BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU CAM VINH TẠI VÙNG XÃ ĐOÀI
HOÀNG THANH TÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Cơ Sở Hình
Thành Và Phát Triển Thương Hiệu Cam Vinh Tại Vùng Xã Đoài” do Hoàng Thanh
Tâm, sinh viên khóa 31, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày _______________________.
TRẦN MINH TRÍ
Giáo viên hướng dẫn
Ngày
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm
tháng
năm
Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, cùng những người thân
trong gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ con lớn khôn. Luôn là điểm tựa tinh thần, động
viên con những lúc khó khăn để con sống, nỗ lực hoàn thành chặng đường dài quá
trình học tập khó khăn nhưng đầy lý thú, là hành trang quý báu để con bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM,
Ban Chủ Nhiệm khoa và tất cả thầy cô khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức, bài học bổ ích giúp em có những kiến thức vững chắc trong thời
gian em học ở trường cũng như sau khi ra trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Minh Trí, người đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn và chỉ bảo em rất nhiều trong quá trình em thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi
những lúc buồn vui, khó khăn trong suốt quãng đời sinh viên vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn
TP.HCM, ngày….tháng….năm 2009
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thanh Tâm
NỘI DUNG TÓM TẮT
Hoàng Thanh Tâm. Tháng 6 năm 2009. “Nghiên Cứu Cơ Sở Hình Thành Và
Phát Triển Thương Hiệu Cam Vinh Tại Vùng Xã Đoài”.
Khóa luận tìm hiểu về cơ sở hình thành và phát triển thương hiệu cam Vinh tại
vùng xã Đoài. Dựa vào cơ sở lý thuyết, khoa học, pháp lý và tiềm năng về thị trường
Đề tài đã xây dựng được quy trình sản xuất, quy trình kiểm soát sản phẩm, tổ
chức người dân sản xuất (Hiệp hội khôi phục và phát triển Cam xã Đoài), xây dựng
được bản đồ vùng sản xuất, hoàn thiện được các thủ tục xây dựng thương hiệu cho sản
phẩm và hiện nay đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý mở ra nhiều cơ hội để phát triển
thương hiệu
Kết quả cho thấy bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại nhiều khó khăn và bất
cập trong việc xây dựng thương hiệu nông sản
Từ các kết quả đạt được, đề tài đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển
thương hiệu cam Vinh tại vùng xã Đoài
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
x
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
T
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phạm vi nghiên cứu
2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
3
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
3
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của xã Nghi Diên
5
2.4.4. Đặc điểm văn hóa, xã hội của Xã Nghi Diên
12
2.4.5.Tính truyền thống và đặc thù của Cam xã Đoài
12
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14
3.1. Cơ sở lý luận của đề tài
14
3.1.1.Một số khái niệm
14
3.1.2. Đặc điểm của thương hiệu
17
3.1.3. Chức năng của thương hiệu.
18
3.1.4. Phân loại thương hiệu
19
3.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu
20
3.1.4. Cơ sở xây dựng và phát triển thương hiêu sản phẩm hàng hoá
23
3.1.7.Tác động của việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của quốc
gia
26
3.1.8. Lợi ích thu được từ xây dựng một thương hiệu mạnh có giá trị.
27
v
2.2.1. Những vấn đề tồn tại trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho
hàng nông sản ở Việt Nam và những bài học được rút ra.
28
2.2.2.Những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu hàng
nông sản trên thế giới.
30
2.2.3.Một số bài học sử dụng thương hiệu của Việt Nam và thế giới
32
3.2.Phương pháp nghiên cứu
34
3.2.1.Phương pháp chọn điểm.
34
3.2.2.Phương pháp thu thập số liệu
34
3.2..3.Phương pháp xử lý số liệu
35
3.2..4. Phương pháp phân tích tài liệu.
35
3.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất và kết quả đầu tư
35
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Cơ sở khoa học và pháp lý cho xây dựng thương hiệu mang chỉ dẫn địa lý
38
38
4.1.1. Cơ sở khoa học để xác lập cơ sở xây dựng và phát triển thương hiệu mang
chỉ dẫn địa lý.
38
4.1.2. Cơ sở pháp lý để xây dựng thương hiệu mang chỉ dẫn địa lý
40
4.2.Cơ sở thực tiễn của xây dựng thương hiệu Cam xã Đoài
4.3.2.Cơ sở thị trường của Cam xã Đoài
CHƯƠNG5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
42
62
64
5.1.Kết luận
64
5.2.Kiến nghị.
65
5.2.1. Đối với Nhà nước
65
5.2.2. Đối với Hiệp hội
66
5.2.3. Đối với hộ nông dân sản xuất
67
5.2.4. Đối với các khách hàng cá nhân, tổ chức
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
69
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDĐL
Chỉ dẫn địa lý
TGXX
Tên gọi xuất xứ
UBND
Ủy ban nhân dân
KHKT
Khoa học kỹ thuật
BVTV
Bảo vệ thực vật
KT
Kích thích
CF
Chi phí
DT
Doanh thu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình Hình Sử Dụng Đất của Xã Nghi Diên trong 3 Năm (2006-2008 )
6
Bảng 2:Tình Hình Dân Số và Lao Động của Xã Nghi Diên qua 3 Năm 2006-2008
8
Bảng 3: Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Xã Nghi Diên trong 3 Năm (2006-2008)
11
Bảng 4: Các Tiêu Chí về Chất Lượng Cam Xã Đoài
13
Bảng 4: Bảng tổng hợp các yếu tố đặc thù quyết định chất lượng Cam xã Đoài
44
Bảng 5: Lợi nhuận, chi phí trung bình /1000m2
56
Bảng 6: Tỷ Trọng Thu Nhập Của Nông Hộ
57
Bảng7: Chi Phí Xây Dựng Dở Dang trên 1000m2
58
Bảng 8: Bảng Chi Phí Xây Dựng Cơ Bản trong 1 Năm trên 100m2
59
Bảng 9: Chi Phí Chăm Sóc Qua Các Năm.
60
Bảng 10: Dòng Ngân Lưu Dự Án.
61
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quá Trình Xây Dựng Thương Hiệu Bền Vững Cho Sản Phẩm
25
Sơ đồ 2: Quá Trình Xây Dựng Tên Gọi Xuất Xứ Cho Sản Phẩm
26
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chưc Hiệp hội khôi phục và phát triển Cam xã Đoài
47
Sơ đồ 4: Bảng Tóm Tắt Quá Trình Nghiên Cứu Để Xây Dựng Quy Trình Kỹ Thuật 50
Sơ đồ 5: Sơ đồ quy trình kiểm soát sản phẩm Cam Xã Đoài sau khi thu hoạch
ix
52
DANH MỤC PHỤ LỤC
x
xi
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Viêt Nam nói chung và nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói
riêng, đã và đang hội nhập thế giới. Để chiếm lĩnh được thị trường, tăng tính cạnh
tranh mang lại hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản
xuất và kinh doanh nông sản phải xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó góp phần
khẳng định thương hiệu Việt và làm đậm đà thêm bản sắc văn hóa đặc sản Việt Nam.
Với chủ trương phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy phát triển thương hiệu, thương
hiệu sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ của Nhà nước và địa phương, cùng vơi kinh
nghiệm xây dựng thương hiệu nông sản của thế giới và Việt Nam. Thêm vào đó là sự
hoàn thiện dần của khung pháp lý cho xây dựng thương hiệu sản phẩm mang nguồn
gốc xuất xứ tại Việt Nam sẽ là điều kiện thuận lợi lớn để xây dựng và phát triển
thương hiệu nông sản
Cam xã Đoài là một giống cam đặc biệt trong thương hiệu cam Vinh. Với đặc
điểm điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa của vùng đất xã Đoài đã tạo cho quả
cam đặc thù về hình thái và chất lượng đặc biệt, thơm ngon, bổ dưỡng vượt trội tự nó
đã khẳng định được thương hiệu từ nhiều thập niên trong lòng người tiêu dùng. Tuy
nhiên những năm gần đây do quy hoạch khu dân cư, tác động của sâu bệnh, trồng và
phát triển cam chưa thưc hiện đồng bộ ….và phương thức tiêu thụ sản phẩm nhỏ lẻ và
tự phát nên diện tích, năng suất trồng cam giảm mạnh, gây thiệt hại lớn cho kinh tế
nông hộ và của địa phương, cùng với đó là nguy cơ mất đi một giống cam đặc sản của
người dân địa phương.
Hiệu quả kinh tế của cây Cam trên thị trường đã mang lại những tiềm năng to
lớn cho sản phẩm này, việc xác định những cơ sở để khôi phục, xây dựng và phát triển
Cam xã Đoài thành hàng hóa nhằm khẳng định, phát triển lại thương hiệu không chỉ có
ý nghĩa trong kinh tế mà nó còn có ý nghĩa trong việc khẳng định chất lượng của một
trong những mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và Thế giới. Một
mặt tạo cho người dân ý thức hơn trong việc sản xuất và quan tâm đến chất lượng của sản
phẩm, mặt khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân nhằm xóa đói
giảm nghèo, tiến tới làm giàu và hình thành các vùng cây đặc sản có quy mô sản xuất lớn.
Xuất phát từ hiện trạng đó yêu cầu xác lập cơ sở xây dựng và phát triển thương hiệu
Cam xã Đoài là việc làm cần thiết qua đó khuyến cáo sự cần thiết phải có thương hiệu.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1.Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm hiểu về cơ sở hình thành và phát
triển thương hiệu Cam xã Đoài qua đó đưa ra các giải pháp để phát triển thương hiệu
Cam xã Đoài .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn cho cơ sở hình thành và phát triển
thương hiệu.
Tìm hiểu về thủ tục pháp lý và tiến trình hình thành và phát triển thương hiệu
Cam xã Đoài .
Xác định cơ sở kinh tế cho sự phát triển thương hiệu Cam xã Đoài.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu Cam xã Đoài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển thương hiệu Cam xã Đoài và các
vấn đề kinh tế xã hội có liên quan đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu trên địa
bàn xã Nghi Diên
Về thời gian: Các số liệu nghiên cứu,tài liệu nghiên cứu được thu thập trong
vòng 3 năm từ năm 2006-2008
Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở hình thành và phát triển thương hiệu Cam xã
Đoài dựa trên cơ sở chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá, qua đó tìm hiểu và đưa
ra các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Cam xã Đoài
2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
hVị trí địa lý.
Xã Nghi Diên là xã đồng bằng thuộc Huyện Nghi lộc – Nghệ an, nằm ở phía
tây bắc của Tỉnh. Với diện tích 689.74 ha đất tự nhiên, xã Nghi Diên gồm 13 xóm
được bao bọc bởi sông Cầu ở phía tây xã. Đây là con sông có vai trò rất quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Nhìn chung Xã Đoài có vị trí địa lý khá
thuận lợi cho phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp. Vị trí của xã Nghi Diên được
định vị như sau:
Phía Bắc giáp xã Nghi Hoa
Phía Nam giáp xã Nghi Vạn
Phía Tây giáp Huyện Hưng Nghuyên
Phía Đông giáp thị trấn Quán Hành
Cách Thành phố Vinh 12km về phía Tây Bắc, cách sân bay Vinh 10 km và cách
đường quốc lộ 1A 2km về phía Đông
hĐất đai, thổ nhưỡng.
Đất vùng trồng Cam xã Đoài là loại đất phù sa, có thành phần cơ giới nặng,
thường từ thịt pha sét đến sét, đất thoát nước kém nên dễ bị ngập úng lâu về mùa mưa
làm cho cây cam bị thối rễ và chết .
Đặc điểm hóa tính trong đất tại vùng Nghi Diên được thể hiện như sau:
Độ chua trung bình pH(H2O) là 5, 69 và pH (KCL) là 5, 04. Đây là loại đất có
độ chua phù hợp cho cây cam sinh trưởng và phát triển tốt
Hàm lượng đạm tổng số đạt mức trung bình thấp hoặc thấp, đạt 1, 06 - %N
Hàm lượng lân tổng số đạt mức trung bình khá từ 0, 12%P2O5
Hàm lượng Kali tổng số đạt mức trung bình, đạt 1, 87%K2O
Lân dễ tiêu đạt mức trung bình khá đến khá, đạt 3, 83mg/100g
Các nguyên tố vi lượng: Cu: 20, 19ppm ; B:34, 18ppm ; Mo:5, 37ppm ; Co: 8,
07ppm
hKhí hậu.
Xã Nghi Diên thuộc vùng khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu miền
Trung nhiệt đới ẩm và gió mùa.
●Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24, 3oC, tháng giêng là tháng
lạnh nhất trong năm với nền nhiệt độ trung bình vào khoảng 18oC.
●Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.700mm, thường phân bố không
đều, tập trung vào mùa mưa, đặc biệt hằng năm là vào tháng 9-10 gây ra ngập úng cục
bộ trong thời gian dài. Ngược lại, tháng 6, 7 và 8 có gió Tây nam thổi mạnh gây hạn
nặng.
●Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình trong năm khá cao, thường trên 80%, sự
chênh lệch độ ẩm trong các vùng trong xã Đoài dao động từ 2-17%.
●Lượng bốc hơi: Có giá trị cực đại vào các tháng 5, 6, 7 (lớn hơn 100mm) và
cực tiểu vào tháng 3 ( nhỏ hơn 50mm). Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm là
900mm.
●Bức xạ: Tổng lượng bức xạ khoảng từ 100-120 Kcl /cm2 /năm. Năng lượng
cực đại bức xạ xuất hiện vào tháng 7 ( 15, 1 Lcl/cm 2) và thấp nhất vào tháng 2 ( 3, 7
Kcl /cm2)
●Tổng số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.520 giờ.
●Gió: Xã Đoài chịu ảnh hưởng của gió bão tương đối nhiều. Hướng gió chủ
yếu là Bắc – Đông Bắc, về mùa nóng là Nam –Đông Nam. Hằng năm từ tháng 5-8 Xã
chịu ảnh hưởng của gió Lào.
●Bão: Khu vực Xã Nghi diên nằm trong khu 4 cũ thường xảy ra mưa bão
Tốc độ gió bão trung bình là 35m/s.
●Giao thông: Toàn xã có hơn 50km đường giao thông liên thôn trải nhựa, chất
lượng tốt đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của toàn xã.
●Sông ngòi: Xã Nghi Diên có con sông Cầu ở phía tây xã cung cấp một phần
nước lúc hạn hán và giúp giải ngập, úng khi mùa mưa lũ. Thêm vào đó là hệ thống
4
thủy lợi chạy khắp thôn. Đây là một thuận lợi rất lớn cho một xã với kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp như Nghi Diên.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của xã Nghi Diên
2.1.2.1. Tình hình về đất đai
Tổng diện tích đất đai tự nhiên của cả xã trong 3 năm qua là 689.74 ha. Năm
2008 diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp của Nghi Diên là 510.79,
chiếm tỷ trọng 74,06%, diện tích đất phi nông nghiệp là 178.95ha chiếm tỷ trọng
25,94% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp diện
tích đất trồng lúa là lớn nhất: 395.12 ha (chiếm 74,06%), tiếp đến là diện tích trồng
Chanh: 54.67 ha (%), diện tích đất trồng hoa màu: 27.50 ha (%), diện tích nuôi trồng
thủy sản + mặt nước 11.12 ha (2,18%), diện tích đất cây lâu năm khác 9.02 ha
(1,76%), cuối cùng chiếm tỷ trọng ít nhất trong đất nông nghiệp, lâm nghiệp là diện
tích trồng Cam 7.00 ha (1,37%) và diện tích đất lâm nghiệp 4.54 ha (0,87%).
Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp có 510.79 ha chiếm 74,06 %
tổng diện tích đất tự nhiên. Sang đến năm 2007 là 508, 43 ha, chiếm 73.71 % và năm
2008 là 521.99 ha chiếm 75,67 % tổng diện tích. Nguyên nhân của sự thay đôi này là
do chương trình khôi phục Cam xã Đoài của Hiệp hội cùng với sự giúp đỡ của Trung
Tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp Bắc miền Trung đã trồng mới
thêm diện tích cam kinh doanh Xã Đoài. Bình quân qua 3 năm diện tích đất nông
nghiệp tăng 1,09%. Trong diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp của xã thì diện tích
đất trồng lúa là lớn nhất, tiếp đến là đất trồng chanh. Đất trồng chanh của Xã chiếm
con số xấp xỉ 11% trong diện tích đất nông nghiệp và chiếm gần 8% trong toàn bộ
tổng diện tích đất tự nhiên, đây là một yếu tố rất quan trọng tạo tiền đề cho phát triển
diện tích trồng cam sau này. Chiếm diện tích ít nhất là đất lâm nghiệp, tiếp đến là diện
tích trồng cam nhưng nó đã tăng đều lên các năm, cụ thể năm 2006 là 7ha chiếm
1,37% diện tích đất nông nghiệp, năm 2007 là 9.64 ha chiếm 1,95% và năm 2008 là 12
ha chiếm 2,29%. Bình quân trong 3 năm tăng 29.89%.
Chiếm tỉ trọng cao thứ hai trong tổng diện tích đất tự nhiên là đất chuyên dùng,
xấp xỉ 16%, nguyên nhân là do chủ trương của phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ
và do xã Nghi Diên là xã với hầu hết là giáo dân, công trình xây dựng nhà thờ và nơi
công cộng khá lớn.
5
Bảng 1: Tình Hình Sử Dụng Đất của Xã Nghi Diên trong 3 Năm (2006-2008 )
DT: Diện tích ( ha ) ; CC% : Cơ cấu %
Năm
Danh mục
Tổng diện tích đất tự nhiên
I.Đất nông nghiệp, lâm nghiệp
1.Trồng lúa
2.Trồng hoa màu
3.Trồng cam
4.Trồng chanh
5.Cây lâu năm khác
6.Nuôi trồng thủy sản + mặt nước
7.Trồng rừng
II.Đất phi nông nghiệp
1.Đất ở
2.Đất chưa sử dụng
2.1.Đất có khả năng nông nghiệp
2.2.Đất không có khả năng
n/nghiệp
III.Đất chuyên dùng
2006
DT(ha)
689.74
510.79
395.12
27.50
7.00
54.67
9.02
11.12
4.54
178.95
28.76
29.82
23.99
5.83
120.57
CC%
100
74,06
77,35
5,38
1,37
10,70
1,76
2,18
0,87
25,94
16,08
16,66
80,50
19,50
2007
DT(ha)
689.74
508.43
395.12
20.56
9.64
55.39
8.30
13.56
2.9
181.31
30.06
28.90
25.76
3.14
CC%
100
73,71
77,71
4,04
1,95
10,89
1,63
2,67
0,57
26,29
16,58
15,95
89,13
10,87
67,26
122.35
67,48
6
2008
DT(ha)
689.74
521.99
400.30
31.13
12
57.81
5.88
13.56
2.9
176.75
31.89
24.71
23.40
1.31
CC%
100
75,67
76,69
5,96
2,29
11,07
1,13
2,59
0,56
24,33
19,01
14,73
94,69
5,31
Tốc độ phát triển %
2007/2006 2008/2007
100
100
-0.64
02.66
0.47
-1.31
-24.91
47.52
42.34
17.43
01.76
01.65
-7.39
-30.67
22.48
-3
-34.48
-1.75
01.35
-7.46
03.11
14.66
-4.26
-7.65
10.72
06.24
-44.26
-51.15
BQ
100
01,09
00,02
13,31
29,89
01,70
19,03
09,74
-18,22
-3,05
08,88
-5,06
08,47
-47,71
111.15 66,26
0.33
-1.81
-00,74
Nguồn : Phòng thống kê xã Nghi Diên và Huyện Nghi lộc
2.1.2.2.Tình hình dân số và lao động.
Dân số xã Nghi Diên trong năm 2008 là 7500 người khá cao so với các xã khác
trong toàn Tỉnh. Tỷ lệ nam/nữ khi phân theo giới tính là xấp xỉ gần bằng nhau là
0,99%,điều này cho thấy dân số trong xã khá đồng đều về giới tính. Số người trong độ
tuổi lao động là 3950 người cao hơn số người ngoài độ tuổi lao động là 3550 người,
mặc dù vậy tỉ lệ lao động có việc làm và tổng dân số xã là gần bằng 0,9, qua đó có thể
thấy rằng điều kiện tạo việc làm trong dành cho dân số trong xã là khá nhiều. Tỉ lệ số
người trong độ tuổi lao động và số người ngoài độ tuổi lao động của xã là 1,16 ,tỷ lệ này
không thực sự lớn và không có ý nghĩa trong thế mạnh về lực lượng lao động của xã.
Theo số liệu thống kê, năm 2006 dân số xã Nghi Diên là 7274 người, con số
này tăng lên vào năm 2007 là 7320 người và năm 2008 là 7500 người, bình quân 3
năm tăng 1.9%.
Qua bảng cho thấy nếu phân chia theo giới tính thì tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ nhau, còn phân
theo độ tuổi lao động thì tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động /số người ngoài độ tuổi
lao động ngày càng giảm xuống, cụ thể năm 2006 là 1,84 ; 2007 là 1,20 và năm 2008
là 1,11. Có thể nói lực lượng lao động của xã trong 3 năm qua đã tăng đáng kể, nếu tỉ
lệ này ngày càng giảm xuống và với điều kiện phong phú về việc làm thì đây là một
thuận lợi lớn cho lực lượng lao động của xã cũng như thu nhập của người dân nơi đây.
Tỉ lệ thất nghiệp lao động ở xã ổn định qua các năm ( 0.09% ), tỉ lệ này thấp
hơn tỉ lệ thất nghiệp bình quân ở nông thôn của cả nước ( 0.15% ).
Với quy mô dân số, lực lượng lao động lớn điều kiện cho việc phát triển kinh tế
xã nói chung, cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đặc biệt là phát triển
Cam xã Đoài
7
Bảng 2:Tình Hình Dân Số và Lao Động của Xã Nghi Diên qua 3 Năm 2006-2008
2006
Năm
Danh mục
SL
2007
Cơ cấu
SL
2008
Cơ cấu
SL
Cơ cấu
(Người)
(%)
(Người)
(%)
(Người)
(%)
7274
100
7320
100
7500
100
1.1.Nam
3576
49.16
3751
51.24
3726
49.68
1.2.Nữ
3698
50.84
3569
48.76
3774
50.32
2.1.Số người trong độ tuổi lđ
4712
64.78
3986
54.45
3950
52.67
2.2.Số người ngoài độ tuổi lđ
2562
35.22
3334
45.55
3550
47.33
3.1.LĐ có việc làm
6589
90.58
6631
90.59
6794
90.59
3.2.LĐ thất nghiệp
685
9.42
689
9.41
706
9.41
I. Tổng dân số
1.Phân theo giới tính
2.Phân theo lao động
3.Phân bổ lao động việc làm
4.Một số chỉ tiêu
Số nam /Số nữ
0.97
1.05
0.99
LĐ thất nghiệp /LĐ có việc làm
0.10
0.10
0.10
LĐ thất nghiệp /Tổng dân số
0.09
0.09
0.09
LĐ có việc / Tổng dân số
0.91
0.91
0.91
Nguồn: Phòng thống kê huyện Nghi Lộc và xã Nghi Diên
8
2.1.2.3.Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Nghi Diên.
Theo giá trị hiện hành, tổng giá trị sản xuất của xã Nghi Diên năm 2006 đạt
được là 1.367.619 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 1.454.578 triệu đồng ( tăng
6.36% so với năm 2006 ), đến năm 2008 tăng lên 1.493.951 (tăng 2.71% so với
năm 2007 ). Bình quân 3 năm tốc độ tăng giá trị sản xuất của xã Nghi Diên đạt
4.53% năm. Con số này thực sự không lớn, nó có thể cho thấy hầu như tổng giá trị
sản xuất của xã tăng chậm vì tốc độ phát triển GDP của cả nước cũng chỉ đạt
khoảng 6-7%.
Giá trị sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm phần lớn trong tổng cơ
cấu giá trị sản xuất của xã. Năm 2006 đạt 1.057.786 triệu đồng, năm 2007 là
1.078.367 triệu đồng, và năm 2008 là 1.087.828 bình quân 3 năm tăng 1.41%, điều
này cho thấy kinh tế nông nghiệp của xã không phát triển nhiều. Trong cơ cấu thu
nhập N-L-N thì tỉ trọng thu nhập của trồng trọt chiếm phần lơn, tuy nhiên qua các
năm vẫn không thay đổi nhiều thậm chí có sự giảm sút thu nhập năm 2008 so với
năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu thu nhập ngành dịch vụ, thương mại
và xây dựng tăng lên, cùng với đó là do sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng
lúa sang trồng cam, đây đang là giai đoạn chăm sóc cơ bản nên chưa có thu nhập.
(Phan Công Hưởng – Phó chủ tịch xã Nghi Diên)
Ngành CN-XD có tốc độ tăng lên nhiều nhất trong 3 năm qua, bình quân
mỗi năm tăng 21.63%, và ngành TM-DV tăng lên thứ hai, bình quân mỗi năm tăng
11.26 %. Kết quả này đạt được xuất phát từ lý do giao thông được mở rộng (
Đường tránh Vinh mở trong địa bàn xã ), thu nhập của người dân có cải thiện nên
nhu cầu nhà ở và xây dựng dịch vụ ngày càng nhiều. Tuy nhiên sự tăng vọt này chỉ
mang tính bộc phát và không có tính dài hạn Nghi Diên vẫn là một xã kinh tế chủ
yếu nông nghiệp, không có nhiều tiềm năng để phát triển hoàn toàn thành khu dân
cư (Phan Công Hưởng –Phó chủ tịch xã Nghi Diên)
9
Qua tình hình thu nhập của xã ta có thể thấy rõ trong 3 năm tốc độ tăng
trưởng trong cơ cấu thu nhập của ngành nông nghiệp là không cao (chỉ dười
1.41%), do đó trong những năm tới cần chú trọng chính sách chuyển đổi cơ cấu
cây trồng từ xóa bỏ cây tạp và ruộng lúa trong vùng quy hoạch sang trồng cam
thương phẩm xã Đoài sẽ làm tăng thu nhập cho người dân và ngân sách của địa
phương.
10
Bảng 3: Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Xã Nghi Diên trong 3 Năm (2006-2008)
(GT(tr): Giá trị ( Triệu đồng ) ;Cơ cấu % : CC% )
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tốc độ phát triển %
Chỉ tiêu
GT(tr)
CC(%)
GT(tr)
CC(%)
GT(tr)
CC(%)
07/06
08/07
BQ
Tổng giá trị sản xuất
1.367.619
100%
1.454.578
100%
1.493.951
100%
100
100
100
1. Giá trị sản xuất N - L-N
1.057.786
77.35
1078.367
74.14
1.087.828
72.82
01.95
00.88
01.41
- Trồng trọt
672.936
63.62
685.322
63.55
683.946
62.87
01.84
0.2
00.82
- Chăn nuôi
287.731
27.20
297.728
27.61
307.265
28.25
03.47
03.20
03.34
- Lâm nghiệp
31.243
2.95
29.112
2.70
30.212
2.78
-06.82
03.78
-01.52
- Thuỷ sản
65.876
6.23
66.202
6.14
66.405
6.10
00.49
00.31
00.40
2. Ngành CN - XD
103.456
7.56
141.089
9.70
150.792
10.09
36.38
06.88
21.63
3. Ngành DV - TM
206.377
15.09
235.122
16.16
255.331
17.09
13.93
08.60
11.26
Nguồn: Phòng thống kê Huyện Nghi Lộc và xã Nghi Diên
11
2.4.4. Đặc điểm văn hóa, xã hội của Xã Nghi Diên.
Xã Nghi Diên là xã với hơn 50% dân số là giáo dân, công trình văn hóa
công cộng phong phú với 2 Nhà Thờ Chúa lớn, trong đó có Nhà Thờ Chúa Xã
Đoài là nhà thờ lớn nhất miền Trung, hằng năm khối lượng tín đồ giáo đạo về
đây trong những ngày lễ là rất đông, điều này tạo nên sự thuận lợi trong giao
lưu văn hóa vùng miền trong cả nước của xã.
Thống kê cho thấy có 1,98% gia đình có thiết bị nghe nhìn phổ thông.
Hệ thống điện, đường, trường, trạm và thông tin liên lạc của xã tương đối tốt và
cập nhật. Đây là một thuận lợi lớn để tuyên truyền và nâng cao nhận thức
người dân.
2.4.5.Tính truyền thống và đặc thù của Cam xã Đoài
Cam xã Đoài là một giống cam đặc biệt, nó chỉ có thể đạt chất lượng tốt
nhất nếu được trồng ở vùng đất xã đoài. Đây là giống cam có nguồn gốc từ Tây
Ban Nha, do một cha xứ người pháp đưa sang trồng trong thời kỳ Pháp Thuộc
và được phát triển cho đến nay.
Cam xã Đoài là sản phẩm được sản xuất từ giống cam truyền thống của
vùng xã Đoài và nó đã được kiểm nghiệm của chi cục đo lường tỉnh Nghệ an,
nó phải đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng như trong bảng sau:
Bảng 4: Các Tiêu Chí về Chất Lượng Cam Xã Đoài
I/Tiêu chí cảm quan.
Đặc điểm
Hình dáng
Hình dáng quả nhót hoặc bầu tròn
Trọng lượng Trung bình
180 – 200 g/quả
Vỏ quả
Mỏng, khi chín có màu đỏ vàng
Tép múi
Màu đỏ vàng mọng nước
Mùi
Mùi thơm đặc trưng
Vị
Ngọt đậm
II/Chỉ tiêu chất lượng.
(Hàm lượng các chất dịch trong quả)
Hàm lượng nước %
86.15 – 89.41
Hàm lượng vitamin, mg/100g
41.44 – 51.37
Hàm lượng Axit tổng số%
0.48 – 0.69
Độ Brix ( Độ ngọt )
9.05 – 11.52
Nguồn: Bản mô tả đặc thù Cam xã Đoài – Sở Khoa học công nghệ Nghệ An
Giống Cam xã Đoài chỉ đạt được các chỉ tiêu về cảm quan và hàm
lượng các chất dịch trong quả khi và chỉ khi nó được trồng tại vùng Xã Đoài,
nếu được trồng ở nơi khác nó không thể đạt được hàm lượng các yếu tố chất
lượng có trong quả được thể hiện trong bảng. Đây là một lợi thế cực kỳ lớn để
mang tính độc quyền trông sản xuất nhưng cũng là một hạn chế về diện tích khi
mở rộng quy mô sản xuất.
13
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận của đề tài
3.1.1.Một số khái niệm
a/Thương hiệu
Thuật ngữ “Thương hiệu” đến nay được sử dụng khá nhiều tuy nhiên
vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thương hiệu. (Sách: Thương
hiệu và nhà quản lý- TS. Nguyễn Quốc Thịnh; CN. Nguyễn Thành Trung)
Có phải thương hiệu là nhãn hiệu, hoàn toàn không có gì khác với nhãn
hiệu và đã được đăng ký bảo hộ vì vậy được pháp luật thừa nhận và có thể trao
đổi mua bán trên thị trường? Như vậy thực tế có những nhãn hiệu chưa được
đăng ký nhưng rất nổi tiếng và đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng: Cuđơ Hà
Tĩnh… Như vậy thương hiệu không chỉ bao hàm các yếu tố có trong nhãn hiệu
mà nó rộng hơn nhãn hiệu bao gồm các yếu tố khác như:khẩu hiệu, hình dáng,
và có sự khác biệt của bao bì, âm thanh…( Sách: Thương hiệu và nhà quản lýTS. Nguyễn Quốc Thịnh; CN. Nguyễn Thành Trung)
Có quan điểm khác cho rằng thương hiệu chính là tên thương mại nó
được dùng cho các doanh nghiệp, ví dụ: Honda, Yamaha …Theo quan điểm
này thì Honda là thương hiệu còn Ablade và @ là nhãn hiệu hàng hoá.Nói như
thế thì Sony là gì? Panasonic là gì ? …( Sách: Thương hiệu và nhà quản lý- TS.
Nguyễn Quốc Thịnh; CN. Nguyễn Thành Trung)
Lại có quan điểm lại cho rằng thương hiệu là thuật ngữ chỉ chung cho
các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hoá, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên xuất xứ hàng hoá…( Sách: Thương hiệu và
nhà quản lý- TS. Nguyễn Quốc Thịnh; CN. Nguyễn Thành Trung)