Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

giải pháp phát triển du lịch tỉnh bắc ninh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------***-------------

NGUYỄN THỊ HỒNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------***-------------

NGUYỄN THỊ HỒNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÃ SỐ: 60.34.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN LIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi
(ngoài phần đã trích dẫn).
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng

ii


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của của tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Lê Văn Liên, người thầy đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch
tỉnh Bắc Ninh, Cục Thống kê, UBND các huyện, thị xã, thành phố tại khu vực nghiên
cứu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục bảng .....................................................................................................vii
Danh mục viết tắt .................................................................................................viii
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................4
2.1 Cơ sở lý luận .....................................................................................................4
2.1.1 Các khái niệm................................................................................................. 4
2.1.2 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ........................... 19
2.1.3 Nội dung phát triển du lịch.......................................................................... 22
2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ............................................... 26
2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................32
2.2.1 Thực tiễn của việc phát triển du lịch ở một số quốc gia trên thế giới ...... 32
2.2.2 Thực tiễn công tác phát triển du lịch ở một số địa phương trong nước ......... 36
2.3 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................44
2.3.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới ................................ 44
2.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các khu du lịch ở Việt Nam ...................... 47
PHẦN III ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........48
3.1 Tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Ninh ..............................................................48
3.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 48
3.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn ....................................................................... 50
iv


3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 54
3.2 Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch ...............................................60
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................62
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 62
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu:......................................................................... 64
3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 64
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................64
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................66
4.1 Tổng quát chung về tình hình du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .....................66
4.1.1 Lượng khách, cơ cấu thị trường khách du lịch ......................................... 66
4.1.2 Mức chi tiêu và ngày lưu trú trung bình ..................................................... 69

4.1.3 Thu nhập và GDP du lịch ............................................................................ 71
4.2 Thực trạng phát triển du lịch theo chiều rộng ...................................................72
4.2.1 Thực trạng phát triển các loại hình du lịch................................................. 72
4.2.2 Thực trạng phát triển khu, điểm du lịch ..................................................... 77
4.2.3 Thực trạng phát triển các tuyến du lịch ...................................................... 83
4.3 Thực trạng phát triển du lịch theo chiều sâu .....................................................86
4.3.1 Nâng cao chất lượng các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch ................ 86
4.3.2 Hoàn thiện hơn về hệ thống dịch vụ du lịch và kết nối du lịch liên vùng ...... 102
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch tỉnh Bắc Ninh ......................................... 104
4.4.1 Lực lượng nhân lực phục vụ trong du lịch ............................................... 104
4.4.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .......................................................... 108
4.4.3 Đầu tư tuyên truyền - Quảng bá ................................................................ 112
4.4.4 Đầu tư phát triển du lịch ............................................................................ 113
4.5 Đánh giá phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ...................................................... 114
4.5.1 Ưu điểm ...................................................................................................... 114
4.5.2 Tồn tại ......................................................................................................... 115
4.6 Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh .................................. 117
4.6.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh .......................................... 117
4.6.2 Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ................................................ 118
v


4.7 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh .................................................... 122
4.7.1 Giải pháp phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch .............. 122
4.7.2 Nâng cao nhận thức về du lịch .................................................................. 124
4.7.3 Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Bắc Ninh ..................... 125
4.7.4 Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh
Bắc Ninh..................................................................................................... 127
4.7.5 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ du lịch ................................. 128
4.7.6 Giải pháp về vốn ........................................................................................ 129

4.7.7 Mở rộng thị trường du lịch ....................................................................... 131
4.7.8 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với kinh doanh du lịch
trên địa bàn tỉnh ................................................................................... 132
4.7.9 Giải pháp xúc tiến đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ........... 133
4.7.10 Bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường ................................... 135
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 136
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 136
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 139

vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Số lượng mẫu điều tra .................................................................................63

4.1

Lượng khách, cơ cấu thị trường khách du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014 .....68

4.2


Tình hình lưu trú và mức chi tiêu khách du lịch Bắc Ninh (2012-2014) .....69

4.3

Hiện trạng thu nhập từ du lịch của tỉnh Bắc Ninh (Giai đoạn 2012 - 2014) .........71

4.4

GDP theo các ngành kinh tế của Bắc Ninh ..................................................72

4.5

Thống kê loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................73

4.6

Thông kê khu du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................77

4.7

Thống kê điểm du lịch văn hoá lịch sử tại Bắc Ninh ...................................79

4.8

Thống kê tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .....................................83

4.9

Đánh giá của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ ..................................87


4.10

Đánh giá của du khách quốc tế về chất lượng dịch vụ .................................88

4.11

Đánh giá của các Công ty du lịch về chất lượng các dịch vụ du lịch ...........89

4.12

Phân bổ lao động trong du lịch..................................................................105

4.13

Phân bổ lao động ngành du lịch theo trình độ............................................107

4.14

Kết quả đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội của du khách ...................109

4.15

Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh (2012 - 2014) ......................110

4.16

Kinh phí quảng bá du lịch (2012 - 2014) ...................................................113

4.17


Dự báo lượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2020 .............119

4.18

Dự báo mức chi tiêu của khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2020... 120

4.19

Dự báo nhu cầu phòng nghỉ giai đoạn 2015 - 2020 ...................................120

4.20

Dự báo lao động phục vụ du lịch tại Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2020 ......121

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTLS

Di tích lịch sử

TTg

Thủ tướng

UNESCO

Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa
của Liên hợp quốc


NXB

Nhà xuất bản

KH

Kế hoạch

Tour

Chương trình du lịch

STT

Số thứ tự

ĐVT

Đơn vị tính

MICE

Du lịch kết hợp hội nghị, triển lãm, tổ
chức sự kiện

TNDL

Tài nguyên du lịch


CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSHT

Cơ sở hạ tầng

VTOS

Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

viii


PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu
trong đời sống văn hóa-xã hội. Du lịch đươc xem là một trong những ngành
kinh tế quan trọng hàng đầu vì lợi ích to lớn trong mọi mặt mà nó đem lại.
Nhiều thành phố, tỉnh thành trong cả nước trong đó có tỉnh Bắc Ninh đã coi
phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng để góp phần phát triển kinh tế
địa phương.
Là một tỉnh đồng bằng có diện tích không lớn với 822,7 km2 song với
bề dày lịch sử phát triển và những đặc điểm về địa lý, Bắc Ninh có tiềm năng
tài nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng với nhiều cảnh đẹp đã đi
vào thơ ca như Sông Cầu, núi Thiên Thai…cùng với hệ thống các di tích lịch
sử văn hóa gắn với các giá trị văn hóa tâm linh như đền Bà Chúa Kho… đặc
biệt là di tích chùa Dâu và chùa Bút Tháp cùng với di tích lịch sử và kiến trúc
nghệ thuật chùa Phật Tích, di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua

triều Lý là bốn di tích trong số 14 di tích trong cả nước đã được xếp hạng là di
tích quốc gia đặc biệt, di tích kiến trúc nghệ thuật. Ngoài ra, Bắc Ninh cũng là
vùng đất có các lễ hội truyền thống nổi tiếng như hội Đền Bà Chúa Kho, hội
Lim, lễ hội Kinh Dương Vương…và các làng nghề truyền thống như làng
tranh dân gian Đông Hồ, làng nghề đúc đồng Đại Bái, làng sơn mài Đình
Bảng….Đặc biệt là dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESSCO công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Vì vậy trong những năm qua du lịch tỉnh Bắc Ninh bước đầu đã có
được sự phát triển đáng ghi nhận như: lượng khách du lịch đến Bắc Ninh
ngày một tăng đóng góp vào GDP của tỉnh ngày một lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh các thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch, vị trí
địa lý thuận lợi cùng với sự đầu tư và quan tâm của các cấp lãnh đạo thì kết
1


quả đạt được của du lịch tỉnh Bắc Ninh cho đến nay vẫn chưa tương xứng với
nguồn lực, du lịch tỉnh Bắc Ninh đang gặp phải không ít những khó khăn, trở
ngại, thách thức. Để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh hiệu quả hơn trong tương
lai thì đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề. Đề tài: “Giải
pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020” hy vọng sẽ tìm ra
được những cơ sở khoa học nhằm cung cấp thông tin cơ bản về thực trạng,
nguyên nhân của các vấn đề tồn tại cần phải được giải quyết, trên cơ sở đó
đưa ra các giải pháp để giúp cho du lịch Bắc Ninh ngày càng phát triển.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời gian
qua, từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cho tỉnh Bắc Ninh đến năm
2020.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát

triển du lịch.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
du lịch tại tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động du lịch của tỉnh Bắc Ninh
- Những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch như vấn đề môi trường..
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung chủ yếu vào những
vấn đề sau:
- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch
2


- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch
- Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch Bắc
Ninh giai đoạn 2012-2014, để nhận diện các yếu tố hạn chế, các vấn đề còn
tồn tại, từ đó đề ra định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du
lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
* Về không gian và thời gian nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 20122014 làm căn cứ đánh giá để đưa ra giải pháp.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 03 năm 2014 đến năm 2015.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến.
Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất
thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy,
du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế
giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng. Du lịch gắn liền với nghỉ
ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới
mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống
nhau. Theo Tổng Cục Du lịch (2002)- Các văn bản Pháp luật về du lịch và
thanh tra du lịch, NXB Thống kê Hà Nội: “Du lịch là tổng thể các hiện tượng
và các mối quan hệ xuất phát từ sự giao lưu giữa du khách và các nhà kinh
doanh, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá trình thu hút
và đón tiếp khách”. Luật Du lịch Việt Nam 2005 và văn bản hướng dẫn thi
hành, NXB Chính trị quốc gia đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các
hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
2.1.1.2 Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là những người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi
của họ nhằm mục đích thỏa mãn tại nơi đến về nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí,
nâng cao hiểu biết, phục hồi sức khỏe. Có nhiều khái niệm khác nhau về
khách du lịch, tuy nhiên do hoàn cảnh thực tế của mỗi nước, dưới quan điểm
khác nhau của các học giả, các định nghĩa được đưa ra không hoàn toàn giống
nhau. Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB
4


Chính trị quốc gia đã đưa ra khái niệm về khách du lịch như sau: “Khách du

lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:
+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú ở Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
2.1.1.3 Khái niệm khu du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành,
NXB Chính trị quốc gia: “Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch ưu thế , nổi
bật về tài nguyên thiên nhiên được quy hoạch đầu tư phát triển, nhằm thỏa
mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi
trường”.
2.1.1.4 Khái niệm về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển
du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được
khai thác và ohục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo
Buchvakop - Nhà địa lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các
thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh
quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu
nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”. Xét dưới góc độ cơ cấu tài
nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Di sản thế giới
Đây được coi là tiềm năng lớn nhất và quan trong nhất, để phát triển du
lịch. Di sản văn hoá được hiểu là toàn bộ các tạo phẩm chứa đựng những giá
5



trị tích cục mà loài người đã đạt được trong xã hội thực tiễn do thế hệ trước
truyền lại cho thế hệ sau. Di sản văn hoá được chia ra làm hai loại:
Di sản văn hoá vật thể
- Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu dược hình thành do bàng tay
sáng tạo của con người, bao gồm: Hệ thống di tích lịch sử văn hoá, thể thống
danh lam thắng cảnh, thể thống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hoá phi vật thể
Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu dữ
bằng trí nhớ, chữ viết truyền miệng, truyền nghề, trình diễn, lễ hội truyền
thống, ý thức về y dược học, trang phục truyền thống….
Tính đến nay, Việt Nam có 6 di sản thế giới (trong đó di sản văn
hoá chiếm 4, đó là: Kinh Thành Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ
Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn). Nếu nhìn từ gốc độ kinh tế (nói chung) và
du lịch (nói riêng) thì di sản văn hóa là một tiềm năng mang lại nguồn
thu lớn cho đất nước.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá
trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh ). Trong chừng mực nhất định, mọi
hoạt động sống của con người trên lãnhthổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với
hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc
thu hút khách. Ở Việt Nam, động Phong Nha (Bố Trạch - Quảng Bình) được
coi là hang nước đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể tới như
động Tiên Cung , Đầu Gỗ (Hạ Long), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình),
Hương Tích (Hà Tây)…đang rất thu hút khách du lịch. Địa hình bờ bãi biển là
nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển (kho nước lớn của nhân loại). Do quá trình
bồi tụ sông ngòi, các đợt biểu tiến và lùi, thủy triều…đã tạo ra nhiều bãi tắm
đẹp, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển.
6



Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển
du lịch, nó tác động tới du lịch ở hai phương diện :
- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động
dịch vụ về du lịch .
- Một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch .
+ Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh .
+ Du lịch mùa đông: Du lịch thể thao .
+ Du lịch mùa hè: Du lịch biển, nói chung là phong phú.
Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Đối
với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Ở Việt Nam hiện có hơn
2.000km đường bờ biển, do quá trình chia cắt kiến tạo, do ảnh hưởng của chế
độ thủy triều và sóng mà dọc đất nước đã hình thành nhiều bãi tắm đẹp như
Sầm Sơn (Thanh Hóa) , Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),
Nha Trang (Khánh Hòa) .v.v. . . thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loại
hình du lịch thể thao như lướt sóng, khám phá đại dương ở Nha Trang (Khánh
Hòa). Bên cạnh đó, nước ta còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố
đồng đều trên lãnh thổ. Dọc bờ biển khoảng 20km gặp một của sông, có
khoảng 2.360 con sông có chiều dài trên 10 km trở lên. Điều này thuận lợi cho
việc phát triển du lịch đi thuyền thưởng ngoạn cảnh vật ở hai bên bờ sông kết
hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ. Chúng ta có thể kể tới
như đi thuyền trên sông Hồng, sông Hương, sông Cữu Long.v.v... Bờ biển
rộng kết hợp với mạng lưới sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấp những sinh
vật có giá trị phục vụ văn hóa ẩm thực và xuất khẩu du lịch tại chổ .
Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai
thác có sức hấp dẫn lớn khách du lịch. Du khách đến với các vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài
hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Nước ta có giới sinh
vật phong phú về thành phần loài. Nguyên nhân là do vị trí địa lý, nó như
7



làmột nơi gặp gỡ của các luồng di cư động và thực vật. Hiện nay chúng ta có
các vườn quốc gia phục vụ phát triển du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình),
Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bạch Mã (Huế),
Yondon (Đắc Lắc), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu),
hệ sinh thái Đầm Dơi (Cà Mau ), khu bảo tồn Tràm Chim (Đồng Tháp).
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do
con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng
du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Tiềm
năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao
thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đại bộ phận tài nguyên du
lịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên
tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến).
Di tích lịch sử văn hoá: là tài sản văn hoá quý giá của mỗ địa
phương, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Di tích được hiểu theo nghĩa
chung nhất là những tàn tích, dấu vết còn sót lại của quá khứ, là tài sản của
các thế hệ trước để lại cho các thế hệ kế tiếp. Ở Việt Nam, theo pháp lệnh
bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh công bố
ngày 04/04/1984 thì di tích lịch sử văn hoá được quy định chư sau:
“Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ
vật, tài liệu và các tác phẫm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như
có gía trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến sự kiện lịch sử, quá trính phát
triển văn háo xã hội”
Các bảo tàng: là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri
thức, chấn hưng tinh hoa truyền thống. Mục 3, Luật di sản văn hoá : “Bảo
tàng là nơi bào quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội
nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục tham quan quan”. Chính các bảo
tàng cũng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

8


Tính đến năm 2001, cả nước có ta có 117 bảo tàng và cơ quan làm công
tác bảo tàng. Chúng ta có thể kể ra một số bảo tàng tiêu biểu như: Bảo tàng Hồ
Chi Minh, Bảo tàng lịch sự Việt Nam, Bảo tàng quân đội, Bảo tàng văn hoá các
dân tộc, Bảo tàng Hải dương học…
Lễ hội: Bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ mùa nào cũng
có những ngày lễ hội. Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn
ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại
những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp
để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên thần thánh và
con người với xã hội. Các lễ hội có sứa hấp dẫn du khách không kém gì các di
tích lịch sự văn hoá.
Các yếu tố của lễ hội ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch:
- Yếu tố thời gian: Các lễ hội nhìn chung thường diễn ra vào mùa xuân,
thời điểm bắt đầu mỗi năm mới con người có thời gian rảnh rỗi nên họ đi lễ
ngoài cầu lộc, cầu may còn là cách để nạp một nguồn năng lượng mới.
- Quy mô lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau điều này ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và khả năng thu hút khách. Ở Việt Nam,
các lễ hội có quy mô lớn như: Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội yên Tử, lễ hội chùa
Hương thu hút một lượng khách rất lớn.
- Lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều đó
cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch.
2.1.1.5 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với
việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,
một vùng hay một quốc gia nào đó.
Như vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ phận

sau (xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến đi du lịch):
9


- Dịch vụ vận chuyển;
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống;
- Dịch vụ tham quan, giải trí;
- Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
Theo luật Du lịch Việt Nam (2005) và văn bản hướng dẫn thi hành,
NXB Chính trị quốc gia: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết
để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch
Theo luật Du lịch Việt Nam (2005) và văn bản hướng dẫn thi hành,
NXB Chính trị quốc gia: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ
hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và
những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Có hai loại sản phẩm du lịch cơ bản:
- Sản phẩm du lịch hữu hình, tồn tại ở dạng vật thể : Ví dụ: Đồ lưu
niệm, các món ăn, đồ uống khách du lịch sử dụng trong nhà hàng... Sản phẩm
dạng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sản phẩm du lịch nói chung.
- Sản phẩm du lịch vô hình, tồn tại ở dạng phi vật thể và chỉ có thể biết
được thông qua cảm nhận của khách du lịch. Dạng sản phẩm này mang tính
dịch vụ bao gồm:
Các hoạt động dịch vụ du lịch rất phong phú, có thể chia các hoạt động
dịch vụ du lịch thành các nhóm sau:
- Dịch vụ lữ hành;
- Dịch lưu trú;
- Dịch vụ vận chuyển khách du lịch;
- Dịch vụ ẩm thực;
- Dịch vụ mua sắm;

- Dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn;
- Dịch vụ vui chơi, giải trí;
10


- Dịch vụ phụ trợ.
Sản phẩm du lịch là tập hợp tất cả các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch có sự khách biệt với sản phẩm
thông thường khác:
- Sản phẩm du lịch thường mang tính vô hình, nó được bán trước khi
khách du lịch nhìn thấy, khách hàng không thể thử nghiệm được như những
hàng hóa thông thường khác.
- Sản phẩm du lịch thường ở xa nơi cư trú thường xuyên của khách trong
khi hàng hóa khác thường ở gần và thuận lợi cho nhu cầu tiêu dùng của khách.
- Sản phẩm du lịch được tạo ra bởi nhiều ngành kinh doanh khác nhau
như: kinh doanh lữ hành, kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, kinh doanh vận
chuyển khách du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí... do vậy với du lịch để tạo ra
một sản phẩm đồng nhất là rất khó khăn.
- Sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Sản phẩm du lịch
được tạo ra gắn với tài nguyên du lịch, không thể đưa sản phẩm du lịch đến
nơi có du khách mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch
đển thỏa mãn nhu cầu du lịch của mình thông qua việc tiêu dùng các sản
phẩm du lịch.
- Sản phẩm du lịch không thể cất trữ, tồn kho như các hàng hóa thông
thường khác, quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch là đồng thời, do
vậy khó khăn để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du
lịch. Hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính thời vụ nên việc tiêu
dùng sản phẩm du lịch thường xuyên không diễn ra đều đặn mà chỉ có thế
trong thời gian nhất định.
2.1.1.6 Phân loại du lịch

* Căn cứ theo môi trường tài nguyên
- Du lịch văn hóa:

11


Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống. Trong những năm gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản
phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc
tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội
truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối
với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới.
"Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất
phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo
quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt
Nam. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên
những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ
hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội
văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên
Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan
những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)... là những hoạt động của
du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số
đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt
Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của
Chính phủ Pháp. Festival Huế 2004 là lần thứ ba VN có dịp giới thiệu với du
khách về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế
- một di sản phi vật thể vừa được UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam
Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay. Ngoài ra, lễ
hội dân gian này còn có sự tham gia của các nước Pháp, Trung Quốc...

- Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với
bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát
triển bền vững.
12


Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển tương đối muộn. Hoạt động du lịch
chỉ thực sự diễn ra sôi nổi từ sau năm 1990 gắn liền với chính sách mở cửa của
Đảng và Nhà nước. Hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn và vườn
quốc gia và du lịch biển đóng góp một tỷ trọng lớn. Các số liệu thống kê ở một
số vườn quốc gia như Cúc Phương, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Mă ... các khu bảo
tồn thiên nhiên như Phong Nha- Kẻ bàng, Hồ kẻ gỗ... bình quân mỗi năm tăng
50% khách nội địa và 30 % khách quốc tế. Trong giai đoạn từ 1995 - 1998 du
lịch sinh thái đạt tăng trưởng 16,5%.
Du lịch sinh thái ở Việt nam cũng đă có những đóng góp lớn cho sự
phát triển cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường. Nhờ phát triển du lịch
sinh thái mà đồng bào một số dân tộc, cư dân sinh sống trong vùng đệm các
vườn quốc gia, khu bảo tồn có được việc làm, nâng cao mức sống, các lễ hội,
tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và phát triển.
* Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ
- Du lịch quốc tế
Được hiểu là chuyến đi từ nước này sang nước khác. Ở loại hình du
lịch này, khách du lịch phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
Du lịch quốc tế chia làm hai loại:
- Du lịch nội địa
Chuyến đi của người du lịch từ chỗ vùng này sang chỗ khác nhưng
trong phạm vi đất nước mình chi phí bằng tiền nước mình. Điểm xuất phát và
điểm đến nằm trong lãnh thổ nước mình. Loại hình du lịch này phát triển ở
các nước đang phát triển và kém phát triển. Nguyên chủ yếu là do điều kiện

kinh tế của người dân.
* Căn cứ theo vị trí địa lí
Một đặc điểm quan trọng của du lịch hiện đai và có ý nghĩa lớn đối với
phân bố là tính chất giải trí đối lập nhau tức là người du lịch thường tìm tới

13


môi trường đố lập với nơi họ thường sinh sống. Đặc điểm này là một nhân tố
quan trọng quyết định các loại hình xét theo vị trí địa lí sau:
- Du lịch nông thôn
Loại hình này mới phát triển trong những năm gần đây. Ở Việt Nam,
nếu phát triển được loại hình du lịch này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng
cao mức sống của người dân.
Thông qua hoạt động sản xuất nông dân đóng góp vào tính thu hút của
môi trường nông thôn: cảnh quan được gìn giữ. Đối với các người hoạt động
đón tiếp ở nông trại, họ đã tham gia vào sự đa dạng hóa cung cấp du lịch.
Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều
kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau:
việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương. Phải có
các làng - nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại-quán ăn,
các khách sạn, các nơi cắm trại… Các khung cảnh khác nhau của các địa
phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn.
- Du lịch thành thị
Khách du lịch muốn tham quan những thành quả của sự phát triển kinh
tế, xã hội với những toà nhà cao tầng, những nhà máy, công viên, các công
trình kiến trúc đồ so và đi mua sắm. Đối tượng khách chủ yếu là những người
sống ở nông thôn, những người sống ở thành phố cấp II, III, cá thị xã (đối với
du lịch nội địa), khách du lịch ở các nước kém phát triển và đang phát triển
(đối với du lịch quốc tế).

- Du lịch biển
Hiện nay, du lịch biển đón một lượng khách lớn trên phạm vi thế giới.
Người ta cho rằng một bãi biển đep, thu hút khách du lịch phải hội tụ các yếu
tố: Sun (ánh nắng) – Sea (biển) – Sand (cát) . Các bờ biển đẹp, nước trong
xanh, cát trắng mịn, luôn chan hoà ánh nắng là điều kiện hấp dẫn khách du

14


lịch. Nhìn chung các nước vùng nhiệt đới là các nước phát triển mạnh về du
lịch biển.
- Du lịch miền núi
Hiện nay du lịch biển đang thu hút lượng khách tham quan nhiều nhất
nhưng trong tương lai thì du lịch nghỉ núi sẽ chiếm ưu thế. Du lịch nghỉ núi
thường gắn với hoạt động thể thao, chữa bệnh, hoà mình vào thiên nhiên để
thư giãn, lấy lại sự thăng bằng về tâm lí.
Các điểm nghỉ mát Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt, Ba Vì… là những điểm
nghỉ dưỡng núi đã xuất hiện khá lâu ở nước ta. Ngoài loại hình này, do tính
độc đáo và tương phản cao, miền núi còn rất thích hợp cho việc xây dựng và
phát triển các loại hình du lịch tham quan, cắm trại, mạo hiểm…
* Căn cứ theo hình thức tổ chức
- Du lịch cá nhân
Khách tự chọn cho mình một chương trình tham quan nghỉ ngơi trong số
rất nhiều chương trình du lịch do nhà tổ chức kinh doanh ấn định hoăc tự vạch
ra chuyến hành trình, kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống tuỳ nghi.
- Du lịch theo đoàn
Loại hình này thường gắn với việc kinh doanh ở các công ty lữ hành.
Khách được tổ chức đi tập thể theo một chương trình định sẵn, cùng phương
tiện vẩn chuyển, cùng một HDV và thường trả theo giá trọn gói.
* Căn cứ theo phương thức hợp đồng

- Du lịch trọn gói
Khách du lịch thường kí hợp đồng trọn gói với các công ty lữ hành khi
muốn tham gia vào một tuyết du lịch với một số tiền nhất định. Thường các
các dịch vụ trọng gói mà công ty lữ hành liên kết với các đơn vị kinh doanh
khác nhau cung cấp cho khách đó là:
Dịch vụ lưu trú
Dịch vụ vận chuyển
15


Dịch vụ ăn uống
Dịch vụ hướng dẫn
Dịch vụ bảo hiểm
Vé tham quan
Như vậy khách sẽ được công ty lữ hành lo cho hết các quy trình và
nhiệm vụ chính là thưởng thức, cảm nhận các dịch vụ.
- Du lịch từng phần
Du khách chọn một hay vài dịch vụ của các công ty du lịch, có thể là
dịch vụ lưu trú, có thể là dịch vụ ăn uống, có thể là vận chuyển .v.v. Còn lại
khách tự tổ chức và liên hệ các dịch vụ khác nhau hay tự mình có.
* Căn cứ theo phương tiện vận chuyển
- Du lịch đường bộ
Du lịch xe đạp: Vừa kết hợp tham quan và thể thao. Bên cạnh đó du
khách có thể xâm nhập dể dàng với cuộc sống dân bản xứ và đi tới những nơi
đường sá chưa phát triển. Loại hình nay chủ yếu xuất hiện và được ưa chuộng
ở châu Âu, đặc biệt ở các nước có địa hình bằng phẳng như Hà Lan, Đan
Mạch. Đối với khách nước ngoài tại Việt Nam, còn đối với người Việt Nam
thì rất hiếm, chỉ có một số cơ sở làm dịch vụ cho khách là người nước ngoài
thuê xe đạp, xe gắn máy đi du lịch (phố Phạm Ngũ Lão – Tp.Hồ Chí Minh).
Du lịch xe ôtô: Loại hình du lịch này gắn liền với kĩ nghệ sản xuất xe

hơi. Sử dụng ôtô có thể đi được nhiều nơi, thích hợp với nhiều dạng địa hình.
Các gia đình thường dùng ôtô nghỉ ngơi cuối tuần. Đặc biệt sự phát triển du
lịch nội địa gắn liền với loại hình du lịch ô tô du lịch ôtô.
- Du lịch đường không
Là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu của
khách, có thể tới tham quan, nghỉ dưỡng tại những nước, những vùng xa xôi
nhất, tranh thủ sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần trong thời gian di chuyển
ngắn nhất.
16


×