Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống chọi chân vàng với gà mái isa ja57 tại công ty tnhh mtv gà giống dabaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 88 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ..................................................................................................................... iv
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị ......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis Abstract ............................................................................................................ ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................1

1.2.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................2

1.3.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1.



CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................3

2.1.1.

Cơ sở khoa học của lai kinh tế........................................................................3

2.1.2.

Cơ sở khoa học của ưu thế lai..........................................................................5

2.1.3.

Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng và phát triển............................................11

2.1.4.

Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm .........................................19

2.1.5.

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ...........................................29

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................33
3.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................33

3.2.


ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...............................................33

3.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................33

3.3.1.

Trên đàn gà sinh sản .....................................................................................33

3.3.2.

Trên đàn gà thương phẩm .............................................................................34

3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................34

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................34

3.4.2.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................35

3.4.3.

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: .......................................................................36


iv


3.4.4.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi ...................................................37

3.5.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..............................................................43

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................44
4.1.

ĐÀN GÀ SINH SẢN ....................................................................................44

4.1.1.

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà giai đoạn 1 – 20 tuần tuổi..................................44

4.1.2.

Khối lượng cơ thể của đàn gà giai đoạn 1 - 20 tuần tuổi ................................46

4.1.3.

Lượng thức ăn thu nhận từ 1 – 20 tuần tuổi của đàn gà .................................49

4.1.4.


Tuổi thành thục sinh dục ...............................................................................51

4.1.5.

Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà bố mẹ ......................................................53

4.1.6.

Hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn đẻ trứng .................................................56

4.1.7.

Một số chỉ tiêu ấp nở của đàn gà bố mẹ .........................................................57

4.1.8.

Khảo sát chất lượng trứng .............................................................................58

4.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐÀN GÀ THƯƠNG PHẨM ..................60

4.2.1.

Tỷ lệ nuôi sống .............................................................................................60

4.2.2.

Khối lượng cơ thể của gà thương phẩm .........................................................62


4.2.3.

Sinh trưởng tuyệt đối ....................................................................................64

4.2.4.

Sinh trưởng tương đối ...................................................................................66

4.2.5.

Lượng thức ăn thu nhận ................................................................................67

4.2.6.

Hiệu quả sử dụng thức ăn ..............................................................................69

4.2.7.

Chỉ số sản xuất ..............................................................................................70

4.2.9.

Chỉ số kinh tế ................................................................................................71

4.2.10.

Ước tính hiệu quả kinh tế của gà thương phẩm ..............................................72

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................74
5.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................74

5.2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................................75

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 .............................................................................36
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 .............................................................................36
Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản ............................................................36
Bảng 3.4. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thịt ....................................................................37
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà sinh sản .............................................................45
Bảng 4.2. khối lượng cơ thể giai đoạn 0-20 tuần tuổi ...................................................48
Bảng 4.3. Lượng thức ăn thu nhận của đàn gà sinh sản giai đoạn 1- 20 tuần tuổi .........50
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu trong giai đoạn thành thục sinh dục .....................................52
Bảng 4.5 Tỷ lệ đẻ của đàn gà giống bố mẹ ...................................................................54
Bảng 4.6 Hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn đẻ trứng ................................................56
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn gà thí nghiệm ............................................58
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà sinh sản ..........................................59
Bảng 4.9. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm qua các tuần tuổi ................................61
Bảng 4.10. Khối lượng cơ thể gà thương phẩm qua các tuần tuổi .................................63
Bảng 4.11. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thương phẩm .................................................65
Bảng 4.12. Sinh trưởng tương đối của gà thương phẩm ..............................................66
Bảng 4.13 Lượng thức ăn thu nhận của gà thương phẩm qua các tuần tuổi...................68
Bảng 4.14. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thương phẩm qua các tuần tuổi ...............69
Bảng 4.15. Chỉ số sản xuất của gà lai qua các tuần tuổi ...............................................70
Bảng 4.16 Chỉ số kinh tế ............................................................................................71
Bảng 4.17. Ước tính hiệu quả kinh tế của gà thương phẩm ..........................................72

vi



DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Đồ thị tỷ lệ đẻ trứng của đàn gà giống bố mẹ .............................................55
Đồ thị 4.2: Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thương phẩm ...................................................61
Đồ thị 4.3. khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ......................................63
Đồ thị 4.4. sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm......................................................65
Đồ thị 4.5. sinh trưởng tương đối của gà thương phẩm ................................................67

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chăn nuôi gà có một vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, do hiệu
quả kinh tế mang lại cũng như tính phù hợp với nhiều phương thức nuôi và đầu tư của
người chăn nuôi. Gà có sức chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh và bệnh tật cao,
khả năng tự kiếm mồi tốt. Các sản phẩm từ gà như: thịt, trứng,… đều có giá trị kinh tế
cao, cung cấp thực phẩm cho xã hội. Để đáp ứng nhu cầu về giống gà thả vườn, nước ta
đã nhập nhiều giống gà nổi tiếng như Tam Hoàng, Lương Phượng, ISA-JA57, Sasso,
Kabir… Ưu điểm của chúng là sinh sản cao, tăng trọng nhanh… nhưng chống chịu
bệnh kém, chất lượng thịt không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Trong khi đó nước ta có nhiều giống gà có nguồn gen quý như gà Hồ, Đông
Cảo, Mía… và nổi bật là gà Chọi Chân Vàng với đặc điểm quý là chất lượng thịt, trứng
rất thơm ngon, tầm vóc to, thích nghi tốt với điều kiện chăn thả tại nhiều địa phương, rất
phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, gà Chọi Chân Vàng có khả năng
tăng trọng, khả năng sinh sản thấp do đó việc phát triển trong sản xuất rất hạn chế.
Từ những nguồn nguyên liệu đó để nâng cao tốc độ sinh trưởng và sinh sản và
đảm bảo chất lượng thịt của gà Chọi Chân Vàng Việt Nam, đến nay tại công ty TNHH
MTV gà giống DABACO thôn Hộ Vệ, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã lai
tạo thành công tổ hợp Gà Chọi Chân Vàng và gà ISA-JA57. Khi ghép gà trống Chọi
Chân Vàng với gà mái ISA-JA57, năng suất sinh sản của gà mái ISA-JA57 không bị

thay đổi nhiều.
Gà Chọi Chân Vàng và gà lai F1 (♂Chọi Chân Vàng x ♀ISA-JA57) có sức sống
cao, khả năng chống bệnh tốt, tỷ lệ nuôi sống ở 12 tuần tuổi lần lượt là 94.31% và
95.65% cao hơn gà ISA-JA57 (93.65%) thích nghi tốt với điều kiện chăn thả.
Ở 12 tuần tuổi gà F1 có khối lượng trung bình ( 1987.14g) cao hơn khối
lượng trung bình của gà giống bố mẹ (1892.3g) thể hiện tính vượt trội của con lai
so với bố mẹ.
Gà thương phẩm nuôi ngoài sản xuất được thị trường ưa chuộng, cho hiệu quả
kinh tế cao, mang lại thu nhập cho người chăn nuôi, được người dân chấp nhận.

viii


THESIS ABSTRACT
Chicken has a very important position in agricultural production, economic
efficiency by bringing as much relevance to farming methods and investments of the
farmer. Chickens are resistant to external conditions and high morbidity, ability to earn
a good primer. The chicken products such as meat, eggs, ... have a high economic value,
providing food for the society. To meet the needs of backyard chickens, our country has
entered many famous breeds like Triad, Luong Phuong, ISA-JA57, Sasso, Kabir ... Our
advantage is the high fertility, rapid weight gain ... but fight less disease resistant,
quality meat not suit the tastes of consumers.
Meanwhile we have many varieties of water birds like chicken genetic resources
quarter Ho, Dong Cao, sugarcane ... and notably chicken Chan Choi featuring Gold is
precious quality meat, eggs are delicious, stature, adapted good grazing conditions in
many places phu¬ong, very suitable for the tastes of consumers. However, Chan Choi
Chicken Gold likely to gain weight, low reproductive capacity so the development of
very limited production.
From the raw materials in order to improve the growth rate and fertility and
quality of chicken meat Gold Chan Choi Vietnam, so far in the company Limited

chickens DABACO Patronus village, Lac Ve Commune, Tien Du, Bac Ninh province
has successfully bred combination Ga Choi Chan-JA57 ISA Gold and chicken. When
coupled with the Golden Foot Fighting rooster hens ISA-JA57, reproductive
performance of hens ISA-JA57 not changed much.
Fighting cocks and chickens F1 Gold Legs (Golden Legs ♂Choi x ♀ISA-JA57)
has high vitality, good disease resistance, survival rate at 12 weeks was 94.31%
respectively and 95.65% higher than chicken ISA -JA57 (93.65%) well adapted to
grazing conditions.
At 12 weeks old chickens F1 average volume (1987.14g) higher than the
average volume of chicken broodstock (1892.3g) demonstrates the superiority of
hybrids compared to their parents.
Commercial chicken feed produced outside the popular market, high economic
efficiency, providing income to farmers, the people accept.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi gà là nghề truyền thống của hàng trục triệu nông dân, chiếm vị
trí quan trọng thứ hai trong ngành chăn nuôi Việt Nam, hàng năm cung cấp trên
450 ngàn tấn thịt, trên 3.5 triệu quả trứng cho xã hội. Những năm gần đây, chăn
nuôi gà không ngừng phát triển cả về quy mô, năng suất, sản lượng và giá trị với
các phương thức chăn nuôi đa dạng (chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi trang trại quy
mô vừa và nhỏ có kiểm soát, chăn nuôi quy mô công nghiệp...). Tuy nhiên, hiện
nay, chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô vừa và nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao 75 - 80% mà chủ
yếu vẫn là chăn nuôi gà chuyên dụng thịt.
Để đáp ứng nhu cầu về giống gà thả vườn, nước ta đã nhập nhiều giống gà
nổi tiếng như Tam Hoàng, Lương Phượng, ISA-JA57, Sasso, Kabir… Ưu điểm
của chúng là sinh sản cao, tăng trọng nhanh… nhưng chống chịu bệnh kém, chất

lượng thịt không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Trong khi đó nước ta có nhiều giống gà có nguồn gen quý như gà Hồ,
Đông Cảo, Mía… và nổi bật là gà Chọi Chân Vàng với đặc điểm quý là chất
lượng thịt, trứng rất thơm ngon, tầm vóc to, thích nghi tốt với điều kiện chăn thả
tại nhiều địa phương, rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, gà
Chọi Chân Vàng có khả năng tăng trọng, khả năng sinh sản thấp do đó việc phát
triển trong sản xuất rất hạn chế.
Từ những nguồn nguyên liệu đó để nâng cao tốc độ sinh trưởng và sinh sản
và đảm bảo chất lượng thịt của gà Chọi Chân Vàng Việt Nam, đến nay tại công
ty TNHH MTV gà giống DABACO thôn Hộ Vệ, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh đã lai tạo thành công tổ hợp Gà Chọi Chân Vàng và gà ISA-JA57.
Bước đầu tổ hợp này được người tiêu dùng ưa chuộng và đang được nuôi khá
thành công tại nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Với mục đích tạo ra giống gà dễ nuôi, chất lượng thịt cao đem lại hiệu quả
kinh tế cho người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng chúng tôi tiến
hành đề tài:
“Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Chọi Chân Vàng với gà mái
ISA-JA57 tại công ty TNHH MTV gà giống DABACO”

1


1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá khả năng sinh sản của gà trống Chọi Chân Vàng khi lai với gà
mái ISA-JA57
- Xác định được khả năng sinh trưởng và cho thịt của con lai F1(giữa gà
trống Chọi Chân Vàng với gà mái ISA-JA57) nuôi tại Công ty TNHH MTV
Dabaco.
-Từ kết quả nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm đẩy mạnh
việc tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi gà Chọi Chân Vàng, thúc đẩy việc

bảo tồn và phát triển giống gà quý hiếm này.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được tiến hành nhằm bước đầu đánh giá ưu thế lai và khả năng kết
hợp của công thức lai kinh tế: trống Chọi Chân Vàng X mái ISA-JA57 thông qua
theo dõi các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của gà mái ISA-JA57 khi được ghép
đôi với gà trống Chọi Chân Vàng, khả năng sinh trưởng và cho thịt của con lai F1
(giữa gà trống Chọi Chân Vàng với gà mái ISA-JA57)
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ đóng góp cho thực tiễn chăn nuôi của nước ta một công thức lai
kinh tế đơn giản mà con lai của chúng chắc chắn có khả năng thích nghi cao hơn
là gà nhập nội nhưng chất lượng sản phẩm cao hơn làm tăng sản phẩm thịt gà
lông màu phù hợp với nhiều địa phương với điều kiện sinh thái khác nhau, tạo
điều kiện cho hộ nông dân chăn nuôi phát triển kinh tế.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cơ sở khoa học của lai kinh tế
*Khái niệm
Lai kinh tế là phương pháp cho giao phối giữa những con trống với con
mái khác giống hay khác dòng với mục đích dùng con lai lấy sản phẩm. Phương
pháp lai này còn gọi là phương pháp lai công nghiệp vì có thể sản xuất ra hàng
loạt sản phẩm nhanh, có chất lượng trong một thời gian tương đối ngắn.
Mục đích của lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai, con lai có thể mang những
đặc tính trội của giống gốc bố hoặc mẹ, con lai có thể phố hợp những đặc tính
của hai giống gốc.
Darwin là người đầu tiên đã phát hiện ra lợi ích của việc lai tạo và

ông đã có nhận xét: lai có lợi, tự giao có hại đối với động vật. Lai tạo còn
nhằm sử dụng một hiện tượng sinh học quan trọng, đó là ưu thế
lai(Heterosis), đó là sức sống, khả năng miễn dịch đối với bệnh tật và các
tính trạng kinh tế được nâng cao hơn ở đời sau. Thông qua các chỉ tiêu
kinh tế, kỹ thuật của tổ hợp lai, ưu thế lai còn được dùng làm căn cứ khoa
học cho công tác chọn lọc và nhân giống gia súc (Lê Đình Phương và
Phan Cự Nhân, 1994).
Mendel là một trong những nhà khoa học tiên phong trong việc
dùng các phương pháp lai để nghiên cứu đặc điểm di truyền các tính
trạng, từ đó ông đã phát hiện ra những định luật cơ bản của di truyền học
hiện đại(D. Ph Petrop, 1984).
Căn cứ vào mục đích cuối cùng của chăn nuôi mà người ta lựa chọn
những phương pháp lai khác nhau như: lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến
(lai pha máu), lai cải tạo, lai phối hợp (lai tạo thành), trong đó lai kinh tế là
phương pháp phổ biến nhất (Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường , 1992). Để
lai kinh tế có hiệu quả phải chọn lọc tốt các dòng thuần. Khi nhân giống thuần,
các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử sẽ tăng lên (Nguyễn Ân
và cs., 1983). Trong mỗi giống gia cầm thường bao gồm nhiều dòng. Mỗi dòng
có đặc điểm chung của giống, nhưng lại có đặc điểm di truyền riêng biệt. Sự khác

3


biệt giữa các dòng, giống về kiểu gen là yếu tố quyết định để làm xuất hiện ưu
thế lai. Nếu cho lai giữa các giống có sự khác biệt quá xa nhau về di truyền thì
sẽ không có sự kết hợp (Nicking).
Chính vì vậy, trong công tác nhân giống để vừa thu được ưu thế lai cao
lại có khả năng kết hợp tốt, người ta cần phải tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm và
quan trọng nhất là đánh giá chất lượng của các thế hệ sau.
Muốn đạt được hiệu quả cao khi lai giữa các dòng hay các giống, người

ta cần phải có định hướng rõ ràng, trên cơ sở đánh giá một cách khoa học về
các nguồn nguyên liệu ban đầu. Không thể tạo ra được những con lai tốt bằng
cách cho giao phối một cách tình cờ và tuỳ tiện. Lai kinh tế là một phương
pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều nước vì mang lại hiệu quả cao trong chăn
nuôi. Người ta đã xác định được bản chất di truyền của hiện tượng này: đó là
cá thể mang gen dị hợp tử có năng suất cao hơn các cá thể mang gen đồng hợp
tử (Phan Cự Nhân, 1971).
Hiện nay, tất cả các hãng gia cầm lớn trên thế giới đều áp dụng phương
pháp lai giữa các dòng để tạo con thương phẩm.
Phương pháp này một mặt, tạo ra các con lai cho năng suất cao, mặt khác,chỉ có
bằng cách đó, các hãng mới giữ được bản quyền về giống. Khi lai kinh tế, người
ta có thể lai đơn hoặc lai kép
Lai đơn: được dùng khi lai giữa một giống địa phương và giống nhập
ngoại cao sản. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong sản xuất gà kiêm
dụng thịt trứng nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà địa
phương và khả năng lớn nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt, khối lượng trứng cao...của
gà nhập nội. Ở nước ta có nhiều công trình sử dụng phương pháp lai đơn để lai
tạo giữa các giống: gà Rode IslandRed, gà Sussex, gà Plymouth Rock...(Tạ An
Bình, 1973; Đỗ Xuân Tăng và cs., 1980; Trần ĐìnhMiên, 1981).
Lai kép: là phương pháp lai phổ biến để tạo gà thương phẩm từ nhiều
dòng hoặc giống. Thông thường, người ta hay lai 4 dòng để tạo con thương
phẩm như gà hướng trứng: Golline 54, Hisex, ISA Brown, Hyline Brown,
Brownick, Lohman Brown, gà hướng thịt: BE88, AA...
Ngoài việc tạo ra ưu thế lai đối với con thương phẩm, phương pháp lai này
còn tận dụng được hiện tượng di truyền liên kết với giới tính nhằm phân biệt
trống mái 1 ngày tuổi thông qua màu lông và tốc độ mọc lông cánh ở gà con.

4



*Cơ sở khoa học của ưu thế lai
Ưu thế lai là sự tăng sức sống và tăng cường thể trọng, trong đó, các cá
thể lai khác loài, khác giống thường vượt cả hai bố mẹ chúng (Hutt F., 1978).
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học chỉ sự tăng sức sống của đời con so với
bố mẹ khi có sự giao phối giữa những cá thể không thân thuộc. Ưu thế lai không
chỉ bao hàm sức chịu đựng mà còn bao hàm cả sự giảm độ tử vong, tăng tốc độ
sinh trưởng, tăng sức sản xuất. Vì vậy người ta xem hiện tượng đó như một sự
tăng lên về sinh lực (Lasley J.F., 1974).
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ có thể
của những cá thể do lai tạo từ những con có nguồn gốc không cùng huyết thống.
Có thể biểu hiện ưu thế lai theo nghĩa toàn cục, tức là sự phát triển toàn khối của
cơ thể con vật, sự gia tăng cường độ trong quá trình trao đổi chất và sự tăng lên
của các tính trạng sản xuất... Mặt khác có thể hiểu ưu thế lai theo từng mặt, từng
tính trạng một, có khi chỉ một vài tính trạng phát triển còn các tính trạng khác giữ
nguyên, có tính trạng giảm đi (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Theo Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân (1994) khi lai các loài, chủng, giống
hay các dòng nội phối khác nhau với nhau thì con lai F1 thường vượt các dạng bố
mẹ ban đầu về tốc độ sinh trưởng, khả năng sử dụng thức ăn, tính chống chịu với
bệnh tật. Ưu thế lai làm tăng sức sống, sức chịu đựng, năng suất của đời con do giao
phối không cận huyết và được nuôi trong những điều kiện khác nhau (Lebedev M.
M., 1972). Theo Kushner K. F. (1969), ưu thế lai là sự tăng trưởng phát triển mạnh
mẽ ở đời con, tính chịu đựng và năng suất của nó cao hơn so với bố mẹ.
Tóm lại ưu thế lai là một hiện tượng sinh học thể hiện trên nhiều mặt. Thế
hệ lai hơn hẳn thế hệ bố mẹ về khả năng sinh sản, tốc độc sinh trưởng, khả năng
sống, chất lượng thịt, khối lượng trứng, thời gian của chu kỳ đẻ trứng, sự chuyển
hoá thức ăn và những đặc tính kinh tế có lợi khác, từ đó năng suất con lai được
nâng lên.
Tác giả Nguyễn Ân và cs. (1983) cho rằng trong chăn nuôi việc lai giữa
các cá thể khác dòng, khác giống, khác chủng loại nhìn chung đã xuất hiện ưu thế
lai thể hiện rất đa dạng, khó xếp loại thật rành mạch. Nhưng điều thể hiện rõ nhất

là con lai F1 có ưu thế lai cao hơn so với bất kỳ con lai nào ở các thế hệ tiếp theo
là F2; F3... Fn , song dựa vào sự biểu hiện của tính trạng mà người ta thấy ưu thế
lai ở động vật có thể phân tích thành các loại sau:

5


- Con lai F1 vượt bố mẹ về khối lượng và sức sống.
- Con lai F1 có khối lượng cơ thể ở mức độ trung gian giữa hai giống song
khả năng sinh sản và sức sống có thể hơn hẳn bố mẹ.
- Con lai F1 trội hơn bố mẹ về thể chất, sức làm việc song nó mất một
phần hoặc hoàn toàn khả năng sinh sản.
- Một dạng ưu thế lai đặc biệt là từng tính trạng riêng rẽ có khả năng di
truyền theo typ trung gian có khi liên quan đến sản phẩm cuối cùng thì lại khác.
Để xác định mức độ biểu hiện ưu thế lai các tác giả như: (Fallconer D.S.,
1960; Johansson I.,1963; Lasley J. F., 1974; Trần Đình Miên và Nguyễn Văn
Thiện, 1995) cho rằng ưu thế lai là sự khác biệt (hiệu) giữa giá trị tính trạng của
con lai với bố mẹ và thường vượt lên trên trung bình của bố mẹ.
M mẹ + M bố
M con lai >
2
Theo Lasley J.F. (1974): Ưu thế lai thường được biểu hiện bằng giá trị %
và tính theo công thức sau:
F1 (Bố + Mẹ)/2
H%=

x 100
(Bố + Mẹ)/2

Trong lịch sử ngành chăn nuôi ưu thế lai được biểu hiện rõ rệt trong việc

lai lừa với ngựa tạo thành con lai. Kết quả của con lai được tạo ra hơn hẳn bố mẹ
về nhiều mặt như: Tầm vóc, sức dẻo dai, sức thồ, sức chịu đựng (Trần Đình Miên
và Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Cho đến nay, bản chất ưu thế lai vẫn còn là một vấn đề nan giải nhất của
di truyền học. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của di truyền học phân tử,
người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích hiện tượng ưu thế lai (Hutt F.B.,
1978). Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có hai thuyết được dùng để giải thích
bản chất của ưu thế lai (Trần Đình Miên và Nguyễn văn Thiện, 1995).
* Thuyết gen trội: Theo Davenport (1908); Kecble and Pelow (1910);
Jones (1917) (Trích dẫn theo Kushner K.F., 1969), nhờ tác dụng lâu dài của chọn
lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, gen trội thường là gen có ích, dễ biểu hiện ra.

6


Tạp giao là sự kết hợp các gen trội của hai bên bố mẹ được thể hiện ở cơ
thể lai. Các gen trội thể hiện ở nhiều chỗ, có thể ức chế các gen lặn tương ứng,
tạo ra tác dụng lẫn nhau, làm tăng các điểm trội lên. Các gen lặn bao giờ cũng bị
che lấp (trong chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo). Còn gen trội khi lai có tác
động mạnh hơn. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là tính
trạng số lượng, các tính trạng này được nhiều gen điều khiển nên xác suất để tất
cả các gen ở trạng thái đồng hợp tử là thấp. Tuy nhiên nhân giống theo dòng để
tạo ra các dòng phân hoá về di truyền thì xác suất để tạo ra các chỗ gen đồng hợp
tử là cao hơn. Do vậy, khi cho lai các dòng này, con lai F1 biểu hiện ưu thế lai
cao vì các gen trội của cha mẹ được thể hiện ở F1. Đó là ưu việt của con lai so
với cha mẹ. Chúng có khả năng át đủ các gen bất lợi khác nhờ đó mà con lai có
sức sống và sức sản xuất cao hơn cha mẹ.
Ví dụ:
Đời cha mẹ :


AAbbccDDee × AaBbccDdEE

Số lô cut mang gen trội :

2

Đời con :



2

AaBbccDdEe

Số lô cut mang gen trội :

4

Trong trường hợp này tất cả các gen lặn (trừ C) đều bị át chế bởi alen trội.
Do vậy, con lai hơn cha mẹ và có ưu thế lai là do tác động hỗ trợ lẫn nhau của
các gen trội. Khi cha mẹ khác nhau trong quan hệ huyết thống như khác giống,
khác dòng thì xác suất để mỗi cặp cha mẹ truyền lại cho đời con những gen trội
khác nhau càng tăng lên, từ đó dẫn đến ưu thế lai càng cao.
Tuy vậy thuyết gen trội chưa giải thích được hoàn chỉnh vì bên cạnh gen
trội có lợi cũng có những gen trội có hại và ngược lại. Thuyết gen trội chưa giải
thích được một hiện tượng thực tế là khi tạp giao các cá thể dị hợp tử với nhau thì
con lai giữa bốn dòng lại tốt hơn con lai giữa hai dòng.
* Thuyết siêu trội: Theo Kushner K.F. (1969), cơ sở của ưu thế lai chính ở
ngay tính dị hợp tử theo nhiều nhân tố di truyền. Trạng thái dị hợp tử của hai alen
thuộc lô cut AA1 đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt hơn so với từng trạng thái

đồng hợp tử AA và A1A1 (tức là AA1 > AA và A1A1). Sở dĩ có hiện tượng siêu
trội là do hiệu ứng sinh lý của các gen khác nhau, những tác động lẫn nhau, các
sản phẩm phản ứng của chúng tốt hơn so với tác động độc lập do tổ hợp gen

7


thuần sinh ra. Trong quá trình sinh hoá, trình tự khác nhau của các phản ứng vật
chất khác nhau sẽ tạo ra các vật chất khác nhau. Do vậy, phản ứng sinh hoá xẩy
ra ở con lai mạnh hơn con thuần. Tất cả sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi
chất của cơ thể lai, tăng cường sức sống cho cơ thể lai.
Thuyết siêu trội đã giải thích thoả đáng hơn, trường hợp ưu thế lai trong
lai kép bốn dòng mà hiện nay được sử dụng rộng rãi trong ngành trồng trọt và
chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên theo thuyết này ưu thế lai được tạo nên từ dị hợp
tử, do đó không thể cố định được, nếu thuần hoá ưu thế lai sẽ giảm.
Dựa vào hai thuyết trên, đó là quan niệm cho rằng sự thay đổi về trạng
thái hoạt động của các hoạt động hoá sinh bởi hệ thống enzim trong cơ thể sống
đã tạo ra ưu thế lai, đó là tính dị hợp tử của cơ thể mới.
Theo Dinu M. (1965); Dickenson G.E. (1973), gà lai thịt có tốc độ mọc
lông nhanh và khả năng cho thịt cao hơn gà thuần. Ưu thế lai rất quan trọng khi gà
nuôi vỗ béo đến ngày giết thịt ≤ 42 ngày tuổi.
Ví dụ ở con lai 3 máu, chỉ số ưu thế lai là 1% lúc 2 tuần tuổi đã tăng lên
12% lúc 4 tuần tuổi và 6% ở gà 6 tuần tuổi.
Các tác giả N.V Turbin (1966); Gentrev G (1968); V.Ladimrov (1969)
(Trích dẫn theo Đoàn Xuân Trúc và cs., 1993) cho biết ưu thế lai là đặc trưng kết
quả của phép cộng tác động tương ứng lên kiểu hình của số lớn những nguyên
nhân đa dạng. Vì vậy, chúng không được giải thích bằng một giả thuyết.
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), ưu thế lai phụ thuộc
vào hai yếu tố: Trạng thái hoạt động của dạng dị hợp tử (d) và sự khác nhau giữa
hai quần thể xuất phát (y).

HF1 = ∑dy2
HF2 = 1/2 HF1
HF3 = 1/4 HF1
Ưu thế lai cao nhất ở đời F1 sau đó giảm dần, như vậy đến các đời sau ưu
thế lai giảm bớt nhiều do có sự thay đổi trong sự tác động tương hỗ và tương
quan giữa các gen thuộc các lôcut khác nhau. Hơn nữa, biểu hiện của một tính
trạng bao giờ cũng chịu ảnh hưởng không những của kiểu di truyền mà còn cả
của điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, sự thay đổi trong quan hệ giữa các gen cũng
xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Nói cách khác, mức độ ưu thế lai

8


cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào sự tương quan âm hay dương giữa môi trường và
kiểu di truyền. Quan niệm đó được thể hiện bằng phương trình:
Pijk = A + Gi + Ej + (GE)ij + Mijk
Trong đó: Pijk kiểu hình của cá thể đến thứ k thuộc kiểu di truyền i đến
môi trường thứ j.
A: Hiệu quả cố định.
Ej: Hiệu quả chung cho tất cả các cá thể trong môi trường j.
Gi: Hiệu quả chung cho các cá thể có kiểu di truyền i.
(GE)ij: Tương quan giữa kiểu di truyền và môi trường với cá
thể có kiểu di truyền i trong môi trường j.
Ưu thế lai thể hiện mức độ khác nhau ở các tính trạng khác nhau. Các tính
trạng số lượng chịu ảnh hưởng mạnh của điều kiện ngoại cảnh. Những tính trạng
có hệ số di truyền như tốc độ mọc lông, tăng trọng... dường như ít chịu ảnh
hưởng của ưu thế lai. Trong khi đó những tính trạng có hệ số di truyền thấp lại
chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Vì vậy ưu thế lai phụ thuộc vào mức độ sai khác di
truyền của các cặp bố mẹ đem lại.
Theo Wassen (1928); Kushner (1954); Kawahara (1960); Fomia (1964)

cho rằng khi chọn đúng cặp bố mẹ cho giao phối thì ở con lai sức sống, sản
lượng trứng tăng nhiều và chi phí thức ăn giảm bớt (Trích dẫn theo Nguyễn
Ân, 1979).
Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) cho biết trong thực tế chăn
nuôi, không phải giống, dòng nào cho lai cũng cho kết quả tốt. Vì thế khi chọn
phối các cặp bố mẹ phải có khả năng phối hợp. Khả năng phối hợp phụ thuộc vào
mức độ chọn lọc các giống gốc. Nếu các giống gốc có áp lực chọn lọc cao, có tiến
bộ di truyền (∆g) lớn, thì khi lai với nhau mới có khả năng phối hợp cao.
Trong chăn nuôi gia cầm, với mỗi dòng khác nhau, đều phải chọn lọc khắt
khe để có tổ hợp lai cho năng suất cao. Do đó khả năng phối hợp cũng là hiện
tượng tổ hợp mới được tạo ra khi chọn phối. Vì khả năng đó đã có sẵn nằm ở gen
con đực và con cái, khả năng sẵn có đó phải được các nhà chọn giống có nhiều
kinh nghiệm phát hiện và chọn phối. Greffing khái quát quan niệm này bằng mô
hình toán học sau:

9


X ...
M =
P2
Trong đó:

Xi = ∑iXij
Xj = ∑j Xij
Xij = U + g + Sij + rij + lijk
X... = ∑i ∑j Xij

Có thể hiểu: P: Tần số phối hợp các gen
Lijk: Sai lệch khi nhận xét

Xij: Kết quả do phối giữa 2 giống i và j
U: Hiệu quả trung bình trong quần thể
G: Hiệu quả phối hợp của 2 giống gi và gj
Sij: Hiệu quả di truyền đặc biệt
Rij: Hiệu quả tương quan di truyền
Ngoài quan niệm kết hợp chung như đã nêu còn có khả năng kết hợp đặc
biệt, khả năng kết hợp chung thường do hoạt động của các gen trội, gen lấn át, có
nhiều loại tương tác át gen khác nhau. Đầu tiên là loại tương tác át gen thứ hai là
căn cứ vào loại nhân tố tham gia đó là sự tương tác của giá trị giống hoặc sai lệch
trội. Như vậy có 3 loại tương tác: Tương tác giữa hai giá trị giống, tương tác giữa
giá trị giống và sai lệch trội, tương tác giữa hai sai lệch trội. Tất cả đều chịu ảnh
hưởng của môi trường, có tương quan giữa môi trường và di truyền.
Theo Vũ Kính Trực (1972), ưu thế lai giữa tạp giao thuận và nghịch có mức
chênh lệch lớn, có khi ở mức khác nhau về chất lượng, nguyên nhân chính do:
- Sự khác nhau về tế bào chất của cơ thể mẹ.
- Ảnh hưởng sinh lý với đặc điểm riêng của cơ thể mẹ đến con lai.
Đối với gà, cơ thể con mẹ có phần ảnh hưởng lớn (trong tạp giao thuận
nghịch nếu sử dụng hai giống có sự chênh lệch cao về sức sản xuất). ALen chứng
minh trong tế bào chất ở gà có một số di truyền đặc thù có tên gọi “Plusmon” ảnh
hưởng rõ đến khả năng di truyền nhiều tính trạng bao gồm: sức sống của phôi gà

10


và gà trưởng thành, sức đẻ trứng, khối lượng trứng gà. Chỉ ở các trứng gà đã lấy
mất chất “Plusmon” của cơ thể mẹ mới không thấy ảnh hưởng.
Tóm lại khi chọn lọc các dòng để lai tạo, mức độ biểu hiện ưu thế lai phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: Môi trường, độ tuổi và chọn giống.
2.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng và phát triển
2.1.2.1. Khả năng sinh trưởng

*Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ, sự tăng chiều cao,chiều dài, bề
ngang,khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất
di truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất, chủ
yếu là protein, nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất, tốc độ và sự tổng hợp
protein chính cũng tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của
cơ thể (Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường, 1992).
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein.
Nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh
trưởng.Tuy nhiên có khi tăng trọng mà không phải tăng trưởng (chẳng hạn béo
mỡ,chủ yếu là tích nước không có sự phát triển của mô cơ). Sự tăng trưởng từ khi
trứng rụng cho đến lúc cơ thể đó trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn
chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai, đối với gia cầm là thời kỳ hậu
phôi và thời kỳ trưởng thành.
Như vậy sinh trưởng sẽ thông qua ba quá trình: phân chia tế bào để tăng
số lượng, tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào.Tất cả các đặc
tính của gia súc gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều không phải do
sẵn có trong tế bào. Các bộ phận hình thành trong quá trình sinh trưởng là sự
thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn
do tác động của môi trường.
Phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các
tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật
hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp cho đến khi
trưởng thành.
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia
súc gia cầm. Sinh trưởng được coi là quá trình thay đổi cấu tạo chức năng, hình

11



thái, kích thước các bộ phận. Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua các giai
đoạn khác nhau đến khi trưởng thành.
Đối với gia cầm, sinh trưởng là quá trình biến đổi, tổng hợp của sự tăng
lên về số lượng, kích thước của tế bào và thể dịch trong mô bào giai đoạn phát
triển của phôi. Trong một số mô, sinh trưởng là do tăng lên về kích thước của tế
bào. Giai đoạn sinh trưởng này chia làm hai thời kỳ:
Thời kỳ gà con: Trong thời kỳ này số lượng tế bào tăng nhanh cả về số
lượng, kích thước và khối lượng nên gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh với
cường độ mạnh. Một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh, đặc biệt là
hệ tiêu hoá. Các men tiêu hoá chưa đầy đủ, gà con dễ bị ảnh hưởng của thức ăn
và nuôi dưỡng. Do đó, chất lượng thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng ở thời kỳ này
ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Gà con rất nhạy cảm với sự
thay đổi của điều kiện nuôi dưỡng, đặc biệt là nhiệt độ. Trong những ngày đầu
thì nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà con, do thân nhiệt
chưa ổn định. Cũng trong thời kỳ này diễn ra quá trình thay lông. Đây là quá
trình sinh lý quan trọng của gia cầm, nó làm tăng quá trình trao đổi chất, quá
trình tiêu hoá, hấp thu, tuần hoàn. Do đó cần chú ý tới hàm lượng các chất dinh
dưỡng, đặc biệt là các axít amin hạn chế như: Lyzin, Methionin, Tryptophan…
Thời kỳ gà trưởng thành: Thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm
gần như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình
phát dục. Quá trình tích luỹ của gia cầm một phần để duy trì sự sống và một phần
để tích luỹ mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ gà con. Vì vậy, giai đoạn
này cần xác định thời điểm giết mổ hợp lý (khi tốc độ sinh trưởng giảm) để cho
hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu sinh trưởng đầu tiên là chú ý
đến vấn đề xác định khối lượng cơ thể ở một tuần tuổi nào đó. Khối lượng cơ thể
ở tuần tuổi nào đó là một chỉ tiêu được sử dụng rất quen thuộc để đánh giá sự
sinh trưởng vì chỉ tiêu này đơn giản, dễ thực hiện. Vì vậy, người chăn nuôi
thường theo dõi khối lượng của cơ thể ở các tuần tuổi và tính mức độ tăng khối
lượng vì tính trạng này liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn.

2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
Sinh trưởng của gia cầm là quá trình sinh học phức tạp, chịu nhiều ảnh
hưởng của các yếu tố khác nhau như: Di truyền, dòng, giống, tính biệt, tốc độ

12


mọc lông, chế độ dinh dưỡng, khả năng kháng bệnh, điều kiện chăn nuôi và
nhiều yếu tố khác.
* Ảnh hưởng của di truyền
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến
tốc độ sinh trưởng của cơ thể gia cầm. Trần Đình Miên và cs. (1975) trích dẫn
tài liệu của Swright chia các gen ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật
thành 3 loại:
+ Gen ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung, đến các chiều, đến tính
năng lý học các chiều
+ Gen ảnh hưởng theo nhóm
+ Gen ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng rẽ
Theo Nguyễn Ân và cs. (1983) , các tính trạng năng suất (trong đó có tốc
độ sinh trưởng) là các tính trạng số lượng hay còn gọi là tính trạng đo lường được
như: khối lượng cơ thể, kích thước, chiều đo. Trần Đình Miên và Nguyễn Văn
Thiện (1995) cho biết: Các tính trạng số lượng chi phối bởi nhiều gen hay còn
gọi đa gen (polygens). Các gen này hoạt động theo 3 phương thức đó là sự cộng
gộp; trội, lặn và tương tác giữa các gen.
G=A+D+I
G: Giá trị kiểu gen (Genotype value)
A: Giá trị cộng gộp - hiệu ứng tích luỹ từng gen (Additive value)
D: Sai lệch do tương tác trội lặn - hiệu ứng giữa các gen cùng locus
(Dominance deviation).
I: Sai lệch do tương tác giữa các gen - hiệu ứng tương tác của các gen

không cùng locus (Interaction deviation)
Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu, để xác định mức độ ảnh
hưởng của di truyền đến sinh trưởng của vật nuôi, người ta sử dụng khái niệm hệ
số di truyền (h2). Đặng Hữu Lanh (1995) khái quát: Hệ số di truyền là tỷ lệ của
phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị kiểu hình. Tài liệu của Đặng Hữu
Lanh (1995) cho biết ở gà 32 tuần tuổi có hệ số di truyền về khối lượng cơ thể là
0.55, khối lượng trứng là 0.50, sản lượng trứng là 0.10. Theo Đặng Vũ Bình
(2002), người ta thường phân chia hệ số di truyền thành 3 nhóm, hay nói cách
khác là các tính trạng thường gặp có 3 mức khác nhau về hệ số di truyền:

13


+ Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0 – 0.2): thường bao gồm các
tính trạng thuộc về sức sinh sản như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống, số con đẻ ra trong 1
lứa, sản lượng trứng …
+ Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0.2 – 0.4): thường bao
gồm các tính trạng về tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng …
+ Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0.4 trở lên): thường bao gồm
các tính trạng thuộc về phẩm chất sản phẩm như khối lượng trứng, tỷ lệ mỡ sữa,
tỷ lệ nạc trong thân thịt
Sự tồn tại của các gen hoặc nhóm gen trong các dòng và giống gia cầm rất
khác nhau. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đã chứng minh
rất rõ vấn đề này. Nguyễn Huy Đạt và Nguyễn Thành Đồng (1996) nghiên cứu so
sánh chỉ tiêu năng suất của gà thương phẩm thịt 4 giống gà AA, Lohmann, ISA
Vedete và Avian nuôi trong cùng một điều kiện cho thấy, chỉ số sản xuất (PN)
của gà broiler tại 49 ngày tuổi ở 4 giống gà là khác nhau: gà broiler AA là
187.97; gà Lohmann 215.33; gà ISA Vedette 211.83 và gà broiler Avian 204.95.
Như vậy gà broiler Lohmann và ISA Vedette là cao nhất và thấp nhất là gà AA.
* Ảnh hưởng của dòng, giống

Dòng giống có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng của gia súc, gia
cầm. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể
giữa các giống có sự khác nhau, gà thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà kiêm
dụng và gà hướng trứng, giữa các dòng của một số giống cũng có sự khác nhau
về sinh trưởng.
Letner and Asmundson (1938) đã so sánh tốc độ sinh trưởng của các
giống gà Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi và cho rằng gà
Plymouth Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn ở 2 - 6 tuần tuổi và sau đó
không có sự khác nhau. Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994) cho biết sự khác nhau
về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà
hướng trứng khoảng 500 - 700g (13 - 30%). Khi nghiên cứu tốc độ sinh trưởng
trên 3 dòng thuần (V1, V3, V5) của giống gà Hybro HV8, Trần Long (1994) cho
rằng tốc độ sinh trưởng ở 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
Theo Godfrey and Joap (1952), sự di truyền các tính trạng về khối lượng cơ
thể do 15 cặp gen tham gia trong đó ít nhất có một gen về sinh trưởng liên kết giới
tính (nằm trên nhiễm sắc thể X). Vì vậy, có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa

14


con trống và con mái trong cùng một giống (gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%).
Nguyễn Ân và cs. (1983) cho biết hệ số di truyền về khối lượng cơ thể ở 3
tháng tuổi ở gà là 26 - 50%.
* Ảnh hưởng của tính biệt
Các loại gia cầm khác nhau về giới tính thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau,
con trống lớn nhanh hơn con mái, ngoại trừ chim cút (con trống nhỏ hơn con
mái). Theo Jull (1923) (dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996), gà trống có tốc độ sinh
trưởng nhanh hơn gà mái 24 - 32%. Tác giả cũng cho biết, sự sai khác này do gen
liên kết giới tính, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động
mạnh hơn gà mái (1 nhiễm sắc thể). North and Bell (1990) cho biết khối lượng

gà con 1 ngày tuổi tương quan dương với khối lượng trứng, song không ảnh
hưởng đến khối lượng cơ thể gà lúc thành thục và cường độ sinh trưởng ở 4 tuần
tuổi. Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng
lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 8 tuần tuổi hơn 27%.
* Ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc
Chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ sinh trưởng của gia cầm.
Vì vậy, phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nếu không sẽ làm giảm khả năng
sinh trưởng và khả năng sản xuất của gia cầm, đồng thời không phát huy hết tiềm
năng của giống.
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993), để phát huy khả năng sinh
trưởng của gia cầm không những phải cung cấp đầy đủ thức ăn với đầy đủ chất
dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo sự cân bằng giữa chúng, đặc biệt là cân bằng
giữa năng lượng và protein, sự cân bằng giữa các axit amin. Để có năng suất và
hiệu quả chăn nuôi cao, đặc biệt phát huy được tiềm năng sinh trưởng của gia
cầm thì lập ra khẩu phần ăn cân đối trên cơ sở tính chính xác nhu cầu của gia
cầm là một trong những vấn đề cơ bản (Bùi Đức Lũng, 1992).
Dinh dưỡng của gia cầm gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần dinh
dưỡng đều có tầm quan trọng và ý nghĩa riêng:
- Protein: Cấu tạo lên mô bào, là thành phần chính của các enzim cho các
quá trình biến đổi vật chất trong cơ thể. Do vậy những giống vật nuôi sinh trưởng
càng nhanh thì nhu cầu protein càng cao. Trong mỗi giống, dòng, mỗi cá thể ở
các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau nhu cầu protein khác nhau. Sự
thiếu hụt các axit amin trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng

15


và hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm. Gà từ 8 - 56 ngày tuổi, khi ăn khẩu
phần có mức protein thấp sẽ làm giảm sinh trưởng, giảm thu nhận thức ăn và
hiệu quả sử dụng thức ăn. Khi khẩu phần dư thừa protein thì gia cầm giảm sinh

trưởng, giảm tích luỹ mỡ và tăng hàm lượng axit uric trong máu. Ngoài ra, sự dư
thừa protein còn gây phân nhão, tăng stress do tăng hoạt động của tuyến thượng
thận, tăng sinh hormone Adrecorticosteroit (Scott M. L., 1992).
- Năng lượng: Nhằm duy trì và sản xuất cho con vật. Theo (Festi D. M.,
1984 ; Smith C. F., 1984) nhận định rằng, sự tăng năng lượng trong thức ăn có
thể cải thiện khả năng tăng trọng của gà. Nếu năng lượng trong khẩu phần thấp
thì gà ăn nhiều hơn song hiệu quả sử dụng thức ăn kém hơn (Scott M. L., 1992 ;
Nesheim M. C., 1992).
* Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông
Tốc độ mọc lông của gà có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng. Các
kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong cùng một giới tính, những con nào
có tốc độ mọc lông nhanh thì có tốc độ sinh trưởng tốt hơn. Tốc độ mọc lông là
tính trạng di truyền liên quan tới đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển
của gia cầm.
Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) cho biết, tốc độ mọc lông là tính
trạng di truyền liên kết với giới tính, trong cùng một dòng gà thì gà mái có tốc độ
mọc lông đều hơn gà trống, đó là hormone tác dụng ngược chiều với gen liên kết
giới tính. Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc độ mọc lông nhanh
có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
* Ảnh hưởng của mật độ
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ngoài các tác nhân khí
hậu ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi như nhiệt độ, ẩm độ không khí, ánh
sáng... thì mật độ nuôi cũng là một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng tới hiệu quả và
năng suất chăn nuôi gia cầm, mật độ nuôi thưa gây lãng phí lao động, lãng phí
chuồng trại và hiệu quả sản xuất thấp, mật độ nuôi cao không hợp lý ảnh hưởng tới
tiểu khí hậu chuồng nuôi. Mật độ nuôi ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu chuồng nuôi:
Mật độ nuôi ảnh hưởng tới hàm lượng khí độc sinh ra trong chuồng nuôi,
khí độc trong chuồng nuôi sinh ra từ sự phân hủy phân, nước tiểu, nước thải, thức
ăn thừa..., tạo thành các khí NH3, CO2, H2S, CH4... khí NH3 khi đi vào cơ thể
làm lượng kiềm dự trữ trong máu tăng, gia cầm bị trúng độc kiềm. Theo Đỗ


16


Ngọc Hòe (1996) cho biết khi hàm lượng NH3 trong chuồng là 25ppm sẽ làm
giảm lượng hemoglobin trong máu, giảm sự trao đổi khí, giảm hấp thu dinh
dưỡng và làm giảm tăng trọng của gà tới 4%. Còn theo Coldhaft T.M., 1971
(trích từ Đỗ Ngọc Hòe, 1996) cùng với NH3, khí H2S cũng là khí độc ảnh hưởng
tới sinh trưởng, H2S kết hợp với Na trong dịch niêm mạc đường hô hấp tạo thành
Na2S, muối này đi vào máu thủy phân thành H2S, tác động tới thần kinh, gây
trúng độc cho gia cầm. Nếu nồng độ H2S lớn hơn 1mg/l, gà sẽ bị chết vì bị liệt
trung khu hô hấp (Đỗ Ngọc Hòe, 1996).
Mật độ nuôi ảnh hưởng tới khả năng điều hòa thân nhiệt vì mật độ nuôi
làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng nuôi, giảm mật độ nuôi góp
phần làm tỏa nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn. Với điều kiện khí hậu ở nước ta, khi
nuôi gà nhốt thì mật độ 10 con/m2 hoặc ít hơn là thích hợp.
* Ảnh hưởng của môi trường
Ngoài các yếu tố kể trên ra, những yếu tố như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng,
sự thông thoáng,… cũng ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng phát triển của gia cầm.
Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ quá cao hay quá thấp đều giảm tốc độ sinh trưởng
của gia cầm. Ngoài ra mật độ chăn nuôi và chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới
tốc độ sinh trưởng của gia cầm.
Gà con rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ.
Trong những ngày đầu, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ sinh trưởng của gà
con, do thân nhiệt chưa ổn định. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993),
giai đoạn đầu gà con cần nhiệt độ 30 - 350C. Nếu nhiệt độ thấp hơn gà kém ăn,
chậm lớn, chết nhiều. Sau 5 tuần tuổi thì nhiệt độ tiêu chuẩn chuồng nuôi là 18 250C sẽ giúp gà ăn khoẻ, lớn nhanh.
Trong điều kiện nuôi thông thoáng tự nhiên ở nước ta khó có thể đạt được
tiêu chuẩn trên vì nhiệt độ chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông. Vì vậy, trong
chăn nuôi, chúng ta cần phải tìm ra giải pháp tối ưu để đạt được xấp xỉ tiêu chuẩn

nhiệt độ quy định. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường còn ảnh hưởng đến nhu cầu
năng lượng trao đổi và năng lượng tiêu hoá của gà. Do đó, thu nhận thức ăn của
gà chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
Ẩm độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng
của gà. Khi ẩm độ tăng cao làm cho chất độn chuồng dễ bị ẩm ướt, thức ăn dễ bị

17


mốc, nấm mốc phát triển, đặc biệt NH3 do vi khuẩn phân huỷ các axit uric trong
phân và các chất độn chuồng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của gà.
Các yếu tố này làm tăng khả năng nhiễm bệnh của gà như cầu trùng,
Newcastle và E.coli từ đó làm giảm sinh trưởng của gà. Nhưng nếu ẩm độ quá
thấp làm tăng lượng bụi trong chuồng nuôi nên gà hay mắc bệnh đường hô hấp,
làm tăng sự bốc hơi nước nên da khô, gà gầy yếu và ngứa ngáy khó chịu hay cắn,
mổ nhau.
Sự thông thoáng cũng có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng của gà.
Nó giúp cho gà có đủ O2 để thở, thải khí CO2 và các chất độc khác, điều hoà ẩm
độ chuồng nuôi, qua đó hạn chế bệnh tật. Đối với gà lớn, cần tốc độ lưu thông
không khí cao hơn gà nhỏ. Theo Đỗ Ngọc Hoè (1996), việc cải tạo khí hậu bằng
cách làm trần, lắp quạt thông gió và các hệ thống làm mát mang lại hiệu quả kinh
tế cao trong chăn nuôi gà công nghiệp.
Ngoài những yếu tố kể trên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của gia
cầm thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng đúng quy trình, thực hiện lịch phòng Vacxin
đầy đủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm.
* Cách đánh giá sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến
khi trưởng thành. Do vậy, việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng
không phải dễ dàng.Tuy nhiên các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng sử
dụng cách đo đơn giản và thực tế (Chambers, 1990).

* Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể ở từng thời điểm là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh
giá sự sinh trưởng của gà. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ xác định được sự sinh
trưởng ở một thời điểm nhất định của cơ thể nhưng không chỉ ra được sự sai khác
và tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần cơ thể trong một khoảng thời gian ở các
độ tuổi khác nhau. Chỉ tiêu này được minh hoạ bằng đồ thị. Đồ thị này thay đổi
theo giống, dòng và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với gia cầm, khối lượng
cơ thể thường được theo dõi theo tuần tuổi, đơn vị tính bằng kg/con hoặc g/con.
* Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thước, thể
tích của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2.39,

18


1997). Sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị
sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabon. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao hiệu
quả kinh tế càng lớn.
* Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % tăng lên về kích thước, khối lượng và thể
tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (T.C.V.N 2.40, 1997). Đồ
thị sinh trưởng tương đối có dạng hypepon. Ở gà con, tốc độ sinh trưởng tương
đối cao sau đó giảm dần theo độ tuổi.
* Đường cong sinh trưởng
Đường cong sinh trưởng không chỉ biểu thị tốc độ sinh trưởng của gà mà
còn biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc và gia cầm nói chung. Theo Chamber
J. R. (1990), đường cong sinh trưởng gồm bốn pha và có bốn đặc điểm chính:
- Pha sinh trưởng tích luỹ: Tăng tốc độ nhanh sau khi nở.
- Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
- Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.

- Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành.
2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
2.1.3.1. Khả năng sinh sản của gia cầm
Sức đẻ trứng của gia cầm: Là sản lượng trứng đẻ ra trong một thời gian
nhất định, thường tính bằng một năm. Cũng có khi tính sản lượng trứng theo một
năm sinh học là số trứng đẻ ra trong 365 ngày kể từ khi gà đẻ quả trứng đầu tiên
hay 500 ngày tuổi từ khi gia cầm đẻ ra.
Sức đẻ trứng của gia cầm thường được đánh giá bằng một số chỉ tiêu
chính như: Sức bền đẻ trứng, cường độ đẻ trứng, tỷ lệ đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng...
Sức bền đẻ trứng: Là số trứng đẻ ra tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu
tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ và thay lông.
Cường độ đẻ trứng: Là số trứng đẻ ra trong một thời gian xác định không
kể đến chu kỳ hay nhịp đẻ.
Tỷ lệ đẻ trứng: Là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng đẻ ra của đàn gà tại một
thời điểm nhất định và số gà có mặt tại thời điểm đó.

19


×