Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Khảo sát tập đoàn dưa chuột địa phương vụ đông 2014 và bước đầu sử dụng trong cải tiến giống dưa chuột cho vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 115 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục viết tăt

vii

Danh mục bảng

viii

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích và yêu cầu



2

2.1. Mục đích

2

2.2. Yêu cầu

2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

3.1. Ý nghĩa khoa học

2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

2

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3

1.1. Nguồn gốc và phân loại cây dưa chuột

3


1.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột

4

1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của cây
dưa chuột

5

1.3.1. Nhiệt độ

5

1.3.2. Ánh sáng

7

1.3.3. Nước

8

1.3.4. Quan hệ với điều kiện dinh dưỡng khoáng

9

1.4. Tình hình nghiên cứu về dưa chuột trên thế giới và trong nước

10


1.4.1. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới

10

1.4.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trong nước

15

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.1. Vật liệu nghiên cứu

21

iv


2.2. Nội dung nghiên cứu

22

2.2.1. Nội dung 1:

22

2.2.2. Nội dung 2:

22


2.3. Thời gian nghiên cứu

22

2.4. Địa điểm nghiên cứu

23

2.5. Phương pháp nghiên cứu

23

2.5.1. Phương pháp bố trí, theo dõi thí nghiệm

23

2.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi

23

2.5.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột:

27

2.5.4. Phương pháp lai tạo giống dưa chuột

28

2.5.5. Phương pháp phân tích số liệu


28

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

3.1. Đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống dưa chuột địa phương miền Bắc

29

3.1.1. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu giống dưa chuột dưa chuột địa phương
miền Bắc

29

3.1.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các mẫu
giống dưa chuột địa phương miền Bắc.

30

3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng thân lá của các mẫu giống dưa chuột địa
phương miền Bắc.

35

3.1.4. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các mẫu giống dưa chuột địa phương
miền Bắc.

40


3.1.5. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các mẫu giống
dưa chuột địa phương miền Bắc.

45

3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể của các mẫu
giống dưa chuột địa phương miền Bắc.

48

3.1.7. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống dưa chuột địa phương miền Bắc.

51

3.1.8. Đặc điểm hạt và khả năng kết hạt của các mẫu giống dưa chuột địa
phương miền Bắc

66

3.2. Kết quả so sánh, đánh giá các tổ hợp dưa chuột lai mới chọn tạo trong vụ
Xuân hè 2015

68

v


3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các THL dưa chuột


69

3.2.2. Tình hình ra hoa, đậu quả của các THL dưa chuột

72

3.2.3. Tình hình sâu bệnh hại của các THL dưa chuột

73

3.2.4. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL
dưa chuột

74

3.2.5. Đánh giá đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các THL dưa chuột

76

3.2.6. So sánh đặc điểm của một số tổ hợp lai triển vọng với bố mẹ trong
Xuân hè 2015

78

3.2.7. Biểu hiện ưu thế lai về các yếu tổ cấu thành năng suất và năng suất
lý thuyết của các tổ hợp lai có triển vọng trong vụ Xuân hè 2015

80

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

PHỤ LỤC

85

vi


DANH MỤC VIẾT TĂT
TB

: Trung bình

NXB

: Nhà xuất bản

AVRDC

: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Á –
nay là Trung tâm Rau Thế giới

THL


: Tổ hợp lai

UTL

: Ưu thế lai

CS

: Cộng sự

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu giống dưa chuột địa phương miền Bắc

3.2

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển chủ yếu của các
mẫu giống dưa chuột địa phương miền Bắc

3.3


36

Đặc điểm ra hoa, đậu quả của các mẫu giống dưa chuột địa phương
42

miền Bắc.
3.5

Tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các mẫu giống dưa
chuột địa phương miền Bắc

3.6

45

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể, năng suất lý
thuyết/ô của các mẫu giống dưa chuột địa phương miền Bắc.

3.7

52

Đặc điểm hình thái hoa và biểu hiện giới tính của các mẫu giống
dưa chuột địa phương miền Bắc

3.9

58


Đặc điểm cấu trúc quả thương phẩm của các mẫu giống dưa chuột
địa phương miền Bắc

3.11

61

Đặc điểm hình thái quả chín sinh lý của các mẫu giống dưa chuột
địa phương miền Bắc

3.12

64

Đặc điểm hạt và khả năng kết hạt của các mẫu giống dưa chuột địa
phương miền Bắc

3.13

55

Đặc điểm hình thái quả của các mẫu giống dưa chuột địa phương
Miền Bắc

3.10

49

Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống dưa chuột địa phương
miền Bắc


3.8

31

Một số đặc điểm sinh trưởng thân lá của các mẫu giống dưa chuột
địa phương miền Bắc

3.4

29

66

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển chủ yếu của các
Tổ hợp lai dưa chuột

69

3.14

Đặc điểm sinh trưởng của các THL dưa chuột

71

3.15

Tình hình ra hoa, đậu quả của các THL dưa chuột

72


viii


3.16

Tình hình sâu bệnh hại của các THL dưa chuột

74

3.17

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL Dưa chuột

75

3.18

Đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các THL Dưa chuột

77

3.19

So sánh đặc điểm của một số tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng với
bố mẹ

3.20

79


Biểu hiện ưu thế lai về các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ
80

hợp lai có triển vọng

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn quả có giá trị kinh tế,
được trồng phổ biến trên thế giới. Dưa chuột có giá trị dinh dưỡng cao và dễ chế
biến. Theo kết quả phân tích hóa sinh, trong 100g dưa chuột tươi có chứa 0,8%
protit, 3% gluxit, 23mg% can xi, 27mg% P, 1mg% sắt, mangan, iot, thiamin các
vitamin A, B, C, PP... Về mặt y học, dưa chuột được biết đến như một chất lợi
tiểu tự nhiên có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, thải độc, giúp giảm lượng
cholesterol và chống khối u, có tác dụng an thần, khoẻ hoá hệ thần kinh, làm tăng
trí nhớ, lưu thông nước trong cơ thể làm cho làn da đẹp và khỏe mạnh hơn.
Dưa chuột là cây rau ăn quả ngắn ngày nhưng mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người sản xuất. Dưa chuột là nguồn nguyên liệu chủ lực cho ngành chế
biến rau quả xuất khẩu. Ở nước ta, việc phát triển sản xuất dưa chuột theo hướng
hàng hóa là cần thiết nhằm đem lại thu nhập cho người nông dân, từng bước
vươn lên xoá đói giảm nghèo. Để phát triển sản xuất dưa chuột có hiệu quả, cần
thiết phải có bộ giống tốt với năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu
bệnh hại và điều kiện thời tiết bất thuận. Tuy nhiên các giống dưa chuột hiện
trồng phổ biến trong sản xuất còn nghèo nàn, nhiều giống có chất lượng không
cao làm hạn chế đến năng suất, chất lượng thương phẩm và hiệu quả kinh tế.
Việc nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột chất lượng cao phục vụ tiêu dùng
trong nước, chế biến và xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất dưa

chuột ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Là một trong những trung tâm thứ nguyên của cây dưa chuột, nước ta hiện
đang sở hữu một nguồn gen dưa chuột địa phương rất đa dạng và phong phú. Từ
năm 2011 đến nay, TS. Trần Thị Minh Hằng và cộng sự ở Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã thu thập và thành lập được một tập đoàn các mẫu giống dưa chuột
có nguồn gốc từ các đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Nhóm nghiên
cứu đã tiến hành đánh giá tập đoàn các mẫu giống thu thập được trong vụ xuân
hè và vụ hè thu 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội và bước đầu xác định được những đặc
điểm quí trong tập đoàn. Các mẫu giống có nguồn gốc sinh thái khác nhau (miền
núi và đồng bằng) rất khác nhau về đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, ra

1


hoa đậu quả, khả năng chống chịu sâu bệnh...Kết quả khảo sát tập đoàn dưa
chuột trong các thời vụ khác nhau sẽ giúp chúng tôi lựa chọn được những mẫu
giống mang các tính trạng quí và bước đầu tạo các tổ hợp lai giữa hai bố mẹ khác
xa về địa lý sinh thái có năng suất cao, chất lượng tốt và biểu hiện ưu thế lai cao.
Xuất phát từ cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Khảo sát tập đoàn
dưa chuột địa phương vụ Đông 2014 và bước đầu sử dụng trong cải tiến giống
dưa chuột cho vùng đồng bằng sông Hồng".
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Xác định các đặc điểm tốt từ tập đoàn mẫu giống dưa chuột miền Bắc phục
vụ công tác chọn tạo và cải tiến giống dưa chuột cho vùng đồng Bằng sông Hồng.
- Chọn tạo được tổ hợp lai giữa 2 bố mẹ khác xa nhau về địa lý sinh thái
(miền núi và đồng bằng), mang các đặc điểm đặc trưng tốt, có ưu thế lai cao về
năng suất, có chất lượng tốt thích hợp với tiêu dùng quả tươi.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá các đặc điểm hình thái, đặc tính sinh trưởng, phát triển, tình

hình sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng của các mẫu giống dưa chuột miền Bắc.
- Lai tạo được các tổ hợp lai dưa chuột giữa hai bố mẹ khác xa nhau về địa
lý sinh thái mang các tính trạng tốt.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, tình hình sâu bệnh
hại của các tổ hợp lai mới chọn tạo.
- Đánh giá ưu thế lai của các tổ hợp lai mới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài sẽ cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu và các thông tin về
nguồn di truyền quan trọng phục vụ cho công tác chọn tạo giống dưa chuột ưu
thế lai có chất lượng cao ở trong nước.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tạo ra giống dưa chuột có cho năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng với nhu
cầu cấp thiết về giống của thực tiễn sản xuất dưa chuột trong nước phục vụ nội
tiêu và xuất khẩu.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây dưa chuột
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí và là một loại rau
truyền thống được trồng ở trên thế giói và ở Việt Nam từ khá lâu. Qua nhiều tài
liệu cho thấy dưa chuột có nguồn gốc từ miền Tây Ấn Độ, cũng có ý kiến cho
rằng dưa chuột có nguồn ở Nam Á và được trồng trọt khoảng 3000 năm trước.
Dưa chuột được truyền bá đến một số vùng thuộc Tây Á, Bắc Phi và Nam Âu...
Trong thời kỳ La Mã, dưa chuột là cây trồng có giá trị và trồng dưới mái
che. Thế kỷ 13, dưa chuột được đưa vào nước Anh. Columbus đã gieo và trồng
những cây dưa chuột ở Haiiti trong chuyến du lịch đường biển lần thứ 2 của ông.
Từ thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột ở các thuộc địa

họ thống trị.
Với khí hậu khắc nghiệt ở nước Anh (xứ sở của sương mù) và sự mẫn cảm
của dưa chuột với nhiệt độ, người Anh đã sáng tạo ra phương pháp trồng dưa chuột
không hạt trong nhà kính. Ở Trung Đông, dưa chuột phổ biến là dạng quả mềm và
nhẵn. Người Nga ưa thích dưa chuột dạng quả ngắn, mập, xù xì và màu nâu. Người
Pháp ưa thích dạng quả dưa chuột mập và không khắt khe về hình dạng (Tạ Thu
Cúc, 2007).
Dưa chuột thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae, chi cucumis, loài sativus, có bộ
nhiễm sắc thể 2n = 14, đã có nhiều tác giả tiến hành phân loại dưa chuột, trong
đó Teachenko (1967) đã phân loại Cucumis sativus L. thành 3 thứ dưa: dưa chuột
thường, dưa chuột lưỡng tính và dưa chuột hoang dại.
Theo Libner Nonneck (1989), Cucumis sativus L. chỉ là một dạng hình
của dưa chuột, là cây rau thương mại quan trọng. Những cây khác cũng được gọi
là dưa chuột như: C. flexuosu và C. melo (dưa chuột rắn); dưa chuột Tây Ấn Độ
(Gherkin): C.anguria L.; dưa chuột tròn C. prophetarum; dưa chuột trắng Trung
Quốc var. common hoặc dưa chuột sao.
Theo Raymond A.T. George (1989), dưa chuột có nhiều hình dạng và kích
cỡ quả rất phong phú. Loài dưa trồng trọt có thể chia thành 4 nhóm chính:

3


- Dưa chuột sản xuất ngoài đồng với đặc điểm nổi bật là gai trắng hoặc đen.
- Dưa chuột trồng trong nhà kính hoặc giống dưa chuột Anh. Những dạng
hình này quả dài, không có gai, có thể sản xuất quả đơn tính.
- Giống Sikkim nguồn gốc ở Ấn Độ, quả có màu hơi đỏ hoặc vàng da cam.
- Dưa chuột quả nhỏ dùng đề dầm giấm, muối chua.
Dưa chuột còn được phân loại theo cách sử dụng: cắt lát, hoặc muối chua
(ăn tươi hoặc chế biến). Theo Mark J. Basett (1986) thì dưa chuột dùng để muối
chua tỷ lệ chiều dài/đường kính (L/D) phải nhỏ hơn dưa chuột để thái lát. L/D

của dưa chuột muối chua từ 2,8-3,2. Tỷ lệ này thay đổi theo mật độ trồng. Dưa
chuột dùng để muối chua phải thẳng tròn, hình khối.
1.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột
Rễ cây dưa chuột: cây dưa chuột có rễ phát triển yếu, trong đất có thành
phần cơ giới trung bình chỉ dài 10 – 15 cm. Hệ rễ chiếm 1,5% toàn bộ trọng
lượng cây, với hệ thống rễ phân bố trên bề mặt rộng chừng 60-90 cm. Ở nhóm có
thời gian sinh trưởng dài, bộ rễ cùng các cơ quan trên bề mặt đất phát triển mạnh
hơn. Tuy nhiên, ở các giống lai F1 tất cả các pha sinh trưởng bộ rễ phát triển
mạnh và có khối lượng lớn hơn so với các cặp bố mẹ. Do vậy, mức độ phát triển
bộ rễ ở giai đoạn đầu là một trong những tính trạng có tương quan chặt chẽ tới
năng suất cây sau này (Lã Đình Mỡ và Dương Đức Huyền, 1999).
Thân dưa chuột thuộc dạng thân leo bò, mảnh, nhỏ, chiều cao phụ thuộc
chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Căn cứ vào chiều
cao cây có thể phân chia thành 3 nhóm: Loại lùn (chiều cao 0,6 - 1m), loại trung
bình (chiều cao cây > 1 - 1,5m), loại cao (chiều cao cây > 1,5 đến 2 - 3m, có loại
4-5 m). Trên thân có cạnh, có lông cứng và ngắn, đường kính thân là một chỉ tiêu
quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá nhỏ hoặc
quá lớn đều không có lợi. Đối với những giống trung bình và giống muộn, đường
kính đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt. Trên thân chính có khả năng phân cành
cấp 1 và cành cấp 2, quả ra chủ yếu trên thân chính. Trong kỹ thuật tỉa cành lưu
giữ thân chính và 1 - 2 cành cấp 1, tùy theo điệu kiện cụ thể (Tạ Thu Cúc, 2007).

4


Lá dưa chuột có bản lá hình trái tim có xẻ thuỳ nông sâu khác nhau tuỳ
từng loại giống, ở các kẽ lá có tua cuốn. Trong quá trình dịch chuyển từ vùng
nhiệt đới ẩm tới vùng đồng bằng, sa mạc và canh tác trong nhà kính, khả năng ra
tua cũng yếu hơn. Quy trình tiến hoá này kéo dài hàng ngàn năm. Cùng với sự
đột biến tự nhiên và phương thức trồng trọt, dạng dưa chuột bụi không leo,

không hình thành tua là đỉnh cao nhất của sự tiến hoá loài cucumis sativus.
Hoa dưa chuột có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa cái mọc riêng
biệt hoặc thành chùm trên nách lá tùy giống. Hoa đực mọc thành chùm với số
lượng phụ thuộc vào giống. Hoa dưa chuột bắt đầu nở từ 5 - 10 giờ sáng, trên cùng
một cây hoa đực nở trước hoa cái 2 - 3 ngày, tuổi thọ của hoa đực ngắn từ 1 - 2
ngày, hạt phấn có sức sống tốt nhất 4 - 5 giờ sau khi hoa nở (Phạm Mỹ Linh, 1999).
Hoa cái có 4 - 5 đài, 4 - 5 cánh hợp. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái, có 4 - 5 nhị đực hợp
nhau. Hoa cái bình thường có 3 - 4 noãn, núm nhụy phân nhánh hoặc hợp.
Quả dưa chuột thường thuôn dài, quả thường có 3 - 5 múi, hạt đính vào
giá noãn. Hình dạng, dộ dài, khối lượng, màu sắc quả có sự sai khác rất lớn phụ
thuộc chủ yếu do giống. Mầu sắc quả của hầu hết các giống dưa chuột là màu xanh,
xanh vàng, vàng, khi chín vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai. Màu xanh khi chín
thương phẩm thường phù hợp với thị hiếu của nhiều người tiêu dùng. Sau thu hái,
quả chuyển màu vàng là nhược điểm của giống. Trong sản xuất, dưa chuột thường
xuất hiện những hiện tượng quả dị hình, quả phát triển không cân đối...đó là do sự
biến đổi quá mạnh trong thời kỳ phôi thai. Sự thay đổi không bình thường trong thời
kỳ hình thành hạt sẽ sản sinh ra quả dị hình (Tạ Thu Cúc, 2007).
Hạt dưa chuột dạng dẹt hình oval dài 10 - 15 mm, vỏ hạt nhẵn có màu
trắng, vàng, đen... (Tạ Thu Cúc, 2007).
1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của cây
dưa chuột
1.3.1. Nhiệt độ
Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương giá
đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 00C có tuyết và khi nhiệt độ về ban đêm trong
khoảng 3-40C (Nguyễn Tường Đoàn và Ngô Quang Văn, 1997). Dưa chuột thuộc

5


nhóm cây ưa nhiệt, yêu cầu khí hậu ấm áp và khô ráo để sinh trưởng và phát

triển. Nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng và phát triển là từ 25-300C.
Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ từ
35-400C cây sẽ chết (Trần Khắc Thi, 1985). Nhiệt độ dưới 150C cây sẽ bị rối loạn
quá trình đồng hóa và dị hóa, cây sinh trưởng kém, nhiệt độ thấp kéo dài các giống
sinh trưởng rất khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa. Ở 50C hầu
hết các giống dưa chuột bị chết rét, khi nhiệt độ lên tới 400C cây ngừng sinh trưởng
hoa cái không xuất hiện, lá bị héo (Tạ Thu Cúc, 2007). Hạt dưa chuột có sức sống
cao, khỏe, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp từ 12-130C. Nhiệt độ đất tối thiểu
phải đạt 160C, ở nhiệt độ này hạt có thể nảy mầm sau 9-16 ngày, nếu nhiệt độ đất
khoảng 210C thì hạt sẽ nảy mầm sau 5-6 ngày.
Theo Trần Khắc Thi (1985), nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra
hoa của cây. Nhiệt độ thích hợp cho cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm.
Nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài. Tổng tích ôn từ lúc hạt nảy mầm đến
thu quả đầu tiên ở các giống địa phương là 9000C, đến kết thúc là 16500C.
Ở nhiệt độ dưới 150C cây mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa. Do
nhiệt độ thấp làm phá vỡ quá trình trao đổi chất thông thường và một số quá trình sinh
hóa bị ngừng trệ, toàn bộ chu trình sống bị đảo lộn làm cho cây tích lũy các độc tố.
Trong trường hợp bị lạnh kéo dài số lượng độc tố tăng làm chết các tế bào.
Ngoài ra, nhiệt độ thấp còn làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây ở các
giai đoạn khác nhau từ sự phát triển cá thể đến giới tính, tốc độ lớn của quả và
năng suất cá thể.
Về đặc điểm sinh lý có liên quan đến tính chịu lạnh của dưa chuột, các nhà
nghiên cứu có đề cập tới độ nhớt đậm đặc của nguyên sinh chất, sức sống của tế bào
và tính hút nước của nó. Khi bị lạnh độ nhớt của nguyên sinh chất giảm, lượng diệp
lục và khả năng hút nước cũng giảm theo, ở các giống dưa chuột phương Bắc chứng
tỏ khả năng chịu lạnh của chúng cao hơn các giống phía Nam châu Âu. Qua nghiên
cứu ở Việt Nam trong điều kiện làm lạnh nhân tạo ở nhiệt độ 5-100C trong vòng 10
ngày, các giống dưa chuột Việt Nam và Trung Quốc có sức chịu lạnh cao hơn các
giống Châu Âu và Châu Mỹ (Trần Khắc Thi, 1981).


6


Theo Phạm Mỹ Linh (1999), nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng tới quá trình
sinh trưởng, phát triển, ra hoa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như
quá trình thụ tinh thụ phấn. Theo Yoshihari Ono hoa bắt đầu nở ở nhiệt độ 150C
(sáng sớm) và bao phấn mở ở nhiệt độ 170C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm
của hạt phấn 17-240C, nhiệt độ quá cao, hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ này
đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó cũng chính là nguyên nhân gây giảm năng
suất của giống.
Tổng số nhiệt độ không khí trung bình ngày đêm cần thiết cho sinh
trưởng, phát triển của dưa chuột vào khoảng 1.500 - 2.500 độ C, còn để cho quá
trình tạo quả thương phẩm là 800 - 1.000 độ C (Kulturnayya et al., 1994).
1.3.2. Ánh sáng
Một trong những yếu tố của môi trường bên ngoài tác động trực tiếp đến
sinh trưởng, phát triển và chuyển tiếp sang giai đoạn phát dục của cây là độ dài
ngày chiếu sáng trong ngày.
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn, độ dài chiếu sáng thích
hợp cho cây sinh trưởng phát dục là 10-12 giờ/ngày. Phản ứng của dưa chuột đối
với ánh sáng còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng (Tạ Thu Cúc và cs.,
2000). Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây trồng
nói chung và dưa chuột nói riêng. Cường độ sáng thích hợp cho dưa chuột sinh
trưởng, phát triển, giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất
lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng từ 15000-17000 lux
(Trần Khắc Thi, 1985).
Độ dài ngày và cường độ chiếu sáng không phải là chỉ tiêu duy nhất đặc
trưng cho ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động sống của cây. Công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả cho phép rút ra kết luận rằng chiếu sáng bổ sung tia
hồng ngoại lên cây sẽ kích thích sự phát triển của cây ngày dài và ức chế cây
ngày ngắn. Ngược lại, tia cực tím có bước sóng ngắn lại kích thích sự phát triển

của cây ngày ngắn và ức chế cây ngày dài (Phạm Mỹ Linh, 1999).
Mức độ phản ứng của cây với thời gian chiếu sáng trong quá trình phát
sinh cá thể cũng khác nhau. Qua thí nghiệm đã kết luận rằng dưa chuột ở tuổi cây

7


20-25 ngày sau nảy mầm có phản ứng thuận với độ dài chiếu sáng dưới 12 giờ.
Cường độ và số giờ chiếu sáng có tương quan thuận tới quá trình lớn của
quả. Trong thí nghiệm vào tháng 12, lúc cường độ ánh sáng trung bình trong
ngày khoảng 140 lux, số giờ chiếu sáng liên tục.
Chất lượng ánh sáng có tác dụng làm tăng hoặc giảm màu sắc quả và ảnh
hưởng tới thời gian bảo quản quả sau thu hoạch. Theo Lin et al. (2000) nghiên
cứu giống dưa chuột quả dài trồng trong nhà kính cho thấy: vào mùa hè dùng lớp
lọc để giảm cường độ ánh sáng hoặc biến đổi quang phổ ánh sáng ảnh hưởng tới
thời gian bảo quản quả dưa chuột.
1.3.3. Nước
Dưa chuột là cây vừa kém chịu hạn lại kém chịu úng, vì dưa chuột có
nguồn gốc ở vùng ven rừng ẩm ướt, bộ rễ phát triển kém, hệ rễ phân bố ở tầng
đất mặt. Trong thân cây nước chiếm 91,3%, trong quả có chứa tới 93-95% nước,
bộ lá dưa chuột to, hệ số thoát hơi nước lớn nên dưa chuột yêu cầu độ ẩm cao, là
cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu bí, độ ẩm đất thích hợp cho cây dưa
chuột là: 85-90%, độ ẩm không khí: 90-95%. Trong giai đoạn ra quả phải giữ ẩm
thường xuyên từ 90-100% độ ẩm đồng ruộng. Dưa chuột kém chịu hạn, nếu thiếu
nước cây không những sinh trưởng kém mà còn tích lũy chất cucurbitancin gây
đắng trong quả (Mai Phương Anh và cs., 1996). Chất này thường tập trung nhiều
ở phần cuối thân và dưới lớp vỏ cây. Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện
quả dị hình, quả bị đắng và cây dễ bị nhiễm virus. Thời kỳ cây ra hoa tạo quả yêu
cầu lượng nước cao nhất.
Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, dưa chuột yêu cầu một lượng

nước khá lớn vì vậy cần cung cấp đủ và kịp thời nước cho cây đặc biệt là ở thời kỳ
khủng hoảng nước của cây (giai đoạn cây con và khi cây ra hoa hình thành quả,
quả rộ). Theo Tạ Thu Cúc (2007), khi hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50%
khối lượng hạt. Thời gian thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu, cần độ ẩm
đất 70 - 80%, thời kỳ quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao > 80 - 90%.
Theo Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Duy Minh (2006), cây dưa chuột chịu hạn
rất kém, thiếu nước cây chậm sinh trưởng mà còn tích lũy chất đắng (cucurbitaxina).

8


1.3.4. Quan hệ với điều kiện dinh dưỡng khoáng
Như đã nói ở trên cây dưa chuột có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ẩm nên
cây đã quen thích nghi với điều kiện dinh dưỡng đầy đủ trên bề mặt của lớp đất
rừng nhiệt đới ẩm. Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thu của rễ lại yếu nên dưa
chuột có yêu cầu nghiêm khắc về đất hơn các cây khác trong họ. Đất trồng thích
hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH thích
hợp từ 5,5-6,5. Trong nghiên cứu của mình Flatocovva B. (1958) đã xác định
nồng độ trung bình của các nguyên tố khoáng trong dịch bào để cây cho năng
suất cao là: 2.500-3.500 mg/kg nitơ; phốt pho từ 150- 225; kali 4.500-6000;
magiê: 300-400; clo: gần 200, khi so sánh với các cây trồng khác tác giả đã
khẳng định nồng độ dịch bào bình thường của dưa chuột cao hơn cả. Dưa chuột
là cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ẩm, thích nghi với các loại đất có
dinh dưỡng đầy đủ trên bề mặt của lớp đất rừng nhiệt đới (Trần Khắc Thi, 1985).
Hơn nữa về mặt thực vật học, dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn, bộ rễ kém
phát triển, phần thân lá trên mặt đất lớn, tốc độ hình thành các cơ quan sinh
dưỡng cao do đó khi được trồng trọt, dưa chuột đòi hỏi cung cấp dinh dưỡng
nhiều. Để cho 1 tấn sản phẩm dưa chuột lấy từ đất khoảng 0,8-1,36 kg đạm; 0,270,9 kg P2O5 và 1,36-2,3 kg K2O. Dưa chuột sử dụng kali có hiệu quả nhất, sau đó
đến đạm và cuối cùng là lân, khi bón 60 đạm, 60 lân, 60 kali thì dưa chuột sử
dụng 92% đạm, 33% lân và 100% kali (Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Duy Minh,

2006). Bên cạnh các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai trò
hết sức quan trọng. Khi bổ sung các nguyên tố vi lượng vào dung dịch phân đa
lượng bón cho cây sẽ thu được quả có chất lượng cao, đặc biệt trộn hạt dưa chuột
với phân vi lượng trước khi gieo sẽ làm tăng năng suất từ 50 - 60 tạ/ha (Bình
Điền, 2012). Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại phản ứng
rõ rệt với hiện tượng thiếu dinh dưỡng, phân hữu cơ có tác dụng làm tăng năng
suất dưa chuột rõ rệt. Kali và lân có vai trò quan trọng trong việc tạo quả có chất
lượng, còn đạm làm màu quả đẹp, ở thời kì đầu của sự sinh trưởng cây dưa chuột
cần nhiều đạm và lân, ở giai đoạn cuối cây không cần nhiều đạm, nếu giảm cung
cấp đạm sẽ làm tăng thu hoạch một cách đáng kể.

9


Kết quả nghiên cứu của Naeem et al. (2002) cho thấy liều lượng bón NPK
khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến số nhánh, chiều cao cây, thời gian ra hoa,
đậu quả, số quả/cây và năng suất.
Sự thiếu hụt một vài yếu tố dinh dưỡng ở dưa chuột đã được nghiên cứu
và rút ra kết luận như sau:
- Thiếu Đạm: cây bắt đầu có màu xanh nhạt, sinh trưởng chậm, lá già có
màu trắng bợt bắt đầu từ mép lá hướng vào trong.
- Thiếu Kali: cây sinh trưởng chậm, lá xanh nhạt bề mặt lá xuất hiện
những đám màu xanh, trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục.
- Thiếu Magiê: Cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, rải rác những đốm lá chết
trên phiến lá. Sau những đốm lá chết đó lan rộng ra và kết hợp với nhau làm lá
khô, cuối cùng chết cả lá.
- Thiếu Lưu huỳnh: Lá cuối cùng có màu xanh nhạt, những lá dưới có màu
xanh bình thường.
- Thiếu Lân: Cây sinh trưởng chậm, lá chuyển từ màu xanh đậm sang màu
ghi làm lá khô và chết.

- Thiếu Canxi: Cây sinh trưởng bình thường, lá ít màu xanh (ít diệp lục)
mép lá xoăn, khô cứng.
- Thiếu Bo: Cây sinh trưởng chậm, lá trở nên dày, xanh đậm, đỉnh ngọn
khô héo, những lá gốc chuyển màu nâu và xoăn mép lá lại (Mai Phương Anh và
cs., 1996)
1.4. Tình hình nghiên cứu về dưa chuột trên thế giới và trong nước
1.4.1. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới
1.4.1.1. Kết quả thu thập, đánh giá nguồn di truyền loài dưa chuột trên thế giới
Nhận thức chung trên thế giới về bảo tồn đa dạng sinh học đã được đưa ra từ
những năm 70 của thế kỷ trước. Liên Xô cũ là nước đi tiên phong trong nhiệm vụ
bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp, họ đã thành lập Viện Nghiên cứu cây trồng liên
bang năm 1924, hiện đang lưu giữ 185.204 mẫu giống của 10.707 loài cây trồng.
Mỹ đã xây dựng Ngân hàng gen cây trồng đa dạng di truyền nhất thế giới,
đang bảo tồn 464.234 giống của 19.007 loài thực vật. Ấn Độ và Trung Quốc là

10


hai nước có Ngân hàng gen cây trồng lớn nhất thế giới về số lượng giống. Trung
Quốc đang bảo tồn 516.505 mẫu giống của 680 loài, Ấn Độ có 412.731 mẫu
giống của 1807 loài. Vương quốc Anh hiện cũng có ngân hàng gen lớn về số
lượng mẫu giống với 489.802 mẫu của 4368 loài.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan mới tiến hành nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp từ đầu những
năm 1980, nhưng hiện là những nước và lãnh thổ có đầu tư lớn và có trình độ
công nghệ tiên tiến trong bảo tồn quỹ gen. Hiện nay, 135 nước đã có Ngân hàng
gen cây trồng Quốc gia.
Pierce và Wehner đã phát hiện và mô tả 105 gen đột biến ở dưa chuột. Trong
105 gen đã mô tả có 15 gen đột biến về cây con, 8 gen đột biến về rễ, 14 gen đột
biến lá, 20 gen đột biến hoa, 18 gen đột biến quả, 12 về mầu sắc quả, 15 gen cho

tính kháng bệnh, 2 gen cho tính kháng với điều kiện môi trường bất thuận, 1 gen cho
tính kháng côn trùng. Những gen kháng và gen đột biến về chất lượng quả là những
gen quan trọng cho công tác chọn giống (Pae A and Simis Ker J, 1997).
Jiahua Xie và Todd C. Wehner (2001) đã tiến hành lập danh sách các gen
ở dưa chuột về 10 đặc điểm sau: Chỉ thị cây con, biến đổi thân, lá, hoa, hình dạng
quả, màu sắc quả, các gen kháng (chủ yếu là kháng bệnh), biến đổi protein, chỉ
thị DNA (RFLP, RAPD), các gen vô tính. Đây là bản danh sách mới nhất, bao
gồm những gen đã được công bố trong danh sách năm 1997 và có bổ sung thêm
9 gen đã được báo cáo trong 5 năm qua: bi-2, mj, msm, Prsv-2, rc-2, wmv-2,
wmv-3, wmv-4 và zym-Dina. Trong đó, 6 gen kháng virus (mwm, zym, Prsv2,wmv-2, wmv-3, wmv-4) được tìm thấy từ 1 giống TMG-1.
Ở Đông Nam Á, hai loài hoang dại thuộc chi Cucumis L được tìm thấy và
mô tả bởi W.J.de Wilde và Duyfiles (2007): một là C. debilis, hai là C. hystrix
Chakrav được phân bố rộng rãi nhưng không phổ biến.
1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới
Công tác nghiên cứu về cây dưa chuột đã được nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới quan tâm. Đặc biệt là công tác chọn tạo giống đã thu hút được
sự tham gia của một số lượng khá lớn các nhà khoa học. Bởi vì giống là tiền

11


đề cho hiệu quả kinh tế cao ở một vùng sinh thái nhất định. Chọn giống là
tạo ra sự tiến hoá có định hướng làm thay đổi các vật liệu có sẵn trong tự
nhiên theo ý muốn của con người, hình thành nên kiểu di truyền mới đạt hiệu
quả cao hơn.
Hiện nay, đã giải quyết nhu cầu của sản xuất và xuất khẩu dưa chuột, mục
tiêu của các cơ quan khoa học là tập trung vào nghiên cứu theo định hướng sau:
- Khảo nghiệm tập đoàn giống nhập nội, xác định giống thích hợp, phục
vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu.
- Lai tạo chọn lọc các giống mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu

thụ, xuất khẩu: chọn giống dưa chuột cho chế biến (quả nhỏ), chọn giống
dưa chuột cho ăn tươi (quả dài). Việc chọn tạo giống dưa chuột phục vụ cho
chế biến và xuất khẩu đã và đang được nhiều người quan tâm và tập trung
nghiên cứu.
Ngày nay, giống đóng lọ cả quả thường được định hướng là những giống
leo giàn, quả ngắn hơn giống ăn tươi và có nhiều quả. “Balam khira” của
Saharanpur (UP) là giống tương tự với dạng đóng lọ nhỏ hơn và ít hạt hơn, đây là
một đặc điểm quan trọng trong việc đóng lọ có dung dịch muối. Trong giai đoạn
hiện nay giống dùng cho chế biến yêu cầu nghiêm ngặt về màu sắc quả, quả sau
khi chế biến phải giữ nguyên được màu sắc. Đặc điểm này có liên quan đến gen
quy định màu quả khi chín hoàn toàn. Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận là
giống có gai quả màu trắng giữ được màu sắc sau chế biến tốt hơn giống có gai
màu vàng đậm. Tất cả các giống dưa cắt lát của Tây Âu và Mỹ đều có gai màu
trắng. Các giống dưa chuột của Châu Âu trồng trong nhà kính có đặc điểm khác
nhau như: giống dưa của Anh có quả to; giống của Nga có quả ngắn, dày và có
sọc nâu; giống ở Pháp quả to, dày, hình dạng thay đổi theo mục đích thương mại.
Trong khi đó ở Đông Nam Á và cận đông Châu Á dạng quả xanh bóng có sọc là
phổ biến, ở Nhật Bản người tiêu dùng thích giống cắt lát có dạng quả nhỏ.
Giống dưa chuột có gai đen chuyển màu da cam khi chín hoàn toàn, có xu
hướng chuyển màu trước khi chín ở điều kiện nhiệt độ cao (cả trên đồng ruộng
và trong quá trình bảo quản, vận chuyển). Còn đối với giống dưa chuột dùng cho

12


chế biến cắt lát thì giống có gai quả màu đen thích hợp hơn giống có gai quả màu
trắng vì chúng có màu sắc hấp dẫn hơn sau khi ngâm trong lọ có dung dịch muối.
Giống dưa chuột lai hiện nay có giá trị kinh tế cao, rất nhiều ưu điểm
trong việc tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cao, thời gian cho thu hoạch dài, khi
trồng trong nhà kính ở các nước Tây Âu, đậu quả tập trung thích hợp cho thu

hoạch bằng máy và chống được nhiều loại bệnh. Tất cả các giống lai hiện nay
đều là giống 100% hoa cái và không có hạt (trong trường hợp trồng trong nhà
kính ở Tây Âu) và chống được rất nhiều bệnh.
Sau đây là một số giống dưa chuột ở Ấn Độ:
+ Giống Straight Eight: là một giống chín sớm thích hợp với vùng cao, gai
trắng, quả dài trung bình, dày, giòn, tròn, màu xanh vừa, cũng được tạo ra từ
trung tâm vùng IARI, Katrai (thung lũng Kuhy).
+ Giống Pointette: Giống này có quả màu xanh đậm dài 20-25 cm. Nguồn
gốc từ Nam Carolina của Mỹ chống được bệnh phấn trắng, giả sương mai, thán
thư và đốm lá (Phạm Mỹ Linh, 1999).
Công tác khảo nghiệm các tập đoàn giống để xác định ra các giống thích
hợp, phục vụ cho sản xuất đã được nghiên cứu nhiều như:
- Tại Học viện nông nghiệp Jimiriazep từ những năm 60 của thế kỷ XX
trở lại đây đã tiến hành thu thập và nghiên cứu một tập đoàn hết sức phong phú
(khoảng 8000 mẫu giống). Mục đích là nghiên cứu và khai thác nguồn gốc, sự
tiến hoá, đặc điểm sinh thái, sinh lý, miễn dịch của tập đoàn dưa chuột. Dựa trên
những kết quả thu được Viện sỹ Taraconov.G đã tạo ra các giống dưa chuột lai
TCXA nổi tiếng và có năng suất kỷ lục 25-40 kg/m2 ở trong nhà ấm.
- Ở Liên Xô cây dưa chuột được xếp là cây rau đứng thứ 3 sau cải bắp và cà
chua. Trong các nhà ấm trồng rau, diện tích dưa chuột lên tới 80- 90%. Ngay từ đầu
thành lập Viện cây trồng liên bang Nga đã xúc tiến kế hoạch nghiên cứu và thu thập
các nguồn gen dưa chuột trên khắp thế giới. Viện sỹ Vavilov và các cộng sự đã tiến
hành nghiên cứu và lai tạo ra những loại hình dưa chuột có ưu điểm tốt để phổ biến
trong sản xuất. Nhà chọn tạo nổi tiếng Teachenko năm 1967 đã sử dụng tập đoàn
dưa chuột của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc trong công tác chọn tạo giống.

13


Một số nghiên cứu của tạp chí nông nghiệp Sarhad (Pakistan) cho thấy các

giống dưa chuột lai trồng trong nhà nilon cho năng suất cao. Thí nghiệm gồm 11
giống dưa chuột có tên là Dala, Luna, Belcanto, Benlland, Safa, Mubis, Jaha,
Pigan, Maram, Donna, Nibal. Các giống trên được trồng ở điều kiện bình thường
trong nhà nilon vào mùa thu và mùa xuân. Vào mùa xuân giống Jaha, Luna và
Dala sinh trưởng tốt, cho năng suất 55,8 tấn/ha; 41,8 tấn/ha; 41,7 tấn/ha. Trong
mùa thu có các giống Dala, Mubis và Luna cho năng suất lần lượt là 24,8 tấn/ha;
23,0 tấn/ha; 22,4 tấn/ha.
Năng suất và chất lượng của dưa chuột phụ thuộc vào giống và phương
pháp gieo trồng. Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng để thu được năng suất
cao như trồng trong nhà nilon, trong nhà lưới, trong nhà kính (trồng trên đất và
trồng không dùng đất).
Ngoài việc tạo ra giống dưa chuột có năng suất cao, các giống chống
chịu được sâu bệnh hại cũng là một định hướng quan trọng của công tác chọn
tạo giống dưa chuột. Một trong những đối tượng bệnh nguy hiểm nhất đối với
dưa chuột là bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk và Curt)
(Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 2001).
Ngoài bệnh giả sương mai, phấn trắng cũng là bệnh gây nguy hiểm không
ít cho sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột. Có nhiều ý kiến của các nhà
khoa học về bản chất di truyền khả năng chống chịu bệnh phấn trắng của cây dưa
chuột, đặc tính này mang tính lặn đa gen và đã đưa ra khẳng định rằng tính chống
chịu này ít nhất có hai gen lặn sph và e quyết định, trong nhiều trường hợp có các
gen bổ sung như sph-1, sph-2, l-1, l-2….
Để tăng cường sức mạnh cho AND của dưa chuột, Jack Staub, một nhà di
truyền thực vật thuộc Sở nghiên cứu nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp Mỹ đang tìm
cách tăng cường cho cơ sở di truyền của dưa chuột. Nhìn bên ngoài thì dưa chuột có
cơ sở di truyền hạn chế khiến loại cây này dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh hay các
bệnh tự nhiên. Phương pháp của Staub là đưa thêm nhiều đặc tính hoang dã vào
ADN của dưa chuột. Ông Staub và các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã lai chéo
thành công các giống dưa chuột hoang dã của Trung Quốc với một giống đang canh


14


tác. Giống dưa chuột hoang dã này có tính kháng bệnh héo thân, có thể kháng cả
giun tròn và một số loại virus khác.
Năng suất của dưa chuột phụ thuộc vào yếu tố cơ bản là di truyền và điều
kiện ngoại cảnh trong đó điều kiện ngoại cảnh hết sức quan trọng, một giống có
tỷ lệ hoa cái cao nhưng tỷ lệ đậu quả không cao cũng cho năng suất thấp.
Giới tính và đặc điểm nở hoa của dưa chuột: Bất kỳ loài thực vật nào có
sinh sản hữu tính cũng biểu hiện đặc điểm giới tính riêng biệt của mình. Nghiên
cứu dạng hoa, mức độ biểu hiện giới tính và giới hạn biến đổi đặc tính này không
chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tế to lớn. Trong việc giải
quyết vấn đề năng suất và chất lượng sản phẩm các cây trồng trong đó có cây dưa
chuột (Trần Văn Lài và cs., 2004).
Trước yêu cầu bức thiết hiện nay việc nhập nội một số giống dưa chuột có
năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại là rất cần thiết không chỉ cho sản xuất mà
còn cho cả công tác chọn tạo giống mới sau này thông qua việc tận dụng một số
nguồn gen quý (Trần Đình Long, 1992).
Ngày nay bên cạnh những phương pháp chọn tạo giống cổ điển có những
phương pháp mới hiệu quả rất cao sử dụng trong lai tạo giống như dùng phóng
xạ, gây đột biến, biến nạp gen, dung hợp tế bào trần…thực tế đã khẳng định ý
nghĩa to lớn của phương pháp tạo ưu thế lai đối với loài rau nói chung và với dưa
chuột nói riêng. Ở các nước phát triển tỷ lệ giống dưa chuột thuần sử dụng trong
sản xuất ngày càng ít đi, dần dần được thay thế bằng các giống lai F1. Các giống
lai F1 ngoài khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt nó còn thích hợp với các
phương pháp trồng trọt cơ giới hoá cũng như công nghiệp hoá khâu chế biến sản
phẩm (Trần Khắc Thi, 1985).
1.4.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trong nước
1.4.2.1. Kết quả thu thập, đánh giá nguồn di truyền loài dưa chuột trong nước
Diện tích lãnh thổ không lớn nhưng Việt Nam là một trong 15 quốc gia đa

dạng và giàu có nhất thế giới về tài nguyên di truyền thực vật, với dự tính có thể có
20.000-30.000 loài thực vật chiếm 6,5% số loài có trên thế giới. Nhóm sinh vật vi
tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài, chiếm 9,6% so với thế giới (số

15


loài có trên thế giới là 15.000), các loài thực vật bậc cao có 11.373 loài chiếm 5% số
loài của thế giới (số loài trên thế giới 220.000 loài) và 826 loài nấm (Đánh giá thực
hiện Công ước đa dạng sinh học ở Việt Nam giai đoạn 1995-2005).
Hiện nay, tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn hơn 12.300
giống của 115 loài cây trồng. Đó là tài sản quí, phần lớn không còn trong sản
xuất và trong tự nhiên nữa. Một bộ phận quan trọng của số giống này là nguồn
gen bản địa với nhiều đặc tính quí mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.
Năm 1996, Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật thuộc Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) được thành lập, nơi đây là đầu mối của Hệ
thống bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp của cả nước. Cũng như nhiều nước đang
phát triển khác, nước ta cần ưu tiên đầu tư cho bảo tồn ex-situ để lưu giữ an toàn
và ngăn chặn mất mát nguồn gen đang diễn ra rất nhanh, đồng thời xúc tiến bảo
tồn in-situ để hỗ trợ cho bảo tồn ex-situ trong việc duy trì quá trình tiến hóa tự
nhiên của cây nông nghiệp.
Công tác thu thập và lưu giữ nguồn gen dưa chuột ở Việt Nam đến nay
được thực hiện hàng năm. Tại Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật, tính từ
thời điểm tháng 8/1997 đến tháng 3/2009 có tất cả 98 mẫu giống thuộc chi
Cucumis được thu thập, trong đó có 52 mẫu giống dưa chuột được thu thập từ các
tỉnh miền núi phía Bắc - nơi được xem là trung tâm phát sinh của giống dưa
chuột (Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật, 2012).
Hiện nay, việc thu thập các giống dưa chuột địa phương của Việt Nam vẫn
chưa được quan tâm nhiều. Hơn nữa với hướng đi của ngành chọn tạo giống,
ngày nay các giống dưa chuột địa phương đã dần bị mai một, bị thoái hóa và mất

giống là không thể tránh khỏi. Việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng của tập đoàn các dòng dưa chuột địa phương ở thời điểm
này là việc làm cần thiết nhằm phát hiện ra các tính trạng quí phục vụ công tác
duy trì bảo tồn nguồn gen và sử dụng trong công tác chọn tạo dòng thuần, phục
vụ chương trình tạo giống dưa chuột ưu thế lai trong nước từ các dòng dưa chuột
bản địa. Do vậy, việc khảo sát tập đoàn dưa chuột địa phương của chúng tôi đang
thực hiện sẽ là đóng góp quan trọng trong công tác thu thập và sử dụng hiệu quả
nguồn gen dưa chuột bản địa ở Việt Nam.

16


1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trong nước
Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu, khai thác nguồn gen dưa chuột bắt
đầu từ những năm 1970. Trong giai đoạn đầu, việc nghiên cứu mới chỉ tập trung
nhập nội, đánh giá tính thích ứng của các giống được nhập nội từ nước ngoài và
phục tráng cải thiện các giống địa phương, thời gian gần đây, công tác chọn tạo
giống dưa chuột lai F1 ở nước ta cũng mới được bắt đầu nghiên cứu.
Theo hướng nhập nội, các Công ty giống Đông Tây, Hoa Sen, Trang Nông
và Công ty Giống cây trồng miền Nam đã nhập nội, khảo nghiệm và đánh giá
thành công tính thích ứng của một số giống dưa chuột lai F1: Happy 14, DN-3,
DN-6 có nguồn gốc từ Đài Loan. Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành nhập
nội và khảo nghiệm các giống dưa chuột bao tử (Marinda, Levina), đã đưa được
giống dưa chuột Marinda vào sản xuất và hiện nay Marinda vẫn là giống có thế
mạnh nhất trong sản xuất dưa chuột phục vụ chế biến xuất khẩu.
Theo hướng phục tráng các giống dưa chuột địa phương, Viện Nghiên cứu
Rau quả đã phục tráng thành công giống dưa chuột Phú Thịnh - là giống đã được
trồng cho chế biến đóng lọ từ nhiều năm nay ở phía Bắc, tuy vậy do quá trình thụ
phấn tự do đã bị thoái hoá. Giống dưa chuột Phú Thịnh đã được công nhận giống
tiến bộ kỹ thuật năm 2004. Trong thời gian 1998-2003, Đoàn Ngọc Lân (2006)

đã nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn và hoàn thiện quy trình kỹ thuật đưa ra sản
xuất đại trà giống dưa chuột 266 phục vụ chế biến muối mặn. Giống có thời gian
sinh trưởng ngắn 78-82 ngày (vụ xuân) và 85-90 ngày (vụ đông). Năng suất đại
trà đạt 50-70 tấn/ha. Mức độ nhiễm bệnh giả sương mai thấp ở tất cả các thời vụ.
Theo hướng chọn tạo các giống dưa chuột ưu thế lai, từ năm 1974, Trần
Khắc Thi đã tiến hành phép lai giữa giống mẹ là giống dưa chuột Nhật Bản (Nau
Fuximari) với giống bố là giống dưa chuột địa phương của Việt Nam (giống Quế
võ), sau khi tiến hành lai lại đời F2 với giống Nau Fuxirami, sau đó chọn lọc cá
thể đến đời F8, và năm 1980 đã chọn ra được giống dưa chuột Hữu Nghị đáp ứng
được nhu cầu sản xuất thời kỳ đó.
Vũ Tuyên Hoàng (l995) áp dụng phương pháp chọn dòng của Guliaev kết
hợp với phương pháp thụ phấn đồng dạng, sau 4 năm nghiên cứu (1989 - 1993) đã

17


chọn ra được giống thuần H1 sử dụng cho ăn tươi và chế biến đóng lọ từ tổ hợp lai
HN-1/CPL572. Từ tổ hợp lai TL1/C95, Vũ Tuyên Hoàng (1996) đã tạo ra giống
PCL rất ổn định về đặc tính sinh học và cho hiệu quả tốt trong sản xuất, giống cho
năng suất từ 35-40 tấn/ha, chống chịu sâu bệnh tốt. Quả có dạng đẹp, màu xanh
sáng, thịt quả dày, ít hạt, quả ngắn (9-12 cm). Giống PCL được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn cho phép khu vực hoá năm 1998 (Vũ Tuyên Hoàng,
1996). Cũng bằng phương pháp lai hữu tính, Vũ Tuyên Hoàng (1999) đã tạo ra
giống dưa chuột ưu thế lai Fl Sao xanh từ cặp lai DL15/CP1583. Giống dưa
chuột Sao xanh có thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, cây có sức sống khoẻ, chiều
dài quả 23-25 cm, đường kính quả 3,7-4,2 cm, độ dày thịt quả đạt từ 1,2-15 cm.
Dạng quả đẹp, sử dụng ăn tươi với hàm lượng đường và Vitamin C cao, quả
giòn, thơm có mùi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ăn tươi và có thể xuất khẩu (Vũ
Tuyên Hoàng, 1999).
Nguyễn Tấn Hinh và cs. (2004) đã đánh giá các tổ hợp lai khác nhau và

xác định được giống dưa chuột lai PC4 từ tổ hợp DL7/TL15 có thời gian chín
sớm, thu hoạch quả kéo dài 40-45 ngày, tổng thời gian sinh trưởng từ 85-90
ngày. Năng suất có thể đạt từ 1,34-1,54 kg/cây (tương đương 45-47 tấn/ha), số
lượng quả trung bình/cây đạt 6,5 (vụ thu đông) và 7,2 quả (vụ xuân hè), khối
lượng trung bình quả đạt 200-220 gam. Đây là giống có thể trồng được cả 2 vụ
xuân hè và thu đông.
Phạm Mỹ Linh và cs. (2010) đã chọn tạo thành công hai giống dưa chuột
lai F1 là CV5 và CV11 từ các tổ hợp lai giữa các giống dưa chuột nhập nội và
các giống dưa chuột địa phương, trong đó giống CV5 đã được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn công nhận là giống chính thức và giống CV11 được
công nhận là giống sản xuất thử. Giống dưa chuột lai F1 CV5 thuộc nhóm giống
sử dụng cho ăn tươi, có năng suất đạt 45-48 tấn/ha, trồng được cả trong vụ xuân
hè và vụ đông, thời gian sinh trưởng ngắn 75-85 ngày tùy từng thời vụ. Mức độ
nhiễm bệnh giả sương mai nhẹ và không nhiễm bệnh phấn trắng. Hiện nay giống
dưa chuột CV5 đang được trồng phổ biến ở các tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh
Hóa, Hà Nội …

18


Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo thành công một số dòng dưa chuột
đơn tính cái và hai giống dưa chuột lai F1 là CV29 và CV209. Các giống dưa
chuột lai F1 này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là
giống sản xuất thử. Giống dưa chuột CV29 có một số đặc điểm chính là: quả dài,
gai trắng, quả màu xanh đậm có thể dùng để ăn tươi và chế biến muối mặn, năng
suất đạt 40-45 tấn/ha. Đặc điểm chính của giống CV209 là quả nhỏ phục vụ chế
biến muối chua, đóng hộp, năng suất đạt 25-28 tấn/ha. Hiện nay giống dưa chuột
CV29 được trồng nhiều tại Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Nội; giống CV209 được trồng
tập trung nhiều tại tỉnh Hưng Yên (Ngô Thị Hạnh, 2011).
Từ năm 2003 – 2004 tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thực hiện đề

tài “hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất cà chua lai số 1, C95, dưa chuột lai Sao
xanh, PC1 phục vụ cho chế biến xuất khẩu”. Kết quả đã sản xuất được 200 kg hạt dưa
chuột lai Sao xanh và PC1, xây dựng mô hình 50 ha dưa chuột tại Hà Nam (Đào
Xuân Thảng và cs., 2005).
Hai giống dưa chuột lai F1 NH815 và NH184 do công ty giống cây trồng Nông
Hữu (Đài Loan) lai tạo thành công và mới được nhập vào nước ta vài năm trước đây,
có một số đặc điểm sau:
+ Giống NH815: Cây sinh trưởng khoẻ phân nhánh nhiều, quả ra cả trên thân
chính và nhánh phụ, năng suất trung bình 1,7-2 tấn/sào Bắc Bộ. Thời gian từ trồng đến
bắt đầu thu hoạch từ 28-30 ngày, cho thu hoạch kéo dài tới hơn 1 tháng. Quả dài 20-22
cm, thẳng, tròn, vỏ xanh, ít hạt thích hợp cho ăn tươi dưới dạng salat.
+ Giống NH184: Cây sinh trưởng khoẻ, phân nhánh nhiều. Quả đậu sớm,
ra quả cả trên thân chính và nhánh phụ, năng suất trung bình 1,6-1,8 tấn/ sào Bắc
Bộ. Thời gian từ trồng đến bắt đầu thu hoạch chỉ 28 ngày. Quả dài từ 15-18 cm,
đường kính từ 3-3,5 cm, quả thẳng, tròn, vỏ xanh trắng, ít hạt, ăn giòn, thích hợp
cho ăn tươi dưới dạng salat.
Từ tháng 3 năm 2007 mô hình sản xuất dưa bao tử AJAX được thực hiện
tại thị trấn Cao Thượng (Tân Yên, Bắc Giang) với diện tích gần 3 ha. Giống này
có khả năng thích ứng với thời thiết tốt, chịu được nhiệt độ từ 33-350C mà không
bị biến dạng, kháng được bệnh giả sương mai, năng suất trung bình 950 kg/sào.

19


×