Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

giải pháp phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao tại huyện hải hậu, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

HOÀNG THANH THỦY

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA THƠM
CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN HẢI HẬU,
TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

HOÀNG THANH THỦY



GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA THƠM
CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN HẢI HẬU,
TỈNH NAM ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ

: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Hoàng Thanh Thủy


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất
cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cám ơn tới thầy giáo – PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng - người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Kinh tế Tài
nguyên và môi trường; các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn;
Viện sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam (VAAS) đã tạo điều kiện cho tôi được đi học; Uỷ ban nhân dân, Hội đồng
nhân dân, Phòng Địa chính, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện Hải
Hậu, Nam Định; Uỷ ban nhân dân và bà con các xã: Hải Trung, Hải Toàn và Hải
Lý đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và nghiên cứu
tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp
và bạn bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng
như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2015

Tác giả luận văn

Hoàng Thanh Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng

iii
iv
vi
vii

Danh mục sơ đồ
Danh mục biểu đồ

Danh mục hình

ix
ix
ix

PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung

1
1
3
3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3
3
3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

3

4
5
5

2.1.1 Một số khái niệm kinh tế cơ bản
2.1.2 Khái niệm và vai trò của phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao
2.1.3 Nội dung phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao.
2.1.4
2.2
2.2.1
2.2.2

5
12
15

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao 20
Cơ sở thực tiễn của đề tài về phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao27
Tình hình phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao trên thế giới
27
Tình hình phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao ở Việt Nam.
33

2.2.3 Một số chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển lúa thơm chất
lượng cao
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

35
39

39

3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2 Phương pháp nghiên cứu

39
45
49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.3

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp phân tích số liệu
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

49
50
52
53


3.3.1 Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao theo chiều rộng 53
3.3.2 Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao theo chiều sâu 53
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
54
4.1

Khái quát tình hình phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao của huyện
Hải Hậu
54
4.1.1 Quá trình sản xuất lúa thơm chất lượng cao tại huyện Hải Hậu
54
4.1.2 Tình hình sản xuất lúa thơm chất lượng cao tại các hộ điều tra
57
4.2 Các hoạt động phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao tại huyện
4.2.1 Hoàn thiện quy hoạch sản xuất lúa thơm chất lượng cao.
4.2.2 Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông

63
63
64

Cung ứng giống và vật tư
Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng Hiệp hội gạo thơm chất lượng cao
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa thơm chất lượng cao

71
72
77
78


4.2.3
4.2.4
4.2.5
4.3

4.3.1 Điều kiện kinh tế nông hộ
4.3.2 Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng
4.3.3 Ảnh hưởng trong tiêu thụ sản phẩm

78
80
81

4.3.4 Ảnh hưởng của cơ chế chính sách
82
4.4 Cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao ở
huyện Hải Hậu
83
4.5 Định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao
tại huyện Hải Hậu
84
4.5.1 Định hướng phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao tại huyện Hải Hậu 84
4.5.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất lúa thơm chất lượng cao trên
địa bàn huyện Hải Hậu
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị

85

90
90
91

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

93
96

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
BVTV
CBNS
CC
CN-TTCN
CN-TTCN-XD
CNH,HĐH
DNCB
DT
ĐBSCL
ĐBSH
ĐVT

Bình quân

Bảo vệ thực vật
Chế biến nông sản
Cơ cấu
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
Doanh nghiệp chế biến
Diện tích
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Đơn vị tính

FAO
GTSX
HND
HTX

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc
Giá trị sản xuất
Hội nông dân
Hợp Tác Xã

IRRI
KH
KHKT
LĐNN
NN
NN&PTNT
PTSX
SL

SX
SXNN
TD
TM-DV
TTKN
TW
UBND
WTO

Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế
Khách hàng
Khoa học kỹ thuật
Lao động nông nghiệp
Nông Nghiệp
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phát triển sản xuất
Số lượng
Sản xuất
Sản xuất nông nghiệp
Tiêu dùng
Thương mại- Dịch vụ
Trung tâm khuyến nông
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi



DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Dự báo tình hình sản xuất lúa gạo thế giới đến năm 2030

25

2.2

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới từ 1990 - 2009

31

3.1

Tình hình sử dụng đất của huyện Hải Hậu qua 3 năm (2011 – 2013)

43

3.2

Tình hình dân số và lao động của huyện Hải Hậu qua 3 năm (2010-2013)


46

3.3

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Hải Hậu qua 3 năm 2010 - 2013.

48

3.4

Đối tượng và mẫu điều tra được chọn

51

4.1

Diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn huyện từ năm 2011- 2013

55

4.2

Biến động về diện tích, năng suất, sản lượng lúa thơm chất lượng
cao năm 2011 – 2013

56

4.3


Thông tin chung về hộ điều tra

58

4.4

Giống lúa thơm chất lượng cao sản xuất tại hộ năm 2014

59

4.5

Đất nông nghiệp, vốn và tài sản cho sản xuất lúa thơm chất lượng cao

59

4.6

Chi phí sản xuất lúa thơm chất lượng cao theo diện tích lúa thơm
bình quân một hộ điều tra

61

4.7

Phân phối sản phẩm lúa thơm chất lượng cao tại các hộ

63

4.8


Quy hoạch sản xuất lúa thơm chất lượng cao của huyện Hải Hậu
đến năm 2020

64

4.9

Tình hình tập huấn hỗ trợ kỹ thuật ở huyện Hải Hậu

65

4.10

Mức độ tham gia tập huấn về sản xuất lúa thơm chất lượng cao

66

4.11

Ý kiến đánh giá của người tham gia tập huấn về sản xuất lúa thơm
chất lượng cao

70

4.12

Thông tin các đầu vào trong sản xuất bình quân/hộ

71


4.13

Cơ cấu mua giống và vật tư của các hộ điều tra

71

4.14.

Tình hình tiêu thụ lúa ở các hộ điều tra năm 2014

73

4.15

Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa thơm tại các hộ

74

4.16

Hiệu quả sản xuất lúa thơm chất lượng cao khi tham gia và không
tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám Xoan của các hộ điều tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

77
Page vii



4.17

Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến phát triển sản xuất lúa thơm
chất lượng cao của các hộ điều tra

4.18

78

Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến phát triển sản xuất lúa thơm
chất lượng cao của các hộ điều tra

79

4.19

Đánh giá của hộ gia đình về cơ sở hạ tầng (%)

80

4.20

Tình hình tiêu thụ lúa thơm chất lượng cao ở các hộ điều tra

81

4.21

Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao


83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hình

Tên hình

Trang

3.1

Ma trận phân tích SWOT

53

4.1

Kênh tiêu thụ lúa thơm chất lượng cao ở Hải Hậu

73

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ
2.1


Tên biểu đồ

Trang

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa thế giới giai đoạn 1990-2009

32

DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Vai trò của sản xuất lúa thơm chất lượng cao

14

3.1

Bản đồ địa lý huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định

39

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa gạo là cây lương thực quan trọng ở nước ta, là sản phẩm nông nghiệp
của đại đa số người nông dân. Lúa gạo không chỉ đóng vai trò cung cấp lương
thực mà còn giải quyết việc làm cho người dân. Năm 2013, sản xuất lúa gạo
chiếm 30% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa đạt 7,9
triệu ha, sản lượng đạt 44,1 triệu tấn, lượng gạo xuất khẩu đạt 6,68 triệu tấn và trị
giá xuất khẩu đạt 2,89 tỉ USD (GSO 2013, 2014).
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đặc biệt là việc tham gia vào các hiệp
định thương mại như FTA, TPP,... đã tạo cơ hội cho lúa gạo Việt Nam thâm nhập
một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu. Tuy nhiên đây không
chỉ là cơ hội cho ngành sản xuất gạo trong nước mà còn là thách thức về khả
năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam, đặc biệt là chất lượng, an toàn thực phẩm
và mức độ định vị sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Nhìn chung, năng suất và sản lượng lúa gạo của nước ta hiện nay đã đạt
đến mức trần vì lợi nhuận không có nhiều cơ hội tăng thêm, do vậy để nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa gạo cần phải tái cơ cấu lại ngành lúa gạo.
Trong đó định hướng phát triển lúa gạo thơm chất lượng cao và thực phẩm chế
biến từ gạo là hết sức cần thiết.
Nhu cầu lúa gạo thơm chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ lúa gạo
thơm chất lượng ở trong và ngoài nước hiện nay là rất lớn. Mặt khác, các giống
lúa thơm chất lượng cao được người nông dân rất ưa chuộng do có giá trị dinh
dưỡng và kinh tế cao, dễ tiêu thụ và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.
Năm 2014 là năm xuất khẩu gạo thơm Việt Nam đạt hơn 800.000 tấn với giá
trung bình 600 đô la/tấn (trong khi gạo thơm Hom Mali của Thái Lan từ 1.065-

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 1


1.075 đôla/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515-1525 đô la/tấn), có thể thu hút nông
dân trồng nhiều lúa thơm chất lượng cao trong những năm tới.
Ngoài vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa thơm chất lượng
cao cũng được các vùng sinh thái khác trong cả nước quan tâm. Ở khu vực Bắc
Trung bộ và đồng bằng sông Hồng, các giống lúa thơm chất lượng cao như: HT1,
Hương Cốm, Tám thơm đột biến, ĐS1, AC5, T10, TL6, HT6, HT9, Bắc thơm số
7, LT2, Hương Chiêm, Nếp 97, Nàng Xuân,…vv. Ở các tỉnh phía Nam có các
giống: Nàng Hương 2, ST5, OM4900, OM2517, OM6161, OM6162, OM5472,
OM5451, VN121, ML48,...Tuy nhiên, sản xuất lúa thơm chất lượng cao ở đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ chỉ mới dừng lại ở bước tiêu
thụ nội địa và tại chỗ là chính.
Nam Định là một trong những tỉnh sản xuất lúa lớn nhất của vùng đồng
bằng Sông Hồng và có truyền thống sản xuất giống lúa thơm chất lượng cao nổi
tiếng như Tám Xoan Hải Hậu, nếp Quần Liêu (Nghĩa Hưng), Dự Hương Nam
Mỹ (Nam Trực). Cũng như các tỉnh khác vùng đồng bẳng Sông Hồng, trong thập
niên 90 do sức ép về dân số, nông dân tỉnh Nam Định nói chung và huyện Hải
Hậu nói riêng đã chuyển phần lớn diện tích đất sản xuất lúa thơm sang sản xuất
các giống lúa có năng suất cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với
sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật nên nhiều hộ nông dân
huyện Hải Hậu nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung đã và đang chuyển dần
sang sản xuất các giống lúa thơm chất lượng cao, năng suất cao nhằm đáp ứng
nhu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường ngày càng cao. Tuy nhiên, xét về
cơ cấu và chất lượng giống lúa hiện nay, ở địa phương vẫn còn thiếu bộ giống lúa
thơm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thực tế trên cho thấy, việc phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao sẽ
giúp làm tăng thu nhập, tăng lợi nhuận cho nông dân trong chuỗi giá trị sản xuất

lúa gạo. Đây cũng là mong muốn của xã hội và các cấp quản lý nhà nước. Xuất
phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn trên chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài:
“Giải pháp phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao tại huyện Hải Hậu,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


tỉnh Nam Định”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao
trên địa bàn huyện Hải Hậu từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm phát
triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao ở địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lúa thơm
chất lượng cao;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao ở Hải Hậu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa thơm chất
lượng cao ở Hải Hậu;
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao
ở Hải Hậu trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất lúa thơm chất lượng cao ở huyện Hải Hậu những
năm qua như thế nào?
- Những yếu tố khách quan và chủ quan nào ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất lúa thơm chất lượng cao trong thời gian qua trên địa bàn huyện?
- Phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao ở Hải Hậu trong thời gian tới
có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Cần có giải pháp nào để phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao ở

Hải Hậu trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những giải pháp về kỹ thuật, kinh tế, cách quản lý có liên
quan đến phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao ở huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Đề tài tập trung phân tích thực trạng tình hình sản xuất và đánh giá
hiệu quả kinh tế của các giống lúa thơm chất lượng cao tại huyện Hải Hậu; phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng các giống lúa thơm chất
lượng cao tại huyện Hải Hậu;
+ Phạm vi không gian: trên phạm vi huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và
các điểm được lựa chọn.
+ Phạm vi thời gian: thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho
đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê
của tỉnh, huyện từ năm 2008-2013 và số liệu điều tra các hộ về sản xuất và tiêu
thụ lúa thơm chất lượng cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm kinh tế cơ bản
2.1.1.1. Một số quan điểm về tăng trưởng và phát triển
* Tăng trưởng
Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm đôi khi được coi là đồng nghĩa
nhưng thực chất chúng có nội dung khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với
nhau. Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển
không những nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất
lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải.
Tăng trưởng là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhà quản lý, các nhà
hoạt động chính trị... thường xuyên sử dụng. Tăng trưởng được hiểu là sự gia
tăng về mặt số lượng của một sự vật hiện tượng nhất định. Tăng trưởng kinh tế là
sự tăng lên về quy mô số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ (sản lượng) của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) (Lưu Đức Hải,
2001), (Vũ Thị Ngọc Phùng, 1997). Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của
một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một ngành tăng lên điều đó được coi là tăng
trưởng kinh tế. Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng
trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng
với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các
thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá
trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu : Tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) hoặc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và được tính cho toàn thể nền kinh
tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Như vậy, tăng trưởng là sự gia tăng thu
nhập quốc dân và sản xuất quốc dân hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc
dân tính theo đầu người. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối
với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5



Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh
suy của một quốc gia, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để khắc phục đói
nghèo, lạc hậu; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; là
điều kiện để tăng thêm việc làm, giảm thất nghiệp; củng cố quốc phòng an
ninh,… Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Do
đó, nếu không đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì trong xã hội
sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rất nan giải.
Tuy nhiên, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn. Nếu tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn nền kinh tế đến
"trạng thái quá nóng", lạm phát sẽ xảy ra, làm cho kinh tế xã hội thiếu bền vững.
Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức cần thiết thì phải có sự phối hợp
đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển vi mô, kết hợp nhân tố khách quan
và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy luật kinh tế và sử dụng các công cụ đòn
bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc làm... Trong điều kiện kinh tế thị trường toàn
cầu như hiện nay, mỗi nước không thể tự đóng khung mình lại mà phải trao đổi,
giao lưu và hội nhập với thế giới bên ngoài, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, đẩy
mạnh xuất - nhập khẩu, tổ chức kinh tế theo hướng mở có kiểm soát.
* Phát triển
Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi
đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất.
Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan không tồn tại trong trạng thái
bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong.
Phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy.
Điều đó có nghĩa là bất kì một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng
như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển
sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và
không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng
thái của bất kì sự vật hay hiện tượng nào cũng đều được quyết định không chỉ bởi
các mối liên hệ bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài. Nguồn gốc của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức phát
triển là chuyển hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất. Chiều
hướng phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc.
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo
Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng
mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng
trong xã hội” (Vũ Thị Ngọc Phùng, 1997). Còn theo Lưu Đức Hải: “Phát triển là
một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế,
chính trị, kỹ thuật, văn hoá,...” (Lưu Đức Hải, 2001).
Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều lý thuyết về sự phát triển. Mặc dù
có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nói chung đều cho rằng phát triển kinh tế là
khái niệm toàn diện hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Đối với mỗi xã hội, thông
thường nói tới phát triển là nói tới sự đi lên, sự tiến bộ của toàn xã hội một cách
toàn diện.
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: "Phát triển kinh tế
được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ
về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó
là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia" (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
* Sản xuất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất
xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con

người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở
của sự tồn tại và phát triển của xã hội (Học Viện chính trị Quốc gia, 2002).
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất
con người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làm thay
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những của cải
vật chất khác phục vụ cuộc sống.
Phát triển sản xuất là bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngày càng
nhiều sản phẩm, năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Phát triển sản xuất
bao gồm cả phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Phát triển sản xuất bằng cách tăng số
lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản
cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện một
nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử
dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển sản xuất
theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi
trọng phát triển sản xuất theo chiều sâu. Tuy nhiên, phát triển sản xuất theo chiều
rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương
hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Phát triển sản xuất chủ yếu nhờ đổi
mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ
chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các
nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát
triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế
giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công

nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng
chuyển sang phát triển sản xuất theo chiều sâu. Kết quả phát triển sản xuất theo
chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao
động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất
xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người.
Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan có
tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển sản xuất theo chiều rộng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


vẫn còn có vai trò quan trọng. Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc hậu, đuổi
kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các nước
trong khu vực, phát triển sản xuất theo chiều sâu phải được coi trọng và kết hợp
chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện có
cho phép.
* Phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980
trong chiến lược bảo tồn thế giới với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cần phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học"
(Nguyễn Đức Chiện, 2005).
Khái niệm về phát triển bền vững đã được phổ biến rộng rãi vào năm 1987
nhờ báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và
Phát triển - WCED. Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có
thể đáp ứng được những yêu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" ( Nguyễn Đức Chiện, 2005)
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio

De Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền
vững tổ chức ở Johannesburg (Nam phi) năm 2002 đã đưa ra quan điểm chung về
phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp
chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế hiệu
quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.
- Phát triển bền vững về kinh tế: thể hiện phát triển có hiệu quả các nguồn
lực hiện có của mỗi vùng, tăng quy mô của GDP, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Phát triển bền vững về xã hội: biểu hiện đời sống tinh thần được nâng lên
không ngừng về bảo đảm dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, bình đẳng cơ
hội việc làm, bình đẳng thu nhập hưởng thụ cho mọi tầng lớp dân cư của vùng
lãnh thổ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


- Phát triển bền vững về môi trường: bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý,
giảm thiểu lãng phí tài nguyên gây suy thoái, phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn
với bảo vệ môi trường, sinh thái.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


Phát triển bền vững bao hàm cả phát triển kinh tế - xã hội, phải đảm bảo
sức chứa hợp lý của lãnh thổ, nếu không sẽ dẫn đến sự quá tải trong phát triển,
phát triển nóng, phá vỡ hệ thống lãnh thổ về môi trường, bố trí sản xuất, bố trí
dân cư. Yêu cầu về đảm bảo sức chứa vùng là khi đưa các hoạt động sản xuất,

lao động, dân cư vào vùng phải được tính toán khả năng sức chứa hợp lý về các
điều kiện cấp nước, đất đai cho xây dựng, môi trường, sinh thái,... Bố trí sản xuất
phải được lựa chọn, cân nhắc nhằm tạo ra sự hài hoà, thông thoáng. Một lãnh thổ
phát triển quá dày đặc sẽ bị kìm hãm phát triển (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006)
Để giải quyết được những vấn đề trên, tất cả các thành phần kinh tế - xã
hội, chính quyền, các tổ chức xã hội,... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục
đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
- Quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam
Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất
sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ đại hội III
năm 1960, đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “Tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội VII thông qua Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 1991 - 2000 nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn
liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường”. Đại
hội VIII nêu bài học “tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 thông qua tại đại hội IX năm 2000 và
“Chương trình nghị sự 21 của Việt nam” năm 2004 khẳng định “Phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Đại hội X nêu bài học về phát triển
nhanh và bền vững, trong đó ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã hội, môi
trường còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ và
xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là “Phấn đấu tăng
trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát
triển con người”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11



Tóm lại, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao
gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống,
cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền
công dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật
chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
2.1.2. Khái niệm và vai trò của phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao
2.1.2.1. Khái niệm lúa thơm chất lượng cao
- Chất lượng: là những đặc tính phù hợp với công dụng của sản phẩm đó.
Khi trình độ sản xuất phát triển hơn chất lượng được hiểu là những đặc tính của
sản phẩm phải thỏa mãn những yêu cầu do tiêu chuẩn đề ra. Chất lượng phải thỏa
mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
Hiện nay, định nghĩa tổng quát về chất lượng: Chất lượng của hàng hóa,
dịch vụ là một tập hợp những đặc tính, chỉ tiêu phản ánh giá trị sử dụng của hàng
hóa trong điều kiện sản xuất, tiêu dùng nhất định và thỏa mãn tốt đa yêu cầu của
người dùng.
Về mặt lý thuyết, lúa gạo cũng là một loại hàng hóa do đó chất lượng gạo
cũng phải thỏa mãn khái niệm chất chất lượng hàng hóa và dịch vụ.
- Lúa thơm: lúa thơm là một trong những dạng chính của lúa gạo. Lúa
thơm có dạng hạt trung bình đến dài và được biết đến với hương thơm và hương
vị của nó. Hương vị mà lúa thơm có được là nhờ hợp chất hóa học 2-acetyl-1pyrroline. Các giống lúa thơm bao gồm: basmati, jasmine, Texmati, Tulaipanji,
Wehani và pecan hoang dã. Khi nấu chín hạt cơm sáng mịn.
- Lúa gạo thơm chất lượng cao: lúa gạo được sản xuất từ những giống lúa
có chất lượng gạo cao, đặc sản như hạt dài (chiều dài hạt gạo ≥ 6,6mm), mềm
cơm (hàm lượng amylose trong khoảng 20,1 - 25% ít bạc bụng (độ bạc bụng cấp
1) có mùi thơm đặc trưng.
- Chất lượng hạt lúa biểu thị các đặc tính khác nhau đến các nhóm khác
nhau trong hệ thống sau thu hoạch (Juliano và Duff, 1989), mặc dù giống là yếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12



tố chính góp phần vào chất lượng hạt. Tuy nhiên xử lý tốt sau thu hoạch cũng
góp phần vào việc cải thiện chất lượng hạt lúa.
- Hạt giống lúa tốt: hạt giống lúa tốt là hạt giống được sản xuất theo đúng
quy trình sản xuất giống và phải được các cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận đạt
tiêu chuẩn. Vì vậy, nếu chúng ta có giống chất lượng thôi vẫn chưa đủ, mà giống
lúa chất lượng đó phải được sản xuất từ hạt giống lúa tốt.
2.1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao
- Giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lực lượng lao động ở khu vực
nông thôn
Trong bài báo mang tiêu đề (headline) "Rice: Why It's So Essential for
Global Security and Stability" (Lúa gạo: Tại sao lại cần thiết cho sự an toàn và
ổn định của thế gới), Ronald Cantrell, Tổng giám đốc (Director General) Viện
Nghiên cứu Lúa Quốc tế (International Rice Research Institute - IRRI) đã đưa ra
một loạt những lý do chính để trả lời cho vấn đề này. Theo Cantrell, không một
hoạt động kinh tế nào nuôi sống nhiều người và hỗ trợ nhiều gia đình bằng việc
sản xuất lúa gạo. Lúa gạo đóng vai trò cốt lõi trong việc phát triển của rất nhiều
quốc gia nhưng cũng gây nhiều tác động đến môi trường của chúng ta vì đất
trồng lúa chiếm 11 phần trăm đất trồng trọt của trái đất. Việc sản xuất lúa gạo
nuôi sống gần một nửa hành tinh mỗi ngày, cung cấp hầu hết thu nhập chính cho
hàng triệu hộ gia đình ở vùng quê nghèo khổ và lúa gạo cũng có thể lật đổ các
chính quyển (Trần Danh Thìn, 2006).
Châu Á đã thực hiện một cuộc phát triển kinh tế ngoạn mục là nuôi sống
được người dân và ổn định xã hội. Lục địa rộng lớn này trồng trọt và tiêu thụ hơn
90% lúa gạo của cả thế giới, trên một diện tích hơn 250 triệu ruộng lúa nhỏ bé.
Một nửa vụ mùa không bao giờ rời khỏi ruộng lúa: số lúa này dùng để nuôi sống
chính gia đình đã trồng chúng. Hàng trăm triệu người nghèo phải tiêu dùng từ
một nửa đến ¾ thu nhập của họ cho lúa gạo, đối với những người này, lúa gạo
bám chặt lấy cuộc sống bấp bênh của họ (Trần Danh Thìn, 2006).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


Sử dụng đất
các vụ

Sử dụng lao
động

SẢN XUẤT
LÚA
THƠM
CHẤT
LƯỢNG
CAO

Sử dụng
phân bón
của chăn
nuôi

Tạo thu nhập

- Nâng cao
chất lượng
cuộc sống

Tạo việc làm


- Xoá đói ,
giảm nghèo

Cung cấp
lương thực
thực phẩm

Đóng góp an
ninh lương thực

Tạo điều kiện
phát triển chăn
nuôi

Tăng SP chăn
nuôi

Khuyến khích
SX

Tăng cường xuất
khẩu

Phát triển nông
nghiệp bền
vững

Đa dạng hoá
cây trồng


Hình 2.1. Vai trò của sản xuất lúa thơm chất lượng cao
- Sản xuất lúa gạo là ngành đóng vai trò to lớn vào thành tựu phát triển kinh
tế xã hội trong nhiều năm qua.
Trong 10 năm gần đây, 1999 - 2008 sản lượng lúa gạo liên tục tăng lên, từ
31,7 triệu tấn tăng lên 38,2 triệu tấn, sản lượng lúa bình quân đầu người tăng từ
414kg/người lên 442kg/người. Vì vậy, an ninh lương thực quốc gia không ngừng
được tăng cường, tỷ lệ người thiếu lương thực giảm nhanh chóng từ 15,1%
xuống còn 3,2%, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội (Nguyễn Khắc
Quỳnh và Ngô Thị Thuận, 2008). Ngoài đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


quốc gia, sản xuất lúa gạo còn đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Từ năm 2000 đến nay gạo luôn nằm trong nhóm mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất cả nước bao gồm dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản và gạo.
2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao.
2.1.3.1. Quy hoạch sản xuất
Theo trang điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT về chuyên đề về quy
hoạch lại việc sử dụng đất nông nghiệp góp phần phát triển “Tam nông” bền
vững thì:
Một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất
nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, nên vẫn còn tình trạng quy hoạch sử
dụng đất phi nông nghiệp trên đất sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, thậm
chí trên đất chuyên thâm canh lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn nhiều
quỹ đất khác. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nhiều
nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60% song vẫn đề
nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác.

Công tác quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi phê duyệt tại
nhiều địa phương chưa được coi trọng trong khâu thực hiện; việc công khai quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt còn mang tính hình thức, các quyền của
người sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch ở nhiều nơi còn bị vi phạm, chẳng
hạn như không cấp Giấy chứng nhận, không được sửa chữa nhà cửa...gây nhiều
bức xúc cho người dân.
Nhiều nơi để cho dân ngang nhiên lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất
trái phép không bị xử lý, gây khó khăn phức tạp và làm tăng chi phí bồi thường,
giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình
hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự nghiêm túc, đặt biệt
là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt.
Do đó, để tạo nên sự đột phá trong thực hiện Nghị quyết 26 của Trung ương
về “Tam nông”, việc đầu tiên là công tác quy hoạch sử dụng đất phải được coi là
công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện quyền định đoạt về đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


×