Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu hiện trạng kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật tại huyện bình lục, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 75 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục tiêu của đề tài

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Nguyên tắc kiểm dịch động vật, sản phẩm động

3

2.1.1 Thủ tục đăng ký kiểm dịch

4

2.1.2 Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với giống vật nuôi

4

2.1.3 Kiểm dịch trước khi vận chuyển

5

2.1.4 Yêu cầu khi nhập giống vật nuôi vào địa phương

7


2.2 Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

8

2.2.1 Hồ sơ của tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch

8

2.2.2 Hồ sơ của cơ quan kiểm dịch cấp cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch

8

2.3 Một số quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại nơi
xuất phát

9

2.3.1 Kiểm dịch động vật tại nơi xuất phát ra khỏi huyện

9

2.3.2 Kiểm dịch sản phẩm động vật tại nơi xuất phát ra khỏi huyện

10

2.3.3 Kiểm dịch động vật tại nơi xuất phát ra khỏi tỉnh

11

2.3.4


Kiểm dịch sản phẩm động vật tại nơi xuất phát ra khỏi tỉnh

13

2.4 Một số quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại trạm
kiểm dịch đầu mối giao thông

14

2.4.1 Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm
dịch, danh mục đối tượng kiểm dịch động vật sản phẩm động vật
2.4.2 Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ

14
14

iii


2.4.3 Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm
tra vệ sinh thú y

14

2.4.4 Kết luận và xử lý

15

2.5 Yêu cầu trong việc vận vận chuyển động vật và sản phẩm động vật

trên địa bàn Hà Nam (UBND Hà Nam, 2012)

17

2.5.1 Vận chuyển động vật

17

2.5.2 Vận chuyển sản phẩm động vật

18

2.6 Quy định xử phạt vi phạm kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

18

2.6.1 Vi phạm về thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

18

2.6.2 Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu
thông trong nước

19

2.6.3 Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản lưu
thông trong nước

20


2.6.4 Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu,
tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh
lãnh thổ Việt Nam

21

2.6.5 Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật.

23

Chương 2. NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1 Nội dung nghiên cứu

24

2.1.1 Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện Bình Lục.

24

2.1.2 Đánh giá hiện trạng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại
trạm thú y huyện Bình Lục.

24

2.1.3 Phân tích hoạt động thanh tra liên ngành về lĩnh vực kiểm dịch
động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Bình Lục.


24

2.1.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm dịch,
làm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên địa bàn huyện Bình Lục.
2.2 Phương pháp nghiên cứu

24
24

2.2.1 Phương pháp điều tra hồi cứu số liệu thống kê.

24

2.2.2 Phương pháp thực hiện kiểm dịch

24

iv


2.2.3 Phương pháp tổ chức tham gia thanh tra liên ngành

24

2.2.4 Phương pháp đánh giá và xử lý số liệu.

25

2.3 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu


25

2.3.1 Địa điểm nghiên cứu

25

2.3.2 Đối tượng nghiên cứu

25

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

26

3.1 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện Bình Lục

26

3.1.1 Kết quả điều tra Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Bình Lục

28

3.1.2 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm tại huyện Bình Lục

29

3.2 Đánh giá hiện trạng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại trạm
Thú y huyện Bình Lục


31

3.2.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của trạm Thú y huyện Bình Lục

31

3.2.2 Kết quả kiểm dịch 3 năm gần đây của trạm thú y Bình Lục

32

3.2.3 Kết quả kiểm dịch từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015
của trạm thú y huyện Bình Lục

35

3.3 Phân tích hoạt động thanh tra liên ngành về lĩnh vực kiểm dịch động
vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Bình Lục

47

3.4 Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác kiểm dịch

51

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

53

1


Kết luận

53

2

Đề Nghị

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

57

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSGT

Cảnh sát giao thông

ĐV, SPĐV

Động vật, sản phẩm động vật


GCNKD

Giấy chứng nhận kiểm dịch

KDĐV

Kiểm dịch động vật

LMLM

Lở mồm, long móng

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QLTT

Quản lý thị trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSTY


Vệ sinh thú y

KTVSTY

Kiểm tra vệ sinh thú y

vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

3.1

Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện Bình Lục

27

3.2

Tổng đàn lợn của huyện Bình Lục

28


3.3

Tổng đàn gia cầm của huyện Bình Lục

30

3.4

Kết quả kiểm dịch 3 năm gần đây của trạm Thú y Bình Lục

33

3.5

Kết quả kiểm dịch gia súc của trạm thú y huyện Bình Lục tại chợ đầu
mối gia súc

37

3.6

Kết quả kiểm dịch tại cơ sở chăn nuôi lợn

39

3.7

Kết quả kiểm dịch gia cầm của trạm thú y huyện Bình Lục

42


3.8

Kết quả kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của trạm thú y huyện
Bình Lục từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015

3.9

Kết quả xử lý vi phạm của đoàn thanh tra trên địa bàn huyện Bình Lục

vii

45
48


DANH MỤC HÌNH

STT
3.1

Tên bảng

Trang

Số lượng động vật, sản phẩm động vật qua kiểm dịch tại trạm thú y
Bình Lục

34


3.2

Số chuyến kiểm dịch lợn tại chợ đầu mối gia súc, gia cầm

38

3.3

Số chuyến kiểm dịchtại cơ sở chăn nuôi lợn qua các tháng

40

3.4

Số chuyến kiểm dịch tại cơ sở của từng loại lợn qua các tháng

41

3.5

Số chuyến kiểm dịch gia cầm qua các tháng

43

3.6

Số chuyến kiểm dịch của từng loại gia cầm qua các tháng

44


3.7

Số chuyến kiểm dịch của trạm thú y từ tháng 7 năm 2014 đến tháng
6 năm 2015

3.8

46

Tỷ lệ các lỗi vi phạm đã xử lý

50

viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong một vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả
nước, ngành nông nghiệp Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công lớn đặc
biệt là ngành chăn nuôi. Chăn nuôi không những đáp ứng được nhu cầu trong
nước mà còn đáp ứng một phần cho xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho
người chăn nuôi. Để đạt được thành tựu đó đã có sự quan tâm, quản lý, giám sát,
thực hiện theo các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà
nước đề ra ngày một tốt hơn, chặt chẽ hơn. Bên cạnh việc quản lý theo ngành dọc
như thú y, quản lý thị trường, y tế, môi trường… thì các ban ngành còn có sự
phối hợp liên ngành trong việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như phối hợp công tác giữa lực lượng thú y với cảnh sát giao thông và quản lý
thị trường trong kiểm tra phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về vận chuyển
động vật và sản phẩm động vật theo quy định; đặc biệt là công tác kiểm dịch vận

chuyển gia súc, gia cầm có nguồn gốc góp phần làm giảm sự lây lan dịch bệnh từ
vùng có dịch sang vùng đệm.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng đối với sức khoẻ con
người và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của đất nước. Khi đời sống nhân dân
được nâng cao về mọi mặt như hiện nay thì người dân quan tâm đến chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó thực phẩm có nguồn gốc từ động vật là một
trong những mối quan tâm hàng đầu. Vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm nói
chung và vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật nói riêng là một trong những
vấn đề đang được xã hội quan tâm, cập nhật, đánh giá và được đưa ra bàn luận
thường xuyên. Vì đó là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống hàng
ngày và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng thực
phẩm không rõ nguồn gốc.
Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp khá phát triển của vùng đồng bằng Sông
Hồng, Bình Lục là một huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh Hà Nam, nhất
là về chăn nuôi.Trong một vài năm gần đây, chăn nuôi ngày một càng phát triển,
1


tổng đàn gia súc, gia cầm ngày được tăng nhanh qua các năm gần đây như năm
2012 là 915.451con, năm 2013 là 949.169 con, tăng hơn so với năm 2012 là
33.718 con, năm 2014 là 1.096.772 con, tăng hơn so với năm 2013 là 147.603 con.
Nhằm thúc đẩy chăn nuôi ngày càng phát triển và tạo thuận lợi cho người chăn
nuôi dễ dàng giao lưu buôn bán huyện đã xây dựng chợ đầu mối thu gom gia súc,
gia cầm, chính vì vậy tạo sự phát triển chăn nuôi của huyện và tỉnh Hà Nam.
Trạm Thú y với chức năng quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn Huyện
Bình Lục trong các lĩnh vực thú y, dịch tễ học thú y, thú y cộng đồng và lĩnh vực
kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật KSGM, KTVSTY đã và đang góp
phần nâng cao chất lượng VSAT thực phẩm có nguồn gốc động vật, các sản
phẩm chăn nuôi của bà con nông dân thường được xuất đi các tỉnh như: Hà Nội,
Hưng Yên, Thái Bình, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Nam Định, Hải Phòng, Hải

Dương... chính vì vậy trong công tác quản lý về lĩnh vực thú y, công tác kiểm
dịch động vật và sản phẩm động vật là rất quan trọng và cấp thiết.
Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên
cứu hiện trạng kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật tại huyện Bình Lục
tỉnh Hà Nam”
2. Mục tiêu của đề tài
- Kiểm soát được tình hình kiểm dịch ĐV, SPĐV tại trạm thú y huyện
Bình Lục
- Đưa ra các đề xuất, các giải pháp để hoạt động kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trạm thú y
huyện Bình Lục tốt hơn.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguyên tắc kiểm dịch động vật, sản phẩm động
Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật phải được thực hiện theo các
nguyên tắc sau:
- Động vật sản phẩm động vật trên cạn có trong Danh mục động vật, sản
phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển với số lượng, khối
lượng lớn ra khỏi huyện phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát (Bộ
NN&PTNT, 2005c).
- Động vật, sản phẩm động vật dưới nước, lưỡng cư có trong danh mục
động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch khi lưu thông trong nước
phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau :
+ Động vật thương phẩm, sản phẩm động vật trước khi đưa ra khỏi huyện
trong trường hợp đang xảy ra dịch bệnh tại huyện đó.
+ Động vật để làm giống trước khi đưa ra khỏi cơ sở sản xuất giống.
- Trước khi vận chuyển, lưu thông trong nước động vật, sản phẩm động vật có

trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, chủ
hàng phải khai báo kiểm dịch và gửi một (01) bộ hồ sơ kiểm dịch theo quy định
đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hoặc Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc khai báo kiểm dịch được quy định như sau:
a) Khai báo trước ít nhất hai (02) ngày làm việc nếu động vật đã được áp
dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định và còn miễn dịch; ít
nhất từ mười lăm (15) đến ba mươi (30) ngày nếu động vật chưa được áp dụng
các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định hoặc không còn miễn dịch;
b) Khai báo trước ít nhất hai (02) ngày làm việc nếu sản phẩm động vật đã
được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y hoặc gửi qua đường bưu điện; bảy
(07) ngày làm việc nếu sản phẩm động vật chưa được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ
sinh thú y.
Trong thời gian một (01) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy
3


định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận khai báo kiểm dịch và
thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
Trong thời gian một (01) ngày làm việc, kể từ khi động vật, sản phẩm
động vật được tập trung tại nơi quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành
kiểm dịch (Cục thú y, 2007).
1.2.1. Thủ tục đăng ký kiểm dịch
Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu vận chuyển động vật để chăn nuôi, buôn
bán, cung ứng cho các dự án phát triển chăn nuôi phải đăng ký kiểm dịch theo
quy định với Chi cục thú y.
Nội dung đăng ký kiểm dịch phải đầy đủ các thông tin: Loại động vật, số
lượng, tính biệt, mục đích sử dụng, nguồn gốc động vật, nơi động vật đến theo
quy định (Bộ NN & PTNT, 2009b).
1.2. Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với giống vật nuôi

1.2.1. Yêu cầu đối với con giống
Giống vật nuôi phải khỏe mạnh, đạt chất lượng con giống, có nguồn gốc
rõ ràng và xuất phát từ vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc
vùng, cơ sở không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong thời gian ít
nhất 3 tháng trước khi xuất bán con giống (Bộ NN & PTNT, 2005b).
Cụ thể các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với từng giống vật nuôi như sau:
a) Đối với trâu, bò: Bệnh Lở mồm long móng (LMLM);
b) Đối với dê, cừu: Bệnh L MLM, Đậu dê, Đậu cừu;
c) Đối với lợn: Bệnh LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn;
d) Đối với gà: Bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn;
đ) Đối với vịt: Bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả vịt.
1.2.2. Giống vật nuôi phải được tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh sau:
a) Đối với bệnh LMLM:
- Tiêm phòng vắc xin LMLM tam giá týp O, A, Asia 1 cho trâu, bò, dê, cừu.
- Tiêm phòng vắc xin LMLM týp O cho lợn nái, lợn đực giống; lợn nuôi
lấy thịt (trong trường hợp cung cấp cho các dự án phát triển chăn nuôi).

4


- Sử dụng chủng loại vắc xin trong chương trình quốc gia khống chế và
thanh toán bệnh LMLM hoặc các loại vắc xin tương đồng cao với các týp vi rút
LMLM lưu hành tại Việt Nam.
b) Đối với bệnh Nhiệt thán: Tiêm phòng cho trâu, bò có nguồn gốc từ
vùng, cơ sở đã bị bệnh Nhiệt thán trong thời gian 10 năm trước khi xuất bán.
c) Đối với bệnh Dịch tả lợn: Tiêm phòng cho lợn.
d) Đối với bệnh Cúm gia cầm: Gà, vịt phải được tiêm phòng theo quy định.
đ) Bệnh Đậu dê, cừu: Tiêm phòng cho dê, cừu.
e) Gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không
phải tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh.

1.2.3. Yêu cầu dối với tổ chức cung ứng con giống
Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung ứng hoặc được ký hợp đồng cung ứng
giống vật nuôi phải cử cán bộ chuyên môn phối hợp với cán bộ Chi cục thú y
kiểm tra thực tế về chất lượng con giống và các yêu cầu về vệ sinh thú y đối với
con giống trước khi vận chuyển.
1.3. Kiểm dịch trước khi vận chuyển
1.3.1. Địa điểm, thời gian cách ly kiểm dịch
a) Đối với giống vật nuôi có nguồn gốc từ các cơ sở, trang trại chăn nuôi
tập trung, cơ sở sản xuất con giống, việc kiểm dịch được thực hiện tại cơ sở.
b) Đối với giống vật nuôi được thu gom từ các hộ chăn nuôi, việc kiểm
dịch được thực hiện tại địa điểm do cơ quan thú y chỉ định.
c) Thời gian cách ly kiểm dịch phải đủ để đảm bảo thực hiện đúng quy
trình kiểm dịch.
1.3.2. Kiểm dịch gia súc
a) Gia súc có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (bệnh LMLM
đối với trâu, bò, dê, cừu; bệnh LMLM, Dịch tả lợn đối với lợn):
- Tách riêng gia súc, kiểm tra lâm sàng, đánh dấu theo quy định (trâu, bò
bấm thẻ tai, lợn bấm thẻ tai hoặc xăm tai).
- Gia súc đã được tiêm phòng vắc xin các bệnh theo quy định yêu cầu vệ
sinh thú y đối với giống vật nuôi kể trên và trong thời gian còn miễn dịch thì
5


được phép vận chuyển ngay.
- Trường hợp gia súc chưa được tiêm vắc xin thì phải tiêm phòng theo quy
định, sau khi tiêm 14 ngày mới được vận chuyển.
- Đối với lợn phải không có triệu chứng lâm sàng của bệnh Tai xanh trong
thời gian ít nhất 3 tháng trước khi vận chuyển.
b) Gia súc có nguồn gốc từ trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung:
- Gia súc phải đảm bảo điều kiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với giống vật

nuôi kể trên.
- Việc kiểm dịch được thực hiện như đối với gia súc có nguồn gốc từ
vùng, cơ sở, trang trại được công nhận an toàn dịch bệnh nhưng phải có xác nhận
của cơ quan thú y về việc tiêm phòng cho gia súc.
- Trường hợp không có xác nhận của cơ quan thú y về việc tiêm phòng thì
phải tiêm phòng lại vắc xin theo quy định.
c) Gia súc được thu gom từ các hộ chăn nuôi:
- Tập trung gia súc tại địa điểm được chỉ định.
- Kiểm tra lâm sàng, đánh dấu gia súc theo quy định.
- Gia súc đã được tiêm vắc xin LMLM, trong thời gian còn miễn dịch bảo
hộ và có giấy chứng nhận tiêm phòng thì phải lấy mẫu huyết thanh để kiểm tra
hàm lượng kháng thể týp O, A đối với trâu, bò, dê, cừu; týp O đối với nếu phát
hiện có ≥ 70% số mẫu không đạt hiệu giá bảo hộ thì phải tiêm lại số gia súc sẽ
xuất bán.
- Gia súc chưa được tiêm phòng hoặc không có giấy chứng nhận đã tiêm
phòng thì phải tiêm phòng vắc xin theo quy định.
1.3.3. Kiểm dịch gia cầm
a) Gia cầm có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (đối với gà:
bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn; đối với vịt: bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả vịt).
- Gà, vịt 01 ngày tuổi: Kiểm tra lâm sàng, nếu khoẻ mạnh và bảo đảm chất
lượng con giống thì được vận chuyển ngay.
- Gà, vịt thương phẩm, hậu bị: Kiểm tra lâm sàng, nếu khoẻ mạnh và đã
được tiêm phòng vắc xin theo quy định được vận chuyển ngay.
6


b) Gia cầm có nguồn gốc từ trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung:
Gà, vịt 01 ngày tuổi: Có nguồn gốc từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng, có
kết quả kiểm tra kháng thể đạt hiệu giá bảo hộ đối với các bệnh trên thì được vận
chuyển ngay; nếu đàn bố mẹ không có kết quả kiểm tra kháng thể thì không được

vận chuyển.
c) Gia cầm có nguồn gốc từ trứng thu gom từ nhiều đàn bố mẹ:
Gà, vịt 01 ngày tuổi: Được phép xuất bán, vận chuyển nếu chứng minh được
có nguồn gốc từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng và có kết quả kiểm tra kháng thể đạt
hiệu giá bảo hộ với các bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, Dịch tả vịt (Bộ NN &
PTNT, 2009b).
1.4. Yêu cầu khi nhập giống vật nuôi vào địa phương
1.4.1. Chỉ được phép vận chuyển động vật tới địa điểm ghi trong giấy chứng
nhận kiểm dịch
1.4.2. Phải khai báo trung thực với Chi cục thú y nơi tiếp nhận động vật về địa
danh, số lượng, tình trạng sức khỏe động vật khi vận chuyển đến
1.4.3. Thực hiện việc nuôi cách ly động vật ít nhất là 07 ngày trước khi nhập đàn
hoặc đưa về các hộ chăn nuôi
a) Kiểm tra, theo dõi lâm sàng trong suốt quá trình nuôi cách ly.
b) Tiêm phòng bổ sung các bệnh khác tùy theo tình hình dịch bệnh tại địa
phương. Trong trường hợp gia súc mới tiêm phòng vắc xin LMLM lần đầu 1 mũi
thì phải tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu 30 ngày.
c) Trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì
phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Nếu phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm, phải tổ chức bao vây ổ dịch, xử lý động vật mắc bệnh, khử trùng tiêu
độc triệt để theo quy định.
d) Trong thời gian nuôi cách ly, nghiêm cấm:
Đưa động vật đến hộ gia đình hoặc cho nhập đàn tại cơ sở chăn nuôi khi
chưa hết thời gian nuôi cách ly và chưa được sự đồng ý của cơ quan Thú y;
Chăn thả động vật ra ngoài khu vực nuôi cách ly.

7


đ) Yêu cầu chủ vật nuôi hoặc tổ chức, cá nhân cung ứng động vật phải

thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu vực nuôi cách ly trước và sau mỗi đợt
nhập và xuất động vật.
1.4.4. Chi cục Thú y nơi tiếp nhận tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình
dịch bệnh đối với động vật nhập vào địa phương sau thời gian cách ly.
1.2. Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (Bộ NN và PTNT, 2008)
1.2.1. Hồ sơ của tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch
Hồ sơ bao gồm: giấy đăng ký kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật vận
chuyển ra khỏi huyện trong tỉnh hoặc vận chuyển ngoài tỉnh. Tổ chức hoặc cá nhân
có yêu cầu kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cần khai đầy đủ thông tin theo
mẫu số 1(xem Phụ lục 1, Mẫu số 1).
1.2.2. Hồ sơ của cơ quan kiểm dịch cấp cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch
1.2.2.1.Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển trong tỉnh
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận này là Trạm Thú y. Các thông
tin trong mẫu này cần được điền đầy đủ: thông tin về chủ hàng, về loại động vật,
tuổi, tính biệt, số lượng, mục đích sử dụng. Loại phương tiện vận chuyển sử dụng,
biển kiểm soát. Các nội dung kiểm dịch ghi trên giấy chứng nhận đã được kiểm tra
với thực tế và đảm bảo tính trung thực, khách quan. Giấy chứng nhận kiểm dịch
động vật vận chuyển trong tỉnh theo mẫu số 12 phụ lục.
1.2.2.2. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh
Điền đầy đủ các nội dung ghi trên giấy chứng nhận đã được kiểm tra thực tế
đảm bảo tính trung thực khách quan theo mẫu số14 hoặc mẫu số 14a phụ lục.
1.2.2.3. Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh
Điền đầy đủ các nội dung ghi trên giấy chứng nhận đã được kiểm tra thực tế
đảm bảo tính trung thực khách quan theo mẫu số 13 phụ lục.
1.2.2.4. Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh
Điền đầy đủ các nội dung ghi trên giấy chứng nhận đã được kiểm tra thực tế
đảm bảo tính trung thực khách quan theo mẫu số 15 hoặc mẫu 15a phụ lục.

8



1.3. Một số quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại nơi
xuất phát
1.3.1. Kiểm dịch động vật tại nơi xuất phát ra khỏi huyện (Bộ NN & PTNT, 2008)
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại trạm thú y quận (huyện) nơi cơ sở có chăn nuôi, từ
thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00
đến 17 giờ 00).
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm dịch viên động vật kiểm tra tính đầy
đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp chủ hàng có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì kiểm
dịch viên động vật phải biên nhận và thông báo thời gian, địa điểm, nội dung
thực hiện kiểm dịch. Thời gian thực hiện trong phạm vi 01 ngày;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì kiểm dịch viên động vật
hướng dẫn chủ cơ sở hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.
Bước 4: Kiểm dịch viên động vật có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, kiểm
dịch động vật tại cơ sở chăn nuôi theo quy trình sau:
1. Kiểm tra trước khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với khu cách ly kiểm dịch.
- Hướng dẫn cơ sở đưa động vật đến khu cách ly.
- Kiểm dịch viên động vật phải tiến hành kiểm dịch ngay trong ngày kể từ
khi động vật được tập trung tại khu cách ly.
2. Kiểm tra sau khi đưa động vật đến khu cách ly:
- Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật theo hồ sơ đăng ký kiểm dịch.
- Kiểm tra lâm sàng động vật;
- Lấy mẫu xét nghiệm (nếu có).
- Tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác đối với các
bệnh phải tiêm phòng khi vận chuyển động vật nếu động vật chưa tiêm phòng
hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng không hợp lệ, các bệnh theo yêu cầu của chủ
hàng (nếu có).

Bước 5: Sau khi thực hiện kiểm tra:
9


- Trường hợp động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì kiểm dịch viên động
vật thực hiện:
+ Diệt ký sinh trùng và đánh dấu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo
quy định.
+ Trong vòng 24 giờ trước khi vận chuyển, cấp giấy chứng nhận kiểm
dịch. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm:
1. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển trong tỉnh.
2. Bảng kê mã số đánh dấu động vật theo quy định.
+ Thực hiện hoặc giám sát kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương
tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi đưa động vật
để vận chuyển, niêm phong phương tiện vận chuyển.
- Trong trường hợp động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm
dịch viên động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo
quy định.
1.3.2. Kiểm dịch sản phẩm động vật tại nơi xuất phát ra khỏi huyện
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Khai báo trước ít nhất 2 ngày nếu sản phẩm động vật đã được xét
nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y; 7 ngày nếu sản phẩm động vật chưa được xét
nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ các trạm thú y quận,
huyện hoặc gửi qua đường bưu điện (Bộ NN & PTNT, 2005c)
- Thời gian nộp hồ sơ: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 sáng và từ 13 giờ 00 đến
17 giờ 00 chiều, thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm dịch viên động vật kiểm tra tính đầy đủ và hợp
lệ của các giấy tờ trong hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì kiểm dịch viên động
vật ra biên nhận và ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung thực hiện kiểm dịch. Thời

gian thực hiện trong phạm vi 01 ngày.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì kiểm dịch viên động vật
hướng dẫn chủ cơ sở hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Kiểm dịch viên động vật có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, điều kiện
10


vệ sinh thú y đối với khu cách ly kiểm dịch. Hướng dẫn chủ hàng, cơ sở đưa sản phẩm
động vật đến khu cách ly kiểm dịch và thực hiện kiểm dịch ngay trong ngày.
Bước 4: Sau khi thực hiện kiểm tra tại cơ sở (Tiêu chuẩn Việt Nam
(2002). Thịt và sản phẩm của thịt, Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 4833:2002):
- Trường hợp động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y: kiểm dịch viên động
vật thực hiện:
+ Đánh dấu, niêm phong bao bì chứa đựng đối với sản phẩm động vật đủ
tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
+ Trong vòng 24 giờ trước khi vận chuyển, cấp giấy chứng nhận kiểm
dịch. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm:
1. Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh.
2. Bảng kê mã số đánh dấu sản phẩm động vật theo quy định.
+ Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương
tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi bốc xếp hàng
để vận chuyển, niêm phong phương tiện vận chuyển.
- Trong trường hợp sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú
y, kiểm dịch viên động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử
lý theo quy định.
1.3.3. Kiểm dịch động vật tại nơi xuất phát ra khỏi tỉnh
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại trạm thú y quận (huyện) nơi cơ sở có chăn nuôi, từ
thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00

đến 17 giờ 00).
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm dịch viên động vật kiểm tra tính đầy đủ
và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì kiểm dịch viên động
vật ra biên nhận và thông báo thời gian, địa điểm, nội dung thực hiện kiểm dịch.
Thời gian thực hiện trong phạm vi 01 ngày.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì kiểm dịch viên động vật
11


hướng dẫn chủ cơ sở hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.
Bước 4: Kiểm dịch viên động vật có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, kiểm
dịch động vật tại cơ sở chăn nuôi theo quy trình sau:
+ Kiểm tra trước khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với khu cách ly kiểm dịch;
- Hướng dẫn cơ sở đưa động vật đến khu cách ly.
- Kiểm dịch viên động vật phải tiến hành kiểm dịch ngay trong ngày kể từ
khi động vật được tập trung tại khu cách ly.
+ Kiểm tra sau khi đưa động vật đến khu cách ly:
- Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật đăng ký kiểm dịch vận chuyển
theo hồ sơ đăng ký kiểm dịch (Bộ NN & PTNT, 2006c).
- Kiểm tra lâm sàng động vật.
- Lấy mẫu xét nghiệm (nếu có).
- Tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác đối với các
bệnh phải tiêm phòng khi vận chuyển động vật nếu động vật chưa tiêm phòng
hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng không hợp lệ, các bệnh theo yêu cầu của chủ
hàng (nếu có).
Bước 5: Sau khi thực hiện kiểm tra
- Trường hợp động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y: kiểm dịch viên động vật
thực hiện:

+ Diệt ký sinh trùng và đánh dấu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y
theo quy định.
+ Trong vòng 24 giờ trước khi vận chuyển, cấp giấy chứng nhận kiểm
dịch. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy chứng nhận kiểm dịch động
vật vận chuyển ra ngoài tỉnh, bảng kê mã số đánh dấu động vật theo quy định.
+ Thực hiện hoặc giám sát kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương
tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi đưa động vật
để vận chuyển, niêm phong phương tiện vận chuyển.
- Trong trường hợp động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm
dịch viên động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo
quy định.
12


1.3.4. Kiểm dịch sản phẩm động vật tại nơi xuất phát ra khỏi tỉnh
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Khai báo trước ít nhất 2 ngày nếu sản phẩm động vật đã được xét
nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y; 7 ngày nếu sản phẩm động vật chưa được xét
nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y tại trạm thú y quận (huyện) hoặc gửi qua đường
bưu điện.
- Thời gian nộp hồ sơ: Từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến
11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
Bước 3: Kiểm dịch viên động vật kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các
giấy tờ trong hồ sơ theo quy định (Cục thú y, 2008).
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì kiểm dịch viên động
vật ra biên nhận và ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung thực hiện kiểm dịch. Thời
gian thực hiện trong phạm vi 01 ngày.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì kiểm dịch viên động vật
hướng dẫn chủ cơ sở hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.
Bước 4: Kiểm dịch viên động vật có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, điều

kiện vệ sinh thú y đối với khu cách ly kiểm dịch; hướng dẫn cơ sở đưa sản phẩm
động vật đến khu cách ly kiểm dịch và thực hiện kiểm dịch ngay trong ngày.
Bước 5: Sau khi thực hiện kiểm tra:
- Trường hợp động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y: kiểm dịch viên động
vật thực hiện:
+ Đánh dấu, niêm phong bao bì chứa đựng đối với sản phẩm động vật đủ
tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
+ Trong vòng 24 giờ trước khi vận chuyển, cấp giấy chứng nhận kiểm
dịch. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: GCNKD sản phẩm động vật
vận chuyển ra ngoài tỉnh và Bảng kê mã số đánh dấu sản phẩm động vật theo
quy định.
+ Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương
tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi bốc xếp hàng
để vận chuyển, niêm phong phương tiện vận chuyển.

13


- Trong trường hợp sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú
y, kiểm dịch viên động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử
lý theo quy định.
1.4. Một số quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại trạm kiểm
dịch đầu mối giao thông
1.4.1. Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, danh
mục đối tượng kiểm dịch động vật sản phẩm động vật
Thực hiện theo Quyết định Số 45/2005/QĐ-BNN, Bộ NN & PTNT, Ban
hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh mục động
vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu
vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nằm trong danh mục động vật, sản phẩm
động vật thuộc diện phải kiểm dịch vào, ra hoặc quá cảnh đi các tỉnh, phải trình

đầy đủ hồ sơ kiểm dịch theo quy định tại Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông.
1.4.2. Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
liên hệ trực tiếp kiểm dịch viên tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao
thông. Thời gian liên hệ 24/24 giờ từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần. Khi tiếp
nhận hồ sơ, kiểm dịch viên động vật tiến hành kiểm tra theo quy trình sau:
+ Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch: gồm giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy
tờ khác có liên quan.
+ Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo giấy
chứng nhận kiểm dịch; mã số của động vật; dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú
y; dấu niêm phong phương tiện vận chuyển và các dụng cụ, bao bì chứa đựng.
+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe động vật, thực trạng vệ sinh thú y sản
phẩm động vật.
+ Kiểm tra thực trạng vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật
dụng có liên quan trong quá trình vận chuyển.
1.4.3. Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ
sinh thú y
Thực hiện theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN, Bộ NN & PTNT về Quy
14


trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, 20
trang, 29 điều.
1.4.3.1. Vận chuyển lợn sống đến cơ sở giết mổ
a) Lợn được vận chuyển đến cơ sở giết mổ phải có giấy chứng nhận kiểm
dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền.
b) Phương tiện vận chuyển lợn làm bằng vật liệu bền, dễ làm sạch và khử trùng,
sàn phương tiện kín, đảm bảo không bị rơi phân, chất thải trên đường vận chuyển.
c) Sau khi vận chuyển, phương tiện phải được vệ sinh khử trùng.
1.4.3.2. Vận chuyển thịt và phủ tạng đến nơi tiêu thụ

a) Thịt và phủ tạng trước khi đưa ra khỏi cơ sở giết mổ phải có dấu kiểm
soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y.
b) Thùng xe vận chuyển thịt được làm bằng vật liệu bền, không thấm
nước, dễ làm vệ sinh khử trùng và có cửa đóng kín.
c) Không dùng xe vận chuyển lợn sống, phân, hóa chất hoặc chất thải để
chuyên chở thịt.
d) Thùng xe chứa thịt phải được làm sạch và khử trùng trước khi xếp thịt
lên xe.
e) Thùng xe phải đóng kín trong suốt quá trình vận chuyển.
g) Phương pháp xếp dỡ thịt đảm bảo hạn chế tối đa sự ô nhiễm.
1.4.4. Kết luận và xử lý
2.4.4.1. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển và các vật dụng có
liên quan đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì kiểm dịch viên động vật đóng dấu xác
nhận phúc kiểm vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản
phẩm động vật có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ, phương tiện, các vật dụng
khác có liên quan bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
1.4.4.2. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ
Động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển và các vật dụng có
liên quan không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì kiểm dịch viên động vật không
đóng đấu phúc kiểm và tiến hành xử lý theo quy định như sau:
15


a. Trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm dịch
+ Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly
kiểm dịch để thực hiện kiểm dịch theo quy định;
+ Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất,
chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thì trả về nơi xuất phát, hoặc tùy
từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.

b. Trường hợp có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng hết giá trị thời gian
sử dụng hoặc có sự tẩy xoá, sửa chữa nội dung giấy chứng nhận kiểm dịch thì
hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch
để kiểm tra, xét nghiệm lại động vật, sản phẩm động vật;
c. Trường hợp có sự đánh tráo, lấy thêm, để lẫn với động vật, sản phẩm
động vật chưa qua kiểm dịch hoặc để lẫn với hàng hoá khác có nguy cơ lây nhiễm:
+ Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly
kiểm dịch để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm lại đối với động vật, sản phẩm động
vật đã đánh tráo, lấy thêm hoặc để lẫn với hàng hoá khác.
+ Trường hợp số động vật, sản phẩm động vật phải kiểm tra, xét nghiệm
lại phát hiện thấy mắc bệnh, mang mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy
hiểm của động vật thì phải kiểm tra lại toàn bộ lô hàng.
d. Hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ, nội dung chứng nhận kiểm dịch không
phù hợp:
+ Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền nơi xuất
hàng biết để kiểm tra lại, sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ kiểm dịch;
+ Theo quy định tại điểm 1, ý a ở trên, nếu chủ hàng có yêu cầu.
e. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước mà
không xác định được chủ
+ Động vật, sản phẩm động vật sau khi kiểm tra, xét nghiệm: Nếu đảm
bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì cho phép sử dụng.
+ Động vật, sản phẩm động vật sau khi kiểm tra, xét nghiệm: Nếu không
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các
biện pháp xử lý theo quy định.

16


g. Động vật, sản phẩm động vật nhập vào Việt Nam mà nếu không xác
định được chủ thì phải tiêu hủy

Thực hiện theo Nghị định số 119/2013/NĐ-CP, Chính phủ. Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi,
32 trang, 46 điều.
1.5. Yêu cầu trong việc vận vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa
bàn Hà Nam (UBND Hà Nam, 2012)
1.5.1. Vận chuyển động vật
- Vận chuyển gia súc, gia cầm từ các địa phương khác vào tỉnh Hà Nam
và từ Hà Nam đi các tỉnh khác, hoặc từ huyện này sang huyện khác trong địa bàn
tỉnh, đều phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y theo
quy định.
- Vận chuyển gia súc, gia cầm quá cảnh qua địa bàn tỉnh phải có giấy
chứng nhận kiểm dịch và phải vận chuyển đến đúng địa điểm đã được ghi trong
giấy kiểm dịch.
- Gia súc, gia cầm dùng để giết thịt chỉ được vận chuyển đến cơ sở giết
mổ tập trung hoặc đến các điểm giết mổ.
- Gia súc, gia cầm dùng để chăn nuôi, làm giống trước khi nhập vào địa
bàn tỉnh, chủ cở sở phải báo trước ít nhất một ngày với cơ quan thú y để kiểm tra
và hướng dẫn thực hiện theo quy định.
- Phương tiện vận chuyển động vật phải là phương tiện chuyên dụng
đảm bảo:
+ An toàn về mặt kỹ thuật để bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận
chuyển;
+ Nơi chứa động vật phải có đủ diện tích, không gian để động vật có thể
đứng, nằm ở vị trí tự nhiên; có lồng, cũi, hộp để bảo đảm an toàn cho động vật
trong quá trình vận chuyển; sàn phải phẳng, không trơn, kín không để lọt nước và
chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu
độc;
+ Đối với phương tiện vận chuyển kín phải có hệ thống thông khí thích
hợp để bảo đảm đủ độ thông khí cần thiết.
17



1.5.2. Vận chuyển sản phẩm động vật
- Sản phẩm động vật được vận chuyển, phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm
bảo đủ điều kiện vệ sinh và đã được cơ quan thú y kiểm tra, đóng dấu kiểm soát
giết mổ, hoặc dán tem vệ sinh thú y hoặc có giấy chứng nhận kiểm dịch vận
chuyển theo quy định.
- Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật, phải là phương tiện chuyên
dụng theo tiêu chuẩn và đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.
- Nếu vận chuyển sản phẩm động vật, với số lượng ít và bằng phương tiện
xe máy, xe thô sơ, sản phẩm phải được chứa trong thùng bằng kim loại không gỉ,
không làm biến đổi màu, không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, có đáy kín,
chắc chắn và có nắp đậy.
- Phương tiện vận chuyển và dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật phải
được vệ sinh, khử trùng trước và sau khi vận chuyển.
1.6. Quy định xử phạt vi phạm kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
Theo mục 2 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định vi phạm kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
1.6.1. Vi phạm về thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1.6.1.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
Đối với một trong các hành vi vi phạm khai báo kiểm dịch không trung
thực về:
a) Số lượng, khối lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật.
b) Nguồn gốc xuất xứ của động vật, sản phẩm động vật, mục đích sử
dụng, địa chỉ nơi đến;
c) Kết quả phòng bệnh, kết quả xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật.
1.6.1.2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng
Đối với hành vi vi phạm không khai báo kiểm dịch khi vận chuyển trong
nước động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động
vật thuộc diện phải kiểm dịch.

1.6.1.3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
Đối với hành vi vi phạm không khai báo kiểm dịch khi xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt
18


Nam động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động
vật thuộc diện phải kiểm dịch.
1.6.2.Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông
trong nước
1.6.2.1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
Đối với chủ động vật, sản phẩm động vật có một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Không thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản
phẩm động vật, phương tiện vận chuyển trước và sau khi kiểm dịch;
b) Trốn tránh việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các trạm
kiểm dịch đầu mối giao thông trên tuyến đường đi.
1.6.2.2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh động vật, sản phẩm động vật sai mục đích ghi trên giấy
chứng nhận kiểm dịch;
b) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đúng lộ trình bắt buộc
khi đi qua vùng có dịch.
1.6.2.3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã
được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch bằng động vật, sản phẩm động vật chưa
được kiểm dịch;
b) Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đúng
chủng loại, số lượng được ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch;

c) Tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động
vật hoặc thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển.
1.6.2.4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Đối với hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động
vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch
mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

19


×