Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VỀ SỨC KHỎE DO NGẬP ÚNG GÂY RA Ở QUẬN BÌNH THẠNH TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VỀ
SỨC KHỎE DO NGẬP ÚNG GÂY RA Ở QUẬN BÌNH THẠNH
TP.HỒ CHÍ MINH

HOÀNG VĂN NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu tình trạng
và đánh giá tổn hại về sức khỏe do ngập úng gây ra ở quận Bình Thạnh
TP.HCM” do Hoàng Văn Nam, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

TS. Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Bố và Mẹ, những người đã sinh thành, nuôi
nấng và tạo mọi điều kiện cho tôi có ngày hôm nay.
Tôi xin được cám ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt
thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiến cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp
này.
Tôi xin được cám ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi
TP.HỒ CHÍ MINH và phòng Quản Lý Đô Thị quận Bình Thạnh, đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cám ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Hoàng Văn Nam


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG VĂN NAM, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Tháng 6 năm 2009. “Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Tổn Hại Về Sức
Khỏe Do Ngập Úng Gây Ra ở Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh”
HOANG VAN NAM, economic faculty, Nong Lam University of Ho Chi
Minh city. June 2009.”Stydying the situation and accessing health damages caused
by waterlog in Binh Thanh district – Ho Chi Minh city “

Sự đô thị hóa và công nghiệp hóa đang phát triển mạnh mẽ tại Thành phố Hồ
Chí Minh và đặc biệt là những quận có tốc độ phát triển cao như quận Bình Thạnh, đã
khiến cho các vấn đề môi trường của vùng trở nên gay gắt hơn và đặt ra hàng loạt
những thách thức to lớn cần phải giải quyết trên bước đường phát triển bền vững.
Trong quá trình phát triển chung của xã hội, cùng với việc gia tăng dân số thì
nhu cầu về nhà ở đã tăng mạnh làm thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp, việc bê
tông hóa các yếu tố mặt đệm đã làm giảm khả năng thấm của nước xuống đất, sự lấn
chiếm kênh rạch và thiếu ý thức của người dân như vứt rác xuống kênh rạch đã làm
cản trở dòng chảy; bên cạnh đó sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống
cống thoát nước quá tải ..... đã gây nên hiện tượng ngập úng khi có mưa và triều cao,
gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của quần chúng và đang làm suy thoái dần môi
trường sống.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Tổn
Hại Về Sức Khỏe Do Ngập Úng Gây Ra Ở Quận Bình Thạnh Tp.Hcm” là một yêu
cầu cấp bách cả về phương diện môi trường, mỹ quan đô thị cũng như nhu cầu xã hội
tại quận Bình Thạnh. Đề tài đã thu thập và tổng hợp được các số liệu tương đối đầy đủ

về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và hiện trạng hệ thống thoát nước. Qua đó xác
định được nguyên nhân và xây dựng số giải pháp giảm ngập cho quận.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

1

0H

10H


1.1. Đặt vấn đề

1

1H

10H

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

2H

102H

1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài

3

3H

103H

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

4H


104H

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

5H

105H

1.3.1 Thời gian

3

6H

106H

1.3.2. Không gian

3

7H

107H

1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu

3


8H

108H

1.3.4. Phạm vi nội dung nghiên cứu

3

9H

109H

1.4. Cấu trúc khóa luận

4

10H

10H

1.5. Ý nghĩa đề tài

4

1H

1H

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


6

12H

12H

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.

6

13H

13H

2.2. Tổng quan về quận Bình Thạnh.

7

14H

14H

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

8

15H

15H


2.2.2. Văn hóa - xã hội

9

16H

16H

2.2.3. Giáo dục

14

17H

17H

2.2.4. Kinh tế

14

18H

18H

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

19H


3.1. Nội dung nghiên cứu

19H

18

20H

120H

3.1.1. Một số khái niệm và cơ sở lí luận liên quan đến ngập úng

18

21H

3.1.2. Vấn đề biến đổi khí hậu

12H

19

2H

12H

3.1.3. Vấn đề ô nhiễm mối trường tại quận Bình Thạnh TP.HCM

21


23H

3.1.4. Ô nhiễm không khí

123H

22

24H

124H

v


3.1.5. Ô nhiễm môi trường nước

23

25H

125H

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

26H

126H


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

29

27H

127H

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

29

28H

128H

3.2.3. Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method).

29

29H

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu.

129H

29

30H


130H

3.2.5. Phương pháp phân tích hồi qui

29

31H

13H

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

32

32H

132H

4.1. Hiện trạng trong khu vực

32

3H

13H

4.1.1. Tình trạng ngập úng ở quận Bình Thạnh – TP.HCM

32


34H

4.1.2. Nguyên nhân

134H

40

35H

135H

4.1.3. Dự án đầu tư

42

36H

136H

4.2. Kinh tế - xã hội quận Bình Thạnh TP.HCM

42

37H

4.2.1. Đặc điểm về dân số

137H


43

38H

138H

4.2.2. Cơ cấu ngành nghề

45

39H

139H

4.2.3. Thu nhập theo đầu người

46

40H

140H

4.2.4. Sự lựa chọn nơi ở mới

47

41H

14H


4.3. Đánh giá tổn hại về sức khỏe

48

42H

142H

4.3.1. Tình hình sức khỏe người dân

48

43H

143H

4.3.2. Một số bệnh liên quan đến vấn đề ngập úng hiện nay

49

4H

4.3.3. Ước tính mức thiệt hại

14H

50

45H


145H

4.4. Thiệt hại về phương tiện giao thông

53

46H

146H

4.5. Mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện hệ thống cống rãnh, cải thiện tình
47H

hình ngập úng.

54
147H

4.6. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân

56

48H

4.6.1. Xác định và nêu các giả thuyết về mối quan hệ các biến trong mô hình

148H

56


49H

4.6.2. Xác định mô hình toán

149H

57

50H

150H

4.6.3. Ước lượng các thông số của mô hình

58

51H

4.6.4. Kiểm định mô hình ước lượng

15H

58

52H

152H

4.6.5. Nhận xét về dấu và độ lớn của tùng hệ số hồi quy xét về mặt kinh tế

53H

4.7. Một số giải pháp chống ngập úng trên địa bàn quận
54H

vi

61
153H

62
154H


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5H

67
15H

5.1. Kết Luận

67

56H

156H

5.2. Kiến nghị


68

57H

157H

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTTN

Hệ Thống Thóa Nước

NU

Ngập Úng

TN

Thu Nhập

ĐVT

Đơn Vị Tính


TNMT

Tài Nguyên Môi Trường

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TP

Thành Phố

TB

Trung Bình

PA

Phương Án

GT

Giao Thông

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

DT


Điều tra

TTTT

Thu thập thông tin

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân Bổ Dân Số Quận Bình Thạnh

10

58H

158H

Bảng 2.2. Bảng Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Toàn Quận Năm 2006 Chia Theo Loại
59H

Hình Tổ Chức

15
159H

Bảng 2.3. Bảng Doanh Thu và Khối Thương Mại trên Địa Bàn Quận Bình Thạnh

16


60H

Bảng 2.4. Tình Hình Thực Hiện Năm 2006 Xuất Nhập Khẩu

160H

17

61H

16H

Bảng 3.1. Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số và Nồng Độ Các Chất Ô
62H

Nhiễm trong Nước Mặt (TCVN 5945-1995).

28

Bảng 4.1 Thu Nhập Bình Quân/Tháng Theo Hộ Gia Đình

162H

46

63H

Bảng 4.2. Ý Kiến Những Người Được Phỏng Vấn Về Sự Lựa Chọn Nơi ở Mới


163H

47

64H

Bảng 4.3. Thời gian định cư tại quận Bình Thạnh của các hộ đươc phỏng vấn:

164H

48

65H

Bảng 4.4 . Tỷ Lệ Các Trường Hợp Bệnh

165H

50

6H

16H

Bảng 4.5. Tính Toán Chi Phí Bệnh Của Các Hộ Trong Năm

51

67H


Bảng 4.6. chi phí bệnh bình quân của một hộ trong năm

167H

52

68H

168H

Bảng 4.7. Mô Tả Lượng Người Và Xe Tham Gia Lưu Thông Khi Có Ngập Và Không
69H

54

Ngập
169H

Bảng 4.8. Tỷ Lệ Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Dân Để Cải Thiện Ngập Úng( Mức
70H

Thu Được Tính Trong Năm 2009)

55
170H

Bảng 4.9. Tổng Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Dân Quận( Hình Thức Thu Tiền Mặt
71H

Trên Một Năm)


55
17H

Bảng 4.10 Kỳ Vọng Giấu Cho Các Hệ Số Của Mô Hình

56

72H

Bảng 4.11. Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Mức Sẵn Lòng Trả

172H

58

73H

Bảng 4.12 Các Hệ Số Trong Kiếm Định T

173H

58

74H

Bảng 4.13 Kết Quả Kiểm Tra Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Quy Bổ Sung

174H


60

75H

Bảng 4.14. Kiểm Tra Dấu Kì Vọng Của Mô Hình
76H

ix

175H

61
176H


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Quận Bình Thạnh

8

7H

Hình 2.2. Cổng Lăng Lê Văn Duyệt

17H

11

78H


178H

Hình 2.3. Chợ Bà Chiểu

12

79H

179H

Hình 2.4. Khu Du Lịch Bình Quới – Thanh Đa

13

80H

180H

Hình 4.1 Người Dân Sống Với Nước Ngập ở Khu Vực Bình Quới, Thanh Đa (Q.Bình
81H

33

Thạnh, TP.HCM)
18H

Hình 4.2. Bản Đồ Phác Thảo Đường Nguyễn Hữu Cảnh ( đường màu vàng )

35


82H

Hình 4.3. Ngập Úng Trên Đường Nguyễn Hữu Cảnh

182H

35

83H

183H

Hình 4.4. Biểu Đồ Nhóm Tuổi Quận Bình Thạnh Qua Cuộc Điều Tra Và Thu
84H

Hình 4.5. Biểu Đồ Trình Độ Học Vấn quận Bình Thạnh

44

85H

Hình 4.6. Biểu Đồ Về Dân Số Trong Tuổi Lao Động Quận Bình Thạnh

184H

45

86H

Hình 4.7. Biểu Đồ Cơ Cấu Ngành Nghề


185H

45

87H

186H

Hình 4.8. Biểu Đồ Thu Nhập Quận Bình Thạnh TP.HCM

47

8H

Hình 4.9. Biểu Đồ Tình Hình Sức Khỏe Người Dân

187H

48

89H

Hình 4.10. Biểu Đồ Tỷ Lệ Mắc Bệnh Của Người Dân
90H

x

18H


49
189H


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh về ngập úng trên địa bàn quận Bình Thạnh và TP.HCM
91H

Phụ lục 2: Kết suất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả
92H

Phụ lục 3: Kết suất các mô hình bổ sung
93H

Phụ lục 4: Kết suất hàm hồi quy nhân tạo
94H

Phụ lục 5: Các kiểm định cho giả thuyết mô hình
95H

Phụ lục 6: Kiểm tra các viphạm giả thuyết trong mô hình
96H

Phụ lục 7: Bảng câu hỏi phỏng vấn
97H

xi



CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đã từ lâu, chuyện ngập nước ở Thành phố Hồ Chí Minh khi mùa mưa đến đã
trở thành chuyện dài nhiều tập, trở thành chuyện xảy ra bình thường. Vào năm ngoái,
UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Giao thông công chính (GTCC) thành phố
“đặt hàng” Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố nghiên cứu đề tài tổng
quan về tình hình thoát nước và đề ra các giải pháp mang tính chiến lược, giải quyết
căn cơ tình hình ngập nước của thành phố. Tuy nhiên, việc thành phố vẫn còn bị ngập
nước vào mùa mưa đã trở thành chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Nhiều năm nay
tại TP Hồ Chí Minh mỗi khi mưa lớn hoặc lúc triều cường lại xảy ra tình trạng ngập
úng nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, nhà, xưởng xuống cấp, ùn tắc
giao thông, ảnh hưởng cuộc sống của hàng nghìn hộ dân.
Ðầu mùa mưa năm nay, ngày 21-5, với một cơn mưa lớn, diện rộng tuy chỉ kéo
dài hơn một giờ, nhưng cũng đủ làm ngập úng hàng chục tuyến đường tại các quận 5,
6, 11, Tân Bình, Tân Phú. Ðường Phạm Phú Thứ, Lũy Bán Bích, Âu Cơ (Tân Bình)
nhiều đoạn ngập sâu trong nước từ 30 đến 50 cm. Các đường Hòa Bình, Phú Thọ,
Hùng Vương, Minh Phụng, 3-2, Nguyễn Thị Nhỏ (quận 11), Trần Hưng Ðạo, Tôn
Thất Hiệp, Tân Hóa, Lê Quang Sung, Tháp Mười (quận 5, 6) ngập úng khiến hàng
nghìn ô-tô, xe máy chết máy giữa đường, gây ùn tắc giao thông nhiều điểm. Nghiêm
trọng hơn, bên kênh Nước Ðen, quận Tân Phú do bị san lấp, tắc nhiều đoạn, nước mưa
không có chỗ thoát, cộng với nước nhiễm bẩn từ cống, hầm ga trào lên mặt đường
mang theo rác thải tràn vào nhà dân, gây mất vệ sinh. Nguy cơ xảy ra bệnh dịch lan
truyền rất cao.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh còn hơn 70 điểm
thường xuyên ngập nước sau mưa lớn và triều cường. Ðáng kể nhất là khu vòng xoay


Phú Lâm, cửa ngõ phía tây thành phố, gồm các đường liền kề: Hậu Giang, Hùng

Vương, Kinh Dương Vương, Minh Phụng. Nhiều người và phương tiện đi qua khu vực
này đều "ngán ngẩm" khi gặp mưa lớn. Tại quận Bình Thạnh, các đường Chu Văn An,
Bùi Ðình Túy, Ðinh Bộ Lĩnh, Bạch Ðằng cũng thường xuyên bị ngập nặng do mưa và
triều cường. Ông Huỳnh Văn Bốn, ngụ tại đường Bùi Ðình Túy phàn nàn, nhà ông đã
hai lần nâng nền nhà mà vẫn chưa thoát ngập. Ở khu vực ngã tư Bốn Xã, thuộc quận
Bình Tân, nơi có tốc độ đô thị hóa cao, tình trạng ngập úng còn kinh hoàng hơn. Một
hộ dân trên đường Phan Anh cho biết: Nơi đây trước kia vốn là vùng nông thôn ngoại
thành, nhiều vườn, ao, kênh, rạch, nay bị lấp đi, thay vào đó là hàng trăm căn nhà,
nhiều công trình mới mọc lên theo kiểu mạnh ai nấy làm, trong khi hệ thống thoát
nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là các đường Lê Văn Quới, Phan
Anh, Bình Long lại chìm sâu trong nước cả mét và phải 2-3 ngày nước mới rút hết,
gây khổ cực, phiền phức cho hàng nghìn hộ dân sinh sống ở đây. Khu vực bán đảo
Thanh Ða (Bình Thạnh), đường Mễ Cốc 1, 2 (quận 8), khu Ba Bò (Thủ Ðức) cũng là
những nơi khá "nổi tiếng" vì ngập úng.
Là một quận mắt xích thuộc trunng tâm thành phố, Bình Thạnh cũng đang gặp
rất nhiều vấn đề nan giải vì ngập úng. Với các đường như Nguyễn Hữu Cảnh, Bạch
Đằng…ngập úng đang diễn ra giai giẳng và trầm trọng vào mùa mưa và mỗi khi triều
cường dâng cao gây tổn thất về thời gian, tiền bạc. Mặc dù có rất nhiều dự án cải tạo
với lượng kinh phí khổng lồ nhưng dường như nới đây vẫn chưa có gì là khả quan.
Thực tế đó đã đặt ra cho chính quyền, các ban ngành có liên quan yêu cầu bức thiết là
tìm ra giải pháp thích hợp cho việc xử lí và quản lý vấn đề này. Trong quá trình hoạch
định chính sách, hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: đâu là nguyên nhân?, các cơ quan
chịu trách nhiệm thật sự có năng lực hay không?, lòng tin của quần chúng liệu có đặt
hết vào khả năng cũng như kinh nghiệm lẫn các bài học sau những lần ngập trước của
cơ quan chức trách?, kinh phí mỗi lần bỏ ra để xử lí cải tạo là bao nhiêu?, liệu tình
trạng ngập úng có được giả quyết dứt điểm hay mãi chỉ là các biện pháp tạm thời?, tổn
thất về tài sản, sức khỏe, tinh thần của người dân là bao nhiêu và có được cải thiện?...
rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy được đặt ra và vẫn chưa có một nghiên cứu rõ ràng
nào có thể trả lời dứt khoát cho những câu hỏi trên.


2


Xuất phát từ thực tế đó, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế - Trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của thầy TS. Đặng Thanh Hà, tôi quyết
định nghiên cứu đề tài: “Nghiên Cứu Thực Trạng và Đánh Giá Tổn Hại Về Sức
Khỏe Do Ngập Úng Gây Ra Ở Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh” nhằm
tìm ra lời đáp cho những câu hỏi trên và góp một phần nhỏ vào công tác quản lý giải
quyết ngập úng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu hiện trạng thực tế và đánh giá tổn hại
về sức khỏe người dân quận Bình Thạnh do ngập úng gây ra, đồng thời đưa ra những
giải pháp, kiến nghị của cá nhân nhằm góp phần làm giảm hiện trạng trên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu hiện trạng ngập úng đang diễn ra nghiêm trọng tại quận Bình
Thạnh, nhằm tìm ra nguyên nhân gây ngập.
Lượng hóa những thiệt hại do ngập úng mang lại đối với sức khỏe con người.
Đề xuất các giải pháp đối ứng để cải thiện môi trường, đảm bảo sự phát triển
bền vững.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 20/03/2009 đến ngày 22/06/2009
1.3.2. Không gian
Đề tài chọn nghiên cứu tại quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh
1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Là những hộ dân sống trên địa bàn thường xuyên xảy ra ngập úng với mức độ
và cường độ nghiêm trọng như khu vực chợ Thanh Đa, đường Nguyễn Hữu Cảnh,
Đường Bạch Đằng, Xô Viết Nghệ Tỉnh, Nguyễn Văn Minh, Ngô Tất Tố thông qua
việc điều tra phỏng phấn 70 hộ dân.

1.3.4. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tổn hại về mặt kinh tế, ảnh hưởng tới các mặt tài sản, đất đai,
giao thông, nhưng tập trung chủ yếu và đi sâu về mặt sức khỏe người dân.
3


1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1. Chương mở đầu
Chương này gồm năm phần đó là đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và cuối cùng là cấu trúc khóa luận.
Chương 2. Tổng Quan
Trình bày tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tổng quan về TP.HCM, quận Bình
Thạnh, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam, tổng
quan về triều cường và sự biến đổi mực nước trên các con sông. Phần tổng quan về tài
liệu nghiên cứu sẽ trình bày về tác giả, năm nghiên cứu, tên đề tài và kết quả của
nghiên cứu đó. Phần tổng quan về quận Bình Thạnh sẽ trình bày về vị trí địa lí, đặc
điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như chất lượng dân số và nguồn nhân lực,
kinh tế - xã hội của quận. Phần tổng quan về TP.HCM sẽ trình bày về tình hình phát
triển kinh tế - văn hóa – xã hội.
Chương 3. Chương nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Về nội dung nghiên cứu có các định nghĩa, khái niệm và các vấn đề liên quan
đến đề tài nghiên cứu. Phần phương pháp nghiên cứu trình bày những phương pháp
chủ yếu mà đề tài ứng dụng để tìm ra kết quả chính như dùng giá trị thị trường để tính
toán các tổn hại.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tiến hành phản ánh thực trạng tại địa điểm nghiên cứu. Sau đó tiến hành đánh
giá tổn hại về giá trị đất đai, giao thông, tài sản, và đi sâu vào vấn đề sức khỏe. Từ đó
tính tổng thiệt hại do ngập nước gây ra. Cuối cùng đề ra các giải pháp, chính sách
thích ứng trên phương diện cả nước và tại địa bàn quận
Chương 5. Chương kết luận và kiến nghị.

Chương này gồm hai phần chình là phần kết luận và phần kiến nghị. Phần kết
luận sẽ nói ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình thực hiện.
phần kiến nghị trình bày những đề xuất các giải pháp , chính sách cần thực hiện nhằm
nâng cao tính khả thi của vấn đề.
1.5. Ý nghĩa đề tài
Với mục tiêu đích nghiên cứu nói trên. Đề tài nhằm tìm ra nguyên nhân, đánh
giá hiện trạng ngập nước và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của người dân
4


trong khu vực, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục, cải thiện tình hình, từng
bước làm thay đổi và nâng cao chất lượng môi trường trong khu vực.
Lượng hóa giá trị kinh tế do ngập nước gây thiệt hại. Khi thiệt hại do ngập úng
gây ra được biểu hiện bằng giá cụ thể, mọi người thấy được mức độ ảnh hưởng này sẽ
có ý thức cao hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Giải quyết và ngăn ngừa ngập úng đồng nghĩa với việc cải thiện tình hình sức
khỏe, năng suất lao động và mang lại hạnh phúc cho những người dân sinh sống ở
khu vực.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
môi trường, đặc biệt là chất lượng môi trường khí hậu, đây là môi trường dễ bị ô
nhiễm, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đồng thời kết quả nghiên cứu góp phần nhỏ bé vào nhiệm vụ tăng trưởng kinh
tế của đất nước, hướng đến sự phát triển bền vững.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


Tổng quan là phần thứ hai cũng là phần khá quan trọng của khóa luận. Phần
này sẽ mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu. Việc hiểu rõ ràng nội dung
của chương này sẽ giúp người thực hiện khóa luận tiến hành điều tra phỏng vấn được
thuận lợi hơn, đồng thời làm nền tảng cho việc kiến nghị sau này. Trong phần này tôi
chủ yếu trình bày về các tài liệu nghiên cứu có liên quan và các đặc điểm cụ thể ở địa
bàn nghiên cứu.
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.
Nghiên cứu về vấn đề ngập úng luôn là đề tài nóng, sát với thực tế đang diễn ra
nghiêm trọng trên địa bàn quận Bình Thạnh nói riêng và cả nước nói chung. Nhưng
nó còn khá mới mẻ. Các bài viết trước đây chủ yếu là phóng sự, trực quan trực địa,
quan trắc các động thái của nước sông, mực nước biển và viết ra bài luận mà chưa đi
phân tích sâu vào các vấn đề như kinh tế xã hội, giao thông…Các tài liệu trên thế giới
cũng không nhiều, lí do là thiếu nguồn số liệu thứ cấp sẵn có và khó thu thập. Vì vậy
trong quá trinh thực hiện đề tài tôi tiến hành tham khảo các nguồn tài liệu sau:
Internet, một nguồn cung cấp tài liệu dồi dào
Các bài luận văn liên quan đến đánh giá tổn hại của khóa 30 ngành Kinh Tế
Tài Nguyên Môi Trường, cụ thể gồm:
Nguyễn Thị Tâm, 2008, đánh giá tổn hại và xây dựng chính sách thích ứng khi
mực nước biển dâng lên tại huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, mặc dù đề tài
này nghiên cứu ở khía cạnh khác nhưng cũng đã cung cấp cho tôi rất nhiều ý tưởng
cũng như phương pháp khi làm bài đánh giá tổn hại.
Đỗ Thùy Nhân, 2008, đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh rạch Bà Phường Rạch
Dừa TP Vũng Tàu. Kết quả đề tài cho thấy TP Vũng Tàu có vai trò là kênh thoát nước,


chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều từ biển Đông nên chất bẩn không được đẩy xa
xuống hạ lưu, khả năng tự làm sạch nguồn nước bị hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó do
hệ thống thoát nước xuống cấp, cùng với việc phải tiếp nhận nhiều nguồn nước thải
chưa được xử lý, đặc biệt là lượng nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp cùng
với việc vứt rác bừa bãi trên kênh, đã khiến chất lượng nước bị suy giảm nghiêm

trọng, Vì thế khả năng thoát nước tự chạy rất khó khăn, khả năng dòng chảy kém dẫn
đến tình trạng ngập lụt thường xuyên về mùa mưa, ô nhiễm nặng về mùa khô. Đây là
nguồn số liệu thứ cấp cần thiết cho quá trình tính toán, phân tích.
Lê Bách Thảo, 2008, Đánh giá tổn hại và xây dựng chính sách đối ứng khi mực
nước biển dâng tại phường Đông Hải – thành phố Phan Rang Tháp Chàm – tỉnh Ninh
Thuận. Qua việc tham khảo nghiên cứu đề tài đã đạt được những kết luận, những thiệt
hại với những con số tương đối và đã đưa ra được hai chính sách đối ứng ngay tại
phường, bao gồm chính sách bảo vệ đầy đủ và chính sách né tránh.
Tóm lại, các nghiên cứu trên là những tư liệu đáng quý để thực hiện đề tài này.
Cùng nghiên cứu về đánh giá tổn hại nhưng sự khác biệt của đề tài này so với các
nghiên cứu trước là ở chỗ, nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu thứ cấp sẵn có về
hiện trạng biến dổi khí hậu để phân tích dưới góc độ kinh tế tài nguyên. Bên cạnh đó,
khóa luận còn dự báo được xu hướng biến đổi của ngập nước trong tương lai, sự chênh
lệch về ngập úng giữa hai mùa. Mặt khác, địa điểm nghiên cứu là quận Bình Thạnh –
TP.HCM nên cũng có nhiều điểm khác so với các đề tài trước đó.
2.2. Tổng quan về quận Bình Thạnh.
Quận Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí
cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Được xem là một
nút giao thông của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ
các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua
cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông.
- Diện tích 2.076ha
- Dân sô 464.397 người ( 2006)

7


2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Quận Bình Thạnh


Nguồn: pgdbinhthanh.tphcm.googlepages.com/BandoBinhThanh.htm
a) Địa lý
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông
Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi
con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận.
Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. Cùng với sông
Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ
Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi
sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương
khác.
b) Khí tượng - thủy văn
Quận Bình Thạnh có khí hậu của miền Đông Nam Bộ, thuộc vùng nhiệt đới gió
mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu được phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa

8


bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình là 1.979 mm/năm. Mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời tiết có tính ổn định, ít xảy ra thiên tai.
Nhiệt độ trung bình năm: khoảng 270C, biên độ trung bình giữa các tháng
trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh năm của
động thực vật.
Độ ẩm không khí: mùa mưa ẩm độ từ 82% đến 84% và mùa khô ẩm độ từ
77% đến 80%.
Chế độ nắng và bức xạ: lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng
140 kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày.
2.2.2. Văn hóa - xã hội
Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành
phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc,

Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp. Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa
phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá,
sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và
tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những
người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của
thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn
có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công
cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như
một truyền thống văn hóa.
a) Dân số:
Dân số trung bình của quận trong năm 2006 vào khoảng 464.397 người, thuộc
dân số trẻ. Độ tuổi trung bình từ 0 – 16 chiếm khoảng 32% toàn quận. Dân cư phân bố
tương đối đồng đều, với mật độ 22369,8 người/km2. Quận có nhiều dân tộc sinh sống
( 21 dân tộc ) trong đó đa số là dân tộc kinh.

9


Bảng 2.1. Phân Bổ Dân Số Quận Bình Thạnh
SỐ TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

ĐƠN VỊ HÀNH
CHÍNH
Phương 1
Phương 2
Phương 3
Phương 4
Phương 5
Phương 6
Phương 7
Phường 11
Phường 12
Phường 13
Phường 14
Phường 15
Phường 16
Phường 17
Phường 18
Phường 19
Phường 20

Phường 21
Phường 22
Phường 23
TỔNG SỐ

DIỆN TÍCH
km2
0.26
0.33
0.45
0.37
0.29
0.4
0.77
1.12
2.56
0.31
0.5
0.64
0.39
0.44
1.77
0.57
1.81
1.28
0.87
5.48
20.61

DÂN SỐ

(người)
15.605
15.063
25.677
12.862
11.2
13.879
24.65
28.664
15.392
11.312
19.45
22.429
16.111
23.236
19.441
19.946
27.733
23.039
23.631
5.099
46.4397

Nguồn: phòng dân số quận Bình Thạnh (2005)
Lao động: Trong tổng nguồn lao động hiện nay thì lao động đang làm việc
luôn chiếm tỷ lệ cao (64,2%) chủ yếu ở khu vực phi nông nghiệp. Điều này phù hợp
với địa bàn đang được đô thị hóa như Bình Thạnh.
Tổ chức hành chính: Toàn quận có 28 phường, với trụ sở UBND quận đặt tại
số 4 đường Phan Đăng Lưu.
b) Lịch sử

Quận Bình Thạnh nằm ở vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Kinh
Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa–Bình Quới trở
thành “vùng sâu” có 3 mặt giáp với sông. Chính địa thế này đã tạo nhiều thuận lợi cho
phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Bình Hòa–Thạnh Mỹ Tây trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, bán đảo Thanh Đa–Bình
10


Quới xinh đẹp với khí hậu tươi mát là một khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí
Minh.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2
xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây của tỉnh Gia Định, quận có 28 phường được đánh số từ
1 đến 28. Sau hai lần sáp nhập phường (năm 1982 và năm 1988) hiện quận Bình
Thạnh còn lại 22 phường.
Hình 2.2. Cổng Lăng Lê Văn Duyệt

Nguồn: pgdbinhthanh.tphcm.googlepages.com

11


Hình 2.3. Chợ Bà Chiểu

Nguồn: pgdbinhthanh.tphcm.googlepages.com
c) Du lịch
Khu du lịch Bình Quới là một công viên giải trí, là khu du lịch tái hiện lại lịch
sử khẩn hoang Nam Bộ. Tại đây du khách được chiêm ngưỡng cảnh làng quê, sông
nước Nam Bộ thời kỳ khẩn hoang và được thưởng thức những món ăn chế biến theo
phong cách đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi chụp ảnh cưới ưa thích của rất
nhiều đôi uyên ương.


12


Hình 2.4. Khu Du Lịch Bình Quới – Thanh Đa

Nguồn: pgdbinhthanh.tphcm.googlepages.com
d) Y tế
Nhân sự :
Cho đến nay đội ngũ cán bộ y tế ở Trung tâm có phát triển hơn trước, hiện có
185 cán bộ, bình quân một cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe cho 2.183 người dân (so với
năm 1994 là 6.800 người dân). Trong đó, có 52 bác sỹ bình quân 1 bác sỹ chăm sóc
sức khỏe cho 7.769 người dân
Trang thiết bị dụng cụ y tế và thiết bị văn phòng :
Trong những năm qua Trung tâm cố gắng tập trung đầu tư cơ sở vật trang thiết
bị cho tuyến điều trị cấp quận và tuyến y tế cơ sở. Hiện nay Trung tâm có máy siêu âm
chẩn đoán, máy X. quang hiện đại, xét nghiệm HIV, nồi hấp dụng cụ theo tiêu chuẩn
vô trùng, xe cấp cứu hiện đại … Đặc biệt tuyến y tế phường có đầy đủ trang bị cụng cụ
như tuyến điều trị ở quận máy hấp ướt, bàn khám phụ khoa, xe đẩy thuốc bằng inox,
dụng cụ hủy kim bằng điện, tủ lạnh, casstte … máy vi tính, máy in EPSON LQ 300 (là
quận đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh trang bị cho tuyến phường), bàn làm việc
bằng ván Okal, ghế quay cho bác sỹ khám chữa bệnh, xây dựng mới và nâng cấp sửa
chữa cho 20/20 trạm y tế phường.
13


2.2.3. Giáo dục
Nhìn chung việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là mặt công tác được
quận đặc biệt quan tâm. Hàng năm quận luôn có sự đầu tư cho việc xây dựng mới
trường lớp, nâng cấp trường học, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề đội ngũ giáo

viên. Từ đó chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao. Hiện trong toàn quận hệ
mầm non có 16 trường, hệ phổ thông cơ sở có 25 trường tiểu học và trung học cơ sở,
và hệ bổ túc văn hóa một trường. Bên cạnh đó, công tác chống mù chữ, phổ cập giáo
dục tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được duy trì và đạt kết quả tốt.
2.2.4. Kinh tế
Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông
nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bên
cạnh chăn nuôi và đánh cá.
Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng do ở
vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm
tỉnh lỵ Gia Định nên thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở
rộng, đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ.
Trong thập niên 1960, kinh tế Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi.
Nhưng vào thập niên 1970, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là
lĩnh vực công nghiệp. Vì thế, trong 5 năm trước giải phóng, sản xuất công nghiệp tăng
lên đáng kể. Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương
nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình
đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế.
Sau năm 1975 , trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch. Kinh tế nông
nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ
yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn
hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai.

14


×