh giá khác ............................................................................... 83
4.4
Đánh giá chung về thu hút đầu tư vào KCN huyện Yên Phong................. 86
4.4.1
Về những ưu điểm.................................................................................... 86
4.4.2
Về một số hạn chế .................................................................................... 87
4.5
Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN huyện Yên Phong ........ 88
4.5.1
Quan điểm định hướng ............................................................................. 88
4.5.2
Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN .......................... 89
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 106
5.1
Kết luận ................................................................................................. 106
5.2
Kiến nghị ............................................................................................... 107
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 108
PHỤ LỤC................................................................ Error! Bookmark not defined.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN
Công nghiệp
CCN
Cụm công nghiệp
CNH
Công nghiệp hóa
CN&XDCB
Công nghiệp và xây dựng cơ bản
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCNĐT
Giấy chứng nhận đầu tư
GCNĐTĐC
Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
HĐH
Hiện đại hóa
HĐND
Hội đồng nhân dân
KCN
Khu công nghiệp
KCNC
Khu công nghệ cao
KCX
Khu chế xuất
SXCN
Sản xuất công nghiệp
THĐT
Thu hút đầu tư
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TNMT
Tài nguyên Môi trường
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
USD
Đô la mỹ
UBND
Ủy ban nhân dân
VAT
Thuế giá trị gia tăng
XDCB
Xây dựng cơ bản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
2.1.
Ưu đãi thuế nhập khẩu tại Thái Lan ............................................................ 26
2.2.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Thái Lan ......................................... 26
3.1.
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong giai đoạn
2012 – 2014 ...................................................................................... 40
3.2.
Tình hình phân bổ đất đai tại huyện Yên Phong năm 2012 - 2014 .................... 41
3.3.
Cơ cấu dân số và lao động huyện Yên Phong.............................................. 42
3.4.
Nội dung và số lượng mẫu điều tra ............................................................. 47
4. 1.
Tổng hợp lũy kế cấp giấy phép đầu tư và vốn đầu tư đăng ký vào các
KCN Yên Phong ......................................................................................... 58
4.2.
Tình hình đầu tư theo quốc gia/lãnh thổ vào KCN Yên Phong .................... 59
4.3.
Tình hình đầu tư theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vào KCN Yên
Phong (tính đến 31/12/2014) ....................................................................... 60
4.4.
Tỷ lệ sử dụng đất ở các KCN ở Yên Phong (đến tháng 5/2015) .................. 63
4.5.
Tình hình thuê đất của các doanh nghiệp chia theo quy mô ......................... 63
4.6.
Danh sách các doanh nghiệp thuê đất với quy mô trên 10ha ....................... 64
4.7.
Tình hình sử dụng lao động ở các KCN huyện Yên Phong ......................... 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
STT
Tên hình/sơ đồ
Trang
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ................ 38
Hình 3.2. Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp Yên Phong II .................................. 44
Hình 4.1. Ý kiến đánh giá của nhà đầu tư và quản lý về hệ thống giao thông ............... 73
Hình 4.2. Ý kiến đánh giá của nhà đầu tư và quản lý về dịch vụ trong KCN .............. 76
Hình 4.3. Ý kiến đánh giá của nhà đầu tư và quản lý về trình độ lao động trong
KCN ........................................................................................................ 78
Hình 4.1. Ý kiến đánh giá của nhà đầu tư và quản lý về giá cả và chi phí đối
với các loại hàng hoá và dịch vụ trong các KCN ...................................... 81
Sơ đồ 4.1. Quá trình giải quyết thủ tục hành chính trước và sau cấp GCNĐT .............. 81
Hình 4. 5. Ý kiến đánh giá của nhà đầu tư và quản lý về các thủ tục hành chính ... 83
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Định hướng phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất đã được đề cập trong
các Nghị quyết của Đảng thời gian gần đây. Chủ trương phát triển khu công nghiệp,
khu chế xuất bền vững và theo chiều sâu được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng XI
năm 2011: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu,
cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm,
nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”. Nghị
quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
cũng đưa ra 10 định hướng lớn xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020,
trong đó có định hướng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế và
nêu rõ: “Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế.
Không lấy đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp mới. Đến năm 2015, giải quyết
cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, mẫu giáo,
trường học, cơ sở khám chữa bệnh... cho lao động các khu công nghiệp. Đến năm
2020, hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu
kinh tế, đặc biệt là các công trình hạ tầng xã hội và xử lý nước thải, rác thải” (Đảng
Cộng Sản Việt Nam, 2014).
Tính đến năm 2014, trên cả nước có 288 khu công nghiệp với tổng diện tích
đất tự nhiên là 80.809 ha. Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế,
Việt Nam đã ban hành luật và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với
nhiều ưu đãi, khuyến khích. Cùng với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là các
chính sách khuyến khích đầu tư trong nước. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư về tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính,… các khu
công nghiệp đã được thành lập trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước (Đức
Nguyễn, 2015).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1
Đến nay, các khu công nghiệp trên cả nước đã thu hút được trên 4.770 dự
án FDI với tổng vốn đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, vốn đầu tư đã thực hiện
đạt 36,2 tỷ USD, bằng 52% vốn đầu tư đã đăng ký; và trên 5.210 dự án đầu tư
trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 464.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện
đạt 250.000 tỷ đồng, bằng 53% tổng vốn đăng ký. Các khu công nghiệp, khu
kinh tế cả nước đã thu hút trên 2,6 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp (Đức
Nguyễn, 2015).
Có thể thấy, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và sự nỗ lực
trong công tác quản lý, điều hành, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp đã đạt được các kết quả tích cực, có đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế trên các phương diện tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất
khẩu, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và tham gia giải quyết một số
vấn đề xã hội. Các các khu công nghiệp trên cả nước đóng góp quan trọng vào quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đưa
nước ta từ nước nghèo, kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình thấp
của thế giới.
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là mảnh đất địa
linh nhân kiệt với nền văn hoá lâu đời, là mảnh đất trù phú nằm trong tam giác tăng
trưởng các tỉnh Miền Bắc Việt Nam. Tính đến nay, Bắc Ninh có 15 Khu công
nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích đất quy hoạch
6.847ha; đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng diện tích 5.961ha, đạt
87,06% (5.961ha/6.847ha); cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng, tổng vốn đầu tư triệu USD. Trong đó, có 08 Khu công nghiệp đi vào
hoạt động với diện tích quy hoạch 2.654,12ha, diện tích đất công nghiệp dành để
cho thuê 1.810,57ha, vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 909,83 triệu USD, vốn đầu tư thực
hiện 314,84 triệu USD; cho thuê 1.278,7ha đất công nghiệp; tỷ lệ lấp đầy trên diện
tích đất quy hoạch đạt 70,6% (1.278,7ha/ 1.810.57ha), tỷ lệ lấp đầy trên diện tích
đất thu hồi đạt 84,5% (1.278,7ha/ 1.512,97ha) (Ngô Sỹ Bích, 2014).
Với vị trí địa lý thuận tiện, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, xã hội phát triển cùng với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2
những chính sách ưu đãi đầu tư, KCN Yên Phong, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
là một trong những khu công nghiệp đang được quan tâm, mở rộng thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, sau thời gian triển khai thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, còn có
những tồn tại nhất định trong việc thu hút đầu tư:
(i) Công tác quy hoạch KCN được chú trọng, tuy nhiên quy mô KCN chưa
được lượng hoá cho phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, chức năng
KCN chuyên ngành chưa rõ rệt, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho
ngành công nghiệp mũi nhọn;
(ii) Lao động và cơ cấu lao động cơ bản được giải quyết, tuy nhiên, trình độ
tay nghề, kỹ năng và ý thức làm việc của người lao động còn thấp. Nhiều doanh
nghiệp phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc đào tạo lại lao động;
(iii) Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển khai xây dựng,
triển khai chậm tiến độ hoặc cầm chừng, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu
tư. Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo, thống
kê, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo, phân tích và dự báo của các cơ
quan quản lý Nhà nước;
(iv) Các công ty đầu tư hạ tầng KCN chưa có khu lưu trữ chất thải tạm thời
theo quy định, hệ thống xử lý nước thải tập trung xây dựng chậm so tiến độ đề ra.
Vẫn còn doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật;
(v) Số doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày càng nhiều, công tác quản lý gặp
nhiều khó khăn; Công tác ANTT ngày càng diễn biến phức tạp, phát sinh thêm các
vụ việc cướp tài sản và cháy lớn tại các KCN.
Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở khu công nghiệp Yên
Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và cần có những giải pháp đẩy mạnh việc
thu hút đầu tư vào KCN trong thời gian tới, chúng tôi chọn đề tài "Giải pháp đẩy
mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh" làm
đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng đầu tư, thực hiện các chính sách thu hút đầu tư vào các
khu công nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN của huyện Yên Phong trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
● Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư, khu công
nghiệp và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
● Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN huyện Yên Phong.
● Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư vào các
KCN ở huyện Yên Phong.
● Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN Yên
Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
13.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã,
đang và sẽ đầu tư tại KCN Yên Phong. Bên cạnh đó các nhà quản lý KCN Yên
Phong, các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên thuộc các ban ngành thuộc huyện Yên
Phong cũng được phỏng vấn để xin ý kiến về thu hút đầu tư.
Khách thể nghiên cứu
● Nghiên cứu thực hiện các chính sách đầu tư, chính sách thu hút đầu tư vào
các khu công nghiệp huyện Yên Phong;
● Các dự án, hoạt động quy hoạch các khu công nghiệp;
● Các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp;
● Các lĩnh vực, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN Yên
Phong;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4
● Các ý kiến của các nhà đầu tư và cán bộ quản lý của địa phương, KCN về
nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng đối của KCN đối với các nhà
đầu tư.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Địa điểm nghiên cứu của đề tài là các KCN trên địa bàn
huyện Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
+ Thời gian: từ năm 2011 đến năm 2014
+ Nội dung: Đề tài đề cập đến các chính sách có ảnh hưởng đến tình hình thu
hút đầu tư vào các khu công nghiệp và chế xuất (đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu
tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp).
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian qua như thế nào?
- Những khó khăn gì trong thu hút đầu tư?
- Giải pháp nào khắc phục và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đầu tư
Khái niệm đầu tư:
Tuỳ theo phạm vi nghiên cứu mà hình thành nên những khái niệm khác
nhau về đầu tư và vốn đầu tư: với mỗi phạm vi đầu tư lại có một loại vốn đầu tư
tương ứng.
Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định
trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã
bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất
khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên
đây gọi là vốn đầu tư . Trong các kết quả đạt được có thể là tài sản vật chất, tài sản
trí tuệ, nguồn nhân lực tăng thêm.
Những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn),
tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vật chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ
văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,... của người dân). Các kết quả đã đạt được
của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở
hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó (Phạm Ngọc Kiểm, 2013)
Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất
kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh
tế xã hội. Theo Luật Đầu tư, một số khái niệm liên quan đến đầu tư được tóm lược
như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến
hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian
xác định.
Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư
kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ,
giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
Dự án đầu tư mới là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập
với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động
kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện
dự án đầu tư.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin
đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư là hệ thống thông tin nghiệp vụ
chuyên môn để theo dõi, đánh giá, phân tích tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước
nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh.
Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng
PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu
tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của
Luật này.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng
được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân
chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh,
gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập
theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế
không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ
chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư
nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
2.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến khu công nghiệp (KCN)
Có nhiều định nghĩa về khu công nghiệp để thống nhất khái niệm thuật ngữ
trong luận văn chúng tôi xin tổng hợp một số khái niệm sau đây:
Khu công nghiệp (Industrial zone Idutrial park Industrial esetate)
+ Khu công nghiệp: là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp và cả xí nghiệp
công nghiệp, doanh nghiệp phục vụ sản xuất và doanh nghiệp phục vụ khác. Có
ranh giới địa lý xác định. Các doanh nghiệp trong KCN cùng sử dụng một hệ thống
kỹ thuật hạ tầng và hạ tầng xã hội (Bộ Xây dựng, 1998).
Chức năng chủ yếu của KCN là sản xuất và cung cấp dịch vụ trực tiếp phục vụ
sản xuất. Trong những trường hợp cụ thể KCN có thể có dịch vụ công cộng, nhà ở
trong khu công nghiệp có thể có khu chế xuất khu kỹ thuật cao.
Các KCN là do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và quản lý phát
triển theo một qui chế riêng.
Định nghĩa thứ nhất: KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất
công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công
nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở v.v
Về thực chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như Khu công nghiệp
Bata (Inđonesia) các công viên công cộng ở Đài Loan và một số nước tây Âu (Trần
Ngọc Hưng, 2004).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8
Định nghĩa thứ hai: KCN là khu vực lãnh thổ hữu hạn ở đó tập trung các
doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh
sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Malaixia, Iđonesia, Thái lan,
Đài loan v.v (Trần Ngọc Hưng, 2004).
Định nghĩa của Việt Nam: Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý
xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp (Quốc hội, 2014).
Từ các khái niệm trên, trong nghiên cứu này, khu công nghiệp được hiểu
theo các khía cạnh sau:
- Khu công nghiệp là một khu vực lãnh thổ hữu hạn được phân cách trong
đường bao hữu hình hoặc vô hình.
- Được phân bố tập trung với hạt nhân là các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp (hay tiêu dùng, công nghệ chế biến, tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
sử dụng hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức quản quản lý thống nhất
của ban quản lý KCN .
- Trong KCN có doanh nghiệp xây dựng KCN, có trách nhiệm đảm bảo hạ
tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong thời gian tồn tại KCN.
- Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trong nước và tại chỗ.
- Được quản lý trực tiếp của Chính phủ (từ quyết định thành lập, qui hoạch
tổng thể, khung điều lễ mẫu, kiểm tra, kiểm soát v.v.).
Theo quan điểm của chúng tôi thì xây dựng KCN là quá trình lập ra các khu
công nghiệp mới hoặc phát triển lớn lên về qui mô ở các khu công nghiệp cũ như
mở rộng diện tích khu công nghiệp, phát triển thêm nhiều doanh nghiệp nhà máy và
quá trình đầu tư mở rộng qui mô sản xuất cũng như đầu tư về tiến bộ kỹ thuật, dây
chuyền sản xuất mới.
Một số mô hình công nghiệp khác: KCN địa phương, khu tiểu thủ công
nghiệp, KCN (nông lâm ngư nghiệp) là các khu sản xuất gắn với địa phương có các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9
nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm nông - lâm - ngư
nghiệp kết hợp với dịch vụ kinh doanh du lịch v.v…
Đặc điểm cơ cấu sản xuất của các KCN này chủ yếu dành cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ gần với vùng dân cư có các nghề nghiệp truyền thống, tiểu thủ
công nghiệp và các lợi thế về nông - lâm - ngư nghiệp (cây trồng, chăn nuôi, chế
biến) (Nguyễn Xuân Hinh, 2003).
Một số khái niệm khác về khu công nghiệp
Cho đến nay chưa có quy định pháp quy nào về khái niệm này, song thực tế
có thể đúc rút ra một số khái niệm sau:
Cụm công nghiệp: Để thuận lợi trong vận hành sản xuất, quản lý đạt được
hiệu quả cao, KCN có thể phân thành nhiều “cụm” hay xí nghiệp công nghiệp công
nghiệp có tính chất gần giống nhau về công nghệ, dễ hợp tác sản xuất, cấp độ vệ
sinh môi trường, vận tải hàng hóa, quy mô xí nghiệp công nghiệp v.v… để thuận lợi
cho công tác quản lý quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.
Lô xí nghiệp: Một số xí nghiệp công nghiệp (doanh nghiệp) trong khu công
nghiệp đều cần một diện tích đất đai cụ thể, một đơn vị diện tích này gọi là “lô“ đất
xí nghiệp công nghiệp (Mô đun đơn vị trong quy hoạch) có chiếm lô xí nghiệp công
nghiệp trong một cung công nghiệp.
Hệ thống hạ tầng kỷ thuật hoặc “kết cấu hạ tầng” KCN được hiểu như nhau là
các công trình kỷ thuật sàn nền, đường giao thông, sân bãi, cung cấp điện, cung cấp
nước sạch, thoát nước, xử lý chất thải và cung cấp các nguồn năng lượng khác.
Hệ thống hạ tầng xã hội là hệ thống các công trình đảm bảo cho công nhân
KCN về nơi ở, thoát nước, xử lý chất thải và cung cấp các nguồn năng lượng khác
(Nguyễn Xuân Hinh, 2003).
2.1.2. Phân loại đầu tư
2.1.2.1. Phân loại đầu tư theo ngành
Khi sử dụng tiêu thức này để phân loại, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Là hoạt động bỏ vốn nhằm phát triển cơ sở
hạ tầng kĩ thuật như điện, nước, cầu, cống, thông tin liên lạc... và cơ sở hạ tầng xã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10
hội như trường học, bệnh viện, cơ sở văn hoá, thể thao...
- Đầu tư phát triển công nghiệp. Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng, cải tạo,
mở rộng các công trình công nghiệp.
- Đầu tư phát triển nông nghiệp. Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng, cải tạo,
mở rộng các công trình nông nghiệp.
- Đầu tư phát triển dịch vụ. Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng các công trình
dịch vụ (thương mại, khách sạn - du lịch...).
2.1.2.2. Phân loại đầu tư theo đặc điểm hoạt động
Theo đặc điểm hoạt động của kết quả đầu tư thì đầu tư chia thành:
- Đầu tư cơ bản nhằm tạo ra tài sản cố định
- Đầu tư vận hành nhằm tạo ra tài sản lưu động
Đầu tư cơ bản thường đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, thời gian dài, quá trình thực
hiện đầu tư phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, nhiều công việc theo một trình tự
nhất định, công tác quản lý cũng phức tạp hơn. Đầu tư vận hành có nhu cầu vốn nhỏ
hơn, quá trình đầu tư đơn giản, công tác quản lý cũng đơn giản. Qua cách phân loại
này để có biện pháp quản lý và chính sách đầu tư phù hợp với từng loại đầu tư.
2.1.2.3. Phân loại theo hình thức đầu tư
Khi sử dụng chỉ tiêu này để phân loại, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Hình thức đầu tư mới. Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng các công trình mới
hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân riêng.
- Hình thức đầu tư chiều sâu, mở rộng qui mô sản xuất. Là hoạt động bỏ vốn
để mở rộng công trình cũ đang hoạt động, nâng cao công suất, tăng thêm mặt hàng,
hoặc nâng cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, dịch vụ trên cơ sở
các công trình sẵn có.
2.1.2.4. Phân loại theo nguồn vốn đầu tư
Theo tiêu thức này, một cách khái quát nhất, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước như vốn Ngân sách, vốn tự có, vốn tín
dụng Ngân hàng...
- Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài như vốn đầu tư trực tiếp, vốn vay, viện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11
trợ...
2.1.2.5. Phân loại theo chủ thể đầu tư
Khi sử dụng chỉ tiêu này để phân loại, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Đầu tư của Nhà nước.
- Đầu tư của doanh nghiệp.
- Đầu tư cá nhân.
2.1.2.6. Phân loại theo chức năng quản trị vốn
Cách phân loại này còn gọi là phân loại theo mối quan hệ quản lý của chủ đầu
tư. Theo tiêu thức này, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Đầu tư trực tiếp. Là hoạt động đầu tư trong đó, chủ đầu tư trực tiếp tham gia
quản trị vốn đã bỏ ra. Vì vậy, họ trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực
hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Thực chất trong hoạt động đầu tư này,
người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể. Đi sâu hơn nữa, hoạt động đầu
tư này lại được chia thành: Đầu tư phát triển và đầu tư chuyển dịch.
Đầu tư phát triển là loại đầu tư bỏ vốn nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới làm
phương tiện sinh lơì. Những năng lực mới hình thành qua quá trình đầu tư đó là: các
công trình xây dựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc trang thiết bị...
Đầu tư chuyển dịch là hoạt động bỏ vốn để mua lại một số cổ phần đủ lớn
nhằm nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, việc
đầu tư không làm tăng tài sản của doanh nghiệp, mà chỉ làm chuyển dịch quyền sở
hữu giá trị tài sản.
- Đầu tư gián tiếp. Là loại đầu tư trong đó, người bỏ vốn không trực tiếp tham
gia quản trị vốn đã bỏ ra. Vì vậy, họ cũng không trực tiếp tham gia quản lý điều
hành quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Đây là loại đầu tư trong
đó, người bỏ vốn và người quản trị sử dụng vốn là những chủ thể khác nhau (Tô
Ngọc Hưng 2003).
2.1.3. Đặc điểm của đầu tư
2.1.3.1. Tính sinh lời
Thực tiễn cho thấy, chẳng ai bỏ vốn, công sức để thực hiện đầu tư mà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12
không tính toán đến lợi ích, lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư đó. Những
người có ý định đầu tư đều hy vọng rằng, họ sẽ thu được lợi ích lớn hơn chi phí
đã bỏ ra. Nói cụ thể hơn là họ sẽ nhận được một khoản lợi nhuận từ hoạt động
đầu tư đó. Chính niềm hy vọng đó là động lực của đầu tư. Sẽ không có hoạt động
đầu tư nếu không thấy có triển vọng sinh lời. Nói cách khác, khả năng sinh lời là
điều kiện tiên quyết của đầu tư. Vì vậy, có thể khẳng định: Tính sinh lời là đặc
trưng hàng đầu của đầu tư.
2.1.3.2. Tính dài hạn
Đầu tư được xem là quá trình tìm kiếm lợi ích. Đây là quá trình cực kỳ gian
nan, vất vả với biết bao công việc cụ thể phải tiến hành. Mục đích của đầu tư không
thể ngày một, ngày hai là đạt được; Một khối lượng công việc rất lớn trong đầu tư
không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn. Nói một cách khác, hoạt động đầu
tư phải diễn ra trong một thời gian khá dài, thậm chí rất dài. Vì vậy, tính dài hạn là
một đăc trưng của đầu tư.
2.1.3.3. Tính rủi ro
Mục đích chủ yếu của đầu tư là kiếm lời và điều này chỉ có thể đạt được trong
tương lai, có khi là rất xa. Điều đó cũng có nghĩa là cái lời của hoạt động đầu tư
chưa chắc chắn. Chỉ khi nào thu hồi được đủ vốn và có lợi nhuận mới có thể nói
rằng chủ đầu tư đã hoàn thành “sứ mệnh” của mình.
Việc hoàn thành “sứ mệnh” đó là một việc hết sức khó khăn, bởi trong
“hành trình” đầu tư đã diễn ra biết bao điều bất ngờ, cho dù chủ đầu tư có tài giỏi
và rất nhiều khả năng, kinh nghiệm cũng không thể lường hết được. Những bất
ngờ đó sẽ dẫn đến rủi ro. Đầu tư rất dễ gặp rủi ro, bởi lẽ đây là một lĩnh vực
phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - chính
trị - xã hội và cả tự nhiên.
Về chính trị, nếu tình hình không ổn định hoặc chiến tranh xảy ra sẽ gây cản
trở công cuộc đầu tư, làm cho hoạt động đầu tư cũng như nhiều hoạt động khác bị
ngừng trệ, đổ vỡ.
Tình hình kinh tế - xã hội diễn biến không bình thường, giá trị đồng tiền giảm
sút, lạm phát ở mức cao, giá cả không ổn định... sẽ làm đảo lộn tính toán ban đầu của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13
chủ đầu tư, làm chuyển hoá kết quả đầu tư, từ lãi trở thành lỗ.
Hoạt động đầu tư không thể tách rời điều kiện tự nhiên. Chính những yếu tố tự
nhiên: Thời tiết, khí hậu, nắng mưa, gió bão... có ảnh hưởng và ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình đầu tư, đặc biệt là những giai đoạn sau và các công cuộc đầu tư vào
ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp khai thác. Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi
sẽ tạo điều kiện cho công cuộc đầu tư thành công và ngược lại, sự khắc nghiệt và
bất thường về điêù kiện tự nhiên là một khó khăn rất khó vượt qua để đi đến thành
công đối với chủ đầu tư.
Có thể nói, rủi ro là “ bạn đường” của đầu tư. Chấp nhận rủi ro được xem như
một bản năng của nhà đầu tư. Vì vậy, rủi ro là một đặc trưng của đầu tư cần được
chú ý (Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Như Minh, 2003).
2.1.4. Vai trò của thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
2.1.4.1. Thu hút đầu tư thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Ngày nay, tăng trưởng và phát triển kinh tế là những khái niệm thường được
nhắc đến, rất gần gũi và thu hút sự quan tâm của mọi người. Nhà kinh tế James
Tobin đã khẳng định: “ Vấn đề tăng trưởng không phải là cái gì mới mà là sự cải
trang cái mới của một vấn đề cổ xưa, một vấn đề luôn luôn hấp dẫn các nhà kinh tế
học và làm cho họ phải bận tâm suy nghĩ: cái hiện tại so với cái tương lai”.
Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng GDP hay sản lượng tiềm năng của một đất
nước, là sự tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm bình quân đầu người. Phát triển
kinh tế có ý nghĩa rộng hơn, bao hàm nhiều điều khác nữa. Đó là sự tăng trưởng
cộng thêm các thay đổi cơ bản của nền kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế chỉ là
sự thay đổi về lượng, còn phát triển kinh tế là sự thay đổi về lượng và chất của nền
kinh tế.
Khi thu nhập tính theo đầu người của tất cả dân chúng trong đất nước đều
tăng, chúng ta nói nền kinh tế có sự tăng trưởng. Chính sự tăng trưởng kinh tế là
điều kiện cần để cải thiện phúc lợi vật chất cho số đông nhân dân. Nếu không có sự
tăng trưởng thì một số người vẫn có thể giàu do chiếm đoạt thu nhập và tài sản của
người khác. Sự tăng trưởng kinh tế mở ra khả năng làm cho một số người giàu lên
mà không làm cho những người khác nghèo đi. Vì vậy, tăng trưởng và phát triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14
kinh tế bền vững là phương hướng và mục tiêu phấn đấu của các quốc gia. Để đạt
được điều đó cần quan tâm giải quyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng là
nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, vốn và công nghệ. Thông qua hoạt động đầu tư,
các yếu tố đó sẽ được khai thác và huy động, từ đó tạo ra cơ sở vật chất - kĩ thuật và
nguồn lực mới cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Có thể nói rằng: Đầu tư là
con đường đúng đắn, duy nhất để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Kinh nghiệm xây dựng và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và ở
nước ta cho thấy, điều kiện cơ bản để nền kinh tế có thể “cất cánh” được là phải
dành cho đầu tư một tỷ lệ khoảng 20% GDP. Đồng thời, cọi trọng hiệu quả của hoạt
động đầu tư (Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Như Minh, 2003).
2.1.4.2. Thu hút đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Ở mỗi
quốc gia cơ cấu kinh tế thường được phân chia theo ngành, theo vùng (lãnh thổ) và
theo thành phần kinh tế. Mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành phần kinh tế đều có tiềm
năng và thế mạnh riêng. Đầu tư sẽ khai thác tiềm năng thế mạnh đó và tạo ra sự
chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, bởi lẽ khi tập trung đầu tư cho một ngành nào đó sẽ
tạo ra những điều kiện thuận lợi to lớn cho ngành đó phát triển, nâng cao tỷ trọng
sản phẩm trong toàn bộ nền kinh tế.
Như vậy, để tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, vấn đề đầu tiên có tính
then chốt là phải thực hiện đầu tư và phân bổ vốn một cách hợp lý.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta xuất phát từ “ mức sàn ” rất thấp
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vào những năm đầu của thập kỷ 90,
tỷ trọng ngành nông nghiệp nước ta chiếm khoảng 35%, công nghiệp chiếm 22%,
còn lại là dịch vụ. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Một trong những mục tiêu được đặt ra là
tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Thời kỳ đầu xây dựng cơ cấu kinh tế
công - nông nghiệp - dịch vụ, thời kỳ tiếp theo xây dựng cơ cấu kinh tế dịch vụ công nghiệp - nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, thông qua nhiều chính sách và biện pháp đầu tư,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15