Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, các mức phân bón đến năng suất của giống ngô nếp lai hn88 phục vụ ăn tươi tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 155 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

x

MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề



1

1.2 Mục đích và yêu cầu

3

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1 Tình hình sản xuất ngô, ngô nếp trên Thế giới, Việt Nam và thị xã
Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

5

1.1.1 Tình hình sản xuất ngô và ngô nếp trên Thế giới


5

1.1.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam

7

1.1.3 Tình hình sản xuất ngô nếp tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

9

1.2 Những nghiên cứu về cây ngô nếp, ngô nếp lai trên Thế giới và Việt Nam

13

1.2.1 Những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển ngô nếp lai
trên Thế giới

13

1.2.2 Những nghiên cứu ngô nếp và ngô nếp lai ở Việt Nam
1.3 Tiêu thụ ngô nếp ăn tươi (ăn quà)

15
17

1.4 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, dinh dưỡng đ ến sinh trưởng và
phát triển của cây ngô

18


1.5 Một số giải pháp để nâng cao năng suất ngô nếp

23

1.5.1 Phân bón đối với ngô nếp ở Việt Nam

23

1.5.2 Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới và

iv


Việt Nam

28

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

2.1 Nội dung nghiên cứu

32

2.2 Phương pháp nghiên cứu

32

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu


32

2.2.2 Thời gian, địa điểm và điều kiện đất đai nghiên cứu

32

2.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng

32

2.3.Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

34

2.4 Các chỉ tiêu theo dõi

35

2.4.1 Chỉ tiêu sinh trưởng

35

2.4.2 Chỉ tiêu hình thái

36

2.4.3 Chỉ tiêu về khả năng chống chịu:

36


2.4.4 Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ăn tươi

37

2.4.5 Chỉ tiêu về chất lượng

38

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

38

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

39

3.1 Đặc điểm thời tiết vụ Đông năm 2014 và vụ Xuân Hè năm 2015 tại
Quảng Ninh

39

3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng, các mức phân bón đến thời gian sinh
trưởng của ngô HN88

40

3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng, các mức phân bón đến sinh trưởng, phát
triển của ngô HN88


44

3.3.1 Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
44

cao cây
3.3.2 Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến động thái ra lá

48

3.3.3 Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến diện tích lá và LAI

51

3.3.4 Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến chiều cao đóng bắp, đường
kính thân

54

3.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng, các mức phân bón đến khả năng chống
chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận của ngô HN88

v

56


3.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng, các mức phân bón đến chất lượng thử
nếm của ngô HN88


60

3.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng, các mức phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của ngô HN88

61

3.7 Hiệu quả kinh tế của ngô HN88 ở các mật độ trồng và các mức phân bón

68

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ LỤC

76

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ


CCCC

Chiều cao cây cuối cùng

CIMMYT

International Maize and Wheat Improvement
Center (Trung tâm cải tạo Ngô và lúa mỳ Quốc tế)

cs

Cộng sự

CT

Công thức

đ/c

Đối chứng

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Food and Agriculture Organisation (Tổ chức Nông
lương thế giới)


K2O

Kali nguyên chất

P2O5

Lân nguyên chất

NS

Năng suất

LAI

Chỉ số diện tích lá

M, MĐ

Mật độ

P, PB

Phân bón

N

Đạm nguyên chất

NXB


Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Số lá

SLCC

Số lá cuối cùng

TB

Trung bình

TGST

Thời gian sinh trưởng



Vụ đông

XH

Xuân hè


vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới giai đoạn 1961 – 2013

1.2

Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam giai đoạn
1961- 2013

5
9

1.3

Sản xuất ngô của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003-2013

10

1.4


Sản xuất ngô của thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh giai đoạn 2010-2013

12

3.1

Một số đặc điểm thời tiết vụ Đông 2014 và vụ Xuân Hè 2015 tại
tỉnh Quảng Ninh

3.2

39

Ảnh hưởng của mật độ trồng và các mức phân bón đến thời gian
sinh trưởng phát triển của ngô HN88

3.3

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây vụ đông 2014

3.4

41
45

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây vụ xuân hè 2015


47

3.5

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái ra lá

49

3.6

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá LAI của ngô HN88 vụ Đông 2014

3.7

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá LAI ngô HN88 vụ Xuân hè 2015

3.8

55

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng chống chịu sâu
bệnh, điều kiện bất thuận của ngô HN88 vụ Đông 2014

3.10

58

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chất lượng thử nếm của

ngô HN88

3.12

57

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng chống chịu sâu
bệnh, điều kiện bất thuận của ngô HN88 vụ Xuân hè 2015

3.11

53

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chiều cao đóng bắp, đường
kính thân của ngô HN88

3.9

52

60

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng

viii


suất và năng suất ngô HN88 vụ đông 2014
3.13


Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất ngô HN88 vụ xuân hè 2015

3.14
3.15

63
65

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khối lượng cây tươi của
ngô HN88

67

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến hiệu quả kinh tế của ngô HN88

69

ix


DANH MỤC HÌNH
Số hình
3.1

Tên hình

Trang

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng

chiều cao cây vụ đông 2014

3.2

46

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây vụ xuân hè 2015

3.3

48

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số lá
vụ đông 2014

3.4

50

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số lá
vụ xuân hè 2015

3.5

50

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất bắp tươi vụ
đông 2014


3.6

64

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất bắp tươi vụ xuân
hè năm 2015

3.7

66

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến hiệu quả kinh tế của ngô
HN88 vụ đông 2014

3.8

69

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến hiệu quả kinh tế của ngô
HN88 vụ xuân hè 2015

69

x


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngô là một trong những loại cây lương thực quan trọng của nước ta và thế
giới. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, có nơi ngô đã thay thế gạo trong bữa ăn hàng

ngày của người dân. Bên cạnh vai trò cung cấp lương thực cho con người, ngô
còn là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.
Với ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, cùng với tính thích ứng rộng
trong các điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai và tiềm năng năng suất cao, nên cây
ngô được hầu hết các quốc gia trên thế giới gieo trồng (242 nước) và diện tích
ngày càng mở rộng. Năm 2013, sản xuất ngô thế giới đạt kỷ lục: Năng suất 55,2
tạ/ha (lúa nước 45,27 tạ/ha, lúa mì 32,6 tạ/ha), sản lượng 1016,43 triệu tấn chiếm 41% trong tổng sản lượng 3 cây lương thực hàng đầu trên thế giới (lúa
nước: 745,71 triệu tấn, lúa mì: 713,18 triệu tấn) và diện tích 184,24 triệu ha,
đứng sau lúa mì - 218,46 triệu ha, vượt qua lúa nước - 164,72 triệu ha
(FAOSTAT, 2014)
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau cây
lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau,
đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Ngô được dùng chủ yếu cho
chăn nuôi, làm thực phẩm, làm nguyên liệu của ngành công nghiệp nhẹ: sản xuất
rượu, cồn, bánh kẹo... Những năm qua nhờ các chính sách khuyến khích của nhà
nước cùng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tạo ra các giống ngô mới, đặc
biệt là các giống ngô lai cho năng suất cao, phẩm chất tốt được đưa vào sản xuất
đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, diện
tích ngô ngày càng mở rộng: từ 1,12 triệu ha năm 2010 tăng lên 1,17 triệu ha
năm 2013 (FAOSTAT, 2014). Trong đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cây ngô được xác định là đối tượng cây trồng số một cần
tập trung phát triển trong thời gian tới. Trong đó cây ngô nếp ăn tươi với ưu thế
mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng gối vụ, dải vụ và không chịu áp lực
1


lớn bởi thời vụ nên ngày càng được trồng nhiều. Nhóm ngô nếp hiện có trong sản
xuất là những giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 70 – 85 ngày. Năng suất
hạt khô có thể đạt từ 30 – 45 tạ/ha, trái tươi từ 7 – 8 tấn/ha; khả năng chống chịu

khá, ít nhiễm sâu bệnh (Trần Hồng Uy và cs., 2001).
Theo dự báo, diện tích trồng ngô nếp ở Việt Nam trong những năm tới sẽ
tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu sử dụng ngô nếp làm lương thực, thực phẩm cho
người, thức ăn gia xúc, làm nguyên liệu cho công nghiệp tăng.
Thị xã Quảng Yên là một trong hai vựa lúa, rau lớn của tỉnh Quảng Ninh,
với lợi thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”: tiếp giáp với 3 thành phố lớn: Hạ Long,
Hải Phòng, Uông Bí và có bề dày lịch sử văn hóa với nhiều lễ hội trong năm nên
có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế. Với đặc điểm địa hình và đất đai của
một đồng bằng cửa sông ven biển, có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp.
So với các địa phương khác trong tỉnh thì diện tích trồng ngô của Quảng Yên
không nhiều, chủ yếu là các giống ngô nếp, ngô nếp lai phục vụ cho nhu cầu ăn
tươi của người dân địa phương và xuất ra các thành phố lớn tiếp giáp, còn thân lá
thì tận dụng cho chăn nuôi và làm chất đốt. Theo báo cáo kết quả điều tra diện
tích gieo trồng của Chi cục Thống kê Quảng Yên thì diện tích ngô năm 2013 là
123,2ha, năm 2014 tăng lên 133,4ha. Dự án trồng thử nghiệm giống ngô nếp
HN88 (giống ngô nếp lai của Công ty CP giống cây trồng Trung ương nhập nội
vaGG tuyển chọn, đã được công nhận giống Quốc gia năm 2011) của Trạm khuyến
nông Quảng yên được thực hiện vào năm 2013, bước đầu cho thấy ngô HN88
phù hợp với đồng đất Quảng Yên (Báo cáo kết quả dự án trồng thử nghiệm giống
ngô nếp HN88 của Trạm khuyến nông thị xã Quảng Yên, 2013).
Do ngô HN88 mới đưa vào trồng nên chưa xác định được lượng phân bón,
mật độ trồng thích hợp với điều kiện đất đai tại thị xã Quảng Yên để đem lại hiệu
quả kinh tế cao cho người nông dân. Hiện nay, qua điều tra thì có khoảng 70%
nông dân trên địa bàn thị xã đang trồng ngô HN88 với mật độ 5,6 vạn cây/ha
(khoảng cách: 60cm x 30cm) và lượng phân bón (9kg đạm ure + 16kg super lân
+ 4,5kg kali clorua cho 1 sào 360m2) kết hợp từ quy trình trồng ngô HN88 do
Trạm Khuyến nông thị xã khuyến cáo và kinh nghiệm trồng ngô nếp.
2



Điều kiện môi trường và các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau ảnh
hưởng đến năng suất ngô (Phan Xuân Hào, 2007). Vì thế, việc nghiên cứu mật độ
trồng và lượng phân bón thích hợp với giống ngô HN88 để đem lại năng suất,
hiệu quả kinh tế cao cho người trồng tại thị xã Quảng Yên là vấn đề cần được
giải đáp.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, các mức phân
bón đến năng suất của giống ngô nếp lai HN88 phục vụ ăn tươi tại thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh" để hoàn thiện quy trình cho giống ngô nếp lai
HN88 đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân trồng ngô tại Quảng Yên.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định mật độ trồng và lượng phân bón thích hợp cho giống ngô nếp
lai HN88 phục vụ nhu cầu ăn tươi tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất mật độ trồng và lượng phân bón thích hợp nhằm tăng năng suất
giống ngô nếp lai HN88 phục vụ nhu cầu ăn tươi đem lại hiệu quả kinh tế nhất
cho người trồng tại thị xã Quảng yên, tỉnh quảng Ninh.
1.2.2. Yêu cầu
- Ảnh hưởng của mật độ trồng, các mức bón phân (N, P, K) đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai HN88. Xác định mật độ
trồng, mức bón phân thích hợp.
- Xác định hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm (mật độ trồng
khác nhau và mức bón phân khác nhau).
- Đưa ra khuyến cáo cho sản xuất ngô nếp lai HN88 tại thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Xác định được sự ảnh hưởng mật độ trồng và lượng phân bón đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai HN88.
- Bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô và các biện pháp kỹ

thuật canh tác trong điều kiện sinh thái thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
3


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Xác định được mật độ và lượng phân bón thích hợp nhằm tăng năng suất
của giống ngô nếp lai HN88 trên một đơn vị diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế
cho người trồng ngô tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh giống ngô nếp lai
HN88 tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất ngô, ngô nếp trên Thế giới, Việt Nam và thị xã
Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
1.1.1. Tình hình sản xuất ngô và ngô nếp trên Thế giới
Ngô (Zea mays L.) là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thứ
ba sau lúa mỳ và lúa gạo, Ngô vừa là cây lương thực vừa là cây thức ăn cho gia
súc nên có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của các quốc gia, có hàng
triệu người trên thế giới sử dụng ngô làm lương thực. Với tính thích ứng đối với
điều kiện môi trường đa dạng vượt trội so với các cây trồng khác nên ngô được
canh tác phổ biến trên toàn cầu. Vì vậy, hàng năm trên thế giới ngô có tốc độ
tăng trưởng không ngừng về diện tích, đặc biệt là năng suất tăng cao nhờ áp
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật đã đem lại sản lượng lớn phục vụ cho
con người cũng như chăn nuôi.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô Thế giới
giai đoạn 1961 – 2013
Năm


Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

1961

105,55

1,94

205,02

1990

131,30

3,68

483,37

2000

137,00

4,32


592,47

2008

162,68

5,1

830,61

2009

158,74

5,16

820,2

2010

164,02

5,19

851,27

2011

172,25


5,15

887,85

2012

178,55

4,88

872,79

2013

184,23

5,51

1016,43
(nguồn FAOSAT, 2014)

Sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay nhất là trong
hơn 40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất
5


trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình thế
giới chưa đến 20 tạ/ha, những năm 1990, năng suất ngô trung bình của thế giới
chỉ xấp xỉ 36,8 tạ/ha, nhưng đến năm 2013 đã tăng gấp hơn 1,5 lần (đạt 55,1
tạ/ha), sản lượng tăng từ 483 triệu tấn lên 1016,44 triệu tấn (gấp 2,1 lần)

(FAOSTAT, 2014).
Theo dự báo của tổ chức IGC, tiêu thụ ngô sẽ tăng 3%/năm. Sự gia tăng
này một phần xuất phát từ nhu cầu tăng của các nhà sản xuất ethanol và si-rô ngô
có hàm lượng fructose cao (HFCS). Đây là một loại chất làm ngọt có chứa hàm
lượng calorie cao, được sử dụng trong các thực phẩm chế biến sẵn.
Nhu cầu về nhiên liệu sinh học như ethanol ngày càng tăng tại các nền
kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Bắc Mỹ. Theo số liệu mới nhất của Liên minh
Nhiên liệu tái tạo toàn cầu (GRFA), sản lượng ethanol thế giới năm 2010 tăng
17%, và tăng thêm 15% trong năm 2011. Một yếu tố nữa tác động tới tiêu thụ
ngô là do nhu cầu về thức ăn chăn nuôi tại các nền kinh tế mới nổi tăng mạnh.
Theo Tomov để chọn giống ngô nếp người ta dùng vật liệu ban đầu từ các
giống ngô địa phương của Trung Quốc, ngô nếp Cracnoda hoặc nguồn ngô nếp
đột biến tự nhiên hay đột biến nhân tạo như là donor. Từ nguồn vật liệu chọn lọc
ban đầu, thông qua tự phối và chọn lọc cá thể dựa vào nội nhũ nếp và các đặc
tính nông học khác để tạo dòng nếp thuần. Còn tạo các đồng đẳng ngô nếp từ
nguồn ngô thường thì người ta cho lai ngô nếp và ngô thường với nhau sau đó
tiến hành lai lại và kiểm tra bằng phân tích hạt phấn qua phản ứng với dung dịch
KI. Bằng cách này, người ta đã tạo khá nhiều dòng và giống nếp lai mới, chúng
được trồng cách ly với các loại ngô khác (Tomov,1990).
Ngô nếp được trồng nhiều nhất ở Mỹ, nhưng phần lớn diện tích được
trồng ở miền trung Illinois và Indian, phía bắc của Iowa, phía nam của Minnesota
và Nebraska (Grains Council, 2001). Diện tích ngô nếp hàng năm của Mỹ
khoảng 290.000 ha. Hầu hết diện tích này được trồng là nếp vàng, nhưng gần đây
có một số diện tích nhỏ được trồng bằng nếp trắng. Theo Alexander and Creech,
mặc dù đã trải qua một thời gian quá dài nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề trong việc
tạo các dòng ngô nếp thương mại. Việc chọn tạo giống ngô nếp tập trung chọn
6


tạo giống ngô nếp ưu thế lai, năm 2003 có 12 công ty hạt giống chào bán các tổ

hợp ngô nếp ưu thế lai được kinh doanh trên thị trường, bình quân mỗi công ty 5
tổ hợp và có 20 tổ hợp thời gian sinh trưởng ngắn từ 83 đến 122 ngày. Ở bang
Ohio việc chọn lọc giống lại của những dạng ngô đặc biệt rất phức tạp vì thiếu
những dạng ngô làm đối chứng. Cả 2 dạng giống lai có hàm lượng lizin cao và
ngô nếp đã được đưa ra những năm qua nhưng không có số liệu về amylaza cao
và dầu cao. Tiềm năng năng suất hạt của những giống ngô lai đặc này nhìn chung
là thấp hơn so với ngô tẻ. Những giống ngô nếp lai mới đã được báo cáo là có
khả năng cạnh tranh hơn với giống răng ngựa về năng suất. Theo Thompson,
năng suất của ngô có hàm lượng amyloza cao biến động tùy thuộc vào đất trồng,
nhưng trung bình cũng đạt từ 65- 75% so với ngô tẻ bình thường (Thompson
Peter, 2005). Ngô nếp có thể cho năng suất thấp hơn ở điều kiện thời tiết bất
thuận. Theo thông báo của trường Đại học Illinois, gần đây đã có một số giống
nếp lai điển hình cho năng suất cao hơn những giống ngô lai thông thường
(College of AgricuIture of Illinois, 2003).
Ngô nếp được sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp để làm lương
thực, phục vụ thị trường ăn tươi, làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khi nấu
chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon. Nó có giá trị dinh dưỡng cao, bởi tinh bột của
nó có cấu trúc đặc biệt, dễ hấp thu hơn so với tinh bột của ngô tẻ. Đặc biệt,
amylopectin trong ngô nếp được sử dụng trong các ngành công nghiệp dệt may,
keo dán và công nghiệp giấy (Longjiang Fan et al., 2008).
1.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ngô được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỷ 17 (Ngô Hữu Tình và cs,
1999), đã trở thành cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa gạo, là cây trồng
chính để phát triển ngành chăn nuôi và được trồng trên những điều kiện sinh thái
khác nhau của cả nước. Cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức
quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở nước ta, một số nơi đặc biệt là các tỉnh miền
núi phía Bắc cây ngô không chỉ là nguồn lương thực quan trọng mà còn là cây
xóa đói giảm nghèo: Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sản xuất ngô trong nước
vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hàng năm nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô
nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.

7


Trong quá trình biến đổi do tương tác giữa kiểu gen và môi trường, chọn
lọc của con người hàng trăm năm qua và do nhập nội giống và vật liệu di truyền
những năm gần đây, đã tạo nên sự đa dạng loài, loài phụ ngô và đa dạng nhất là
ngô răng ngựa, ngô đá và ngô nếp. Mỗi loài phụ có nhiều biến chủng khác nhau
hình thành ở các địa phương, các dân tộc tạo nên sự đa dạng cao của các giống
ngô địa phương. Nhập nội nguồn gen cũng làm tăng sự đa dạng của nguồn gen
thụ phấn tự do, dòng, vật liệu tạo giống và giống ngô ưu thế lai ở Việt Nam (Vũ
Văn Liết và cs., 2003, 2006, 2011).
Năng suất ngô nước ta trước đây rất thấp so với năng suất ngô thế giới, do
sử dụng giống ngô địa phương và áp dụng kỹ thuật canh tác lạc hậu, bên cạnh đó
do truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời nên những năm trước cây ngô chưa
được chú trọng phát triển mà mãi đến năm 1973 mới có những chính sách phát
triển ngô ở Việt Nam (Trần Hồng Uy, 2001). Từ giữa những năm 1980 trở lại
đây, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT),
nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần đưa năng
suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô
ở nước ta thực sự đã có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến
nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời
cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới. Nhờ việc
sản xuất giống dễ dàng, giá giống rẻ, con lai có năng suất cao và thích ứng rộng,
các giống lai không quy ước đã được người trồng ngô chấp nhận và nhanh chóng
mở rộng diện tích.
Sự phát triển ngô ở Việt Nam đã được CIMMYT và FAO cũng như các
nước trong khu vực đánh giá cao. Việt Nam đã đuổi kịp các nước trong khu vực
về trình độ nghiên cứu tạo giống ngô và đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ
cao (công nghệ gen, nuôi cấy bao phấn va noãn) (Ngô Hữu Tình, 2003).
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng Ngô của việt Nam

cao hơn nhiều lần của thế giới. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô tăng nhanh
từ 1990 đến 2013: Diện tích từ 431,6 nghìn ha lên 1172,6 nghìn ha (tăng 2,7 lần),
năng suất từ 1,55 lên 4,42 tấn/ha (tăng 2,8 lần) và sản lượng từ 671 nghìn tấn lên
5193 nghìn tấn (tăng 7,7 lần).
8


Những năm qua, nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc
nghiên cứu phát triển cây ngô: Có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến
khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu
các giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên việc áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa hình phức
tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụ thuộc vào nước trời,
ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so với tiềm năng của giống.
Năm 2010, năng suất trung bình cả nước đạt 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn
so với năng suất ngô có thâm canh là 70 - 80 tạ/ha. Bên cạnh đó các giống ngô có
khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn
còn thiếu.(báo cáo của Cục trồng trọt).
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam
giai đoạn 1961- 2013
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

1961


105,55

1,94

205,02

1990

431,8

1,55

671,0

2000

730,2

2,74

2005,9

2010

1126,4

4,09

4606,8


2011

1122,1

4,32

4835,7

2012

1182,1

4,29

4803,1

2013

1172,6

4,42

5193,5
(Nguồn: FAOSAT, 2014)

1.1.3. Tình hình sản xuất ngô nếp tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là thị trường du lịch lớn : trung bình đón 7 triệu khách một
năm, là tỉnh công nghiệp khai khoáng với hàng chục vạn công nhân, theo thống
kê hàng năm của Sở Công thương sản lượng rau, củ của tỉnh đáp ứng 87% nhu

cầu; Quả các loại đáp ứng 63% nhu cầu. Trồng rau, hoa, quả không chỉ làm thực
phẩm mà còn là sản phẩm du lịch nông nghiệp, làng quê vì tạo ra cảnh quan đẹp.
Được sự quan tâm của Bộ NN&PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối
9


hợp chặt chẽ của các ngành, các địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện chủ
trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sâu sát,
quyết liệt và cụ thể, ứng phó nhanh, kịp thời với những tình huống bất thường
của thời tiết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh trong sản
xuất. Theo kế hoạch chuyên đổi cơ cấu cây trồng, năm 2014 tỉnh Quảng Ninh sẽ
chuyển đổi 371ha đất trồng lúa kém hiệu quả, đất không chủ động nước sang cây
trồng hàng năm khác cho hiệu quả cao hơn cụ thể cây ngô, cây rau…
Nhiều giống mới được nghiên cứu, chọn tạo, nhập nội phù hợp với điều
kiện thực tế, mục đích sử dụng đã được chuyển giao. Công tác quản lý Nhà nước
về giống cây trồng, vật tư phân bón, thuốc BVTV được tăng cường, bảo vệ
quyền lợi người sản xuất. Chăn nuôi tập trung từng bước phát triển, hình thành
các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn nhu cầu về thức ăn chăn nuôi giúp đầu ra
cho cây ngô thuận lợi hơn; bên cạnh đó, Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp, du lịch
dịch vụ nên có thị trường tốt tiêu thụ ngô tươi (ngô quà).
Theo số liệu thông kê, bình quân mỗi năm, diện tích ngô Quảng Ninh đạt
khoảng 6.000ha (năm 2010: 6.574ha, năm 2013: 5.839ha), năng suất ngô bình
quân đạt 36-38 tạ/ha, sản lượng đạt trên 22 nghìn tấn.
Bảng 1.3. Sản xuất ngô của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003-2013
Năm
2003
2004
2005
2006
2007

2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(nghìn ha)
5,5
5,9
6,5
6,2
6,3
6,8
6,3
6,6
6,3
6,0
5,8

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ha)
(nghìn tấn)
30,2
16,7
33
19,4
34,5

22,1
30
18,3
33,7
21,2
35
23,8
35,9
22,6
36,4
24,0
37,8
23,8
37,5
22,5
38,6
22,4
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)

10


Cây ngô được trồng tập trung tại các địa phương thuộc khu vực miền
Đông như Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu. Diện tích ngô của 04 địa
phương này 4.450 ha chiếm 65% diện tích ngô của toàn tỉnh. Cơ cấu giống khá
phong phú với nhiều chủng loại giống khác nhau:
- Nhóm giống LVN: LVN4, LVN10, LVN14; giống nếp MX, giống
NK6654, NK4300; giống Bioseed9698, Bioseed9681, B06; giống HN88 và
giống ngô địa phương...
Một số giống ngô phục vụ ăn tươi như MX.., HN88 đã được mở rộng về diện

tích phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong sản xuất ngô còn nhiều hạn chế, chủ yếu là canh tác theo truyền
thống, chưa đầu tư thâm canh. Các mô hình sản xuất ngô thâm canh, trồng ngô mật
độ cao đã được đánh giá có hiệu quả, cho năng suất cao song người dân chưa áp
dụng vào sản xuất.
Quảng Yên từ lâu được coi là vùng đất của những lễ hội, được nhiều
người biết đến, nhất là vào những dịp đầu năm mới, khi Tết đến Xuân về. Với
hơn 230 di tích lịch sử - văn hoá có giá trị, trong đó có Di tích lịch sử Bạch Đằng
vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt càng làm giàu thêm giá trị lịch
sử của vùng đất này. Là thị xã có vị trí thuận lợi nằm giữa 3 thành phố lớn: Hạ
Long, Uông Bí, Hải Phòng trở thành điểm kết nối giao thương giữa Quảng Ninh
với TP Hải Phòng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Cùng với đó, Quảng Yên còn là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế về sản
xuất nông - ngư nghiệp với những cánh đồng ổn định sản xuất từ bao đời chuyên
canh lúa, rau màu; với hàng nghìn ha đất bãi triều đang được khai thác để nuôi
trồng thuỷ sản. Con người và đất đai cùng với nguồn nước ngọt dồi dào từ hệ
thống thuỷ nông hồ Yên Lập đã tạo nên những cánh đồng lúa cao sản, những
vùng chuyên canh rau sạch cho cả 2 vùng Hà Bắc và Hà Nam trên diện tích gieo
trồng hơn 14.100ha.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Quảng Yên đã giữ được tốc độ tăng
trưởng cao. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 183 tỷ đồng. Người dân nơi đây
đã phát huy lợi thế sẵn có của địa phương làm nên những thương hiệu nông sản
11


bắt đầu có tiếng trên thị trường như: Trứng gà sạch Tân An, rau an toàn Cộng
Hoà, Quảng Yên, cua biển Liên Vị, Yên Hải... Phong trào chuyển dịch cơ cấu
giống cây trồng và mùa vụ có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là việc đưa các cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế thay cho cây lúa trong đó đáng chú ý là cây ngô.
Các giống ngô nếp phục vụ ăn tươi như: MX2, MX4, HN88... được nông dân

đưa vào trồng nhiều.
Bảng 1.4. Sản xuất ngô của thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh
giai đoạn 2010-2013
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2010

188,3

34,4

648,6

2011

175,0

34,4

602,5

2012

159,9


34,2

547,0

2013

123,2

34,4

423,3

(Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Quảng Yên, 2014)
Qua bảng 1.4 cho thấy diện tích ngô từ năm 2010 đến 2013 có xu hướng
giảm dần, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa đã thu hẹp diện tích đất
nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc giảm, mặt khác qua trình phát triển kinh tế
đã thúc đẩy ngành nông nghiệp của thị xã theo xu hướng sản xuất hàng hóa với
các mặt hàng rau, củ, quả sạch phục vụ du lịch. Tuy nhiên, diện tích trồng ngô
của thị xã có khả năng sẽ tăng mạnh trong những năm tới trên các diện tích trồng
lúa kém hiệu quả và các diện tích cây vụ đông.
Giống ngô nếp HN88 do Công ty Cổ phần giống cây trồng trung ương
nhập nội và tuyển chọn được Trạm khuyến nông đưa vào trồng thử nghiệm năm
2013 bước đầu cho thấy phù hợp với thổ nhưỡng Quảng Yên, với kỹ thuật trồng:
Khoảng cách trồng: Luống trồng rộng 80 – 110cm, trồng hàng đôi với
khoảng cách 65 – 70cm x 30cm.
Lượng phân bón cho 01 sào (360m2): 09kg đạm ure + 13kg phân lân +
4kg kali clorua.

12



1.2. Những nghiên cứu về cây ngô nếp, ngô nếp lai trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển ngô nếp lai trên
Thế giới
Sản xuất cây lương thực thế giới vào cuối thế kỷ XX có một sự kiện rất
quan trọng, đó là sự nhảy vọt của cây ngô, một trong ba cây ngũ cốc chính của
loài người (lúa mỳ, lúa nước và ngô). Nhờ sự phát hiện và sử dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu ứng dụng hiện tương ưu thế lai trong
công tác chọn tạo giống ngô đã cải thiện đáng kể khả năng chống chịu của
giống ngô như khả năng chịu hạn, chống đổ, khả năng chống chịu với một
số sâu bệnh chính và đặc biệt là có thể trồng ở mật độ cao.
Ngô lai đã chứng minh là một trong những thành tựu tạo giống cây
trồng lớn nhất của loài người và đã đóng góp vào vào việc tăng sản lượng,
giải quyết nạn đói ở các nước ñang phát triển vùng Châu Á, Châu Phi, Châu
Mỹ La Tinh (Nguyễn Thế Hùng, 1995).
Chọn giống ngô ưu thế lai phát triển mạnh mẽ trên thế giới từ những năm
1940, sau những nghiên cứu và công bố của George năm 1909. Diện tích, năng
suất và sản lượng ngô ưu thế lai của Mỹ tăng nhanh sau năm 1908 và 1909, đặc
biệt là sau khi George H. S., nhà chọn giống người Mỹ, công bố một công trình
với tiêu đề “ Sự tổ hợp của một ruộng ngô”. Những nghiên cứu của ông đã tạo ra
sự khởi đầu khai thác ưu thế lai ở cây trồng, đây thực sự là một bước nhảy vĩ đại
của di truyền học (James Crow, 1998). Nghiên cứu của Shull (1909) đã chỉ ra
rằng những dòng ngô thuần suy giảm năng suất và sức sống, nhưng khi lai hai
dòng thuần tạo ra ưu thế lai có năng suất cao và quần thể lai rất đồng nhất.
Phương pháp của ông đưa ra đã trở thành phương pháp tiêu chuẩn phát triển
dòng thuần trong chọn tạo giống ngô ưu thế lai.
Trên cơ sở những nghiên cứu ưu thế lai của Shull, đến những năm 1930,
các giống ngô ưu thế lai được trồng rộng rãi và nhanh chóng thay thế giống thụ
phấn tự do. Giai đoạn đầu, khi các dòng thuần năng suất quá thấp để tạo hạt lai

đơn, các nhà tạo giống đã sử dụng lai đơn để sản xuất hạt lai kép. Sau đó, các lai
đơn được cải thiện năng suất và thay thế dẩn lai kép vì lai đơn năng suất và độ
13


đồng đều cao hơn lai kép.
Trung tâm cải tạo ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT), đã xây dựng, cải
thiện và phát triển khối lượng nguồn nguyên liệu, vốn gen, các quần thể và giống
thí nghiệm, cung cấp cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thông qua mạng lưới
khảo nghiệm giống quốc tế. Các nguồn nguyên liệu mà chương trình ngô
CIMMYT cung cấp cho các nước là cơ sở cho chương trình tạo dòng và giống
lai. Năm 1985 chương trình ngô lai của CIMMYT được tiến hành với mục tiêu
phát triển các vật liệu mới phục vụ chọn tạo giống lai, tích lũy và công bố
KNKH và các nhóm ưu thế lai của các vật liệu nhiệt đới và cận nhiệt đới mà
CIMMYT đã có, đồng thời tiến hành tạo dòng thuần. Gần đây, CIMMYT đẩy
mạnh chương trình tạo giống ngô chất lượng Protein cao và đạt được những kết
quả quan trọng. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đem lại
những kết quả trên, phải kể đến sự đóng góp của việc sử dụng rộng rãi ưu thế lai
hay công nghệ chuyển gen - sự kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ
sinh học hiện đại tạo ra những giống năng suất cao. Tuy nhiên những thành tựu
trên cũng đi kèm với những nghiên cứu về tác động của môi trường, điều kiện
sinh thái lên sự sinh trưởng và phát triển của các giống ngô.
Tại Hội thảo làm vườn quốc tế lần thứ 27 năm 2009, các nhà khoa học K.
Lertrat, N. Thongnarin đã công bô một phương pháp tiếp cận mới cải thiện chất
lượng ăn uống của các giống ngô nếp địa phương. Theo các tác giả ngô nếp
Waxy hoặc glutinous corn (Zea mays L. var. ceratina), là một đột biến tự nhiên ở
ngô rau đã tìm thấy ở Trung Quốc năm 1909 , nó được sản xuất thương mại ở
Thái Lan và nhiều nước khác ở Châu Á.
Có hai loại giống ngô ưu thế lai là lai quy ước (trên cơ sở các dòng thuần)
và lai không quy ước (ít nhất một bố mẹ không phải là dòng thuần) (Vasal, 1988).

Giống ngô lai quy ước gồm các loại: lai đơn, lai ba và lai kép. Lai đơn là lai giưa
hai bố mẹ là dòng thuần; lai ba là lai giữa một lai đơn và một dòng thuần, lai kép là
lai giưa hai lai đơn. Lai đơn thường được phát triển nhiều trên thế giới vì nó cho
năng suất cao và đồng đều nhưng nó rất khó nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai
do đó giá thành hạt giống cao.
14


Nhóm nhà khoa học chọn tạo giống ngô Hàn Quốc năm 2005 (Viện khoa
học cây trồng quốc gia suwon – RDA) đã tạo giông ngô nếp lai đơn Ilmichal hạt
trắng có chất lượng ăn uống tốt, năng suất cao và chống đổ tuyệt vời. Giống lai
được tạo bằng hai dòng tự phối KW51 (seed parent) và KW35 (pollen parent),
giống có chiều dài bắp 18,8cm và đường kính 4,5 cm, tỷ lệ kết hạt trên bắp cao
(95%). Giống lai cũng chống bệnh bạc lá Biporalis maydis [Cochliobolus
heterostrophus] (southern leaf blight) và Exserohilum turcicum [Setosphaeria
turcica] (northern leaf blight).Khả năng duy trì dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai rất
thuanạ lợi và đã được phổ biến rộng rài ở Hàn Quốc.
Các giống ngô nếp địa phương thụ phấn tự do có rất nhiều loại khác nhau
về độ lớn bắp, dạng bắp, màu sắc hạt và chất lượng ăn uống. Chính vì thế có thể
phát triển giống ưu thế lai với chất lượng tốt. Một chương trình chọn giống ngô
nếp ưu thế lai đã được phát triểnnhằm tạo ra giống ngô nếp ưu thế lai có chất
lượng tốt như chất lượng ăn uống, màu sắc hạt, kích thước bắp tại Trung tâm
tạo giống cây trồng cho phát triển nông nghiệp bền vững từ năm 2001. Các
giống ngô nếp địa phương của Thái lan và Trung Quốc cùng với các giống ngô
siêu ngọt của Thái Lan và Mỹ đa được sử dụng để phát triển quần thể. Đã tạo
dòng tự phối và thử khả năng kết hợp nhằm tạo giống ngô lai đơn. Hai tổ hợp
ngô nếp lai đơn hạt trắng và hạt hai màu (trắng và vàng) đã phát triển thành
giống. Đây là những giống ngô nếp lai đầu tên của kiểu glutinous corn có 75%
là ngô nếp và 25% là ngô siêu ngọt có chất lưonựg ăn uống tuyệt vời. Cả hai
giống có khả năng kết hạt tốt, 12 – 16 hàng hạt/bắp, thời gian sinh trưởng ngắn

(60 ngày), chiều dài bắp là 17 cm, đường kính 4,2 cm, khối luợng bắp từ 137
đến 139g/bắp. Các giống lai này được đua vào thương mại năm 2007 (Lertrat,
Thongnarin, 2006).
1.2.2. Những nghiên cứu ngô nếp và ngô nếp lai ở Việt Nam
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phương ở Việt Nam từ những năm
1960 cho thấy, ngô Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loại phụ chính là đá rắn và
nếp (Ngô Hữu Tình, 1997). Ngô nếp được phân bố ở khắp các vùng, miền trong
cả nước, với nhiều dạng mày hạt khác nhau: Trắng, vàng, tím, nâu, đỏ… Hiện
15


nay ở Viện nghiên cứu Ngô, đã thu thập và lưu trữ 148 mẫu ngô nếp địa phương,
trong đó có: 111 nguồn nếp trắng, 15 nguồn nếp vàng và 22 nguồn nếp tím, nâu
đỏ. Diện tích trồng ngô nếp không ngừng tăng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt
là ở vùng đồng bằng ven đô thị. Thời gian sinh trưởng ngắn, đầu ra ổn định, hiệu
quả kinh tế cao nên diện tích trồng ngô nếp gần đây tăng nhanh không ngừng,
hiện chiếm khoảng 12 - 15% trong tổng số 1,1 triệu ha ngô của cả nước. Nguyên
nhân chính trước hết do các giống ngô nếp đáp ứng được nhu cầu luân canh tăng
vụ trong cơ cấu nông nghiệp hiện nay, nhưng quan trọng hơn là do nhu cầu của
xã hội ngày một tăng đối với sản phẩm này.
Các tác giả Ngô Hữu Tình và Nguyễn Thị Lưu (1990) đã chọn tạo thành
công giống ngô nếp trắng tổng hợp được công nhận giống quốc gia năm 1989.
Từ vốn gen gồm một tổ hợp các dòng thuần nếp trắng (làm nên được bổ sung
thêm 12 nguồn gen của các giống nếp địa phương và chọn lọc bằng phương pháp
bắp trên hàng cải tiến. Kết quả việc đưa thêm nguyên liệu mới vào nguốn nếp
nhằm tăng độ thích ứng nhưng không làm giảm năng suất của vốn gen. Nếp tổng
hợp là giống nếp ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 110- 120 ngày, vụ
hè Thu 95- 100 ngày, vụ Đông 105- 115 ngày, năng suất trung bình 25- 30 tạ/ha,
có khả năng thích ứng rộng, được trồng khá phổ biến ở miền bắc.
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam dùng phương pháp chọn

lọc chu kỳ từ tổ hợp lai giữa giống ngô nếp tổng hợp Glut- 22 và Glut 41 nhập
nội từ Philippin để tạo ra giống nếp trắng S- 2. Đây là giống nếp ngắn ngày, vụ
Xuân 90- 95 ngày, vụ hè Thu 80- 90 ngày, vụ Đông 95- 100 ngày, năng suất
trung bình 20- 25 tạ/ha, được công nhận năm 1989 (Ngô Hữu Tình, 2003).
Từ các giống ngô nếp trắng ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng tốt, có nguồn
gốc khác nhau: Nếp Tây Ninh, Nếp Quảng Nam - Đà Nẵng, nếp Thanh Sơn, Phú
Thọ và nếp S- 2 từ Philippin. Phan Xuân Hào và cộng sự đã chọn tạo thành công
giống ngô nếp trắng VN2 và được công nhận giống quốc gia năm 1997. Đây là
giống nếp trắng ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 100- 105 ngày, vụ
hè Thu 80-85 ngày, năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 40
tạ/ha. Ngô nếp VN2 cũng là giống có chất lượng dinh dưỡng cao.
16


Thu thập, đánh giá và bảo tồn giống ngô nếp địa phương các tỉnh miền núi
Tây Bắc đã được các nhà khoa học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực
hiện từ năm 2000 đến 2005. Kết quả điều tra thu thập các giống ngô ở một số
tỉnh miền núi phía Bắc của Vũ Văn Liết và cộng sự đã thu thập được 20 giống
ngô trong đó có 13 mẫu giống ngô là ngô nếp, cho thấy nguồn gen cây lúa, ngô ở
huyện Điện Biên nói riêng và vùng miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung là rất
đa dạng và phong phú. Vì vậy, sự cần thiết phải tiến hành thu thập, bảo tồn, phân
loại và đánh giá chúng để phục vụ cho công tác chọn tạo giống mới, đặc biệt là
chọn tạo các giống phục vụ cho việc canh tác nhờ nước trời ở các vùng núi phía
Bắc Việt Nam, trong đó có những giống ngô nếp địa phương chất lượng cao
được nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước và các nhà khoa học quan tâm (Trần
Văn Minh, 2006), đã phục tráng và ảo tồn thành công giống ngô nếp Cồn Hến
của Thừa Thiên Huế nhằm bảo vệ giống ngô nếp quý hiếm của miền Trung nước
ta, sau 5 năm nghiên cứu, tác giả và các đồng nghiệp đã phục tráng được giống
ngô nếp Cồn Hến, giữ lại đặc điểm bản chất quý hiếm của nó.
Kết qủa chọn tạo giống ngô nếp thụ phấn tự do được công nhận và đưa

vào sản xuất, Nếp tổng hợp, Nếp VN2, giống ngô nếp triển vọng VN6 cho thấy
chọn tạo và nghiên cứu tạo giống ngô nếp còn rất hạn chế. Năm 2005 Viện
Nghiên cứu ngô thuộc Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam đã thử nghiệm 2
giống ngô trong đó có giống ngô nếp lai MX4.
1.3. Tiêu thụ ngô nếp ăn tươi (ăn quà)
Ngô ăn hạt được chia ra làm nhiều loại: ngô đá, ngô nổ, ngô đường, ngô
bột, ngô nếp. Ngô nếp . Ngô nếp (Zea mays L. var. ceratina) hay ngô sáp, bắp
nếp là giống ngô có đặc tính dính hơn ngô thông thường, do thành phần tinh
bột chủ yếu là amylopectin , có nội nhũ chứa gần 100% amylopectin là dạng tinh
bột có cấu trúc mạch nhánh, ngô thường chỉ chứa 75% amylopectin số còn lại là
amilosa. Hạt ngô nếp khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon, được dùng để ăn
tươi phổ biến ở các nước châu Á.
Thị trường tiêu thụ ngô nếp ăn tươi gần như ngô đường, bắp được thu
hoạch sau thụ phấn khoảng 18-20 ngày. Ngô nếp là sản phẩm phù hợp
17


với sở thích tiêu dùng của người dân với đặc điểm mềm và dính (Kim, 1994). Do
nhu cầu tiêu dùng ngô nếp tăng, sản xuất ngô làm thức ăn ở một số nước tăng
nhanh trong những năm gần đây như Hàn Quốc sản xuất ngô nếp tăng từ 2.000
ha năm 1986 lên 15.000 ha năm 2003 (Gares, 2005).
Ngoài nhu cầu sử dụng ăn tươi thì tinh bột ngô nếp còn là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Trong ngô nếp có hàm lượng tinh
bột cao hơn so với các giống khác nên được sử dụng trong hỗn hợp làm bánh
kẹo, hồ, và phục vụ cho một số ngành công nghiệp khác. Hạt ngô nếp rất dễ tiêu
hóa, nó có chứa một số acid amin quan trọng như: Triptophan, Lysin, Leusin,
Tyrosin; Do vậy, ngô nếp thích hợp cho việc chế biến thức ăn dinh dưỡng, bột
ngũ cốc cho trẻ em và người lớn.
Ở Việt Nam, ngô nếp đem lại giá trị kinh tế cao vì sản phẩm ngô nếp có
thể sử dụng vào nhiều mục đích như làm lương thực, làm ngô quà (ăn tươi luộc,

nướng), hay dùng để chế biến các loại thức ăn khác như, snack ngô, súp ngô, chế
biến tinh bột ngô ...Hơn thế nữa ngô nếp có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể
trồng gối vụ, rải vụ mà không chịu áp lực của tính thời vụ.
Với đặc điểm ngắn ngày, dễ trồng lại đang có thị trường tiêu thụ nội địa
khá dễ dàng và thuận tiện, cây ngô nếp đã được nông dân nhiều vùng lựa chọn
vào cơ cấu các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Khi thu hoạch mỗi sào ngô nếp
(60-70 ngày tùy vùng) thu được 1.700-1.800 bắp, nếu bán buôn tại ruộng thu
khoảng 2 triệu đồng/sào, trừ chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV... còn lãi 1,51,7 triệu đồng/sào Bắc bộ. Nếu người dân mang bán lẻ với giá 1.500-2.000
đồng/bắp (trung bình 4 bắp/kg), thu lời 3 triệu đồng/sào BB, ngoài ra khi thu
hoạch bắp, thân lá vẫn còn xanh, có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu bò rất tốt.
Với ngô nếp, thời gian sinh trưởng ngắn nên vấn đề sức ép về thời vụ được giải
quyết, thị trường tiêu thụ lại sẵn có, theo đó diện tích ngày càng tăng mạnh trong
những năm gần đây.
1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, dinh dưỡng đ ến sinh trưởng và
phát triển của cây ngô
Ngô là cây có khả năng thích nghi rộng với đ i ề u kiện môi trường và
18


×